Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ PCCT tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 111 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ
Đặng Ngọc Tuấn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
Việc PCCT vào lớp 10 THPT tại tỉnh Quảng Bình là một vấn đề tuy cũ nhưng
chưa có phần mềm nên dẫn đến tốn nhiều thời gian và công sức, bên cạnh đó để
đảm bảo quy chế, quy định là vấn đề hết sức khó khăn. Vì PCCT tại tỉnh Quảng
Bình có những đặc thù riêng biệt: ngoài những quy định của Bộ GDĐT, tại tỉnh
Quảng Bình còn có thêm nhiều yêu cầu, ràng buộc, nên tất cả các khâu đều phải
làm thủ công, dẫn đến kết quả chưa tối ưu, còn vi phạm quy chế, quy định 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu 2
2.2. Nhiệm vụ 3
3. Phương pháp nghiên cứu 3
3.1. Tư liệu 3
3.2. Phân tích 3
3.3. Thực nghiệm 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4.1. Về mặt lý thuyết 3
4.2. Về mặt thực tiễn 4
5. Nội dung của luận văn 4


Luận văn được trình bày có 3 chương chính 4
CHƯƠNG 1 5
BÀI TOÁN PCCT TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TẠI TỈNH QUẢNG
BÌNH 5
1.1. GIỚI THIỆU 5
1.2. VẤN ĐỀ PCCT TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 6
1.5. MỘT SỐ THUẬT TOÁN SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN PCCT
20
1.5.1. Giới thiệu 20
1.5.2. Thuật toán cặp ghép 21
1.5.3. Thuật toán tham lam 24
1.6. TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 27
CHƯƠNG 2 28
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 28
2.1. BIỂU ĐỒ CA SỬ DỤNG 28
2.2.1. Mức 1 (Tổng quát hóa) 28
2.2.2. Mức 2 (Chi tiết từng Usecase) 37
2.2.3. Biểu đồ tuần tự 55
2.2.4. Biểu đồ hoạt động 58
2.2.5. Biểu đồ trạng thái đối tượng GV 60
2.3. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 61
2.3.1. Bảng Người dùng 61
2.3.2. Bảng GV 61
2.3.3. Bảng Hội đồng 62
2.3.4. Bảng Khoảng cách 62
2.3.5. Bảng Loại GV 63
2.3.6. Bảng Loại GT 63
2.3.7. Bảng Huyện 63
2.3.8. Bảng Phòng thi 63
2.3.9. Bảng Trường học 64

2.3.10. Sơ đồ quan hệ giữa các bảng 64
2.4. TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 65
CHƯƠNG 3 66
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỬ NGHIỆM 66
3.1. THIẾT KẾ CHI TIẾT CÁC THUẬT TOÁN 66
3.1.1. Quản lý PCCT 66
3.1.2. Giải pháp chính cho bài toán PCCT 67
3.1.3. Kết hợp thuật toán cặp ghép và tham lam trong bài toán PCCT 68
3.1.4. Dữ liệu chính bài toán PCCT lớp 10 THPT 73
3.2.4. Thử nghiệm thực tế với dữ liệu kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT.78
83
3.2.5. Đánh giá phần mềm 84
KẾT LUẬN 87
1. Kết quả đạt được 87
2. Hạn chế 88
3. Hướng phát triển 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Phụ lục 1 92
QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN KẾT QUẢ HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT
TỈNH QUẢNG BÌNH LẦN THỨ V (2012-2013) 92
Phụ lục 2 93
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH 93
1. YÊU CẦU HỆ THỐNG 93
2. CÁC GIAO DIỆN CỦA PHẦN MỀM PCCT 93
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
THPT: Trung học phổ thông.
THCS: Trung học cơ sở.
GDĐT: Giáo dục và Đào tạo.
PCCT: Phân công coi thi.
HĐCT: HĐCT.

CTHĐ: CT hội đồng.
CT: Chủ tịch.
PCT: Phó chủ tịch.
TK: Thư ký.
GT: Giám thị.
GV: Giáo viên.
CB: Cán bộ.
CSDL: Cơ sở dữ liệu.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên Trang
Bảng 3.1.
Thống kê danh sách CB, GV đề nghị làm nhiệm vụ
coi thi.
78
Bảng 3.2. Thống kê số lượng CB, GV PCCT thô. 80
Bảng 3.3. Thống kê số lượng CB, GV PCCT đã tinh chỉnh. 81
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu Tên Trang
Hình 2.1. Usecase Tổng quát hóa. 28
Hình 2.2.
Usecase Quản lý người dùng.
38
Hình 2.3. Usecase Phân công CTHĐ. 41
Hình 2.4. Usecase Phân công Phó CTHĐ. 44
Hình 2.5. Usecase Phân công TK Hội đồng. 47
Hình 2.6. Usecase Phân công GT Hội đồng. 50
Hình 2.7. Usecase In ấn. 53
Hình 2.8. Biểu đồ tuần tự Usecase "Quản lý danh sách CTHĐ" 57
Hình 2.9. Biểu đồ tuần tự Usecase “Nhập trường CT đã coi thi” 57
Hình

2.10.
Biểu đồ tuần tự Usecase “Phân công CTHĐ” 58
Hình 2.11. Biểu đồ hoạt động Usecase “Quản lý danh sách CTHĐ” 59
Hình 2.12. Biểu đồ hoạt động Usecase“Nhập trường CT đã coi thi” 59
Hình 2.13. Biểu đồ hoạt động Usecase “Phân công CTHĐ” 60
Hình 2.14. Biểu đồ trạng thái đối tượng GV 60
Hình 2.15. Sơ đồ quan hệ giữa các bảng. 65
Hình 3.1. Quy trình PCCT lớp 10 THPT. 66
Hình 3.2. Giải pháp cho bài toán PCCT. 69
Hình 3.3. Thuật toán cặp ghép PCCT. 70
Hình 3.4.
Sơ đồ ghép cặp GV có tổng số khoảng cách di chuyển
ngắn nhất.
71
Hình 3.5.
Thuật toán tham lam PCCT cho nhóm GV của 1 trường
có số GV nhỏ hơn 5.
72
Hình 3.6. Quy trình PCCT lớp 10 THPT bằng phần mềm. 76
Hình 3.7. Bảng thống kê số lượng GT theo từng hội đồng. 77
Hình 3.8. Phân công thủ công. 78
Hình 3.9. Danh sách HĐCT cho từng hội đồng. 82
Hình
3.10.
Danh sách CB, GV tham gia coi thi của từng trường. 82
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc PCCT vào lớp 10 THPT tại tỉnh Quảng Bình là một vấn đề tuy cũ
nhưng chưa có phần mềm nên dẫn đến tốn nhiều thời gian và công sức, bên

cạnh đó để đảm bảo quy chế, quy định là vấn đề hết sức khó khăn. Vì PCCT
tại tỉnh Quảng Bình có những đặc thù riêng biệt: ngoài những quy định của
Bộ GDĐT, tại tỉnh Quảng Bình còn có thêm nhiều yêu cầu, ràng buộc, nên tất
cả các khâu đều phải làm thủ công, dẫn đến kết quả chưa tối ưu, còn vi phạm
quy chế, quy định.
Công nghệ thông tin đã và đang trên đà phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu,
nhưng việc PCCT tuyển sinh vẫn phải làm thủ công, nên hiệu quả không cao,
lại mất rất nhiều thời gian và công sức. Bài toán đặt ra là làm thế nào để PCCT
tuyển sinh vào lớp 10 THPT một cách tự động, ngẫu nhiên, sao cho vừa đúng
quy chế, quy định lại vừa tiết kiệm, phù hợp với yêu cầu đặt ra.
Bài toán bao gồm tất cả các vấn đề có liên quan đến việc PCCT tuyển
sinh vào lớp 10 THPT tại tỉnh Quảng Bình, chẳng hạn GV một trường được
chia ra nhiều nhóm và đi coi thi tại nhiều hội đồng khác nhau, phân công sao
cho tương ứng về số lượng, tránh phân công một người nhiều việc tại nhiều
hội đồng; GV sẽ đi coi thi theo quy định trong bảng phân công, đảm bảo quy
chế của Bộ GDĐT và quy định của Sở GDĐT Quảng Bình. Vấn đề của bài
toán là ngoài việc thực hiện đúng, chính xác, còn phải tốt hơn, nhanh hơn và
hiệu quả hơn công việc phân công bằng tay mà chúng ta vẫn phải làm. Sở
GDĐT Quảng Bình có nhiều đặc trưng riêng như địa hình khó khăn, dài.
Ngoài ra mỗi hội đồng đảm bảo các yêu cầu tương đương nhau về: Độ tuổi
trung bình của các hội đồng, giới tính (tỷ lệ nam nữ), khoảng cách ngắn nhất
(GV coi thi gần đơn vị công tác nhất); tỷ lệ GV THPT, THCS (điều động hết
GV THPT, còn lại điều động GV THCS, tỷ lệ GV tương đương nhau); CB,
2
GV không đến những đơn vị mà năm trước đã đến coi thi, không đổi chéo GV
coi thi giữa hai trường (Ví dụ: Trường THPT Minh Hóa đến coi thi trường
THPT Tuyên Hóa coi thi thì GV trường THPT Tuyên Hóa không đến coi thi
tại trường THPT Minh Hóa và ngược lại). GV không coi thi tại Hội đồng mà
CTHĐ là Lãnh đạo đơn vị mình đang công tác…
Thông thường, công việc này được làm bằng tay, tất nhiên chúng ta luôn

thực hiện được và cho ra kết quả tương đối tốt, nhưng phải mất nhiều thời
gian và ít nhất phải có kinh nghiệm xếp GT nếu không muốn có sai sót xảy ra,
chẳng hạn như: chỗ này thừa người, chỗ khác lại thiếu, sai chức danh, sai địa
điểm,
Ngoài các ràng buộc trên, việc giải quyết chế độ cho một số CB GV một
cách khác nhau, một số người phải coi thi gần vì lí do phải chăm sóc người
ốm, thai nghén hoặc con nhỏ, nên việc xếp coi thi cũng có nhiều điểm khác so
với các đơn vị khác. Chính vì lý do này, đề tài nghiên cứu các thuật toán và áp
dụng nó để làm sao thỏa mãn một cách tốt nhất các nhu cầu cần thiết, hợp lý
của GV.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng
hệ thống hỗ trợ PCCT tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại tỉnh Quảng Bình”
ứng dụng tại Sở GDĐT Quảng Bình, có giải pháp và chương trình, sản phẩm
cụ thể làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. Chương trình được xây
dựng và ứng dụng sẽ giúp hoàn thiện hơn kiến thức được học và có ý nghĩa
khoa học, thực tiễn cao.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Hoàn thành sản phẩm là một chương trình PCCT tuyển sinh vào lớp 10
THPT tại tỉnh Quảng Bình.
3
Tiếp tục phát triển ứng dụng chương trình PCCT tuyển sinh vào lớp 10
THPT trên toàn quốc.
2.2. Nhiệm vụ
Phân tích các đặc thù chung và riêng biệt, đề ra giải pháp hợp lý trong
việc xây dựng và triển khai hệ thống.
Nghiên cứu kết hợp các thuật toán để giải quyết bài toán PCCT tuyển
sinh vào lớp 10 THPT.
Phân tích, đánh giá và đề ra giải pháp PCCT một cách tự động và chính
xác.

Nghiên cứu, ứng dụng hệ quản trị CSDL MS SQL, ngôn ngữ C# trong
tiến trình xây dựng hệ thống.
Xây dựng sản phẩm hoàn thiện sử dụng tại Sở GDĐT Quảng Bình.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Tư liệu
Tổng hợp các tài liệu liên quan đến thuật toán, cũng như các quy chế của
Bộ GDĐT và quy định của Sở GDĐT Quảng Bình.
3.2. Phân tích
Phân tích quy chế, quy định từ đó xác định các yêu cầu của từng đối
tượng cụ thể.
3.3. Thực nghiệm
Xây dựng chương trình PCCT, ra quyết định thành lập các HĐCT và
xuất ra tệp Excel. Tổng hợp lại để theo dõi hệ thống.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Về mặt lý thuyết
Đề tài nghiên cứu giúp hiểu rõ hơn các thuật toán.
4
4.2. Về mặt thực tiễn
Xây dựng một chương trình phục vụ nhu cầu thực hiện PCCT tự động
nhằm giảm thời gian và chi phí bằng tay như hiện nay.
5. Nội dung của luận văn
Luận văn được trình bày có 3 chương chính.
Chương 1. Bài toán PCCT tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại tỉnh
Quảng Bình
Chương này trình bày tổng quan bài toán PCCT tuyển sinh vào lớp 10
THPT và cơ sở lý thuyết của thuật toán cặp ghép và thuật toán tham lam, giải
pháp kết hợp của hai thuật toán này vào việc giải quyết bài toán PCCT.
Chương 2. Phân tích thiết kế hệ thống
Trong chương này, tôi đã trình bày quá trình sử dụng ngôn ngữ UML để
phân tích và thiết kế CSDL cho hệ thống phần mềm. Nội dung chính của

chương trình này là trình bày các Usecase và các luồng thao tác của các
Usecase đó. Ngoài ra, chương này còn trình bày thiết kế các bảng dữ liệu từ
các đối tượng tham gia trong hệ thống và mối quan hệ giữa các bảng.
Chương 3. Xây dựng chương trình và thử nghiệm
Triển khai một chương trình máy tính cài đặt phần mềm PCCT được thể
hiện chi tiết; thử nghiệm và đánh giá các kết quả đạt được thông qua việc áp
dụng thuật toán cặp ghép và tham lam, tự động hóa bài toán PCCT tuyển sinh
và các chức năng tinh chỉnh thủ công, nhằm tạo ra một bảng PCCT tuyển sinh
tinh về chất, áp dụng tốt cho Sở GDĐT Quảng Bình và các Sở GDĐT trên
toàn quốc.
5
CHƯƠNG 1
BÀI TOÁN PCCT TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TẠI
TỈNH QUẢNG BÌNH
1.1. GIỚI THIỆU
Như chúng ta đã biết, những năm gần đây tại các tỉnh thành trên cả nước
và ở tỉnh Quảng Bình nói riêng luôn tổ chức các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10
THPT. Để chuẩn bị và tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, các Sở
GDĐT các tỉnh thành nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng luôn ra Quyết
định thành lập các HĐCT. Tuy nhiên, việc ra Quyết định thành lập các HĐCT
là một công việc rất phức tạp, gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian. Một
trong số khó khăn lớn nhất đó là bài toán phân công GT cho các HĐCT, đây
là sản phẩm chính là cơ sở để lãnh đạo ra Quyết định thành lập các HĐCT.
Bài toán PCCT tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại tỉnh Quảng Bình tuy cũ,
nhưng chưa có phần mềm giải quyết nên phải làm thủ công. Bài toán này
không chỉ được đo bằng độ phức tạp của vấn đề, mà còn ở tính thực tiễn, khả
năng áp dụng rất cao trên thực tế. Bất cứ một Sở GDĐT nào, bài toán phân
công GT cho các HĐCT là một việc làm quan trọng và luôn có sự quan tâm
của lãnh đạo Sở, CB, GV, nhân viên toàn ngành và xã hội. Chính vì lẽ đó bài
toán PCCT tuyển sinh vào lớp 10 THPT trở thành một trong những vấn đề

chính và quan trọng bậc nhất của mỗi Sở GDĐT.
Hiện nay ở tỉnh Quảng Bình có 33 trường THPT, THCS và THPT; có
nghĩa mỗi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, Sở GDĐT Quảng Bình ra
Quyết định thành lập nhiều hơn 33 HĐCT. Việc ra Quyết định thành lập các
HĐCT là một công việc khó khăn và phức tạp thể hiện ở các lý do sau:
6
- Thứ nhất, ở Việt Nam chưa có phần mềm chính thống nào được đưa
vào để PCCT, điều đó đồng nghĩa với việc PCCT sẽ tốn nhiều thời gian, công
sức và kinh phí.
- Thứ hai, việc PCCT là một công việc đòi hỏi tính khách quan, tư duy,
suy luận, tính toán rất phức tạp, rất dễ nhầm lẫn và thực hiện một cách chính
xác khoa học. Vì vậy phải là người có kinh nghiệm và hiểu biết về công việc
này mới làm được.
- Thứ ba, người PCCT là người "làm dâu trăm họ", rất khó có thể đáp
ứng được các nhu cầu khác nhau của toàn bộ đội ngũ GV trong ngành. Các
ràng buộc của các HĐCT và các đơn vị đến coi thi rất mâu thuẫn, chồng chéo
lẫn nhau.
- Thứ tư, công việc PCCT đòi hỏi một số tư duy đặc biệt, rất đặc thù của
"nghề PCCT". Không phải ai cũng có thể rèn luyện để có những kinh nghiệm
và tư duy này. Người PCCT, ngoài việc phải rất am hiểu về các địa điểm coi
thi, hiểu rõ năng lực và yêu cầu của các CB, GV trong toàn ngành, còn phải
có được những tư duy nghề nghiệp của công việc PCCT.
Trong chương này, tôi trình bày các vấn đề PCCT theo yêu cầu của Quy
chế thi của Bộ GDĐT, và Quy định về việc coi thi của Sở GDĐT Quảng
Bình.
1.2. VẤN ĐỀ PCCT TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
1.2.1. Dùng phương pháp thủ công để PCCT tuyển sinh vào lớp 10
THPT
Bài toán PCCT tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại tỉnh Quảng Bình là một
bài toán rất khó và phức tạp, tất cả mọi người đều biết điều đó, không chỉ

phức tạp ở các ràng buộc GV chồng chéo lên nhau mà còn giữa các HĐCT
này với các hội đồng khác, giữa GV trường này với GV trường khác, giữa GV
và CT các hội đồng thi. Qui mô của các HĐCT rất đa dạng với những yêu cầu
7
đặc biệt khác nhau: số lượng thí sinh, số phòng thi, số lượng GT, lãnh đạo hội
đồng, địa điểm đặt hội đồng, điều kiện kinh tế xã hội …
Từ những vấn đề khó khăn trên trong việc giải quyết bài toán PCCT
tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại tỉnh Quảng Bình trước đây chủ yếu phải phân
công bằng tay, tức là phải làm thủ công; việc phân công GT bằng tay vừa khó
vừa dễ, với công cụ sử dụng chủ yếu là:
- Máy vi tính, phần mềm Word, Excel, thước, tẩy, bút chì, giấy trắng.
- Dùng phương pháp cắt, dán thủ công danh sách GV theo số lượng theo
từng hội đồng.
- Luôn phải đề phòng khỏi bị phân công một GV coi thi tại nhiều hội
đồng, GV hai trường coi thi chéo nhau, trùng địa điểm coi thi năm trước và
năm sau, tỉ lệ GV bộ môn không đảm bảo đúng yêu cầu.
- Phải tư duy liền mạch nếu không quên ngay.
- Kinh nghiệm nhiều năm được tích lũy.
- Phải mất rất nhiều thời gian và công sức.
Từ đó có thể đưa ra bản danh sách phân công GT coi thi tại các HĐCT
tương đối dùng được, sau đó phải qua rà soát, kiểm tra, tinh chỉnh và cuối
cùng cho ra được một sản phẩm tương đối tốt, áp dụng được trong thực tế
nhưng phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Nhất là người làm công việc
phân công GT phải có kinh nghiệm, hiểu rõ về qui trình và qui chế nghiệp vụ
tổ chức các kỳ thi; qui mô kỳ thi và qui mô các HĐCT, nắm nhiều vấn đề liên
quan khác.
1.2.2. Dùng phần mềm để PCCT tuyển sinh vào lớp 10 THPT
Hiện nay có một số phần mềm dùng để PCCT của một số tỉnh, hay một
số tổ chức khác nhưng hiệu quả không cao, không đáp ứng được yêu cầu của
Sở GDĐT Quảng Bình. Chỉ mới thực hiện theo Quy chế của Bộ GDĐT, chưa

mang lại hiệu quả kinh tế cũng như việc ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực
8
trong thi cử. Các công cụ hỗ trợ xếp tay, bán tự động và tự động hoàn toàn,
các giao diện tương tác cho phép quan sát, tư duy, tính toán trực tiếp với phần
mềm; thuật toán xếp tự động và tối ưu hóa dữ liệu PCCT, in ấn, báo cáo,
thống kê dữ liệu chưa đáp ứng nhu cầu của Sở GDĐT Quảng Bình.
1.3. PCCT TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
1.3.1. Giới thiệu bài toán
Bài toán PCCT tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại tỉnh Quảng Bình là một
vấn đề phức tạp nhưng chưa có phần mềm hỗ trợ giải quyết nên dẫn đến tốn
nhiều thời gian và công sức, bên cạnh đó để đảm bảo quy chế, quy định là vấn
đề hết sức khó khăn. Vì PCCT tại tỉnh Quảng Bình có những đặc thù riêng
biệt, ngoài những quy định của Bộ GDĐT, tại tỉnh Quảng Bình còn có thêm
nhiều yêu cầu, ràng buộc, nên tất cả các khâu đều phải làm thủ công, dẫn đến
kết quả chưa tối ưu, tốn nhiều thời gian công sức, còn vi phạm quy chế, quy
định.
Công nghệ Thông tin đã và đang trên đà phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu,
nhưng việc phân công GT coi thi tuyển sinh vẫn phải làm thủ công, nên hiệu
quả không cao, lại mất rất nhiều thời gian và công sức. Bài toán đặt ra là làm
thế nào để PCCT tuyển sinh vào lớp 10 THPT một cách tự động, ngẫu nhiên,
sao cho vừa đúng quy chế, quy định lại vừa tiết kiệm thời gian, công sức và
kinh phí, phù hợp với yêu cầu đặt ra.
Bài toán bao gồm tất cả các vấn đề có liên quan đến việc PCCT tuyển
sinh vào lớp 10 THPT tại tỉnh Quảng Bình, chẳng hạn GV một trường được
chia ra nhiều nhóm và đi coi thi tại nhiều hội đồng khác nhau, phân công sao
cho tương ứng về số lượng, tránh phân công một người nhiều việc tại nhiều
hội đồng. CB, GV, nhân viên của tất cả các đơn vị phải thực hiện nhiệm vụ
coi thi theo quy định trong bảng phân công, đảm bảo quy chế thi của Bộ
GDĐT và quy định của Sở GDĐT Quảng Bình. Vấn đề của bài toán là ngoài
9

việc thực hiện đúng, chính xác, còn phải tốt hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn
công việc phân công bằng tay mà chúng ta vẫn phải làm. Sở GDĐT Quảng
Bình có nhiều đặc trưng riêng như địa hình khó khăn, khoảng cách giữa các
HĐCT với nhau dài. Ngoài ra việc PCCT tại mỗi hội đồng phải đảm bảo các
yêu cầu tương đương nhau về: Độ tuổi trung bình của các hội đồng, giới tính
(tỷ lệ nam nữ), khoảng cách ngắn nhất (GV coi thi gần đơn vị công tác nhất);
tỷ lệ GV THPT, THCS (điều động hết GV THPT, còn lại điều động GV -
THCS, tỷ lệ GV tương đương nhau); CB, GV không đến những đơn vị mà
năm trước đã đến coi thi, không đổi chéo GV coi thi giữa các trường (Ví dụ:
Trường THPT Minh Hóa đến coi thi trường THPT Tuyên Hóa thì GV trường
THPT Tuyên Hóa không đến coi thi tại trường THPT Minh Hóa và ngược
lại). GV không coi thi tại các hội đồng đặt trên huyện, thị, thành phố nơi công
tác. GV không coi thi tại Hội đồng mà CTHĐ là Lãnh đạo đơn vị mình đang
công tác…
Thông thường, công việc này được làm bằng tay, tất nhiên chúng ta luôn
thực hiện được và cho ra kết quả tương đối tốt, nhưng phải mất nhiều thời
gian và ít nhất phải có kinh nghiệm xếp GT nếu không muốn có sai sót xảy ra,
chẳng hạn như: chỗ này thừa người, chỗ khác lại thiếu, sai chức danh, sai địa
điểm,
Ngoài các ràng buộc trên, việc giải quyết chế độ cho một số CB GV một
cách khác nhau, một số người phải coi thi gần vì lí do phải chăm sóc người
ốm, thai nghén hoặc con nhỏ, nên việc xếp coi thi cũng có nhiều điểm khác so
với các đơn vị khác. Chính vì lý do này, đề tài nghiên cứu các thuật toán và áp
dụng nó để làm sao thỏa mãn một cách tốt nhất các nhu cầu của GV.
1.3.2. Phát biểu bài toán
Ngay khi vấn đề được đặt ra, chúng ta đã thấy bài toán phải được giải
quyết trên hai nền tảng cơ bản: nghiệp vụ và kỹ thuật. Để tạo ra những sản
10
phẩm phù hợp với thực tiễn, nhu cầu của ngành, của bài toán PCCT tuyển
sinh vào lớp 10 THPT tại tỉnh Quảng Bình, yêu cầu dữ liệu của bài toán phải

được hiển thị đầy đủ, không thiếu sót, không bị sai lệch, hệ thống các ràng
buộc của bài toán phải logic, trùng khớp với nhau, không chồng chéo và phải
phù hợp với yêu cầu đề ra. Phần kỹ thuật cũng vậy, phải xử lý tất cả những
yêu cầu chung cũng như những yêu cầu riêng biệt từ các đối tượng gửi đến,
chúng được xem như là thành phần ràng buộc của bài toán, bắt buộc vấn đề
phải thỏa mãn và đáp ứng hoàn toàn. Vì vậy, tôi sẽ phân tích bài toán trên hai
thành phần đó.
1.3.3. Dữ liệu bài toán
Như đã nói ở trên, thông tin sẽ phát sinh từ các đối tượng chính trong bài
toán. Do đó, các dữ liệu luôn có mối liên hệ với nhau, phần lớn vì nhu cầu
nghiệp vụ mà dữ liệu xuất hiện tương đối nhiều. Trong bài toán PCCT tuyển
sinh vào lớp 10 THPT tại tỉnh Quảng Bình, cụ thể sẽ đòi hỏi các thông tin
sau:
- Danh sách cơ sở:
+ Danh sách các HĐCT.
+ Qui mô các hội đồng thi (số lượng phòng thi, số lượng thí sinh dự thi).
+ Địa điểm đặt các hội đồng thi.
+ Danh sách CB, GV các trường THPT, THCS và THPT trên toàn tỉnh.
+ Danh sách CB, GV các trường đề nghị làm nhiệm vụ thi.
+ Danh sách CB, GV đề nghị làm CT các HĐCT.
+ Danh sách CB, GV đề nghị làm PCT các HĐCT.
+ Danh sách CB, GV đề nghị làm TK các HĐCT.
+ Danh sách CB, GV đề nghị làm nhiệm vụ coi thi tại các HĐCT.
+ Danh sách số lượng GT cần có tại các HĐCT.
11
+ Danh sách số lượng CB, GV từng đơn vị đề nghị làm nhiệm vụ coi thi
tại các HĐCT.
+ Danh sách số lượng GV từng đơn vị làm nhiệm vụ coi thi tại các
HĐCT.
+ Danh sách số lượng GT tại các HĐCT.

+ Danh sách CB, GV đoàn thanh tra.
+ Danh sách CB, GV làm nhiệm vụ ra đề, in sao đề.
+ Danh sách các thành viên làm nhiệm vụ bảo vệ, y tế, phục vụ kỳ thi
của từng HĐCT.
+ Quyết định thành lập các HĐCT năm trước.
+ Danh sách phân công nhiệm vụ tại các hội đồng thi năm trước.
+ Danh sách điều động CB, GV của từng đơn vị năm trước.
+ Bảng yêu cầu ràng buộc của từng HĐCT.
+ Bảng yêu cầu ràng buộc của CB, GV các trường coi thi.
+ Bảng khoảng cách giữa các HĐCT.
a. Các đối tượng sử dụng
Các đối tượng chính yếu xung quanh mô hình phân công GT coi thi tại
các HĐCT chính là thành phần đầy đủ tính năng của chương trình trong bài
toán. Tất cả được liệt kê như sau:
- CB, GV.
- Trường học.
- HĐCT.
- Phòng thi.
- Môn thi.
- Huyện thị.
- Khoảng cách giữa các hội đồng.
12
b. Mối quan hệ giữa các đối tượng
Dựa trên Quyết định thành lập các HĐCT, thể hiện rõ thông tin các đối
tượng liên quan nhau ở tại thời điểm tổ chức kỳ thi. Hay nói cách khác Quyết
định thành lập HĐCT là phần thể hiện mối quan hệ của các đối tượng: HĐCT,
CB, GV, nhân viên làm nhiệm vụ coi thi. Sau này HĐCT đặt tại một điểm cụ
thể với số lượng phòng thi cụ thể tương ứng số lượng thí sinh dự thi cụ thể, gây
phát sinh mới, tạo quan hệ thứ hai giữa GT làm nhiệm vụ thi và phòng thi. Đó
là mối quan hệ cơ sở.

1.3.4. Các ràng buộc bài toán
Trong mô hình bài toán, các đối tượng có những yêu cầu, ràng buộc
riêng biệt khác nhau với công việc của mình và được nhập vào kèm theo ngay
khi đối tượng xuất hiện. Song song đó, với nghiệp vụ lịch thực thi, có rất
nhiều thông số, và mối quan hệ các đối tượng tạo ra một ràng buộc chung,
như là bộ luật thống nhất trong toàn hệ thống. Phần mềm phân công thi tuyển
sinh vào lớp 10 THPT tại tỉnh Quảng Bình phải thỏa mãn các ràng buộc dưới
đây:
- GV một trường được chia ra nhiều nhóm và đi coi thi tại nhiều hội
đồng khác nhau, phân công sao cho tương ứng về số lượng, tránh phân công
một người nhiều việc tại nhiều hội đồng;
- Ngoài việc thực hiện đúng, chính xác, còn phải tốt hơn, nhanh hơn và
hiệu quả hơn công việc phân công bằng tay.
- Sở GDĐT Quảng Bình có nhiều đặc trưng riêng như địa hình khó khăn,
dài nên khoảng cách giữa các HĐCT với nhau xa.
- Ngoài ra tại các hội đồng còn có các yêu cầu tương đương nhau về:
+ Khoảng cách ngắn nhất (GV coi thi gần đơn vị công tác nhất).
+ Tỷ lệ GV THPT, THCS.
+ CB, GV không đến những đơn vị mà năm trước đã coi thi.
13
+ Không đổi chéo GV coi thi.
+ GV coi thi không dạy cùng trường với CTHĐ coi thi.
+ Đảm bảo đủ về số lượng GT để CTHĐ phân công theo nguyên tắc: hai
GT trong một phòng thi phải là GV dạy khác trường; GT không coi thi quá
một môn đối với mỗi phòng thi; hai GT không cùng coi thi quá một lần; GT
trong phòng thi là những người không dạy môn đang thi.
a. Ràng buộc dữ liệu nhập vào
Do yêu cầu riêng của các đối tượng đối với bài toán mà ràng buộc được
nhập vào sau khi đã nhập đối tượng. Các đối tượng và các yêu cầu bao gồm
như sau:

Đối tượng Trường học
Đối tượng trường học được hiểu là một trường THPT hoặc trường THCS
và THPT hoặc có thể là đơn vị Phòng GDĐT. Mỗi đơn vị có số lượng CB,
GV, nhân viên đề nghị làm nhiệm vụ coi thi khác nhau, do đó cần phải có các
thông tin cần thiết về các đơn vị cụ thể để làm dữ liệu ràng buộc cho bài toán.
+ Tên đơn vị.
+ Mã đơn vị.
+ Địa chỉ.
+ Mã huyện, thị/thành phố nơi đơn vị đóng.
Đối tượng CB, GV, nhân viên
Mỗi CB, GV, nhân viên có một hồ sơ cá nhân riêng, do đó phải nhập đầy
đủ các thông tin cần thiết theo mẫu của bài toán.
+ Họ và tên.
+ Ngày sinh.
+ Giới tính.
+ Môn dạy.
+ Chức vụ.
14
+ Mã đơn vị công tác.
+ Mã Loại GT.
+ Mã Nhóm GT.
+ Số năm tham gia giảng dạy.
+ Mã đề nghị làm nhiệm vụ tại HĐCT.
+ Mã đề nghị làm nhiệm vụ tại hội đồng chấm thi.
+ Có người thân thi tại.
+ Lý do xin nghỉ coi thi, chấm thi.
Đối tượng HĐCT
Trong quá trình tổ chức kỳ thi theo một quy định chung nào đó mà các
HĐCT phải xảy ra cùng một thời điểm. Các HĐCT phải có đầy đủ thông tin
cần thiết, các thông tin này cần được nhập vào làm dữ liệu ràng buộc cho bài

toán.
+ Tên Hội đồng.
+ Mã hội đồng.
+ Mã đơn vị đặt hội đồng.
+ Số lượng thí sinh đăng ký dự thi.
+ Số lượng phòng thi.
+ Số lượng thành viên trong Lãnh đạo Hội đồng.
+ Số lượng thành viên đoàn thanh tra.
+ Số lượng GT coi thi.
+ Số lượng nhân viên bảo vệ, phục vụ, y tế.
Đối tượng Huyện thị/thành phố
Mỗi đơn vị công tác, Hội đồng có địa điểm đặt tại Huyện, thị khác nhau.
Vì vậy, cần có đối tượng huyện thị để lưu thông tin:
+ Mã huyện thị/thành phố.
+ Tên huyện/thành phố.
15
+ Thông tin ghi chú.
Đối tượng Phòng thi
Mỗi hội đồng tổ chức thi tuyển đều được chia thành nhiều phòng thi.
Mỗi phòng thi có thông tin riêng về tên phòng, số lượng học sinh … Vì vậy,
cần lưu đối tượng để sử dụng trong bài toán:
+ Mã phòng.
+ Tên phòng.
+ Số lượng học sinh dự thi.
+ Mã hội đồng.
Đối tượng Môn thi
Ở mỗi đợt thi tuyển, đều có nhiều hơn một môn thi. Mỗi môn đều có tên
môn, hệ số điểm … cụ thể:
+ Mã môn thi.
+ Tên môn thi.

+ Ghi chú.
Đối tượng Loại GT
Mỗi CB, GV, nhân viên khi nhận nhiệm vụ tại mỗi Hội đồng đều giữ
những chức vụ khác nhau: CTHĐ, Phó CTHĐ, TK, GT … Vì vậy, đối tượng
này cần lưu thông tin về:
+ Mã Loại GT.
+ Tên Loại GT.
Đối tượng Loại GV
Mỗi CB, GV được đề nghị PCCT đều giữ một vai trò nào đó tại đơn vị
mình công tác như: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, Tổ trưởng, GV, CB phòng
sở Vì vậy, đối tượng này cần lưu thông tin về:
+ Mã Loại GV.
+ Tên Loại GV.
16
Đối tượng Nhóm GT
GV mỗi đơn vị được phân công theo nhóm tới các Hội đồng để coi thi.
Vì vậy, có rất nhiều Nhóm GT được chia và PCCT. Các thông tin cụ thể của
đối tượng này:
+ Mã Nhóm GT.
+ Tên Nhóm GT.
+ Mã đơn vị.
+ Mã hội đồng đến coi thi.
Đối tượng Khoảng cách giữa các HĐCT.
Mỗi lần tổ chức thi, có rất nhiều HĐCT. Mỗi hội đồng đều được đặt tại
các đơn vị trường học. Trong ràng buộc của bài toán có một ràng buộc rất
quan trọng đó là phân công GV coi thi sao cho khoảng cách là tối ưu nhất.
+ Mã Khoảng cách.
+ Mã đơn vị.
+ Mã Hội đồng.
+ Khoảng cách.

Tối ưu hóa bài toán
Bài toán PCCT tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại tỉnh Quảng Bình phải
được phân công sao cho đảm bảo đúng Qui chế tuyển sinh và phải thỏa mãn
được tất cả các yêu cầu của Sở GDĐT Quảng Bình. Mỗi CB, GV, nhân viên
khi nhận được Quyết định coi thi phải biết được đầy đủ, chính xác nhiệm vụ
coi thi của mình từ đó thực hiện chính xác, nghiêm túc nhiệm vụ được giao.
Không có CB, GV, nhân viên nào được phân công hai nhiệm vụ cùng một
lúc. Số lượng GT tại một HĐCT phải đảm bảo so với tỉ lệ đề ra, phân công
GT phải thỏa mãn các ràng buộc của bài toán.
17
b. Ràng buộc nghiệp vụ - thời gian
- Không có CB, GV, nhân viên nào được phân công hai nhiệm vụ cùng
một lúc.
- Không có GV coi thi dạy cùng trường với CTHĐ coi thi.
- Không có hai GV cùng trường vào coi thi cùng một phòng.
- Không có GV dạy cùng môn với môn đang thi.
- Không có hai GV cùng coi thi quá một lần.
c. Ràng buộc nghiệp vụ - chuyên môn
- GV một trường được chia ra nhiều nhóm và đi coi thi tại nhiều hội
đồng khác nhau, phân công sao cho tương ứng về số lượng, tránh phân công
một người nhiều việc tại nhiều hội đồng;
- Các hội đồng còn có các yêu cầu tương đương nhau về:
+ Khoảng cách ngắn nhất (GV coi thi gần đơn vị công tác nhất).
+ Tỷ lệ GV THPT, THCS.
+ CB, GV không đến những đơn vị mà năm trước đã coi thi.
+ Không đổi chéo GV coi thi.
+ GV coi thi không dạy cùng trường với CTHĐ coi thi.
+ Đảm bảo số GT để CTHĐ phân công đảm bảo nguyên tắc: hai GT
trong một phòng thi phải là GV dạy khác trường; GT không coi thi quá một
môn đối với mỗi phòng thi; hai GT không cùng coi thi quá một lần; GT trong

phòng thi là những người không dạy môn đang thi.
1.3.5. Các yêu cầu chức năng
a. Chức năng lưu trữ
Tất cả các thông tin của đối tượng được phép lưu trữ dưới dạng dữ liệu
cụ thể như sau:
+ GV (Họ và tên, ngày sinh, giới tính, môn dạy, năm vào ngành, đơn vị
công tác, chức vụ).
18
+ HĐCT (Tên hội đồng, địa điểm đặt hội đồng, qui mô hội đồng, số
lượng phòng thi, số lượng thí sinh, số lượng CB; GV; nhân viên làm nhiệm vụ
coi thi).
+ Danh sách lãnh đạo HĐCT (Họ và tên, ngày sinh, đơn vị, chức vụ,
chức vụ hội đồng, tên hội đồng, địa chỉ đặt hội đồng ).
+ Danh sách GT tại HĐCT (Họ và tên, ngày sinh, giới tính, môn dạy,
năm vào ngành, đơn vị công tác, chức vụ, HĐCT).
+ Bảng mã phân công GT (Tên hội đồng, mã hội đồng, số lượng phòng
thi, số lượng GT cần, mã CT, mã đơn vị n, số lượng GT m, mã đơn vị dp n, số
lượng GT dp m).
+ Bảng mã hội đồng (Tên hội đồng, địa điểm, mã hội đồng, qui mô hội
đồng).
+ Khoảng cách giữa HĐCT và đơn vị công tác.
b. Chức năng tra cứu
Ngoài thông tin các đối tượng được lưu trữ, chương trình còn thể hiện
những bảng kết quả thực thi, trong quá trình phân công GT coi thi tuyển sinh
vào lớp 10 THPT tại tỉnh Quảng Bình gồm các tra cứu sau:
+ Danh sách HĐCT.
+ Danh sách GV làm nhiệm vụ coi thi tại các hội đồng thi.
+ Danh sách Lãnh đạo HĐCT tại các hội đồng thi.
+ Qui mô các HĐCT.
+ Thống kê độ tuổi trung bình của từng hội đồng thi.

+ Tỉ lệ GV dạy cùng với môn thi tại một HĐCT.
+ Tỉ lệ nam, nữ tại các hội đồng thi.
+ Tỉ lệ GV THPT và THCS của các HĐCT.
+ Tỉ lệ GV trên một phòng thi của các HĐCT.

×