Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.36 KB, 29 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CNTT
BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG TIN HỌC
Họ tên học viên : NGÔ PHƯƠNG BÌNH
Mã HV : CH1101005

TP. HCM, naêm 2012
Lời mở đầu
0
Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên bùng nổ công nghệ thông
tin, mọi thành tựu khoa học và công nghệ đều xuất hiện một cách hết sức
mau lẹ và cũng nhanh chóng thay đổi. Góp phần cho sự phát triển vượt bậc
này là nhờ vào thành quả của việc nghiên cứu khoa học - là một trong những
hoạt động phát triển nhanh nhất hiện nay, nó đang nghiên cứu giải quyết tất
cả các góc cạnh vấn đề của thế giới, và những thành tựu do nó đem lại đã
được ứng dụng rộng rãi vào trong mọi lónh vực của cuộc sống đã làm đảo lộn
nhiều quan niệm truyền thống, làm cho năng suất sản xuất xã hội tăng lên
hàng trăm lần so với vài thập niên trước đây.
Song song với sự phát triển này, con người có được những hiểu biết
sâu sắc về thế giới, đặc biệt là những hiểu biết về phương pháp nhận thức
thế giới. Cho nên phương pháp nghiên cứu khoa học đã gắn liền với hoạt
động có ý thức của con người, là một trong những yếu tố quyết đònh sự thành
công của hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới. Và cũng chính vì vậy mà
hiện nay việc nghiên cứu các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung
và phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học nói riêng ngày càng trở
nên cần thiết.
Do thời gian tìm hiểu về “phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin
học” hạn hẹp, nên trong phạm vi của bài thu hoạch này, em sẽ trình bày sơ


lược một số phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung, phương pháp
nghiên cứu khoa học trong tin học mà em thu thập được trong quá trình học
tập . Và qua đây, em xin được gửi lời cảm ơn đến GS. TS. Hoàng Văn Kiếm
- người thầy đã tận tình truyền đạt những kiến thức cơ bản cho em về môn
học “Phương pháp nhiên cứu khoa học trong tin học”.
o PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1) Khái niệm :
Trước hết để hiểu được thế nào là phương pháp nghiên cứu khoa học, các
khái niệm, các đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học, chúng ta cần phải
hiểu được khái niệm khoa học là gì?
Khoa học là một khái niệm có nội hàm phức tạp, tùy theo mục đích nghiên
cứu và cách tiếp cận ta có thể phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau. mức độ
chung nhất, khoa học được hiểu như sau : Khoa học là hệ thống tri thức được rút ra
từ hoạt động thực tiễn và được chứng minh, khẳng đònh bằng các phương pháp
nghiên cứu khoa học.
Từ hiểu biết trên đây về khoa học ta thấy rõ ràng rằng phương pháp là
phạm trù trung tâm của phương pháp nghiên cứu khoa học. Vậy phương pháp
nghiên cứu khoa học là gì ?
Phương pháp không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có ý nghóa thực
tiễn to lớn, bởi vì chính phương pháp góp phần quyết đònh thành công của mọi quá
trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp là công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp,
con đường, bí quyết, quy trình công nghệ để chúng ta thực hiện công việc nghiên
cứu khoa học. Bản chất của nghiên cứu khoa học là từ những sự vật hiện tượng
chúng ta cảm nhận được để tìm ra các quy luật của các sự vật hiện tượng đó.
Nhưng bản chất bao giờ cũng bò che khất bên trong bản chất của sự vật hiện
tượng, vì vậy để nhận ra được bản chất nằm sâu bên trong hiện tượng và nhận ra
được quy luật vận động của chúng đòi hỏi chúng ta phải có phương pháp nghiên
cứu khoa học đúng đắn. Như vậy phương pháp chính là sản phẩm của quá trình
nhận thức đúng quy luật của đối tượng nghiên cứu. Đến lượt mình, phương pháp là
công cụ có hiệu quả để tiếp tục nhận thức sâu hơn và cải tạo tốt hơn đối tượng đó.

Trong thực tế cuộc sống của chúng ta người thành công là người biết sử dụng
phương pháp.
Như vậy, bản chất của phương pháp nghiên cứu khoa học chính là việc con
người sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận động của đối tượng như một
phương tiện để khám phá chính đối tượng đó. Phương pháp nghiên cứu khoa học
chính là con đường dẫn dắt nhà khoa học đạt tới mục đích sáng tạo.
Trên đây là những khái niệm về phương pháp nghiên cứu khoa học. Để có
được sự hiểu biết sâu sắc hơn và cái nhìn toàn diện hơn về phương pháp nghiên
cứu khoa học chúng ta cần đi sâu tìm hiểu những đặc điểm của phương pháp
nghiên cứu khoa học.
2) Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp bao giờ cũng là những cách thức làm việc của chủ thể nhằm
vào các đối tượng cụ thể, ở đây có hai điều chú ý là : chủ thể và đối tượng.
Phương pháp là cách làm việc của chủ thể, cho nên nó gắn chặt với chủ
thể và như vậy phương pháp có mặt chủ quan. Mặt chủ quan của phương pháp
chính là năng lực nhận thức, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của chủ thể, thể hiện
trong việc ý thức được các quy luật vận động của đối tượng và sử dụng chúng để
khám phá chính đối tượng.
Phương pháp là cách làm việc của chủ thể và bao giờ cũng xuất phát từ
đặc điểm của đối tượng, phương pháp gắn chặt với đối tượng, và như vậy phương
pháp có mặt khách quan. Mặt khách quan quy đònh việc chọn cách này hay cách
kia trong hoạt động của chủ thể. Đặc điểm của đối tượng chỉ dẫn cách chọn
phương pháp làm việc, Trong nghiên cứu khoa học cái chủ quan phải tuân thủ cái
khách quan. Các quy luật khách quan tự chúng chưa phải là phương pháp, nhưng
nhờ có chúng mà ta phát hiện ra phương pháp. Ý thức về sự sáng tạo của con
người phải tiếp cận được các quy luật khách quan của thế giới.
Phương pháp có tính mục đích vì hoạt động của con người đều có mục
đích, mục đích nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học chỉ đạo việc tìm tòi và
lựa chọn phương pháp nghiên cứu và ngược lại nếu lựa chọn phương pháp chính
xác, phù hợp sẽ làm cho mục đích nghiên cứu đạt tới nhanh hơn, và đôi khi vượt

qua cả yêu cầu mà mục đích đã dự kiến ban đầu.
Phương pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của các vấn đề cần nghiên
cứu. Phương pháp là hình thức vận động của nội dung. Nội dung công việc quy
đònh phương pháp làm việc. Trong mỗi đề tài khoa học đều có phương pháp cụ
thể, trong mỗi ngành khoa học có một hệ thống phương pháp đặc trưng.
Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt đó là một hệ
thống các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu. Sự thành công
nhanh chóng hay không của một hoạt động nghiên cứu chính là phát hiện được
hay không lôgíc tối ưu của các thao tác hoạt động và sử dụng nó một cách có ý
thức.
Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần có các công cụ hỗ trợ, cần có
các phương tiện kỹ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Phương tiện và phương
pháp là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau căn cứ
vào đối tượng nghiên cứu mà ta chọn phương pháp nghiên cứu, theo yêu cầu của
phương pháp nghiên cứu mà chọn các phương tiện phù hợp, nhiều khi còn cần
phải tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu một đối tượng nào đó. Chính các
phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạt tới độ chính
xác cao.
o PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Có nhiều cách phân loại nghiên cứu khoa học. Ở đây ta đề cập đến phân loại
theo chức năng nghiên cứu và theo tính chất của sản phẩm tri thức khoa học thu
được từ kết quả nghiên cứu.
1) Phân loại theo chức năng :
• Nghiên cứu mô tả : là những nghiên cứu nhằm tạo ra một hệ thống tri
thức về sự nhận dạng sự vật, giúp con người phân biệt được sự khác
nhau về bản chất giữa sự vật này với sự vật khác. Nội dung mô tả có
thể bao gồm mô tả hình thái, động thái, tương tác; mô tả đònh tính tức
là các đặc trưng về chất của sự vật; mô tả đònh lượng nhằm chỉ rõ các
đặc trưng về lượng của sự vật.
• Nghiên cứu giải thích : là những nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những

nguyên nhân dẫn đến sự hình thành sự vật, cũng như những quy luật
chi phối đến quá trình vận động của sự vật. Nội dung của giải thích có
thể bao gồm giải thích nguồn gốc; động thái; cấu trúc; tương tác; hậu
quả; quy luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật.
• Nghiên cứu dự báo: là những nhiên cứu nhằm nhận dạng trạng thái
của sự vật trong tương lai. Mọi dự báo đều phải chấp nhận có những
sai lệch, kể cả trong nghiên cứu tự nhiên và xã hội. Sự sai lệch trong
kết quả dự báo có thể do nhiều nguyên nhân : sai lệch khách quan
trong kết quả quan sát, sai lệch do những luận cứ bò biến dạng do sự
tác động của các sự kiện khác …
• Nghiên cứu sáng tạo, là nghiên cứu nhằm làm ra một sự vật mới chưa
từng tồn tại. Khoa học không bao giờ dừng lại ở mô tả và dự báo mà
luôn hướng vào sự sáng tạo các giải pháp cải tạo thế giới.
2) Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu :
Theo tính chất của sản phẩm, nghiên cúu được phân loại thành nghiên cứu cơ
bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai.
• Nghiên cứu cơ bản (Fundamental research) là những nghiên cứu nhằm
phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái các sự vật, tương tác trong nội bộ sự vật
và mối liên hệ giữa sư vật với các sự vật khác. Sản phẩm nghiên cứu cơ bản có
thể là các khám phá, phát hiện, phát minh, dẫn đến viêc hình thành một hệ thống
lý thuyết có giá trò tổng quát, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lónh vực khoa học,
chẳng hạn Newton phát minh đònh luật hấp dẫn vũ trụ; Marx phát hiện quy luật
giá trò thặng dư. Nghiên cứu cơ bản được phân thành hai loại : nghiên cứu cơ bản
thuần túy và nghiên cứu cơ bản đònh hướng.
- Nghiên cứu cơ bản thuần túy, còn được gọi là nghiên cứu cơ bản tự do hoặc
nghiên cứu cơ bản không đònh hướng, là những nghiên cứu về bản chất sự vật để
nâng cao nhận thức, chưa có hoặc chưa bàn đến ý nghóa ứng dụng.
- Nghiên cứu cơ bản đònh hướng, là những nghiên cứu cơ bản đã dự kiến
trước mục đích ứng dụng, các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, kinh tế, xã
hội, … đều có thể xem là nghiên cứu cơ bản đònh hướng. Nghiên cứu cơ bản đònh

hướng được phân chia thành nghiên cứu nền tảng (background research) và nghiên
cứu chuyên đề (thematic research).
- Nghiên cứu nền tảng, là những nghiên cứu về quy luật tổng thể của một hệ
thống sự vật. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và các điều kiện thiên nhiên
như đòa chất, nghiên cứu đại dương, khí quyển, khí tượng; điều tra cơ bản về kinh
tế, xã hội đều thuộc loại nghiên cứu nền tảng.
- Nghiên cứu chuyên đề, là nghiên cứu về một hiên tượng đặc biệt của sự
vật, ví dụ trạng thái plasma của sự vật, bức xạ vũ trụ, gien di truyền. Nghiên cứu
chuyên đề vừa dẫn đến hình thành những cơ sở lý thuyết, mà còn dẫn đến những
ứng dụng có ý nghóa thực tiễn.
• Nghiên cứu ứng dụng (Applied research) : là sự vận dụng quy luật
được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật, tạo ra những nguyên
lý mới về các giải pháp và áp dụng chúng vào sản xúât và đời sống. Giải pháp
được hiểu theo nghóa rộng có thể là một giải pháp về công nghệ, về vật liệu, về tổ
chức và quản lý. Một số giải pháp công nghệ có thể trở thành sáng chế. Kết quả
nghiên cứu ứng dụng thì chưa ứng dụng được, để có thể đưa kết quả nghiên cứu
ứng dụng vào sử dụng thì còn phải tiến hành một loại hình nghiên cứu khác có tên
gọi là triển khai.
• Nghiên cứu triển khai (Development research) : còn gọi là nghiên cứu
triển khai thực nghiệm hay triển khai thực nghiệm kỹ thuật, là sự vận dụng các
quy luật (thu được từ nghiên cứu cơ bản) và các nguyên lý (thu được từ nghiên cứu
ứng dụng) để đưa ra các hình mẫu với những tham số khả thi về kỹ thuật. Kết quả
nghiên cứu triển khai thì chưa triển khai được: sản phẩm của triển khai chỉ mới là
những hình mẫu khả thi về kỹ thuật, nghóa là không còn rủi ro về mặt kỹ thuật, để
áp dụng được còn phải tiến hành nghiên cứu những tính khả thi khác như khả thi
tài chính, khả thi kinh tế, khả thi môi trường, khả thi xã hội. Hoạt động triển khai
bao triển khai trong phòng thí nghiệm và triển khai bán đại trà.
 Triển khai trong phòng thí nghiệm : là loại hình triển khai nhằm khẳng
đònh kết quả sao cho ra được sản phẩm, chưa quan tâm đến quy mô áp
dụng. trong những nghiên cứu về công nghệ, loại hình này được thực

hiện trong các phòng thí nghiệm, labô công nghệ, nhà kính. Trên một
quy mô lớn hơn, hoạt động triển khai cũng được tiến hành trong các
xưởng thực nghiệm thuộc viện hoặc xí nghiệp sản xuất.
 Triển khai bán đại trà : trong các nghiên cứu thuộc lónh vực khoa học kỹ
thuật và khoa học công nghệ là một dạng triển khai nhằm kiểm chứng
giả thuyết về hình mẫu trên một quy mô nhất đònh, thường là quy mô
áp dụng bán đại trà, hay quy mô bán công nghiệp.
Khái niệm triển khai được áp dụng cả trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật và
xã hội; trong các nghiên cứu về khoa học kỹ thuật, hoạt động triển khai được áp
dụng khi chế tạo một mẫu công nghệ mới hoặc sản phẩm mới; trong các nghiên
cứu khoa học xã hội có thể lấy ví dụ về thử nghiệm một phương pháp giảng dạy ở
các lớp thí điểm; chỉ đạo thí điểm một mô hình quản lý mới tại một cơ sở được lựa
chọn.
Sự phân chia loại hình nghiên cứu như trên đây được áp dụng phổ biến trên
thế giới. Phân chia là để nhận thức rõ bản chất của nghiên cứu khoa học, để có cơ
sở lập kế hoạch nghiên cứu, cụ thể hóa các cam kết trong hợp đồng nghiên cứu
giữa các đối tác. Tuy nhiên trên thực tế, trong một đề tài có thể tồn tại cả ba loại
hình nghiên cứu, hoặc tồn tại hai trong ba loại hình nghiên cứu.
o MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC :
1. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu
thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên
cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp
chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái
chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.
Khi chúng ta đứng trước một đối tượng nghiên cứu, chúng ta cảm giác
được nhiều hiện tượng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó.
Vậy muốn hiểu được bản chất của một đối tượng nghiên cứu chúng ta cần phải
phân chia nó theo cấp bậc.
Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung,

thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ
biến. Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải:
Xác đònh tiêu thức để phân chia.
Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu.
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.
Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngược với
quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái
khái quát.
Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức
đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng
nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy đònh và bổ
sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính
quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn
tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận
ấy, có ý nghóa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc
về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả
năng trìu tượng, khái quát nắm bắt được mặt đònh tính từ rất nhiều khía cạnh đònh
lượng khác nhau. Với các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật do tính chính xác quy
đònh, mặt phân tích đònh lượng có vai trò khá quyết đònh kết quả nghiên cứu. Quá
trình tổng hợp, đònh tính ở đây hoặc giả là những phán đoán, dự báo thiên tai, chỉ
đạo cả quá trình nghiên cứu, hoặc giả là những kết luận rút ra từ phân tích đònh
lượng. Trong các ngành khoa học xã hội- nhân văn, sự hạn chế độ chính xác trong
phân tích đònh lượng làm cho kết quả nghiên cứu lệ thuộc rất nhiều vào tổng hợp,
đònh tính. Song chính đặc điểm này dễ làm cho kết quả nghiên cứu bò sai lệch do
những sai lầm chủ quan duy ý chí.
2. Phương pháp quy nạp và diễn giải :
Phương pháp quy nạp là phương pháp đi từ những hiện tượng riêng lẻ, rời
rạc, độc lập ngẫu nhiên rồi liên kết các hiện tượng ấy với nhau để tìm ra bản chất
của một đối tượng nào đó.

Từ những kinh nghiệm, hiểu biết các sự vật riêng lẻ người ta tổng kết quy
nạp thành những nguyên lý chung. Cơ sở khách quan của phương pháp quy nạp là
sự lặp lại của một số hiện tượng này hay hiện tượng khác do chỗ cái chung tồn tại,
biểu hiện thông qua cái riêng. Nếu như phương pháp phân tích-tổng hợp đi tìm
mối quan hệ giữa hình thức và nội dung thì phương pháp quy nạp đi sâu vào mối
quan hệ giữa bản chất và hiện tượng. Một hiện tượng bộc lộ nhiều bản chất.
Nhiệm vụ của khoa học là thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, cuối cùng đưa
ra giải pháp. Phương pháp quy nạp đóng một vai trò quan trọng trong việc phát
hiện ra các quy luật, rút ra từ những kết luận tổng quát đưa ra các giả thuyết.
Trong nghiên cứu khoa học, người ta còn có thể xuất phát từ những giả
thuyết hay từ những nguyên lý chung để đi sâu nghiên cứu những hiện tượng cụ
thể nhờ vậy mà có nhận thức sâu sắc hơn từng đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp diễn giải ngược lại với phương pháp quy nạp. Đó là phương
pháp đi từ cái bản chất, nguyên tắc, nguyên lý đã được thừa nhận để tìm ra các
hiện tượng, các biểu hiện, cái trùng hợp cụ thể trong sự vận động của đối tượng.
Phương pháp diễn giải nhờ vậy có ý nghóa rất quan trọng trong những bộ môn
khoa học thiên về nghiên cứu lý thuyết, ở đây người ta đưa ra những tiền đề, giả
thuyết, và bằng những suy diễn lôgic để rút ra những kết luận, đònh lý, công thức.
Quy nạp và diễn giải là hai phương pháp nghiên cứu theo chiều ngược nhau song
liên hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau trong mối quan hệ giữa cái chung và cái
riêng. Nhờ có những kết quả nghiên cứu theo phương pháp quy nạp trước đó mà
việc nghiên cứu có thể tiếp tục, phát triển theo phương pháp diễn giải. Phương
pháp diễn giải, do vậy mở rộng giá trò của những kết luận quy nạp vào việc
nghiên cứu đối tượng.
3. Phương pháp lòch sử và phương pháp lôgíc
Phương pháp lòch sử và phương pháp lôgíc là hai mặt biểu hiện của phương
pháp biện chứng mácxít . Tính thống nhất và tính khác biệt của nó cũng bắt nguồn
từ tính thống nhất và tính khác biệt của hai phạm trù lòch sử và lôgíc.
a. Phương pháp lòch sử :
Các đối tượng nghiên cứu (sự vật, hiện tượng) đều luôn biến đổi, phát triển

theo những hoàn cảnh cụ thể của nó, tạo thành lòch sử liên tục được biểu hiện
trong sự đa dạng, phức tạp, nhiều hình nhiều vẻ có cả tất nhiên và ngẫu nhiên.
Phương pháp lòch sử là phương pháp thông qua miêu tả tái hiện hiện thực với sự
hỗn độn, lộn xộn, bề ngoài của các yếu tố, sự kiện kế tiếp nhau, để nêu bật lên
tính quy luật của sự phát triển. Hay nói cách khác, phương pháp lòch sử là phương
pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và
biến hoá của đối tượng, để phát hiện ra bản chất và quy luật của đối tượng. Do đó
phương pháp lòch sử có những đặc điểm sau :
- Nó phải đi sâu vào tính muôn màu muôn vẻ của lòch sử, tìm ra cái đặc
thù, cái cá biệt ở trong cái phổ biến. Và trên cơ sở nắm được những đặc
thù cá biệt đó mà trình bày thể hiện cái phổ biến của lòch sử.
- Phương pháp lòch sử còn yêu cầu chúng ta phải tìm hiểu cái không lặp lại
bên cái lặp lại. Các hiện tượng lòch sử thường hay tái diễn, nhưng không
bao giờ diễn lại hoàn toàn như cũ. Phương pháp lòch sử phải chú ý tìm ra
cái khác trước, cái không lặp lại để thấy những nét đặc thù lòch sử.
- Phương pháp lòch sử lại yêu cầu chúng ta phải theo dõi những bước quanh
co, thụt lùi tạm thời…của phát triển lòch sử. Bởi vì lòch sử phát triển muôn
màu muôn vẻ, có khi cái cũ chưa đi hẳn, cái mới đã nảy sinh. Hoặc khi
cái mới đã chiếm ưu thế, nhưng cái cũ hãy còn có điều kiện và nhu cầu
tồn tại trong một chừng mực nhất đònh. Phương pháp lòch sử phải đi sâu
vào những uẩn khúc đó.
Tóm lại, mọi sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội đều có lòch sử của
mình, tức là có nguồn gốc phát sinh, có quá trình vận động phát triển và tiêu vong.
Quy trình phát triển lòch sử biểu hiện toàn bộ tính cụ thể của nó, với mọi sự thay
đổi, những bước quanh co, những cái ngẫu nhiên, những cái tất yếu, phức tạp,
muôn hình muôn vẻ, trong các hoàn cảnh khác nhau và theo một trật tự thời gian
nhất đònh. Đi theo dấu vết của lòch sử chúng ta sẽ có bức tranh trung thực về bản
thân đối tượng nghiên cứu. Phương pháp lòch sử yêu cầu làm rõ quá trình phát
triển cụ thể của đối tượng, phải nắm được sự vận động cụ thể trong toàn bộ tính
phong phú của nó, phải bám sát sự vật, theo dõi những bước quanh co, những ngẫu

nhiên của lòch sử, phát hiện sợi dây lòch sử của toàn bộ sự phát triển. Từ cái lòch sử
chúng ta sẽ phát hiện ra cái quy luật phát triển của đối tượng.Tức là tìm ra cái
lôgíc của lòch sử, đó chính là mục đích của mọi hoạt động nghiên cứu khoa học.
Phương pháp lôgíc
Nếu phương pháp lòch sử là nhằm diễn lại toàn bộ tiến trình của lòch sử thì
phương pháp lôgíc nghiên cứu quá trình phát triển lòch sử, nghiên cứu các hiện
tượng lòch sử trong hình thức tổng quát, nhằm mục đích vạch ra bản chất quy luật,
khuynh hướng chung trong sự vận động của chúng. Do đó phương pháp lôgíc có
những đặc điểm sau :
Phương pháp lôgíc nhằm đi sâu tìm hiểu cái bản chất, cái phổ biến, cái lặp
lại của các hiện tượng. Muốn vậy, nó phải đi vào nhiều hiện tượng, phân tích, so
sánh, tổng hợp… để tìm ra bản chất của hiện tượng.
Nếu phương pháp lòch sử đi sâu vào cả những bước đường quanh co, thụt lùi
tạm thời của lòch sử, thì phương pháp lôgíc lại có thể bỏ qua những bước đó, mà
chỉ nắm lấy bước phát triển tất yếu của nó, nắm lấy cái xương sống phát triển của
nó, tức là nắm lấy quy luật của nó. Lôgíc không phải là sự phản ánh lòch sử một
cách đơn thuần, mà là sự phản ánh đã được uốn nắn lại nhưng uốn nắn theo quy
luật mà bản thân quá trình lòch sử đem lại. Nhờ những đặc điểm đó mà phương
pháp lôgíc có những khả năng riêng là :
Phương pháp lôgíc giúp chúng ta nhìn nhận ra cái mới. Bởi vì, lôgíc là sự
phản ánh của thế giới khách quan vào ý thức con người, mà thế giới khách quan
thì không ngừng phát triển, cái mới luôn luôn nảy sinh. Do luôn luôn chú ý đến cái
phổ biến, cái bản chất mà tư duy lôgíc dễ nhìn thấy những bước phát triển nhảy
vọt và thấy cái mới đang nảy sinh và phát triển như thế nào. Đặc điểm của cái
mới là nó khác về chất với cái cũ. Mặc dù là hình thức thì chưa thay đổi, nhưng
chất mới đã nảy sinh.
- Do thấy được mầm mống của cái mới mà phương pháp lôgíc có thể giúp
ta thấy được hướng đi của lòch sử, nhằm chỉ đạo thực tiễn, cải tạo thế giới.
- Phương pháp lôgíc còn có ưu điểm là giúp chúng ta tác động tích cực
vào hiện thực, nhằm tái sản sinh ra lòch sử ở một trình độ cao hơn, nghóa là chủ

động cải tạo, cải biến lòch sử, nhờ đó nắm được những quy luật khách quan đó.
o PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - BÀI TOÁN TIN
HỌC :
1) Phương pháp trực tiếp :
Đặc điểm của cách giải quyết vấn đề này là xác đònh trực tiếp được lời
giải thông qua một số thuật giải tính toán, hoặc qua các bước căn bản để có được
lời giải. Đối với phương pháp này, việc giải quyết vấn đề trên máy tính chỉ là thao
tác lập trình hay là sự chuyển đổi lời giải từ ngôn ngữ bên ngoài sang các ngôn
ngữ được sử dụng trong máy tính. Tìm hiểu về phương pháp này chính là tìm hiểu
về kỹ thuật lập trình trên máy tính.
Để thực hiện tốt phương pháp trực tiếp, ta nên áp dụng các nguyên lý :
- Nguyên lý 1 : Chuyển đổi dữ liệu bài toán thành dữ liệu của chương trình,
có nghóa là “Dữ liệu của bài toán sẽ được biểu diễn lại dưới dạng các biến của
chương trình thông qua các quy tắc xác đònh của ngôn ngữ lập trình cụ thể”.
- Nguyên lý 2 : Chuyển đổi quá trình tính toán của bài toán thành các cấu
trúc của chương trình, có nghóa là “Mọi quá trình tính toán đều có thể mô tả và
thực hiện dựa trên ba cấu trúc cơ bản : Cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp”.
- Nguyên lý 3 : Biểu diễn các tính toán chính xác, có nghóa là “Chương
trình tính toán theo các biểu thức chính xác không đồng nhất với quá trình tính toán
chính xác về mặt hình thức ”.
- Nguyên lý 4 : Biểu diễn các tính toán gần đúng bằng cấu trúc lặp, có
nghóa là “Mọi quá trình tính toán gần đúng đều dựa trên các cấu trúc lặp với tham
số xác đònh ”.
- Nguyên lý 5 : Phân chia bài toán ban đầu thành những bài toán nhỏ hơn,
có nghóa là “Mọi vấn đề - bài toán đều có thể giải quyết bằng cách phân chia
thành những vấn đề - bài toán nhỏ hơn ”.
- Nguyên lý 6 : Biểu diễn các tính toán không tường minh bằng đệ quy, có
nghóa là “Quá trình đệ quy trong máy tính không đơn giản như các biểu thức quy
nạp trong toán học ”.
2) Phương pháp gián tiếp :

Phương pháp này được sử dụng khi chưa tìm ra lời giải chính xác của vấn
đề. Đây cũng chính là cách tiếp cận chủ yếu của loài người từ xưa đến nay. Điểm
khác ở đây là chúng ta đưa ra những giải pháp mang đặc trưng của máy tính, dựa
vào sức mạnh tính toán của máy tính. Chúng ta có thể áp dụng các phương pháp
gián tiếp như sau :
a) Phương pháp thử – sai :
Khi xây dựng lời giải bài toán theo phương pháp thử – sai, người ta thường
dựa vào 3 nguyên lý sau :
- Nguyên lý vét cạn : Đây là nguyên lý đơn giản nhất, liệt kê tất cả các
trường hợp có thể xảy ra.
- Nguyên lý ngẫu nhiên : Dựa vào việc thử một số khả năng được chọn
một cách ngẫu nhiên. Khả năng tìm ra lời giải đúng phụ thuộc rất nhiều vào chiến
lược chọn ngẫu nhiên.
- Nguyên lý mê cung : Nguyên lý này được áp dụng khi chúng ta không
thể biết được chính xác “hình dạng” lời giải mà phải xây dựng dần lời giải qua
từng bước một giống như tìm đường đi trong mê cung.
Để thực hiện tốt phương pháp thử - sai, chúng ta nên áp dụng nguyên lý :
- Nguyên lý vét cạn toàn bộ : Muốn tìm được cây kim trong đống rơm,
hãy lần lượt rút ra từng cọng rơm cho đến khi rút được cây kim
- Nguyên lý mắt lưới : Lưới bắt cá chỉ bắt được những con cá có kích
thước lớn hơn kích thước mắt lưới.
- Nguyên lý giảm độ phức tạp của thử và sai : Thu hẹp trường hợp trước
và trong khi duyệt, đồng thời đơn giản hóa tối đa điều kiện chấp nhận một trường
hợp.
- Nguyên lý thu gọn không gian tìm kiếm : Loại bỏ những trường hợp
hoặc nhóm trường hợp chắc chắn không dẫn đến lời giải.
- Nguyên lý đánh giá nhánh cận : Nhánh có chứa quả phải nặng hơn
trọng lượng của quả.
Ví dụ : Cho 3 dãy số nguyên X, Y, Z lần lượt gồm M, N và K phần tử đã
được sắp theo thứ tự không giảm. Tìm các phần tử giống nhau có trong X, Y, Z

Để giải bài toán trên ta dùng nguyên lý vét cạn như sau :
#include <conio.h>
#include <stdio.h>
#include <iostream.h>
Void Tim_PhanTu_GiongNhau()
{ int i, j , t
For (i = 1; M; i++)
For (j = 1; N; j++)
For (t = 1; K; t++)
If ( (X[i] == Y[j]) && (Y[j]==Z[t]))
{ cout >> “X[“, i , “] = ”, X[i] >>”/n”;
cout >> “Y[“, j , “] = ” Y[j] >>”/n”;
cout >> “Z[“, t , “] = ” Z[t] >>”/n”;
}
Return;
}
b) Phương pháp Heuristic :
Phương pháp thử – sai khi giải quyết vấn đề bằng cách dùng một số lượng
phép thử quá lớn, thời gian để có được kết quả có khi khá lâu không chấp nhận
được. Phương pháp Heuristic có đặc điểm là đơn giản và gần gũi với cách suy nghó
của con người, cho ra được những lời giải đúng trong đa số các trường hợp áp
dụng. Các thuật giải Heuristic được xây dựng dựa trên một số nguyên lý rất đơn
giản như “vét cạn thông minh”, “tối ưu cục bộ” (Greedy), “hướng đích”, “sắp thứ
tự”, Đây là một số thuật giải khá thú vò và có rất nhiều ứng dụng trong thực
tiễn.
Để thực hiện tốt phương pháp Heuristic, ta nên áp dụng các nguyên lý :
- Nguyên lý leo núi : Muốn leo lên đến đỉnh thì bước sau phải “cao
hơn” bước trước.
- Nguyên lý chung : Chọn hướng đi triển vọng nhất trong số những
hướng đi đã biết.

c) Phương pháp trí tuệ nhân tạo :
Phương pháp thử – sai và phương pháp Heuristic, đều dựa trên một điểm cơ
bản là trí thông minh của chính con người để giải bài toán, máy tính chỉ đóng vai
trò thực thi mà thôi. Còn các phương pháp trí tuệ nhân tạo lại dựa trên trí thông
minh của máy tính. Trong những phương pháp này, người ta sẽ đưa vào máy tính
trí thông minh nhân tạo giúp máy tính bắt chước một phần khả năng suy luận như
con người. Từ đó, khi gặp một vấn đề, máy tính sẽ dựa trên những điều nó đã
được “học“ để tự đưa ra phương án giải quyết vấn đề.
Trong lónh vực “máy học”, các hình thức học có thể phân chia như sau :
- Học vẹt.
- Học bằng cách chỉ dẫn.
- Học bằng qui nạp.
- Học bằng tương tự.
- Học dựa trên giải thích.
- Học dựa trên tình huống.
- Khám phá hay học không giám sát.
Các kỹ thuật thường được áp dụng trong “máy học” là :
- Khai khoáng dữ liệu.
- Mạng nơ ron.
- Thuật giải di truyền.
- …
o MỘT SỐ NGUYÊN TẮC (CÔNG CỤ) GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ - BÀI TOÁN TIN HỌC
Nhà khoa học Atshuler trong suốt quá trình làm việc của mình đã đưa ra một
hệ thống các nguyên tắc sáng tạo. Nó cung cấp hệ thống các cách xem xét sự vật;
tăng tính nhanh nhạy của việc tiếp thu và đánh giá giá trò của thông tin; đưa ra và
lựa chọn các cách tiếp cận thích hợp để giải quyết vấn đề. Đó là hệ thống 40
nguyên tắc sáng tạo, các nguyên tắc này giúp cho chúng ta xây dựng được tác
phong, suy nghó và làm việc một cách khoa học, sáng tạo, góp phần xây dựng tư
duy biện chứng.

1. Nguyên tắc phân nhỏ :
Chia đối tượng thành các phần độc lập.
Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng.
2. Nguyên tắc “tách khỏi” :
Tách phần gây “phiền phức hay ngược lại tách phần duy nhất “cần thiết” ra
khỏi đối tượng.
3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ :
Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc
đồng nhất thành không đồng nhất.
Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau.
Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với
công việc.
4. Nguyên tắc phản đối xứng :
Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thàng không đối xứng (nói chung
giảm bậc đối xứng).
5. Nguyên tắc kết hợp :
Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động
kế cận.
Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận.
6. Nguyên tắc vạn năng :
Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham
gia của các đối tượng khác.
7. Nguyên tắc “chứa trong” :
Môt đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối
tượng thứ ba…
Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
8. Nguyên tắc phản trọng lượng :
Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác, có
lực nâng.

Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách tương tác với môi trường như sử
dụng các lực thủy động, khí động …
9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ :
Gây ứng suất trước đối với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép
hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng súât trước để
khi làm việc sẽ dùng ứng súât ngược lại).
10.Nguyên tắc thực hiện sơ bộ :
Thực hiên trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối
tượng.
Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vò trí thuận lợi
nhất, không mất thời gian dòch chuyển.
11.Nguyên tắc dự phòng :
Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bò trước các
phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn.
12.Nguyên tắc đẳng thế :
Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối
tượng.
13.Nguyên tắc đảo ngược :
Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hành động ngược lại (ví dụ : không
làm nóng mà làm lạnh đối tượng).
Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành đứng
yên và ngược lại phần đứng yên thành chuyển động.
14.Nguyên tắc cầu (tròn) hoá :
Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt
cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu.
Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn.
Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm.
15.Nguyên tắc linh động :
Cần thay đổi các đặc trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho
chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.

Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dòch chuyển với nhau.
16.Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” :
Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều
hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn.
17.Nguyên tắc chuyển sang chiều khác :
Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một
chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên mặt
phẳng (hai chiều), tương tự những bài toán liên quan đến chuyển động (hay
sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hóa khi chuyển
sang không gian (ba chiều).
Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.
Đặt đối tượng nằm nghiêng.
Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện
tích cho trước.
18.Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học :
Làm đối tượng dao động.
Nếu đã có dao động, tăng tần số dao động.
Sử dụng tần số cộng hưởng.
Thay vì dùng các bộ rung cơ học. dùng các bộ rung áp điện.
Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
19.Nguyên tắc tác động theo chu kỳ :
Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung).
Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ.
Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiên tác động khác.
20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích :
Thực hiên công viêc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượnng cần
luôn luôn làm việc ở chế độ đủ tải).
Khắc phục vận hành không tải và trung gian.
Chuyển chuyển động tònh tiến qua lại thành chuyển động quay.

21.Nguyên tắc “vượt nhanh” :
Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.
22.Nguyên tắc biến hại thành lợi :
Sử dụng những tác nhân có hại (ví dụ tác động có hại của môi trường) để thu
được hiệu ứng có lợi.
Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác.
Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
23.Nguyên tắc quan hệ phản hồi :
Thiết lập quan hệ phản hồi.
Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó.
24.Nguyên tắc sử dụng trung gian :
Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.
25.Nguyên tắc tự phục vụ :
Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa.
Sử dụng phế liệu, chất thải, năng lương dư.
26.Nguyên tắc sao chép (copy) :
Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi
hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao.
Thay thế đối tượng hay hệ các đối tượng bằng bản sao quang học(ảnh, hình vẽ
với các tỷ lệ cần thiết.
Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng
nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng
ngoại hoặc tử ngoại.
27.Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” :
Thay đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn (ví
dụ như tuổi thọ).
28.Thay thế sơ đồ cơ học :
Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vò.
Sử dụng điện trường, từ trừơng và điện từ trường trong tương tác với đối

tượng.
Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố đònh sang thay
đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất đònh.
Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ.
29.Sử dụng các kết cấu khí và lỏng :
Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng; nạp
khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tónh, thủy phản lực.
30.Sử dụng vỏ dẽo và màng mỏng :
Sử dụng các vỏ dẽo và mành mỏng thay cho các kết cấu khối.
Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẽo và màng mỏng.
31.Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ :
Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết nhiều lỗ (miếng
đệm, tấm phủ,…).
Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.
32.Nguyên tắc thay đổi màu sắc :
Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
Thay đổi độ trong suốt của đối tượng hay mội trường bên ngoài.
Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các
chất phụ gia màu, huỳnh quang.
Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu; Sử
dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
33.Nguyên tắc đồng nhất :
Những đối tượng tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một
vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối
tượng cho trước.
34.Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần :
Phần đối tượng đã hoàn thành nhiêm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự
phân hủy (hòa tan, bay hơi,…) hoặc phải biến dạng.
Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hối trực tiếp trong quá trình
làm việc.

35.Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng :
Thay đổi trạng thái đối tượng.
Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc; Thay đổi dộ dẻo.
Thay đổi nhiệt độ, thể tích.
36.Sử dụng chuyển pha :
Sử dụng các hiện tượng nảy sinh, trong các quá trình chuyển pha như thay đổi
thể tích, tỏa hay hấp thu nhiệt lượng …
37.Sử dụng sự nở nhiệt :
Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu.
Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác
nhau.
38.Sử dụng các chất ôxy hóa mạnh :
Thay không khí thường bằng không khí giàu ôxy.
Thay không khí giàu ôxy bằng chính ôxy.
Dùng các bức xạ iôn hóa tác động lên không khí hoặc ôxy.
Thay ôxy giàu iôn (hoặc ôxy bò iôn hóa) bằng chính ôxy.
39.Thay đổi độ trơ :
Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hòa.
Đưa thêm vào đối tượng các phần, các chất, phụ gia trung hòa.
Thực hiện quá trình trong chân không.
40.Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) :
Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành
(composite), Hay nói chung sử dụng các loại vật liệu mới.
o MỘT VÀI VÍ DỤ ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG LĨNH VỰC TIN HỌC :
- p dụng Nguyên tắc phân nhỏ : Trong bài toán độ thò, người ta sử dụng
nguyên lý kỹ thuật cho hiển thò hình ảnh thông qua hàng triệu điểm có tọa độ (x,y)
rời rạc - từng pixel rời rạc, và trong mỗi pixel chứa các thuộc tính màu sắc, ánh
sáng… Với kỹ thuật này, ta có thể tạo, xóa hay thay đổi thuộc tính của từng pixel
của các đối tượng, hình ảnh được hiển thò như một lưới điểm rời rạc (grid), từng

điểm đều có vò trí xác đònh được hiển thò với một giá trò nguyên biểu thò màu sắc
hoặc độ sáng của điểm đó. Tập hợp các pixel của grid tạo nên hình ảnh của đối
tượng mà ta muốn biểu diễn.
#include <graphics.h>
#include <conio.h>
#define ROUND(a) ((long)(a+0.5))
Void plot(int xc, int yc, int x, int y, int color)
{putpixel(xc+x, yc+y, color);
putpixel(xc-x, yc+y, color);
putpixel(xc+x, yc-y, color);
putpixel(xc-x, yc-y, color);}
Void Bresenham_Ellipse(int xc, int yc, int xRadius, int yRadius, int color){
long x, y, px, py, rx2, ry2, p;
x = 0;
y = yRadius;
rx2 = xRadius * xRadius;
ry2 = yRadius * yRadius;
px = 0;py = 2 * rx2 * y;
plot(xc, yc, x,y, color);
p = ROUND(ry2-(rx2*yRadius)+(0.25*rx2));
while ( px < py )
{ x++; px += 2*ry2;
if ( p < 0 ) p += ry2 + px;
else { y ; py -= 2*rx2; p+= ry2 + px - py; }
plot(xc, yc, x, y, color);
}
p = ROUND(ry2*(x+0.5)*(x+0.5) + rx2*(y-1)*(y-1) - rx2*ry2);
while (y>0)
{ y ; py -= rx2*2;
if ( p>0 ) p+=rx2-py;

else { x++; px += ry2*2; p += rx2 - py + px; }
plot(xc, yc, x, y, color);
}}
void main()
{
int gr_drive = DETECT, gr_mode;
initgraph(&gr_drive, &gr_mode, "");
Bresenham_Ellipse(getmaxx() / 2, getmaxy() / 2, 150, 80, 4);
getch();
closegraph();
}
- Áp dụng nguyên tắc chứa trong : Ngày này trong các dự án tin học lớn,
người ta không còn tạo ra một chương trình chính giải quyết xuyên suốt một loạt
các yêu cầu từ đầu đến cuối; mà người ta phân ra thành từng những modun chức
năng và trong mỗi mỗi modun lại chứa các chương trình con. Trong mỗi chương
trình con lại chứa những chương trình con khác.
Hay chương trình quản lý file Explore trong windows, việc tổ chức tạo và
lưu trữ cây thư mục và file, từng Folder có thể chứa những Folder con khác và tiếp
tục như vậy những Folder khác lại chứa những Folder con khác nữa. Việc thiết kế
theo nguyên tắc chứa trong này làm cho việc lưu trữ trong sáng, gọn gàng, dễ
dùng và dễ quản lý.
- Áp dụng nguyên tắc tác động theo chu kỳ : Các hãng sản xuất máy tính
áp dụng chia thời gian xử lý của CPU thành những chu kỳ xung - clock frequency
nhỏ, trong mỗi clock bộ vi xử lý procesor của CPU giải quyết 1 vấn đề – từ đó giải
quyết được bài toán hệ điều hành đa nhiệm (Multi Tasking), chẳng hạn hệ điều
hành Windows, WinXP,… cùng lúc có thể chạy được nhiều chương trình ứng dụng,
thay cho hệ điều hành MS DOS trước đây chỉ chạy được tuần tự từng chương trình
ứng dụng.
Hay trong việc truyền file trên internet, người ta sử dụng nguyên tắc chu kỳ,
trong một chu kỳ mỗi máy tính chỉ được gởi hay nhận từng gói tin nhỏ (Block/

Frame) dữ liệu, khi gởi đến gói tin cuối cùng máy tính mới hoàn tất việc gởi hay
khi nhận gói tin cuối cùng thì máy nhận mới thực hiện việc kết nối từng gói tin
nhỏ lại với nhau thành 1 file nguyên vẹn.
- Áp dụng nguyên tắc dự phòng: Để bảo đảm việc tổ chức lưu trữ an toàn
cơ sở dữ liệu database, Hệ quản trò dữ liệu Oracle tổ chức thực hiện việc sao lưu
dự phòng backup cơ sỡ dữ liệu ra 1 file song song với việc lưu trữ file; Hay để hệ
thống hoạt động ổn đònh an toàn liên tục Win Sever thường yêu cầu tổ chức 1 đóa
cứng làm Master và 1 ổ cứng khác làm Mirror hoạt động song nhau, để tổ chức
quản lý và backup các file hệ thống; nếu ổ dóa chính master bò hư hỏng hay bò virut
tấn công format xóa mất dữ liệu thì WinsServer lập tức chuyển quyền điều khiển
sang ổ cứng Mirror để hệ thống vận hành xuyên suốt.
Hay ổn áp UPS cấp điện cho máy vi tính được dùng cho việc ổn áp nguồn
và dự phòng khi cúp điện đột ngột, thì lúc đó máy vẫn làm việc bình thường trong
một khoảng thời gian nhất đònh nào đó đủ để chúng ta kòp thời có những thao tác
như lưu dữ liệu, tắt máy đúng qui đònh nhằm tránh chương trình bò những lỗi gây ra
do điện mất đột ngột.
- Áp dụng nguyên tắc kết hợp: Trong lónh vực phần mềm, ngày nay một
dự án khó có thể dùng một ngôn ngữ lập trình thực hiện từ đầu đến cuối mà phải
có sự kết hợp nhiều phần với nhau. Chẳng hạn như một dự án về cơ sở dữ liệu,
phần dữ liệu thường được tạo và quản lý bằng SQL Server hay Oracle còn phần
giao diện thường được lập trình bằng một trong các ngôn ngữ Visual Basic, Delphi
hay Visual C,… thậm chí có thể kết hợp các ngôn ngữ đó trong phần thiết kế giao
diện và các báo cáo thường được thiết kế bởi Crysral Report.
Hay chẳng hạn như MS. Office là bộ phần mềm văn phòng mà hiện nay
được sử dụng rất phổ biến, là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho mọi giới sử dụng từ
nhân viên văn phòng đến học sinh sinh viên. Nó được kết hợp bởi MS Word với
MS Excel với MS Access, PowerPoint,…… trong mỗi phần mềm này lại được tích
hợp từng phần khác như soạn thảo văn bản, sao chép, xóa, đònh dạng trang trí văn
bản, tính toán, in ấn ……
- Áp dụng nguyên tắc thay đổi màu sắc: Trong các chương trình máy tính

để thông báo cho người sử dụng biết trạng thái hoạt động máy tính, tình trạng
chương trình nhà sản xuất phần mềm thường sử dụng màu sắc giúp cảnh báo vấn
đề cho người sử dụng. Thông thường màu xanh biểu hiện cho trạng thái bình
thường, màu đỏ biểu hiện cho trạng thái không an toàn bất ổn.
- Áp dụng nguyên tắc vượt nhanh: Trong máy tính, khi chúng ta khởi động
máy, máy sẽ kiểm tra bộ nhớ RAM, chúng ta muốn vượt qua phần kiểm tra này thì
bấm phím “ESC”. Trong các ngôn ngữ lập trình, cấu trúc rẽ nhánh giúp chương
trình vượt nhanh qua các phần không thỏa điều kiện. Hay để dừng, ngắt thoát khỏi
vòng lặp bò lặp vô tận thường ta sử dụng phím “Break”, hay tổ hợp phím “Cotrol
+ Alt + Del”
- Áp dụng nguyên tắc vạn năng : Máy vi tính ngày càng có nhiều chức
năng từ việc đáp ứng nhu cầu xử lý, tính toán công việc hàng ngày, điều khiển tự
động, thiết kế đồ họa, tìm kiếm thông tin, nó còn sử dụng để học ngoại ngữ, giải
trí như : Nghe nhạc, xem phim, chơi game.
- Áp dụng nguyên tắc “tách khỏi”: Chúng ta thấy rằng, các thế máy tính
đầu tiên sử dụng bóng đèn điện tử, hệ điều hành máy tính, phần mềm sử dụng
được thiết kế tích hợp vào bên trong phần cứng cồng kềnh, muốn chỉnh sửa không
được; phần mềm đi liền với phần cứng khiến giá cả đắt. Trong khi đó ngày nay hệ
điều hành, phần mềm sử dụng được tách khỏi phần cứng, nên chúng dễ dàng
chỉnh sửa, nâng cấp và đa dạng phong phú người sử dụng tha hồ sử dụng tùy thích
mà giá cả lại không đắt.
Ví dụ : Việc tìm một khóa trên BST có thể thực hiện nhờ đệ quy. Chúng ta bắt đầu
từ gốc. Nếu khóa cần tìm bằng khóa của gốc thì khóa đó trên cây, nếu khóa cần
tìm nhỏ hơn khoa ở gốc, ta chỉ phải tìm nó trên cây con trái, nếu khóa cần tìm lớn
hơn khóa ở gốc, ta chỉ phải tìm nó trên cây con phải. Nếu cây con (trái hoặc phải)
là rỗng thì khóa cần tìm không có trên cây.
Search_binary_tree(node, key);
If node is Null then
return; None /* key not found */
Else

If key < node.key return Search binary_tree(node.left, key);
Else
if key > node.key return Search_binary_tree(node.right, key)
else /* key is equal to node key */
return node.value; # found key
- Áp dụng nguyên tắc giải “thiếu hoặc “thừa”: Khi tính tích phân xác
đònh của một hàm số f(x) liên tục trong đoạn [a,b], không mất tính tổng quát ta giả

×