Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC NGẦM. TÁC ĐỘNG GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.67 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
  
MÔN HỌC: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
BÀI TIỂU LUẬN:
CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC NGẦM.
TÁC ĐỘNG & GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC
ĐỘNG
Giảng viên: TS. NGUYỄN HỒNG QUÂN
Nhóm học viên thực hiện:
1. LÊ TRƯƠNG HUỲNH ANH
2. TRẦN THỊ HƯƠNG GIANG
3. TRẦN THỊ KIM TUYẾT

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2011
I. Tổng quan về nước ngầm:
1. Khái niệm:
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm
tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt Trái
đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người
2. Đặc điểm:
Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng mặt và
nước ngầm tầng sâu. Đặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh
trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm tầng
mặt thường không có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do vậy, thành phần và
mực nước biến đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt. Loại nước ngầm
tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm. Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp
được ngăn cách bên trên và phía dưới bởi các lớp không thấm nước.
Theo không gian phân bố, một lớp nước ngầm tầng sâu thường có ba vùng
chức năng: Vùng thu nhận nước, vùng chuyển tải nước và vùng khai thác nước có
áp. Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá xa, từ vài


chục đến vài trăm km. Các lỗ khoan nước ở vùng khai thác thường có áp lực. Đây
là loại nước ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng ổn định. Trong các khu vực phát
triển đá cacbonat thường tồn tại loại nước ngầm caxtơ di chuyển theo các khe nứt
caxt. Trong cỏc di cn cỏt vựng ven bin thng cú cỏc thu kớnh nc ngt nm
trờn mc nc bin.
Phõn chia cỏc thnh to a cht theo tớnh cht v dng tn ti ca nc
ngm nh sau:
Tng cha nc: L thnh to a cht cú tớnh thm nc cú th cha
v vn ng trong chỳng v cú th khai thỏc c mt lng nc cú ý ngha kinh
t t cỏc ngun l hoc t cỏc cụng trỡnh nhõn to nh ging, l khoan.
a) Tng cha nc l hng
a1- Tng cha nc Pleistocen gia trờn (qp)
Cỏc trm tớch Pleistocen gia - trờn cú thnh phn ht thụ chim 70 n 90%,
nhng do tớnh khụng ng nht v c ht rt kộm, chiu dy v th nm bin i ln
nờn mc cha nc bin i t giu n nghốo tựy theo tng khu khỏc nhau.
Tng cha nc ny l tng cú trin vng cho khai thỏc nc tp trung vi
quy mụ va n quy mụ nh. Ngoi ra, chỳng cũn cú ý ngha quan trng trong
cung cp nc nh l phc v n ung, sn xut v sinh hot.
Các thành tạo địa chất
Các tầng chứa nớc (Aquifer) Các tầng không chứa nớc (non acquifer)
Các tầng chứa nớc lỗ hổng Các tầng chứa nớc khe nứt
a2- Tầng chứa nước Pleistocen dưới (qp
1
)
Các trầm tích Pleistocen dưới có thành phần hạt thô lớn, tuy nhiên do mức độ
đồng nhất về cỡ hạt rất kém, chiều dày và thế nằm thay đổi nên mức độ chứa nước
biến đổi từ giàu đến nghèo tùy theo từng khu khác nhau.
Tầng chứa nước này là tầng có triển vọng cho khai thác nước tập trung với
quy mô vừa đến quy mô nhỏ. Ngoài ra chúng có ý nghĩa quan trọng trong cung cấp
nước nhỏ lẻ phục vụ ăn uống, sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên một số nơi nước

dưới đất có dấu hiệu nhiễm bẩn nitrat, có nơi nhiễm bẩn nặng và độ pH thấp, cần
phải xử lý trước khi đưa vào ăn uống, sử dụng.
a3- Tầng chứa nước Pliocen (n
2
)
Tầng chứa nước này là tầng hầu hết có mức độ chứa nước thuộc loại trung
bình đến giàu.
Đây là tầng chứa nước có triển vọng trong việc khai thác với các quy mô từ lớn
đến nhỏ để cung cấp nước cho các mục đích khác nhau.
b) Tầng chứa nước khe nứt
b1- Tầng chứa nước khe nứt Pleistocen trên (βqp
3
)
Độ giàu nước của đá phụ thuộc vào chiều dày, mức độ nứt nẻ của chúng. Do
chiều dày nhỏ, mức độ nứt nẻ ít, nên khả năng chứa nước của tầng chứa nước hạn
chế.
Tầng chứa nước này chỉ có thể khai thác với quy mô nhỏ bằng các giếng khoan
và giếng đào phục vụ ăn uống, sinh hoạt và sản xuất cho các cụm dân cư nhỏ lẻ hoặc
từng hộ cá thể.
b2- Tầng chứa nước khe nứt Pleistocen giữa (βqp
2
)
Các lớp đá phong hoá dở dang, đá màu xám đen, cấu tạo lỗ hổng xen đặc xít.
Đá phong hóa nứt nẻ mạnh các khe nứt phân bố không đều có xu hướng giảm dần
theo chiều sâu.
Đặc điểm chứa nước không đồng nhất theo chiều sâu và theo diện tích, hoàn
toàn phụ thuộc vào đặc điểm nứt nẻ lỗ hổng của đá. Đá nứt nẻ mạnh có nhiều lỗ hổng
có khả năng chứa nước tốt, điện trở suất biến đổi trong phạm vi hẹp từ 20m đến
100m, đá đặc xít, không nứt nẻ thì hầu như không chứa nước và trở thành cách nước,
điện trở suất thay đổi khá lớn từ 100m - 244m.

b3- Tầng chứa nước khe nứt Pliocen trên - Pleistocen dưới (βn
2
-qp
1
)
Mức độ nứt nẻ trong các thành tạo không đồng đều, không có quy luật, các lỗ
hổng không ăn thông với nhau, do đó khả năng chứa nước cũng rất khác nhau. Đặc
điểm chứa nước các thành tạo phun trào bazan Pliocen trên-Pleistocen dưới phân bố
không đồng nhất theo chiều sâu và theo diện tích, hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm
nứt nẻ lỗ hổng của đá. Đá nứt nẻ mạnh có nhiều lỗ hổng có khả năng chứa nước tốt,
đá đặc sít, không nứt nẻ thì hầu như không chứa nước và trở thành cách nước.
b4- Tầng chứa nước khe nứt Miocen trên (βn
1
3
)
Các đá có dạng khối, đặc sít hoặc lỗ rỗng, hạnh nhân xen kẽ nhau theo kiểu lớp
phủ nằm ngang. Hầu như không gặp kiểu vụn kết núi lửa hoặc kiểu xen kẽ trầm tích.
b5- Tầng chứa nước khe nứt Kreta (k
1
)
Các thành tạo phun trào Kreta có độ nứt nẻ không đều. Nhiều nơi chỉ gặp đá
nguyên khối nứt nẻ rất ít.
b6- Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích Jura (j
1-2
)
Sét kết, bột kết xen kẹp các lớp cát kết hạt mịn màu xám tro, xám đen, phân
lớp mỏng, ít nứt nẻ, phía trên bị phong hóa tạo thành sét dẻo màu xám đen.
Cần phải khai thác kết hợp cả nước khe nứt và nước lỗ hổng trong các trầm tích
bở rời để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng trong hiện tại cũng như tương lai.
Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá xa, từ

vài chục đến vài trăm km. Các lỗ khoan nước ở vùng khai thác thường có áp lực.
Đây là loại nước ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng ổn định. Trong các khu vực
phát triển đá cacbonat thường tồn tại loại nước ngầm caxtơ di chuyển theo các khe
nứt caxtơ. Trong các dải cồn cát vùng ven biển thường có các thấu kính nước ngọt
nằm trên mực nước biển.
Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ở nhiều quốc gia và
vùng dân cư trên thế giới. Do vậy, ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng môi trường sống của con người.
II. Các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm:
Các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái nước ngầm bao gồm:
1. Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng Fe, Mn
và một số kim loại khác.
- Do đặc điểm các thành tạo địa chất vùng ven biển thường chứa nhiều sắt,
nên ở những điều kiện xác định, sắt được ngâm chiết đáng kể từ đất vào nước
ngầm và do vậy, có thể làm cho nồng độ sắt tan cao trong nước ngầm. Mặt khác, đi
kèm với sắt, mangan (Mn) cũng thường được ngâm chiết vào nước ngầm.
- Do nhiều vùng có cấu trúc karst nên nước ngầm thường bị nhiễm vôi (tức
là độ cứng cao), gây ảnh hưởng đến việc sử dụng nước, thậm chí ảnh hưởng đến
sức khoẻ.
2. Các tác nhân nhân tạo như nồng độ kim loại nặng cao, hàm lượng NO-
3, NO-2, NH4+, PO4 v.v vượt tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật. Suy
thoái trữ lượng nước ngầm biểu hiện bởi giảm công suất khai thác, hạ thấp mực
nước ngầm, lún đất.
2.1. Khai thác nước ngầm:
Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của hoạt động khai thác nước dưới
đất với cường độ lớn, mực nước ngày càng hạ thấp, từ đó dẫn đến biến đổi chất
lượng nước theo 2 xu hướng: xâm nhập mặn và bổ cập nước nhạt vào tầng chứa
nước. Các yếu tố khác như địa hình, địa chất, kiến tạo… cũng góp một phần vào
xu hướng biến đổi.
Trên thực tế, nhu cầu sử dụng nước của năm sau cao hơn năm trước và sự

giảm áp của tầng chứa nước cũng ảnh hưởng đến độ hạ thấp của mực nước. Do đó
trong tương lai, độ hạ thấp mực nước có thể cao hơn dự đoán.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay kéo theo sự gia tăng phát triển của
các ngành sản xuất công nghiệp có sử dụng nhiều nước ngầm, thì mức độ lan
truyền của các nguồn gây ô nhiễm cũng sẽ làm biến đổi chất lượng nước. Ngày
nay, tình trạng ô nhiễm và suy thoái nước ngầm đang phổ biến ở các khu vực đô
thị và các thành phố lớn trên thế giới.
2.2.Khai thác khoáng sản:
Trong quá trình khai thác khoáng sản sẽ ảnh hưởng đến mực nước ngầm và
khi đó nước sẽ chảy vào moong khai thác có chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng và
các kim loại ảnh hưởng và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
2.3. Các hoạt động tạo các chất thải và đưa chất thải vào môi trường
Nhóm các hoạt động này bao gồm: các hoạt động công nghiệp, các khu đô
thị và các hoạt động nông nghiệp.
- Ở các thành phố và khu công nghiệp, các hoạt động công nghiệp
thường tạo ra lượng lớn nước thải, chất thải rắn, khí thải, trong đó có chứa nhiều
thành phần có thể gây ô nhiễm nước ngầm. Hiện nay, có nhiều Công ty chưa xây
dựng hệ thống xử lý nước thải và chưa có hạ tầng thoát nước, thải thẳng vào môi
trường đất hoặc các công hồ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
- Một lượng lớn chất thải rắn tạo thành từ các thành phố, khu công
nghiệp,…Do mức độ thu gom nước thải còn thấp (50 – 80 %) và sau đó lại đỗ
vào các hố trũng không đảm bảo vệ sinh, nên trong quá trình phân huỷ, nhiều
thành phần nước rác xâm nhập vào các tầng chứa nước. Tồn tại khá nhiều các bãi
chôn lấp chất thải như thế này tại các thành phố lớn. Ngoài ra , các bãi tha ma,
các nghĩa trang,…cũng là các đối tượng gây nhiễm bẩn cho nước dước đất. Khói
bụi phun ra từ các nhà máy, khu công nghiệp theo nước mưa rơi xuống có thể
góp phần bổ sung các chất ô nhiễm cho nước dưới đất.
2.2.4. Các hoạt động nông nghiệp
- Chất độc chiến tranh và các điểm tồn trữ HCBVTV trong môi trường, nếu
không được xử lý và kiểm soát, cũng có thể là những nguồn đe doạ ô nhiễm nguồn

nước ngầm.
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp: việc sử dụng phân bón hóa học,
HCBVTV đã góp phần quan trọng vào việc cải thiện năng suất cây trồng, song do
tình trạng lạm dụng quá mức, kém hiểu biết của người dân trong quá trình sử dụng,
nên có thể dẫn đến tình trạng suy thoái đất nông nghiệp và có nguy cơ ô nhiễm
nguồn nước ngầm.
Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tại các
vùng nông nghiệp thâm canh, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây
trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm
nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Tác động tiêu cực khác của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón là
làm suy thoái chất lượng môi trường khu vực canh tác nông nghiệp như phú dưỡng
đất, nước, ô nhiễm đất, nước, giảm tính đa dạng sinh học của khu vực nông thôn,
suy giảm các loài thiên địch, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh đối với thuốc
bảo vệ thực vật. Đồng thời sẽ lan truyền nguồn thuốc bảo vệ thực vật này vào
nguồn nước ngầm.
2.2.5. Các hoạt động xây dựng
Các hoạt động xây dựng tuy tạo ra chất thải không nhiều song lại có ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng ô nhiễm nước dưới đất, vì các hoạt động xây dựng tạo
ra các con đường lưu thông ở dưới sâu với trên mặt đất do việc khoan các lỗ khoan
khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng, đào các công trình ngầm. Nước bẩn
từ trên mặt hoặc nước mặn từ các tầng chứa nước khác có thể dễ dàng theo các
đường dẫn đó xâm nhập vào cá tầng chứa nước có chất lượng tốt và nhanh chóng
làm ô nhiễm nước của tầng chứa nước đó. Mặt khác, các lỗ khoan, hố đào đó cũng
là các con đường thuận lợi để đưa oxi từ khí quyển vào lòng đất góp phần đẩy
nhanh quá trình oxi hóa các chất hữu cơ, các sunphua kim loại.
Các công trình thủy lợi có tác động đến nước ngầm chủ yếu là các hồ chứa
và các kênh dẫn nước. Nhìn chung các công trình thủy lợi làm tăng nguồn nước
ngầm. Do việc xây dựng các hồ chứa dâng cao mực nước ngầm ở quanh khu vực
hồ chứa, còn các kênh dẫn tạo điều kiện cho nước trong kênh thấm xuống bổ sung

cho nước ngầm. Các thông số cơ bản để đánh giá chính là mực nước ngầm.Mặt
khác các hồ chứa và các kênh cũng góp phần làm biến đổi thành phần của nước
ngầm. Tuy nhiên thông thường các tác động này phần lớn có tính tích cực. Riêng
đối với các nguồn nước khoáng thì khi xây dựng các hồ đập có thể có các tác động
xấu hoặc do làm ngập hoàn toàn nơi xuất lộ, hoặc nước trên mặt có thể làm hỏng
nguồn nước khoáng.
III. Các tác nhân gây ô nhiễm nước ngầm:
1. Ô nhiễm nước ngần do kim loại nặng:
Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v thường không
tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa của các thể sinh vật và thường tích
lũy trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại với sinh vật.
Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực
nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản.
Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim loại nặng trong nước.
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi
trường nước nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý
không đạt quy chuẩn cho phép. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu
cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích lũy theo
chuỗi thức ăn thâm nhập vào cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các
chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan
khác.
2. Ô nhiễm nước ngầm do vi sinh vật:
Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh
các sinh vật có ích, có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người
và sinh vật. Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh
trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi
khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật Bản, giun đỏ, trứng giun v.v
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước
thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v Để đánh giá chất
lượng nước dưới góc độ ô nhiễm tác nhân sinh học, người ta thường dùng chỉ số

coliform. Đây là chỉ số phản ánh số lượng trong nước vi khuẩn coliform, thường
không gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng biểu hiện sự ô nhiễm nước bởi các
tác nhân sinh học. Để xác định chỉ số coliform người ta nuôi cấy mẫu trong các
dung dịch đặc biệt và đếm số lượng chúng sau một thời gian nhất định. Ô nhiễm
nước được xác định theo các giá trị tiêu chuẩn môi trường.
Hiện nay, phần lớn chất thải rắn đã được thu gom vào bãi rác tập trung,
nhưng hiệu quả thu gom vẫn chưa cao. Tuy vậy, việc xử lý chất thải rắn vẫn chưa
đúng quy cách, chưa đúng quy trình của một bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Ở vùng
nông thôn và huyện lỵ, lượng chất thải rắn được thu gom vào các bãi rác tập trung
còn rất ít, nên chủ yếu vẫn nằm phát tán trong môi trường. Các bãi rác tập trung
cũng như chất thải rắn phân tán trong môi trường cũng là một trong những nguy cơ
gây ô nhiễm nguồn nước ngầm ở địa phương…
II. Tác động: Làm cho cạn kiệt, nhiễm mặn nguổn nước ngầm và gây
sụp lún
Ở đô thị, hệ thống sông, kênh rạch có nơi bị ô nhiễm bởi rác thải, nước thải
sinh hoạt từ các khu dân cư xả ra mà chưa qua xử lý. Nhiều người lấn chiếm lòng,
bờ sông, kênh rạch để sinh sống, buôn bán hàng hóa. Họ thẳng tay thải rác trực tiếp
trên bề mặt làm cản trở sự lưu thông dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù.
Không những vậy, rác phân hủy gây ra mùi hôi thối cho toàn khu vực. Mặt khác,
nó còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt để xử lý thành nguồn nước
sạch cấp cho nhu cầu xã hội.
Con người sử dụng nước cho ăn uống, tắm gội, giặt giũ… Khi các hoạt động
này gia tăng dẫn đến tình trạng khai thác nước dưới đất tràn lan. Thậm chí điều này
còn ảnh hưởng đến môi trường như sụp lún, nhiễm mặn… Trong khi đó, nhiều
giếng khoan thi công không đúng kỹ thuật như kết cấu giếng không tốt; gần khu
vực nhà vệ sinh; hệ thống xử lý nước thải kém; giếng khoan hư không được trám
lấp… cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Có nhiều sự cố gây thất thoát
nước do đường ống dẫn cũ, gãy, bể lâu ngày, rò rỉ từ van hư cũ. Có người do lười
hoặc quên tắt van cũng là nguyên nhân gây lãng phí nước.
Trong những năm gần đây, hoạt động nuôi nuôi tôm trên cát phát triển

mạnh. Lượng nước ngầm được bơm lên phục vụ cho hoạt động này khá lớn và do
vậy gây nguy cơ nhiễm mặn các mạch nước ngầm ở những vùng này. Mặt khác,
các chất thải tạo ra từ hoạt động nuôi tôm cũng có thể gây ô nhiễm nước ngầm, vì
chúng có thể ngấm vào nước ngầm (do túi nước ngầm các vùng ven biển có mực
nước tĩnh thấp).
Giữa nước mặn và nước nhạt có một ranh giới. Khi hoạt động khai thác
nước dưới đất quá mức thì lúc đó mực nước mặn xâm nhập dần, đẩy lùi mực nước
ngọt vào sâu, làm nhiễm mặn các công trình khai thác trong khu vực. Mặt khác,
nhiều nguyên nhân dẫn đến tầng chứa nước bị ngập mặn là do nước biển tràn vào,
con người dẫn nước biển vào sâu trong ruộng để làm muối. Loài người chúng ta
đang từng bước làm hại đến môi trường sống như phá rừng lấp đất, san ruộng cất
nhà… dẫn đến mất khả năng giữ nước của đất gây ngập lụt, sạt lở.
III. Biện pháp giảm thiểu tác động
3.1 Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ngầm
Một trong những biện pháp thích hợp nhất để kiểm soát ô nhiễm nước ngầm
là bố trí các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm nước ngầm như bãi chôn lấp rác thải,
bãi chứa quặng xỉ, nghĩa trang,… ra xa khu vực khai thác nước. Các bãi chứa chất
thải không được xây dựng trong vùng có cửa sổ địa chất thuỷ văn vì các chất rò rỉ
có thể thắm dễ dàng vào trong các tầng chứa nước dưới đất. Việc di chuyển các bãi
chôn lấp hiện có ra ngoài khu vực mỏ nước ngầm và cách ly nó là những biện pháp
thích hợp và cần thiết để bảo vệ nguồn nước này.
Thay đổi việc tiêu thoát nước trên mặt đất cho dòng chảy từ vùng cao không
chảy qua khu vực chứa (chôn lấp) chất thải sẽ làm giảm lượng nước ngấm vào bãi
chất thải cũng như lượng nước rỉ từ đấy. Xây dựng lớp phủ ít thấm nước ở phía
trên chất thải rắn cũng sẽ làm giảm một lượng lớn nước rỉ rác hình thành. Lớp phủ
có thể là đất sét đầm chặt, màng chất dẽo tổng hợp và các loại vật liệu cách nước
khác. Lớp nắp phủ bãi chôn lấp rác thải hiệu quả thường có vài lớp, các lớp hạt thô
nằm giữa các lớp hạt mịn có tác dụng như thiết bị tiêu nước, làm trệt hướng thấm
ra khỏi chất thải.
Trong trường hợp các hố chôn lấp chất thải nằm sâu trong tầng chứa nước

ngầm thì phải xây các tường chắn đứng xung quanh, không cho dòng nước ngầm
chảy qua đó. Ngoài ra còn bố trí các bơm giếng khoan để hạ mực nước ngầm cục
bộ tại khu vực hố chứa chất thải.
3.2. Bổ sung nhân tạo nguồn nước ngầm
Nước ngầm có ưu điểm lớn so với nước mặt là chất lượng ổn định. Tuy
nhiên nước ngầm không có sẵn và trữ lượng khai thác hạn chế. Sau một thời gian
khai thác nước ngầm có thể bị cạn kiệt. Vì vậy cần thiết phải tiến hành bổ cập cho
nó từ các nguồn nước sông, hồ bằng cách cho nước mặt thấm qua một khu vực
nhất định xuống tầng chứa nước. Bổ sung nhân tạo nước ngầm có một ý nghĩa lớn
trong việc cải thiện cung cấp nước sinh hoạt cho các đô thị và khu dân cư. Công
suất của một tầng chứa nước nhận được từ việc bổ sung và hạn chế, nhưng lượng
nước lớn có thể lấy được khi bổ sung nhân tạo.
3.3. Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước:
* Tạo được sự thích ứng, đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật, tổ
chức, định mức trong lĩnh vực tài nguyên nước; phát triển các dịch vụ về nước
nhằm quản lý chặt chẽ tài nguyên nước, tạo động lực phát triển ngành khai thác
nước phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Hình thành đồng bộ, bảo đảm hiệu lực hệ thống quản lý nhà nước, phát
triển rộng rãi các tổ chức dịch vụ về tư vấn, khoa học công nghệ, cung cấp nước.
Ở các nước phát triển, nước ngầm đã trở thành nguồn tài nguyên quý giá và
được bảo vệ nghiêm ngặt. Với Việt Nam, đã đến lúc thắt chặt hơn nữa công tác bảo
vệ nguồn tài nguyên này. Bởi lẽ, quá trình phát triển mạnh mẽ của các đô thị cũng như
sản xuất công nghiệp đã và đang khiến một phần nguồn nước mặt bị thu hẹp và ô
nhiễm. Để có nước phục vụ sinh hoạt, buộc các đô thị phải sử dụng nguồn nước
ngầm. Đã có những đô thị trên thế giới phải lấy nước ngầm xa hàng trăm cây số bởi
hệ thống nước ngầm trong và ven đô thị của họ đã cạn kiệt. Đó không phải là bài học
mới, nhưng có lẽ vẫn chưa cũ trong bối cảnh phát triển đô thị quá nhanh, thiếu quy
hoạch ở Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Công nghiệp, "Tập phụ lục kèm theo quy chế lập bản đồ Địa chất

thuỷ văn tỷ lệ 1/50.000 (1/25.000)”, Hà Nội, (2001).
[2]. Bộ Công nghiệp, “Quy chế lập bản đồ Địa chất thuỷ văn tỷ lệ 1/50.000
(1/25.000)”, Hà Nội, (2001).
[3]. Đoàn Văn Cánh, “Đánh giá tác động môi trường”, Trường Đại học Mỏ
- Địa chất, Bộ môn Địa chất thuỷ văn, Hà Nội, (1998).
[4]. Nguyễn Vĩnh Chân, “Phát triển bền vững”, Bộ Khoa học & Công
nghệ, Hà Nội, (2006).
[5]. Nguyễn Ngọc Dung, “Xử lí nước cấp” - Trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội, (1999).
[6]. Bùi Học, “Những vấn đề sinh thái trong Địa chất thuỷ văn”, Trường
Đại học Mỏ - Địa chất, Bộ môn Địa chất thuỷ văn, Hà Nội, (2001).

×