Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp sửa chữa máy kéo công suất nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.84 KB, 65 trang )

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ
TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
SỬA CHỮA MÁY KÉO CÔNG SUẤT NHỎ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 783 /QĐ-TCDN
Ngày 19 tháng 12 năm 2011 Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề)
Hà nội – Năm 2011
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1
VÀ XÃ HỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 783 /QĐ-TCDN
Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ;
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề;
Đối tượng tyển sinh: Cơ sức khoẻ, trình độ học vấn phù hợp với nghề Sửa chữa máy
kéo công suất nhỏ;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 09
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn lao động trong quá trình
thực hiện sửa chữa máy kéo công suất nhỏ;
+ Trình bày được các biện pháp sơ cấp cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn lao động;
+ Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động
và những hư hỏng thường gặp của các hệ thống và cơ cấu sau đây của máy kéo công
suất nhỏ như: Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền; Cơ cấu phân phối khí; Hệ thống cung
cấp nhiên liệu; Hệ thống làm mát, bôi trơn; Hệ thống điện; Hệ thống truyền lực; Hệ


thống điều khiển và di động; Hệ thống thuỷ lực và cơ cấu treo.
- Kỹ năng:
+ Biết sử dụng an toàn và bảo quản các bộ dụng cụ tháo lắp, đo kiểm, bộ dụng
cụ nguội, các thiết bị điện, các thiết bị nâng hạ, thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao,
phương tiện phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn trong quá trình sửa chữa máy
kéo công suất nhỏ;
+ Biết sơ cấp cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn lao động;
2
+ Biết tháo lắp và kiểm tra được các hư hỏng của các chi tiết thuộc động cơ, hệ
thống điện, hệ thống truyền lực, hệ thống điều khiển và di động, hệ thống thuỷ lực và
cơ cấu treo của máy kéo công suất nhỏ;
+ Sửa chữa được (gồm bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ) các hư hỏng của các chi tiết
đơn giản thuộc động cơ,hệ thống điện, hệ thống truyền lực, hệ thống điều khiển và di
động và cơ cấu treo của máy kéo công suất nhỏ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
+ Thay thế được các chi tiết phức tạp, có độ chính xác cao của cơ cấu trục
khuỷu, thanh truyền, cơ cấu phân phối khí, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống làm
mát, bôi trơn và hệ thống thuỷ lực của cơ cấu treo.
- Thái độ:
+ Nghiêm túc trong học tập, thực hành;
+ Cẩn thận, chính xác trong các thao tác tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa các hư
hỏng của các chi tiết, cơ cấu của máy kéo công suất nhỏ;
+ Có ý thức bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị.
2. Cơ hội việc làm:
Người học sau khi học xong chương trình nghề “Sửa chữa máy kéo công suất
nhỏ” có thể thực hiện các công việc sau:
- Trực tiếp sửa chữa máy kéo công suất nhỏ tại gia đình.
- Làm thợ sửa chữa máy kéo công suất nhỏ tại các trạm sửa chữa máy kéo.
- Tổ chức sửa chữa lưu động máy kéo công suất nhỏ cho người dân.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 4 tháng
- Thời gian học tập: 14 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 456 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 72 giờ (Trong đó
thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học: 8 giờ)
2. Phân bố thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 456 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 76 giờ; Thời gian học thực hành: 380 giờ.
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ
THỜI GIAN
3


ĐUN
Tên mô đun
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng
số
Trong đó

thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra
Các môn học, mô đun đào tạo nghề
MĐ 01 An toàn lao động trong sửa chữa
máy kéo công suất nhỏ
64 12 44 8
MĐ 02 Sửa chữa cơ cấu biên tay quay 72 12 52 8

MĐ 03 Sửa chữa cơ cấu phân phối khí 40 6 26 8
MĐ 04 Sửa chữa hệ thống cung cấn nhiên
liệu
60 8 44 8
Mđ 05 Sửa chữa hệ thống làm mát và bôi
trơn
48 4 40 4
MĐ 06 Sửa chữa hệ thống điện 60 8 48 4
MĐ 07 Sửa chữa hệ thống truyền lực 64 10 46 8
MĐ 08 Sửa chữa hệ thống điều khiển và di
động
60 8 44 8
MĐ 09 Sửa chữa hệ thống thuỷ lực và cơ
cấu treo
60 8 44 8
Tổng cộng 528 76 380 72
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
NGHỀ
1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời
gian cho chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề:
- Chương trình mô đun này được sử dụng cho các khóa dạy nghề ngắn hạn cho
nông dân hoặc những người có nhu cầu học nghề ngắn hạn. Hình thức tổ chức học tập
có thể giảng dạy lưu động tại các địa phương hoặc các cơ sở dạy nghề của ngành Cơ
điện nông thôn;
4
- Chương trình mô đun Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ bao gồm 01 mô đun
bắt buộc và 08 mô đun độc lập. Tuy nhiên nếu người học có nhu cầu học tập toàn khóa
học thì nên bố trí học mô đun 02,03,04,05 trước khi học mô đun 06,07, 08 và 09;

- Để giảng dạy các mô đun này, giáo viên phải vận dụng được phương pháp
giảng dạy theo mô đun; có trình độ và kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt. Cần kết hợp
tốt các phương pháp thuyết trình, thảo luận, làm mẫu và hoạt động thực hành trên máy
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học;
- Mỗi bài thực hành cần có kiểm tra phần lý thuyết thông qua vấn đáp hoặc trắc
nghiệm và đánh giá kết quả thực hành của cá nhân hoặc của cả nhóm và tích hợp kết
quả chung cho mỗi bài làm cơ sở đánh giá kết quả học tập toàn khóa học.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học hoặc thi tốt nghiệp:
Số
TT
Môn thi
Hình thức thi Thời gian thi
1 Kiến thức, kỹ năng nghề
- Lý thuyết nghề
Viết Không quá 30 phút
Vấn đáp
Chuẩn bị không quá:
20 phút;
Trả lời không quá:
10 phút
Trắc nghiệm Không quá: 30 phút
- Thực hành nghề Bài thi thực hành Không quá 04 giờ
2
*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp
lý thuyết với thực hành)
Bài thi lý thuyết và
thực hành
Không quá 05 giờ
3. Các chú ý khác:
Để đánh giá kết quả học tập của học viên theo mô đun đào tạo, cần chú ý về

phương pháp đánh giá như sau:
- Về kiến thức:
+ Học viên hoàn thành ít nhất 85% thời gian học các bài trong mỗi môđun;
+ Kết quả học tập các bài trong mô đun của học viên phải đạt điểm trung bình trở
lên;
5
+ Sau khi kết thúc mỗi bài, học viên phải làm một bài kiểm tra kết thúc bài học
về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, những hư hỏng thường gặp của bộ phận,
cơ cấu trong nội dung đào tạo của mô đun (thời gian được phân bố trong mỗi bài của
mô đun và theo hình thức tự luận, trắc nghiệm hoặc vấn đáp).
- Về kỹ năng:
+ Học viên hoàn thành ít nhất 85% thời gian thực hành các bài của môđun trong
chương trình;
+ Đánh giá kết quả kỹ năng nghề của học sinh bằng bảng kiểm và sản phẩm cuối
cùng của bài thực hành sau khi kết thúc mỗi bài học (thời gian thực hành được phân bố
trong mỗi bài của mô đun).
- Về thái độ:
+ Học viên hoàn thành ít nhất 85% thời gian học các môđun trong chương trình;
+ Kết quả học tập của học viên phải đạt điểm trung bình trở lên;
+ Đánh giá về thái độ học sinh bằng sổ nhật ký giáo viên./.
6
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: An toàn lao động trong sửa chữa
máy kéo công suất nhỏ
Mã số mô đun: MĐ 01
(Ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ-TCDN
Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
7
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG SỬA CHỮA MÁY KÉO

CÔNG SUẤT NHỎ
Mã số mô đun: MĐ 01
Thời gian mô đun: 64 giờ (Lý thuyết: 12 giờ, Thực hành: 52 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí:
+ Mô đun 01 là mô đun bắt buộc, bao gồm phần lý thuyết và thực hành cơ bản
về an toàn lao động lao động trong quá trình sửa chữa máy kéo công suất nhỏ.
+ Mô đun 01 được bố trí học trước các mô đun còn lại trong chương trình (8 mô
đun còn lại).
- Tính chất:
+ Mô đun 01 có tính chất giúp người học tiếp thu kiến thức cơ bản về công tác
phòng chống tai nạn lao động trong quá trình sửa chữa máy kéo công suất nhỏ.
+ Những kiến thức và kỹ năng của mô đun 01 có liên quan trực tiếp đến an toàn
lao động trong khi thực hiện công việc của tất cả các mô đun còn lại, vì vật, đây là mô
đun bắt buộc và phải được bố trí học trước các mô đun khác trong chương trình.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
- Nhận biết được và trình bày được cấu tạo, công dụng của bộ dụng cụ tháo lắp
chuyên dùng, bộ dụng cụ nguội, bộ dụng cụ đo kiểm, các thiết bị nâng hạ, thiết bị dùng
điện, thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao được sử dụng trong sửa chữa máy kéo công
suất nhỏ.
- Thực hiện được các thao tác khi sử dụng các dụng cụ tháo lắp chuyên dùng,
dụng cụ đo kiểm, bộ dụng cụ nguội, các thiết bị dùng điện, các thiết bị nâng hạ, thiết bị
có áp suất và nhiệt độ cao và các phương tiện phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an
toàn lao động trong quá trình sửa chữa máy kéo. Thực hiện được các biện pháp sơ cấp
cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn lao động
- Chấp hành đúng các quy định về an toàn lao động, sử dụng và bảo quản được
các trang thiết bị bảo hộ lao động, các dụng cụ tháo lắp chuyên dùng, bộ dụng cụ
nguội, các thiết bị dùng điện, các thiết bị nâng hạ, thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao và
các phương tiện phòng cháy chữa cháy.
III. NỘI DUNG MÔĐUN

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
Số
TT
Tên các bài trong mô đun Thời gian
Tổng
số

thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra
1 Phòng tránh tai nạn trong tháo lắp,
bưng bê và nâng hạ vật nặng 12 2 8 2
8
2 Phòng tránh tai nạn trong sửa chữa
các cơ cấu động của máy kéo
10 2 7 1
3 Phòng tránh tai nạn về điện 10 2 7 1
4 Phòng tránh tai nạn trong sửa chữa các
chi tiết, thiết bị có áp suất và nhiệt độ
cao
10 2 7 1
5 An toàn phòng cháy chữa cháy 10 2 7 1
6 Sơ cấp cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn
lao động
12 2 8 2
Cộng 64 12 44 8
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữ lý thuyết với thực hành được tính
bằng giờ thực hành

2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Phòng tránh tai nạn trong tháo lắp, bưng bê và nâng hạ vật nặng
Thời gian: 12 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo, công dụng của dụng cụ tháo lắp, dụng cụ đo kiểm và
các biện pháp an toàn khi sử dụng dụng cụ tháo lắp, dụng cụ đo kiểm và khi bưng bê,
nâng hạ các vật nặng.
- Thực hiện được các thao tác an toàn khi sử dụng dụng cụ tháo lắp, dụng cụ đo
kiểm và khi bưng bê, nâng hạ các vật nặng.
- Tuân thủ các quy định về an toàn khi sử dụng dụng cụ tháo lắp, dụng cụ đo
kiểm và khi bưng bê, nâng hạ các vật nặng.
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu cấu tạo, công dụng của các dụng cụ tháo lắp, đo kiểm và thiết bị nâng hạ
3. Thực hành các tư thế an toàn khi tháo lắp, bưng bê và nâng hạ vật nặng
4. Bảo quản các dụng cụ tháo lắp và thiết bị nâng hạ sau khi sử dụng
Bài 2: Phòng tránh tai nạn trong sửa chữa các cơ cấu động của máy kéo
Thời gian:10 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu động trên máy kéo
và các tai nạn lao động thường xảy ra khi sửa chữa cơ cấu động trên máy kéo
- Thực hiện được các thao tác an toàn khi sửa chữa các cơ cấu động trên máy
kéo
- Tuân thủ các quy định về an toàn khi sửa chữa các cơ cấu động trên máy kéo
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu động trên máy kéo
3. Thực hành các tư thế an toàn khi sửa chữa các cơ cấu động trên máy kéo
Bài 3: Phòng tránh tai nạn về điện
9
Thời gian: 10
giờ

Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện trên máy kéo và các
thiết bị sử dụng điện dùng trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ.
- Thực hiện các thao tác an toàn khi sửa chữa các thiết bị điện trên máy kéo và
khi sử dụng các thiết bị dùng điện trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ.
- Tuân thủ các quy định về an toàn khi sửa chữa các thiết bị điện trên máy kéo
và khi sử dụng các thiết bị dùng điện
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của cácthiết bị điện trên máy kéo cũng như các thiết
bị dùng điện trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
3. Thực hành các tư thế an toàn phòng chống điện giật khi sửa chữa thiết bị điện trên
máy kéo và vận hành các thiết bị dùng điện trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
4. Bảo quản các thiết bị dùng điện sau khi sử dụng
Bài 4: Phòng tránh tai nạn trong sửa chữa các chi tiết, thiết bị có áp suất và
nhiệt độ cao
Thời gian: 10 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên lý hoạt động của các thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao
dùng trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ.
- Thực hiện được các thao tác an toàn khi sửa chữa các chi tiết, thiết bị có áp
suất và nhiệt độ cao
- Tuân thủ các quy định về an toàn khi sửa chữa các chi tiết, thiết bị có áp suất
và nhiệt độ cao
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao trên máy
kéo và dùng trong sửa chữa máy kéo
3. Thực hành các tư thế an toàn khi sửa chữa các thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao trên
máy kéo và dùng trong sửa chữa máy kéo
Bài 5: An toàn phòng cháy chữa cháy
Thời gian: 10 giờ

Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo, cách sử dụng, vận hành các thiết bị phương tiện phòng
cháy chữa cháy dùng trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ.
- Thực hiện các thao tác an toàn khi sử dụng, vận hành các thiết bị phương tiện
phòng cháy chữa cháy trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ.
- Tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy khi sửa chữa máy kéo.
1. Chuẩn bị
10
2. Tìm hiểu cấu tạo, cách sử dụng, vận hành các thiết bị phương tiện phòng cháy chữa
cháy dùng trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ.
3. Thực hành các biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy nổ khi sửa chữa máy kéo
Bài 6: Sơ cấp cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn lao động
Thời gian:12 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo, cách sử dụng các dụng cụ, phương tiện dùng để sơ cấp
cứu ban đầu khi xảy ra TNLĐ
- Thực hiện được các biện pháp và thao tác sử dụng các dụng cụ, phương tiện
dùng để sơ cấp cứu ban đầu khi xảy ra TNLĐ
- Chấp hành các quy định về an toàn và có trách nhiệm trong việc sơ cấp cứu kịp
thời khi xảy ra TNLĐ
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu cấu tạo, cách sử dụng các dụng cụ, phương tiện dùng để sơ cấp cứu ban
đầu khi xảy ra tai nạn lao động
3. Thực hành xử lý các tình huống xảy ra tai nạn
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
- Nguyên nhiên vật liệu: Xăng, dầu, khay đựng chi tiết, giẻ lau
- Dụng cụ và trang thiết bị:
+ Bộ dụng cụ tháo lắp và đo kiểm
+ Dụng cụ, phương tiện phòng cháy chữa cháy thủ công
+ Bình chống cháy trang bị cho xưởng sửa chữa máy kéo

+ Pa lăng loại nhỏ
+ Máy hàn điện, máy nén khí
+ Động cơ 4 kỳ máy kéo công suất nhỏ (dưới 30 HP)
+ Túi thuốc cá nhân
+ Nẹp, cáng cứu thương
- Học liệu:
+ Tranh ảnh giới thiệu về cách phòng tránh tai nạn lao động trong sửa chữa máy
kéo.
+ Giáo trình An toàn lao động
+ Tài liệu hướng dẫn học mô đun An toàn lao động trong sửa chữa máy kéo
công suất nhỏ
+ Luật Phòng cháy chữa cháy
- Nguồn lực khác:
+ Phòng học lý thuyết cho 20 học viên
+ Hiện trường thực hành có đủ dụng cụ, thiết bị cho học viên thực hành
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
* Phương pháp đánh giá:
- Vấn đáp, trắc nghiệm, tự luận: Nêu các câu hỏi trọng tâm về cấu tạo, công
dụng và cách sử dụng các dụng tháo lắp và đo kiểm. Trình bày nguyên lý hoạt động
11
của các cơ cấu động trên máy kéo, các thiết bị sử dụng điện, các thiết bị có áp suất và
nhiệt độ cao, thiết bị nâng hạ dùng trong sửa chữa máy kéo. Trình bày các biện pháp
phòng cháy chữa cháy, biện pháp sơ cấp cứu ban đầu khi bị TNLĐ.
- Thực hành các thao tác an toàn khi tháo lắp, bưng bê vật nặng, sửa chữa các
thiết bị điện, các chi tiết có áp suất và nhiệt độ cao, vận hành các thiết bị dùng điện,
các phương tiện, thiết bị dùng trong phòng chống cháy và sơ cấp cứu ban đầu.
* Nội dung đánh giá:
- Kiến thức:
+ Cấu tạo, công dụng của dụng cụ tháo lắp, dụng cụ đo kiểm và các biện pháp
an toàn khi sử dụng dụng cụ tháo lắp, dụng cụ đo kiểm và khi bưng bê, nâng hạ các

vật nặng.
+ Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu động trên máy kéo và các tai nạn
lao động thường xảy ra khi sửa chữa cơ cấu động trên máy kéo
+ Nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện trên máy kéo và các thiết bị sử dụng
điện dùng trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ.
+ Nguyên lý hoạt động của các thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao dùng trong sửa
chữa máy kéo công suất nhỏ.
+ Cấu tạo, cách sử dụng, vận hành các thiết bị phương tiện phòng cháy chữa
cháy dùng trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ.
+ Cấu tạo, cách sử dụng các dụng cụ, phương tiện dùng để sơ cấp cứu ban đầu
khi xảy ra TNLĐ
- Kỹ năng:
+ Khả năng thực hiện các thao tác an toàn khi sử dụng dụng cụ tháo lắp, dụng cụ
đo kiểm và khi bưng bê, nâng hạ các vật nặng.
+ Khả năng thực hiện các thao tác an toàn khi sửa chữa các cơ cấu động trên
máy kéo
+ Khả năng thực hiện các thao tác an toàn khi sửa chữa các thiết bị điện trên
máy kéo và khi sử dụng các thiết bị dùng điện trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ.
+ Khả năng thực hiện các thao tác an toàn khi sửa chữa các chi tiết, thiết bị có áp
suất và nhiệt độ cao
+ Khả năng thực hiện các thao tác an toàn khi sử dụng, vận hành các thiết bị
phương tiện phòng cháy chữa cháy trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ.
+ Khả năng thực hiện các biện pháp và sử dụng các dụng cụ, phương tiện dùng
để sơ cấp cứu ban đầu khi xảy ra TNLĐ
- Thái độ:
+ Có ý thức tham gia học tập tích cự và đầy đủ nội dung của mô đun
+ Bảo quản tốt các dụng cụ, phương tiện và trang thiết bị và bảo đảm an toàn khi
thực hành các nội dung của mô đun.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun An toàn lao động trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
được sử dụng để giảng dạy cho người học nghề ngắn hạn về sửa chữa máy kéo công
12
suất nhỏ. Đồng thời cũng dùng cho người học là công nhân học việc trong các xưởng
sửa chữa máy kéo hoặc các cơ sở cơ khí sửa chữa máy kéo tại các vùng nông thôn.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo
- Để giảng dạy mô đun này, giáo viên cần phải căn cứ vào từng nội dung của bài
học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học nhằm đảm bảo chất lượng dạy
và học.
- Giáo viên cần có kỹ năng thực hành nghề tốt, biết kết hợp các phương pháp
thuyết trình, thảo luận, làm mẫu và thực hành tại hiện trường của người học.
- Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản, sau mỗi bài học giáo
viên cần kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm cho người học. Câu hỏi, bài tập cần ngắn
gọn, trọng tâm, vừa sức, đánh giá kết quả chính xác và công khai ngay tại lớp.
- Trong quá trình thực hành, sản phẩm thực hành của nhóm hoặc cá nhân cần ghi
rõ họ tên của học viên theo từng thẻ công việc để giáo viên theo dõi và đánh giá kết
quả học tập khách quan và chính xác.
3. Những trọng tâm chương trình cần lưu ý:
- Trọng tâm của mô đun An toàn lao động trong sửa chữa máy kéo công suất
nhỏ là các bài 1, 3, 5, 6.
4. Tài liệu tham khảo:
[1]. Bộ mô cơ khí – Chi tiết máy – NXB Đại học và THCN – Hà Nội 1983.
[2]. Cục chế biến – Máy nông nghiệp – NXB Nông nghiệp – Hà Nội 1995.
[3]. Trần Đức Dũng - sở GD&ĐT Hà Nội – Giáo trình máy và thiết bị nông nghiệp –
NXB Hà Nội 2005
[4]. PGS.TS. Nguyễn Thế Đạt - Giáo trình An toàn lao động – Nhà xuất bản Giáo dục
- 2007
[5]. Hoàng Hữu Thận – Điện kỹ thuật đại cương – NXB ĐH&THCN – Hà Nội 1991
[6]. Nguyễn Quốc Việt - sở GD&ĐT Hà Nội – Giáo trình động cơ đốt trong và máy
nông nghiệp tập I, II – NXB Hà Nội 2005.


13
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Sửa chữa cơ cấu biên tay quay
Mã số mô đun: MĐ 02
(Ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ-TCDN
Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
14
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
SỬA CHỮA CƠ CẤU BIÊN TAY QUAY
Mã số mô đun: MĐ 02
Thời gian mô đun: 72 giờ (Lý thuyết: 12 giờ, Thực hành: 60 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí:
+ Mô đun 02 là mô đun độc lập, bao gồm phần lý thuyết và thực hành cơ bản về
sửa chữa cơ cấu biên tay quay của máy kéo công suất nhỏ.
+ Mô đun 02 được bố trí học sau mô đun 01 và nếu có thể, nên học trước các mô
đun 06,07,08 và 09 trong chương trình.
- Tính chất:
+ Mô đun 02 giúp người học tiếp thu kiến thức và kỹ năng cơ bản về sửa chữa
cơ cấu biên tay quay của máy kéo công suất nhỏ.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
- Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động
và những hư hỏng thường gặp của các cơ cấu, hệ thống thuộc cơ cấu biên tay quay của
máy kéo công suất nhỏ.
- Kiểm tra xác định được mức độ hư hỏng, sửa chữa, thay thế được các chi tiết
các cơ cấu, hệ thống thuộc cơ cấu biên tay quay của máy kéo công suất nhỏ đúng quy
trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
- Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động trong thực hành các nội dung
của mô đun. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong học tập.

III. NỘI DUNG MÔĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
Số
TT
Tên các bài trong mô đun Thời gian
Tổng
số

thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra
1 Sửa chữa cụm pít tông, xi lanh 18 4 12 2
2 Sửa chữa nhóm trục khuỷu, thanh truyền 18 4 12 2
3 Sửa chữa nắp quy lát, thân máy, cạc te 14 2 10 2
4 Kiểm tra, thay thế bánh đà 8 1 6 1
5 Sửa chữa bộ điều tốc ly tâm 14 1 12 1
Tổng cộng 72 12 52 8
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính
bằng giờ thực hành
2. Nội dung chi tiết:
15
Bài 1: Sửa chữa cụm pít tông, xi lanh
Thời gian:18 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo và những hư hỏng
thường gặp của cụm píttông, xy lanh thuộc động cơ của máy kéo công suất nhỏ.
- Thực hiện được việc kiểm tra xác định chính xác mức độ hao mòn, hư hỏng và
thay thế được các chi tiết hư hỏng của cụm pít tông, xy lanh trên động cơ máy kéo

công suất nhỏ đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật.
- Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động. Rèn luyện tính cẩn thận và
chuẩn xác.
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu về công dụng, cấu tạo và những hư hỏng thường gặp của cụm píttông, xy
lanh thuộc động cơ của máy kéo công suất nhỏ
3. Tháo các chi tiết của cụm píttông, xi lanh
4. Làm sạch các chi tiết
5. Kiểm tra xác định hư hỏng của píttông, chốt píttông, séc măng, xi lanh và thay thế các chi
tiết hư hỏng
6. Lắp cụm píttông, xi lanh vào động cơ
Bài 2: Sửa chữa nhóm trục khuỷu, thanh truyền
Thời gian: 18 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nhóm trục khuỷu, thanh
truyền.
- Thực hiện được việc tháo lắp, kiểm tra xác định chính xác mức độ hao mòn, hư
hỏng và thay thế được các chi tiết hư hỏng của nhóm trục khuỷu, thanh truyền trên
động cơ máy kéo công suất nhỏ đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật.
- Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động. Rèn luyện tính cẩn thận và
chuẩn xác.
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nhóm trục khuỷu, thanh truyền.
3. Tháo các chi tiết của nhóm trục khuỷu, thanh truyền
4. Làm sạch các chi tiết
5. Kiểm tra xác định hư hỏng của trục khuỷu, thanh truyền, các bạc lót và ổ đỡ, thay
thế các chi tiết hư hỏng
6. Lắp các chi tiết của nhóm trục khuỷu, thanh truyền vào máy
Bài 3: Sửa chữa nắp quy lát, thân máy, cạc te
Thời gian: 14 giờ

Mục tiêu:
- Trình bày được những kiến thức về công dụng, đặc điểm cấu tạo, những hư
hỏng thường gặp của nắp quy lát, thân máy, cạc te.
16
- Sửa chữa được nắp quy lát, thân máy, cạc te của động cơ đúng quy trình kỹ
thuật, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động. Rèn luyện tính cẩn thận và
chuẩn xác.
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu về công dụng, đặc điểm cấu tạo, những hư hỏng thường gặp của nắp quy
lát, thân máy, cạc te.
3. Tháo nắp quy lát, cạc te và tháo các chi tiết ra khỏi thân máy
4. Làm sạch các chi tiết
5. Kiểm tra phát hiện hư hỏng , bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ hoặc thay thế các chi tiết hư
hỏng của nắp quy lát, cạc te và thân máy
6. Lắp nắp quy lát, cạc te và các chi tiết, cơ cấu khác vào thân máy
7. Kiểm tra tổng thể
Bài 4: Kiểm tra, thay thế bánh đà
Thời gian: 8 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo, công dụng và những hư hỏng thường gặp
của bánh đà.
- Thực hiện được việc tháo lắp, kiểm tra xác định chính xác mức độ hư hỏng và
thay thế được bánh đà đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật.
- Tham gia đầy đủ các buổi học tập lý thuyết và thực hành, tuân thủ các quy định
về an toàn lao động. Rèn luyện tính cẩn thận và chuẩn xác.
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu cấu tạo, công dụng và những hư hỏng thường gặp của bánh đà.
3. Tháo các chi tiết có liên quan
4. Làm sạch và xác định mức độ hư hỏng của bánh đà

5. Thay thế và ráp bánh đà mới
6. Lắp các chi tiết có liên quan
Bài 5: Sửa chữa bộ điều tốc ly tâm Thời gian: 14 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động
và những hư hỏng thường gặp của bộ điều tốc ly tâm trên động cơ máy kéo công suất
nhỏ.
- Tháo lắp, kiểm tra hư hỏng và sửa chữa, thay thế được các chi tiết hư hỏng của
bộ điều tốc ly tâm trên động cơ máy kéo công suất nhỏ đúng quy trình kỹ thuật, đảm
bảo điều phối đúng lưu lượng nhiên liệu theo từng chế độ hoạt động của động cơ.
- Tham gia đầy đủ các buổi học tập lý thuyết và thực hành, tuân thủ các quy định
về an toàn lao động. Rèn luyện tính cẩn thận và chuẩn xác.
1. Chuẩn bị
17
2. Tìm hiểu về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường gặp
của bộ điều tốc ly tâm trên động cơ máy kéo công suất nhỏ.
3. Tháo các chi tiết có liên quan và tháo bộ điều tốc ly tâm
4. Làm sạch các chi tiết, xác định mức độ hư hỏng của các chi tiết
5. Sửa chữa, thay thế các chi tiết hư hỏng của bộ điều tốc ly tâm
6. Lắp bộ điều tốc ly tâm
7. Điều chỉnh bộ điều tốc ly tâm
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
- Nguyên nhiên vật liệu: Xăng, dầu, khay đựng chi tiết, giẻ lau
- Dụng cụ và trang thiết bị:
+ Bộ dụng cụ tháo lắp và đo kiểm
+ Pa lăng loại nhỏ
+ Máy hàn điện, máy nén khí
+ Động cơ 4 kỳ máy kéo công suất nhỏ (dưới 30 HP)
- Học liệu:
+ Video giới thiệu về thao tác thực hiện sửa chữa cơ cấu biên tay quay

+ Tranh về sơ đồ cấu tạo các chi tiết của cơ cấu biên tay quay
+ Tài liệu hướng dẫn học mô đun Sửa chữa cơ cấu biên tay quay
- Nguồn lực khác:
+ Phòng học lý thuyết cho 20 học viên
+ Hiện trường thực hành có đủ dụng cụ, thiết bị cho học viên thực hành mô đun
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
* Phương pháp đánh giá:
- Vấn đáp, trắc nghiệm, tự luận: Nêu các câu hỏi trọng tâm về cấu tạo, nguyên lý
hoạt động và những hư hỏng thường gặp của cơ cấu biên tay quay.
- Dựa vào năng lực thực hành,thực hiện tháo lắp, kiểm tra hư hỏng và sửa chữa,
thay thế các chi tiết hư hỏng của cơ cấu biên tay quay
* Nội dung đánh giá:
- Kiến thức:
+ Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo và những hư hỏng
thường gặp của cụm píttông, xy lanh thuộc động cơ của máy kéo công suất nhỏ.
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường gặp
của nhóm trục khuỷu, thanh truyền.
+ Trình bày được những kiến thức về công dụng, đặc điểm cấu tạo, những hư
hỏng thường gặp của nắp quy lát, thân máy, cạc te.
+ Trình bày được đặc điểm cấu tạo, công dụng và những hư hỏng thường gặp
của bánh đà.
+ Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động
và những hư hỏng thường gặp của bộ điều tốc ly tâm trên động cơ máy kéo công suất
nhỏ.
- Kỹ năng:
18
+ Thực hiện được việc kiểm tra xác định chính xác mức độ hao mòn, hư hỏng và
thay thế được các chi tiết hư hỏng của cụm pít tông, xy lanh đúng quy trình, đảm bảo
yêu cầu về kỹ thuật.
+ Thực hiện được việc tháo lắp, kiểm tra xác định chính xác mức độ hao mòn,

hư hỏng và thay thế được các chi tiết hư hỏng của nhóm trục khuỷu, thanh truyền đúng
quy trình, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật.
+ Sửa chữa được nắp quy lát, thân máy, cạc te của động cơ đúng quy trình, đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật.
+ Thực hiện được việc tháo lắp, kiểm tra xác định chính xác mức độ hư hỏng và
thay thế được bánh đà đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật.
+ Tháo lắp, kiểm tra hư hỏng và sửa chữa, thay thế được các chi tiết hư hỏng
của bộ điều tốc ly tâm đúng quy trình, đảm bảo điều phối đúng lưu lượng nhiên liệu
theo từng chế độ hoạt động của động cơ.
- Thái độ:
+ Có ý thức tham gia học tập tích cự và đầy đủ nội dung của mô đun
+ Bảo quản tốt các dụng cụ, phương tiện và trang thiết bị và bảo đảm an toàn khi
thực hành các nội dung của mô đun.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Chương trình mô đun Sửa chữa cơ cấu biên tay quay được sử dụng để giảng
dạy cho người học nghề ngắn hạn về sửa chữa máy kéo công suất nhỏ. Đồng thời cũng
dùng cho người học là công nhân học việc trong các xưởng sửa chữa máy kéo hoặc các
cơ sở cơ khí sửa chữa máy kéo tại các vùng nông thôn.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo
- Để giảng dạy mô đun này, giáo viên cần phải căn cứ vào từng nội dung của bài
học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học nhằm đảm bảo chất lượng dạy
và học.
- Giáo viên cần có kỹ năng thực hành nghề tốt, biết kết hợp các phương pháp
thuyết trình, thảo luận, làm mẫu và thực hành tại hiện trường của người học.
- Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản, sau mỗi bài học giáo
viên cần kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm cho người học. Câu hỏi, bài tập cần ngắn
gọn, trọng tâm, vừa sức, đánh giá kết quả chính xác và công khai ngay tại lớp.
- Trong quá trình thực hành, sản phẩm thực hành của nhóm hoặc cá nhân cần ghi
rõ họ tên của học viên theo từng thẻ công việc để giáo viên theo dõi và đánh giá kết

quả học tập khách quan và chính xác.
3. Những trọng tâm chương trình cần lưu ý:
- Trọng tâm của mô đun Sửa chữa cơ cấu biên tay quay là các bài 1, 2, 5.
4. Tài liệu tham khảo:
[1]. Bộ mô cơ khí – Chi tiết máy – NXB Đại học và THCN – Hà Nội 1983.
[2]. Cục chế biến – Máy nông nghiệp – NXB Nông nghiệp – Hà Nội 1995.
[3]. Trần Đức Dũng - sở GD&ĐT Hà Nội – Giáo trình máy và thiết bị nông nghiệp –
NXB Hà Nội 2005
19
[4]. Hoàng Hữu Thận – Điện kỹ thuật đại cương – NXB ĐH&THCN – Hà Nội 1991
[5]. Nguyễn Quốc Việt - sở GD&ĐT Hà Nội – Giáo trình động cơ đốt trong và máy
nông nghiệp tập I, II – NX
20
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Sửa chữa cơ cấu phân phối khí
Mã số mô đun: MĐ 03
(Ban hành kèm theo Quyết định số 783 /QĐ-TCDN
Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
21
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
SỬA CHỮA CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
Mã số mô đun: MĐ 03
Thời gian mô đun: 40 giờ (Lý thuyết: 6 giờ, Thực hành: 34 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí:
+ Mô đun 03 là mô đun độc lập, bao gồm phần lý thuyết và thực hành cơ bản về
sửa chữa cơ cấu phân phối khí của máy kéo công suất nhỏ.
+ Mô đun 03 được bố trí học sau mô đun 01 và nếu có thể, nên học trước các mô
đun 06,07,08 và 09 trong chương trình.
- Tính chất:

+ Mô đun 03 giúp người học tiếp thu kiến thức và kỹ năng cơ bản về sửa chữa
cơ cấu phân phối khí của máy kéo công suất nhỏ.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
- Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động
và những hư hỏng thường gặp của các chi tiết thuộc cơ cấu phân phối khí của máy kéo
công suất nhỏ.
- Tháo lắp, kiểm tra xác định mức độ hư hỏng, sửa chữa, thay thế được các chi
tiết hư hỏng của cơ cấu phân phối khí đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Tham gia đầy đủ các buổi học tập lý thuyết và thực hành. Chấp hành tốt các
quy định về an toàn lao động trong thực hành các nội dung của mô đun. Rèn luyện tính
cẩn thận, chính xác trong học tập.
III. NỘI DUNG MÔĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
Số
TT
Tên các bài trong mô đun Thời gian
Tổng
số

thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra
1 Sửa chữa cơ cấu điều khiển hệ thống
phân phối khí và cụm xúpap
16 2 11 3
2 Sửa chữa cơ cấu khởi động bằng tay
quay và cơ cấu giảm áp
10 2 6 2

3 Cân cam theo dấu 14 2 9 3
Tổng cộng 40 6 26 8
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính
bằng giờ thực hành
22
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Sửa chữa cơ cấu điều khiển hệ thống phân phối khí và cụm xúpap
Thời gian: 16 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động
và những hư hỏng thường gặp của cơ cấu điều khiển hệ thống phân phối khí và cụm
xúpap.
- Tháo lắp, kiểm tra xác định mức độ hao mòn, hư hỏng của các chi tiết. Sửa
chữa, thay thế được các chi tiết hao mòn, hư hỏng của cơ cấu điều khiển hệ thống phân
phối khí và cụm xúpap trên động cơ máy kéo công suất nhỏ đúng quy trình kỹ thuật,
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Tham gia đầy đủ các buổi học tập đầy đủ các nội dung của mô đun, tuân thủ
các quy định về an toàn lao động. Rèn luyện tính cẩn thận và chuẩn xác.
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường gặp
của cơ cấu điều khiển hệ thống phân phối khí và cụm xúpap.
3. Tháo các chi tiết cơ cấu điều khiển hệ thống phân phối khí và cụm xúpap
4. Làm sạch và xác định mức độ hư hỏng của các chi tiết cơ cấu điều khiển hệ thống
phân phối khí và cụm xúpap
5. Sửa chữa , thay thế các chi tiết hư hỏng
6. Lắp các chi tiết của hệ thống phân phối khí và cụm xúpap
Bài 2: Sửa chữa cơ cấu khởi động bằng tay quay và cơ cấu giảm áp
Thời gian: 10 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động

và những hư hỏng thường gặp của cơ cấu khởi động bằng tay quay và cơ cấu giảm áp.
- Sửa chữa, thay thế được các chi tiết của cơ cấu khởi động bằng tay quay và cơ
cấu giảm áp trên động cơ máy kéo công suất nhỏ đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật.
- Thực hiện đúng các quy định về an toàn khi tháo lắp, sửa chữa các cơ cấu
động, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc.
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường gặp
của cơ cấu khởi động bằng tay quay và cơ cấu giảm áp.
3. Tháo các chi tiết có liên quan, tháo cơ cấu khởi động và cơ cấu giảm áp
4. Làm sạch, kiểm tra xác định mức độ hư hỏng
5. Sửa chữa, thay thế các chi tiết của cơ cấu khởi động và cơ cấu giảm áp
6. Lắp cơ cấu khởi động và cơ cấu giảm áp vào động cơ. Lắp các chi tiết có liên quan
23
Bài 3: Cân cam theo dấu Thời gian: 14
giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được các kiến thức về phương pháp cân cam theo dấu.
- Cân cam theo dấu trên động cơ máy kéo công suất nhỏ đúng quy trình kỹ
thuật, đảm bảo các xúpap đóng mở đúng thời điểm.
- Chấp hành các quy định về an toàn khi tháo lắp, rèn luyện tính cẩn thận, chính
xác trong công việc.
1. Chuẩn bị
2. Xác định điểm chết trên
3. Lắp bánh răng trục cam
4. Lắp bánh răng trung gian hoặc xích, bánh răng khởi động (nếu có)
5. Điều chỉnh khe hở xúpap, khe hở nhiệt
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
- Nguyên nhiên vật liệu: Xăng, dầu, khay đựng chi tiết, giẻ lau, cát xoáy xúpap, giấy
bìa, kéo, búa gỗ.

- Dụng cụ và trang thiết bị:
+ Bộ dụng cụ tháo lắp và đo kiểm
+ Động cơ diesel 4 kỳ của máy kéo công suất nhỏ (dưới 30 HP)
- Học liệu:
+ Video giới thiệu về thao tác thực hiện sửa chữa cơ cấu phân phối khí
+ Tranh về sơ đồ cấu tạo các chi tiết của cơ cấu phân phối khí
+ Tài liệu hướng dẫn học mô đun Sửa chữa cơ cấu phân phối khí
- Nguồn lực khác:
+ Phòng học lý thuyết cho 20 học viên
+ Hiện trường thực hành có đủ dụng cụ, thiết bị cho học viên thực hành mô đun
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
* Phương pháp đánh giá:
- Vấn đáp, trắc nghiệm, tự luận: Nêu các câu hỏi trọng tâm về cấu tạo, nguyên lý
hoạt động và những hư hỏng thường gặp của cơ cấu phân phối khí.
- Dựa vào năng lực thực hành,thực hiện tháo lắp, kiểm tra hư hỏng và sửa chữa,
thay thế các chi tiết hư hỏng của cơ cấu phân phối khí.
* Nội dung đánh giá:
- Kiến thức:
+ Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động
và những hư hỏng thường gặp của cơ cấu điều khiển hệ thống phân phối khí và cụm
xúpap, của cơ cấu khởi động bằng tay quay và cơ cấu giảm áp.
+ Trình bày được các kiến thức về phương pháp cân cam theo dấu.
- Kỹ năng:
+ Tháo lắp, kiểm tra xác định mức độ hao mòn, hư hỏng của các chi tiết. Sửa
chữa, thay thế được các chi tiết hao mòn, hư hỏng của cơ cấu điều khiển hệ thống phân
24
phối khí và cụm xúpap trên động cơ máy kéo công suất nhỏ đúng quy trình kỹ thuật,
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
+ Sửa chữa, thay thế được các chi tiết của cơ cấu khởi động bằng tay quay và cơ
cấu giảm áp trên động cơ máy kéo công suất nhỏ đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo yêu

cầu kỹ thuật.
+ Cân cam theo dấu trên động cơ máy kéo công suất nhỏ đúng quy trình kỹ
thuật, đảm bảo các xúpap đóng mở đúng thời điểm.
- Thái độ:
+ Có ý thức tham gia học tập tích cực và đầy đủ nội dung của mô đun
+ Bảo quản tốt các dụng cụ, phương tiện và trang thiết bị và bảo đảm an toàn khi thực
hành các nội dung của mô đun.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Chương trình mô đun Sửa chữa cơ cấu phân phối khí được sử dụng để giảng
dạy cho người học nghề ngắn hạn về sửa chữa máy kéo công suất nhỏ. Đồng thời cũng
dùng cho người học là công nhân học việc trong các xưởng sửa chữa máy kéo hoặc các
cơ sở cơ khí sửa chữa máy kéo tại các vùng nông thôn.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo
- Để giảng dạy mô đun này, giáo viên cần phải căn cứ vào từng nội dung của bài
học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học nhằm đảm bảo chất lượng dạy
và học.
- Giáo viên cần có kỹ năng thực hành nghề tốt, biết kết hợp các phương pháp
thuyết trình, thảo luận, làm mẫu và thực hành tại hiện trường của người học.
- Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản, sau mỗi bài học giáo
viên cần kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm cho người học. Câu hỏi, bài tập cần ngắn
gọn, trọng tâm, vừa sức, đánh giá kết quả chính xác và công khai ngay tại lớp.
- Trong quá trình thực hành, sản phẩm thực hành của nhóm hoặc cá nhân cần ghi
rõ họ tên của học viên theo từng thẻ công việc để giáo viên theo dõi và đánh giá kết
quả học tập khách quan và chính xác.
3. Những trọng tâm chương trình cần lưu ý:
- Trọng tâm của mô đun Sửa chữa cơ cấu phân phối khí là các bài 1, 3.
4. Tài liệu tham khảo:
[1]. Bộ mô cơ khí – Chi tiết máy – NXB Đại học và THCN – Hà Nội 1983.
[2]. Cục chế biến – Máy nông nghiệp – NXB Nông nghiệp – Hà Nội 1995.

[3]. Trần Đức Dũng - sở GD&ĐT Hà Nội – Giáo trình máy và thiết bị nông nghiệp –
NXB Hà Nội 2005
[4]. Hoàng Hữu Thận – Điện kỹ thuật đại cương – NXB ĐH&THCN – Hà Nội 1991
[5]. Nguyễn Quốc Việt - sở GD&ĐT Hà Nội – Giáo trình động cơ đốt trong và máy
nông nghiệp tập I, II – NXB Hà Nội 2005
25

×