Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tiểu luận hợp chất hữu cơ PCBs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.4 KB, 21 trang )

Môn ho ̣ c: Hóa kỹ thuật môi trường GVHD: TS. Mai Tuấn Anh
I. PCBs: ĐỊNH NGHĨA, TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG PCBS TRONG CÔNG
NGHIÊP
I.1 Định nghĩa
PCBs là một nhóm hợp chất hữu cơ (gồm các hoá chất nhân tạo) mà trong phân tử của
chúng chứa 2 nhóm phenyl được clo hoá gọi là PolyChlorinated Biphenyl, được phát hiện
trong chuỗi thức ăn liên quan đến các thuỷ vực (sông, hồ) như trong bùn lắng, cây cỏ, sinh
vật phù du, cá, động vật thân mềm, các loài chim sống quanh thuỷ vực và lẽ dĩ nhiên ở cả
các mô mỡ của những người có sử dụng tôm, cá làm thực phẩm trong bữa ăn. PCBs thuộc
trong nhóm 21 chất hữu cơ khó phân hủy (POP - persistent Organic Pollutants ) quy định
trong Công ước Stockholm. Cùng với Aldrin, Chlordane, Dieldrin, Endrin, Heptachlor,
Hexachlorobenzenne, Mirex, Toxaphene, DDT, Dioxins và Furans,
Hình 1.1 công thức hóa học của PCBs
Trước đây, PCBs được sử dụng trong các sản phẩm như thiết bị điện, chất phủ bề mặt,
mực, keo dán, các chất làm chậm bốc cháy và sơn. Khi ta đốt hoặc chôn các phế phẩm có
chứa PCBs thì PCBs sẽ phát thải vào môi trường. Khoảng 10% PCBs sản xuất từ năm 1929
vẫn còn tồn tại trong môi trường ngày nay. Vì những ảnh hưởng có thể xảy ra của chúng
đối với sức khoẻ con người và môi trường nên việc sử dụng và sản xuất PCBs hiện nay đã
bị cấm hay bị hạn chế một cách nghiêm ngặt ở nhiều nước. Tất cả PCBs đều là nhân tạo và
có cấu trúc cơ bản tượng tự nhau. Các nguyên tử này có khả năng tạo các liên kết khác
nhau nên chúng có thể tạo ra 209 loại phân tử PCBs với mức độ độc hại của chúng khác
nhau. Thông thường, PCBs rất bền vững. Điều này giải thích cho sự tồn tại dai dẳng của
chúng trong môi trường. Ở nhiệt độ cao, PCBs có thể cháy và tạo ra các sản phẩm phụ
nguy hiểm - như các chất độc dioxin. PCBs không có khuynh hướng bay hơi hay hoà tan
trong nước. Tuy nhiên, chúng hoà tan được trong chất béo và các chất tương tự. Đó cũng là
Môn ho ̣ c: Hóa kỹ thuật môi trường GVHD: TS. Mai Tuấn Anh
lý do giải thích vì sao PCBs có thể hình thành trong mỡ động vật và tích tụ qua chuỗi thức
ăn.
I.2 Tính chất của PCBS và ứng dụng
PCBs là chất không màu, không mùi, không vị, có tỷ trọng >1. Bên cạnh đó, PCBs là chất
dẫn điện tốt, rất bền vững và không bị ăn mòn hóa học. Để phân huỷ các PCBS người ta


phải nung vật liệu chứa PCBs đến nhiệt độ cao, trên 1200
o
C. Tuy nhiên khi nung, PCBS có
thể bốc theo khói, đồng thời có thể chuyển hóa thành các chất độc khác. Phương pháp này
vừa tốn kém, vừa mất công lại không an toàn. Do đó, ngày nay họ dùng phương pháp mới
gọi là phân giải hóa học cơ khí. Người ta dùng lực cơ khí để làm cho phản ứng xảy ra, cụ
thế là dùng những hạt sắt để đập vỡ các chất độc và biến chúng thành chất hoàn toàn không
độc hại
Một tính chất quan trọng của PCBs là tính trơ. PCBs khó bị phân huỷ trong môi trường axit
lẫn môi trường kiềm và tương quan được sản xuất và bán như là hợp chất với nhiều danh
pháp thương mại, bao gồm Aroclor, Pyranol, Pyroclor (USA), Phenochlor, Pyralene
(France), Clopehn, Elaol (Germany), Kanechlor, Santotherm ( Japan ), Fenchlor, Apirolio (
Italy ) và Sovol (USSR ).được sử dụng là như nhau ngoài hai sự khác biệt. Danh pháp
IUPAC ( theo nguyên tắc của IUPAC là A-52.3 và A-52.4 ) phân biệt vị trí Carbon mà các
nguyên tử Clo gắn vào và thứ tự sắp xếp của chúng ( ví dụ : dạng PCB với Clo gắn vào các
vị trí 2, 3, 4 và 3’ được nhận biết như là 233’4 ). Hệ thống thứ hai được sử dụng rộng rãi đã
được phát triển bởi Ballschmiter và Zell ( 1980 ) như là cách thức đơn giản để chỉ những
dạng PCBs đặc trưng. Nó liên quan tới cấu trúc sắp xếp của các dạng PCB theo thứ tự tăng
dần của số Clo thay thế.
PCBs cũng có thể được phân loại bởi bậc và vị trí của Clo.đẩy tĩnh điện của những nguyên
tử Clo tích điện âm cao. Mức độ xoay của các vòng Benzen trên 2 cực là nhờ một nhóm
chức ở phía sau của không gian nguyên tử sinh ra bởi nguyên tử Clo trong các vị trí khác
nhau trên 2 vòng.đối bền nhiệt. Tuy nhiên ở nhiệt độ cao, PCBs dễ bị cháy và sản phẩm
của quá trình cháy (gồm có axit HCl và PCDFs) có thể gây nguy hiểm hơn nhiều. Những
nguyên liệu kỹ thuật có chứa PCBs và Chlorobenzen (như một số dung dịch điện môi) khi
cháy cũng có thể sinh ra PCDDs. PCDFs cũng được sản xuất trong thời gian thương mại
hoá và tiến hành mua bán PCBs. Lượng PCDFs được hình thành trong điều kiện sản xuất
tin cậy. Những chất không thuần khiết như 2, 3, 7, 8 -Tetrachlorodibenzofuran và 2, 3, 4, 7,
8 - Pentachlorodibenzofuran đã được phát hiện ở các nồng độ lần lượt là 0.33 và 0.83
mg/kg trong Aroclor 1248 hay ở nồng độ 0.11 và 0.12 mg/kg trong Arclor 1254. Nồng độ

của PCDFs có trong hỗn hợp PCB thương mại, bao gồm A-60, Phenoclor DP-6 và
Kanechchlor 400, đã được thông báo.
Tính chất vật lý như tính tan, áp suất hơi hay hằng số Henry được đưa ra cho từng dạng
riêng biệt. Thực nghiệm đã xác định hệ số cân bằng Octan-Nước (giá trị Kow) cho 19 dạng
và phương pháp ước lượng cho phép xác định giá trị Log(Kow) của các dạng PCB khác.
Môn ho ̣ c: Hóa kỹ thuật môi trường GVHD: TS. Mai Tuấn Anh
Việc công bố các dạng PCBs là rất quan trọng bởi tính chất độc hại của chúng và bởi
chúng xuất hiện với nồng độ cao trong môi trường.
Ứng dụng PCBs
Ứng dụng PCBs được sản xuất mang tính thương mại từ năm 1929 và được sử dụng rộng
rãi, như trong các sản phẩm nhựa, lớp phủ bề mặt, mực, chất làm chậm cháy, chất làm
dính, thuốc bảo vệ thực vật dài ngày, sơn và giấy than không chứa Carbon. Vì PCBs chịu
được tác dộng của Axit và Kiềm, lại tương đối bền nhiệt nên chúng được sử dụng trong
dung dịch điện môi trong các máy biến thế và trong tụ điện. Vào những năm 1939, thế giới
mỗi năm sản xuất khoảng 26.000 tấn. Từ những năm 40 của thế kỷ trước, Việt Nam cũng
đã nhập khẩu khoảng 27.000 đến 30.000 tấn PCB từ Nga, Trung Quốc và Rumani chủ yếu
làm chất cách điện trong các máy biến thế.
Chất lỏng cách điện trong biến thế và tụ điện;
- Chất làm mát trong việc truyền nhiệt năng;
- Chất dung môi trong mực làm giấy than copy;
- Dầu bôi trơn;
- Keo dán;
- Chất xúc tác trong công nghiệp hóa chất;
- Phụ gia trong sơn
- Chất phủ bề mặt;
- Chất làm dẻo trong PVC và cao su nhân tạo;
- Là thành phần trong mực in;
- Chất bịt kín trong các công trình xây dựng;
- Chất để hàn;
- Ngoài ra, PCBS cũng được sử dụng như chất phụ gia của thuốc trừ sâu, chất chống

cháy và trong dầu nhờn;
II. NGUỒN GỐC PHÁT THẢI PCBs VÀ SỰ LAN TRUYỀN TRONG MÔI
TRƯỜNG
Môn ho ̣ c: Hóa kỹ thuật môi trường GVHD: TS. Mai Tuấn Anh
Hình 1.2: Con đường vận chuyển và phân chia PCBs trong môi trường
Trong khí quyển, xảy ra sự lắng đọng khô và lắng đọng ướt PCBs. Sự lắng đọng khô xảy ra
do lực hút của các hạt. Sự lắng đọng ướt thông qua mưa, tuyết và sương mù. Trong không
khí PCBs được phát tán đi xa nhờ gió. Biến đổi và suy biến trong môi trường tăng biến đổi
và suy biến của PCBs trong môi trường phụ thuộc vào độ thuần khiết của Clo trên phân tử
Biphenyls và mô hình của nó. Nói chung, độ bền của các dạng PCB tăng theo độ thuần
khiết của Clo và sự ổn định của cấu trúc.
Đốt rác thải đô thị với nồng độ PCBs đo được là khác nhau tuỳ theo trình độ công nghệ và
điều kiện làm việc tại những nơi hoạt động (ví dụ : Ống khói từ những lò đốt phế thải và
rác thải của một vài thành phố ở giữa miền tây nước Mỹ phát rác có chứa PCB với nồng độ
vào khoảng 0.3-3.0 Mg/m
3
. Tổng nồng độ PCB phát ra từ ống gas của lò đốt phế thải đô thị
tại Ohio, Mỹ, vào khoảng 0.26 Mg/m
3
). Cộng thêm những nguồn gây ô nhiễm do sự bay
hơi PCB từ các bãi chôn lấp có chứa nhiều dầu biến thế, tụ điện hay những nguồn thải PCB
khác.
Đo hằng số Henry của Aroclor vào khoảng từ 29 đến 47 Pa.m3/mol đã chỉ ra rằng, sự bốc
hơi có thể là quá trình vận chuyển quan trọng trong môi trường để PCBs hoà tan trên bề
mặt nước ( Thomas, 1982 ) khi nồng độ trong lớp bùn cao và lượng nước bốc hơi hết. Tính
tan và tính bay hơi khác nhau giữa các dạng PCBs có thể là nguyên nhân dẫn đến sự phân
chia trên bề mặt và lớp trầm tích. Tính chất này được ứng dụng cho phân tích sinh vật học
Môn ho ̣ c: Hóa kỹ thuật môi trường GVHD: TS. Mai Tuấn Anh
và phân tích môi trường. Một nghiên cứu về hồ Michigan ở miền Bắc nước Mỹ chỉ ra rằng
sự bốc hơi có thể là quá trình chủ yếu di chuyển các PCBs từ hồ này đến hồ khác . PCBs có

thể bốc hơi từ các đập nước tràn, thác nước, cửa sông và một số luồng nước khác .đó có thể
gây ảnh hưởng tới môi trường nước. tỷ lệ phân phối PCBs từ cặn lắng tới nước và từ nước
tới không khí tăng lên trong mùa hè vì nhiệt độ tăng .
Các dạng tồn tại của PCBs trong môi trường:
Ở sông hồ, PCBs dính vào các lớp trầm tích nơi mà chúng có thể được chôn trong một thời
gian dài trước khi chúng được giải phóng vào nước và không khí. Trong nước, sự phân huỷ
PCBs chậm hơn và có thể xảy ra dưới ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời và các vi sinh vật.
Những sinh vật này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phân huỷ PCBs trong đất và
các lớp trầm tích. PCBs trong không khí có thể “chạm” tới mặt đất khi mưa và tuyết rơi
hay đơn giản chỉ là treo lơ lửng các hạt vật chất của chúng bằng lực hút. Trong không khí,
PCBs bị phân huỷ bởi tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời. Mất khoảng vài ngày đến
vài tháng mới phân huỷ được một nửa số lượng PCBs ban đầu.
PCBs có thể tồn tại trong động vật qua nhiều thời gian và theo chuỗi thức ăn.
PCBs được tìm thấy trong các mô mỡ của động vật sống trong nước hay trên mặt đất, đặc
biệt là những động vật ở đầu của chuỗi thức ăn. Do đó, con người cũng có thể tích PCBs từ
thức ăn mà họ ăn. Một số loài động vật bao gồm côn trùng và các loài động vật không
xương sống, chim, cá và các loài động vật có vú có thể phân huỷ hay biến đổi một chút
PCBs trong cơ thể chúng.
Ở ngoài trời, người ta phát hiện thấy hàm lượng PCBs trong không khí ở nông thôn và các
vùng sâu, vùng xa thấp hơn ở các khu đô thị và khu công nghiệp. Trong không khí trong
nhà, mức độ tập trung PCBs cao hơn 10 lần trong không khí ngoài trời. Tại những vùng
biển gần các khu công nghiệp, hàm lượng PCBs trong nước biển có xu hướng cao nhất. Kề
từ những năm 1970, khi người ta áp đặt những hạn chế lên việc sản xuất PCBs thì mức độ
tập trung PCBs đã giảm dần dần trong các chất lắng đọng mới của các lớp trầm tích ở sông
và trong cá
III. TÁC HẠI CỦA PCBs ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
III.1 Tác hại của PCBs
Đánh giá về mức độ tác hại của PCBs khi con người tiếp xúc với PCBs dựa vào một phần
qua số liệu phân tích từ mẫu về môi trường và mẫu sinh vật học. Với sự quan tâm đặc biệt
về việc phân tích PCBs khi so sánh những nghiên cứu chuyên sâu khác nhau dựa trên thực

Môn ho ̣ c: Hóa kỹ thuật môi trường GVHD: TS. Mai Tuấn Anh
tế mà các tác giả đã tường trình về PCBs như tên thương mại của nó, những đồng phân,
hay những chất tương tự.
Chúng có khả năng phát tán rộng và tích tụ sinh học cao trong các mô của sinh vật, gây tác
hại nghiêm trọng cho sức khoẻ con người (gây ra các bệnh về sinh sản, thần kinh, miễn
dịch, ung thư, tổn thương gen ), đa dạng sinh học và môi trường sống.
Nhiễm độc ở mức độ cao và cấp tính:
- Các dấu hiệu: bị bỏng da, trầy da, thay đổi cấu trúc của da và móng tay, thay đổi
chức năng gan và hệ thống miễn dịch; ảnh hưởng đến hệ hô hấp gây đau đầu, suy
nhược thần kinh, hoa mắt, mất trí nhớ, hoảng loạn và bất lực.
Nhiễm độc mãn tính:
- Dù bị nhiễm với hàm lượng PCBS rất ít cũng dẫn đến phá hủy gan, rối loạn sinh sản
và đặc biệt là biến đổi gen gây hàng loạt bệnh nguy hiểm như ung thư, quái thai, dị
dạng và những vấn đề khác ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường.
Về mặt hóa học:
- PCBS dễ bị oxy hóa tạo thành các hợp chất vô cùng độc hại khác như Dioxin hoặc
các hợp chất Furan.
- Con người bị nhiễm POP hay PCBS chủ yếu thông qua thức ăn, nước uống bị nhiễm
POP hoặc do tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất này.
- Và POP có thể di chuyển từ thế hệ này sang thế hệ sau qua quá trình mang thai, cho
con bú
Phơi nhiễm PCBs:
Nói chung, con người thường bị nhiễm PCBs qua con độ PCBs mà con người tiếp xúc từ
không khí và nước ở nhiều quốc gia. Nồng độ trung bình của PCBs trong khí quyển tại một
số thành phố Mỹ vào khoảng 0.5 ng/m3 và tại 2 vùng nông thôn ( Ontario, Canada và
Adirondack, New York, Mỹ ) là 0.2 và 0/95 ng/m3. Độ PCBs bên trong các toà nhà lớn
hơn nồng độ PCB ở ngoài khí quyển. Đường hô hấp, uống nước hay ăn thực phẩm có chứa
PCBs.
Một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng PCBs có tập trung trong huyết thanh. Ở
Mỹ, mức độ PCBs trung bình trong huyết thanh là từ 4-8 Mg/ lit. Kutz ( 1990 ) đã đưa ra

con số thống kê giữa ngững năm 1970 và 1983 về tỉ lệ PCB có trong mô mỡ những người
Mỹ được chọn, đó là 66.4% có nồng độ PCB dưới 1 mg/ lit, 28.9% có nồng độ PCB trên 1
mg/ lit và 5.1% có nồng độ PCB trên 3 mg/ lit.
Con người bị phơi nhiễm PCBs qua đường tiêu hóa và hô hấp, riêng trẻ sơ sinh có thể bị
phơi nhiễm PCBs chứa trong sữa mẹ. Thông thường, con người bị phơi nhiễm khi ăn
những thực phẩm bị nhiễm độc đặc biệt là thịt, cá và gia cầm. Sự hấp thụ PCBs qua thức ăn
Môn ho ̣ c: Hóa kỹ thuật môi trường GVHD: TS. Mai Tuấn Anh
đối với người lớn đã tăng tới mức cao cuối vào những năm 1970 nhưng sau đó đã giảm vào
những năm 1990. Bình thường, chúng ta cũng bị phơi nhiễm với hàm lượng thấp PCBs tồn
tại trong không khí khi hít thở,cả trong nhà và ngoài trời.
Tuy nhiên, tại các nhà máy sử dụng PCBs, mật độ chất này có thể cao hơn rất nhiều và
công nhân làm việc ở đó thường có nguy cơ nhiễm độc cao hơn do thời gian và cường độ
tiếp xúc lớn. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bị phơi nhiễm với PCBs hàm lượng thấp trong
nước uống mặc dù mức độ tập trung của PCBs thường quá thấp để đo được. Khi theo dõi
các động vật thí nghiệm, các nhà khoa học cho biết ở động vật, phơi nhiễm PCBs với một
liều lượng lớn có thể gây ra bệnh tiêu chảy, những khó khăn về hô hấp, tình trạng bị mất
nước, phản ứng với cảm giác đau bị suy giảm và hôn mê.
PCBs được phát hiện là phá huỷ phổi, dạ dày và tuyến tuỵ. Phơi nhiễm với liều lượng thấp
PCBs trong một thời gian ngắn có thể gây trở ngại cho chức năng của gan và tuyến giáp,
còn trong thời gian dài có thể dẫn đến ung thư gan. Những ảnh hưởng về khả năng sinh
sản, cơ quan sinh sản và hoạt động của hoocmon nữ cũng đã được phát hiện thấy ở các
động vật thí nghiệm bị phơi nhiễm với các liều lượng cao PCBs qua thức ăn trong một thời
gian dài. Khi nghiên cứu tỷ lệ tử vong ở 544 nam công nhân và 1556 nữ công nhân làm
việc ở nơi sản xuất có liên quan đường ruột, ung thư máu, ung thư não và các khối u ác
tính.đến PCBs- nhà máy sản xuất tụ điện ở Italy (1946-1978 và trong suốt năm 1982),
người ta thấy rằng tỷ lệ tử vong ở nam giới đều là do ung thư ( SMR=183, CI=104-300 ) và
ung thư ở đường tiêu hóa là tăng đáng kể ( SMR=274: CI=123-385 ). Ở nữ giới, tỷ lệ tử
vong do khối u ác tính tăng nhanh, tỷ lệ tử vong do ung thư máu tăng quá mức dự đoán. Ở
một nghiên cứu tiếp theo sau 9 năm, ở nam giới, số người mắc bệnh ung thư ở đường tiêu
hóa vẫn tăng nhanh(SMR=195; CI=94-359).

Những cá thể cái được cho ăn thức ăn có chứa PCBs trong suốt thời kỳ mang thai và bú
sữa, kết quả là người ta phát hiện thấy nhiều con non gặp khó khăn về việc học và ứng xử
(các phản xạ vô điều kiện, có điều kiện trong tập tính sinh hoạt, kiếm sống … của chúng).
Ở những con non này, sự phát triển của hệ thống miễn dịch và một số các cơ quan như gan,
tuyến giáp và thận cũng bị ảnh hưởng bởi sự phơi nhiễm PCBs.
Những động vật trưởng thành dường như ít nhạy cảm với ảnh hưởng của PCBs hơn thai
nhi.PCBs với các cấu trúc hoá học khác nhau hoạt động theo các cách khác nhau. Một số
PCBs hoạt động giống các chất dioxin và có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Những PCBs
khác có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh ở mức độ phơi nhiễm cao.
Con người có thể hấp thụ PCBs bằng việc ăn hay uống những thực phẩm bị nhiễm độc mặc
dù mức độ và liều lượng ít hơn so với việc hít thở không khí bị nhiễm độc hoặc qua da.
Môn ho ̣ c: Hóa kỹ thuật môi trường GVHD: TS. Mai Tuấn Anh
Một khi cơ thể đã hấp thụ thì PCBs đi vào các màng tế bào, mạch máu và hệ bạch huyết.
Mức độ tập trung PCBs cao nhất thường tìm thấy trong gan, mô tế bào, não, da và máu.
Đối với các bà mẹ, người ta phát hiện thấy PCBs đi vào máu ở cuống rốn, nhau thai và sữa
mẹ. Ở cả người và động vật, PCBs cũng có thể biến đổi thành các chất tích tụ trong các mô
và huyết tương trong cơ thể. Chúng có thể bị biến đổi thành các chất khác để bài tiết được
qua nước tiểu và phân. Rất khó xác định được việc phơi nhiễm PCBs tới mức độ nào thì
ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người vì những người khác nhau thì bị phơi nhiễm với số
lượng và sự pha trộn các chất PCBs khác nhau, cũng có thể họ có thể bị phơi nhiễm cùng
lúc với các chất độc khác.Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa phơi nhiễm
PCBs và nguy cơ ung thư hệ tiêu hoá, gan và da ngày càng tăng.
Hơn nữa, hàm lượng PCBs trong máu cao có thể liên quan tới ung thư hệ bạch huyết. Phơi
nhiễm PCBs có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của con người, nó làm giảm khả năng
sinh sản ở nữ đồng thời làm giảm số lượng tinh trùng của nam giới. Nếu diễn ra trong thời
kỳ mang thai và cho con bú có thể liên quan tới sự lớn lên và phát triển chậm của trẻ sơ
sinh cũng như làm giảm khả năng miễn dịch. Sự phơi nhiễm chất này cũng có thể liên quan
tới những ảnh hưởng đến thần kinh (như tình trạng tê liệt và đau đầu), khả năng nhiễm
bệnh thường xuyên hơn, sự thay đổi của da, đặc biệt là các chứng phát ban và ngứa. Một số
ý kiến nghi ngờ rằng việc thí nghiệm sự hấp thụ PCBs trên động vật (như khỉ…) sẽ khác

biệt so với con người vì có thể động vật nhạy cảm với PCBs hơn. Mặt khác, các PCBs đặc
trưng mà con người bị phơi nhiễm có thể ít hay nhiều độc hơn hỗn hợp các PCBs đã sử
dụng cho những nghiên cứu trên động vật.
III.2 Tác hại của PCB - Ví dụ điển hình
Nhiễm độc PCB, Dioxin trong dầu ăn - Vụ án Kanemi
Báo Asahi ngày 13/4/2007 cho biết vấn đề phơi nhiễm dioxin qua vụ án Kanemi Shoko trải
qua gần 40 năm nhưng hiện vẫn mang tính thời sự, là thử thách “nóng” đối với Chính phủ
Nhật Bản trong việc đưa ra được một bức tranh tổng thể của độc tố dioxin đối với sức khỏe
con người và xây dựng một chế độ cứu chữa hữu hiệu đối với những người đã và đang bị
tổn thương do nhiễm độc.
Độc tố trong dầu ăn:
Kanemi Soko là nhà sản xuất dầu ăn chiết suất từ cám gạo nổi tiếng tại Nhật Bản, năm
1968 đã gây vụ ngộ độc hóa chất nghiêm trọng cho hơn 14.000 người trong đó 1.853 người
là những nạn nhận bị phơi nhiễm PCB (Polychlorinated Biphenyls) rất nặng, gây các
chứng bệnh mạn tính suốt đời và có thể di truyền sang thế hệ kế tiếp qua sữa mẹ theo điều
tra vào năm 1986.
Môn ho ̣ c: Hóa kỹ thuật môi trường GVHD: TS. Mai Tuấn Anh
Báo Asahi ngày 10/10/1968 đưa tin nhiều gia đình ở vùng Fukuoka và Nagasaki mang các
chứng bệnh kỳ quái tập thể như chân tay run rẩy, màu da nổi chàm Ngày 15/10/1968, Cơ
quan y tế thành phố Ogura ra lệnh đình chỉ việc bán dầu ăn của Kanemi và cấm công ty
này sản xuất và kinh doanh dầu ăn từ cám gạo. 2 ngày sau, Đại học Kyushu lập đoàn điều
tra “bệnh do dầu ăn” với sự tham dự của Trưởng bộ môn vệ sinh công cộng của tỉnh mặc
dù đây là đoàn không phải do Chính phủ tổ chức, phủ nhận nguồn tin dầu này bị nhiễm
arsenic.
Ngày 4/11/1968, qua 2 tuần, đoàn điều tra của Viện nghiên cứu vệ sinh tỉnh Kochi công bố
dầu bị nhiễm hợp chất chlorine hữu cơ. Cùng ngày Tổ nghiên cứu chuyên môn của Đại học
Kyushu chính thức xác nhận nguyên nhân các triệu chứng lạ ở người bệnh là do dầu ăn có
hàm lượng PCB 2000-3000 ppm từ sản phẩm “Kaneclor 400” - một hóa chất có chứa PCB
khi gia nhiệt -chiên xào tạo ra hợp chất PCDD độc hại. “Kaneclor 400” - là sản phẩm của
Công ty hóa chất Kanegafuchi được sử dụng làm dung môi trong quy trình khử mùi dầu

cám của Kanemi. Lô hàng này được sản xuất trước tháng 2/1968 và khả năng cao nhất gây
ngộ độc cho người tiêu dùng trong khoảng thời gian từ tháng 3-10/1968.
Mặc dù nguyên nhân nhiễm độc đã được làm sáng tỏ, nếu như các đoàn thanh - kiểm tra có
trách nhiệm làm việc nghiêm túc thì sự việc đã được phát hiện trước đó 8 tháng và số
người bị hại sẽ giảm thiểu rất nhiều. Sở dĩ 8 tháng trước là vì đây là thời kỳ bắt đầu có dấu
hiệu nhiễm độc dầu ăn và cùng lúc đó xảy ra vụ gà bị nhiễm “dầu màu nâu” chết hàng loạt.
Trong tháng 2 và 3 năm 1968 lượng gà nhiễm loại “dầu màu nâu” này bị chết hàng loạt, đã
có 400.000 con có tỷ lệ lượng trứng sinh nở xuống thấp bất thường trong số 2 triệu con ở
vùng Kyushu, Shikoku thuộc miền Nam nước này vì ăn thức ăn trộn dầu có hàm lượng
PCB của Công ty Kanemi.
Sự kiện gia súc bị phơi nhiễm này đã bị lướt qua trong đợt kiểm tra chiếu lệ của nhân viên
thú y của tỉnh cho đến khi dầu ăn của công ty này gây tai biến cho người tiêu dùng trong đó
có hơn 100 người bị tử vong thì sự việc mới được lưu ý. Ngày 29/11/1968, thành phố Bắc
Kyushu khởi tố Công ty Kanemi vi phạm Luật vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sau đó, Viện Kiểm sát Fukuoka tiếp tục khởi tố Tổng giám đốc công ty và giám đốc phân
xưởng sản xuất vì tội “thiếu trách nhiệm gây thương tích nghiêm trọng”. Mặt khác, việc
buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương cũng đã bị người dân truy cứu trách
nhiệm, đòi hỏi phải có biện pháp thích đáng để giải quyết cho người bị hại.
Độc tính gen
Các nghiên cứu năm 1968, khoảng 2000 người Nhật sử dụng gạo bị nhiễm Kanechlor
400( hỗn hợp PCB chứa 48% clo và một lượng polychlorynate PCQs và PCDFs) đã bị
nhiễm bệnh Yusho. Có khoảng 40-60µgPCBs/l và 13,5ngPCDFs/l máu. Vài tháng sau,
lượng PCB trong mô là 13,1 mg/kg, 75,5 mg/kg và 59mg/kg trong bụng và lớp mỡ dưới da.
Khoảng 5 năm sau, cơ thể người đã tích lũy 1,9±1,4mg/kg mỡ, 8,08±0,06mg/kg gan và
Môn ho ̣ c: Hóa kỹ thuật môi trường GVHD: TS. Mai Tuấn Anh
6,7±0,3µg/l máu, mức độ này cao gấp 2 lần cho phép.đã cho ta thấy PCBs gây ra đột biến
gen và đột biến NST ở con người. Sau một vụ cháy thiết bị điện ở Italy (Melino et al.1992),
nghiên cứu đã cho thấy sự tăng lên của các nst bị biến đổi trong hồng cầu của những người
tiếp xúc với PCBs. Một nghiên cứu khác cũng đã cho thấy sự biến đổi gen và biến đổi NST
ở những nữ công nhân làm việc dính dáng đến PCBs ở Czechoslovakia.

PCBs ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sự phát triển của con người. theo kết quả thăm
dò ở New York với những người đánh bắt cá ở vùng hồ Ontanio, nơi đã phát hiện ra có sự
nhiễm độc PCBs cho thấy rằng khả năng sinh sản của phụ nữ đã giảm dần tỷ lệ với số năm
sử dụng cá trong hồ làm thức ăn. Một nghiên cứu về PCBs đã nghiên cứu 55 thợ sửa máy
biến thế ( tiếp xúc với Aroclo 1260 và Aroclo 1242 trung bình 3,75 năm với 8h/ngày và
5ngày/tuần) và 56 người không tham gia trực tiếp để đánh giá ảnh hưởng của PCBs đến
sinh sản và hệ thần kinh. Nồng độ PCBs tại các khu vực khảo sát : 0.0167-0.024 ;0.0032-
0.0070 ; 0.00001-0.0004 ; và 0.0007-0.0124 mg/m3. Nghiên cứu cho thấy không có sự liên
quan giữa nồng độ PCBs và số lượng tinh dịch.định các hóa chất nhân tạo dùng trong sản
xuất công nghiệp như nhựa, sơn, cao su có thể gây hại cho tinh trùng.đã kiểm tra ảnh
hưởng của polychlorinated biphenyls (PCBs) đối với tinh trùng của 700 đàn ông từ Thụy
Điển, Ba Lan, Ukraine và Greenland. Những người này được định lượng chất
hexachlorobiphenyl trong máu, cũng như được nghiên cứu về lối sống, nghề nghiệp và quá
trình sinh sản. đã gây hại cho tinh trùng. Những người tiếp xúc với PCBs càng nhiều thì
mức độ gây hại đối với tinh trùng càng cao. Tuy nhiên, đàn ông ở những khu vực khác
nhau dường như chịu sự ảnh hưởng này khác nhau: sự tổn thương tinh trùng gia tăng theo
mức độ tiếp xúc với PCBs chỉ gặp ở nam giới châu Âu, trong khi gần 200 người Inuits đến
từ Greenland không có vấn đề tương tự. Nghiên cứu này cho thấy bằng chứng về mối liên
quan giữa chất gây ô nhiễm và sự gây hại cho tinh trùng. May mắn là nghiên cứu cũng cho
thấy PCBs không gây hại đến khả năng sinh sản của nam giới.
Từ việc có tới 75% số người được điều tra một cách bao quát 242 cặp mẹ con, những
người sử dụng cá nhiễm PCBs từ hồ Michigan và 71 cặp mẹ con đối chứng, việc tiêu thụ
quá mức lượng cá trên và mức độ nhiễm PCBs trong huyết thanh có ảnh hưởng đến thai
nhi : cân nặng khi sinh nhỏ hơn, chu vi đầu nhỏ hơn, thời gian mang thai ngắn hơn.đứa trẻ
được nghiên cứu ở độ 4 tuổi, ảnh hưởng của PCBs được đánh giá thông qua hai bài test đặc
trưng, không có dấu hiệu suy giảm hay thay đổi khả năng nhận thức. Nghiên cứu tiếp theo
ở độ tuổi 11 cho thấy PCBs có ảnh hưởng đến chỉ số IQ. Ảnh hưởng lớn nhất của PCBs là
ảnh hưởng lên trí nhớ và khả năng tập trung. Phần lớn những đứa trẻ này có chỉ số IQ trung
bình và khả năng nhận thức thấp.
Tác động đối với hệ thần kinh và khả năng miễn dịch

Môn ho ̣ c: Hóa kỹ thuật môi trường GVHD: TS. Mai Tuấn Anh
Nghiên cứu những người thường xuyên tiếp xúc với PCB, hầu hết đều có các triệu chứng
như : Đau đầu, chóng mặt, chán nản, mệt mỏi và run tay. Những người thường xuyên ăn cá
từ nước nhiễm bẩn PCB đều chậm hơn trong các bài kiểm tra năng lực nhận thức, khả năng
nhớ từ vựng, số điện thoại Các PCB ( PCB153, PCB180 ) được tìm thấy nhiều hơn so với
các dạng PCBs khác đã được tìm thấy trong các Tế bào của người bệnh Parkinson. Ngoài
ra còn có nhiều nghiên cứu khác chỉ ra sự ảnh hưởng của PCB đến thần kinh của con
người.
Svensson et al( 1994) nghiên cứu một nhóm người cho thấy một ý nghĩa phủ định khả năng
miễn dịch của một nhóm 23 người đàn ông Thụy Điển ( độ tuổi trung bình 39.4, tuổi đời từ
23-62 ), những người tiêu thụ một lượng cá lớn được bắt từ biển Baltic và một nhóm khác
gồm 20 người đàn ông ( độ tuổi trung bình 45.9, tuổi đời từ 23-69 ) chủ yếu không ăn cá.
Người ta nhận thấy nồng độ PCB trong huyết thanh của hai nhóm người này là khác nhau
là 0.2-3.6 pg/p đối với những người ăn nhiều cá và 0.08-1.7 pg/g đối với những người
không ăn cá. Những người thường xuyên tiêu thụ cá có các chỉ số thấp và số tế bào chết tự
nhiên trong máu cao hơn, chỉ ra sự phủ định sự tương quan giữa các chất béo trong cá và
số tế bào chết tự nhiên ( Rs = -0.32, P = 0.04 ).định sự tương quan giữa số tế bào chết tự
nhiên và Non-ortho PCB ( PCB 126 :Rs= -0.68, P=0.02) và một Mono-ortho cùng loại
( PCB 118 :Rs= - 0.76, P=0.01). Nhưng không có thủy ngân, đã xác định được một sự thực
đầy chết chóc.
Người Hà Lan cũng đã nghiên cứu những hiệu ứng miễn dịch của những đứa trẻ từ khi sinh
đến 18 tháng tuổi. Số những lần bị viêm mũi, phế quản và Abidan trong 18 tháng đầu để
đánh giá tình trạng sức khỏe. Sự miễn dịch được sinh ra được xác định bởi sự tạo thành các
kháng thể bệnh Quai bị, Sởi và Thổ tả. Sự nghiên cứu này không tìm thấy tương quan giữa
việc tiếp xúc PCB sau khi sinh tới 18 tháng tuổi với các bệnh như : viêm phế quản, viêm
mũi, Abidan. Cũng những đứa trẻ này ở 42 tháng tuổi người ta xác định rằng khả năng
miễn dịch thấp hơn những đứa trẻ khác không tiếp xúc với PCB.
Như vậy PCB ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của những người tiếp xúc với nó. Đặc biệt là
với trẻ sơ sinh, vì nó sẽ tích lũy trong cơ thể đến sau này.
Mặc dù độ “vênh” giữa các thí nghiệm nghiên cứu và thực tiễn hoàn toàn có thể xảy ra,

song những ảnh hưởng của PCBs đến sức khỏe con người và môi trường là không thể chối
cãi.
IV. THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XỬ LÝ Ô NHIỄM PCBs
IV.1 Hiện trạng PCBs ở Việt Nam
Cục Bảo vệ môi trường cũng khảo sát đợt 1 vào năm 2010 tại 31 tỉnh thành trong cả nước,
đã phát hiện khoảng 8.000 tấn dầu các loại có chứa chất PCBs và những hợp chất tương tự
PCBS ở rải rác khắp nơi. Tuy nhiên nhiều nhà khoa học cho rằng con số này chưa phản
Môn ho ̣ c: Hóa kỹ thuật môi trường GVHD: TS. Mai Tuấn Anh
ánh đúng thực trạng nhiễm độc PCBS trong sinh hoạt hiện nay, mà thực tế còn cao hơn rất
nhiều.
PCBs hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện, làm chất phụ gia trong các
ngành công nghiệp sản xuất sơn, mỹ phẩm, chất dẻo và giấy. Mặc dù đã bị cấm theo Công
ước LHQ về loại bỏ chất hữu cơ độc hại, nhưng PCBs vẫn gây hại cho sức khỏe con người
do các thiết bị điện có chứa PCBs vẫn tiếp tục được sử dụng. Trong thời gian dài qua, VN
đã nhập khẩu các thiết bị công nghiệp và thiết bị ngành điện có chứa PCB. Theo một số
cuộc điều tra, lượng chất PCB hiện nay là rất lớn có thể lên đến 10.000 - 20.000 tấn.
Thống kê ban đầu, Tổng công ty Điện lực Việt Nam hiện đang quản lý trên 60% tổng
lượng PCB tại Việt Nam. Một lượng PCB tồn tại trong các thiết bị công nghiệp nằm ngoài
ngành điện hiện chưa được xác định chính xác.
GS. TS Phạm Hùng Việt, GĐ Trung tâm Hóa học môi trường và phát triển bền vững nêu
vấn đề: “Chất PCBs đã từng là niềm tự hào của ngành công nghiệp, nhất là ngành điện lực
vì khả năng chống được quá trình ô xi hóa trong máy biến thế. Nhưng cách đây 30 năm,
các nhà khoa học Nhật đã xác định được cá có chứa PCBs ở ao hồ gần các nhà máy sản
xuất sử dụng hóa chất này thì lúc đó mới đặt ra vấn đề về sự nguy hại của PCBs đối với sức
khỏe con người và môi trường xung quanh”.
PCBs phần lớn phát sinh trong ngành công nghiệp, trong các lĩnh vực như: Dầu biến thế và
tụ điện công suất cao, chất lỏng truyền nhiệt và hệ thống thủy lực, chế tạo dầu bôi trơn và
dầu cắt gọt, chất hoá dẻo cho sơn, dung môi cho mực in của giấy copy không chứa các bon,
chất kết dính, chất chống bắt cháy và chất dẻo. Mãi đến những năm 80, người ta mới phát
hiện tính bền vững và độc tính nguy hại của PCBs đối với môi trường và con người, sau đó

hạn chế và dần cấm sử dụng. Theo các số liệu đã công bố, Việt Nam còn khối lượng dầu có
chứa PCBs có thể lên tới 19.000 tấn, chủ yếu từ các máy biến thế điện kiểu cũ. Tổng lượng
chất thải nguy hại ước tính năm 2003 là 160.000 tấn mỗi năm, trong đó 130.000 tấn từ các
chất thải công nghiệp, 21.000 tấn từ các chất thải y tế của các bệnh viện, trạm xá và viện
điều dưỡng, và 8.600 tấn từ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, một số vùng có dư lượng các
chất dioxin và furans ở trong đất do hậu quả của việc sử dụng tới 72 triệu lít thuốc diệt cỏ
trong thời kỳ chiến tranh 1961-1971. Việt Nam đã và đang sử dụng khoảng 300 loại thuốc
trừ sâu, 200 loại thuốc trừ bệnh, gần 150 loại thuốc trừ cỏ, 6 loại thuốc diệt chuột và 23
loại thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng.
Phương pháp xử lý ô nhiễm PCBs
Công ước Stockholm yêu cầu phải:
- Loại bỏ PCBs sử dụng dưới hình thức chất hóa học công nghiệp vào năm 2025;
Môn ho ̣ c: Hóa kỹ thuật môi trường GVHD: TS. Mai Tuấn Anh
- Tiêu hủy các loại dầu, thiết bị và chất thải chứa PCBS (với nồng độ cao hơn 50
ppm) trước năm 2028.
LHQ kêu gọi loại bỏ hóa chất PCBs
Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) kêu gọi các chính phủ và các ngành công nghiệp
quyết tâm loại trừ hoàn toàn hóa chất hữu cơ tổng hợp PCB, loại hóa chất độc hại nguy
hiểm nhất trong 12 hóa chất độc hại cần phải loại trừ trên toàn cầu vào năm 2025 theo
Công ước LHQ về loại bỏ các hóa chất hữu cơ độc hại có hiệu lực từ ngày 17-5-2004.
Lời kêu gọi trên được đưa ra vào lúc kết thúc hội nghị về các chất độc hại tổ chức tại
Geneve ngày 11-6.
Tổng Giám đốc UNEP Klaus Toepfer tuyên bố, việc loại bỏ PCB trên thế giới đòi hỏi sự
hợp tác giữa các chính phủ, các ngành công nghiệp và các công ty thương mại vì PCB hiện
đang được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện, làm chất phụ gia trong các ngành công
nghiệp sản xuất sơn, mỹ phẩm, chất dẻo và giấy. Mặc dù đã bị cấm theo Công ước LHQ về
loại bỏ chất hữu cơ độc hại, nhưng PCB vẫn gây hại cho sức khỏe con người do các thiết bị
điện có chứa PCB vẫn tiếp tục được sử dụng.
Đại diện các chính phủ, các ngành công nghiệp và các công ty thương mại tham dự hội
nghị đã thảo luận các chính sách ở cấp quốc gia và quốc tế, các vấn đề hậu cần, khả năng

của các nước cũng như các nhu cầu trong việc quản lý và loại bỏ dần PCB. Việc thay thế
ngay lập tức các thiết bị điện có sử dụng PCB được đánh giá là không khả thi và tốn kém,
đặc biệt đối với các nước đang phát triển.
9 công nghệ (theo UNEP là mang tính thân thiện môi trường và giá thành hợp lý):
- Sử dụng lò đốt đặc chủng,
- Lò đốt xi măng,
- Khử bằng hoá chất pha hơi,
- Khử bằng chất xúc tác,
Ở Việt Nam:
Công ước Stockholm yêu cầu phải loại bỏ PCB sử dụng dưới hình thức chất hóa học công
nghiệp vào năm 2025; tiêu hủy các loại dầu, thiết bị và chất thải chứa PCB (với nồng độ
cao hơn 50 ppm) trước năm 2028. Là thành viên thứ 14 của Công ước từ năm 2002, Việt
Nam đã và đang thực hiện nhiều dự án liên quan đến quản lý POP. Song việc quản lý, xử lý
Môn ho ̣ c: Hóa kỹ thuật môi trường GVHD: TS. Mai Tuấn Anh
an toàn PCB vẫn còn nhiều khó khăn do chính sách chưa hợp lý, chế tài chưa đủ mạnh;
việc kiểm kê đánh giá hiện trạng về PCB chưa đầy đủ, thường xuyên và hiệu quả; năng lực
quản lý còn bất cập; nhận thức của doanh nghiệp, cộng đồng về tính nguy hại của PCB,
POP còn hạn chế, Vì vậy, dự án"Quản lý PCB tại Việt Nam"được tài trợ bởi Quỹ Môi
trường toàn cầu (GEF), với Bộ Tài nguyên - Môi trường là cơ quan chủ quản, dự kiến triển
khai trong 5 năm nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, khắc phục những bất cập nêu trên, để bảo
vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Ngày 09/08/2007, Cục Môi trường tổ chức hội thảo “Giới thiệu và tham vấn lựa chọn công
nghệ xử lý hoá chất POPs tồn lưu tại Việt Nam”, trong đó đã có 4 mô hình công nghệ được
giới thiệu:
• Sử dụng lò thiêu đốt nhiệt độ thấp (Trung tâm công nghệ xử lý môi trường - Bộ
tư lênh Hoá học),
• Sử dụng lò đốt xi măng nhiệt độ cao (Công ty Holchim thí điểm tại Hòn
Chông),
• Sử dụng lò đốt 2 cấp có can thiệp làm lạnh cưỡng bức (Công ty Môi trường
Xanh thực hiện tại các khu công nghiệp) và

• Công nghệ phân huỷ sinh học (Viện Công nghệ Sinh học phối hợp một số đơn
vị khác thực hiện).
Gần đây nhất, trong hai ngày 13 và 14/1/2011 tại tỉnh Hòa Bình, Ban quản lý Dự án quản
lý PCBs tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo phổ biến thông tin đến các nhà báo chuyên trách
lĩnh vực môi trường về các hợp chất hữu cơ nguy hại khó phân hủy (POP) và hợp chất
PCBs (một trong số các hợp chất POP phổ biển nhất).
Đây là cuộc hội thảo đầu tiên thuộc Hợp phần truyền thông của Dự án quản lý PCBs tại
Việt Nam với mục tiêu thông qua các cơ qua thông tin đại chúng giúp các nhà quản lý, các
tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng hiểu rõ hơn về các hợp chất hữu cơ nguy hại khó phân
hủy, những tác động tiêu cực của chúng đến môi trường, sức khỏe con người cũng như các
giải pháp, thực hành an toàn khi phải tiếp xúc với chúng.
Cũng qua Hợp phần truyền thông này, Ban quản lý dự án mong muốn vận động sự ủng hộ
của các cấp lãnh đạo và các bên liên quan trong công tác quản lý và kiểm soát các chất
POP và PCB. Đồng thời, hợp phần quan trọng này cũng nhắm đến mục đích từng bước
thay đổi hành vi, duy trì thực hành an toàn của người lao động khi làm việc trong điều kiện
tiếp xúc với các chất nguy hại PCB; nâng cao nhận thức về mối nguy cơ đến từ các chất có
POP, PCB, những tác động của các hợp chất này cũng như những giải pháp giảm thiểu các
hợp chất nguy hại này. Hợp phần truyền thông còn hướng tới việc đưa đến cho người dân
Môn ho ̣ c: Hóa kỹ thuật môi trường GVHD: TS. Mai Tuấn Anh
những thông tin, kiến thức cơ bản về các hợp chất POP, những tác hại của chúng đến môi
trường và sức khỏe con người, cũng như các thực hành an toàn khi phải tiếp xúc với các
hợp chất nguy hại này. Mục tiêu cuối cùng và cũng là quan trọng nhất là huy động sự tham
gia của cộng đồng trong việc thực thi pháp luật trong sản xuất, sử dụng, xử lý… các chất
POP.
Trao đổi với các nhà báo tại hội thảo, Giáo sư, tiến sĩ Phạm Hùng Việt - Giám đốc Trung
tâm CETASD, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết, hợp
chất PCB (viết từ cụm từ Polyclobiphenyl) là một trong 21 nhóm chất POP được quy định
trong Công ước Stockholm về các chất POP. PCB được xem là một trong các hợp chất
thuộc nhóm POP gây rủi ro cao đối với sức khỏe con người và môi trường nếu như không
được quản lý, xử lý một cách hợp lý. Do có đặc tính điện môi tốt, rất bền vững, không

cháy, chịu nhiệt và ăn mòn hóa học, PCB đã từng được sử dụng phổ biến làm chất điện môi
trong máy biến thế và tụ điện, chất lỏng dẫn nhiệt trong hệ thống truyền nhiệt và nước, chất
làm dẻo trong PVC và cao su nhân tạo, là thành phần trong sơn, mực in, giấy không chứa
cacbon, chất dính, chất bôi trơn, chất bịt kín trong các công trình xây dựng và chất để hàn.
PCB cũng được sử dụng như chất phụ gia của thuốc trừ sâu, chất chống cháy (trong vải,
thảm ) và trong dầu nhờn (dầu kính hiển vi, phanh, dầu cắt ).
Việt Nam không sản xuất PCB nhưng nhập khẩu khá nhiều thiết bị và dầu có khả năng
chứa PCB như dầu biến thế, dầu cách điện, dầu công nghiệp. Do không còn nhập khẩu
thêm lượng dầu hay thiết bị chứa PCB, vấn đề chính của Việt Nam hiện nay là nhận biết,
xác định, quản lý và tiêu huỷ an toàn thiết bị, dầu và chất thải chứa PCB đang sử dụng
hoặc đã thải bỏ.
Kết quả khảo sát trong những năm vừa qua cho thấy, hiện còn tồn tại hàng chục ngàn tấn
dầu chứa PCB tại Việt Nam. Mặt khác, do vấn đề về nhận thức, ý thức chưa cao, việc quản
lý dầu thải, trong đó có cả dầu biến thế thải, tại nhiều cơ sở, doanh nghiệp của Việt Nam
chưa thật sự an toàn, chặt chẽ, vì vậy, vẫn tồn tại nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng
tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, việc kiểm soát ô “lây nhiễm chéo” PCB do pha
trộn các loại dầu có chứa PCB và không chứa PCB sẽ là một thách thức lớn cho công tác
phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm PCB.
Tại cuộc hội thảo, ông Bùi Cách Tuyến – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường, Tổng
Cục trưởng Tổng cục môi trường, Trưởng ban Quản lý Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam
cho rằng, điểm cơ bản nhất trong việc quản lý an toàn tiến tới tiêu hủy chất PCB tại Việt
Nam là định vị, thu gom, quản lý và tiêu huỷ.
Môn ho ̣ c: Hóa kỹ thuật môi trường GVHD: TS. Mai Tuấn Anh
“Trong thời gian đầu, cần xác định PCB nằm ở đâu, bởi có hàng trăm sản phẩm có chứa
PCB, trong đó tập trung nhiều nhất trong các máy biến thế, tụ điện đời cũ, hệ thống các
máy thuỷ lực, nâng đẩy. Đối với những sản phẩm chứa nhiều PCB cần tập trung ưu tiên để
tìm kiếm lưu trữ, cất giữ và tiểu hủy” ông Tuyến nói.
Cũng theo ông Tuyến, đánh giá đúng mối nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con
người từ các chất POP, sau khi có Công ước Stockholm, ngay từ tháng 7/2002, Chính phủ
Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Công ước này.

Để triển khai thực hiện Công ước này, trong thời gian qua, Việt Nam đã tiến hành các hoạt
động khảo sát thực trạng ô nhiễm, tăng cường năng lực, bổ sung quy định pháp lý, tăng
cường kiểm tra, thanh tra về các chất POP. Việt Nam cũng đã xây dựng Kế hoạch quốc gia
thực hiện Công ước Stockholm, được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn tại Quyết định số
184/2006/QĐ-TTg ngày 10/8/2006. Trong đó xác định 15 đề án ưu tiên thực hiện về quản
lý, xử lý POP tại Việt Nam, đặc biệt hoạt động quản lý và tiêu hủy an toàn PCB là một
trong các nhiệm vụ ưu tiên.
Thực hiện cam kết của Việt Nam cũng như chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đang chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực
hiện dự án Quản lý PCB tại Việt Nam. Dự án đặt mục tiêu tăng cường năng lực quốc gia về
quản lý PCB, lưu trữ an toàn PCB, và tiến tới tiêu hủy, loại bỏ hoàn toàn PCB để hạn chế
rủi ro đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam sẽ hỗ
trợ Việt Nam thực hiện tốt cam kết của mình đối với Công ước Stockholm và cộng đồng
quốc tế nói chung, giúp Việt Nam phòng ngừa và hạn chế ô nhiễm môi trường liên quan
đến các hợp chất POP, nâng cao chất lượng môi trường, góp phần bảo vệ môi trường Việt
Nam, khu vực và toàn cầu.
Giải pháp xử lý PCB tồn dư.
Vấn đề giải quyết các chất độc POPs tồn đọng là bài toán vô cùng nan giải đối với các nhà
khoa học và các nhà quản lý trong nước. Trên thế giới có rất nhiều công nghệ đã được áp
dụng tại các quốc gia, trong số đó có 9 công nghệ, theo tổng kết đánh giá của UNEP, là
mang tính thân thiện môi trường và giá thành hợp lý hơn cả, đó là: sử dụng lò đốt đặc
chủng, lò đốt xi măng, khử bằng hoá chất pha hơi, khử bằng chất xúc tác, khử bằng kiềm,
ôxi hoá điện hoá trung gian , ôxi hoá muối nóng chảy, ôxi hoá siêu tới hạn và Plasma. Ở
nước ta cũng đã có một số mô hình thí điểm hoặc đã được triển khai. Trong hội thảo “Giới
thiệu và tham vấn lựa chọn công nghệ xử lý hoá chất POPs tồn lưu tại Việt Nam” diễn ra
ngày 09/08/2007, do Cục Môi trường tổ chức, đã có 4 mô hình công nghệ được giới thiệu.
Đó là các công nghệ: sử dụng lò thiêu đốt nhiệt độ thấp (Trung tâm công nghệ xử lý môi
Môn ho ̣ c: Hóa kỹ thuật môi trường GVHD: TS. Mai Tuấn Anh
trường - Bộ tư lênh Hoá học), sử dụng lò đốt xi măng nhiệt độ cao (Công ty Holchim thí
điểm tại Hòn Chông), sử dụng lò đốt 2 cấp có can thiệp làm lạnh cưỡng bức (Công ty Môi

trường Xanh thực hiện tại các khu công nghiệp) và Công nghệ phân huỷ sinh học (Viện
Công nghệ Sinh học phối hợp một số đơn vị khác thực hiện).
Tuy có nhiều mô hình được đưa ra, nhưng quyết định mô hình nào là phù hợp nhất cho
việc xử lý các chất POPs tại Việt Nam vừa có thể triển khai hiệu quả trong điều kiện kinh
tế trong nước mà vẫn đảm bảo yêu cầu không gây phát tán chất độc điôxin, furan hay các
chất độc hại khác ra môi trường cho đến nay vẫn chưa tìm ra. Tuy nhiên, các nhà khoa học
cũng đã nhất trí cao rằng cần sử dụng kết hợp nhiều công nghệ đồng thời mới có thể giải
quyết vấn đề. Điều quan trọng trước mắt là cần xác định được bộ tiêu chí lựa chọn công
nghệ và có được kết quả điều tra cơ bản về số lượng cũng như sự phân bố, mức độ phân tán
của các chất POPs tại các địa phương. Trên cơ sở đó, kết hợp với những nghiên cứu và
đánh giá sâu về các công nghệ hiện tại và đặt trong điều kiện thực tế của nước ta, mới hy
vọng tìm ra được câu trả lời tối ưu về xử lý POPs.
Việt Nam –Thụy Sỹ: Thoả thuận thải loại chất độc hại PCB ngành điện
Thứ trưởng Bộ TN&MT Phạm Khôi Nguyên cho biết, Việt Nam không sản xuất PCB
nhưng có sử dụng trong những thiết bị công nghiệp và thiết bị ngành điện nhập khẩu.
Môn ho ̣ c: Hóa kỹ thuật môi trường GVHD: TS. Mai Tuấn Anh
Chiều 29/1 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cùng với Cơ quan hợp tác
và phát triển Thuỵ Sỹ tại Việt Nam đã ký thoả thuận dự án Quản lý và thải loại PCB trong
các hệ thống điện theo cách thân thiện với môi trường - dự án thí điểm tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Phạm Khôi Nguyên cho biết, Việt Nam không sản xuất PCB
nhưng có sử dụng trong những thiết bị công nghiệp và thiết bị ngành điện nhập khẩu.
Hiện nay, lượng chất PCB ở Việt Nam là rất lớn, theo một số cuộc điều tra thì có thể lên tới
20.000 tấn. Theo đó, Tổng Công ty điện Việt Nam là tổ chức quản lý các thiết bị điện (sản
xuất và truyền tải) nhiều nhất.
Thống kê ban đầu cho thấy, Tổng Công ty điện Việt Nam hiện đang quản lý trên 60% tổng
lượng PCB tại Việt Nam. Cụ thể, khoảng 9.000 tấn dầu PCB đã biết chắc chắn, còn khoảng
1.000 tấn dầu nghi ngờ có PCB trong các hệ thống điện. Ngoài ra, còn tồn tại một lượng
PCB trong các thiết bị công nghiệp nằm ngoài ngành điện hiện chưa được xác định chính
xác.
Hình 1.3 Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ

Môn ho ̣ c: Hóa kỹ thuật môi trường GVHD: TS. Mai Tuấn Anh
Chính vì thế, theo Thứ trưởng Phạm Khôi Nguyên, cần phải có những biện pháp quản lý và
tiêu huỷ lượng PCB này, khởi đầu từ dầu chế biến của ngành điện nhằm bảo đảm thực hiện
thành công các mục tiêu của công ước Stockholm về các chất hữu cơ khó phân huỷ.
Theo Bộ TN&MT, hiện nay, việc quản lý PCBs ở Việt Nam hiện còn rất bất cập: không có
hệ thống theo dõi lượng PCBs sử dụng, không có hệ thống hoặc thiết bị đúng chức năng để
vận chuyển, lưu giữ các nguyên liệu chứa PCBs, chưa thực hiện được việc xử lý và tiêu
huỷ PCBs an toàn theo đúng yêu cầu kỹ thuật, chưa quan trắc ô nhiễm môi trường do PCB
một cách hệ thống.
Hơn nữa, trách nhiệm quản lý giữa các bộ ngành được phân công còn chưa được rõ ràng,
thiếu nhân lực và cơ chế khuyến khích, thiếu năng lực giám sát và cưỡng chế thực thi đối
với các chính sách đã được ban hành liên quan đến quản lý PCBs.
Dự án tập trung vào 3 lĩnh vực chính: tăng cường năng lực trong nưcớ trong việc quản lý
tổng thể PCBs một cách hộ lý về môi trường và kỹ thuật; xác định những công nghệ và
phương pháp thân thiện với môi trường thích hợp cho việc loại bỏ PCBs ở Việt Nam mà có
thể được thích ứng và áp dụng ở các nước đang phát triển khác; hỗ trợ Chính phủ trong
việc xác định và ban hành những chính sách và chiến lược cần thiết cho việc loại bỏ hoàn
toàn PCBs tại Việt Nam.
Tổng vốn ODA của dự án là 683.231 USD trong đó vốn ODA tài trợ không hoàn lại của
Thuỵ Sỹ là 625.231 USD.
Hình 2. Thứ trưởng Bộ TN&MT và đại sứ Thuỵ Sỹ tại Việt Nam ký thoả thuận
Môn ho ̣ c: Hóa kỹ thuật môi trường GVHD: TS. Mai Tuấn Anh
Lãnh đạo Bộ TN&MT cho biết, kết quả thực hiện dự án sẽ được sử dụng làm cơ sở cho
việc xây dựng Dự án tổng thể về loại bỏ tất cả các loại dầu có chứa PCBs tại các nhà máy
điện ở Việt Nam để xin hỗ trợ từ Quỹ Môi trường toàn cầu. Con số xin hỗ trợ lên tới 10
triệu USD.
Kế hoạch Quốc gia xử lý chất ô nhiễm khó phân huỷ
Kế hoạch quốc gia về Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ vừa
được Thủ tướng CP phê duyệt tại QĐ 184. Đến nay, Việt Nam đã cấm sử dụng 9/12
thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là các chất hữu cơ độc hại. Tham gia công ước này, Việt

Nam sẽ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lý an toàn hóa chất, giảm
thiểu và tiến tới loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ. Đồng thời, phòng ngừa,
kiểm soát và xử lý an toàn đối với các chất này; tiến tới kiểm soát, xử lý và tiêu hủy hoàn
toàn các kho thuốc BVTV - những hóa chất rất độc hại đã bị loại bỏ, còn tồn lưu vào năm
2010. Kế hoạch trên cũng nhằm xử lý triệt để các khu vực nóng về ô nhiễm thuốc BVTV
và Dioxins từ chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Ngoài ra,
lượng PCBs (Polychlorinated Biphenyles) phát thải vào môi trường cũng được giảm
thiểu; phấn đấu loại bỏ việc sử dụng PCB trong các thiết bị, máy móc vào năm 2020 và
tiêu hủy an toàn PCB vào năm 2028. Giảm thiểu liên tục lượng phát thải các chất ô nhiễm
hữu cơ khó phân huỷ hình thành không chủ định (Dioxins và Furans). Trong 12 chất hoặc
nhóm hóa chất hữu cơ độc hại (POPs), gồm Aldrin, Chlordane, Dieldrin, Endrin,
Heptachlor, Hexachlorobenzenne, Mirex, Toxaphene, DDT, PCBs, Dioxins và Furans,
đến thời điểm này, nước ta đã cấm sử dụng 9 loại thuốc BVTV là các chất ô nhiễm hữu
cơ khó phân hủy và hạn chế việc nhập khẩu và sử dụng PCBs. Chất ô nhiễm hữu cơ khó
phân hủy (viết tắt tiếng Anh là POPs -persistent Organic Pollutants) là các hóa chất rất
độc hại, tồn tại bền vững trong môi trường và rất khó phân hủy. Chúng có khả năng phát
tán rộng và tích tụ sinh học cao trong các mô của sinh vật, gây tác hại nghiêm trọng cho
sức khoẻ con người (gây ra các bệnh về sinh sản, thần kinh, miễn dịch, ung thư, tổn
thương gen ), đa dạng sinh học và môi trường sống. Công ước Stockholm chính thức có
hiệu lực kể từ ngày 14/ 5/2004. Công ước nhằm bảo vệ cuộc sống và môi trường thiên
nhiên - đặc biệt cho người nghèo và các nước nghèo - bằng cách cấm sản xuất và sử dụng
một số các chất hoá học độc hại, đặc biệt là Polychlorinated Biphenyls (PCBs), dioxins,
furans, và 9 loại thuốc trừ sâu rất độc hại. Công ước cũng yêu cầu xử lý triệt để những địa
điểm tàng trữ thuốc trừ sâu và hoá chất độc hại có chứa POPs, cũng như tiêu huỷ các chất
PCBs và chất thải có chứa PCBs.
Tại cuộc hội thảo: “Quản lý và thải loại PCBs trong các hệ thống điện theo cách thân
thiện với môi trường” vừa được Tổng cục Môi trường tổ chức ngày 13.2, nhiều chuyên
gia lo ngại, Việt Nam sẽ trở thành một “bãi rác” PCBs nếu không có ngay một khung
Môn ho ̣ c: Hóa kỹ thuật môi trường GVHD: TS. Mai Tuấn Anh
pháp lý phù hợp. Trong thực tế, việc quản lý PCBs của VN còn có nhiều bất cập: chưa có

hệ thống theo dõi lượng PCBs sử dụng hoặc thiết bị đúng chức năng để vận chuyển, lưu
trữ các nguyên liệu chứa PCBs; chưa thực hiện việc xử lý, tiêu hủy PCBs an toàn theo
đúng yêu cầu kỹ thuật hay quan trắc ô nhiễm môi trường do PCBs một cách hệ thống
Công nghệ để xử lý tiêu hủy PCBs và khu vực ô nhiễm PCB như: lò đốt, lò đốt xi măng,
công nghệ Plasma Arc chưa được kiểm chứng.
Việt Nam không nằm ngoài cuộc chiến ngăn chặn và loại bỏ hóa chất này. Việt Nam đang
tham gia Công ước Stockholm về quản lý các chất nguy hiểm khó phân huỷ, trong đó có
chất PCBs. Công ước Bazen về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất PCBs. Việt
Nam cũng đã xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về quản lý các chất khó phân huỷ,
trong đó có PCBs và hiện đang triển khai thành Kế hoạch hành động quốc gia. Ông
Nguyễn Hoà Bình nhấn mạnh: “Theo tôi, trong thời gian tới, nên hướng tới việc cấm xử
dụng chất PCBs, vì chất PCBs là một loại chất rất nguy hiểm đối với môi trường và sức
khoẻ con người. Những năm trước đây, người ta sử dụng chất này với các lợi ích về mặt
công nghệ nhưng khi đã thấy rõ những tác hại của PCBs thì cần phải tính đến việc dùng
các chất thay thế khác phù hợp hơn”.

×