Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.08 KB, 30 trang )

1
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

MÔN HỌC: QUẢN LÝ BỀN VỮNG CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG
TIỂU LUẬN :
HVTH : TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
MSHV : 201010007
LỚP : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2010
GV : GS.TS TRẦN CHÍ HIỆP
TP.Hồ Chí Minh 06/2011
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………………… 3
I. TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM
I.1. Nhiên liệu cho phát triển đất nước…………………………………………. 4
I.2. Sử dụng năng lượng tác động làm ô nhiễm môi trường……………………6
I.3. Nguồn năng lượng mới……………………………………………………….7
II. CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẨY MẠNH
TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM
II.1. Quan điểm về chính sách năng lượng của Việt Nam……………………….8
II.2. Khung pháp lý thúc đẩy tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam……………… 9
2.1.1. Cấp Quốc Hội…………………………………………………………… 9
2.1.2. Cấp Chính Phủ………………………………………………………… 11
2.1.3. Cấp Bộ……………………………………………………………………11
II.3. Các giải pháp kỹ thuật…………………………………………………… 12
II.4. Ý nghĩa của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…………… 13
II.5. Các nhóm nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả………… 15
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG Ở MỘT
SỐ QUỐC GIA………………………………………………………………17
III.1. Nhật Bản…………………………………………………………………… 17
III.2. Mỹ…………………………………………………………………………….19


IV. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………23
IV.1. Nhận xét…………………………………………………………………… 23
4.1.1. Thuận lợi…………………………………………………………………… 23
4.1.2. Khó khăn…………………………………………………………………… 25
IV.2. Kiến nghị…………………………………………………………………… 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….31
2
LỜI NÓI ĐẦU
Ngành năng lượng Việt Nam hai mươi năm qua đã phát triển mạnh, cơ bản đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước. Tuy vậy, quy mô và hiệu quả của ngành năng
lượng còn thấp. Trạng thái an ninh năng lượng Việt Nam chưa được bảo đảm (cắt điện
xảy ra thường xuyên vào thời kỳ cao điểm; dự trữ dầu quốc gia chưa đủ khả năng bình ổn
giá khi có khủng hoảng giá dầu trên thị trường quốc tế…). Việt Nam sẽ phải đối mặt với
nguy cơ thiếu hụt nguồn năng lượng trong giai đoạn từ 2015 - 2020 trở đi. Vấn đề năng
lượng của Việt Nam sẽ chuyển từ giới hạn trong phạm vi một quốc gia thành một phần
của thị trường quốc tế và chịu sự tác động thay đổi của nó.
Ngành năng lượng Việt Nam hai mươi năm qua đã phát triển mạnh trong tất cả các khâu
thăm dò, khai thác, sản xuất, truyền tải, phân phối và xuất nhập khẩu năng lượng. Điều
đó đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển và đổi mới đất nước.
Đến nay, hệ thống năng lượng Việt Nam luôn dựa trên ba trụ cột chính là dầu khí, than
đá và điện lực. Thủy điện chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất điện Việt Nam
Tuy vậy, quy mô và hiệu quả ngành năng lượng còn thấp, biểu hiện ở chỉ tiêu năng lượng
trên đầu người còn thấp xa với trung bình của thế giới, ngược lại, cường độ năng lượng
cao hơn gần gấp hai lần trung bình thế giới. Trạng thái an ninh năng lượng Việt Nam
chưa được bảo đảm, hiện tượng xa thải phụ tải điện xảy ra thường xuyên vào kỳ cao
điểm. Dự trữ dầu quốc gia chưa đủ khả năng bình ổn giá khi xay ra khủng hoảng giá dầu
trên thị trường quốc tế.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Khoa học Năng lượng đã chỉ ra rằng Việt Nam sẽ
phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn năng lượng trong tương lai không xa. Chúng ta
sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng trước năm 2020. Nếu không đảm bảo được kế

hoạch khai thác các nguồn năng lượng nội địa hợp lý, tình huống phải nhập khẩu năng
lượng sẽ xuất hiện vào khoảng năm 2015. Điều đó cho thấy vấn đề năng lượng của Việt
Nam sẽ chuyển từ giới hạn trong phạm vi một quốc gia thành một phần của thị trường
quốc tế và chịu sự tác động thay đổi của nó.
3
I. TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM
1.1. Nhiên liệu cho phát triển đất nước
Than
Trong quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, tầm nhìn 2025, tính đến ngày
1/1/2008, trữ lượng và tài nguyên than đã được thăm dò và xác minh là 40,93 tỷ tấn,
trong đó trữ lượng than đã được tìm kiếm - thăm dò là 6,14 tỷ tấn; Tài nguyên than đã
xác minh là 34,79 tỷ tấn.
Dầu khí
Bên cạnh đó, trong báo cáo khả năng và định hướng phát triển năng lượng quốc gia
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 của Vụ Năng lượng – Bộ Công Thương, tổng
trữ lượng và tiềm năng dầu khí toàn thềm lục địa nước ta khoảng 3,3-4,4 tỷ m
3
dầu
quy đổi, trong đó khí chiếm tỷ lệ 55-60%.
Thủy điện
Riêng với tiềm năng thủy điện, theo đánh giá của Chương trình nghiên cứu cấp nhà
nước Khoa học công nghệ 2009: “Xây dựng chiến lược và chính sách năng lượng bền
vững”, tiềm năng thủy điện của nước ta vào khoảng 75-80 tỷ kWh với công suất
tương ứng 18.000-20.000MW.
Năng lượng tái tạo
Tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam cũng rất dồi dào
4
+ Địa nhiệt: Theo tính toán sơ bộ, Việt Nam có thể khai thác địa nhiệt tới 200MW
vào năm 2020.
+ Năng lượng mặt trời: Việt Nam có 2.000-2.500 giờ nắng trong một năm, tổng

bức xạ nhiệt bình quân khoảng 150kCal/cm2/năm.
+ Năng lượng gió: ở các vùng hải đảo, cường độ năng lượng gió vào khoảng 800-
1.400kWh/m2 mỗi năm, tại các vùng duyên hải Trung bộ, Tây Nguyên, Nam bộ,
cường độ năng lượng này là 500-1.000kWh/m2.
Với tiềm năng như vậy, không thể phủ nhận được những đóng góp không ngừng nghỉ
của các ngành năng lượng với vai trò là “nhiên liệu” cho phát triển kinh tế và đời
sống. Những năm qua, khi nhu cầu năng lượng không ngừng tăng lên từng ngày, các
ngành năng lượng đã không ngừng tìm ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất,
nâng cao sản lượng, đáp ứng đủ nhu cầu cho phát triển kinh tế. Cụ thể, năm 1954,
ngành điện Việt Nam ra đời với việc tiếp quản cơ sở hạ tầng của thực dân Pháp để lại
với 5 nhà máy điện cũ nát có tổng công suất 31,5MW, sản lượng điện khoảng 53 triệu
kWh.
Sau quá trình triển khai tiếp nhận, tính đến nay, tổng công suất các nhà máy điện của
Việt Nam đã đạt khoảng 20.000MW. Tính riêng trong năm 2010, để đảm bảo đủ nhu
cầu cho sản xuất và đời sống, sản lượng điện sản xuất trong nước và mua ngoài cả
năm 2010 đạt 91,6 triệu kWh, tăng 14,9% so với cùng kỳ, trong đó, sản lượng điện
sản xuất của EVN đạt 59,1 triệu kWh, tăng 3,7%; sản lượng điện mua ngoài đạt 32,5
triệu kWh, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng với ngành dầu khí, kể từ dấu mốc quan trọng ngày 26/6/1986 khi Xí nghiệp
Liên doanh dầu khí Việt - Xô đã khai thác tấn dầu đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ, ghi nhận
việc Việt Nam đã có tên trong danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô thế
giới, đến việc hoàn thành nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam – Dung Quất đầu
năm 2011, ngành dầu khí đã có những bước tiến vượt bậc. Cụ thể, theo niên giám của
Tổng cục Thống kê, nếu năm 2005, sản lượng khí thiên nhiên năm 2005 chỉ đạt 6,44
tỷ m
3
thì năm 2010, sản lượng khí khai thác đạt 9,32 tỷ m
3
, tăng44,72%; Sản lượng
dầu khai thác đạt 15 triệu tấn.

Tương tự như vậy, ngành than cũng có sự tăng trưởng vượt bậc để đáp ứng đủ nhu
cầu cho sản xuất và tiêu thụ. Nếu như năm 2005, sản lượng than sạch đạt trên 34 triệu
tấn thì đến năm 2010, sản lượng than sạch toàn ngành đạt 44 triệu tấn, tăng trên 29%.
Năng lượng hiện là nhóm ngành luôn được xếp vào những ngành xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam trong thời gian qua, mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho nước ta khi xuất
khẩu. Cụ thể, trước đây, dầu thô luôn giữ vững vị trí dẫn đầu trong những mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của nước ta, năm 2005, tổng giá trị xuất khẩu dầu thô vào khoảng
5
7,73 tỷ USD. Mặc dù gần đây, với định hướng là khai thác đảm bảo đáp ứng nhu cầu
sử dụng trong nước nhưng với giá năng lượng tăng cao, lợi nhuận thu được từ nhóm
hàng này cũng không hề nhỏ. Cụ thể, nhóm hàng nhiên liệu (gồm dầu thô, than đá,
khoáng sản) vẫn đạt 7,92 tỷ USD năm 2010, đứng thứ 2 trong các nhóm ngành xuất
khẩu chủ lực của nước ta.[1]
1.2. Sử dụng năng lượng tác động làm ô nhiễm môi trường:
Năng lượng hóa thạch gây ô nhiễm môi trường. Quá trình cháy của nhiên liệu hóa
thạch tạo nên điôxit cácbon CO
2
và mêtan CH
2
cả hai là chất khí gây hiệu ứng nhà
kính là nguyên nhân thay đổi khí hậu và làm nóng toàn cầu. Theo thống kê trong số
các chất khí gây hiệu ứng nhà kính CO
2
chiếm 54%, metan 12%, Ozon 7%. Bức xạ từ
mặt trời một phần bị phản xạ bởi bầu khí quyển nhưng đa số bị bề mặt trái đất hấp thụ
làm mặt đất bị nóng lên. Một số bức xạ hồng ngoại qua lớp không khí và một số bị
các phân tử khí gây hiệu ứng nhà kính, chủ yếu là CO2 bức xạ lại theo mọi hướng
Kết quả là bề mặt trái đất và lớp không khí tầm thấp bị đốt nóng nhiều hơn. Đây chính
là hiệu ứng nhà kính gây phát nóng toàn cầu.
Than là loại nhiên liệu phát thải CO2 nhiều nhất. Trung bình 1 kg than phát thải 1,83

kg CO
2
. Như vậy các nhà máy nhiệt điện than trên thế giới hàng năm tạo nên 3,7 tỷ
tấn cacbon đioxit (CO2), 10000 tấn sunfua đioxit (SO2) nguyên nhân chính gây mưa
axit, 10200 tấn NOx.
6
• Xăng phát thải 2,22 kg CO2/lít nhiên liệu.
• Dầu điêzen phát thải 2,68 kg CO2/lít nhiên liệu.
• Khí hóa lỏng phát thải 1,66 kg CO2/lít nhiên liệu.
Các nguồn năng lượng hoá thạch phát thải tro bụi chứa thủy ngân, uranium, thorium,
asen và các kim loại nặng khác là nguyên nhân gây ung thư và các bệnh hô hấp. Ngoài ra
việc sử dụng năng lượng còn gây ô nhiễm môi trường nước thải, gây tiếng ồn.
Ở Việt Nam theo số liệu của Tổng cục Khí tượng thủy văn trong vòng 50 năm qua nhiệt
độ trung bình tăng 0,7
0
C, mực nước biển tăng 20 cm, nhiều khu vực bị khô hạn trong khi
đó thiên tai lụt lội với cường độ ngày càng tăng.[3]
1.3. Những nguồn năng lượng mới
Kinh tế phát triển đã và đang đẩy nhu cầu năng lượng tăng lên từng ngày. Để đáp ứng đủ
nhu cầu năng lượng cho phát triển đất nước, đặc biệt trong hoàn cảnh các nguồn năng
lượng sơ cấp đang dần cạn kiệt, hướng đi mới mà nước ta đã và đang hướng tới là đưa
vào khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới. Ưu điểm lớn nhất của các nguồn
năng lượng này là không gây phát thải và không giới hạn trữ lượng. Việt Nam đã bắt đầu
những bước đầu tiên của việc phát triển nguồn năng lượng này bằng việc bắt đầu triển
khai xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận với công suất 4.000MW đến các công
trình nhỏ hơn như chiếu sáng Trường Sa bằng điện mặt trời và điện gió, các nhà máy
điện gió nhỏ tại Ninh Thuận, các dự án điện mặt trời tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa…
Bên cạnh đó, không ít những nghiên cứu khoa học đã bắt đầu thành công với các sản
phẩm từ nguồn năng lượng tái tạo như bóng đèn chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời,
bóng đèn kết hợp sử dụng điện gió và điện mặt trời…[1]

II. CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẨY MẠNH
TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM
2.1. Quan điểm về chính sách năng lượng của Việt Nam
Quan điểm và chính sách năng lượng của Việt Nam dựa trên sự hài hòa giữa hiệu quả
kinh tế, an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Cụ thể là:
Khai thác đa dạng, hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước, kết hợp với xuất
nhập khẩu hợp lý trên cơ sở giảm dần, tiến đến không xuất khẩu nhiên liệu sơ cấp, đáp
ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội, bảo tồn nhiên liệu và đảm bảo an
ninh năng lượng cho tương lai
7
Nguồn điện hạt nhân ở nước ta dự tính xuất hiện vào khoảng 2020
Phát triển các công trình mới đồng thời với việc cải tạo nâng cấp các công trình cũ. Sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các khâu từ sản xuất, truyền tải, chế biến và
sử dụng năng lượng.
Phát triển năng lượng đi đôi với bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái. Đảm
bảo phát triển bền vững ngành năng lượng.
Từng bước hình thành thị trường cạnh tranh, đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh
doanh ngành năng lượng. Nhà nước chỉ độc quyền những khâu then chốt để đảm bảo an
ninh năng lượng quốc gia.
Đẩy mạnh chương trình năng lượng nông thôn. Nghiên cứu phát triển các dạng năng
lượng mới và tái tạo để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng năng lượng, đặc biệt đối với các hải
đảo, vùng sâu, vùng xa.
Phát triển nhanh ngành năng lượng theo hướng đồng bộ, hiệu quả, trên cơ sở phát huy
nguồn nội lực, kết hợp với hợp tác quốc tế.
8
Phát triển dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng mỗi
miền, đảm bảo cung cấp đầy đủ, liên tục, an toàn cho nhu cầu năng lượng của tất cả các
vùng trong toàn quốc.
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nguồn điện trên cơ sở tiềm năng
năng lượng sẵn có của Việt nam, hạn chế phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu.[3]

2.1. Khung pháp lý thúc đẩy tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam
Để thực hiện việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Nhà nước đã xây dựng một
loạt các văn bản có tính chất pháp quy, gồm ở:
2.1.1. Cấp Quốc Hội :
Luật sử dụng năng lượng tiết kiệt và hiệu quả số 50/2010/QH12 của Quốc Hội ngày
17 tháng 6 năm 2010 bao gồm 12 chương và 48 điều. Tóm tắt một số điều luật như
sau:
Điều 4. Nguyên tắc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể về năng lượng, chính sách an ninh năng
lượng và bảo vệ môi trường.
2. Được thực hiện thường xuyên, thống nhất từ quản lý, khai thác tài nguyên năng lượng
đến khâu sử dụng cuối cùng.
3. Là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân và toàn xã hội.
Điều 5. Chính sách của Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
1. Áp dụng thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu.
2. Hỗ trợ tài chính, giá năng lượng và các chính sách ưu đãi cần thiết khác để thúc đẩy sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
3. Tăng đầu tư, áp dụng đa dạng hình thức huy động các nguồn lực để đẩy mạnh nghiên
cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả; phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện của Việt Nam
góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường.
4. Khuyến khích sử dụng phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng; thực hiện lộ trình áp
dụng nhãn năng lượng; từng bước loại bỏ phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, hiệu
suất năng lượng thấp.
5. Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn; đầu tư hợp lý cho công tác tuyên truyền, giáo
dục, hỗ trợ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
9
Điều 6. Chiến lược, quy hoạch, chương trình sử dụng năng lượng

1. Chiến lược, quy hoạch, chương trình sử dụng năng lượng phải đáp ứng các yêu cầu sau
đây:
a) Cung cấp năng lượng ổn định, an toàn; sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên
năng lượng;
b) Dự báo cung, cầu năng lượng phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội; kết hợp hài hòa, cân đối giữa các quy hoạch ngành than, dầu khí, điện
lực và các quy hoạch năng lượng khác;
c) Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ưu tiên phát triển hợp lý công
nghệ năng lượng sạch, nâng cao tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo;
d) Xây dựng và thực hiện lộ trình chế tạo phương tiện, thiết bị, vật liệu xây dựng tiết
kiệm năng lượng.
2. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch,
chương trình sử dụng năng lượng.
Điều 8. Các hành vi bị cấm
1. Hủy hoại nguồn tài nguyên năng lượng quốc gia.
2. Giả mạo, gian dối để được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước trong hoạt động sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
vì mục đích vụ lợi.
4. Cố ý cung cấp thông tin không trung thực về hiệu suất năng lượng của phương tiện,
thiết bị trong hoạt động dán nhãn năng lượng, kiểm định, quảng cáo và các hoạt động
khác gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân.
5. Sản xuất, nhập khẩu, lưu thông phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh
mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.[2]
Ngoài ra còn có các chương quy định việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
trong sản xuất công nghiệp, trong xây dựng và chiếu sáng công cộng, trong giao thông
vận tải, trong sản xuất nông nghiệp, trong hoạt động dịch vụ và hộ gia đình, trong dự án
đầu tư – cơ quan – đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, quản lý việc sử dụng của cơ sở sử
dụng năng lượng trọng điểm, quản lý phương tiện – thiết bị sử dụng năng lượng, biện

pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trách nhiệm quản lý nhà nước
về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.[2]
10
2.1.2.Cấp chính phủ:
• Nghị định 102/2003/NĐ-CP về tiết kiệm năng lượng.
• Quyết định số 79/2006 QĐ-CP về Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng
lượng tiết kiệm hiệu quả. Tiếp theo Thủ tướng chớnh phủ ký quyết định số 1855/QĐ-
TTg, phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2050.
2.1.3.Cấp bộ:
• Thông tư 01/2004/TT/BCN
hướng dẫn thực hiện Nghị định
102 của Chính phủ trong lĩnh vực
sản xuất.
• Thông tư số 08/2006/TT-BCN
hướng dẫn đăng ký, đánh giá, cấp
phép nhãn cho các sản phẩm tiêu
thụ năng lượng.
• Quyết định số 40/2005/QĐ-BXD
về quy chế sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà thương mại. Đây là các văn bản quan trọng nhằm
sử dụng và phát triển năng lượng gắn liền với Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất
nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phù hợp với xu hướng hội nhập quốc
tế, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, thiết lập an ninh năng lượng quốc gia trong điều
kiện mở.
• Các tổ chức quốc tế tích cực hỗ trợ Việt Nam trong nhiều dự án và chương trình tiết
kiệm năng lượng ở Việt Nam như:
+ Dự án Chiếu sáng công công hiệu quất cao VEEPL. Dự án này do Qũy Môi
trường toàn cầu tài trợ, Viện KHCN Việt Nam chủ trì thực hiện với mục tiêu dỡ bỏ rào
cản đối với hiệu suất năng lượng trong lĩnh vực Chiếu sáng công cộng, tiết kiệm được

1,32 tỷ kWh trong giai đoạn 2006-2014.
+ Chương trình tiết kiệm năng lượng thương mại thí điểm CEEP do Qũy Môi
trường toàn cầu thông qua Ngân hàng thế giới với mục tiêu khuyến khích phát triển dịch
vụ tiết kiệm năng lượng mang tính chất thương mại, thử nghiệm các mô hình quản lý dự
án và cơ chế tài chính nhằm hỗ trợ các hoạt động tiết kiệm năng lượng.
+ Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Việt Nam PECSME do Qũy Môi trường toàn cầu tài trợ với mục tiêu nhân rộng
11
công nghệ hiệu quả năng lượng 5 ngành gạch, gốm sứ, giấy và bột giấy, dệt nhuộm và
công nghệ thực phẩm.[3]
2.3. Các giải pháp kỹ thuật
Ba lĩnh vực được coi là có tiềm năng tiết kiệm năng lượng cao nhất cần khai thác là tiết
kiệm điện năng cho các nhà máy công nghiệp; tiết kiệm điện năng cho các tòa nhà; và tiết
kiệm điện năng trong chiếu sáng, dịch vụ, sinh hoạt. Trong khi các ngành công nghiệp
chính ở nước ta đang tiêu thụ tới 50% năng lượng nhưng do chưa có qui định hay tiêu
chuẩn cụ thể nào trong quản lý tiêu thụ điện năng, dẫn đến tình trạng các ngành này lại sử
dụng điện năng nhiều hơn nhu cầu thực tế từ 15-50%, còn trong các tòa nhà cũng sử dụng
nhiều hơn nhu cầu tới 25% thì việc tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm năng lượng là hết
sức cần thiết.
Các doanh nghiệp cần nhận thức được vai trò của tiết kiệm năng lượng trong các hoạt
động sản xuất, kinh doanh để mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng năng lượng, bởi trên thực tế, lợi ích của việc quản lý năng lượng
luôn cao hơn so với chi phí đầu tư và lợi nhuận thu được từ tiết kiệm năng lượng có thể
bù đắp cho chi phí đầu tư chỉ trong một thời gian không lâu. Để khuyến khích các doanh
nghiệp thực hiện tiết kiệm năng lượng, Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách ưu
đãi như hỗ trợ hoàn toàn chi phí cho các doanh nghiệp khi thực hiện kiểm toán năng
lượng, được tư vấn kỹ thuật và được hỗ trợ hoặc bảo lãnh vốn vay nếu doanh nghiệp có
kế hoạch đổi mới, cải tiến công nghệ. Có thể lấy Dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng
lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (PECSME) làm ví dụ. Dự án đã tư vấn chuyển
giao các công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các doanh nghiệp

thuộc 5 ngành được coi là có tiềm năng tiết kiệm năng lượng lớn nhất, bao gồm: gạch,
gốm sứ, dệt, chế biến thực phẩm, giấy. Kết quả, sau 4 năm (tính đến 30/10/2009), với 311
dự án đã hoàn thành (trong số 450 dự án đăng ký tham gia) đã tiết kiệm được 125.000
TOE, giảm phát thải 530.000 tấn CO
2
mỗi năm.
Theo số liệu từ Bộ Xây dựng, khoảng 95% các công trình thương mại và nhà ở cao tầng
tại Việt Nam không tích hợp tính hiệu quả trong sử dụng năng lượng vào khâu thiết kế cơ
bản và vận hành công trình. Vì thế, bên cạnh việc ban hành các qui chuẩn trong xây
dựng, các công ty tư vấn cần đề xuất cho chủ tòa nhà áp dụng các giải pháp và sử dụng
các thiết bị tiết kiệm điện ngay từ khâu thiết kế, chọn hướng nhà, hướng cửa sổ để tận
dụng nguồn ánh sáng, nguồn gió tự nhiên, chọn vật liệu cách nhiệt thích hợp Với các
tòa nhà đã đi vào vận hành cần thực hiện triệt để các biện pháp tiết kiệm trong chiếu sáng
và cho hệ thống gia nhiệt, thông gió, điều hòa không khí, đun nước nóng bằng năng
lượng mặt trời Nhiều tòa nhà nhờ cải tiến kỹ thuật, thay thế thiết bị tiết kiệm điện, tận
dụng năng lượng mặt trời mà đã đạt danh hiệu “Green building - Tòa nhà xanh” trong
12
Cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng” với số tiền tiết kiệm điện lên tới trên dưới 1 tỉ
đồng mỗi năm là minh chứng hùng hồn cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Vấn đề tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực chiếu sáng cũng đã được chú trọng bởi theo
phân tích của các chuyên gia, từ trước năm 2005, cả nước ta sử dụng 50 triệu bóng đèn
sợi đốt một năm để chiếu sáng là một nguyên nhân quan trọng gây lãng phí điện năng,
làm cho công suất giờ cao điểm lên tới 2,5 lần so với giờ thấp điểm. Để cắt giảm công
suất giờ cao điểm thì biện pháp đơn giản nhất là khuyến khích sử dụng đèn tiêu hao ít
năng lượng như dùng đèn compact thay cho đèn sợi đốt, dùng bóng đèn tuýp gầy (T8,
T5) kèm chấn lưu điện tử thay cho loại đèn tuýp mập T10 dùng chấn lưu sắt từ; tuyên
truyền, hướng dẫn người dân nâng cao nhận thức tiết kiệm điện, sử dụng điện hợp lý,
thay thế các thiết bị hiệu suất thấp bằng các thiết bị có hiệu suất cao hơn thông qua các
sản phẩm dán nhãn TKNL. Mấy năm qua, Bộ Công Thương đã thực hiện việc dán nhãn
tiết kiệm năng lượng cho một số thiết bị chiếu sáng, và đang chuẩn bị thực hiện trên các

thiết bị sử dụng điện khác như điều hòa nhiệt độ, bình đun nước nóng, tủ lạnh, nồi cơm
điện, quạt máy nhằm hướng người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn trong tiết kiệm năng
lượng.
Tuy nhiên, các giải pháp nói trên chủ yếu còn mang tính khuyến khích, chưa có chế tài
bắt buộc. Tin rằng, khi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được ban hành và
đi vào cuộc sống thì ý thức và trách nhiệm về tiết kiệm năng lượng sẽ được điều chỉnh
mạnh mẽ hơn, hạn chế tối đa tình trạng lãng phí năng lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu
năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời góp phần vào sự nghiệp
bảo vệ môi trường toàn nhân loại.
2.4. Ý nghĩa của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình
phát triển năng lượng. Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng
năng lượng ngày một cao hơn của nền kinh tế quốc dân, đồng thời bảo vệ được môi
trường. Khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng giúp tiết kiệm ngoại tệ, phát
triển kinh tế –xã hội một cách bền vững.
Tính toán cho thấy nếu giảm hệ số đàn hồi năng lượng (tỷ số giữa tốc độ tăng tiêu thụ
năng lượng/tốc độ tăng trưởng GDP trong cùng giai đoạn) từ 1,46 hiện nay xuống 0,9 vào
năm 2010, và 0,8 vào năm 2020 và các năm sau thì có thể tiết kiệm được khoảng 1 triệu
TOE, tương đương với khoảng 250 triệu USD vào năm 2010 và 2 triệu TOE khoảng 500
triệu USD vào năm 2020.
Mục tiêu giảm hệ số đàn hồi trước hết là nhằm vào công nghiệp và giao thông vận tải –
13
hai ngành tiêu thụ năng lượng chính (chiếm khoảng 38% và 35% nhu cầu năng lượng),
tiếp đến là ngành thương mại, dịch vụ và dân dụng.
Ngành công nghiệp Việt Nam hiện đang có cường độ năng lượng rất lớn: Để làm ra 1000
USD giá trị gia tăng thì tiêu thụ khoảng 600-700 kg TOE. Các giải pháp chính được các
chuyên gia xây dựng chính sách năng lượng quốc gia Việt Nam đưa ra đối với ngành này
là cần thực hiện các biện pháp công nghệ, cải tiến quản lý sửa chữa phục hồi cải tiến thiết
bị; đổi mới nâng cấp thiết bị thay thế các thiết bị có hiệu suất thấp đổi mới công nghệ, sử
dụng thiết bị hiện đại có hiệu suất năng lượng cao; thực hiện các giải pháp khoa học và

công nghệ nhằm thiết kế chế tạo các trang thiết bị và phương tiện sử dụng năng lượng.
Theo IEA để tạo nên 1 USD tổng sản phẩm quốc nội GDP Việt Nam tiêu tốn 1,02 kWh
điện (hoặc 0,463 kg TOE), gần gấp hai lần Hàn Quốc, gấp ba lần rưỡi Pháp, gấp ba lần
Hoa Kỳ. Từ một chục năm nay, cường độ tiêu thụ năng lượng trên thế giới giảm trung
bình 0,5 % mỗi năm. Nhờ tiến bộ công nghệ, các nước công nghiệp giảm cường độ tiêu
thụ năng lượng nhanh hơn. Từ mười năm nay, mỗi năm cường độ này giảm 0,6 % ở Hàn
Quốc, 1,0 % ở Pháp và 2,2 % ở Hoa Kỳ. Việt Nam là một trong số ít quốc gia có cường
độ tiêu thụ năng lượng gia tăng.
Đối với ngành giao thông vận tải, việc thực hiện tiết kiệm năng lượng có ý nghĩa lớn cả
về kinh tế và môi trường, đặc biệt là các thành phố lớn. Các giải pháp được đưa ra đối với
ngành này là tăng cường vận tải hành khách và hàng hóa bằng đường sắt thay cho đường
bộ, nghiên cứu phát triển hệ thống tàu điện ngầm tại Hà Nội và thành phố HCM tăng
cường sử dụng các loại xe có hiệu suất năng lượng cao, loại bỏ các phương tiện cũ và
hiệu suất thấp; xây dựng quy hoạch giao thông trong các thành phố và quốc gia để xác
định các tuyến vận tải hơp lý; thực hiện ưu đãi về thuế, đầu tư để phát triển hệ thống phân
phối và phương tiện sử dụng khí hoá lỏng.
Đối với ngành chiếu sáng chương trình quốc gia Chiếu sáng tiết kiệm và hiệu quả đã
được triển khai. Thông qua việc phát triển hệ thống chiếu sáng bao gồm xây dựng hệ
thống mới, cải tạo hệ thống chiếu sáng cũ, gia tăng chất lượng chiếu sáng nhưng phải tìm
cách giảm nhu cầu năng lượng cho chiếu sáng, đặc biệt là vào giờ cao điểm, thực hiện và
vận hành chiếu sáng công cộng tốt hơn. Các hoạt động chuyển giao kỹ thuật sẽ hỗ trợ
ngành chiếu sáng Việt Nam để đáp ứng những thị trường mới. Nâng cao chất lượng thiết
kế và lắp đặt các thiết bị chiếu sáng sẽ làm cho chiếu sáng tốt hơn và nhất quán hơn cho
đường phố và các cơ sở công cộng, góp phần quan trọng vào việc thực hiện cam kết quốc
tế của Chính phủ Việt Nam về giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Trong thời gian qua
và trong những năm sắp tới sự thiếu hụt điện năng không chỉ là vấn đề riêng của ngành
điện mà đã trở thành vấn đề quan tâm của toàn thể xã hội. Theo dự báo từ nay đến năm
2010, nhu cầu điện của Việt Nam sẽ tăng bình quân 15%/1 năm.
14
Từ nay đến năm 2010, hàng năm Việt Nam cần từ 3 đến 4 tỷ USD để giải quyết năng

lượng. Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ có thể đảm bảo được từ 40-50% nhu cầu đầu tư
kể trên do đó Việt Nam đã kêu gọi sự đầu tư nước ngoài. Nhiều tập đoàn nuớc ngoài đã
chú ý đến thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những khó khăn mà nhóm này gặp
phải là tính chất phức tạp của tiến trình kí kết hợp đồng trong địa hạt năng lượng. Lí do là
cần phải đàm phán với mọi cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương và với mọi
đối tác kinh tế từ phía cung ứng nhiên liệu như tập đoàn dầu khí Petro Vietnam cho đến
phía phân phối điện. Nói chung, gia tăng sản xuất điện đang là vấn đề thách thức lớn
mà Việt Nam cần phải nhanh chóng giải quyết nếu không muốn đà tăng trưởng bị
chậm lại. Nguy cơ thiếu hụt nguồn điện đã và đang hiện diện đặc biệt là vào mùa
khô.
2.5. Các nhóm nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Nhóm nội dung 1: Tăng cường quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả, tổ chức hệ thống quản lý về tiết kiệm năng lượng. Trong nhóm nội dung này
• Đề án thứ nhất là hoàn thiện khung pháp lý về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
trong sản xuất công nghiệp, trong quản lý các công trình xây dựng, trong sinh hoạt đời
sống và trang thiết bị sử dụng năng lượng. Nội dung chính là ban hành các văn bản, xây
dựng cơ chế chính sách về biểu giá năng lượng, xây dựng ban hành quy chuẩn xây dựng,
xây dựng, ban hành 10 bộ tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng cho 10 chủng loại thiết bị,
soạn thảo trình Quốc hội thông qua Luật về sử dụng năng lượng.
Nhóm nội dung 2: Tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động cộng
đồng, nâng cao nhận thức, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Nhóm nội
dung này gồm có 3 đề án:
• Đề án thứ hai: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả trong nhân dân.
• Đề án thứ ba: Đưa các nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
vào hệ thống giáo dục quốc gia.
• Đề án thứ tư: triển khai thí điểm cuộc vận động xây dựng mô hình “Sử dụng tiết kiệm
năng lượng trong mỗi gia đình”
Nhóm nội dung 3: Phát triển, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng
lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp.

Nhóm nội dung này có hai đề án.
• Đề án thứ năm: Phát triển các tiêu chuẩn và dán nhãn chứng nhận sản phẩm tiết kiệm
năng lượng được lựa chọn.
• Đề án thứ sáu: Hỗ trợ kỹ thuật đối với các nhà sản xuất trong nước tuân thủ tiêu chuẩn
15
hiệu suất năng lượng (thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời, quảng bá đèn
compact, chiếu sang tiết kiệm điện, dán nhãn sản phẩm).
Nhóm nội dung 4: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp.
Nhóm nội dung này có hai đề án.
• Đề án thứ bẩy: Xây dựng mô hình quản lý và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
trong các doanh nghiệp.
• Đề án thứ tám: Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thực hiện nâng cấp, cải
tiến, hợp lý hóa dây chuyền công nghệ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Nhóm nội dung 5: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà.
Nhóm nội dung này gồm có 2 đề án.
• Đề án thứ chín: Nâng cao năng lực và triển khai hoạt động sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả trong thiết kế xây dựn và quản lý các tòa nhà.
• Đề án thứ mười: Xây dựng mô hình và dựa vào hoạt động có nề nếp công tác quản lý sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà
Nhóm nội dung 6: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động giao thong
vận tải.
Nhóm này có 1 đề án.
• Đề án thứ mười một: Khai thác tối ưu năng lực của phương tiện, thiết bị giao thông,
giảm thiểu nhiên liệu tiêu thụ, hạn chế lượng phát thải vào môi trường.
Thành lập Ban chỉ đạo nhà nước Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả đặt tại Bộ Công Thương, có sự phối hợp của Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, UBND các tỉnh thành.
Mục tiêu cụ thể là phấn đấu tiết kiệm từ 3% đến 5% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn
quốc giai đoạn 2006-2010 và từ 5% đến 8% trong giai đoạn 2011-2020 so với dự báo

hiện nay về phát triển năng lượng và phát triển kinh tế-xã hội theo phương án phát triển
bình thường.[3]
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG Ở MỘT
SỐ QUỐC GIA
3.1. Nhật Bản
16
Ngành công nghiệp Nhật Bản đã làm phát sinh nhu cầu năng lượng rất lớn
Kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, sự phát triển nhanh chóng của các ngành công
nghiệp Nhật Bản đã làm phát sinh nhu cầu năng lượng rất lớn. Hai cuộc khủng khoảng
dầu mỏ thế giới liên tiếp vào thập niên 1970 càng làm cho nhu cầu này trở nên bức thiết
và bộc lộ rõ sự yếu kém của đất nước mặt trời mọc trong cân bằng cung cầu năng lượng
quốc gia.
Tuy nhiên, chính phủ và người dân Nhật Bản đã xem đây là một bài học lớn nhằm không
ngừng nỗ lực xây dựng một cán cân năng lượng bền vững. Ở lĩnh vực cung, việc đa dạng
hóa các nguồn năng lượng đã giúp chuyển đổi thành công sang các dạng năng lượng thay
thế như khí gas tự nhiên và điện hạt nhân. Đối với mức cầu, hàng loạt chính sách và giải
pháp tiết kiệm năng lượng được dựa trên một nền tảng pháp lý vững chắc đã giúp cho
Nhật Bản không chỉ đạt hiệu quả cao trong công tác bảo tồn năng lượng mà còn thực hiện
tốt các cam kết bảo vệ môi trường.
Hiệu quả sử dụng năng lượng ở Nhật Bản
Sự tăng trưởng không ngừng của các ngành công nghiệp Nhật Bản trong vài thập kỷ vừa
qua đã làm nhu cầu sử dụng năng lượng ngày một tăng nhanh. Ngoài ra, do mức sống của
người dân ngày càng được tăng cao, nhu cầu năng lượng trong các lĩnh vực thương mại,
sinh hoạt và đặc biệt là giao thông cũng ngày càng gia tăng. Vào năm 2000, mức tiêu thụ
năng lượng của Nhật Bản tăng gấp 9 lần so với năm 1955 và gấp 2 lần so với năm 1970.
Trong khi đó, do hầu như không có sẵn các nguồn năng lượng hóa thạch trong nước, đất
nước mặt trời mọc này phải phụ thuộc rất lớn vào các nguồn cung cấp từ nước ngoài, đặc
biệt là từ Trung Đông. Tuy nhiên, kể từ sau hai cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới,
Nhật Bản đã đồng loạt tiến hành nhiều chính sách và biện pháp bảo tồn năng lượng. Nhờ
những nỗ lực này, mức phụ thuộc vào dầu nhập khẩu của quốc đảo này đã giảm từ 77%

trong thập niên 1970 xuống còn 50% trong những năm gần đây và dự đoán chỉ sẽ còn
khoảng 45% trong năm 2010. Nếu những ước tính này trở thành hiện thực, Nhật Bản sẽ
tiết kiệm được 56 triệu kl năng lượng, gần tương đương với mức tiêu thụ năng lượng
hàng năm của tất cả các hộ gia đình của Nhật Bản.
17
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA, 2009), Nhật Bản hiện đang dẫn đầu thế giới về
hiệu quả sử dụng năng lượng với mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp/đơn vị GDP ở mức thấp
nhất thế giới (xem mức so sánh ở Bảng 1). Năm 2005, mức tiêu thụ năng lượng/đơn vị
GDP giảm chỉ còn 63% so với năm 1973. Việc tiêu dùng năng lượng tính theo đầu người
ở Nhật Bản chỉ gần bằng một nửa so với Hoa Kỳ nhưng mức sống và thu nhập theo đầu
người ở hai nước gần như ngang bằng nhau.
Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn không ngừng phấn đấu tiếp tục đạt được hiệu quả sử dụng
năng lượng cao trong khi vẫn duy trì được sức mạnh của một cường quốc kinh tế thứ hai
trên thế giới. Tại Hội nghị COP3 được tổ chức ở Kyoto vào năm 1997, chính phủ Nhật
Bản đã cam kết cắt giảm 6% lượng phát thải CO2 vào năm 2012 so với năm 1990. Điều
này có nghĩa là các nỗ lực tiết kiệm năng lượng càng được xúc tiến mạnh mẽ hơn; các
thiết bị và công nghệ sử dụng hiệu quả năng lượng càng được đầu tư nghiên cứu và triển
khai nhiều hơn. Kết quả là sau hơn 10 năm kể từ ngày Nghị định thư Kyoto ra đời, Nhật
Bản vẫn luôn khẳng định vai trò đi đầu của mình trong công tác bảo tồn năng lượng và
cắt giảm phát thải khí CO2.
Luật và các giải pháp bảo tồn năng lượng ở Nhật Bản
Luật liên quan đến bảo tồn năng lượng
Ngay sau cuộc khủng hoảng năng lượng lần thứ II vào năm 1979, Luật sử dụng năng
lượng hợp lý đã được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động bảo tồn năng
lượng và xúc tiến các chính sách hỗ trợ. Trong luật này, Chính phủ quy định các nhà máy
công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng phải là những đơn vị tiên phong trong công tác
quản lý năng lượng. Có khoảng 4.000 nhà máy loại I và 7.000 loại II được yêu cầu báo
cáo mức tiêu thụ năng lượng hàng năm với Cơ quan Năng lượng và Tài nguyên Quốc gia.
Luật hỗ trợ tái chế tài nguyên và bảo tồn năng lượng được ban hành vào tháng 6 năm
1993. Theo dự tính ban đầu, luật này chỉ có hiệu lực trong vòng 10 năm. Tuy nhiên, sau

khi được sửa đổi vào tháng 10/2003, thời hạn áp dụng luật được kéo dài đến năm 2013
nhằm tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp tự nguyện tiến hành các dự án sử dụng các nguồn
tài nguyên thiên nhiên và năng lượng hiệu quả.
Với tôn chỉ tạo ra các chính sách năng lượng linh hoạt và toàn diện, vào năm 2002, chính
phủ Nhật Bản đã ban hành Luật cơ sở về các giải pháp chính sách năng lượng. Luật này
đưa ra 3 nguyên tắc cơ bản về chính sách năng lượng bao gồm an ninh năng lượng, bảo
vệ môi trường và cơ chế thị trường trong cung và cầu năng lượng.
Các giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng
Trong giai đoạn đầu của công tác bảo tồn năng lượng, với nhiều nỗ lực hợp tác giữa
chính phủ và các thành phần kinh tế tư nhân, hàng loạt các giải pháp tiết kiệm và sử dụng
hiệu quả năng lượng đã được ưu tiên áp dụng cho các ngành công nghiệp vì đây là lĩnh
18
vực tiêu thụ nhiều năng lượng. Các giải pháp mang lại hiệu quả cao bao gồm: Các công
đoạn kiểm tra quan trọng cho các giải pháp kỹ thuật bảo tồn năng lượng;Bảo tồn năng
lượng thông qua hợp tác giữa các nhà máy và công sở; Kiểm toán năng lượng ở các nhà
máy.
Vào những năm đầu thập niên 1990, công tác bảo tồn năng lượng chuyển thêm hướng tập
trung vào lĩnh vực thương mại - sinh hoạt và đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ mọi
thành phần công chúng. Rất nhiều giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng đã
được áp dụng triệt để trong các tòa nhà cao ốc, văn phòng, cửa hàng bán lẻ, v.v Các
giải pháp được đánh giá cao có thể kể: Chương trình TopRunner, Chương trình dán nhãn
tiết kiệm năng lượng, Hệ thống chứng nhận cho các cửa hàng bán lẻ, Hệ thống quản lý
năng lượng trong nhà và trong các tòa nhà, Kiểm toán năng lượng trong các tòa nhà.
Đối với ngành giao thông, các giải pháp bảo tồn năng lượng vừa giúp tăng cường quản lý
nhu cầu giao thông vừa tập trung cải tiến hiệu quả trong lưu thông, ví dụ như: Chương
trình lái xe sinh thái: điển hình là chương trình khuyến khích tắt động cơ khi xe dừng lại
ở đèn đỏ. Cải tiến hạ tầng an toàn giao thông tránh gây ùn tắc. [4]
3.2. Mỹ: Sử dụng năng lượng hiệu quả đã giúp Đại học UC, Hoa Kỳ, tiết kiệm mỗi
năm khoảng 21 triệu đô-la Mỹ
Đại học UC, Hoa kỳ, đã vinh dự nhận được 50 chứng nhận LEED, nhiều nhất trong tất cả

các trường Đại học khác ở Hoa kỳ. Chứng nhận LEED được trao tặng cho trường Đại
học UC, Hoa Kỳ, như là một sự công nhận của việc sử dụng năng lượng hiệu quả.
Nhưng hầu hết các tòa nhà trong khuôn viên trường UC được xây dựng khá lâu và được
bảo tồn tốt, trước khi có sự xuất hiện của các tiêu chuẩn LEED xanh. Nhà trường đã làm
tốt công việc gìn giữ và xây dựng cơ sở hạ tầng như: như sửa chữa đường ống hơi nước
bị rò rỉ, cải tiến hệ thống điều hòa không khí, để chắc chắn rằng chúng sẽ không hoạt
động vào mùa đông và thay các bóng đèn sợi đốt bằng các bóng đèn tiết kiệm điện loại
mới nhất trong công nghệ chiếu sáng.
Kể từ tháng Giêng năm 2009, có khoảng 400 dự án
đã bắt đầu được thực hiện tại 10 cơ sở đào tạo Đại
học California, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của
các tòa nhà, một số trường hợp sử dụng chính công
nghệ được phát triển bởi các nhà nghiên cứu làm
việc tại Đại học UC. Mục tiêu của họ: Cắt giảm năng
lượng sử dụng, cắt giảm chi phí và lượng khí thải
đến năm 2014, vẫn ở mức của năm 2000.
Các kết quả nhận được cho đến nay là: Trường Đại học UC, Hoa Kỳ đã tiết kiệm được
hơn 21 triệu đôla, số tiền dùng để chi trả tiền mua năng lượng hàng năm. Đối với một hệ
19
thống trường Đại học sử dụng khoảng 250 MW điện mỗi năm, tương đương với một
thành phố cỡ trung bình, số tiền tiết kiệm trên là thành quả của tất cả cách khắc phục
riêng rẽ cộng lại.
Kế hoạch sử dụng tiết kiệm năng lượng tại hệ thống trường Đại học UC, Hoa Kỳ, được
triển khai thực hiện trong năm 2008, trong đó xác định được 2.700 dự án tiềm năng,
trong đó 900 dự án được nhận thấy là khả thi nhất về tài chính. Chi phí của các dự án này
ước tính khoảng 250 triệu USD, kết quả dự kiến sẽ tiết kiệm được khoảng 40 triệu USD
hàng năm, chi phí cho năng lượng, ngay khi các dự án này được hoàn thành.
Hợp sức để bảo tồn:
Một phần tài trợ cho các dự án này xuất phát từ: Chương trình hợp tác với cơ sở giáo dục
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, bắt đầu vào năm 2004: với nguồn vốn đầu

tư vào 4 tiện ích của bang California, Hoa Kỳ. Các tiện ích cung cấp lên đến 60 triệu
USD tài trợ ưu đãi cho các dự án hiệu quả, nếu Đại học UC cung cấp: 187 triệu kWh và
10,8 triệu đơn vị nhiệt trong việc tiết kiệm năng lượng hàng năm, đủ để cung cấp điện
cho 30.000 ngôi nhà, vào cuối năm 2011.
Từ tháng 1 năm 2009 cho tới tháng 9 năm 2010, hiệu quả mang lại của các dự án đã được
thực hiện hoàn tất, theo những người đang đang tiếp tục thực hiện dự án khác, cho đến
thời điểm này ước tính tiết kiệm được: 94,4 triệu kWh và 7,6 triệu đơn vị nhiệt trong việc
tiết kiệm năng lượng hàng năm, dẫn đến việc giảm thải hàng năm khoảng 71.600 tấn khí
gây hiệu ứng nhà kính, theo báo cáo về tính bền vững hàng năm của Đại học UC, Hoa
Kỳ.
Các tiện ích được ưu đãi cung cấp kinh phí, và vì mục tiêu phát triển bền vững mà lãnh
đạo trường Đại học UC, đã vận động các cơ sở, đồng loạt hành động với nỗ lực cao để
cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng.
Một đạo luật nhà nước dự kiến có hiệu lực vào tháng Giêng sẽ giám sát và thu phí trên
lượng khí phát thải carbon của doanh nghiệp thải ra môi trường, có thể cung cấp thêm các
ưu đãi bổ sung. Các tổ chức lớn như trường Đại học UC, Hoa Kỳ, có khả năng sẽ phải
đối mặt với một khoản phí cho lượng khí thải của mình. Đây là lợi thế tài chính của Đại
học UC, Hoa Kỳ, khi cắt giảm lượng khí thải carbon của mình càng nhiều càng tốt, theo
Marić Munn, giám đốc quản lý của các cơ sở của Đại học UC San Francisco, Hoa Kỳ.
Những yếu tố này, cùng với sự cần thiết để tiết kiệm chi tiêu trong thời buổi bị cắt giảm
ngân sách, Đại học UC, Hoa Kỳ, đang đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng sao cho đạt
hiệu quả cao nhất.
Các khoản trợ cấp trên cũng cấp vốn cho việc cài đặt hệ thống giám sát: Theo dõi xem,
cần bao nhiêu năng lượng cho hệ thống chính của toà nhà, các nhà nghiên cứu Đại học
UC, làm việc tại Viện Năng lượng và Môi trường California, và Phòng thí nghiệm quốc
20
gia Lawrence Berkeley, Hoa kỳ, đã phát triển kỹ thuật giám sát trên trong những năm
1990 và nó đã được thông qua như một chuẩn công nghiệp.
Theo dõi các dữ liệu trên thiết bị, cho phép vận hành dựa trên cơ sở quản lý để xác định
các thiết bị đó có hoạt động đúng cách hay không, và đây cũng là một trong những cách

tốt nhất để bảo tồn năng lượng trong các tòa nhà, theo Munn.
Việc theo dõi có thể phát hiện đột biến năng lượng hoặc giúp xác định các thiết bị nào
cần được sửa chữa hoặc thay thế. Hệ thống giám sát cũng có thể cho biết khi nhiệt độ
phòng quá nóng hoặc quá lạnh, giúp các nhà quản lý xây dựng cân bằng năng lượng hiệu
quả tạo ra sự thoải mái cho người cư ngụ.
Sử dụng đèn một cách thông minh:
Ánh sáng có tiềm năng tiết kiệm năng lượng lớn và chiếm khoảng 1/4 lượng tiêu thụ điện
của bang, theo báo cáo của Ủy ban tiện ích công cộng bang California.
Đại học UC Davis là tổ chức giáo dục lớn đầu tiên cam kết với chính quyền bang, là sẽ
cắt giảm việc sử dụng ánh sáng từ điện: Khoảng 60% hoặc hơn nữa vào năm 2020. Các
trường thuộc Đại học UC, Hoa Kỳ, sẽ thành lập một Chương trình chiếu sáng thông minh
trong năm 2010 để đạt được mục tiêu đó. Các đối tác giáo dục sẽ nâng mức tiền tài trợ
cho hoạt động tiết kiệm năng lượng từ 4.000.000 USD đến 39.000.000 USD, số tiền còn
lại được trả từ khoản tiết kiệm năng lượng khoảng 3 triệu USD / năm.
Hệ thống đèn LED và đèn cảm ứng được kết nối với phòng kiểm soát hệ thống cảm biến
đã được lắp đặt trong kết cấu bãi đậu xe và trong một số tòa nhà khác trong khuôn viên
trường. Hệ thống này được nâng cấp để hoạt động hiệu quả hơn và chiếu sáng nội thất
trong khuôn viên được quy hoạch.
Phần lớn trong số các công nghệ đang được sử dụng được phát triển bởi Trung tâm Công
nghệ Chiếu sáng California, có trụ sở tại Đại học Davis UC. Michael Siminovitch, giám
đốc và là giáo sư thiết kế việc chiếu sáng, làm việc ở Đại học UC Davis, nơi mà khuôn
viên đã được chiếu sáng bởi những bóng đèn sử dụng công nghệ mới.
Tại UC Davis, các loại đèn và các thiết bị mới sẽ có tuổi thọ kéo dài từ 5 lần đến 10 lần
lâu hơn so với các loại đèn được chế tạo từ các công nghệ trước đây. Trước đây, các bóng
đèn thường được thay thế mỗi năm 2 hoặc 3 lần, thì giờ đây sẽ không cần phải được thay
đổi trong 10 hoặc 15 năm tới, kết quả các cuộc gọi ít hơn để duy trì hàng ngàn ánh đèn
trong khuôn viên trường và chuyến đi ít hơn cho công nhân trong các xe tải của họ, giúp
các trường giảm được một lượng khí carbon thải nhỏ hơn, theo Chris Cioni, phó giám
đốc quản lý các tiện ích cơ sở tại UC Davis.
21

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, các đèn LED cung cấp, ánh sáng, chất lượng sáng tốt
hơn so với trước đây, và các đèn mới cũng tăng cường an toàn, theo các cuộc điều tra tập
trung và tham vấn với cảnh sát khuôn viên trường, theo Cioni.
Trung tâm chiếu sáng cùng làm việc với Đại học UC Irvine để trang bị mới hệ thống đèn
bên ngoài khuôn viên và thực hiện một số nâng cấp nhỏ ở Đại học UC Santa Barbara và
Đại học UC San Francisco.
Công việc ở Phòng thí nghiệm:
Cùng với đèn chiếu sáng, năng lượng được sử dụng nhiều nhất trong các phòng thí
nghiệm, phòng nghiên cứu tại các trường đại học lớn, trong đó có thiết bị chuyên ngành
của họ và các hệ thống thông gió, có thể sử dụng 4-5 lần năng lượng nhiều hơn một lớp
học hay một văn phòng với kích thước tương tự, và có thể sử dụng 2/3 mức tiêu thụ năng
lượng của toàn trường.
Phần lớn năng lượng được sử dụng bởi các phòng thí nghiệm là từ các hệ thống thông
gió: trong, mát, lọc, nhiệt, khử ẩm và phân phối không khí trong một tòa nhà của phòng
thí nghiệm, sau đó xả nó ở tốc độ cao như một biện pháp an toàn. Thông thường, các tòa
nhà phòng thí nghiệm là môi trường mà khối lượng không khí trao đổi toàn bộ từ sáu đến
12 lần / giờ, 24 giờ một ngày, bất kể điều kiện phòng hoặc chất lượng không khí. Hệ
thống thông gió hiệu quả hơn được xây dựng đồng bộ hóa với các phòng thí nghiệm và
kiểm soát chất lượng không khí trong tòa nhà thông qua cảm biến, giúp làm giảm số
lượng thay đổi không khí mỗi giờ.
Các công nghệ mới và tiến bộ trong thực tiễn xây dựng đang giúp trang bị thêm các
phòng thí nghiệm mới trở nên hiệu quả và bền vững. Các cơ sở này có các tính năng như:
theo dõi dựa trên vận hành, điều khiển thông gió tập trung, tủ đông mới với nhiệt độ cực
thấp sử dụng điện ít hơn, mũ trùm hơi hiệu quả cao, chiếu sáng ít tốn năng lượng và tái
chế vật liệu xây dựng.
Công nghệ tương lai:
Trong tương lai nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời sẽ đóng vai trò quan
trọng trong việc cắt giảm khí thải carbon và sự phụ thuộc của Đại học UC vào lưới năng
lượng điện của tiểu bang. Hiện nay, các đầu tư ban đầu và trở ngại về hậu cần trong việc
triển khai chúng trên một quy mô lớn là một thách thức kinh tế, theo Dirk van Ulden, phó

giám đốc năng lượng và tiện ích, làm việc tại Văn phòng hiệu trưởng Đại học UC và là
người quản lý tổng thể của chiến lược năng lượng của Đại học UC, Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, các chi phí leo thang sẽ xuất hiện khi mà bang California thực hiện theo
hướng dẫn cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính, đang làm cho khả năng tài chính của
năng lượng tái tạo hấp dẫn hơn, van Ulden nói.
22
Vì vậy, trong khoảng thời gian này, việc tích cực áp dụng dựa trên giám sát vận hành thử
và tiến hành nâng cấp cơ sở hạ tầng sẽ là con đường dễ nhất để tiết kiệm năng lượng
nhằm cắt giảm chi phí và giảm lượng khí thải carbon.[5]
IV. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Nhận xét
4.1.1. Thuận lợi
Hoàn thành và ban hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010;
+ Hình thành mạng lưới các Trung tâm tiết kiệm năng lượng từ trung ương đến địa
phương để triển khai có hiệu quả hoạt động của Chương trình tại các địa phương trên cả
nước; Triển khai mạnh mẽ và tuyên truyền phổ biến thiết bị đun nước nóng bằng năng
lượng mặt trời cho nhóm đối tượng lựa chọn là hộ gia đình, tập thể phục vụ sinh hoạt.
Cho đến nay, trong khuôn khổ chương trình, đã lắp đặt thí điểm thành công gần 3.000
thiết bị.
+ Ngoài ra, phải kể đến thành công của chương trình quảng bá sử dụng đèn
compact tiết kiệm năng lượng giai đoạn 2007-2010. Theo thống kê, tính đến tháng
11/2009, các nhà sản xuất trong nước (Rạng Đông, Điện Quang, Philip) đã tiêu thụ tại thị
trường nội địa hơn 28 triệu bóng đèn huỳmh quang compact các loại; Hoàn thành khảo
sát cho gần 500 doanh nghiệp trọng điểm; Tổ chức kiểm toán năng lượng cho trên 200
doanh nghiệp công nghiệp trên phạm vi toàn quốc; Triển khai thành công hơn 10 Dự án
thí điểm tiết kiệm năng lượng thuộc mọi lĩnh vực như sản xuất Nhựa, Bia-Rượu-NGK,
Dệt May, Chiếu sáng đường phố
+ Hầu hết các Trung tâm tiết kiệm năng lượng và doanh nghiệp tham gia đề án, dự
án của Chương trình đều nhận được sự đồng thuận của các cấp lãnh đạo ngành, địa
phương và hỗ trợ trực tiếp của Chương trình. Các Trung tâm tiết kiệm năng lượng được

hỗ trợ kinh phí cho việc triển khai các dự án cụ thể tại địa phương và tham gia các khoá
đào tạo chuyên ngành do Chương trình tổ chức. Các doanh nghiệp cũng được hỗ trợ
100% kinh phí để tổ chức kiểm toán năng lượng và được cung cấp thông tin về công
nghệ tiết kiệm năng lượng, đào tạo kỹ năng về tiết kiệm năng lượng từ Chương trình.[8]
Việt Nam có những điều kiện thuận lợi nếu biết khai thác, tận dụng hợp lý để tiết kiệm
năng lượng trong
+ Xây dựng: Ngay từ khâu thiết kế thì việc chọn số liệu khí hậu thích hợp (về bức
xạ mặt trời, nhiệt độ không khí, độ ẩm tương đối, gió, điều kiện tiện nghi vi khí hậu công
trình,…) để phát triển công trình xanh, tiết kiệm năng lượng trên cơ sở tận dụng tối đa
điều kiện khí hậu thiên nhiên và cảnh quan tự nhiên. Nhất là trong vấn đề tổ chức thông
gió tự nhiên và tận dụng ánh sáng tự nhiên. Cũng trong khâu thiết kế, việc chọn kiểu
23
dáng, hình khối nhà cao tầng không chỉ thuần túy về phương diện thẩm mỹ kiến trúc mà
còn có tác dụng tiết kiệm năng lượng trong quá trình xây dựng và vận hành, sử dụng.
Việc lựa chọn hệ thống cửa sổ nhằm tận dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng cho phòng
cũng là một biện pháp hữu hiệu để tiết kiệm năng lượng trong xây dựng.
+ Sản xuất sử dụng vật liệu xây dựng:
Chẳng hạn, sử dụng gạch không nung trong xây dựng, đỡ tốn kém nhiên liệu nung, giảm
khí thải và ô nhiễm nhiệt, tạo loại vật liệu thân thiện với môi trường. Trong điều kiện khí
hậu nhiệt đới nóng ẩm Việt Nam, nếu vật liệu xây dựng không đảm bảo tốt các yếu tố:
cách nhiệt, chống thấm dột, ẩm mốc, bền vững, khó bị hư hoại trước những tác động
khắc nghiệt… thì trong quá trình vận hành các công trình xây dựng sẽ phải sử dụng thiết
bị điều hòa, thông gió nhân tạo, có thể hiệu quả, xong tốn nhiều năng lượng.
Việc sử dụng loại sản phẩm cách nhiệt, có khả năng ngăn bức xạ mặt trời hoặc được thiết
kế với hệ thống thông gió tự nhiên tốt sẽ tạo điều kiện cho các công trình xây dựng có thể
không dùng nhiều điện năng làm mát mà vẫn đảm bảo không bị nóng. Đó là chưa kể các
loại cấu kiện tiền chế như tấm tường, tấm sàn có chiều dày mỏng, vận chuyển dễ dàng
trong thi công, tạo điều kiệm tiết kiệm năng lượng, chất đốt cho xe cộ…
+ Sử dụng cây xanh để làm giảm nhiệt độ mặt đệm và làm sạch không khí đối
với công trình xây dựng cũng là một biện pháp tiết kiệm năng lượng cần được nhắc

đến: Nếu không gian xung quanh khu nhà ở được “lục hóa” thì sẽ tạo môi trường không
khí trong khu nhà ở thấp hơn, sạch hơn, mát hơn, ít phải sử dụng máy điều hòa không khí
và tiết kiệm điện năng một cách rõ rệt.[7]
4.1.2. Khó khăn
Còn về khó khăn, trong quá trình trình triển khai cụ thể các hoạt động của Chương trình
tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả tại các địa phương trên cả nước, không tránh
khỏi những rào cản, thách thức. Nguyên nhân chủ yếu là ý thức tự giác của doanh nghiệp
còn chưa cao, hoạt động tư vấn phát triển dự án và lực lượng chuyên gia có kỹ năng còn
mỏng. Ngoài ra, khả năng huy động vốn đối ứng khó khăn, các doanh nghiệp khó tiếp
cận được với các nguồn vốn vay, tín dụng…[8]
Khả năng tiết kiệm còn nhiều:
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng các đơn vị, doanh nghiệp (DN), cơ quan chưa tiết
kiệm điện. Đó là thiết bị sử dụng điện còn quá lạc hậu, quản lý sử dụng điện còn lỏng
lẻo Qua khảo sát trong DN cho thấy lượng điện tiêu thụ chiếm 25-65% tổng lượng điện
năng và trong 600 DN đã được kiểm toán chỉ có 3 DN có hệ thống sử dụng năng lượng
24
tiên tiến.
Trung tâm TKNL Hà Nội đã khảo sát thực tế sử dụng điện tại 80 tòa nhà cao ốc, có tới
85% còn sử dụng những thiết bị chưa tiết kiệm điện, như hệ thống đèn chiếu sáng, chấn
lưu sắt từ… Theo Bộ Công thương, tiềm năng TKNL theo từng ngành vẫn còn khá cao.
Nếu thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện sẽ góp phần giảm lượng điện tiêu thụ khá lớn.
Chẳng hạn, ngành sản xuất xi măng vẫn còn khả năng tiết kiệm đến 50%, các tòa nhà
thương mại khoảng 25%, các công sở khoảng 25-40%
Theo thống kê, hiện nay cả nước vẫn còn khoảng 16,7 triệu hộ gia đình đang sử dụng 30
triệu bóng đèn tròn và 55 triệu đèn ống huỳnh quang thông thường. Mức tiêu thụ điện
chiếu sáng chiếm 25,3%, cao hơn nhiều so với thế giới. Nếu thay thế hệ thống chiếu sáng
cũ bằng bóng đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện tử, đèn 2 công suất… mỗi năm có
thể tiết kiệm được khoảng 7.120 tỷ đồng và giảm đáng kể khí thải carbon.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện tăng trưởng 14%, hằng năm Nhà nước phải đầu tư
khoảng 8 tỷ USD, trong khi áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện có thể giảm được 10-

20% nhu cầu. Vì thế, để đạt được mục tiêu tiết kiệm đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, cần sớm hoàn thiện khung pháp lý để thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả; tiếp tục tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá
nhân nâng cao nhận thức, tự giác tham gia các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để áp dụng thống nhất trong
các cơ sở sử dụng điện; dán nhãn TKNL cho phương tiện, thiết bị, máy móc sử dụng
năng lượng theo lộ trình… Tất cả các biện pháp thực hiện phải hướng vào lợi ích của
khách hàng.[6]
Giá điện chưa phản ánh đầy đủ: biểu giá điện hiện nay còn bất hợp lý, chưa có tác
dụng cân bằng phụ tải điện phù hợp với khả năng cung cấp; giá điện chưa phản ánh đủ
các chi phí; không khuyến khích được khách hàng thực hiện tiết kiệm cũng như chưa tạo
động lực tiết kiệm điện. Chưa có kênh truyền thông tốt về sản phẩm tiết kiệm năng
lượng, vì vậy phần lớn các hộ tiêu thụ điện sử dụng các thiết bị tiêu hao điện lớn. Trong
khi đó, thông tin truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng còn hình thức,
nên chưa tạo hiệu quả như mong muốn.
Việt Nam đã ban hành tiêu chuẩn QCXDVN 09-2005 về “Các công trình xây dựng sử
dụng năng lượng có hiệu quả”. Tuy nhiên, việc áp dụng tiêu chuẩn này còn hạn chế, bởi
có nhiều vấn đề, không chỉ ngành xây dựng đơn độc giải quyết được.[7]
4.2. Kiến nghị
25

×