Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Chuyển biến về quan hệ sở hữu - sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Ứng Hòa-Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 109 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






TRẦN THỊ PHƢƠNG






CHUYỂN BIẾN VỀ QUAN HỆ SỞ HỮU – SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ỨNG
HÒA – HÀ NỘI ( 1993 – 2012)


LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ



Hà Nội – 2014
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN THỊ PHƢƠNG




CHUYỂN BIẾN VỀ QUAN HỆ SỞ HỮU – SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ỨNG
HÒA – HÀ NỘI ( 1993 – 2012)


LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60 22 54


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trƣơng Thị Tiến



Hà Nội - 2014
3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, tôi xin gửi lời cám ơn chân
thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Lịch sử và các giảng
viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và viết
luận văn.

Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới cô giáo
PGS.TS Trương Thị Tiến, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi suốt quá
trình nghiên cứu để hoàn thành Luận văn này.
Qua đây, tôi cũng xin chân thành cám ơn Văn phòng Huyện ủy huyện
Ứng Hòa, phòng tài nguyên môi trường huyện Ứng Hòa…đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và tài liệu thực tế cho luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Xin chân thành cám ơn
Hà nội, ngày 12 tháng 8 năm 2014
Tác giả
Trần Thị Phƣơng







4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực. Luận văn thừa kế
các công trình nghiên cứu của những người đi trước và có sự bổ sung thêm tư
liệu hoàn toàn mới.
Học viên : Trần Thị Phương

















5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

UBND : Ủy ban Nhân dân
DĐĐT : Dồn điền đổi thửa
HTX : Hợp tác xã

















6
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 8
2. Lịch sử nghiên cứu 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 11
5. Đóng góp của luận văn 12
6. Cấu trúc của luận văn 12
Chương 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, THỰC TRẠNG SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN ỨNG HÒA TRƯỚC NĂM 1993 13
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ứng Hòa 13
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 13
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 17
1.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Ứng Hòa trước năm 1993 22
1.2.1. Trong những năm thực hiện mô hình tập thể hóa nông nghiệp (1958 –
1978) 22
1.2.2. Trong những năm 1979 - 1992 24
Chương 2: QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN VỀ QUAN HỆ SỞ HỮU – SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ỨNG HÒA – HÀ NỘI (1993 – 2012) 35
2.1 Chuyển biến về quan hệ sở hữu – sử dụng đất nông nghiệp huyện Ứng
Hòa – Hà Nội (1993 - 2003) 35
2.1.1 Chuyển biến về sở hữu đất nông nghiệp theo tinh thần Luật Đất đai năm
1993 35

2.1.2 Chuyển biến về quan hệ sử dụng đất nông nghiệp 39
2.2 Chuyển biến về quan hệ sở hữu – sử dụng đất nông nghiệp huyện Ứng
Hòa – Hà Nội (2003 – 2012) 54
2.2.1 Chuyển biến về sở hữu đất nông nghiệp theo tinh thần Luật Đất đai
năm 2003 54
7
2.2.2 Tiếp tục chuyển biến về quan hệ sử dụng đất nông nghiệp 61
Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN BIẾN QUAN HỆ SỞ HỮU – SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỚI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN ỨNG HÒA 74
3.1 Tác động đối với kinh tế 74
3.1.1. Tạo thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi trong
nông nghiệp, hình thành vùng sản xuất hàng hóa 74
3.1.2 Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế 79
3.2. Tác động đối với xã hội 87
3.2.1. Góp phần chuyển dịch về lực lượng lao động 87
3.2.2 Tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân 89
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102


















8
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp. Từ trong lịch sử, nông nghiệp
luôn là ngành kinh tế quan trọng đối với nước ta. Theo điều tra lao động và việc
làm năm 2011 có tới 70,3% [21]

lực lượng lao động ở nông thôn, một con số
biết nói minh chứng cho vị thế quan trọng của nông nghiệp với con người và đất
nước Việt Nam. Một trong những vấn đề trung tâm và xuyên suốt trong nông
nghiệp đó chính là vấn đề về ruộng đất (đất nông nghiệp) – tư liệu sản xuất
chính của người nông dân.
Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời 2/9/1945 và trải qua các
thời kỳ lịch sử, Đảng và Nhà nước luôn nỗ lực giải quyết và đổi mới những
chính sách, chủ trương về nông nghiệp, đất nông nghiệp để bám sát với tình hình
thực tiễn và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
Năm 1981 để khắc phục tình trạng trì trệ của mô hình tập thể hóa trong
nông nghiệp, ngày 13/1/1981 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100/CT-
TW về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm tới nhóm lao động và
người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp, quyền tự chủ trong sử dụng
ruộng đất của hộ xã viên bước đầu đã được khôi phục. Hộ nông dân được nhận
ruộng khoán, được tận dụng đất đai để tăng vụ, mở rộng diện tích vụ đông…,
nhờ đó diện tích gieo trồng tăng, hiệu quả sử dụng đất tăng lên trông thấy so với
trước. Sự đổi mới căn bản trong chính sách ruộng đất ở nông thôn Việt Nam
được thể hiện rõ ràng và quyết liệt nhất ở nghị quyết 10 NQ/TW của Bộ Chính

trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI ngày 5/4/1988
về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết đã thừa nhận hộ nông dân
được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh và được giao khoán ruộng đất ổn
định, lâu dài (đối với cây hàng năm thời hạn giao khoảng 15 năm). Tới năm
1993, Luật Đất đai mới được thông qua đã giao quyền sử dụng đất cho hộ nông
dân và luật đã ghi nhận chi tiết hơn về quyền của người sử dụng đất. Từ năm
9
1997 tới nay, Đảng và nhà nước có chủ trương lớn dồn điền đổi thửa để khuyến
khích tích tụ ruộng đất
khắc phục tình trạnh manh mún về ruộng đất, tạo điều kiện hình thành vùng
chuyên canh lớn
Huyện Ứng Hòa cũng như các địa phương khác trong cả nước, tích cực
thực hiện các chủ chương chính sách trên. Trong công tác dồn điền đổi thửa,
Ứng Hòa là một huyện đi đầu thực hiện chủ trương. Quá trình Ứng Hòa thực
hiện các chủ chương, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp nói chung, đất
nông nghiệp nói riêng là một quá trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Do vậy,
nghiên cứu quá trình này sẽ góp phần tổng kết những thành tựu, hạn chế đồng
thời phát hiện những vấn đề nảy sinh đòi hỏi giải quyết. Từ đó, góp phần giúp
các nhà quản lý tiếp tục vận dụng chính sách nông nghiệp của Đảng vào thực tế
địa phương, tạo thuận lợi để người nông dân sử dụng đất đai một cách hiệu quả.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Chuyển biến về quan hệ
sở hữu - sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Ứng Hòa – Hà Nội (1993 – 2012)
làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nông nghiệp cùng với vấn đề về ruộng đất trong nông nghiệp là một đề
tài thu hút được nhiều nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học. Bằng chứng là các
cuốn sách và những đề tài nghiên cứu về vấn đề này khá đa dạng và phong phú.
Những công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn như: PGS.TS
Nguyễn Sinh Cúc với “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới”
(1986 – 2000), Nhà xuất bản Thống Kê, hà Nội, 2003; Đặng Kim Sơn với

“Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm sau đổi mới”, Nhà xuất bản Chính
trị Quốc Gia, Hà Nội 2006; Nguyễn Văn Bính – Chu Tiến Quang với “Chính
sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1996; Hồng Vinh với
“Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn một số vấn đề lý luận và
thực tiễn”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; Phạm Ngọc Dũng
10
với “Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý luận đến thực
tiễn ở Việt Nam hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
PGS.TS Trương Thị Tiến với “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở
Việt Nam” Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999
Bên cạnh đó, cũng có những công trình nghiên cứu riêng về vấn đề đất
nông nghiệp như: Trần Thị Minh Châu với “Về chính sách đất nông nghiệp ở
nước ta hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2007; Hoàng Việt
với “Vấn đề sở hữu ruộng đất trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở
Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1999.
Ngoài ra còn có nhiều bài viết trên tạp chí nghiên cứu như: PGS.TS
Trương Thị Tiến với “Đường lối đổi mới của Đảng đối với vấn đề ruộng đất
trong nông nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch Sử Đảng, số 1 năm 1995 và “Đổi
mới chính sách ruộng đất ở Việt Nam và vấn đề ruộng đất của kinh tế hộ nông
dân”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch Sử Đảng, số 5, năm 2004. Trương Hữu Quýnh
với “Mấy suy nghĩ về nông thôn đồng bằng Bắc Bộ từ góc độ sở hữu”, Tạp chí
Nghiên cứu lịch sử số 4, năm 1993.
Trong thời gian gần đây cũng ghi nhận một số luận văn lựa chọn đề tài về
chính sách nông nghiệp, cùng chính sách về đất nông nghiệp: “Đường lối phát
triển nông nghiệp nông thôn của Đảng trong những năm 1986-2006” của tác giả
Lê Thị Thu Hương (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội), “Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông
thôn từ 1996 đến 2006” của tác giả Hoàng Thị Nhung (Đại học Quốc Gia Hà
Nội). “Quá trình dồn điền đổi thửa điền đổi thửa và tích tụ ruộng đất ở xã Phù

Lưu tế huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây”( 1993 – 2008) của tác giả Phạm Tô Huyền
(Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội)…
Các công trình trên đây đã phác họa bức tranh về tình hình sử dụng đất
nông nghiệp của cả nước thời kỳ đổi mới. Một số công trình đi sâu nghiên cứu
tình hình đất nông nghiệp của một số địa phương cụ thể nhưng phần lớn là trên
phương diện Lịch sử Đảng.
11
Riêng với địa phương huyện Ứng Hòa – Hà Nội, chưa có một công trình
nghiên cứu cụ thể nào về sự chuyển biến về quan hệ sở hữu - sử dụng đất nông
nghiệp tại huyện từ 1993 đến 2012. Tuy nhiên, những công trình trên giúp tôi có
định hướng, phương pháp tiếp cận để tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề đặt ra.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chuyển biến về quan hệ sở hữu và sử dụng đất
nông nghiệp tại huyện Ứng Hòa – Hà Nội (1993 – 2012).
Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Nội dung:
- Quá trình chuyển biến về quan hệ sở hữu - sử dụng đất nông nghiệp ở
một địa bàn cấp huyện, trong đó luận văn tập trung nghiên cứu nhiều hơn về sự
chuyển biến trong quan hệ sử dụng đất nông nghiệp vì sự chuyển biến này thể
hiện đậm nét hơn.
- Tác động của chuyển biến về quan hệ sở hữu - sử dụng đất nông nghiệp
tới tình hình kinh tế - xã hội của huyện.
Địa bàn nghiên cứu: huyện Ứng Hòa – Hà Nội, trong một chừng mực
nhất định, luận văn có đề cập tới tỉnh Hà Tây (cũ) để làm sáng tỏ vấn đề nghiên
cứu tại địa phương.
Thời gian: Luận văn nghiên cứu quá trình chuyển biến quan hệ sở hữu -
sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Ứng Hòa trong thời gian từ 1993 đến 2012,
chia làm hai giai đoạn 1993 – 2003 và 2003 – 2012. Năm 1993 là năm nhà nước
ban hành luật Đất đai sửa đổi đồng thời là năm ghi nhận cột mốc bắt đầu tính
thời hạn giao đất sử dụng ổn định lâu dài để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ

sản là 20 năm (1993 – 2013) theo Luật Đất đai 1993. Năm 2012 là năm đăng kí
tên đề tài luận văn.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu: Hệ thống văn kiện của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp
và nông thôn, các công trình nghiên cứu có liên quan tới vấn đề nông nghiệp,
nông thôn và ruộng đất trong thời kỳ đổi mới, các tài liệu lưu trữ: báo cáo về
12
tình hình ruộng đất, niêm giám thống kê của huyện ủy và phòng Tài nguyên môi
trường của huyện Ứng Hòa.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu
lịch sử và lôgic là chủ yếu; kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích, tổng
hợp, so sánh nhất là phân tích số liệu thống kê của các báo cáo tổng kết, khảo sát
thực tế.
5. Đóng góp của luận văn
- Dựng lại quá trình chuyển biến quan hệ sở hữu – sử dụng đất nông
nghiệp tại huyện Ứng Hòa từ 1993 đến 2012.
- Phân tích tác động của quá trình chuyển biến này tới kinh tế và xã hội
của huyện.
- Luận văn góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học, thực tiễn giúp các
nhà quản lý kiểm nghiệm hiệu quả của các chính sách, vận dụng sáng tạo và linh
hoạt chủ trương của Nhà nước vào tình hình cụ thể của địa phương.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng sử dụng đất
nông nghiệp ở huyện Ứng Hòa trước năm 1993
Chương 2: Quá trình chuyển biến về quan hệ sở hữu – sử dụng đất nông
nghiệp huyện Ứng Hòa (1993 – 2012)
Chương 3: Tác động của quá trình chuyển biến quan hệ sở hữu - sử dụng
đất nông nghiệp tới kinh tế - xã hội huyện Ứng Hòa.







13
Chƣơng 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, THỰC TRẠNG SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN ỨNG HÒA TRƢỚC NĂM 1993
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ứng Hòa
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1: Bản đồ huyện Ứng Hòa

Địa giới của huyện: Huyện Ứng Hòa nguyên là phủ Ứng Thiên đời nhà
Lê thuộc trấn Sơn Nam. Năm Gia Long thứ 13 (năm 1814) phủ Ứng Thiên đổi
tên là phủ Ứng Hòa.
14
Năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1831), khi tỉnh Hà Nội được thành lập,
Ứng Hòa là một trong bốn phủ của tỉnh Hà Nội. Phủ Ứng Hòa gồm các huyện
Sơn Minh sau đổi thành Sơn Lãng, Chương Đức (sau đổi thành Chương Mỹ),
Thanh Oai và Hoài An.
Năm 1888, khi tỉnh Hà Đông được thành lập, phủ Ứng Hòa thuộc tỉnh Hà Đông.
Năm 1891, thành lập phủ Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Đông, bao gồm huyện
Yên Đức, Chương Mỹ và Sơn Lãng.
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, huyện Sơn Lãng đổi tên là huyện
Ứng Hòa, huyện Yên Đức đổi tên là huyện Mỹ Đức.
Ngày 21/4/1965, tỉnh Hà Tây được thành lập theo Nghị quyết của ủy ban
Thường vụ Quốc hội, trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông. Theo
đó, huyện Ứng Hòa thuộc tỉnh Hà Tây gồm thị trấn Vân Đình và 29 xã là Cao
Thành, Đại Cường, Đại Hùng, Đội Bình, Đông Lỗ, Đồng Tiến, Đồng Tân, Hoa

Sơn, Hòa Lâm, Hòa Nam, Hòa Phú, Hòa Xá, Hồng Quang, Kim Đường, Liên
Bạt, Lưu Hoàng, Minh Đức, Phù Lưu, Phương Tú, Quảng Phú Cầu, Sơn Công,
Tân Phương, Tảo Dương Văn, Trầm Lộng, Trung Tú, Trường Thịnh, Vạn Thái,
Viên An, Viên Nội.
Ngày 27/12/1975, kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa V thông qua Nghị quyết
hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo đó, huyện
Ứng Hòa thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.
Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ chín Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị
quyết chia tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Theo đó,
huyện Ứng Hòa thuộc tỉnh Hà Tây.
Ngày 23/9/2003, Chính phủ ra Nghị định số 107/2003/NĐ-CP điều chỉnh
địa giới hành chính mở rộng thị trấn Vân Đình thuộc huyện Ứng Hòa. Theo đó,
sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Tân Phương và một
phần diện tích và dân số các xã Liên Bạt, Phương Tú, Vạn Thái vào thị trấn Vân
Đình. Sau khi điều chỉnh, huyện Ứng Hòa gồm 29 đơn vị hành chính gồm thị
trấn Vân Đình và 28 xã.
15
Từ ngày 1/8/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội theo
Nghị quyết của kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XII ngày 29/5/2008. Theo đó,
huyện Ứng Hòa thuộc thành phố Hà Nội.
Sau những lần sát nhập trên, huyện có những thay đổi về tên gọi qua các
thời kỳ nhưng địa giới huyện về cơ bản bản không có những thay đổi về đất đai.
Vị trí địa lý: Ứng Hòa là một huyện đồng bằng nằm ở phía Nam của
thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp huyện Thanh Oai và huyện Chương Mỹ. Phía
Nam giáp huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam. Phía Tây giáp sông Đáy, ngăn cách
với huyện Mỹ Đức. Phía Đông giáp huyện Phú Xuyên. Diện tích tự nhiên là
183,72 km2 (năm 2010), chiếm 5,5% tổng diện tích toàn thành phố Hà Nội.
Huyện Ứng Hòa có 29 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thị trấn và 28 xã, với
138 thôn, tổ dân phố. Huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, đất đai mầu
mỡ thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp sinh thái toàn diện và năng

xuất cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng đang từng bước được xây dựng và cải thiện để
có thể tạo bước đột phá làm tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Các
tuyến trục giao thông quan trọng ( QL21B, 428 và các tuyến đường trục phát triển
lớn của thủ đô Hà Nội, gồm trục phát triển Bắc – Nam, Trục phát triển phía Nam
và tuyến đường Đỗ Xá – Quan Sơn) kết nối huyện Ứng Hòa với trung tâm Hà
Nội, các trung tâm kinh tế của Thủ đô và các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Địa hình: Địa hình đồng bằng, tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình
1,5m – 4m, thấp nhất là 0,6m, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông. Dựa trên đặc điểm địa hình, lãnh thổ huyện có thể chia làm 2 vùng như sau:
- Vùng 1 (vùng ven sông Đáy) gồm 14 xã là những xã năm dọc sông Đáy,
phía trong đồng chủ yếu trồng lúa, phía ngoài đồng chủ yếu trồng cây công
nghiệp ngắn ngày.
- Vùng 2 (vùng cao và trũng) gồm 14 xã và 1 thị trấn, chủ yếu trồng cây
lúa và cây vụ Đông. Nhìn chung, địa hình của huyện rất thuận tiện cho sản xuất
nông nghiệp và thuận lợi cho việc bố trí các công trình công nghiệp.
16
Khí hậu và thủy văn: Nằm trong vùng đồng bằng, huyện có đặc trưng của
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa đồng
thời là mùa hạ nóng ẩm; mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Một số đặc điểm về khí hậu của huyện:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 23,5 độ C, trong đó cao nhất là 2,7độ C
(tháng 6) và nhiệt độ thấp nhất là 16,0 độ C (tháng 1).
- Độ ẩm trung bình trong năm là 84%, trong đó tháng cao nhất (tháng 3 và
tháng 4), tháng thấp nhất là (tháng 12) là 80%.
- Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.760mm, trong đó tập trung vào
tháng 8 và tháng 9 hàng năm và thấp nhất vào tháng 12.
- Tổng số giờ nắng trong năm: 1.597 giờ.
Khí hậu có hai mùa rõ rệt, độ ẩm cao, mưa nhiều thuận lợi cho sự phát
triển nền nông nghiệp nhiệt đới và một số loại cây ôn đới chất lượng cao.
Các loại tài nguyên

- Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt đất rất là phong phú, gồm có nước từ
sông Đáy và sông Nhuệ. Hiện nay, nguồn nước từ sông Nhuệ đang bị ô nhiễm
nặng nề, tác động xấu tới sản xuất và đời sống nhân dân ven sông. Nước ngầm
chưa được thăm dò, đánh giá cụ thể, nhưng theo kết quả sợ bộ co thấy mực nước
ngầm khoảng ở độ sâu 15 – 25 m, chất lượng tốt có thể khai thác và sử dụng
phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 18.371 ha.
Bảng 1.2: Cơ cấu phân bố đất đai năm 2010

Ha
% so với tổng số
Tổng diện tích đất tự nhiên
18. 372
100,00
1. Đất nông nghiệp
+ Đất sản xuất nông nghiệp
11.819
10.970
64,33
59,71
2. Đất phi nông nghiệp
6.505
35,67
- Đất chuyên dùng
4.026
21,92
- Đất ở
1.484
8,08
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa năm 2010)

17
Thời gian qua, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm tương đối nhanh,
từ 12.834 ha năm 2005 xuống 11.819 ha năm 2010 (tỷ trọng từ 69,9% xuống
còn 63,33% tổng diện tích tự nhiên). Đất chuyên dùng và đất ở đang có xu
hướng gia tăng mạnh từ 4.487 ha năm 2005 tăng lên 5.510 (tỷ trọng từ 24,42 %
lên 30,0% tổng diện tích đất tự nhiên). Chuyển biến trên xuất phát từ thực tế yêu
cầu xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, xây dựng các trục
đường giao thông lớn, nhu cầu mở rộng đô thị và các khu, cụm, điểm công
nghiệp trong tương lai đòi hỏi phải có quỹ đất khá lớn, trong đó chủ yếu sẽ phải
chuyển từ đất nông nghiệp sang sử dụng xây dựng cơ sở hạ tầng và dân sinh.
Hầu hết toàn bộ diện tích đất của huyện đã được sử dụng vào các mục
đích kinh tế, dân sinh. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người rất thấp,
chỉ khoảng 650m2/người và 1.296m2/lao động nông nghiệp. Hệ số sử dụng đất
nông nghiệp của huyện Ứng Hòa tương đối cao là 2,3 lần, khó có thể nâng lên
cao hơn nữa và hầu hết diện tích đất huyện Ứng Hòa được tạo thành từ nguồn
phù sa sông Hồng, có độ phì nhiêu cao, thích hợp và tốt cho nhiều loại cây
trồng, đặc biệt là cây lương thực, rau, đậu thực phẩm và cây ăn quả.
- Khoáng sản: Trên lãnh thổ của huyện chưa phát hiện loại tài nguyên
khoáng sản nào có trữ lượng lớn, đáng kể. Chủ yếu có một số loại:
+ Than bùn: có ở các xã vùng trũng khu Cháy (trên địa bàn các xã Trung
Tú, Đồng Tân, Hòa Lâm, Trầm Lộng, Minh Đức, Kim Điền, Đông Lỗ và Đại
Hùng) có than bùn với trữ lượng chưa xác định, đó là nguồn nguyên liệu làm
phân hữu cơ vi sinh rất tốt cho trồng trọt.
+ Cát: hiện đang khai thác ở các xã dọc sông Đáy, từ Viên An đến Hồng
Quang, bao gồm Viên An, Tân Phương, Hòa Nam và Hòa Phú phục vụ cho xây
dựng cơ bản trong huyện.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế
Nông nghiệp là ngành kinh tế chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu nền
kinh tế huyện với tỷ trọng 44,3% (năm 2011). Sản xuất nông nghiệp phát triển

18
tương đối ổn định, có sự chuyển biến quan trọng về cơ cấu trong sản xuất nông
nghiệp và nông thôn. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2011 (theo giá cố định
năm 1994) đạt 849 tỷ đồng, trong đó trồng trọt là 396 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 489
tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân/năm là 5,3%/năm, trong đó tốc độ tăng của
ngành chăn nuôi là 6,8%/ năm, ngành trồng trọt là 3,4%/năm.
Ứng Hòa đã tập trung chỉ đạo nhân rộng các mô hình nông nghiệp giá trị
kinh tế cao nhằm phát huy tối đa hiệu quả giá trị sử dụng đất ở địa phương. Đẩy
mạnh chương trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, theo các mô hình
chuyên canh, đa canh, nuôi thủy sản (lúa + cá + vịt). Năm 2009 tổng đàn gia
súc, gia cầm của huyện duy trì khoảng gần 900.000 con. Đi đôi với việc đồn
điền đổi thửa đã tạo điều kiện hình thành các trang trại sản suất đa dạng, đa canh
kết hợp. Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển (toàn huyện có 127 trang trại –
vườn trại với diện tích 298 ha). Đặc biệt, để thực hiện có hiệu quả chương trình
phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, huyện đã quy hoạch 12 điểm với 635
ha diện tích trồng rau an toàn tập trung tại các xã ven sông Đáy.
Cùng với chăn nuôi gia súc, gia cầm, một mũi nhọn khác của huyện là
nuôi trồng thủy sản. Phát huy lợi thế của một huyện có vùng trũng thuận lợi cho
sự phát triển ngư nghiệp. Thủy sản phát triển nhanh cả về diện tích nuôi và sản
lượng, trong những năm 2005– 2010, diện tích nuôi tăng 1,75 lần và sản lượng
tăng 2,8 lần, chủ yếu do ứng dụng các loại giống mới với năng suất cao, đã hình
thành một số khu nuôi thủy sản tập trung quy mô lớn (xã Trung Tú, xã Đồng
Tân). Năng suất thủy sản trung bình đạt 6,2-6,5 tấn cá/ha/năm, cho thu nhập 75-
85 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2,5 đến 3 lần so với cấy lúa. Nhiều hộ đầu tư vốn
lớn cho thu nhập lên tới 100-120 triệu đồng/ha/năm.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện những năm gần
đây cũng có tốc độ phát triển tương đối cao. Tính đến năm 2008, trên địa bàn
huyện có 5.102 cơ sở sản xuất công nghiệp với 11.496 lao động. Quy mô sản
xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện còn nhỏ bé, nhưng
tốc độ tăng trưởng cao. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định năm

19
1994) năm 2009 đạt 320 tỷ đồng và năm 2010 đạt 368 tỷ đồng, bình quân tăng
15%/năm trong giai đoạn 2005 – 2010.
Tỷ trọng của khu vực công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của huyện
tăng từ 14,8% (năm 2005) lên 17,6% (năm 2010). Đến nay, toàn bộ công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện đều thuộc thành phần kinh tế ngoài nhà
nước (kể từ năm 2005, sau khi thực hiện cổ phần hóa, không còn doanh nghiệp
nhà nước hoạt động trên địa bàn).
Giá trị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 37,5 tỷ
đồng (hàng xuất khẩu gồm: mây tre đan, tăm hương xuất khẩu, hàng thủ công
mỹ nghệ…) tăng trung bình 17,7%/năm.
Cơ cấu sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện Ứng Hòa
tập trung vào một số ngành nghề: Chế biến lương thực – thực phẩm, sửa chữa cơ
kim khí, tái chế vật liệu, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ gia dụng, dệt may
chiếm tỷ trọng cao. Huyện đã có được một số cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ (có
22 doanh nghiệp tư nhân, 48 công ty trách nhiệm hữu hạn,16 công ty cổ phần và
107 hợp tác xã).
Trên địa bàn huyện đã hình thành những điểm tiểu thủ công nghiệp làng
nghề (có 87 làng nghề), trong đó đến năm 2007 có 19 làng nghề được công
nhận, phân bố tập trung ở các xã Quảng Phú Cầu, Trường Thịnh, Liên Bạt, Hoa
Sơn, Hòa Lâm, Hòa Xá, Phương Tú và Đại Hùng. Giá trị sản xuất từ các làng
nghề chiếm tỷ trọng trên 60% giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
của toàn huyện. Những cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ này đã tạo
nền và kinh nghiệm cho sự phát triển trong những năm tiếp theo.
Thương mại và dịch vụ của huyện tiếp tục phát triển về hình thức, phương
thức và chủng loại mặt hàng. Thị trường được mở rộng, hoạt động thương mại –
dịch vụ được đa dạng với nhiều thành phần kinh tế tham gia trong lưu thông
hàng hóa, trong đó khu vực thương mại tư nhân phát triển mạnh, chất lượng
phục vụ từng bước được nâng cao. Tổng mức luân chuyển hàng hóa bán lẻ và
doanh thu dịch vụ năm 2008 trên địa bàn đạt 185 tỷ đồng, tốc độ tăng doanh thu

20
thương mại – dịch vụ bình quân/năm (2000 – 2005) tăng 11,5%/năm, do mở
rộng thị trường nội địa đồng thời với xuất khẩu. Tổng giá trị sản xuất của khu
vực thương nghiệp – dịch vụ năm 2009 đạt 358,0 tỷ đồng, năm 2010 đạt 413,5
tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân/năm 15,7%, chiếm 24,1% trong cơ cấu kinh tế
huyện. Các hoạt động thương mại – dịch vụ của huyện Ứng Hòa đã từng bước
cung ứng được vật tư sản xuất và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, là
đầu mối phân luồng hàng hóa và dịch vụ với các huyện phía nam Hà Nội. Một
số sản phẩm xuất khẩu của huyện đã bước đầu khẳng định trên thị trường: mây
tre đan, tăm hương.
Huyện cũng đã đầu tư mở rộng, nâng cấp một số cơ sở thương mại – chợ,
gắn với các cụm điểm dân cư trên địa bàn huyện. Toàn huyện có 31 chợ (6 chợ
xây dựng kiên cố), trong đó các chợ có tính chất liên xã: chợ thị trấn Vân Đình,
chợ Ngăm, chợ Cháy, chợ Đinh Xuyên, chợ Choòng, chợ Kim Đường, chợ Dầu,
chợ Ba Thá, chợ Xà Kiều, chợ Đặng Giang và chợ Trung Tú. Chợ đầu mối nông
sản thị trấn Vân Đình, trung tâm thương mại và dịch vụ nhà ở thị trấn Vân Đình
đã hoàn thành xây dựng vào cuối năm 2009. Các chợ đang được đầu tư nâng cấp
là chợ Ngăm và chợ Bái.
Về cơ sở kinh doanh xăng dầu hiện có 15 điểm ở dọc các tuyến đường
giao thông chính trên địa bàn. Toàn huyện có 6 cơ sở làm dịch vụ vận tải (1
doanh nghiệp tư nhân, 1 hợp tác xã và 4 công ty cổ phần). Thị trấn Vân Đình có
bến xe khách đi ngoại huyện và ngoại tỉnh và bến xe buýt đi vào trung tâm Hà
Nội. Dịch vụ vận tải về cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa, đi lại của
nhân dân ngoại tỉnh, trong tỉnh và trong huyện.
Dịch vụ du lịch bước đầu được đầu tư mở rộng, nâng cấp một số cơ sở hạ
tầng các điểm du lịch, trên địa bàn cũng có những điểm phát triển dịch vụ du
lịch văn hóa – di tích lịch sử, văn hóa, du lịch sinh thái đồng quê.
Điều kiện xã hội
Văn hóa: Ngay từ xa xưa, khi cư dân mới quần tụ về đây đã biết đoàn kết
nương tựa vào nhau cùng khai phá mảnh đất hoang dã, tạo dựng quê hương,

21
làng xã. Ứng Hòa nằm trong vùng thuộc nền văn minh lúa nước sông Hồng,
mang đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp truyền thống. Nhân dân có truyền
thống lao động cần cù, sáng tạo, đoàn kết, tình cảm yêu thương quê hương và
gắn bó sâu nặng với xóm làng.
Trải qua chiến tranh, sự huỷ hoại của thời gian, nhiều làng vẫn còn
những công trình văn hoá nghệ thuật đặc sắc như đền, chùa, quán Đó là những
công trình kiến trúc mà nhân dân xây dựng từ lâu đời, có công trình tồn tại đã
mấy trăm năm. Những công trình đó không chỉ nổi tiếng về tầm vóc qui mô mà
chính là đạt tới giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, đậm đà bản sắc dân
tộc. Theo thống kê trong Dư địa chí Hà Tây, toàn huyện có 103 ngôi đình, chùa,
đền, quán được Bộ Văn hóa thông tin và Ủy ban Nhân dân Tỉnh công nhận và
xếp hạng di tích. Trong đó, tiêu biểu có: đình Vân Đình; đình, miếu Đông
Dương; đình và quán Đinh Xuyên; đền Hữu Vĩnh; đình, chùa Miêng Hạ; đình
Phú Lương; đình Quảng Nguyên; đền Thái Bình; đình Tử Dương; đình Trung
Thịnh; đình Vĩnh Lộc Thượng; đình Yên Trường; đình Hoàng Xá. Điều này thể
hiện cho bề dày lịch sử của huyện.
Ứng Hòa có một số các làng nghề truyền thống như làng may Trạch Xá
thuộc xã Hòa Lâm, làng bún Bặt thuộc xã Liên Bạt, làng đàn Đào Xá thuộc xã
Đông Lỗ, làng nghề khảm trai Cao Xá thuộc xã Trung Tú. Toàn huyện có 18/29
trường đạt chuẩn quốc gia và 13/29 trạm y tế xã đạt chuẩn và có bác sĩ phục vụ,
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Dân tộc và dân cư: Cư trú ở vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, nhân dân
Ứng Hòa chủ yếu là dân tộc Kinh. Đạo Phật là gốc rễ trong tính ngưỡng của
người dân. Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đạo Thiên chúa được du nhập
vào địa bàn huyện, có một số nhà Xứ, nhà thờ lớn nhất ở Miêng Thượng và
Giang Soi. Hiện nay, số đồng bào theo đạo Thiên chúa ở huyện là dưới 7% so
với tổng số dân của huyện.
Dân số trung bình năm 2008 có 196.558 người (chiếm 3,05 tổng dân số
thành phố Hà Nội), trong đó: thành thị 13.585 người (chiếm 6,92%), nông thôn:

183,973 người (chiếm 93,08%). Mật độ dân số trung bình là 1.070 người/km2,
22
bằng 55,6% mật độ dân số trung bình của thành phố Hà Nội (mật độ dân số của
thành phố Hà Nội là 1.926 người /km)
1.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Ứng Hòa trƣớc
năm 1993
1.2.1. Trong những năm thực hiện mô hình tập thể hóa nông
nghiệp (1958 – 1978)
Sau năm 1954, hoà bình được lập lại, nhân dân miền Bắc bước vào công
cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh đồng thời tiếp tục hoàn
thành cải cách ruộng đất, tạo tiền đề đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Cải cách ruộng đất tuy có một số sai lầm nghiêm trọng nhưng nó đã góp phần
xoá bỏ căn bản chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến,
đem lại ruộng đất cho nông dân góp phần hình thành hàng triệu hộ tiểu nông với
mức ruộng đất xấp xỉ với mức bình quân chung của địa phương. Đó là sự biến
đổi có ý nghĩa tích cực đối với sản xuất nông nghiệp. Trong thời kỳ này, các
chính sách của Đảng và Nhà nước đã duy trì kinh tế hộ nông dân, bảo đảm
quyền sở hữu ruộng đất và tự chủ trong sản xuất, kinh doanh của hộ. Các hộ
nông dân đã được tạo điều kiện để phát triển sản xuất theo quy mô từng hộ gia
đình. Nhờ vậy, hộ tiểu nông trở thành đơn vị kinh tế tự chủ và là hình thức tổ
chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp. Cũng như nông dân cả nước, nhân dân
huyện Ứng Hòa cũng được chia ruộng đất và được quyền sở hữu về ruộng đất,
được quyền tự chủ trong sản xuất theo quy mô từng hộ gia đình. Hình thức hợp
tác chủ yếu trong giai đoạn này là hình thức tổ đổi công. Với hình thức này,
người nông dân vẫn còn làm chủ ruộng đất, làm chủ quá trình sản xuất và làm
chủ khối lượng sản phẩm làm ra. Bởi vậy họ thật sự quan tâm, lo lắng đến mùa
màng, đến kết quả cuối cùng của lao động nhờ đó mà sản xuất nông nghiệp ở
huyện phát triển, năng xuất và sản lượng đều tăng.
Vậy có thể thấy rằng, tổ chức sản xuất theo quy mô từng hộ gia đình với
hình thức hợp tác đơn giản là phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của lực

lượng sản xuất ở nông thôn sau cải cách ruộng đất, đáp ứng được nguyện vọng
23
của nông dân nên đã tạo ra động lực để phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy
nhiên, mô hình này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và chỉ được coi như một
bước đệm để tiến tới xây dựng mô hình tổ chức sản xuất cao hơn.
Thực hiện chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa với nông nghiệp, Đảng bộ
huyện Ứng Hòa đã vận động nhân dân tham gia vào các hợp tác xã nông nghiệp.
“Năm 1966, toàn huyện có 158 hợp tác xã với 20.430 hộ xã viên, đạt tỷ lệ 86%
tham gia hợp tác xã” [39, tr. 315]. Trong thời kỳ đầu của cải tạo xã hội chủ
nghĩa với nông nghiệp, ở các hợp tác xã bậc thấp thì người nông dân còn được
chia hoa lợi tùy theo mức ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác góp vào hợp tác
xã. Tuy nhiên, vào giai đoạn sau của quá trình cải tạo, khi phát triển quy mô hợp
tác xã lên hợp tác xã bậc cao thì sở hữu tập thể về ruộng đất đã hoàn toàn được
xác lập cùng với cơ chế quản lý tập trung và phân phối theo công điểm. Hình
thức sở hữu tập thể về ruộng đất có những điểm hạn chế đó là người nông dân bị
tách khỏi ruộng đất, không gắn bó với ruộng đất. Tình trạng sử dụng đất nông
nghiệp diễn ra một cách lãng phí và phổ biến. Tại Ứng Hòa, mô hình tập thể hóa
về ruộng đất cũng không đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Nếu năm
1966, toàn huyện có 158 hợp tác xã với 20.430 hộ xã viên, đạt tỷ lệ 86% tham
gia hợp tác xã thì trong đó, số hợp tác xã yếu, kém còn tới 16%, còn 20 hợp tác
xã chia theo đội, mới sử dụng hết 60% sức lao động trong các hợp tác xã, hiện
tượng tham ô, lãng phí còn tồn tại ở nhiều hợp tác xã [39,tr.315]. Việc hoàn
thành cày cấy đúng thời vụ, hết diện tích vẫn là một khó khăn, có hợp tác xã, có
mùa vụ còn để diện tích hoang hóa. Năng suất lúa đạt được chưa cao, những hợp
tác xã khá cũng chỉ đạt 4 tấn/ha, khẩu hiệu 5 tấn thóc/ha gieo trồng vẫn là một
khẩu hiệu xa vời, khó đạt được của huyện.
Sang tới những năm 1977 – 1978, tình hình cũng chưa có nhiều thay đổi
tích cực . Chế độ phân phối lương thực từ thời chiến, theo định suất, định lượng
đã không chỉ làm cho hộ nông dân thiếu phấn khởi, giảm gắn bó với ruộng đồng,
năng suất lao động giảm. Tình trạng dong công phóng điểm trở nên phổ biến,

bình quân mỗi hộ lao động mới làm từ 120 đến 180 công mỗi vụ, tình trạng bỏ,
24
giấu diện tích, năng suất và sản lượng nợ nần diễn ra phố biến. Nhiều đội, nhiều
hợp tác xã giấu diện tích, năng suất, sản lượng để giảm nghĩa vụ đóng góp cho
nhà nước. Tinh thần ăn chia theo đội ngày càng nhiều “năng suất vẫn chỉ đạt
khoảng 4tạ/ha, tổng sản lượng lương thực cả năm là 44.607 tấn”[39, tr.373]
Hợp tác xã không có chủ thể kinh tế đích thực đã không tạo ra động lực
cho sự phát triển. Cùng với mô hình này, địa vị của hộ nông dân đã hoàn toàn
khác trước, thực chất họ đã trở thành người làm công cho hợp tác xã, nông dân
không còn gắn bó với ruộng đất.
1.2.2. Trong những năm 1979 - 1992
Trước sự khủng hoảng của mô hình hợp tác xã nông nghiệp trong những
năm tập thể hóa, một số tổ chức Đảng và quần chúng đã tìm kiếm cách làm mới,
xác lập vai trò của kinh tế hộ trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Thậm chí
cách làm mới được thực hiện ngay trong những năm tháng mà mô hình hợp tác
xã được đẩy mạnh về quy mô. Điển hình là năm 1966 tại Vĩnh Phúc xuất hiện
hình thức “khoán hộ” (thường được gọi là khoán chui). Khoán hộ là cách làm
khoán trực tiếp đến hộ gia đình xã viên. Hợp tác xã chỉ cung cấp giống, kỹ thuật,
phân bón, thuốc trừ sâu và đến vụ thu hoạch thì người lao động chia lại một
phần lúa cho hợp tác xã từ năng suất lúa mà họ thu hoạch được. Ruộng đất đã
gắn với công sức và quyền lợi của người nông dân. Nếu họ tích cực đầu tư công
sức trên phần đất được giao khoán thì lúa sẽ tốt và hứa hẹn vụ mùa đó họ sẽ thu
hoạch được nhiều hơn. Sau năm 1975, hình thức khoán tới hộ xã viên lại xuất
hiện ở Vĩnh Phúc, Hải Phòng và sau đó lan dần ra nhiều địa phương khác ở mức
độ khác nhau. Huyện Ứng Hòa cũng đã có xã thực hiện cách làm mới này. Đảng
bộ, hợp tác xã Sơn Công đã mạnh dạn mở rộng việc khoán cho hộ gia đình xã
viên. Nhưng việc “khoán chui” thời điểm đó bị nhìn nhận như một sai phạm có
tính nguyên tắc, đi ngược lại con đường phát triển của chủ nghĩa xã hội. Bởi tại
thời điểm đó, khoán hộ bị phê phán là xa rời Chủ nghĩa xã hội, đưa nông nghiệp
trở lại con đường tư hữu hoá vì giao ruộng đất, tài sản cho nông dân.

25
Giữa lúc huyện ủy đang lúng túng giải quyết “sai lầm” của xã Sơn Công
thì Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV đã họp Hội nghị lần thứ 6
(8/1979) điều chỉnh một số chính sách về kinh tế và làm cho sản xuất bung ra.
Hội nghị chủ trương cho phép hộ xã viên mượn đất của hợp tác xã để sản xuất,
ổn định mức nghĩa vụ giao nộp lương thực, coi kinh tế gia đình xã viên là một
bộ phận hợp thành kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kinh
nghiệm, ngày 13/1/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị 100/CT-TW
về cải tiến công tác khoán và mở rộng khoán sản phẩm tới nhóm lao động và
người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp.
Chỉ thị 100/CT - TW (Khoán 100) được coi là sự đột phá đầu tiên vào mô
hình tổ chức sản xuất cũ - tập thể hoá trong nông nghiệp. Điểm cốt lõi của
Khoán 100 là cho phép hợp tác xã giao khoán ruộng đất cho các hộ, thực hiện
khoán ba khâu (cấy – trồng, chăm sóc và thu hoạch), ngoài thu nhập trong định
mức, hộ còn được thêm thu nhập từ sản phẩm vượt khoán. Động lực khoán nằm
ở chính phần vượt khoán. Ý nghĩa của Khoán 100 thể hiện ở chỗ đã trả lại một
phần quyền tự chủ cho hộ nông dân. Hộ nông dân thay thế tập thể đảm nhiệm
ba/tám khâu của quy trình sản xuất. Hình thức khoán cải tiến từ khoán việc sang
khoán sản phẩm, từ khoán theo đội – nhóm sản xuất sang khoán theo hộ gia
đình. Đây là một bước quá độ từ kiểu quản lý, tổ chức sản xuất tập thể sang phát
huy quyền tự chủ của xã viên. Do đó, lợi ích của người nông dân thu được
không còn hoàn toàn phụ thuộc vào lượng công điểm như trước mà đã gắn với
kết quả của quá trình sản xuất, gắn với sản phẩm vượt khoán.
Khi Chỉ thị 100/CT-TW được ban hành, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Phạm Văn Đồng đã về thăm, khen cán bộ, đảng viên và xã viên hợp tác xã Sơn
Công đã năng động và mạnh dạn đi đầu trong việc khoán sản phẩm. Ngay khi
Chỉ thị được ban hành, hưởng ứng chính sách của Đảng và Nhà nước, Ủy Ban
thường vụ Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết số 19 về mở rộng khoán sản phẩm, đến
nhóm lao động và người lao động và Huyện ủy Ứng Hòa đã tổ chức quán triệt
và chỉ đạo thực hiện khẩn trương kịp thời ngay trong vụ xuân năm 1981. Các gia

×