Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Tìm hiểu dòng canh tân đất nước nửa cuổi thế kỷ XIX ( Luận văn ThS Lịch Sử )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.18 KB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







TRƢƠNG THỊ HẢI







TÌM HIỂU DÒNG CANH TÂN ĐẤT NƢỚC
NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX







LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ













Hà Nội - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







TRƢƠNG THỊ HẢI






TÌM HIỂU DÒNG CANH TÂN ĐẤT NƢỚC
NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX






Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54






Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Xanh






Hà Nội - 2014

LỜI CAM ĐOAN


Kết quả nghiên cứu của Luận văn là do tác giả thực hiện.
Khi sử dụng luận điểm khoa học, số liệu, tƣ liệu tác giả đều trích dẫn
đúng nội dung và có dẫn nguồn tài liệu.
Ngƣời thực hiện xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình!




Ngƣời thực hiện Luận văn




TRƢƠNG THỊ HẢI




























Lời cảm ơn

Tìm hiểu dòng canh tân đất nước nửa cuối thế kỷ XIX là Luận văn của
ngƣời viết sau nhiều năm theo học Cao học tại khoa Lịch sử, trƣờng Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội dƣới sự hƣớng dẫn
của PGS.TS. NGƢT Phạm Xanh.
Thông qua Luận văn, ngƣời viết xin đƣợc nói lời tri ân tới PGS.TS.
NGƢT Phạm Xanh đã tận tình hƣớng dẫn. Bên cạnh đó, ngƣời viết không
quên sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, cán bộ khoa Lịch sử, trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội; Ban lãnh đạo Viện
Sử học, phòng Nghiên cứu Lịch sử Việt Nam Cận đại (Viện Sử học) cùng các
đồng nghiệp, gia đình… Thiếu sự giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi đó,
ngƣời viết không thể hoàn thành công việc đúng thời hạn.

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2014
Tác giả Luận văn
















MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tƣợng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 11
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 12
5. Đóng góp của đề tài 13
6. Bố cục của Luận văn 13
NỘI DUNG 14
Chƣơng 1:NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH DÒNG CANH TÂN
ĐẤT NƢỚC NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX 14
1. 1. Sự khủng hoảng của triều đình quân chủ Trung ƣơng 14
1. 2. Quá trình xâm lƣợc Việt Nam của thực dân Pháp 21
1. 3. Sự xuất hiện tầng lớp sỹ phu yêu nƣớc, tiến bộ cuối thế kỷ XIX
24
Tiểu kết chƣơng 1 43
Chƣơng 2: NHỮNG ĐỀ XUẤT CANH TÂN ĐẤT NƢỚC NỬA CUỐI
THẾ KỶ XIX 44
2. 1. Đề xuất canh tân của Phạm Phú Thứ 44
2. 2. Đề xuất canh tân của Đặng Huy Trứ 50
2. 3. Đề xuất canh tân của Nguyễn Trƣờng Tộ 51
2. 4. Đề xuất canh tân của Bùi Viện 64
2. 5. Đề xuất canh tân của Nguyễn Lộ Trạch 68
2. 6. Một số đề xuất canh tân khác 71
Tiểu kết chƣơng 2 73

Chƣơng 3: NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH
VỀ DÒNG CANH TÂN ĐẤT NƢỚC NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX 74
3. 1. Thái độ của vua Tự Đức và triều đình Huế đối với các đề nghị
canh tân, đổi mới đất nƣớc. 74
3. 2. Nguyên nhân thất bại của dòng canh tân đất nƣớc nửa cuối thế
kỷ XIX 80
3. 3. Nhận định về dòng canh tân 85
Tiểu kết chƣơng 3 88
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 97




1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xu hƣớng canh tân là một trong những vấn đề quan trọng trong lịch sử
bởi những tác động trực tiếp của nó tới mọi mặt đời sống xã hội. Những cải
cách, đổi mới từ xƣa tới nay đều đem lại những tiến bộ và giá trị nhất định
cho xã hội, đặc biệt trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Lịch sử Cổ - Trung đại Việt Nam đã chứng kiến những cải cách của họ
Khúc, của nhà Tiền Lê trong lĩnh vực hành chính hay những đổi mới về văn
hóa và kinh tế thời Lý - Trần, tiếp đó là những cải cách táo bạo của Hồ Quý
Ly, Nguyễn Huệ…
Vào nửa cuối thế kỷ XIX, đặc biệt là thời vua Tự Đức, chế độ quân chủ
Việt Nam lâm vào khủng hoảng trên nhiều lĩnh vực. Cùng với sự quan liêu,
độc đoán, tham nhũng trong chính trị; sự đình đốn, bế tắc trong kinh tế… nhà

Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách bảo thủ, lạc hậu. Thêm vào đó, cuộc
xâm lƣợc của thực dân Pháp khiến cho mâu thuẫn xã hội ngày càng thêm gay
gắt. Trong bối cảnh ấy, một tầng lớp quan lại, sĩ phu có xu hƣớng canh tân
với hàng loạt những kiến nghị, cải cách từ kinh tế đến chính trị nhƣ Phạm Phú
Thứ, Nguyễn Trƣờng Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Bùi Viện, Đặng Huy Trứ, Trần
Đình Túc, Nguyễn Tƣ Giản, Đinh Văn Điền, Nguyễn Thông… Những tƣ
tƣởng canh tân trong thời kỳ lịch sử này đƣợc coi nhƣ là một phƣơng sách
cứu nƣớc mới. Do vậy, việc tìm hiểu tƣ tƣởng canh tân ở Việt Nam nửa sau
thế kỷ XIX cũng chính là tìm hiểu một chủ trƣơng cứu nƣớc mới lúc bấy giờ.
Nghiên cứu những đề nghị cải cách, canh tân trong giai đoạn nửa cuối
thế kỷ XIX ở Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng để đúc kết những kinh
nghiệm trong thời kỳ đổi mới trƣớc bối cảnh quốc tế và trong nƣớc có nhiều
chuyển biến, đó là một thách thức lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội đất nƣớc.
Mặc dù có ý nghĩa nhƣ vậy nhƣng đến nay vẫn chƣa có công trình nào
tìm hiểu toàn bộ những xu hƣớng canh tân nửa cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam.
2

Với lý do đó cùng nguồn tài liệu cho phép, chúng tôi chọn đề tài “Tìm hiểu
dòng canh tân đất nước nửa cuối thế kỷ XIX” làm luận văn Thạc sĩ Sử học
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, đặc biệt về các nhà
canh tân đã đƣợc giới sử học trong nƣớc quan tâm từ rất sớm, các chuyên
khảo về từng nhân vật cũng nhƣ về xu hƣớng canh tân của họ cũng đƣợc các
nhà nghiên cứu tìm hiểu tƣơng đối đầy đủ góp phần vào việc làm rõ hơn giai
đoạn lịch sử này.
2.1. Những công trình nghiên cứu về xu hướng canh tân đất nước
nửa cuối thế kỷ XIX
Những công trình nghiên cứu về xu hƣớng canh tân đất nƣớc nửa cuối

thế kỷ XIX ở Việt Nam khá đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhƣ:
Năm 1970, Nhà xuất bản Lá Bối - Sài Gòn công bố công trình Phong
trào Duy tân của tác giả Nguyễn Văn Xuân. Trong công trình này, tác giả đã
đề cập đến việc khôi phục đất nƣớc bằng con đƣờng nâng cao dân trí, cải tổ
xã hội về mọi mặt, trong đó có kinh tế, giáo dục và văn hóa với các hoạt động
thực tiễn nhƣ mở mang kinh tế, lập các nhà buôn lớn để tự lực, thêm khoa học
và ngoại ngữ…
Năm 1997, tác phẩm Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 2) của tác giả Lê
Sỹ Thắng đã đƣợc Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành. Chuyên khảo đã
trình bày khái quát sự ra đời của tƣ tƣởng canh tân nửa cuối thế kỷ XIX và cơ
sở thế giới quan của tƣ tƣởng ấy. Bên cạnh đó, những điều trần, kiến nghị của
các nhà canh tân nhƣ Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trƣờng Tộ,
Nguyễn Lộ Trạch đƣợc tác giả phân tích khá chi tiết trên các lĩnh vực nhƣ
kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng…
Năm 1998, hai tác giả Đinh Xuân Lâm - Nguyễn Văn Hồng xuất bản
tác phẩm Xu hướng đổi mới trong lịch sử Việt Nam (Nhà xuất bản Văn hóa -
Thông tin). Trong công trình này, hai tác giả đã nghiên cứu một số nhà canh
3

tân đất nƣớc nửa cuối thế kỷ XIX nhƣ Nguyễn Trƣờng Tộ, Bùi Viện, Nguyễn
Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ… Đáng chú ý là tác giả Đinh Xuân Lâm dành 10
trang để trả lời câu hỏi: Có một xu hướng đổi mới ở Việt Nam hồi cuối thế kỷ
XIX không? (trang 12 - 22).
Cũng trong năm 1998, Trung tâm UNESCO Thông tin tƣ liệu và lịch sử
văn hóa Việt Nam cho ra mắt cuốn Xu hướng đổi mới trong lịch sử Việt Nam
- Những gương mặt tiêu biểu (nhiều tác giả, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông
tin). Trong công trình, các tác giả đã nghiên cứu một số nhà canh tân đất nƣớc
nhƣ Hồ Quý Ly, Nguyễn Trƣờng Tộ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy
Trứ…
Năm 1999, nhà xuất bản Thuận Hóa (Huế) giới thiệu sách Tư tưởng

canh tân đất nước dưới triều Nguyễn (nhiều tác giả). Nội dung chính mà các
tác giả đề cập đến là quá trình chuyển biến trong nhận thức của các nhân vật
nhƣ Nguyễn Trƣờng Tộ, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ… trƣớc bối cảnh của
đất nƣớc nửa cuối thế kỷ XIX.
Năm 2011, nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã tập hợp các bài
viết của nhiều tác giả trong cuộc Hội thảo Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử
nhà Nguyễn ở Đại học, Cao đẳng Sư phạm và Trung học phổ thông (tổ chức
cuối năm 2002) thành công trình Lịch sử nhà Nguyễn - một cách tiếp cận mới.
Trong công trình này, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra những nguyên nhân
(khách quan cũng nhƣ chủ quan) dẫn đến thất bại của xu hƣớng canh tân đất
nƣớc nửa cuối thế kỷ XIX. Không thể không nhắc đến một số tham luận nhƣ:
Triều đình nhà Nguyễn không chấp nhận hay không thể thực hiện các đề nghị
cải cách của Nguyễn Trường Tộ của PGS.TS Đỗ Thanh Bình (từ trang 178
đến trang 165); Về nguyên nhân thất bại của xu hướng canh tân ở Việt Nam
nửa sau thế kỷ XIX của PGS. TS Nguyễn Trọng Văn. Trong hai bài viết ấy,
hai tác giả đã nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp Nguyễn Trƣờng Tộ và
nguyên nhân thất bại của xu hƣớng canh tân cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam.
Đặc biệt, tham luận Nguyễn Trường Tộ và thời đại: những nghịch lý của
4

PGS.TS Phạm Xanh (trang 435 - 443) đã phân tích thất bại trong nỗ lực canh
tân của Nguyễn Trƣờng Tộ dƣới góc độ 5 nghịch lý: “một trí thức tân tiến và
đám vua quan lạc hậu”, “chiến tranh và hòa bình”, “truyền thống và phản
truyền thống”, “lƣơng và giáo”, “thực và ảo”. Có thể nói, tác giả Phạm Xanh
đã có cách tiếp cận nguyên nhân thất bại của Nguyễn Trƣờng Tộ khá mới mẻ,
độc đáo.
Năm 2006, Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm ra mắt tác phẩm Mười cuộc
cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam của tác giả Văn Tạo. Tác phẩm
đề cập đến mƣời cuộc cải cách trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam bắt đầu
từ họ Khúc, Lý Công Uẩn, Trần Thủ Độ, Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Đào

Duy Từ, Trịnh Cƣơng, Minh Mệnh, Nguyễn Trƣờng Tộ đến Phong trào đổi
mới đầu thế kỷ XX.
Trong số những nghiên cứu về xu hƣớng canh tân đất nƣớc nửa cuối
thế kỷ XIX, còn công trình Xu hướng canh tân, phong trào duy tân, sự nghiệp
đổi mới (từ giữa thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX) của Hải Ngọc Thái Nhân Hòa
(Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2005). Sách dày 411 trang, ngoài phần Mở đầu, nội
dung đƣợc chia làm 3 phần cũng là 3 đối tƣợng khảo cứu của tác giả gồm: Xu
hƣớng canh tân (cuối thế kỷ XIX), phong trào duy tân (đầu thế kỷ XX) và Sự
nghiệp đổi mới (thời hiện đại).
Trong phần viết về “xu hƣớng canh tân” (từ trang 29 đến trang 69), Hải
Ngọc Thái Nhân Hòa đã điểm những nét chính trong cuộc đời và tƣ tƣởng của
các nhân vật: Phạm Phú Thứ, Nguyễn Tƣ Giản, Trần Đình Túc, Nguyễn
Thông, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Công Trứ,
Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch và Nguyễn Trƣờng Tộ. Tác giả khẳng định: các
kiến nghị, điều trần canh tân, đổi mới “đã nói lên tâm huyết của các quan viên
trong triều và ngoài nội, hợp thành dòng yêu nƣớc theo xu hƣớng canh tân ở
nƣớc ta từ nửa sau thế kỷ XIX” (trang 64); “dù nhỏ hay lớn đều chứa đựng
những tiến bộ nhất định, đem lại lợi ích thiết thân đối với xã hội đƣơng thời,
đáp ứng yêu cầu phát triển đất nƣớc đang ở trong tình thế khó khăn, đầy thử
5

thách” (trang 65). Có thể khẳng định: Xu hướng canh tân, phong trào duy tân,
sự nghiệp đổi mới” (từ giữa thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX) đã có cái nhìn
tổng quát về xu hƣớng canh tân, “đánh dấu một thời kỳ phát triển tƣ duy đất
nƣớc, phản ánh tinh thần yêu nƣớc, thƣơng dân của một số quan viên trong
triều và giáo dân ngoài xã hội” (trang 66).
Qua các công trình nghiên cứu về xu hƣớng canh tân đất nƣớc nửa cuối
thế kỷ XIX, chúng ta có thể thấy đƣợc những vấn đề cơ bản của tƣ tƣởng canh
tân trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội .
2.2. Những chuyên khảo về các nhà cải cách cuối thế kỷ XIX

* Chuyên khảo về Bùi Viện
Năm 1945, Nhà xuất bản Đại La - Hà Nội giới thiệu công trình Bùi
Viện với cuộc duy tân của triều Tự Đức của Phan Trần Chúc, sau đó tác phẩm
đƣợc tái bản hai lần vào các năm 1946 (Nhà xuất bản Kiến thiết) và năm 2000
(Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin). Trong công trình này, tác giả đã dành
khá nhiều dung lƣợng để phân tích bối cảnh lịch sử cũng nhƣ lý do cần thiết
phải canh tân đất nƣớc trên tất cả lĩnh vực: kinh tế, xã hội, quân sự…
Năm 1985, Nhà xuất bản Đông Nam Á giới thiệu tác phẩm Bùi Viện
với chính phủ Mỹ - lịch sử ngoại triều Tự Đức của Phan Trần Chúc. Đây đƣợc
xem nhƣ công trình đầu tiên của tác giả Phan Trần Chúc viết về Bùi Viện với
việc đi Mỹ của ông. Nội dung chủ yếu của tác phẩm đề cập đến hành trình đi
Mỹ của Bùi Viện thông qua đó, ông mở rộng đƣợc tầm nhìn, thấy đƣợc sự
phát triển của nƣớc Mỹ. Điều đó giải thích cho việc vì sao sau này ông đƣa ra
các bản điều trần với vua Tự Đức để đề nghị canh tân đất nƣớc.
* Chuyên khảo về Nguyễn Trường Tộ
Năm 1961, Nhà xuất bản Giáo dục đã công bố công trình Những đề
nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX của 2 tác giả Đặng Huy
Vận - Chƣơng Thâu. Đây có thể xem là một trong những nghiên cứu đầu tiên
của các nhà sử học hiện đại về Nguyễn Trƣờng Tộ và các đề nghị cải cách của
ông. Công trình đã phân tích khá chi tiết về bối cảnh lịch sử và những đề nghị
6

cải cách của Nguyễn Trƣờng Tộ trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp,
thƣơng nghiệp, tài chính, giáo dục, văn hóa, xã hội…
Năm 1988, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu công trình
Nguyễn Trường Tộ - Con người và di thảo của Linh mục Trƣơng Bá Cần.
Trong công trình này, Trƣơng Bá Cần đã dành nhiều thời gian để sƣu tầm,
khảo cứu các kiến nghị, điều trần của Nguyễn Trƣờng Tộ đồng thời tác giả đã
tập hợp tƣơng đối đầy đủ tƣ liệu về con ngƣời, tƣ tƣởng Nguyễn Trƣờng Tộ.
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu khác về ông nhƣ: Nguyễn

Trường Tộ - Thời thế & tư duy canh tân của tác giả Hoàng Thanh Đạm (Nhà
xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2001); Nguyễn Trường Tộ & vấn
đề canh tân của tác giả Bùi Kha (Nhà xuất bản Văn học, 2011); Nguyễn
Trường Tộ với triều Tự Đức (Nhà xuất bản Trẻ, 2013) của tác giả Nguyễn
Đình Đầu… Qua các công trình này, tƣ tƣởng cải cách Nguyễn Trƣờng Tộ
đƣợc phân tích và nhận định cụ thể trên từng lĩnh vực mà ông đề cập đến.
Nhƣ vậy, có thể nói Nguyễn Trƣờng Tộ là một trong những nhà canh
tân tiêu biểu vào cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu về
ông khá phong phú và đa dạng với không ít cách luận giải và tiếp cận vấn đề
của nhiều tác giả. Những tác phẩm đó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
việc tìm hiểu về tƣ tƣởng canh tân của Nguyễn Trƣờng Tộ trong giai đoạn
lịch sử này.
* Chuyên khảo về Đặng Huy Trứ
Năm 1990, nhóm Trà Lĩnh đã công bố công trình Con người và tác
phẩm Đặng Huy Trứ. Đây là công trình nghiên cứu tƣơng đối toàn diện, đầy
đủ về cuộc đời và sự nghiệp của Đặng Huy Trứ. Đánh giá về Đặng Huy Trứ,
Nhóm Trà Lĩnh dẫn lời Giáo sƣ Vũ Khiêu khẳng định: “Đặng Huy Trứ đã
sống vì chữ Nhân, chết cũng vì chữ Nhân… Suốt đời không lúc nào ngơi.
Ông đã cống hiến toàn bộ tâm lực của mình cho Tổ quốc và nhân dân, làm
ngƣời con trung hiếu của thứ dân…” (trang 45 - 52).
7

Nhóm Trà Lĩnh đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng về Đặng Huy
Trứ. Trong nhãn quan thời cuộc của ông thì “điều hệ trọng nhất quốc gia chỉ
có việc chống ngƣời Tây Dƣơng. Vấn đề lớn nhất bàn bạc ở triều đình cũng
chỉ là vấn đề ngƣời Tây Dƣơng. Sự việc to lớn sứ quán ghi chép cũng chỉ là
việc ngƣời Tây Dƣơng” (trang 35). Để chống Pháp, Đặng Huy Trứ không chỉ
rất quan tâm đến binh thƣ, cải tiến vũ khí, quân đội mà còn đề xuất nhiều cải
cách về kinh tế. Nhóm Trà Lĩnh đánh giá Đặng Huy Trứ là nhà kinh tế vĩ đại
của đất nƣớc khi ông dũng cảm tổ chức và trực tiếp thực hiện chủ trƣơng canh

tân ở lĩnh vực kinh doanh (lĩnh vực mà hệ tƣ tƣởng nho giáo rất coi thƣờng).
* Chuyên khảo về Phạm Phú Thứ
Năm 1995, Hội đồng hƣơng Quảng Nam - Đà Nẵng tại thành phố Hồ
Chí Minh ra mắt tác phẩm Phạm Phú Thứ với tư tưởng canh tân (Nhà xuất
bản Đà Nẵng). Cũng liên quan đến nhà canh tân Phạm Phú Thứ này, bốn năm
sau (năm 1999), Hải Ngọc Thái Nhân Hòa giới thiệu công trình Trúc Đường
Phạm Phú Thứ với xu hướng canh tân (Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí
Minh). Qua hai công trình, tƣ tƣởng canh tân của Phạm Phú Thứ đã đƣợc làm
sáng tỏ dƣới nhiều góc độ. Về cải cách kinh tế, Phạm Phú Thứ từng đề xuất
triều đình các biện pháp đắp đê, đào sông Bình Giang, mở kho thóc phát chẩn
cứu đói, áp dụng công nghệ chế tạo “xe trâu”… để phát triển nông nghiệp; sử
dụng thuyền buôn tƣ nhân vận chuyển gạo, mở cảng Hải Ninh, khuyến khích
nhà giàu bỏ vốn mở mang công nghệ, đánh thuế nhẹ đối với các hộ sản xuất
tiểu thủ công…
* Chuyên khảo về Nguyễn Lộ Trạch
Năm 1966 Nhà xuất bản Anh Minh ấn hành tác phẩm Một bậc tiên thời
nhân vật đồng thời với Nguyễn Trường Tộ ít ai biết - Nguyễn Lộ Trạch do tác
giả Nguyễn Thị Nghiên tập hợp di cảo của cụ Mính Viên (Huỳnh Thúc
Kháng). Tác phẩm cũng đã cung cấp những tƣ liệu cơ bản về Nguyễn Lộ
Trạch thông qua các đề nghị cải cách trong Thời vụ sách I và Thời vụ sách II
(năm 1882). Có thể nhận thấy, ông là ngƣời rất quan tâm đến kinh tế và chấn
8

hƣng kinh tế đất nƣớc. Ở Thời vụ sách I, Nguyễn Lộ Trạch đề ra chủ trƣơng
gấp lo tự lực tự cường để đối phó với âm mƣu của thực dân phƣơng Tây. Tƣ
tƣởng tự lực tự cƣờng về kinh tế đƣợc Nguyễn Lộ Trạch kiến nghị cụ thể
trong Thời vụ sách II: “đổi tỉnh Thanh Hóa làm Bắc Kinh mà cống phú các
tỉnh Bắc Kỳ mỗi năm trữ ở Bắc Kinh phân nửa, nhƣ vậy nền gốc đƣợc bền
vững, sau mới nói đến công việc sửa trong đẹp ngoài…”. Với nông nghiệp,
Nguyễn Lộ Trạch đề xuất: về miền Tuyên Quang, Lạng Sơn, Ninh Bình, trải

qua tấn kịch binh hỏa, nhân dân lưu tán, đồn điền rậm hoang… nay phái một
viên thượng tướng đem vài vạn quân chọn những đất phì nhiêu khai khẩn, cày
gieo tất có thành hiệu… về thông thƣơng: nay thứ xuất công bản mười vạn
lượng bạc, giao cho cán viên cỡi hỏa thuyền ra mậu dịch nước ngoài, không
cần hỏi số xuất nhập thế nào mà chỉ buộc thu sổ lợi thuế mỗi năm hai vạn,
còn bao nhiêu thì được hưởng.
Năm 1996, tác giả Mai Cao Chƣơng - Đoàn Lê Giang công bố chuyên
khảo Nguyễn Lộ Trạch - Điều trần và thơ văn (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
- Hà Nội) cung cấp nhiều thông tin quan trọng cuộc đời và tƣ tƣởng đổi mới
của Nguyễn Lộ Trạch thông qua các bản điều trần: Thời vụ sách I, Thời vụ
sách II, Thiên hạ đại thế luận.
Nhƣ vậy, những công trình nêu trên giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể
về bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX, cũng nhƣ thân thế, sự nghiệp
và những đề xuất cải cách của một số nhà canh tân nửa cuối thế kỷ XIX ở
Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
* Các công trình thông sử hoặc mang tính thông sử
Ngoài những nghiên cứu về các nhà cải cách cuối thế kỷ XIX và những
xu hƣớng canh tân của họ, còn có các công trình thông sử hoặc các công trình
mang tính thông sử nhƣ: Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim (bản in năm
1968 do nhà xuất bản Tân Việt - Sài Gòn phát hành), Đại cương lịch sử Việt
Nam toàn tập của các tác giả Trƣơng Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu
Hãn (Nhà xuất bản Giáo dục, 2003), Tiến trình lịch sử Việt Nam do tác giả
9

Nguyễn Quang Ngọc chủ biên (Nhà xuất bản Giáo dục, 2006), Lê Sỹ Thắng -
Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 2, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1997)…
đều dành dung lƣợng đáng kể viết về xu hƣớng canh tân nửa cuối thế kỷ XIX
ở Việt Nam.
Đáng chú ý là công trình Lịch sử Cận - hiện đại Việt Nam, một số vấn
đề nghiên cứu (Nhà xuất bản Thế giới, 1998) của tác giả Đinh Xuân Lâm.

Trong công trình này, phần viết về dòng canh tân đất nƣớc nửa cuối thế kỷ
XIX, tác giả đã làm sáng tỏ Trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc thất bại
của xu hướng đổi mới cuối thế kỷ XIX (trang 43 - 53).
* Các công trình có liên quan
Các nhà canh tân và xu hƣớng canh tân đất nƣớc nửa cuối thế kỷ XIX ở
Việt Nam còn đƣợc đề cập trong các bài báo, tạp chí, luận văn, luận án và hội
thảo nhƣ:
Tác giả Lê Thƣớc trong bài Nguyễn Lộ Trạch - tiên sinh tiểu sử đăng
trên Nam Phong tạp chí số 102 đã cung cấp những tƣ liệu cần thiết về thân
thế, sự nghiệp và những đề nghị cải cách của Nguyễn Lộ Trạch. Theo đó, qua
hai bản Thời vụ sách I và Thời vụ sách II (năm 1882), Nguyễn Lộ Trạch đã
đƣa ra nhiều đề nghị với triều đình Huế thực hiện các cải cách trên lĩnh vực
kinh tế, ngoại giao, chính trị…
Trong bài viết Thiên hạ đại thế luận của Nguyễn Lộ Trạch (bàn về tình
thế lớn trong thiên hạ) in trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 5+6/1987, từ
trang 94 đến trang 98, tác giả Đoàn Lê Giang công bố nguyên văn chữ Hán
bài Thiên hạ đại thế luận: bài luận chép trong tập Kỳ am Nguyễn Lộ Trạch di
văn hiện lƣu trữ ở Thƣ viện khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh. Sách dày 138 trang, khổ 14,5 x 27,5, giấy bản, ngoài bìa đề
Quỳ ưu lục, trang đầu đề Kỳ Am Nguyễn Lộ Trạch di văn. Bài luận đƣợc
Nguyễn Lộ Trạch viết nhân dịp vua Thành Thái ra đề trong kỳ thi Đình năm
1892. Qua đó, tác giả bày tỏ tƣ tƣởng của mình trƣớc thời thế và yêu cầu triều
đình duy tân đất nƣớc, tự cƣờng nhƣ Nhật Bản mới có thể ổn định đất nƣớc.
10

Trong hai bài viết Bùi Viện với những ngày đầu hình thành Hải Phòng
(đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử Hải Phòng số 4 năm 1986) và Bùi Viện
cuộc đời và sự nghiệp (trong cuốn Danh nhân Thái Bình - Sở Văn hóa Thông
tin Thái Bình, 1986), Giáo sƣ Đinh Xuân Lâm đã nhấn mạnh vai trò của Bùi
Viện trong việc dẹp loạn ở Bắc Kỳ năm 1871: “Việc đánh dẹp các toán nổi

dậy ở ngoài Bắc đến cuối năm 1871 tạm yên, Lê Tuấn đƣợc triệu về kinh có
Bùi Viện cùng theo. Chuyến công cán này của Lê Tuấn ngoài Bắc lần này rõ
ràng có nhiều đóng góp đáng kể của Bùi Viện, nhƣng sử sách triều Nguyễn
không nhắc tới tên ông trong số những ngƣời có công”.
Năm 1992, Sở Văn hóa Thông tin Thái Bình phối hợp với Ủy ban nhân
dân huyện Tiền Hải cùng nhiều cơ quan nghiên cứu, trƣờng đại học ở Hà Nội
tổ chức Hội thảo: Bùi Viện (1839 - 1878) cuộc đời kỳ lạ - chí lớn phi thường.
Tại Hội thảo, PGS. Chƣơng Thâu khẳng định: tiểu sử của vị Danh nhân Thái
Bình này qua các thƣ tịch quá ít ỏi đã đƣợc công bố, theo chúng tôi còn có
nhiều điểm “dị biệt”. Hầu hết các bài tham luận trong Hội thảo đều cho rằng
ông không chỉ là ngƣời Việt Nam đầu tiên hƣớng đến nƣớc Mỹ trong vấn đề
ngoại giao mà còn đƣợc xem là một trong những ngƣời có công đầu trong
việc mở cửa biển Ninh Hải; thành lập và chỉ huy đội Tuần dƣơng quân đầu
tiên của ngƣời Việt.
Tác giả Chƣơng Thâu trong bài viết Nguyễn Trường Tộ với vấn đề cải
cách văn hóa xã hội dưới thời cận đại đăng trên tạp chí Sông Hương số 28
năm 1987 đã tổng hợp khá đầy đủ những bản điều trần của Nguyễn Trƣờng
Tộ về văn hóa, xã hội để khái quát những nội dung cơ bản về việc lập trại tế
bần và viện dục anh; tăng cƣờng việc giáo dục bọn côn đồ, du đãng, trộm
cƣớp; cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh, chấm
dứt tệ nạn xã hội.
Luận văn Tư tưởng canh tân giáo dục của Nguyễn Trường Tộ - giá trị
của nó với giáo dục hiện nay của Phạm Thu Thủy, bảo vệ năm 2010 đã làm
sáng tỏ điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của việc hình thành, phát
11

triển tƣ tƣởng canh tân giáo dục của Nguyễn Trƣờng Tộ; hệ thống hóa và
phân tích những nội dung tƣ tƣởng canh tân giáo dục của ông Từ đó, tác giả
đƣa ra các giải pháp cần thiết đáp ứng cho công cuộc đổi mới giáo dục nƣớc
ta hiện nay.

Có thể nói, các công trình nêu trên là những nguồn tài liệu tham khảo
quý giá cho chúng tôi khi thực hiện đề tài này. Các công trình đó chủ yếu tập
trung nghiên cứu từng nhân vật và những tƣ tƣởng canh tân của họ mà chƣa
thấy có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện tƣ tƣởng canh tân của
các nhà canh tân đất nƣớc nửa cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam. Trên cơ sở kế
thừa những kết quả nghiên cứu trƣớc, cùng với nguồn tài liệu sƣu tầm đƣợc,
tác giả sẽ tập trung làm rõ vấn đề này.
3. Đối tƣợng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là xu hƣớng canh tân cuối thế kỷ XIX
ở Việt Nam thông qua một số các bản điều trần, các kiến nghị, đề xuất của
những nhân vật tiêu biểu nhƣ Nguyễn Trƣờng Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm
Phú Thứ, Bùi Viện, Đặng Huy Trứ, Trần Đình Túc, Nguyễn Thông
3.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tình hình chính trị, xã hội, kinh tế, các
chính sách của triều Nguyễn nửa cuối thế kỷ XIX và những đề xuất canh tân
của các nhà cải cách nửa cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam, luận văn sẽ trình bày
và tập hợp tất cả những đề xuất canh tân trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã
hội… của các nhà canh tân. Những tác động của xu hƣớng canh tân tới triều
đình Nguyễn và đƣa ra một số nhận định, đặc biệt là về nguyên nhân thất bại
của xu hƣớng này.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trình bày khái quát bối cảnh lịch sử hình thành dòng canh tân đất
nƣớc nửa cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam. Đó chính là cơ sở giải thích vì sao các
nhà canh tân đã đề ra những đề nghị cải cách của mình.
12

- Trình bày và phân tích những nội dung của những đề nghị cải cách
trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội của các nhà canh tân nhƣ: Phạm

Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trƣờng Tộ, Bùi Viện…
- Trình bày kết quả, tác động, nguyên nhân thất bại và một số nhận
định về dòng canh tân.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Những đề nghị cải cách của các nhà canh tân
diễn ra ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX.
- Phạm vi thời gian: Tƣ tƣởng canh tân, đổi mới đất nƣớc đã xuất hiện
từ rất sớm. Năm 1863, hàng loạt các bản kiến nghị điều trần đƣợc dâng lên
triều đình khi Hiệp ƣớc Nhâm Tuất đƣợc ký kết (ngày 5 tháng 6 năm 1862);
tuy nhiên, ngay từ năm 1850, Phạm Phú Thứ đã nhận thấy sự “nhiêu khê,
rƣờm rà”, lãng phí của ngƣời đứng đầu triều đình Huế, ông đã dâng sớ phê
phán vua Tự Đức lơi lỏng việc triều chính.
Đến năm 1892, dƣới triều vua Thành Thái, đất nƣớc đã hoàn toàn mất
chủ quyền về tay thực dân Pháp song các nhà cải cách vẫn tiếp tục dâng các
bản kiến nghị lên triều đình. Đây chính là thời điểm Nguyễn Lộ Trạch viết bài
Thiên hạ đại thế luận. Chúng tôi xem đây là mốc thời gian kết thúc việc dâng
các bản điều trần.
Nhƣ vậy, phạm vi thời gian của luận văn là từ năm 1850 đến năm 1892.
- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung làm sáng tỏ những đề xuất
cải cách của các nhà canh tân trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, xã
hội, văn hóa - giáo dục, ngoại giao và những tác động của các đề xuất trên tới
triều đình cũng nhƣ những thất bại của xu hƣớng này.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Các nguồn tài liệu chính thống, góp phần quan trọng vào việc tìm hiểu
nghiên cứu tiền đề hình thành dòng canh tân cũng nhƣ nội dung của các đề
nghị canh tân đó nhƣ Đại Nam thực lục (Chính biên), bản dịch do Nhà xuất
13

bản Khoa học Xã hội (Hà Nội) ấn hành trong những năm 1960 - 1970, Đại Nam

chính biên liệt truyện (Nhà xuất bản Văn học tái bản, 2004), Quốc sử triều toát
yếu (Nhà xuất bản Văn học tái bản, 2002) của Quốc sử quán triều Nguyễn.
- Sách chuyên khảo: gồm các cuốn sách nghiên cứu cụ thể về từng
nhân vật thời kỳ này.
- Kỷ yếu hội thảo, các bài báo, tạp chí.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn thực hiện dựa trên hai phƣơng pháp nghiên cứu chính trong
quá trình nghiên cứu là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic. Trên cơ
sở nguồn tƣ liệu chúng tôi tiến hành phân tích, so sánh, thống kê, khái quát
hóa vấn đề cần nghiên cứu từ đó đƣa ra ra một số nhận xét.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành.
5. Đóng góp của đề tài
Trên cơ sở tập hợp, hệ thống và xử lý các nguồn tài liệu liên quan đến
vấn đề canh tân đất nƣớc nửa cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam, hy vọng luận văn
sẽ góp phần làm rõ hơn những đề nghị cải cách mà các nhà canh tân đã đề
nghị triều đình Nguyễn thực hiện và từ đó có thể liên hệ với tình hình hiện
nay khi đất nƣớc đang đứng trƣớc nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức trƣớc xu
thế toàn cầu hóa, hiện đại hóa.
Luận văn cũng sẽ góp thêm vào tài liệu tham khảo cho công việc
nghiên cứu cũng nhƣ giảng dạy về giai đoạn lịch sử này.
6. Bố cục Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
đƣợc bố cục thành ba chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Những tiền đề hình thành dòng canh tân đất nƣớc nửa cuối
thế kỷ XIX
Chương 2: Những đề xuất canh tân đất nƣớc nửa cuối thế kỷ XIX
Chương 3: Nguyên nhân thất bại và một số nhận định về dòng canh tân
đất nƣớc nửa cuối thế kỷ XIX
14


NỘI DUNG
Chƣơng 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH
DÒNG CANH TÂN ĐẤT NƢỚC NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX

1. 1. Sự khủng hoảng của triều đình quân chủ Trung ƣơng
Mặc dù có những đóng góp nhất định trong lịch sử dân tộc nhƣ thống
nhất lãnh thổ quốc gia, cho Nguyễn Công Trứ mộ dân khai hoang, lập ra hai
huyện: Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình) trong những năm 1828-
1829 hay cử Nguyễn Tri Phƣơng chiêu dân lập ấp ở Nam Kỳ (năm 1853)…
song một thực tế không thể phủ nhận là sau khi đƣợc thiết lập vào năm 1802,
triều Nguyễn ngày càng có những biểu hiện đi ngƣợc với xu thế phát triển
chung của lịch sử. Trong chính sách cai trị của các vua Nguyễn, từ Gia Long
tới Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức… vấn đề “lợi ích dòng họ” luôn đƣợc đặt
cao hơn quyền lợi dân tộc.
Chính trị: Cũng nhƣ nhiều triều đại quân chủ trƣớc đó, nhà Nguyễn
duy trì và áp dụng bộ máy quân chủ chuyên chế tuyệt đối. Vua có quyền lực
tối thƣợng, là “thiên tử”, thay trời hành đạo nhƣng thực tế là “địa chủ lớn nhất
nƣớc”. Tƣ tƣởng trị quốc, từ vua đến quan lại đều sử dụng học thuyết Khổng -
Mạnh vốn đã lạc hậu với thời cuộc. Theo đánh giá của Giáo sƣ Đinh Xuân
Lâm: “tổ chức xã thôn thời này đã hoàn toàn trở thành một công cụ của bọn
cƣờng hào địa chủ nông thôn. Nó trói buộc ngƣời nông dân trong những
quaon hệ địa phƣơng hẹp hòi có lợi cho sự bóc lột của nhà nƣớc quân chủ và
cản trở sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa”.
Nông nghiệp: nền kinh tế nông nghiệp quốc gia vốn đã nghèo nàn, lạc
hậu, dƣới sự cai trị của nhà Nguyễn, tƣ liệu sản xuất của đại bộ phận quần
chúng ngày càng bị thu hẹp. Ruộng đất tốt đều tập trung trong tay quan lại,
địa chủ. Hiện tƣợng nông dân không có ruộng hoặc không thể sinh sống trên
mảnh ruộng của mình, buộc phải bỏ làng tha phƣơng cầu thực diễn ra rất phổ
biến trong những năm đầu thế kỷ XIX. Song song với việc thiếu tƣ liệu sản
xuất, nông dân Việt Nam còn phải chịu rất nhiều hình thức sƣu, thuế hà khắc

15

khác. Theo thống kê của các tác giả Đại cương Lịch sử Việt Nam, “chỉ từ năm
1802 đến năm 1806, nông dân trên 870 thôn thuộc mấy trấn lớn ngoài Bắc
xiêu tán đi nơi khác. Đến năm 1826, lại đến 108 xã thôn thuộc mƣời ba huyện
của trấn Hải Dƣơng xiêu tán” [44, 479-484].
Nông dân bỏ ruộng, song triều đình hầu nhƣ không có các biện pháp
khắc phục tình trạng ruộng đất hoang hóa, tu bổ đê điều khiến đê Văn Giang
(Hƣng Yên) liêp tiếp bị vỡ trong suốt 18 năm. Cộng thêm sự khắc nghiệt của
thời tiết, phá hoại của sâu bệnh khiến nạn đói thƣờng xuyên xảy ra. “Ngay
trƣớc khi tƣ bản Pháp sắp nổ súng đánh vào Đà Nẵng (1858), một trận đói ghê
gớm đã xảy ra làm cho hàng chục vạn nhân dân các tỉnh Trung Bắc Kì bị
chết. Đồng thời, cũng do sự bất lực của bọn phong kiến thống trị hồi đó, nạn
dịch đã hoành hành dữ dội, giết hại hàng chục vạn ngƣời” [44, 479-484].
Theo lời tâu của Nguyễn Công Trứ (năm 1833), số lƣợng dân đói kém có tới
27.000 ngƣời. Trận bão đổ bộ vào tỉnh Nghệ An năm 1842 khiến 40.753 ngôi
nhà bị đổ, 5420 ngƣời chết và hàng trăm nghìn ngƣời trở thành vô gia cƣ.
Công nghiệp: triều Nguyễn nắm tất cả những ngành kinh doanh lớn.
Các xƣởng đúc tàu, đúc tiền, đúc súng; các công trƣờng xây dựng lớn (lăng
tẩm, đền đài…) đều nằm dƣới sự quản lý, điều hành của Bộ Công. Gần nhƣ
độc quyền về thƣơng nghiệp nhƣng triều đình trung ƣơng lại không có chế độ
đãi ngộ thỏa đáng đối với lao động tại các công xƣởng. Họ - những ngƣời thợ
giỏi - bị nhà Nguyễn cƣỡng ép lao động, biên chế thành đội ngũ, đồng thời
phải chịu sự kiểm soát gắt gao về nhiều mặt nên không ủng hộ triều đình.
Thống kê sơ bộ cho biết, từ khi Nguyễn Ánh mở nƣớc (1802) đến trƣớc
thời điểm Thực dân Pháp nổ súng xâm lƣợc Việt Nam (1858), đã có 139 mỏ
đƣợc khai thác. Ngoại trừ một số lƣợng không quá nhiều mỏ do Hoa kiều và
ngƣời Việt Nam đứng ra khai thác, phần còn lại đều do triều đình trung ƣơng
độc quyền kiểm soát. Không những thế, nhà Nguyễn còn đặt ra những nguyên
tắc hết sức vô lí nhƣ khoanh vùng những khu vực không đƣợc khai thác, đặt

giá cho một số kim loại rồi độc quyền thu mua…
16

Trong thương nghiệp, nhà Nguyễn duy trì chính sách “trọng nông ức
thƣơng”. Các hoạt động buôn bán đƣợc mở hết sức nhỏ giọt. Song song với
việc độc quyền kinh doanh nguyên liệu công nghiệp (đồng, thiếc, chì, diêm
tiêu…), triều đình trung ƣơng còn đặt ra rất nhiều đạo luật vô lí khác nhƣ:
đánh thuế rất nặng vào mặt hàng gạo, nghiêm cấm nhân dân họp chợ khiến
việc giao thƣơng giữa các địa phƣơng gặp rất nhiều khó khăn, độc quyền mua
bán lâm thổ sản quý… Về ngoại thƣơng, nhà Nguyễn thực thi chính sách “bế
quan tỏa cảng” triệt để, chỉ nhập những nguyên liệu cần thiết cho triều đình
(sắt, gang… để đúc đạn dƣợc, khí cụ) ở một số cửa biển. Tàu buôn của nƣớc
ngoài bị khám xét kĩ và đánh thuế rất nặng. Thậm chí một số mặt hàng nhƣ tơ
lụa, thóc gạo bị cấm xuất khẩu. Theo thống kê, đến năm 1851, cả nƣớc chỉ có
21 sở thuế - giảm sút rất nhiều so với con số 60 sở thuế trƣớc kia.
Về văn hóa - tư tưởng: nhƣ đã trình bày, trong những năm đầu thế kỷ
XIX, mọi chính sách của nhà Nguyễn đều nhằm duy trì quyền lợi dòng họ và
bảo vệ ngai vàng của nhà vua nên văn hóa - tƣ tƣởng dƣới triều Nguyễn cũng
không nằm ngoài mục đích này. Các hoạt động mang tính định hƣớng về tƣ
tƣởng nhƣ 10 điều Huấn dụ của Minh Mạng, Tự Đức diễn âm thập điều diễn
ca… đều đề cao, tôn sùng Nho giáo để củng cố ý thức hệ quân chủ. Đó là
chƣa kể đến năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Luật Gia Long để trấn áp nhân
dân và giữ vững trật tự quân chủ.
Cùng với những chính sách lạc hậu, nhà Nguyễn còn tiến hành các
cuộc chiến với Cao Miên, Lào khiến ngân khố quốc gia ngày càng kiệt quệ.
Đối với các quốc gia phƣơng Tây, do nhận thức sai về tôn giáo nên triều đình
trung ƣơng đã thực thi hàng loạt biện pháp cấm đạo, sát đạo hết sức cực đoan.
Nhìn chung, chỉ vài thập kỷ sau khi thiết lập vƣơng triều, nhà Nguyễn
với những sách lƣợc trị quốc an dân lạc hậu đã khiến tiềm lực đất nƣớc suy
yếu rất nhiều. Tổng trấn Lê Văn Duyệt đã cay đắng thốt lên: “Lệ thuế hơi

nặng, dân lấy làm khổ”. Thuế khoa, lao dịch nặng nề khiến nửa cuối thế kỷ
XIX, khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi.
17

Khởi nghĩa nông dân và nhân dân lao động nửa cuối thế kỷ XIX
Ngay từ 1803, sau khi giành chính quyền từ nhà Tây Sơn, triều Nguyễn
đã phải đối mặt với cuộc nổi dậy của một số tƣớng lính Tây Sơn cũ ở Kinh
Môn (Hải Dƣơng) do Nguyễn Văn Tuyết cầm đầu. Theo thống kê, nhà
Nguyễn thời Minh Mạng đã phải đối đầu với 250 cuộc khởi nghĩa, thời vua
Gia Long ít hơn: 90 cuộc nổi dậy, thời Thiệu Trị cũng phải đối diện với 50
cuộc khởi nghĩa.
Bƣớc sang nửa cuối thế kỷ XIX, khởi nghĩa nông dân tiếp tục làm chảo
đảo triều đình quân chủ trung ƣơng. Trong thời gian này, đáng chú ý là các
cuộc khởi nghĩa sau:
Khởi nghĩa Nông Hùng Thạc: Qua các nguồn sử liệu, có thể khẳng
định, Nông Hùng Thạc là con của Nông Văn Vân. Thông tin từ cuốn Lịch sử
Đảng bộ huyện Bảo Lạc [52] cho biết: do bất bình với chính sách cai trị, vơ
vét tài sản của nhà Nguyễn, tháng 8 năm 1933, Nông Văn Vân đã kêu gọi
nông dân các tỉnh Miền núi phía Bắc nổi dậy chống lại triều đình. Nông Văn
Vân xây dựng căn cứ ở Vân Trung và Ngọc Mạc, tự xƣng là Tiết chế thƣợng
tƣớng quân, tổ chức nhiều trận đánh lớn nhƣ chiếm đồn Ninh Biên (Vị
Xuyên, Hà Giang), tỉnh thành Cao Bằng và huyện Thạch Lâm, vây hãm thành
Tuyên Quang, tấn công sang Lạng Sơn… Không chỉ nổi dậy ở miền núi, khởi
nghĩa Nông Văn Vân còn có sự liên hệ với các phong trào nông dân ở miền
xuôi bởi “Nông Văn Vân là anh vợ của Lê Văn Khôi (ngƣời cầm đầu cuộc nổi
dậy ở Sài Gòn - Gia Định cùng thời gian đó). Chắc rằng giữa 2 ngƣời đã có
một mối liên hệ với nhau để cùng khởi sự” [10, 35].
Tháng 3/1835, khởi nghĩa Nông Văn Vân bị dập tắt, nhƣng “tinh thần
quả cảm của Nông Văn Vân và nghĩa quân thì tiếng thơm còn lƣu truyền mãi
với hậu thế” [52, 21]; “sự nghiệp đƣợc chuyển cho con là Nông Hùng Thạc,

giữ quyền quản lý cát cứ châu Bảo Lạc” [34]. Nối chí cha, năm 1836, Nông
Hùng Thạc xƣng chúa đồng thời tiến hành nhiều biện pháp củng cố lãnh địa,
18

chống các cuộc càn quét của quân triều đình từ Cao Bằng và Tuyên Quang
vào biên khu Bảo Lạc.
Sang thời Thiệu Trị rồi Tự Đức, Nông Hùng Thạc và nhà Nguyễn ở thế
giằng co, giữa hai bên ít xảy ra xung đột. Đến năm 1862, trƣớc sự kiện Hoà
ƣớc Nhâm Tuất (nhà Nguyễn nhƣờng ba tỉnh miền Đông cho Pháp), Nông
Hùng Thạc kéo hơn nghìn quân sang đánh thổ ty Đồng Văn là Nguyễn Doãn
Cẩn. Tháng 4/1868, thực dân Pháp nổ súng đánh Nam Kỳ, nhà Nguyễn buộc
phải chấp nhận cho chúa Nông Hùng Thạc giữ quyền Thổ ty, có quân đội
riêng (chế độ cai trị hành chính của một xứ theo lệ thuyên chuyển trong dòng
tộc). Nối tiếp gần hết thế kỷ XIX, Nông Hùng Thạc cùng các con Nông Hùng
Ân, Nông Hùng Phúc, Nông Hùng Tân đã cùng nhân dân chống lại giặc nƣớc
ngoài và nội địa [34].
Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854): Cao Bá Quát ngƣời làng Phú Thị,
huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Phú Thị - Gia Lâm - Hà Nội), xuất
thân là một nhà nho yêu nƣớc. Ông từng làm quan trong triều đình Huế nhƣng
tấm lòng vẫn luôn hƣớng về nhân dân.
Năm 1854, Bắc Kì phải hứng chịu thiên tai rất nặng nề, đời sống nhân
dân thiếu đói trầm trọng. Phải chứng kiến những bất công của xã hội cộng với
cảnh lầm than của nhân dân lao động, Cao Bá Quát quyết định lấy lý do nuôi
dƣỡng mẹ già để từ quan. Ông đã liên hệ với các sỹ phu Bắc Kỳ, suy tôn Lê
Duy Cự (một ngƣời chắt xa của vua Lê) làm minh chủ. Dƣới danh nghĩa “phù
Lê”, Cao Bá Quát đã tập hợp dân nghèo nổi dậy. Tuy nhiên, cuộc nổi dậy của
Cao Bá Quát khá bị động do kế hoạch khởi nghĩa bị lộ. Quân đội của ông đã
chiếm đƣợc phủ thành Ứng Hòa và huyện lị Thanh Oai nhƣng do tƣơng quan
lực lƣợng quá chênh lệch, cuộc nổi dậy nhanh chóng bị dập tắt. Cao Bá Quát
hi sinh trong một trận chiến đấu ác liệt.

Khởi nghĩa Nguyễn Thịnh (1862): Nguyễn Thịnh (hay Nguyễn Văn
Thịnh) có tục danh là Vàng, có thời gian làm cai tổng nên còn gọi là Cai Vàng
(Cai tổng Vàng). Nguyễn Thịnh sinh ra trong một gia đình khá giả tại Vân
19

Sơn, huyện Phƣợng Nhỡn - Bắc Ninh
1
. Vì bất mãn với triều đình đƣơng thời,
Nguyễn Thịnh đã giƣơng cao lá cờ “phù Lê”, liên hệ với một số ngƣời cùng
chí hƣớng nổi dậy
2
. Sự kiện này đƣợc Việt Nam sử lược chép lại: “Tháng ba
năm Nhâm Tuất (1862), ở Bắc Ninh có tên cai tổng Nguyễn Văn Thịnh (tục
gọi là Cai tổng Vàng) xƣng làm nguyên súy, lập tên Uẩn (Lê Duy Uẩn hoặc
Huân), mạo xƣng là con cháu nhà Lê, lên làm minh chủ, rồi nhập đảng với tên
(Tạ Văn) Phụng, đem binh đi đánh phủ Lạng Giang, huyện Yên Dũng, và vây
thành Bắc Ninh” [23, 502].
Trƣớc sự lớn mạnh của nghĩa quân Nguyễn Thịnh, chỉ huy quân đội triều
đình là Nguyễn Khắc Thuật (Bố chính Hà Nội), Lê Dụ (Bố chính tỉnh Sơn Tây)
và Vũ Tảo (Phó lãnh binh Hƣng Yên) đã huy động quân 3 tỉnh về giải vây
thành Bắc Ninh. “Vũ Tảo đánh liên tiếp hơn mƣời trận đều thắng cả. Tảo liền
kéo quân lƣớt tới, quân trong thành ra giáp đánh, Thạnh (tức Nguyễn Thịnh)
thua chạy, giải vây đƣợc thành Bắc Ninh. Tờ báo tiệp tâu lên, Ngài (vua Tự
Đức) cho Võ Tảo tới trƣớc đáng công đầu, thƣởng thọ Lãnh binh, gia thƣởng
bài vàng, tiền vàng, nhƣng lãnh chức cũ; lại truyền chỉ cho Tổng đốc quân vụ
Đại thần Tôn Thất Hân thống quản biền binh lập tức đuổi theo” [41, 398-399].
Không rõ Nguyễn Thịnh mất khi nào, có tài liệu khẳng định ông mất
ngày 30 tháng 8 năm 1863, cũng có tƣ liệu cho rằng ông mất trƣớc đó 1 năm.
Khởi nghĩa Đoàn Hữu Trưng (1866): lực lƣợng nòng cốt trong khởi
nghĩa Đoàn Hữu Trƣng chính là những quân lính, ngƣời lao động đƣợc triều

đình huy động vào việc xây dựng lăng Tự Đức. Trƣớc sự ức hiếp của quan lại
triều đình, nhận thấy rõ sự oán giận của binh lính, thợ thuyền, Đoàn Hữu
Trƣng đã kích động và biến họ thành lực lƣợng khởi nghĩa.
Đoàn Hữu Trƣng ngƣời làng An Truyền, phủ Thừa Thiên. Để chuẩn bị
cho cuộc nổi dậy, ông đã có sự giúp sức hai em là Đoàn Hữu Ái và Đoàn Tƣ

1
Nay thuộc xóm Kẻn, thôn Vân Sơn, xã Phƣơng Sơn, huyện Lục Nam tỉnh
Bắc Giang
2
Bài Vè Cai vàng (không rõ tác giả) có đoạn: Cai Vàng tỉnh Bắc gan thay/
Mộ quân bảy ngày được một vạn ba
20

Trƣợc, đồng thời liên hệ với Hữu quân Tôn Thất Cúc, sƣ trụ trì chùa Long
Vân, ngấm ngầm rèn luyện vũ khí, tích trữ lƣơng thảo.
Khởi nghĩa Đoàn Hữu Trƣng nổ ra vào rạng sáng ngày 17 tháng 9 năm
1866. Ngay trong đêm, dân phu, binh lính đã mang theo giáo mác, cầm cờ
hiệu bắt trói Nguyễn Văn Xa (một trong hai viên quan đƣợc cử trông nom
việc xây lăng Tự Đức) rồi tổ chức thành ba đạo quân tiến về kinh thành. Tôn
Thất Cúc có ngầm hẹn từ trƣớc liền mở cổng thành để nghĩa quân vƣợt qua
Ngọ Môn, tiến về trại Cẩm Y và trại Kim Ngô để cƣớp vũ khí.
Cuộc nổi dậy của anh em họ Đoàn đã khiến kinh đô nhà Nguyễn chao
đảo. Hƣớng tiến công của Đoàn Hữu Trƣng đã tấn công trực tiếp vào điện
Thái Hòa, phá Tử Cấm Thành định tìm giết vua Tự Đức. Tuy nhiên, do lực
lƣợng cuộc khởi nghĩa còn mỏng, các cánh quân lại không có sự phối hợp
nhịp nhàng; quân đội triều đình lại nhìn thấy những mặt yếu kém của nghĩa
quân nên đã đóng cửa thành và tiến hành đàn áp.
Cuộc nổi dậy nhanh chóng thất bại, ba anh em họ Đoàn và Tôn Thất
Cúc đều bị xử tội chết. Sự nghiệp anh hùng của Đoàn Hữu Trƣng chỉ kéo dài

trong đúng một đêm nhƣng cuộc nổi dậy phản ánh thực tế: chính sách cai trị
của triều đình đã vấp phải những phản ứng mạnh mẽ từ chính binh lính, dân
phu và quan lại quý tộc.
Nhƣ vậy, các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỷ XIX diễn ra
khá rầm rộ, trải dài trên diện rộng và kéo dài trong nhiều năm. Tuy nhiên,
chúng tôi chỉ điểm qua những nét chính của 4 cuộc nổi dậy để thấy rằng, sự
bất mãn với triều đình phong kiến đƣơng thời đã xuất hiện cả ở đồng bằng
(Bắc Ninh và các vùng phụ cận) lẫn miền núi (Cao Bằng, một số tỉnh miền
núi phía Bắc), lan cả vào kinh thành Huế. Lực lƣợng chống lại triều đình cũng
rất phong phú, đa dạng, đó là những ngƣời xuất thân trong gia đình hào phú
(Nguyễn Thịnh), nông dân dân tộc thiểu số (góp mặt trong khởi nghĩa Nông
Hùng Thạc) và có sự tham gia của cả quan lại, quý tộc triều đình. Phạm vi các

×