Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế - xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 173 trang )


- 1 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







PHẠM THỊ HỒNG PHÚC





BIẾN ĐỔI CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM
TỪ NĂM 1988 ĐẾN NAY






LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ









Hà Nội – 2012

- 2 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





PHẠM THỊ HỒNG PHÚC




BIẾN ĐỔI CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
ĐẾN KINH TẾ – XÃ HỘI VIỆT NAM
TỪ NĂM 1988 ĐẾN NAY




Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ



Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Nguyễn Đình Lê





Hà Nội – 2012


- 5 -
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 12
5. Bố cục luận văn 14

Chƣơng 1
KHÁI NIỆM, XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG CỦA DÒNG FDI
VÀ SỰ CẦN THIẾT TRONG VIỆC THU HÚT NGUỒN VỐN FDI
VÀO VIỆT NAM
1.1. Các khái niệm 15
1.2. Xu hướng vận động của dòng FDI trong những thập niên gần đây 19
1.3. Thực trạng vốn đầu tư ở Việt Nam trước Đổi mới và sự cần thiết trong việc

thu hút nguồn vốn FDI cho phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam 26
1.4. Cơ sở tư tưởng và pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
ở Việt Nam 31
1.4. Tiểu kết 38


- 6 -
Chƣơng 2
BIẾN ĐỔI CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1988 ĐẾN NĂM 2008
2.1. Biến đổi cơ cấu vốn FDI trong thời gian khởi động và
từng bước tăng trưởng mạnh của FDI ở Việt Nam (1988 – 1996) 41
2.2. Biến đổi cơ cấu vốn FDI trong thời gian suy giảm của FDI ở Việt Nam
(1997 – 2000) 74
2.3. Biến đổi cơ cấu vốn FDI trong thời kỳ phục hồi và tăng trưởng trở lại của
FDI ở Việt Nam (2001 – 2008) 96
2.4. Tiểu kết 123

Chƣơng 3
TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN KINH TẾ – XÃ HỘI VIỆT NAM
TỪ NĂM 1988 ĐẾN NĂM 2008
3.1. Những tác động tích cực 125
3.2. Những tác động tiêu cực 138
3.3. Tiểu kết 146




- 7 -
KẾT LUẬN

1. Một số đặc điểm về biến đổi cơ cấu vốn FDI ở Việt Nam
từ năm 1988 đến năm 2008 148
2. Những hạn chế trong việc thu hút FDI ở Việt Nam thời gian qua 152
3. Kết luận chung 157

PHỤ LỤC 163













- 8 -
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Tên đầy đủ
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
IMF
International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ Quốc tế

KCN
Khu công nghiệp
KCX
Khu chế xuất
KKT
Khu kinh tế
TNCs
Transnational Corporations
Các công ty xuyên quốc gia
UNCTAD
United Nation Conference on Trade and Development
Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc
WTO
World trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới



- 9 -
MỞ ĐẦU

1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Được khởi xướng từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng
sản Việt Nam (12 – 1986), công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước của Việt Nam
sau hơn 20 năm (1986 – 2008) đã đạt được những kết quả hết sức to lớn trên
nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, trong đó những thành tựu
về kinh tế là to lớn nhất và quan trọng nhất. Đạt được kết quả to lớn đó là nhờ
trong thời gian qua Việt Nam đã không chỉ biết phát huy nội lực mà còn tranh
thủ được những nguồn lực từ bên ngoài (hay ngoại lực) cho phát triển kinh tế –
xã hội. Trong khá nhiều các nguồn ngoại lực mà Việt Nam tranh thủ và tận dụng

được (như vốn ODA, vốn FII, vốn FDI,…) thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) có thể xem là một trong những nguồn vốn lớn nhất, quan trọng nhất
và có những đóng góp thiết thực đối với công cuộc Đổi mới nói chung, sự
nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nói riêng của Việt Nam trong hơn
20 năm qua. Vì vậy nhìn nhận lại quá trình thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam
dưới góc độ lịch sử là rất có ý nghĩa.
Tuy nhiên, vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam không
chỉ là vấn đề của quá khứ mà nó đang và sẽ là vấn đề thời sự của hiện tại và cả
tương lai. Ngày nay, khi mà quan hệ kinh tế đang trở thành quan hệ chủ yếu
trong các quan hệ quốc tế, sức mạnh kinh tế đang trở thành yếu tố đóng vai trò
quyết định đến sức mạnh tổng hợp của một quốc gia, thì vấn đề phát triển kinh tế
đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt
Nam tất nhiên cũng không phải là một ngoại lệ. Thực tế lịch sử cho thấy, trong

- 10 -
quá trình phát triển kinh tế, nhiều quốc gia đang phát triển hiện nay, thậm chí là
cả các nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs), cũng có điểm xuất phát tương đối
thấp, nhưng nhờ biết tranh thủ nguồn vốn từ bên ngoài, nhất là vốn FDI, các
nước này đã biến nguồn vốn FDI thành “chìa khoá vàng” cho sự phát triển kinh
tế đất nước, góp phần quan trọng tạo nên sự biến chuyển to lớn về vị thế của
chính các quốc gia này trên bản đồ địa – kinh tế, địa – chính trị thế giới. Ở Việt
Nam, thời gian qua, nguồn vốn FDI đã có những đóng góp quan trọng. Hiện nay,
nguồn vốn này cũng đang mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam đạt được những
bước phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên để có thể biến nguồn vốn FDI thành
“chìa khoá vàng” thực sự cho sự phát triển, như điều mà không ít các quốc gia đã
làm được, thì việc nhìn nhận lại quá trình thu hút FDI vừa qua, đặc biệt là dưới
góc độ cơ cấu FDI, để rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình thu hút
FDI trong thời gian tới là rất cần thiết.
Mặt khác, hiện nay, xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên
thế giới, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia nhưng đồng thời cũng

đặt các quốc gia này trước nhiều thách thức lớn. Song dù thách thức có lớn thì
hội nhập vẫn là sự lựa chọn tất yếu, là sự lựa chọn có thể nói là duy nhất, bởi chỉ
có hội nhập thì các quốc gia mới có thể tránh được nguy cơ tụt hậu. Tuy nhiên,
để có thể hội nhập một cách chủ động và hiệu quả thì các quốc gia, trong đó có
Việt Nam phải tự xây dựng cho mình một nền tảng kinh tế vững chắc. Với điều
kiện của Việt Nam hiện nay, nếu chỉ dựa vào nguồn vốn tích luỹ trong nước thì
thực sự là điều không dễ dàng. Vì vậy, thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ
bên ngoài thông qua sự phân bổ hợp lý nguồn vốn, nhất là vốn FDI, đang là một
vấn đề đặt ra cấp thiết.

- 11 -
Thêm vào đó, thực tiễn phát triển của các quốc gia trên thế giới cũng như
Việt Nam thời gian qua đã cho thấy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối
với nhiều nhà đầu tư nước ngoài có thể thuần tuý là một hoạt động mang tính
kinh tế, nhưng đối với các nước được tiếp nhận đầu tư thì đó không chỉ là một
hoạt động mang tính kinh tế với nhiều lợi ích cho nền kinh tế, mà nó còn là một
hoạt động mang tính xã hội với nhiều ích lợi xã hội không thể phủ nhận. Là một
chủ thể tham gia tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam cũng đã đạt
được những lợi ích và kết quả nhất định, thậm chí có những thành tựu không
phải là nhỏ, thông qua hoạt động này. Trên phương diện kinh tế, đó là sự tăng
trưởng và phát triển của nền kinh tế, là sự điều chỉnh và cơ cấu lại nền kinh tế
theo hướng đa dạng hoá và hiện đại hoá, Trên phương diện xã hội, nó đã góp
phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, củng cố tay
nghề, trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động đồng thời nâng cao thu nhập, cải
thiện mức sống cho một bộ phận người lao động Việt Nam,
Tuy nhiên, ở một phương diện khác của vấn đề, hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua đã và đang bộc lộ những mặt trái,
những hạn chế và tiêu cực trên một số mặt. Trong đó, thu hút sự quan tâm của
chính quyền và dư luận xã hội thời gian qua có thể kể đến những mặt trái, những
hiện tượng nổi cộm, “nóng” và mang tính thời sự như: ô nhiễm môi trường; các

hiện tượng bất thường như đình công, bãi công; gian lận thương mại; cạnh tranh
bất bình đẳng,… Những mặt trái này đã và đang tác động đến tình hình kinh tế,
xã hội Việt Nam ở nhiều mức độ khác nhau. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp
thiết cho Đảng và Nhà nước Việt Nam là phải nhanh chóng tìm ra những hệ giải
pháp thích hợp không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong dài hạn để giải quyết tình
trạng trên, đồng thời góp phần hạn chế các mặt tiêu cực và làm lành mạnh hoá

- 12 -
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như đảm bảo sự phát triển nhanh
chóng và bền vững cho đất nước.
Như vậy, với những vấn đề đặt ra ở trên thì việc nghiên cứu sự biến đổi
của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian 1988 –
2008 dưới góc độ cơ cấu cũng như tác động của nó đến cơ cấu kinh tế – xã hội
Việt Nam là không phải không có ý nghĩa. Vì vậy, tác giả đã mạnh dạn chọn đề
tài “Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và tác động của
nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay” làm đề tài nghiên cứu
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là một trong hai hình thức đầu tư chủ yếu của đầu tư quốc tế, đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) luôn là mối quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu, nhất là
các nhà kinh tế học, cả ở Việt Nam và trên thế giới.
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về FDI nhìn chung xuất hiện khá
muộn. Phải từ năm 1988 trở đi và đặc biệt là trong khoảng một thập kỷ trở lại
đây, khi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu hiện diện và từng bước
khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của nó đối với sự phát triển kinh tế – xã
hội Việt Nam thì hoạt động này mới dần trở thành tâm điểm chú ý của các nhà
nghiên cứu Việt Nam. Tất nhiên, đối tượng chủ yếu của các chuyên gia này là
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Các công trình nghiên cứu
về diễn biến của dòng FDI trên thế giới nói chung, về hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở các quốc gia khác nói riêng nhìn chung còn ít và chủ yếu đều

hướng tới việc rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình thu hút, sử dụng
nguồn vốn FDI ở Việt Nam.

- 13 -
Cho đến nay đã có nhiều bài và công trình nghiên cứu khá quy mô về hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Về cơ bản, các bài viết và công
trình nghiên cứu này có thể chia làm 2 nhóm sau đây:
Thứ nhất, các bài viết và công trình nghiên cứu chung, tổng thể về hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Điển hình có thể kể tới các công
trình như: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: cơ sở pháp lý, hiện trạng, cơ hội,
triển vọng của Nguyễn Anh Tuấn – Phan Hữu Thắng – Hoàng Văn Huấn, NXB
Thế giới, 1994; Tìm hiểu đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của Lê Minh Toàn,
NXB Chính trị Quốc gia 2004; Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: thực
trạng và giải pháp của Trần Xuân Tùng NXB Chính trị Quốc gia 2005,… Các
công trình này đã đề cập đến rất nhiều vấn đề thuộc về hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài từ chủ trương thu hút FDI của Đảng và Nhà nước Việt Nam, pháp
luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, cho đến thực trạng đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở Việt Nam, những thành tựu cũng như hạn chế của Việt Nam trong thu
hút FDI, giải pháp cho hoạt động thu hút FDI ở Việt Nam, vai trò của đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở Việt Nam,… Tuy nhiên, do đây phần lớn là những công trình
nghiên cứu dài hơi, có tính khái quát và ở tầm vĩ mô nên chưa có điều kiện phản
ánh một cách cụ thể về sự biến đổi của cơ cấu FDI phân theo các tiêu chí khác
nhau trong mỗi giai đoạn của quá trình thu hút FDI ở Việt Nam.
Thứ hai là nhóm các bài viết và công trình nghiên cứu về một khía cạnh cụ
thể của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hoặc mối quan hệ giữa
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài với các quá trình kinh tế – xã hội của Việt
Nam. Trong nhóm này, nhiều bài viết và công trình nghiên cứu như: Định hướng
phát triển các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của Ngô Công Thành
(2005); Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế ở Việt Nam của


- 14 -
Tống Quốc Đạt (2005); Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự nghiệp công nghiệp
hoá hiện đại hoá ở Việt Nam giai đoạn 1988 – 2000 của Đỗ Thị Thuỷ (2001);
Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt
Nam, Nguyễn Trọng Xuân, NXB Khoa học xã hội, 2002; Tác động của đầu tư
trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Lê Xuân Bá (Chủ biên),
NXB Khoa học kỹ thuật, 2006; “Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong
quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”, Võ Đại Lược, Tạp chí Những
vấn đề kinh tế thế giới, số 3/1997,… đều là những công trình có đóng góp quan
trọng về nhiều mặt đối với việc nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
ở Việt Nam. Mặc dù vậy, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng, các bài viết và
công trình nghiên cứu này cũng mới chỉ điểm qua một cách sơ lược đến thực
trạng nguồn vốn FDI qua thời gian, điểm qua tình hình phân bổ nguồn vốn FDI
theo ngành kinh tế, theo hình thức đầu tư, theo vùng lãnh thổ, theo đối tác đầu
tư; hoặc có đi sâu nghiên cứu thực trạng FDI theo cơ cấu ngành và hình thức đầu
tư nhưng lại theo cả một quá trình mà chưa thể hiện được sự biến đổi cụ thể của
cơ cấu FDI qua từng giai đoạn phát triển của quá trình thu hút FDI ở Việt Nam.
Ngoài ra, có thể kể tới một số tài liệu của nước ngoài như các báo cáo
đầu tư hằng năm của UNCTAD (World Investment Report), báo cáo của JICA
(The study on FDI promotion steategy in the Socialist Republic of Viet Nam –
Final report, Hanoi),… cũng đề cập tới tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam.
Từ thực tiễn tình hình nghiên cứu trên, với đề tài “Biến đổi cơ cấu vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt
Nam từ năm 1988 đến nay”, tác giả mong muốn có thể đưa lại một cái nhìn cụ
thể hơn về diễn biến của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài xét dưới góc độ

- 15 -
cơ cấu (từ cơ cấu vốn FDI phân theo hình thức đầu tư, phân theo khu vực kinh
tế, phân theo vùng lãnh thổ cho đến cơ cấu FDI phân theo đối tác đầu tư) ở Việt

Nam, từ đó chỉ ra những tác động của hoạt động này đến cơ cấu kinh tế – xã hội
Việt Nam trong 20 năm (1988 – 2008). Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng, để
tiến hành đề tài nghiên cứu này, ngoài những nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi của bản
thân, tác giả cũng đã có sự kế thừa những kết quả nhất định từ các bài viết và
công trình nghiên cứu của các học giả đi trước, nhất là những bài viết và công
trình có giá trị ở trên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu sự biến đổi của cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) ở Việt Nam ngay từ khi hình thức đầu tư quốc tế này xuất hiện
ở nước ta vào năm 1988 cho đến hết năm 2008. Do đó, trong quá trình nghiên
cứu, chúng tôi xem FDI là chủ thể chính, là đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Tuy
nhiên cũng cần phải nói thêm rằng, ở đây chúng tôi chỉ nghiên cứu về sự biến
đổi cơ cấu dòng vào của FDI (FDI inflows) ở Việt Nam, tức dòng FDI nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam, mà không nghiên cứu dòng ra của FDI (FDI
outflows), tức dòng FDI Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Cơ cấu vốn FDI ở đây
được hiểu là tổng thể các bộ phận FDI có mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định
hợp thành. Với ý nghĩa đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu sự biến đổi giá trị của
FDI, sự biến đổi cơ cấu FDI phân theo hình thức đầu tư, cơ cấu FDI phân theo
lĩnh vực đầu tư, cơ cấu FDI phân theo vùng lãnh thổ và cơ cấu FDI phân theo đối
tác đầu tư; đồng thời chỉ ra những tác động mà FDI, với tư cách là chủ thể tác
động, tạo ra đối với kinh tế – xã hội Việt Nam.
Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu, mặc dù phạm vi không gian chính
của đề tài là Việt Nam nhưng để làm rõ hơn thực trạng FDI ở Việt Nam chúng

- 16 -
tôi có mở rộng không gian đề tài thông qua việc tiến hành so sánh về tình hình
FDI ở Việt Nam với một số nước trong khu vực châu Á. Phạm vi thời gian
nghiên cứu của đề tài được tác giả giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 1988
cho đến hết năm 2008, tức trong khoảng thời gian 20 năm – một con số có thể
nói là có ý nghĩa về mặt lịch sử để đưa ra những nghiên cứu, tổng kết, đánh giá

lịch sử. Vì vậy, trong toàn bộ nội dung luận văn, chúng tôi sẽ thống nhất sử dụng
hai mốc thời gian này như là điểm đầu và điểm cuối cho phạm vi thời gian
nghiên cứu chủ yếu của đề tài.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu này, chúng tôi
đã tiến hành khai thác và sử dụng tài liệu từ 4 nguồn chủ yếu sau đây:
Nguồn tài liệu thứ nhất là các văn kiện chính thống của Đảng và Nhà nước
như: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X của Đảng
Cộng sản Việt Nam; một số Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương Đảng; một
số Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các văn bản
pháp luật quan trọng như Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam cùng với một số
lần sửa đổi, bổ sung. Nguồn tài liệu này đề cập đến những chủ trương, phương
hướng, chính sách của Nhà nước cũng như pháp luật và những quy định pháp lý
khác đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ khi bắt đầu
công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước đến nay.
Nguồn tài liệu thứ hai là nguồn tài liệu sách báo đề cập đến vấn đề đầu tư
trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam nói
riêng đã được xuất bản trong vài thập niên trở lại đây. Nguồn tài liệu này không

- 17 -
chỉ cung cấp những số liệu cụ thể, tương đối đáng tin cậy về tình hình đầu tư trực
tiếp nước ngoài trên thế giới và ở Việt Nam, mà nó còn cung cấp nhiều kiến thức
có tính chất nền tảng cũng như chuyên sâu về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nguồn tài liệu thứ ba là các báo cáo của một số tổ chức tài chính, tiền tệ
quốc tế và kinh tế quốc tế như: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới
(WB), Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD). Các
báo cáo này chủ yếu đưa ra những đánh giá về tình hình đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên toàn thế giới qua các năm; tổng kết tình hình kinh tế thế giới và đánh
giá về triển vọng của nền kinh tế thế giới trong những năm tới.

Nguồn tài liệu thứ tư là các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Đây đều là
những công trình nghiên cứu chuyên sâu về một số vấn đề của FDI, một số khía
cạnh có liên quan đến FDI hoặc là nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp
nước ngoài với một số quá trình kinh tế – xã hội ở Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn là sự thể nghiệm bước đầu của chúng tôi trong việc nghiên cứu
một vấn đề thuộc về lĩnh vực lịch sử kinh tế Việt Nam thời hiện đại, mà cụ thể là
trong thời kỳ Đổi mới. Xuất phát từ nội dung nghiên cứu của đề tài, khi tiến hành
khảo cứu sự biến đổi cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1988
đến năm 2008, chúng tôi đã áp dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu
như: phương pháp hệ thống cấu trúc, phương pháp lịch sử, phương pháp logic,
phương pháp phân tích và phương pháp thống kê so sánh để có thể phác dựng lại
một cách tương đối chân thực, đầy đủ và bước đầu đưa ra những nhận xét, đánh
giá về sự biến đổi của cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và tác động
của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam trong khoảng thời gian 1988 – 2008.

- 18 -
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung chính của luận văn
được bố cục như sau:
Chương 1: Khái niệm, xu hướng vận động của dòng FDI và sự cần thiết
trong việc thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam
Chương 2: Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ
năm 1988 đến năm 2008
Chương 3: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến kinh tế – xã hội
Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2008














- 19 -
Chƣơng 1
KHÁI NIỆM, XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG CỦA DÒNG FDI
VÀ SỰ CẦN THIẾT TRONG VIỆC THU HÚT
NGUỒN VỐN FDI VÀO VIỆT NAM

1.1. Các khái niệm
1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
Đầu tư nước ngoài, trong nhiều thập kỷ trở lại đây, đang là một trong
những hình thức đầu tư hết sức phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong các
quan hệ kinh tế quốc tế. Đầu tư nước ngoài về cơ bản có thể xem là sự di chuyển
các luồng vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thu về lợi nhuận cho nhà
đầu tư.
Đầu tư nước ngoài được thực hiện thông qua 2 hình thức chủ yếu là: đầu
tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Indirect Investment – FII) và đầu tư trực tiếp
nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI), trong đó đầu tư trực tiếp nước
ngoài được xem là hình thức đầu tư quan trọng bậc nhất. Tuy nhiên, có lẽ cũng
bởi vai trò quan trọng của nó mà đã có nhiều định nghĩa về FDI được đưa ra. Phổ
biến và thông dụng hơn cả là định nghĩa của các tổ chức tài chính và kinh tế
quốc tế.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund – IMF), đầu tư

trực tiếp nước ngoài là vốn đầu tư được thực hiện nhằm thu về những lợi ích lâu
dài cho doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc đất

- 20 -
nước của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành được tiếng nói có hiệu
quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó [41, tr. 24–30].
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization – WTO),
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước
chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với
quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các
công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà
người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp
đó nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là
“công ty con” hay “chi nhánh công ty”.
Ở Việt Nam, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái
niệm như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài
đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính
phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành
lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định
của luật này [34, tr. 38].
Từ năm 1996, với việc ban hành mới và đưa vào áp dụng Luật Đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam trên cơ sở Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 cùng các
lần sửa đổi, bổ sung của Luật này, khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài được
hiểu là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ
tài sản nào khác để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam [34, tr. 38].
Đến năm 2005, với việc ban hành Luật Đầu tư áp dụng chung cho cả đầu
tư nước ngoài và đầu tư trong nước thay thế cho Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, khái niệm đầu tư nước


- 21 -
ngoài tiếp tục có sự điều chỉnh tương thích với sự thay đổi trong nhận thức của
những người lãnh đạo, những người hoạch định chính sách và những người làm
luật. Theo đó, Luật nêu ra rằng, đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài
đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt
động đầu tư.
Như vậy, mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng về cơ bản,
đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể xem là loại hình di chuyển vốn giữa các nước,
trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý, điều hành
hoạt động sử dụng vốn và phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước kết quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp đó.
1.1.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trên phương diện kinh tế, phải thừa nhận một thực tế là, trong các hoạt
động kinh tế nói chung, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng, yếu tố
nguồn vốn luôn đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu, nó là yếu tố tiên
quyết, là cơ sở, là phương tiện và là chìa khoá để nhà đầu tư tiến hành các hoạt
động đầu tư, sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư có thể hiểu là lượng tiền hoặc
tài sản mà nhà đầu tư sử dụng để tiến hành các hoạt động đầu tư sản xuất,
kinh doanh.
Tương ứng với các cách phân loại đầu tư quốc tế người ta cũng sử dụng
những tên gọi khác nhau để chỉ nguồn vốn đầu tư theo từng loại hình đầu tư,
chẳng hạn như: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn FDI), vốn đầu tư gián tiếp
nước ngoài (vốn FII), vốn viện trợ phát triển (vốn ODA),… Các nguồn vốn đầu
tư này, suy cho cùng, về căn bản đều mang những đặc điểm của vốn đầu tư nói
chung, sự khác nhau có chăng là ở cách thức và mục đích mà nguồn vốn đó được

- 22 -
sử dụng. Ở phương diện này, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – vốn FDI, hiểu
một cách khái quát nhất, có thể xem là nguồn vốn mà thông qua đó nhà đầu tư sử
dụng để tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài.

1.1.3. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cơ cấu là một phạm trù dùng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối
quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống. Từ hệ quy chiếu đó, áp dụng
để xem xét nguồn vốn FDI trên phương diện cơ cấu, có thể hiểu cơ cấu vốn
FDI là tổng thể các bộ phận FDI có mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định
hợp thành. Cơ cấu được thể hiện ở tỷ lệ, tỷ trọng và vị thế của từng bộ phận
trong tổng thể.
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, người ta phân loại cơ cấu vốn FDI
thành các kiểu loại khác nhau. Trong phạm vi luận văn này, xuất phát từ mục
tiêu đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu bốn loại cơ cấu vốn FDI dựa theo 4 tiêu
chí như sau:
– Thứ nhất, căn cứ vào tiêu chí khu vực kinh tế tương ứng có cơ cấu vốn
FDI phân theo khu vực kinh tế.
– Thứ hai, căn cứ vào tiêu chí hình thức đầu tư tương ứng có cơ cấu vốn
FDI phân theo hình thức đầu tư.
– Thứ ba, căn cứ vào tiêu chí vùng lãnh thổ tương ứng có cơ cấu vốn FDI
phân theo vùng lãnh thổ.
– Thứ tư, căn cứ vào tiêu chí đối tác đầu tư tương ứng có cơ cấu FDI phân
theo đối tác đầu tư.

- 23 -
1.2. Xu hướng vận động của dòng FDI trong những thập niên
gần đây
Từ khi xuất hiện cho đến nay, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có
nhiều biến đổi sâu sắc mà xu hướng chung là ngày càng tăng về số lượng, quy
mô, lĩnh vực, thị trường đầu tư và ngày càng nâng cao vị thế, vai trò trong các
hoạt động đầu tư quốc tế.
Trong vài thập niên trở lại đây, sự vận động của dòng FDI trên thế giới
diễn ra khá mạnh mẽ, nhanh chóng với một số nét đáng chú ý sau:
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang phát triển rất nhanh cùng

với quá trình khu vực hoá, quốc tế hoá, toàn cầu hoá sâu rộng nền kinh tế thế
giới và đang trở thành một hình thức đóng vai trò quan trọng vào bậc nhất trong
hoạt động đầu tư quốc tế.
Theo báo cáo đầu tư của UNCTAD, không tính dòng ra của FDI (FDI
outflows), thì từ những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây, dòng vào của FDI
(FDI inflows) đã tăng khá mạnh. Năm 1970, dòng vào của FDI trên thế giới mới
là 13,417 tỷ USD thì đến năm 1980 đã là 55,272 tỷ USD, tăng hơn 4 lần so với
năm 1970. Mười năm sau đó, tức năm 1990, con số đã đạt tới 201,614 tỷ USD.
Đặc biệt, năm 2000, sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng sáp nhập và mua lại
các công ty để thành lập nên những công ty và tập đoàn khổng lồ của thế giới đã
đẩy dòng FDI lên cao và đạt mức kỷ lục với 1409,568 tỷ USD. Từ năm 2001 trở
đi, do trào lưu sáp nhập và mua lại đã ít nhiều bị ngưng trệ cũng như do tác động
từ sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, nên dòng vào của FDI liên tục sụt giảm
từ 832,248 tỷ USD (2001) xuống còn 557,869 tỷ USD (2003). Đến năm 2004,
với những dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế thế giới, tình trạng sụt giảm của

- 24 -
dòng FDI chẳng những đã được chặn đứng mà dòng FDI còn đang tăng trưởng
trở lại, thậm chí đó là một sự trở lại có thể nói là rất mạnh mẽ. Biểu hiện là, năm
2004 dòng vào của FDI trên thế giới đạt 710,755 tỷ USD thì đến năm 2005 con
số này đã tăng lên thêm 205,522 tỷ USD, đạt 916,277 tỷ USD
1
. Năm 2006, sau
đúng 6 năm, tổng giá trị dòng vào của FDI trên thế giới đã quay trở lại ngưỡng
trên 1000 tỷ, đạt 1461,863 tỷ USD, đồng thời vượt qua kỷ lục của năm 2000.
Trên đà tăng trưởng đó, dòng FDI nhanh chóng thiết lập kỷ lục mới trong năm
2007 với tổng giá trị lên tới gần 2000 tỷ USD, chính xác là 1970,940 tỷ USD.
Tuy nhiên, bước sang năm 2008, do ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn
cầu, giá trị dòng vào FDI lại có những dấu hiệu giảm sút, song về cơ bản giá trị
nguồn vốn vẫn bám trụ ở ngưỡng trên 1000 tỷ USD, cụ thể: năm 2008 đạt

1744,101 tỷ USD, năm 2009 đạt 1185,030 tỷ USD và năm 2010 đạt 1243,671 tỷ
USD
2
. Nhìn chung, với sự ổn định về ngưỡng cũng như giá trị nguồn vốn khá
cao như trên, FDI đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng lượng vốn đầu tư
quốc tế, qua đó từng bước khẳng định vai trò quan trọng của nó trong hoạt động
đầu tư quốc tế.
Thứ hai, những thập niên gần đây dòng FDI tập trung chủ yếu vào các
nước phát triển, song dòng FDI chảy vào các nước đang phát triển cũng đang có
xu hướng tăng lên.
Nhìn lại lịch sử, trước đó chưa lâu, vào thập kỷ 50 – 60 của thế kỷ XX,
dòng lưu chuyển vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển thường lên tới gần
70% tổng lượng vốn FDI toàn thế giới. Tuy nhiên, chỉ trong vài thập kỷ trở lại

1
Số liệu thống kê về tình hình dòng vào của FDI trên thế giới được dẫn theo báo cáo đầu tư của UNCTAD năm
2006.
2
Số liệu thống kê về tình hình dòng vào của FDI trên thế giới được dẫn theo báo cáo đầu tư của UNCTAD năm
2011.

- 25 -
đây, đặc biệt là từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX trở đi, điểm đến chủ yếu của luồng
vốn FDI đã có sự xoay chuyển hoàn toàn từ các nước đang phát triển sang các
nước phát triển. Hiện tượng “đảo dòng” FDI này có thể là xuất phát từ nhu cầu
đặc biệt lớn về nguồn vốn của các nước công nghiệp phát triển để tái đầu tư cho
sản xuất và cơ cấu lại nền kinh tế sau chấn động của cuộc khủng hoảng kinh tế
vào cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 trên phạm vi toàn cầu, mà các nước công
nghiệp phát triển chính là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Hơn nữa,
các nước phát triển lại là những nước có những ưu thế trội vượt so với các nước

đang phát triển, nhất là trong vấn đề môi trường đầu tư. Các nước phát triển đều
là những nước có kết cấu hạ tầng đồng bộ và hoàn thiện; có trình độ khoa học kỹ
thuật cao; có hệ thống pháp luật ổn định, rõ ràng, thông thoáng; có đội ngũ lao
động được đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật; có nền kinh tế thị trường phát triển
ở mức độ cao;… cho nên việc đầu tư vào các nước này tất nhiên sẽ thuận lợi và
đạt hiệu quả nhanh chóng. Theo báo cáo đầu tư thế giới hằng năm của
UNCTAD, lượng FDI đổ vào các nước phát triển chiếm tới khoảng 70% tổng
lượng FDI toàn thế giới. Nhưng một thực tế dễ thấy là các nước phát triển cũng
đồng thời là những nước xuất khẩu FDI lớn nhất thế giới với 80% lượng vốn FDI
toàn cầu. Do đó, thực chất sự lưu chuyển vốn FDI trong những thập niên gần đây
chủ yếu lại diễn ra trong nội bộ các nước phát triển, nhất là giữa ba trung tâm
kinh tế lớn của thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản.
Sự tập trung phần lớn nguồn vốn FDI vào các nước phát triển cũng đồng
nghĩa với việc các nước đang phát triển chỉ nhận được một lượng vốn rất khiêm
tốn, dao động xung quanh khoảng trên dưới 20% lượng FDI toàn thế giới. Gần
đây, nhờ có những nỗ lực rất lớn trong việc cải thiện môi trường đầu tư cũng như
có các chính sách ưu đãi của chính phủ các nước đang phát triển đối với các hoạt

- 26 -
động đầu tư trực tiếp nước ngoài và trên cơ sở những lợi thế so sánh nhất định
của các nước đang phát triển, nhất là lợi thế về tài nguyên và lao động (lực lượng
lao động dồi dào và rẻ), lượng FDI chảy vào các nước đang phát triển cũng có
tăng lên ít nhiều. Trong số đó, các nước đang phát triển ở khu vực châu Á, đặc
biệt là khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đang là một trong những điểm đến
hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư. Mặc dù vậy, so với các nước phát triển thì
tỷ trọng vốn FDI ở các nước đang phát triển vẫn còn khá nhỏ bé.
Thứ ba, các công ty xuyên quốc gia đang ngày càng có vai trò quan trọng
trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, trở thành lực lượng chi phối, kiểm
soát chủ yếu luồng vốn FDI trên thế giới.
Mặc dù trong những thập niên gần đây càng ngày càng có sự đa dạng hoá

trong các đối tác và chủ thể tham gia vào quá trình luân chuyển FDI mà các nhà
kinh tế học gọi đó là hiện tượng “đa cực” và “đa biên”
3
trong hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài; nhưng thực chất các công ty xuyên quốc gia mới thực sự là
chủ thể đầu tư trực tiếp lớn nhất, là lực lượng chi phối căn bản, chủ yếu đến sự
vận động của dòng FDI.
Trong Báo cáo đầu tư thế giới năm 1998, các chuyên gia của Liên Hợp
Quốc cho rằng: các công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporations – TNCs)
bao gồm các công ty mẹ và công ty con của chúng ở các nước trên thế giới.
Công ty mẹ là công ty kiểm soát toàn bộ tài sản của chúng ở nước sở hữu hơn là

3
Hiện tượng “đa cực” thực chất là sự chia sẻ vai trò gần như là của riêng các công ty xuyên quốc gia Mỹ đối
với hoạt động đầu tư quốc tế (trong đó có FDI) trong những năm 70 của thế kỷ XX với các công ty đến từ
châu Âu, Nhật Bản, các nước NIEs và các nước khác thông qua việc các công ty này tham gia hoạt động và
cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nói cách khác, tính chất “đa cực” đã thay thế hoàn toàn cho tính chất
“đơn cực” trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hiện tượng “đa biên” trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài về cơ bản được biểu hiện ở sự tham gia cạnh
tranh không chỉ diễn ra giữa các nước tiếp nhận đầu tư mà còn diễn ra giữa các nước đi đầu tư và giữa các
nước vừa nhận đầu tư nhưng đồng thời lại vừa đầu tư ra nước ngoài.

- 27 -
ở nước ngoài. Công ty con là các công ty hoạt động ở nước ngoài dưới sự quản
lý của công ty mẹ và thường được gọi chung là chi nhánh ở nước ngoài.
Theo thống kê, đến nửa đầu thập niên thứ nhất của thế kỷ này, trên thế
giới có hơn 65000 tập đoàn xuyên quốc gia với gần 850000 chi nhánh ở nước
ngoài, trong đó phần lớn là các tập đoàn thuộc quyền sở hữu của các nước phát
triển [3, tr. 27]. Các công ty xuyên quốc gia này hiện không chỉ nắm giữ tới
khoảng 90% tổng lượng vốn FDI toàn thế giới mà đồng thời còn là lực lượng

nắm giữ nhiều ngành kinh tế then chốt, nắm giữ nguồn tài chính khổng lồ và đặc
biệt là nắm giữ một phần lớn kĩ thuật mới của thế giới. Với tiềm lực rất mạnh đó,
những động thái của các TNCs sẽ trực tiếp tác động đến sự vận động của dòng
FDI trên thế giới.
Quan sát động thái của các TNCs dưới góc độ ngành trong thời gian gần
đây, có thể thấy rằng, các TNCs đang chuyển dần đầu tư vốn FDI từ các ngành
công nghiệp truyền thống sang các ngành kĩ thuật cao, và nhất là sang các ngành
dịch vụ như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ thương mại, viễn thông, du
lịch,… Sự chuyển hướng đầu tư này của các TNCs trên thực tế đã và đang tạo ra
một xu hướng vận động mới của dòng FDI trong những thập niên gần đây đó là
xu hướng tập trung với mức độ cao nguồn vốn FDI vào khu vực dịch vụ.
Thứ tư, trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đang diễn ra sự cạnh
tranh hết sức gay gắt giữa các nước đầu tư cũng như giữa các nước tiếp nhận đầu
tư với nhau.
Những thập niên gần đây, quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ
đòi hỏi tất cả các quốc gia dù là nước phát triển hay đang phát triển đều phải tăng
cường tiềm lực kinh tế để hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Trong bối
cảnh đó, việc thu hút và sử dụng hiệu quả luồng vốn FDI càng có ý nghĩa quan

×