Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.61 KB, 71 trang )


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH
o0o
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
§Ò tµi:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX NGHỆ TĨNH
Giáo viên hướng dẫn : TS.NGUYỄN THỊ MINH HUỆ
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THỊ THƯƠNG
Lớp : TÀI CHÍNH CÔNG 52
Mã sinh viên : CQ524577
HÀ NỘI, 2014
SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
MỤC LỤC
HÀ NỘI, 2014 1
CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GÍA HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX NGHỆ TĨNH 11
Công ty áp dụng phương pháp phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế. Theo
tiêu thức phân loại này, TSCĐ của công ty được chia thành 2 loại: 13
-TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh là những TSCĐ hữu hình và vô hình
trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bao
gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị truyền dẫn, máy móc thiết bị sản xuất,
phương tiện vận tải và những TSCĐ không có hình thái vật chất khác… 13
-TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh: là những TSCĐ dùng cho phúc lợi
công cộng, không mang tính chất sản xuất kinh doanh. Bao gồm: nhà cửa,


phương tiện dùng cho sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, nhà ở và các công
trình phúc lợi tập thể… 13
Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy rõ kết cấu TSCĐ và vai trò,
tác dụng của TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng TSCĐ và tính toán khấu hao
chính xác. Từ đó,ban lãnh đạo công ty có thể nắm rõ thực trạng đầu tư và sử
dụng TSCĐ, tránh sử dụng lãng phí và không đúng mục đích, thực hiện tốt
quy định về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ của nhà nước
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ 13
TSCĐ dùng trong sản xuất bao gồm: nhà cửa vật kiến trúc, thiết bị sản xuất, t
hiết bị động lực, hệ thống truyền dẫn, dụng cụ đo lường
và dụng cụ làm việc, phương tiện vận tải Trong TSCĐ chung thì có loại trực t
iếp 27
tham gia sản xuất được gọi là các phương tiện kỹ thuật, phương tiện kỹ t
huật
bao gồm: thiết bị sản xuất, thiết bị động lực,hệ thống truyền dẫn, dụng cụ đ
o 27
SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
lường và làm việc. Đối với đa số các xí nghiệp công nghiệp máy móc thiết bị sả
n 27
xuất phải chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên, có như vậy mới tă
ng 27
được năng lực sản xuất của xí nghiệp. Các loại TSCĐ khác phải tăng theo
quan hệ cân đối với máy móc thiết bị sản xuất. 27
+Xét trong mối quan hệ giữa các loại TSCĐ dùng ngoài sản xuất, bao gồm:
TSCĐ bán hàng (tiêu thụ sản phẩm); TSCĐ quản lý chung 27
TSCĐ bán hàng: bao gồm các loại TSCĐ phục vụ cho quá trình 27
tiêu thụ sản phẩm, cụ thể là: kho chứa thành phẩm; hàng hóa, cửa hàng, 27

phương tiện vận tải, các công cụ; dụng cụ bán hàng, tiếp thị… 27
TSCĐ quản lý là TSCĐ phục vụ cho hoạt động quản lý chung của 27
doanh nghiệp, cụ thể: văn phòng và phương tiện làm việc của các 27
phòng ban chức năng, dụng cụ, công cụ và các phương tiện kỹ thuật… 27
SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
PTS NGHỆ TĨNH : CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ
PETROLIMEX NGHỆ TĨNH
TSCĐ: Tài sản cố định
KHKT: Khoa học –kỹ thuật
DT : Doanh thu
LNST: Lợi nhuận sau thuế
TS : Tài sản
DNNN :Doanh nghiệp nhà nước
DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
SXKD: Sản xuất kinh doanh
SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
HÀ NỘI, 2014 1
CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GÍA HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX NGHỆ TĨNH 11
Công ty áp dụng phương pháp phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế. Theo
tiêu thức phân loại này, TSCĐ của công ty được chia thành 2 loại: 13
-TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh là những TSCĐ hữu hình và vô hình
trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bao
gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị truyền dẫn, máy móc thiết bị sản xuất,

phương tiện vận tải và những TSCĐ không có hình thái vật chất khác… 13
-TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh: là những TSCĐ dùng cho phúc lợi
công cộng, không mang tính chất sản xuất kinh doanh. Bao gồm: nhà cửa,
phương tiện dùng cho sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, nhà ở và các công
trình phúc lợi tập thể… 13
Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy rõ kết cấu TSCĐ và vai trò,
tác dụng của TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng TSCĐ và tính toán khấu hao
chính xác. Từ đó,ban lãnh đạo công ty có thể nắm rõ thực trạng đầu tư và sử
dụng TSCĐ, tránh sử dụng lãng phí và không đúng mục đích, thực hiện tốt
quy định về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ của nhà nước
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ 13
TSCĐ dùng trong sản xuất bao gồm: nhà cửa vật kiến trúc, thiết bị sản xuất, t
hiết bị động lực, hệ thống truyền dẫn, dụng cụ đo lường
và dụng cụ làm việc, phương tiện vận tải Trong TSCĐ chung thì có loại trực t
iếp 27
tham gia sản xuất được gọi là các phương tiện kỹ thuật, phương tiện kỹ t
huật
bao gồm: thiết bị sản xuất, thiết bị động lực,hệ thống truyền dẫn, dụng cụ đ
o 27
SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
lường và làm việc. Đối với đa số các xí nghiệp công nghiệp máy móc thiết bị sả
n 27
xuất phải chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên, có như vậy mới tă
ng 27
được năng lực sản xuất của xí nghiệp. Các loại TSCĐ khác phải tăng theo
quan hệ cân đối với máy móc thiết bị sản xuất. 27
+Xét trong mối quan hệ giữa các loại TSCĐ dùng ngoài sản xuất, bao gồm:

TSCĐ bán hàng (tiêu thụ sản phẩm); TSCĐ quản lý chung 27
TSCĐ bán hàng: bao gồm các loại TSCĐ phục vụ cho quá trình 27
tiêu thụ sản phẩm, cụ thể là: kho chứa thành phẩm; hàng hóa, cửa hàng, 27
phương tiện vận tải, các công cụ; dụng cụ bán hàng, tiếp thị… 27
TSCĐ quản lý là TSCĐ phục vụ cho hoạt động quản lý chung của 27
doanh nghiệp, cụ thể: văn phòng và phương tiện làm việc của các 27
phòng ban chức năng, dụng cụ, công cụ và các phương tiện kỹ thuật… 27
SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển cùng
với những chính sách mở cửa thu hút kêu gọi đầu tư vào Việt Nam của Đảng và
Nhà nước, đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương
mại thế giới (WTO), xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam một thách thức khá lớn về việc khẳng định vị trí của
doanh nghiệp trên thương trường. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh
chóng đổi mới, trong đó đổi mới về phương pháp quản lý nguồn lực con người, quản
lý nguồn lực tài chính cũng như thay đổi về quy mô sản xuất kinh doanh, phương
pháp nâng cao vị thế doanh nghiệp. Trong điều kiện sản xuất hiện nay, KHKT được
áp dụng vào sản xuất một cách hoàn thiện hơn, lao động chân tay được giải phóng
phần lớn, người lao động được trang bị kỹ thuật cao vào sản xuất, sản phẩm được
bán ra với số nhiều cung cấp một lượng hàng hoá cho xã hội, đó là nhờ vào sự kết
hợp của nhiều yếu tố sản xuất mà trong đó sự đóng góp của máy móc thiết bị là rất
lớn, giải phóng phần lớn sức lao động chân tay, hiệu quả sản xuất ngày càng cao.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh về vận tải vàdịch vụ thì TSCĐ được sử dụng
rất phong phú, đa dạng và có giá trị lớn, vì vậy việc sử dụng đúng sao cho có hiệu
quả là một nhiệm vụ khó khăn.
TSCĐ nếu được sử dụng đúng mục đích, phát huy được năng suất làm việc,
kết hợp với công tác quản lý sử dụng TSCĐ như đầu tư, bảo quản, sửa chữa, kiểm

kê, đánh giá … được tiến hành một cách thường xuyên, có hiệu quả thì sẽ góp phần
tiết kiệm tư liệu sản xuất, nâng cao cả về số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất,
dịch vụ vận tải và như vậy doanh nghiệp sẽ thực hiện được mục tiêu tối đa hoá lợi
nhuận của mình.
Nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ cũng như hoạt động quản lý và sử dụng
hiệu quả TSCĐ của doanh nghiệp, qua thời gian học tập và nghiên cứu tại trường
đại học và thực tập tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh, em
thấy vấn đề sử dụng TSCĐ sao cho có hiệu quả, có ý nghĩa to lớn không chỉ trong
lý luận mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với công ty cổ
phần vận tải và dịch vụ petrolimex Nghệ Tĩnh là nơi mà TSCĐ sử dụng rất phong
phú, nhiều chủng loại cho nên vấn đề quản lý sử dụng gặp nhiều phức tạp. Nếu
SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
không có những giải pháp cụ thể thì sẽ gây những lãng phí không nhỏ cho doanh
nghiệp.
Do thấy được sự quan trọng của tài sản cố định trong sản xuất em đã chọn
chuyên đề : “ Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần vận tải và
dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh ” để thực nghiệm những gì đã học tại trường.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex
Nghệ Tĩnh được sự hướng dẫn của Cô giáo hướng dẫn- TS Nguyễn Thị Minh Huệ
và cán bộ phòng Tài Chính-Kế Toán của Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ
Petrolimex Nghệ Tĩnh đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề này.
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu hoạt động của Công ty em viết bản chuyên
đề về hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty. Nội dung của bài viết gồm các phần
sau:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ
DỊCH VỤ PETROLIMEX NGHỆ TĨNH
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX NGHỆ TĨNH
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX
NGHỆ TĨNH
SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ
DỊCH VỤ PETROLIMEX NGHỆ TĨNH
1.1 . Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX
NGHỆ TĨNH
Tên tiếng anh: PETROLIMEX NGHE TINH TRANSPORTATION AND
SERVICEJOINT-STOCK COMPANY.
Tên viết tắt : PTS NGHE TINH
Mã niêm yết/mã OTC : PTS
Tên bộ ngành trực thuộc : Tổng công ty xăng dầu Việt Nam.
Địa điểm : QUÁN BÁNH, THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN.
Điện thoại : 038.3851530
Fax 038.3851886
Email :
Mã số thuế : 2900428497
Số tài khoản: 0101.000.000.578 tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Vinh-Nghệ
An.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh là thành viên của
Petrolimex Việt nam, tiền thân là xí nghiệp vận tải cơ khí thuộc công ty xăng dầu
Nghệ Tĩnh. Là doanh nghiệp cổ phần thành lập từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp
nhà nước theo quyết định số 1364/2000/QĐ - BTM ngày 03/10/2000 của Bộ

Thương mại. Công ty được cấp giấy phép kinh doanh số 27-03-000-009 ngày
06/12/2000 và thay đổi lần cuối ngày 28/11/2005.
Tổng số vốn điều lệ của công ty là 11.500.000.000 đồng, được chia làm 115.000 cổ
phần và giá trị mỗi cổ phần là 100.000 đồng, trong đó vốn nhà nước với đại diện là
tổng công ty xăng dầu Việt nam là 5.865.000.000 đồng (tương ứng với 58.650 cổ
phần) chiếm 51%; vốn của các cổ đông khác trong và ngoài công ty là
5.635.000.000 đồng (tương ứng với 56.350 cổ phần) chiếm 49%.
SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh hoạt động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước. Đến nay sau hơn tám năm cổ phần hoá, từ chỗ
một xí nghiệp trực thuộc chỉ thuần tuý hoạt động vận tải xăng dầu, nay công ty đã
xây dựng được một hệ thống tài sản, cơ sở vật chất khá lớn với 60 đầu xe sitec
chuyên dùng tương đối hiện đại vận chuyển xăng dầu, gas hoá lỏng, dầu thực vật
trên địa bàn Bắc miền Trung và nước bạn Lào, 12 cửa hàng bán lẻ trên hai tỉnh
Nghệ An và Hà Tĩnh,1 khách sạn 20 phòng tại Cửa Lò, 1 nhà máy chế biến bột cá
và thức ăn gia súc, một nhà kho 2400 m
2
với hệ thống sân bãi khép kín tại Thành
phố Vinh.
Thời gian qua do công ty mới thành lập còn non trẻ nên cũng gặp nhiều khó khăn về
thị trường, cơ chế nhưng doanh số hàng năm của công ty đều tăng từ 5% đến 10%,
hiện nay cao gấp 3.5 lần so với ngày đầu thành lập và hàng năm đều có lợi nhuận,
tạo thu nhập ổn định cho hơn 212 lao động. Đặc biệt công ty còn kinh doanh vận tải
xăng dầu với nước bạn Lào đưa lại doanh thu cả năm 2010 là 6.747.831.379 đồng.
Công ty có con dấu riêng, có tài khoản mở tại Ngân hàng Ngoại Thương –thành phố
Vinh – tỉnh Nghệ An.
1.3 Chức năng nhiệm vụ, nghành nghề kinh doanh

Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh bắt đầu từ một đơn vị
hoạt động thuần tuý trên lĩnh vực vận tải với đội ngũ phương tiện nhỏ, lạc hậu.
Công ty từng bước phát triển ra các nghành nghề mới và hiện nay công ty đã phát
triển thành một doanh nghiệp hoạt động đa nghành nghề với các chức năng sản xuất
kinh doanh chính như sau:
-Kinh doanh vận tải xăng dầu, vận tải hàng hoá đường bộ, đường thuỷ.
-Mua bán xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu, vật tư thiết bị chuyên dùng, hàng tiêu
dùng, vật liệu xây dựng,hàng lâm đặc sản, lương thực thực phẩm.
-Cung cấp dịch vụ đại tu, sửa chữa cải tạo phương tiện xe máy.
-Kinh doanh khách sạn, dịch vụ ăn uống.
-Chế biến thức ăn gia súc.
-Mua bán thiết bị trường học, dịch vụ điện thoại, kinh doanh dịch vụ kho bãi, giao
nhận hàng hoá.
SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
-Một số nghành nghề kinh doanh khác theo giấy phép kinh doanh số 2703000009
của công ty do sở kế hoạch đầu tư Nghệ An cấp.
*Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ
Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh hoạt động đa ngành nghề,
kinh doanh chủ yếu trên ba lĩnh vực là sản xuất, thương mại và dịch vụ. Lĩnh vực
sản xuất với nhà máy chế biến bột cá đóng tại Cửa Hội, lĩnh vực thương mại với
mảng kinh doanh xăng dầu và lĩnh vực dịch vụ với mảng kinh doanh vận tải bộ.
Quy trình công nghệ của ba lĩnh vực như sau:
Đối với lĩnh vực sản xuất: Sản xuất bột cá
Sơ đồ 1.1 - Tổ chức sản xuất kinh doanh Bột cá
( Nguồn: Phòng kinh doanh công ty PTS Nghệ Tĩnh )
Đối với lĩnh vực thương mại: Kinh doanh xăng dầu
Sơ đồ 1.2 – Tổ chức sản xuất kinh doanh Xăng dầu

( Nguồn: Phòng kinh doanh công ty PTS Nghệ Tĩnh )
SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
Đối với lĩnh vực dịch vụ: Kinh doanh vận tải bộ
Sơ đồ 1.3 – Tổ chức sản xuất kinh doanh Vận tải bộ
( Nguồn: Phòng kinh doanh công ty PTS Nghệ Tĩnh)
* Chức năng và nhiệm vụ
Khái quát mô hình tổ chức quản lý của công ty:
Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolmex Nghệ Tĩnh hoạt động trên nguyên
tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và tôn trọng pháp luật. Cơ quan có quyền quyết
định cao nhất của công ty là đại hội đồng cổ đông được họp thường niên hai lần
trong một năm. Đại hội đồng cổ đông bầu ra hội đồng quản trị công ty giữa hai kỳ
đại hội và bầu ban kiểm soát để giám soát mọi hoạt động của công ty. Người đứng
đầu hội đồng quản trị là chủ tịch hội đồng quản trị. Quản lý, điều hành hoạt động
kinh doanh hàng ngày của công ty là giám đốc công ty. Giám đốc công ty do hội
đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Công ty đã xây dựng mô hình quản lý trực
tiếp, với mô hình này người phụ trách các bộ phận chức năng và các đơn vị trực
thuộc có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong việc ra các quyết định
và thực hiện các quyết định đó. Tại mỗi cấp có một người quyết định cao nhất để
giải quyết công việc, phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh và các lĩnh vực chính trị,
xã hội…Theo mô hình này, bộ máy hoạt động của công ty gọn nhẹ, đảm bảo cho
quá trình kinh doanh được linh hoạt và có hiệu quả.
*Cơ cấu nhân sự chủ chốt của bộ máy điều hành
Đại hội đồng cổ đông.
SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ

Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công
ty.
Hội đồng quản trị.
Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng
cổ đông.
Chủ tịch hội đồng quản trị.
Do đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị bầu theo quy định tại điều lệ công
ty. Chủ tịch hội đồng quản trị có nhiệm vụ lập chương trình, kế hoạch hoạt động
của hội đồng quản trị; tổ chức việc thông qua quyết định của hội đồng quản trị,
giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị …
Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát có năm thành viên, có nhiệm kỳ năm năm, do đại hội đồng cổ đông
bầu ra trong số các cổ đông có quyền biểu quyết.
Giám đốc công ty.
Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của công ty. Giám
đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám
sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp
luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Phó giám đốc công ty
Có hai phó giám đốc là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực
hoạt động của công ty, giúp việc cho giám đốc về kỹ thuật, công tác nâng cao bồi
dưỡng trình độ nhân viên, điều hành kế hoạch tác nghiệp hằng ngày của các phòng
ban. Phó giám đốc còn giúp giám đốc trong công tác kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá,
công tác hành chính, quản trị và bảo vệ tài sản cho doanh nghiệp.
*Các phòng chức năng:
Phòng tổ chức hành chính
Có nhiệm vụ bố trí, tuyển dụng lao động, theo dõi, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công
nhân viên trong công ty để phù hợp với trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật và nhu cầu sản
xuất kinh doanh. Đồng thời quản lý hồ sơ, văn thư lưu trữ, công văn đi, công văn

SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
đến và tình hình an ninh của văn phòng công ty cũng như công tác phòng cháy chữa
cháy vv
Phòng tài chính kế toán
Có chức năng tập hợp các thông tin kinh tế, quản lý và tham mưu cho giám đốc về
toàn bộ công tác tài chính của công ty. Lập kế hoạch tài chính, tổ chức chỉ đạo thực
hiện công tác hạch toán kế toán, quản lý thu hồi vốn, huy động vốn, tập hợp chi phí
sản xuất, xác định kết quả kinh doanh của công ty theo từng quý, năm. Đồng thời
theo dõi các khoản nộp ngân sách Nhà nước như các loại thuế, phí, lệ phí, phù hợp
và đúng theo quy định cũng như pháp luật của nhà nước.
Phòng kinh doanh
Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc quản lý công tác kế hoạch sản xuất, cung cấp
thông tin kinh tế, tham gia công tác đấu thầu công trình, ký kết các hợp đồng kinh
tế.
Phòng quản lý kỹ thuật: Có chức năng thực hiện các dịch vụ sửa chữa, chịu trách
nhiệm về công tác kĩ thuật, xây dựng quy trình sản xuất…
Sơ đồ 1.4 – Tổ chức Công ty CP vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh
( Nguồn: phòng tổ chức công ty cổ phần PTS Nghệ Tĩnh )
SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
1.4 Khái quát tình hình tài chính của công ty gần đây qua một số bảng số
liệu:
Bảng cân đối kế toán
Bên Tài Sản
Đơn vị: đồng

Năm
Chỉ tiêu
A.TSNH
1.057.569.804 675.495.149 2.030.484.341
I.Tiền và các khoản tđt
82.498.827 425.022.202 585.621.067
1.Tiền 82.498.827 425.022.202 585.621.067
III.Các khoản phải thu nhận 912.335.664 242.808.142 1.383.743.730
1.Phải thu khách hàng 478.880.650 222.053.900
5.Các khoản pthu khác 433.455.014 242.808.142 1.161.689.830
IV.Hàng tồn kho 62.735.313 3.699.182 20.336.816
1.Hàng tồn kho 62.735.313 3.699.182 20.336.816
V.Tài sản ngắn hạn khác 3.965.623 40.782.728
2.Thuế GTGT khấu trừ
3.965.623 39.282.728
3.Thuế và các khoản pthu nn
1.500.000
B.TSDH
7.978.158.772 6.677.794.509 5.743.479.298
I.Các khoản pthu dh 865.751.858 2.572.655.503 403.930.623
1.Phải thu dh của khhàng 99.149.036 57.799.999 52.721.199
4.Phải thu dh khác 766.602.822 2.514.855.504 351.209.424
II.TSCĐ 7.112.406.914 4.105.139.006 1.139.548.675
1.TSCĐ hh 7.112.406.914 4.105.139.006 1.069.779.584
Nguyên giá 8.537.472.716 5.358.288.578 1.315.688.141
Khấu hao 1.425.065.802 1.253.149.572 245.908.557
4.Chi phí xdcbd
IV.Các khoản đtư tcdd 4.200.000.000
2.Đầu tư tcdd 4.200.000.000
Tổng Tài Sản 9.035.728.576 7.353.289.658 7.773.963.639

Bên Nguồn Vốn
Đơn vị: đồng
Năm 2010 2011 2012
Chỉ tiêu
A. Nợ Phải Trả 7.380.883.025 7.901.490.160 4.221.311.375
I. Nợ ngắn hạn 2.399.679.899 3.227.995.570 1.619.750.312
1. Vay và nợ ngắn hạn 1.040.000.000 1.308.255.000 768.555.000
2.Phải trả người bán 698.881.135 1.356.628.663 568.941.059
3.Người mua trả tiền trước 30.000.000
SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
4.Thuế và các khoản nộp nhà
nước
60.686.050 44.726.249 188.006.434
5.Phải trả người lao động 255.813.917 187.624.014 61.909.860
9.Các khoản phải trả, nộp khác 314.298.797 330.761.644 32.337.959
II. Nợ dài hạn 4.981.203.126 4.673.494.590 2.601.561.063
1.Phải trả dài hạn người bán 1.917.722.922 2.088.046.315 1.496.417.240
3.Phải trả dài hạn khác 1.621.066.168 2.193.034.239 1.105.143.823
4.Vay dài hạn 1.442.414.036 392.414.036
B. Vốn Chủ Sở Hữu 1.654.845.551 (548.200.502) 3.552.652.264
I. Vốn chủ sở hữu 1.653.815.207 (549.230.846) 3.551.621.920
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.142.940.645 2.142.940.645 3.500.000.000
2.Thặng dư vốn cổ phần 6.840.645
3.Lợi nhuận chưa phân phối (489.125.438) (2.692.171.491) 44.781.275
II. Nguồn kinh phí và quỹ 1.030.344 1.030.344 1.030.344
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1.030.344 1.030.344 1.030.344
Tổng Nguồn Vốn 9.035.728.576 7.353.289.658 7.773.963.639

(Nguồn: Báo cáo tài chính, Phòng Tài chính-Kế toán)
Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị: đồng
Năm 2010 2011 2012
Chỉ tiêu
1.Doanh thu bhàng và ccdvụ 11.859.510.896 9.068.179.993 4.347.738.690
2.Các khoản giảm trự doanh thu
3.Doanh thu thuần về bán hàng
và ccdvụ
11.859.510.896 9.068.179.993 4.347.738.690
4.Giá vốn hàng bán 10.879.919.563 8.623.630.856 2.268.153.215
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
ccdv
979.591.333 444.549.137 2.079.585.475
6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.508.147 2.776.143 11.297.848
7.Chi phí tài chính 362.191.164 254.346.703 203.533.316
Chi phí lãi vay 362.191.164 254.346.703 203.533.316
8.Chi phí bán hàng 14.507.853 49.455.333 64.774.000
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 993.161.191 978.147.592 768.708.254
10.Lợi nhuận thuần từ hđxskd (388.760.728) (834.624.348) 1.053.867.753
11.Thu nhập khác 449.852.380 1.519.653.429 5.460.196.853
12.Chi phí khác 554.608.350 2.888.075.134 3.777.111.840
SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
13.Lợi nhuận khác (104.755.970) (1.368.421.705) 1.683.085.013
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
(493.516.698) (2.203.046.053) 2.736.952.766

15.Chi phí thuế TNDN 766.346.774,5
16.Lợi nhuận sau thuế 1.970.605.992
(Nguồn: Báo cáo tài chính, Phòng Tài chính-Kế toán)
Từ bảng cân đối tài sản và bảng báo cáo kinh doanh ở trên,ta thấy:
-Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty có xu hướng giảm dần qua các năm:
Năm 2010 là 9.035.728.576 đồng, năm 2011 giảm xuống 7.353.289.658 đồng,
sau đó tăng lên 7.773.963.639 đồng vào năm 2012 (tăng lên không đáng kể).
-Năm 2010 và 2011 hoạt động kinh doanh của công ty là không tốt nên không tạo
ra được lợi nhuận ròng, đến năm 2012 , tình hình tài chính công ty có khả quan hơn
do đó tạo ra được lợi nhuận ròng (1.139.548.675 đồng).Từ đó thấy được kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa hiệu trong thời gian qua.Và kết quả
này cũng phản ánh một phần hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty .
CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GÍA HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX NGHỆ TĨNH
2.1 TSCĐ của doanh nghiệp
2.1.1 Khái niệm TSCĐ
TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu. Chúng tham gia trực tiếp hoặc gián
tiếp vào nhiều chu kỳ của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. TSCĐ
không thay đổi về hình thái vật chất ban đầu trong suốt thời gian sử dụng, cho đến
lúc hư hỏng hoàn toàn.Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hao mòn dần, phần
giá trị hao mòn sẽ chuyển dần vào giá trị mới tạo ra của sản phẩm và được bù đắp
lại bằng tiền khi sản phẩm được tiêu thụ TSCĐ cũng là một loại hàng hoá có giá trị
sử dụng và giá trị. Nó là sản phẩm của lao động và được mua bán, trao đổi trên thị
trường sản xuất.
2.1.2 Đặc điểm TSCĐ
Thông thường các loại tài sản cố định có đặc điểm chung như sau:
-Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh
SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
-Trong quá trình tồn tại, hình thái vật chất ban đầu không thay đổi nhưng giá
trị và giá trị sử dụng giảm dần.
2.1.3 Phân loại TSCĐ
Tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh hiện có các loại
TSCĐ như sau:
-Nhà cửa,vật kiến trúc như: 12 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn hai tỉnh Nghệ
An và Hà Tĩnh, Nhà máy chế biến bột cá và thức ăn gia súc,một nhà kho 2400m
2
với hệ thống sân bãi khép kín tại thành phố Vinh

,1 khách sạn 20 phòng tại Cửa Lò,
1 hội trường sinh hoạt chung 300m
2
.
-Máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác ,dây chuyền công nghệ phục vụ hoạt
động kinh doanh xăng dầu và hoạt động sản xuất bột cá.
-Phương tiện truyền tải, thiết bị truyền dẫn bao gồm: 60 đầu xe sitec chuyên
dụng,hệ thống thiết bị truyền dẫn đường ống,hệ thống điện,hệ thống thông tin,băng
tải.
-Các loại TSCĐ khác.
SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
Công ty áp dụng phương pháp phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế. Theo tiêu
thức phân loại này, TSCĐ của công ty được chia thành 2 loại:
-TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh là những TSCĐ hữu hình và vô hình trực
tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm:
nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị truyền dẫn, máy móc thiết bị sản xuất, phương

tiện vận tải và những TSCĐ không có hình thái vật chất khác…
-TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh: là những TSCĐ dùng cho phúc lợi công
cộng, không mang tính chất sản xuất kinh doanh. Bao gồm: nhà cửa, phương
tiện dùng cho sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, nhà ở và các công trình phúc
lợi tập thể…
Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy rõ kết cấu TSCĐ và vai trò, tác
dụng của TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng TSCĐ và tính toán khấu hao chính xác.
Từ đó,ban lãnh đạo công ty có thể nắm rõ thực trạng đầu tư và sử dụng TSCĐ,
tránh sử dụng lãng phí và không đúng mục đích, thực hiện tốt quy định về chế
độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ của nhà nước góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng TSCĐ.
2.2 Nội dung chủ yếu trong quản lý TSCĐ
2.2.1 Hao mòn - Khấu hao TSCĐ
2.2.1.1 Hao mòn TSCĐ
Hao mòn TSCĐ: Là sự giảm giần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do
tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn tự nhiên, do tiến bộ khoa
học kỹ thuật…trong quá trình hoạt động của TSCĐ.
Hao mòn hữu hình: Là loại hao mòn do doanh nghiệp sử dụng và do môi
trường. Loại hao mòn này sẽ càng lớn nếu doanh nghiệp sử dụng càng nhiều hoặc ở
trong môi trường có sự ăn mòn hoá học hay điện hoá học.
Hao mòn vô hình: Là loại hao mòn xảy ra do tiến bộ kỹ thuật, làm cho TSCĐ
bị giảm giá hoặc bị lỗi thời.
SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
2.2.1.2 Khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ là việc chuyển dịch dần giá trị hao mòn của tài sản cố định
vào chi phí sản xuất trong kỳ theo phương pháp tính toán thích hợp.Nói cách khác,

khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của
TSCĐ vào chi phí kinh doanh theo thời gian sử dụng TSCĐ và đảm bảo phù hợp
với lợi ích thu được từ tài sản đó trong quá trình sử dụng.
Khi tiến hành khấu hao TSCĐ là nhằm tích luỹ vốn để thực hiện quá trình tái
sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Vì vậy việc lập nên quỹ khấu hao
TSCĐ là rất có ý nghĩa. Đó là nguồn tài chính quan trọng để giúp doanh nghiệp
thường xuyên thực hiện việc đổi mới từng bộ phận, nâng cấp, cải tiến, và đổi mới
toàn bộ TSCĐ. Theo quy định hiện nay của nhà nước về việc quản lý vốn cố định
của các doanh nghiệp thì khi chưa có nhu cầu đầu tư, mua sắm, thay thế TSCĐ các
doanh nghiệp cũng có thể sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao để đáp ứng các nhu cầu
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo nguyên tắc hoàn trả.
Việc tính toán chính xác mức khấu hao có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó phải phù hợp với mức độ hao mòn
của TSCĐ và đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu. Thực hiện tốt điều
này sẽ đảm bảo chính xác giá thành sản phẩm và dịch vụ vận tải cung ứng, hạn chế
ảnh hưởng của hao mòn vô hình và góp phần vào việc bảo toàn và tăng vốn cố định.
Đồng thời việc tính toán, đầy đủ, chính xác mức khấu hao vào chi phí sản xuất thì
việc hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới đảm bảo chính
xác để đo lường chính xác thu nhập của doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp
muốn tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao và giá thành sản phẩm, dịch vụ thì biện
pháp quan trọng nhất là phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng các TSCĐ.
2.2.1.3 Những quy định về trính khấu hao TSCĐ
* Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ
1. Mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh
đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí
kinh doanh trong kỳ.
Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ đã
khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
14

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác
định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại và tính vào
chi phí khác.
2. Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải
trích khấu hao, bao gồm:
TSCĐ thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ.
TSCĐ phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu
lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn, được đầu tư bằng quỹ phúc lợi.
Những TSCĐ phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ
cho hoạt động kinh doanh của riêng doanh nghiệp như đê đập, cầu cống,
đường xá, mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.
TSCĐ khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh
Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, theo dõi các TSCĐ trên đây như đối
với các TSCĐ dùng trong hoạt động kinh doanh và tính mức hao mòn của các
TSCĐ này (nếu có), mức hao mòn hàng năm được xác định bằng cách lấy nguyên
giá chia (:) cho thời gian sử dụng của TSCĐ xác định theo quy định tại Phụ lục 1
ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
3. Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với
TSCĐ cho thuê.
4. Doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính phải trích khấu hao TSCĐ thuê tài
chính như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường
hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp đi thuê TSCĐ chính cam
kết không mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê
được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.
5. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày
(theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào hoạt động
kinh doanh.

SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
6. Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi
nhận là TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao.
* Quy định về thời gian trích, thôi trích khấu hao
Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày
(theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vao hoạt động
kinh doanh.
* Căn cứ để tính khấu hao TSCĐ
Xác định thời gian sử dụng TSCĐ hữu hình:
1. Đối với TSCĐ còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn
cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ quy định tại Phụ lục 1 ban
hành kèm theo số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ.
2. Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của TSCĐ được
xác định như sau:
Thời gian
sử dụng của
=
TSCĐ
Giá trị hợp lý của
TSCĐ

Giá bán của TSCĐ mới
cùng loại (hoặc của tài sản
cố định tương đương trên thị
trường)
X

Thời gian sử dụng của
TSCĐ mới cùng loại
xác định theo Phụ lục
1 (ban hành kèm theo
Quyết định
206/2003/QĐ-BTC
ngày 12/12/2003)
Trong đó:
Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường
hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ (trong trường hợp được cấp,
được điều chuyển), giá trị theo đánh giá của Hội đồng giao nhận (trong trường
hợp được cho, biếu tặng, nhận vốn góp),…
3. Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của
TSCĐ khác với khung thời gian sử dụng quy định tại Phụ lục 1 ban hành
kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng
SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
Bộ Tài chính, doanh nghiệp phải giải trình rõ các căn cứ để xác định thời
gian sử dụng của TSCĐ đó để Bộ Tài chính xem xét, quyết định theo ba tiêu
chuẩn sau:
- Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế
- Hiện trạng TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ tài sản cố
định, tình trạng thực tế của tài sản )
- Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ
4. Trường hợp có các yếu tố tác động (như việc nâng cấp hay tháo dỡ một
hay một số bộ phận của TSCĐ ) nhằm kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sử dụng đã
xác định trước đó của TSCĐ, doanh nghiệp tiến hành xác định lại thời gian sử dụng
của TSCĐ theo ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều này tại thời điểm hoàn

thành nghiệp vụ phát sinh, đồng thời phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay
đổi thời gian sử dụng.
Xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình
Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình nhưng tối đa
không quá 20 năm. Riêng thời gian sử dụng của quyền sử dụng đất có thời hạn là
thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định.
Xác định thời gian sử dụng TSCĐ trong một số trường hợp đặc biệt
Đối với dự án đầu tư theo hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển
giao (B.O.T), thời gian sử dụng TSCĐ được xác định từ thời điểm đưa tài sản
cố định vào sử dụng đến khi kết thúc dự án.
Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh (B.C.C) có bên nước ngoài tham
gia hợp đồng, sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng bên nước ngoài thực hiện
chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam, thì thời gian sử dụng
TSCĐ của tài sản cố định chuyển giao được xác định từ thời điểm đưa TSCĐ
vào sử dụng đến khi kết thúc dự án.
Xác định nguyên giá TSCĐ
1. Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình:
a. TSCĐ hữu hình mua sắm
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ) là giá mua thực
tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại),
SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng
thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ; chi phí vận chuyển, bốc
dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ
Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ mua
sắm là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao
gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính

đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển,
bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử ; lệ phí trước bạ Khoản chênh
lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài
chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của
TSCĐ hữu hình theo quy định vốn hóa chi phí lãi vay.
b. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu
hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về,
hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả
thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm
các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến
thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận
chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu
hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một
TSCĐ hữu hình tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi.
c. TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất là giá thành thực tế
của TSCĐ cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan
phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các
khoản lãi nội bộ, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các
khoản chi phí khác vượt quá mức quy định trong xây dựng hoặc tự sản xuất).
d. Nguyên giá TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo
phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy
chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên
SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
quan trực tiếp khác.

Đối với TSCĐ là con súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm
thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó
từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định tại
quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan.
đ. TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến
Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến là giá trị còn
lại trên sổ kế toán của TSCĐ ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị
theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí mà bên nhận tài
sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như:
chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu
có)
Riêng nguyên giá TSCĐ hữu hình điều chuyển giữa các đơn vị thành viên
hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều
chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của TSCĐ đó. Đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên
giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của TSCĐ đó để
phản ánh vào sổ kế toán. Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển TSCĐ giữa
các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc không hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ
mà hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
e. TSCĐ hữu hình được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh,
nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa
Nguyên giá TSCĐ hữu hình loại được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn
góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế
của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời
điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ;
chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ
2. Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình:
a. TSCĐ vô hình loại mua sắm
Nguyên giá TSCĐ vô hình loại mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng (+)
các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên
quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

SV: Trương Thị Thương Lớp: Tài Chính Công
19

×