Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Khổng Tử với tư tưởng “ái nhân” và Hàn Phi Tử với tư tưởng Pháp trị.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.87 KB, 15 trang )

TiÓu luËn LÞch sö t tëng qu¶n lý
I. LỜI NÓI ĐẦU
Ngay từ khi xã hội loài người xuất hiện, cuộc sống thực tế buộc con người
phải cố kết thành cộng đồng, và để xã hội tồn tại phát triển cần phải có sự quản lý,
song ở buổi ban đầu thì mới chỉ là sự quản lý mang tính bản năng. Chỉ đến khi loài
người phát triển tới một trình độ cho phép thực hiện phân công lao động xã hội,
tách lao động trí óc khỏi lao động chân tay, thì mới manh nha ra đời các tư tưởng
quản lý. Trải qua các thời kỳ, với sự phát triển của khoa học tự nhiên và khoa học
xã hội, đã xuất hiện các nhà tư tưởng chuyên nghiên cứu về triết học và vận dụng
nó vào việc quản lý xã hội.
Ở Việt Nam, dưới các triều đại phong kiến cũng đã xuất hiện các tư tưởng
quản lý, nhưng chủ yếu là quản lý hành chính, quản lý xã hội. Những tư tưởng quản
lý đó được vận dụng vào thực tiễn và đã có những chính sách, cơ chế nhất định.
Cùng với sự phát triển của xã hội, những tư tưởng quản lý ngày càng hoàn thiện,
phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước trong
từng giai đoạn lịch sử.
Đặc trưng chính của tư tưởng quản lý ngày nay mà chúng ta vận dụng chủ
yếu vẫn dựa trên sự kết hợp giữa hai tư tưởng quản lý chính là tư tưởng đức trị và
tư tưởng pháp trị. Đại diện tiêu biểu cho hai tư tưởng này là Khổng Tử với tư tưởng
“ái nhân” và Hàn Phi Tử với tư tưởng Pháp trị.
1
TiÓu luËn LÞch sö t tëng qu¶n lý
II. NỘI DUNG
A. CÁC TƯ TƯỞNG “ĐỨC TRỊ” VÀ “PHÁP TRỊ” CỦA KHỔNG TỬ VÀ HÀN PHI TỬ.
I. Khổng Tử với tư tưởng “Ái nhân”.
Khổng Tử (551 - 479 TCN) là người nước Lỗ, tên là Khâu, tự là Trọng Ni.
Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc sa sút. Thời thanh niên ông đã từng làm
chức quan nhỏ, quản lý kho và trông coi trâu, dê. Vì hiểu lễ nhà Chu nên Lỗ Chiêu
Công đã phái ông đến học lễ ở sử quan vương thất nhà Chu. Sau đó, vì nước Lỗ nổi
loạn, Khổng Tử sang nước Tề, nhưng chưa được trọng dụng. Sau này ông lại trở về
nước Lỗ dạy học và chỉnh lý văn hóa điển tịch. Thời Lỗ Định Công, Khổng Tử làm


Trung đô tể, sau đó nhận chức Đại tư khấu, rồi Nhiếp tướng sự (Tướng quốc thứ
nhì). Tuy nhiên ở nước Lỗ cũng như các nước khác ông đã từng đến như Vệ, Tống,
Tần, Sái, Sở,... ông không tìm được một vị minh quân để thực hiện chủ trương
chính trị của mình nên sau đó ông đành về quê viết sách và dạy học.
Ta biết rằng, xã hội ở cuối thời Xuân Thu có nhiều biến động, quyền hành
thiên tử nhà Chu rơi vào tay người khác, thiên tử không thể thống lĩnh được chư hầu,
các giai cấp trong xã hội mâu thuẫn sâu sắc, đặc biệt là mâu thuẫn giữa giai cấp
thống trị và nhân dân lao động. Vua quan tìm mọi cách đàn áp, bóc lột nhân dân;
chính sách cai trị là dùng chính và hình. Là một nhà tư tưởng, một người tham gia
vào việc quản lý đất nước, Khổng Tử luôn mong muốn một xã hội có tôn ti, trật tự;
có trên có dưới; vua ra vua, tôi ra tôi; mọi người sống vui vẻ, hoà thuận; thiên hạ thái
bình; xã hội công bằng, không có người quá giàu, không có người quá nghèo. Để có
được xã hội đó, dưới góc độ quản lý, ông quan tâm nhiều đến quan hệ giữa con
người và con người tức là quan hệ giữa người quản lý và người bị quản lý. Ở đây
ông đề cao chữ Nhân mà sau đó ông nâng lên thành đạo (đạo Nhân). Theo ông, con
người sinh ra vốn sẵn tính thiện, có bản chất con người (Đức - Nhân), nhưng do hoàn
cảnh, năng lực và phấn đấu nên được đặt ở vị trí khác nhau: là người thống trị và bị
trị, hay nói cách khác là tầng lớp vua, quan và nhân dân lao động. Là người quản lý,
cai trị giỏi thì vua quan phải làm cho nhân dân tin tưởng và phục tùng. Muốn vậy,
người quản lý phải có nhân. Theo ông "Nhân là yêu người" (nhân giả ái nhân).
Trong gia đình thì trọng hiếu đễ, yêu trẻ, kính già; ngoài xã hội thì mọi người yêu
thương, giúp đỡ nhau. Cụ thể hơn, người có Nhân là người "mình muốn lập thân thì
cũng giúp người lập thân, mình muốn thông đạt cũng giúp người thông đạt" (Luận
2
TiÓu luËn LÞch sö t tëng qu¶n lý
ngữ, ung dã). Mặt khác lại cần phải "Điều mình không muốn thì đừng (đem ra) đối
xử với người khác" (Luận ngữ, Vệ linh công). Ông đã phân tích 5 đức tính cơ bản để
người quản lý đạt đến chữ Nhân là: cung, khoan, tín, mẫn, huệ: "cung kính thì không
bị khinh nhờn, nhân hậu thì được lòng người, thành tín thì được người ta tín nhiệm,
cần mẫn thì thành công, từ huệ thì sử dụng được người". Điều đó có nghĩa là khi có

Nhân thì người quản lý sẽ có quan hệ tốt đẹp với cả trên và cả dưới, có thể khiến
người khác tuân theo, công việc quản lý sẽ đạt kết quả tốt.
Đối với nhân dân, giai cấp bị trị, ông nhận ra rằng chữ Nhân cũng rất quan
trọng. Ta biết rằng, trong xã hội lúc bấy giờ, mâu thuẫn xã hội rất gay gắt, nhân dân
thường hay chống đối lại giai cấp thống trị. Theo ông, cái gốc của sự phản kháng là
vì chưa thấm nhuần được đạo Nhân. Do đó, dân chúng cũng phải hiểu rõ được tư
tưởng "yêu người", học được đạo hiếu đễ của điều Nhân. Khi đó, họ sẽ không
phạm thượng làm loạn. Ông nói: "con người làm người hiếu thuận với cha mẹ, kính
yêu huynh trưởng mà lại thích xúc phạm bề trên, ít có người như vậy, con người
không thích xúc phạm bề trên mà lại làm loạn, hạng người đó cũng chưa từng có"
(Luận ngữ, học nhi). Nguyên nhân khác là do họ bị đối xử tàn tệ: "người bất nhân
mà bị ghét thái quá sẽ sinh loạn" (Thái bá).
Ông phản đối chế độ "Pháp trị" và thấy rằng nhân dân cũng có nhu cầu được
đối xử một cách nhân ái: "Dân cần nhân đức còn khẩn thiết hơn cả cần nước" (Luận
ngữ, Vệ linh công). Tóm lại, Nhân đức là nguyên tắc chung gắn kết giữa người
quản lý và người bị quản lý nhằm đạt hiệu quả xã hội cao.
Xuất phát từ nhận thức như vậy, Khổng Tử đã đề ra chính sách quản lý là
"Đức trị", tức là bổ sung Đức và Lễ vào chỗ thiếu chủa chính sách dùng chính và
hình lúc bấy giờ. Ông nói: "Dùng chính pháp để dẫn dụ dân, dùng hình phạt để
chỉnh tề dân, dân chỉ tạm thời khỏi mắc tội lỗi nhưng không có liêm sỉ. Nếu như
dùng đạo đức để dẫn dụ dân, sửa lễ giáo để chỉnh tề dân, chẳng những dân có liêm
sỉ mà còn trừ bỏ được ác tâm mà lòng người quy phục" (Luận ngữ, Vi chính).
Muốn vậy, mọi người đều phải học và thực hành đạo Nhân: "Người quân tử học
đạo (Nhân) thì yêu người, kẻ tiểu nhân học đạo (Nhân) thì dễ sai khiến" (Dương
hóa). Người cai trị lại càng phải thực hiện tốt điều Nhân để dân chúng noi theo:
"Người quân tử ăn ở nhân hậu với người thân thì dân vui vẻ bắt chước theo điều
Nhân" (Luận ngữ, Thái bá).
Theo ông, để thực hiện Đức trị thì phải có những chính sách để quan tâm đến dân
chúng như: biết lo cho dân: "Vì lợi ích của dân làm lợi cho dân", phải tiết kiệm "trị lý
3

TiÓu luËn LÞch sö t tëng qu¶n lý
một nước có ngàn cỗ binh xa nên tiết kiệm chi dùng và thương yêu dân", sai khiến dân
phải hợp thời: "Sai khiến dân chúng nên theo thời gian nhất định" (Luận ngữ, Học nhi).
Đối với việc cử người tham gia quản lý đất nước theo ông phải cử "hiền tài",
lựa chọn những người có năng lực, tài đức, không phản bội nguyên tắc thân nhân
của nhà Chu.
Để làm rõ vị trí, vai trò của người quản lý, Khổng Tử đã đề ra thuyết "chính
danh". Khi Tử Lộ hỏi nếu được vua nước Vệ mời ra làm chính sự thì phải làm việc
gì trước, Khổng Tử trả lời: "phải chính danh". Ông nói: "Danh không chính thì lời
nói không thuận lý; lời nói không thuận thì sự việc không thành; sự việc không thành
thì lễ nhạc, chế độ không kiến lập được; lễ nhạc chế độ không kiến lập được thì hình
phạt không trúng; hình phạt không trúng thì dân không biết đặt tay vào đâu. Cho nên
người quân tử đã dùng cái danh thì tất phải nói ra được; đã nói điều gì tất phải làm
được". Điều gọi là "chính danh" tức là phải đặt tên đúng sự vật, gọi sự vật bằng đúng
tên của nó khiến danh đúng với thực chất sự vật. Ông cho rằng ở xã hội loạn lạc như
bấy giờ, bề tôi giết vua, con giết cha... thì chỉ cần đem những con người và sự việc
không phù hợp với lễ đã quy định để đính chính, sửa chữa lại thì sẽ xây dựng được
trật tự xã hội. Khi vua có danh phận vua, tôi có danh phận tôi, cha có danh phận cha,
con có danh phận con thì "danh chính ngôn thuận", thiên hạ thái bình.
II. Tư tưởng “Pháp trị” của Hàn Phi Tử
1. Cuộc đời Hàn Phi
Theo "Sử ký" của Tư Mã Thiên, Hàn Phi là một công tử nước Hàn, học rộng,
biết cả đạo Nho, đạo Lão, nhưng thích nhất học thuyết pháp gia và có tư tưởng mới
về pháp trị. Ông thuộc tầng lớp quý tộc nhưng có tinh thần tiến bộ, trọng những kẻ
sĩ giỏi pháp thuật, chê bọn quý tộc cũ là cổ hủ, vô dụng.
Ông là người có lòng yêu nước rất cao, quan tâm sâu sắc đến công việc cai
trị - quản lý. Lý luận cai trị của ông sắc bén, duy lý, thậm chí đến mức lạnh lùng,
tàn nhẫn. Hàn Phi để lại cho đời các tác phẩm của ông gồm khoảng một vạn chữ,
300 năm sau ngày Hàn Phi mất, Lưu Hướng thu thập được 50 thiên.
2. Lý luận pháp trị của Hàn Phi

Chúng ta có thể thấy tư tưởng quản lý của phái pháp gia là một hệ thống lý
thuyết khá đầy đủ, sắc bén về quản lý trong bối cảnh lịch sử quân chủ phong kiến
thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Xuyên suốt và nổi bật qua tác phẩm Hàn Phi Tử là
các tư tưởng về thế, thuật cai trị và pháp luật với tư cách là một công cụ hữu hiệu
nhất để quản lý đất nước.
4
TiÓu luËn LÞch sö t tëng qu¶n lý
Trị nước trong chế độ quân chủ chủ yếu được coi là công việc của một
người, đó là vua. Tuy nhiên, trong lý luận cai trị của Hàn Phi, ông đã có sự phân
chia các loại chủ thể khác nhau và các công cụ để các chủ thể đó thực hiện chức
năng của mình: đó là vua và bầy tôi, tức là các bậc quan lại. Vua chủ yếu trị quan,
các quan mới là người trị dân. Vua chủ yếu dùng "thuật", các quan chủ yếu nắm
giữ pháp luật: "phàm cái thuật trị nước là cái nhà vua nắm lấy, pháp luật là cái mà
các quan phải làm thầy" (Thuyết nghi).
Như vậy, quan niệm về cai trị - tức quản lý - của Hàn Phi đã có một bước
tiến đáng kể khi ông phân loại chủ thể quản lý cũng như các phương pháp, công cụ
quản lý khác nhau giữa các loại chủ thể đó. Cách phân loại này cho phép ông đi sâu
hơn, chặt chẽ hơn khi phân tích chức năng cai trị của từng loại chủ thể. Đối với
vua, Hàn Phi đề cao Thế và Thuật; với quan lại, ông chủ yếu tập trung bàn về pháp
(pháp luật). Thưởng phạt là công cụ hữu hiệu mà các chủ thể đều phải dùng - dĩ
nhiên pháp luật, thưởng phạt đều do vua đề ra và nắm giữ. Điều đó cho thấy, cho
dù có sự phân định chủ thể cai trị thì Hàn Phi - người tôn thờ chế độ quân chủ - vẫn
chủ yếu coi công việc cai trị là công việc của nhà vua.
Theo Hàn Phi, để cai trị được đất nước, trước hết, ông vua phải có Thế, tức
là cái uy, cái danh, cái vị thế của quyền lực tối cao; đồng thời phải có Thuật, tức là
có "kỹ năng", cách thức (cả kỹ thuật và cả tâm thuật) để điều khiển quan lại dưới
trướng và quản lý muôn dân. Hàn Phi viết: "Vị vua sáng suốt sở dĩ lập được công,
thành được danh là nhờ có 4 điều: một là thiên thời, hai là lòng người, ba là kỹ
năng, bốn là cái thế và địa vị" (Công danh).
a) "Thế" trong quản lý

Thế và địa vị là quyền uy tối cao của nhà vua. Để đề cao "Thế" trong cai trị,
theo Hàn Phi "cái uy không thể cho mượn, cái quyền không thể chung với người
khác" (Hữu độ). Biểu hiện của cái uy, cái quyền - tức là biểu hiện của Thế - ở chỗ,
nhà vua là người duy nhất đề ra luật pháp, nhà vua nắm giữ thưởng phạt. "Kẻ làm
vua nếu tự mình dùng hình phạt và ân đức thì bầy tôi sợ cái uy của nhà vua mà
chạy theo cái lợi của họ" (Hai cái cán). "Thế" theo Hàn Phi không phải là do đức
mà có, cũng không phải chỉ bằng pháp luật hà khắc, dã man. Hàn Phi là người thực
dụng và nguyên tắc nên khi nói về "Thế" và điều kiện để có được "Thế", ông đồng
thời đề cao pháp luật và thưởng phạt: "pháp luật công bằng, thưởng phạt công
minh, cho nên, điều sửa chữa được sai lầm của người trên, trị được cái gian của kẻ
dưới... thống nhất đường lối của dân không gì bằng pháp luật" (Hữu độ). Thưởng
5
TiÓu luËn LÞch sö t tëng qu¶n lý
phạt dùng để tạo nên "Thế", nhưng "Thế" cũng chính là yếu tố nhất thiết phải có để
sử dụng pháp luật và thưởng phạt có hiệu quả. Theo ông, "các bậc thánh nhân dùng
làm đạo trị nước có ba điều một là lợi, hai là uy, ba là danh. Nói chung lợi là cái để
giành được dân; uy là cái để thi hành mệnh lệnh, danh là cái để trên lẫn dưới đều
theo" (Nguỵ sử). Mối quan hệ giữa pháp luật và "Thế" cũng vậy, trong chương Nạn
thế, ông viết: "nếu họ (tức vua) giữ pháp luật ở vào cái thế thì trị an, nếu họ từ bỏ
pháp luật, gạt bỏ cái thế thì loạn".
Trong lý thuyết của mình, Hàn Phi bàn nhiều đến thưởng phạt như là yếu tố
hàng đầu tạo nên "Thế" của nhà vua. Thưởng phạt "nâng cao uy quyền của vua" và
"sử dụng hết năng lực" của bầy tôi. Dù có vẻ hơi nghiệt ngã và tàn nhẫn khi nói về
thưởng phạt, nhưng Hàn Phi luôn thống nhất một điểm: thưởng phạt phải chắc
chắn, công bằng, nghiêm minh; thưởng phải hậu, phạt phải nặng. Thưởng phạt
không những tạo nên "Thế" của vua mà còn tạo nên "Thế" của nước, Hàn Phi viết:
"Nêu cao phép tắc cai trị thì nước nhỏ cũng giàu. Nếu việc thưởng phạt được tôn
trọng và chắc chắn thì dân tuy ít cũng mạnh" (Sức tà).
Chính sách thưởng phạt không phải ngẫu nhiên mà được Hàn Phi đề cập nhiều
và có phần cực đoan như thế. Điều đó xuất phát từ quan niệm bản chất con người là

vì tư lợi, con người sẵn sàng làm tất cả hoặc không làm gì cả nếu có lợi cho bản thân
họ. Vì thế, một mặt, để dùng được người, để "sử dụng hết năng lực" của họ, không gì
bằng đem lại cái lợi cho họ, tức dùng phần thưởng; mặt khác, để loại bỏ được những
yếu tố gây loạn cho xã hội thì phải dùng hình phạt nặng. Người ta cho rằng Hàn Phi
là con người lạnh lùng và "ít có giọng thương dân", nhưng tìm hiểu sâu về mục đích
của thưởng phạt, phân tích về cách thức áp dụng thưởng phạt ta mới thấy tư tưởng
tiến bộ và tấm lòng yêu dân của ông. Những ý tưởng của ông về chế độ thưởng phạt
trong cai trị, ngoại trừ những yếu tố cực đoan, rất có giá trị trong thực tiễn quản lý.
Hình phạt không phải để trừng trị dân mà chính là lo lắng cho dân, "làm lợi cho dân
và tiện cho thứ dân" - đối tượng quản lý. Ông viết: "kẻ bị phạt nặng là những bọn
trộm cướp, và kẻ được thương yêu lo lắng là dân lành" (Lục phản). Để đề cao tác
dụng của việc áp dụng hình phạt nặng, ông còn nhấn mạnh: "vì vậy cho nên con
đường dùng hình phạt nhẹ nếu như không phải là làm cho nước loạn thì cũng là
chăng bẫy lừa dân vậy. Cái này mới có thể gọi là làm thương tổn đến dân" (Lục
phản). Dĩ nhiên chính sách thưởng phạt của Hàn Phi là thái quá song ông quan tâm
lớn hơn đến tính mục đích của cai trị, đó là yên dân, là mạnh nước. Ở thời ông, và so
với chính sách Đức trị thì tư tưởng về chính sách thưởng phạt của ông vẫn có tính
6

×