Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH TAKA Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.79 KB, 61 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY TNHH TAKA VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : ThS. LƯƠNG THU HÀ
Sinh viên thực hiện : PHAN THỊ MẾN
Mã sinh viên : CQ528459
Lớp : QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 52C

Hà Nội - 2014
MỤC LỤC
SV: Phan Thị Mến Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52C
DANH MỤC BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ 1: TỔ CHỨC CÔNG TY
SV: Phan Thị Mến Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52C
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải thích
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TDT Tổng doanh thu
LNTT Lợi nhuận trước thuế
LNST Lợi nhuận sau thuế
LBQ Lương bình quân
NNS Nộp ngân sách
SV: Phan Thị Mến Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52C
LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề quản trị nguồn nhân lực và tạo động lực không chỉ có tầm quan trọng
đặc biệt với một Công ty nói chung và đối với các quản trị gia nói riêng. Không có
một hoạt động nào của Công ty mà mang lại hiệu quả nếu thiếu quản trị nguồn nhân


lực. Quản trị nguồn nhân lực và tạo động lực cho người lao động là nguyên nhân
của sự thành công hay thất bại trong các hoạt động kinh doanh. Mục tiêu cơ bản của
bất cứ Công ty nào cũng là sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực để đạt
được mục đích của Công ty đó. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy được vai
trò của yếu tố con người cho các mục tiêu phát triển? Đây là bài toán khó cho tất cả
các công ty, doanh nghiệp, trong đó có Công ty TNHH TAKA Việt Nam. Công ty
cần phải có những chính sách tốt đối với nguồn nhân lực của mình để khuyến khích
họ hăng say làm việc.
Trên thực tế đang xảy các vấn đề như: Người lao động của Công ty vẫn
thường xuyên thuyên chuyển công việc sau một thời gian làm việc tại các công ty,
họ có xu hướng tìm cho mình một công việc có mức thu nhập cao hơn, chế độ đãi
ngộ tốt hơn để thay thế công việc hiện tại.Giờ đây tư tưởng làm việc lâu dài, gắn bó,
trung thành với Công ty không còn là nhiệm vụ thiết yếu của người lao động nữa,
tình trạng này còn phổ biến hơn đối với người lao động hiện nay. Nguyên nhân
chính là các Công ty chưa có chế độ đãi ngộ thỏa đáng và chưa xây dựng được cơ
chế tạo động lực cho nhân viên vì thế đã gây ra những phản ứng từ trái chiều từ
phía nhân viên của mình.
Có thể nói rằng phần lớn các Công ty ở Việt Nam chưa có sự quan tâm thích
đáng đối với các hoạt động tạo động lực cho nhân viên. Các hoạt động tạo động lực
này thường chỉ xuất hiện ở các Công ty nước ngoài.
Công ty TNHH TAKA Việt Nam đang trên con đường mở rộng và phát triển.
Vì thế khích lệ người lao động trong giai đoạn này của Công ty là vô cùng quan
trọng nhằm tăng năng suất lao động nói riêng và lợi nhuận kinh doanh nói chung.
Vì vậy để nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh
nghiệp phải chú ý đến vấn đề quản trị nguồn nhân lực nói chung và nâng cao công
tác tạo động lực cho người lao động nói riêng là cần thiết. Là sinh viên khoa quản
SV: Phan Thị Mến Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52C
trị kinh doanh, đứng trước thực trạng trên em mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“Tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH TAKA Việt Nam”
1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.

 Mục tiêu của đề tài là việc nghiên cứu những lý luận chung cơ bản về
công tác tạo động lực làm việc cùng với các chính sách tạo động lực.
 Phân tích thực trạng tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH
TAKA Việt Nam
 Đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng chính sách tạo động lực cho
người lao động tại Công ty TNHH TAKA Việt Nam.
2. Đối tượng nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu: Chính sách tạo động lực trong Công ty TNHH
TAKA Việt Nam và các nội dung chính sách tạo động lực, các yếu tố tác động đến
chính sách tạo động lực trong Công ty.
 Pham vi nghiên cứu :
 Về không gian : Công ty TNHH TAKA Việt Nam
 Về mặt thời gian : Từ năm 2009 – 2013
 Về quy mô : Sự hỗ trợ trực tiếp về kinh nghiệm của ban lãnh
đạo Công ty và nhân viên phòng marketing.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các
quan điểm đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và của nhà nước Việt
Nam là cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu đề tài. Ngoài ra còn sử dụng phương
pháp
 Phương pháp phân tích tổng hợp
 Phương pháp khái quát hóa
 Phương pháp so sánh đánh giá, khảo sát thực tế hoạt động đào tào và bổi
dưỡng nhân lực tại Công ty TNHH TAKA Việt Nam.
SV: Phan Thị Mến Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52C
4. Kết cấu của đề tài
Chương I: Giới thiệu chung về Công ty TNHH TAKA Việt Nam.
Chương II: Phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại
Công ty TNHH TAKA Việt Nam.
Chương III: Một số kiến nghị, giải pháp xây dựng chính sách tạo động lực cho

người lao động
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám đốc, Phòng
Marketing của Công ty TNHH TAKA Việt Nam và sự hướng dẫn nhiệt tình của cô
giáo – ThS. Lương Thu Hà – Giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh, trường Đại học
Kinh tế quốc dân, trong suốt thời gian em thực hiện chuyên đề này.
Tuy nhiên do hạn chế về năng lực bản thân và thời gian nghiên cứu nên
chuyên đề thực tập này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý
kiến đánh giá đối với chuyên đề của Ban Giám đốc, Phòng Marketing của Công ty
TNHH TAKA Việt Nam và của cô giáo – ThS. Lương Thu Hà . Em xin chân thành
cảm ơn !
SV: Phan Thị Mến Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52C
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TAKA VIỆT NAM
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty TNHH TAKA là Công ty TNHH hai thành viên trở lên được thành
lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0102028039 ngày 08/09/2006 và giấy
phép sửa đổi ngày 25/02/2009 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH TAKA VIỆT NAM
- Tên giao dịch: VIET NAM TAKA COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: TAKA VINA CO.LTD
Địa chỉ Công ty
- Địạ chỉ : Phòng 201 tầng 2 nhà A khu Chung Cư Xuân Đỉnh – Đường Phạm
Văn Đồng – Từ Liêm – Hà Nội .
- Điện thoại : 04.3750.5029
- Fax : 04.37505027
- Website :www.takavietnam.vn
- Email :
- E – Store của thành viên :
Loại hình doanh nghiệp : Công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt
động theo luật doanh nghiệp .

- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
+ Kinh doanh bếp gas.
+ Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa
+ Lắp ráp các sản phẩm bếp gas.
Sau 9 năm hoạt động trên thị trường, thương hiệu TAKA Việt Nam đã trở
thành một trong những thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực lắp ráp và phân phối
thiết bị nhà bếp cao cấp với sản phẩm bếp gas âm, bếp gas dương, Với nỗ lực không
ngừng nghiên cứu và phát triển, sản phẩm mang thương hiệu TAKA Việt Nam đã
cung cấp các giải pháp tổng thể về thiết bị nhà bếp, sản phẩm đa dạng về mẫu mã,
kiểu dáng, tiết kiệm nhiệt năng và bảo vệ môi trường đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của thị trường.
Bếp gas Âm: Bếp gas TAKA có thiết kế mặt kính chịu lực, chịu nhiệt, hệ
thống đánh lửa bằng pin, cảm ứng ngắt ga tự động an toàn, cụm van đồng an toàn
siêu bền. Đặc biệt khay INOX cao cấp không gỉ và men phủ chịu nhiệt với nhiều
SV: Phan Thị Mến Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52C
loại đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng .
Bếp gas Dương: TAKA, HISAMA, MADA được thiết kế sang trọng tinh tế,
chịu lực, chịu nhiệt, dễ làm sạch, đảm bảo an toàn trong sử dụng.
Thiết bị nhà bếp và đồ gia dụng cao cấp.
Bằng việc đưa những công nghệ mới vào sản xuất TAKA Việt Nam đã cung
cấp cho thị trường các sản phẩm chất lượng cao – dịch vụ tốt nhằm đem lại lợi ích
tốt nhất cho khách hàng.
Trong thời gian đầu mới thành lập Công ty đã gặp phải không ít khó khăn
trong việc kinh doanh, tìm kiếm bạn hàng và chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ của
các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp lớn cùng ngành vốn đã có
tiếng trên thị trường như Ploma ; Rinnai…Đứng trước tình hình này, ban lãnh đạo
Công ty TNHH TAKA Việt Nam đã trăn trở tìm ra hướng đi đúng đắn cho sản
phẩm của mình và sự phát triển của doanh nghiệp mình nhằm đảm bảo công ăn
việc làm và thu nhập cho người lao động. Với sự thay đổi nhanh chóng của cơ chế
thị trường, ban lãnh đạo doanh nghiệp đã mạnh dạn đổi mới phương thức kinh

doanh. Từ chỗ chỉ nhập khẩu thông thường các sản phẩm bếp gas nguyên chiếc và
bán buôn cho khách hàng trong nước, năm 2008 doanh nghiệp đã chuyển sang vừa
nhập khẩu thông thường vừa nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá. Hàng năm Công ty
đã tiến hành đăng ký tỷ lệ nội địa hóa với nhà nước và nhập khẩu các linh kiện theo
tỷ lệ đã đăng ký rồi lắp ráp tại nhà máy để hưởng các chính sách ưu đãi.
Do yêu cầu thực tế, năm 2009 Doanh nghiệp đã thành lập nhà máy lắp ráp có
trụ sở chính tại Đông Anh, Hà Nội. Nhà máy được trang bị đầy đủ máy móc, có đội
ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có dây chuyền công nghệ sản xuất, lắp ráp đảm
bảo tiêu chuẩn và đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật. Từ năm 2009 nhà máy đã
tiến hành lắp ráp, từ đó tới nay số lượng không ngừng tăng lên.Tính đến năm 2011
nhà máy đã lắp ráp được trên 10.000 sản phẩm bếp gas. Vì vậy, tỷ lệ nội địa hoá
nâng cao (từ 26,7% năm 2009 lên 46,4% năm 2011 tạo đà cho sự tăng trưởng của
công ty).
Từ khi thành lập đến nay, Doanh nghiệp phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của
quy luật cung cầu dưới sự chi phối của nền kinh tế thị trường tương đối mới với các
doanh nghiệp Việt Nam bởi thế cho nên TAKA đã chủ động tìm kiếm bạn hàng cả
SV: Phan Thị Mến Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52C
trong và ngoài nước. Đến nay TAKA Việt Nam đã thiết lập được quan hệ làm ăn
thân thiết với các bạn hàng ở nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc,
Italia,
TẦM NHÌN
Là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản xuất và phân phối thiết bị nhà
bếp cao cấp trên thị trường Việt Nam. Nỗ lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm,
ứng dụng công nghệ hiện đại trên thế giới, nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp
các giải pháp tiện ích nâng cao giá trị sử dụng sản phẩm. Thương hiệu TAKA đứng
trong danh sách top 5 thương hiệu tốt nhất trong sản xuất và phân phối thiết bị nhà
bếp tại Việt Nam.
Xây dựng Công ty vì một thương hiệu hàng đầu, chuyên nghiệp trong phân
phối và sản xuất.
SỨ MỆNH

Nỗ lực phát huy năng lực sáng tạo của Công ty, nghiên cứu và phát triển, kết
hợp công nghệ hiện đại – tiên tiến trên thế giới.
Xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, một Công ty vững mạnh,
đoàn kết.
Kết nối để xây dựng giá trị mới.
TRIẾT LÝ KINH DOANH
Nền tảng vững chắc của sự phát triển bền vững là Con Người.
Giá trị cốt lõi của sản phẩm là sự kết hợp Trí tuệ và Công nghệ hiện đại trên
thế giới, đáp ứng tối ưu nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Chính sách kinh doanh linh hoạt. Phương châm của mọi hoạt động là Hợp tác
thành công – Nâng tầm giá trị - Cùng thịng vượng.
NĂNG LỰC SẢN XUẤT
Nhà máy: Thôn Thuỵ Hà – xã Bắc Hồng - huyện Đông Anh – Hà Nội
Diện tích: 1000 m2
Dây truyền công nghệ: Lắp ráp và sản xuất trên dây truyền công nghệ Nhật Bản.
Năng suất: 10.000 sản phẩm/ tháng.
HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI
Hiện nay, hệ thống kênh phân phối của Công ty TNHH TaKa Việt Nam đã
phát triển rộng khắp trên cả nước nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và
gia tăng chất lượng dịch vụ bán hàng. Công ty đã phát triển hệ thống 11 chi nhánh
SV: Phan Thị Mến Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52C
trên toàn quốc gồm Hà Nội, Sơn Tây - Hà Nội, Đông Anh - Hà Nội, Hải Dương,
Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Việt Trì - Phú Thọ, Nghệ An và Tp. Hồ Chí
Mình. Mở rộng hơn 2000 đại lý. Chúng tôi không ngừng lớn mạnh và cải thiện vị
thế của mình trên thị trường. Hệ thống kênh phân phối lớn mạnh mang lại sự tiện
lợi trong khâu dịch vụ khách hàng, giúp chúng tôi đem đến sự thoả mãn và hài lòng
khách hàng. Củng cố niềm tin và đem lại sự lựa chọn hoàn hảo cho người tiêu dùng
Việt Nam.
HỆ THỐNG CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN
Công ty TNHH TAKA Việt Nam cam kết kinh doanh sản phẩm, hàng hoá

theo đúng tiêu chuẩn đã công bố và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước khách hàng và
người tiêu dùng, cơ quan quan lý nhà nước về những hành vi đối với những tiêu
chuẩn công bố.
Tiêu chuẩn cơ sở: TCCS 05:2010\TK – 730A
Áp dụng cho sản phẩm: Bếp âm kính TAKA
Tiêu chuẩn cơ sở: TCCS 04: 2010\TK – 606A
Áp dụng cho sản phẩm: Bếp dương kính pin nhấn TAKA
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của Công ty TNHH TAKA Việt Nam
1.2.1. Chức năng của Công ty TNHH TAKA Việt Nam
Hoạt động chủ yếu của Công ty TNHH TAKA Việt Nam là lắp ráp và kinh
doanh xuất nhập khẩu. Cụ thể là nhập khẩu các linh kiện để lắp ráp các sản phẩm
bếp gas và thiết bị nhà bếp, sau đó bán buôn và bán lẻ cho các khách hàng trong
nước. Ngoài ra Công ty còn hoạt động như sửa chữa các thiết bị nhà bếp cho gia
đình.
1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty TNHH TAKA Việt Nam
Là một Công ty TNHH hai thành viên, được thành lập và hoạt động kinh
doanh nhập khẩu theo quy định của pháp luật nên TAKA có nhiệm vụ như:
- Là một Công ty nên nhiệm vụ hàng đầu của TAKA Việt Nam là lợi nhuận,
đảm bảo lợi ích cho toàn thể nhân viên trong toàn Công ty trên cơ sở đảm bảo tất cả
những yêu cầu đề ra về cơ sở vật chất, môi trường làm việc, hỗ trợ các điều kiện
khác cho nhân viên như đào tạo nâng cao trình độ, ăn ở cho nhân viên.
- Công ty nghiên cứu sản phẩm, nâng cao năng suất lao động áp dụng những
SV: Phan Thị Mến Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52C
tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm năng cao năng suất, chất lượng cho phù hợp với thị
trường. Bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo đúng quy định của nhà nước.
- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn, quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh,
có lãi để tạo thêm nguồn vốn tái bổ sung cho kinh doanh, mở rộng hoạt động
kinh daonh, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
- Thưc hiện việc chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời
sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho

người lao động.
- Tuân thủ các quy định của Nhà Nước.
- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Là một Công ty hạch toán độc lập về kinh tế, có tư cách pháp nhân, có con
dấu riêng theo quy định của Nhà nước, được mở tài khoản tại ngân hàng và tự chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình.
Hiện nay tổng số nhân viên toàn Công ty là 95 người, được phân bổ vào 4
phòng chức năng và 1 nhà máy lắp ráp.
1.2.3. Cơ cấu Công ty bộ máy quản lý của Công ty TNHH TAKA
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý có vai trò quan trọng nó quyết định toàn bộ hoạt
động của tổ chức. Một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tốt sẽ giúp cho mọi người
thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình một cách thuận lợi và có hiệu quả
hơn. Hơn nữa còn gắn mục tiêu riêng của từng bộ phận với nhau và phục vụ mục
tiêu chung của tổ chức. Đó là nhân tố quyết định sự thành công trong hoạt động của
mình.
Mặt khác một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ giúp cho tổ chức đó thích
nghi với môi trường kinh doanh đầy biến động, nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ
chức đó với các tổ chức khác trong cùng lĩnh vực.Vì thế giúp cho doanh nghiệp
chiến thắng trong cạnh tranh và tránh cho doanh nghiệp khỏi rơi vào tình trạng phá
sản hay thua lỗ.
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH TAKA
SƠ ĐỒ 1: TỔ CHỨC CÔNG TY
SV: Phan Thị Mến Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52C
Chú thích
Chỉ đạo trực tiếp :
Tác động tương hỗ :
( Nguồn: Phòng hành chính nhân sự )
Chức năng và quyền hạn của từng phòng ban
Giám đốc:
+ Có nhiệm vụ điều hành các hoạt động hằng ngày của công ty, chịu trách

nhiệm về quyền và nghĩa vụ được giao trước ban giám đốc.
+ Có trách nhiệm tạo hành lang pháp lý thể hiện bằng các quy chế đồng bộ về
các mặt công tác.
+ Có nhiệm vụ quản lý toàn diện, chịu trách nhiệm mọi mặt hoạt động sản
xuất kinh doanh và đời sống tạo mọi điều kiện thuận lợi để các phòng ban trong
Công ty thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
+ Thực hiện các cuộc họp định kì để kiểm tra và giải quyết kịp thời các khó
khăn vướng mắc, mâu thuẫn của công ty.
Phòng kế toán:
+ Giúp giám đốc trong khâu quản lý toàn công ty, tổ chức hạch toán đầy đủ và
đúng pháp lệnh thống kê kế toán của nhà nước.
+ Định kỳ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của
SV: Phan Thị Mến Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52C
Giám đốc
P. KD
GĐ Ngân hàng
Phòng
Marketing
Phòng
Kế toán
Phòng Xuất
nhập khẩu
Phòng
Nhân sự
Phòng
Kỹ thuật
Các
chi nhánh
Phân xưởng
Công ty cho giám đốc và cơ quan quản lý cấp trên theo yêu cầu của Nhà nước.

+ Kết hợp với các phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc trong việc
xây dựng kế hoạch tài chính của từng đơn vị và đề xuất các biện pháp giám sát việc
thực hiện đó.
+ Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các phương án kinh doanh của phòng kinh
doanh từ khi bắt đầu đến khi kết thúc các thương vụ.
+ Góp ý với giám đốc về các vướng mắc phát sinh trong hoạt động kinh
doanh.
+ Theo dõi tiến độ thực hiện các hợp đồng kinh tế, xuất nhập hóa đơn bằng
chứng từ và đôn đốc việc thu tiền hàng và tiền thuế theo luật định và hoàn tất các
thủ tục hành chính khi kết thúc thương vụ.
Phòng xuất nhập khẩu:
+ Là đầu mối tham mưu giúp cho Giám đốc trong các hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu, chủ yếu trong các lĩnh vực như xây dựng và phổ biến kế hoạch xuất
nhập khẩu hàng năm của công ty.
+ Trực tiếp tiến hành các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, thực hiện các
hoạt động về đối nội, đối ngoại trong toàn công ty.
+ Nghiên cứu các điều kiện và môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu trong và
ngoài nước.
Phòng nhân sự:
+ Phòng Hành chính - Nhân sự là phòng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc
về công tác tổ chức, nhân sự, hành chính, pháp chế, truyền thông và quan hệ công
chúng (PR) của Công ty. Bao gồm:
+ Tổ chức, sắp xếp lao động của công ty, trên cơ sở gọn nhẹ, phù hợp với yêu
cầu quản lý và trình độ, năng lực của từng người nhằm phát huy tối đa năng lực của
cán bộ công nhân viên, lao động và tăng năng suất lao động;
+ Theo dõi và thực hiện công tác dạy nghề cho lao động;
+ Xây dựng kế hoạch tiền lương, thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội;
+ Đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành các nội quy, quy chế của Đảng và Nhà
nước đề ra các nội quy, quy chế của công ty;
+ Thực hiện công tác đăng thông tin tuyển dụng và tuyển dụng lao động khi có

SV: Phan Thị Mến Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52C
Công ty có nhu cầu;
Phòng Marketing
+ Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng
+ Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu
+ Khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng
+ Phân khúc thị trường, xác định thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu
+ Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường
mong muốn ( thực hiện trước khi sản xuất sản phẩm )
+ Quản trị sản phẩm về chu kỳ sống: Sự ra đời, phát triển, bão hòa, suy thoái
và đôi khi là hồi sinh
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược Marketing như 4P ( sản phẩm ,
giá cả , phân phối, chiêu thị ) 4C ( nhu cầu, mong muốn, tiện lợi và thông tin )
Phòng kỹ thuật
Gồm xưởng sản xuất, xưởng gia công, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng,
kho, vận chuyển.
+ Tổ chức nghiên cứu, áp dụng quy trình về hệ thống đo lường chất lượng,
kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất chế tạo tại các phân xưởng.
+ Theo dõi tình hình sản xuất của Công ty bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đề ra.
+ Kiểm tra các mặt hàng mà Công ty thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu.
+ Nghiên cứu cải tiến đổi mới thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đề
xuất sản phẩm không phù hợp.
+ Tiến hành tổng kết, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng tháng, tìm ra những
nguyên nhân không đạt để đưa ra biện pháp khắc phục.
+ Chịu trách nhiệm quản lý, vận chuyển sản phẩm cho khách hàng.
+ Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng.
Như vậy cơ cấu của Công ty được thiết kế theo kiểu trực tiếp với chế độ một
thủ trưởng lãnh đạo dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ nhưng mặt hạn chế
TAKA còn phân bổ ra quá nhiều phòng ban gây nhầm lẫn giữa quyền hạn và trách
nhiệm của từng phòng, TAKA nên gộp các phòng ban, tinh giản bộ máy để dễ dàng

quản lý.
1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH TAKA Việt Nam
Công ty TNHH TAKA Việt Nam là một Công ty có quy mô khá lớn. Đây là
SV: Phan Thị Mến Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52C
một Công ty vừa thực hiện chức năng thương mại,vừa thực hiện chức năng sản xuất
như lắp ráp, do đó cơ cấu vốn của Công ty có những nét đặc thù riêng và hiệu quả
hoạt động của Công ty chịu sự tác động của cả hai mảng này trong đó chủ yếu là
hoạt động thương mại.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp và xuất nhập khẩu ủy thác, phổ biến
là hình thức xuất nhập khẩu trực tiếp, hình thức này có thể giúp cho Công ty chủ
động được trong mọi vấn đề. Tính riêng về hoạt động nhập khẩu thì nhập khẩu trực
tiếp mang lại 65% lợi nhuận cho công ty.
Mặt hàng kinh doanh phần nào đã quyết định đến thị trường của công ty. Đối
với hoạt động nhập khẩu, thị trường nhập khẩu của Công ty chủ yếu là các nước
thuộc khu vực Châu Á. Đó là những nước có nền kinh tế phát triển mạnh, có thể
đem lại cho nền kinh tế nước ta thuận lợi nhất định thông qua việc nhập khẩu hàng
hóa của họ.
1.4 Các đặc điểm về sản xuất kinh doanh chủ yếu
1.4.1 Đặc điểm về sản phẩm
Công ty TNHH TAKA Việt Nam là nhà cũng cấp chuyên nghiệp các giải pháp
tổng thể về thiết bị nhà bếp cao cấp trên thị trường Việt Nam với các sản phẩm: Bếp
ga âm, bếp ga dương, máy hút mùi và đồ gia dụng.
TAKA luôn nghiên cứu và phát triển kết hợp với đổi mới công nghệ nhằm
cung cấp cho thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt, công nghệ kĩ thuật cao,
mẫu mã đa dạng, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường …nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Ví dụ: Dòng sản phẩm bếp ga âm TAKA 6013 là sản phẩm tiêu biểu cho
những tiêu chí phát triển công nghệ kỹ thuật TAKA
- Bếp ga TAKA 6013 là sản phẩm bếp gas âm kính mang tính nghệ thuật và
tính ứng dụng cao với bộ chia lửa tổ ong hình tròn độc đáo, ngọn lửa xanh chân

thực, không tạo khí gây hiệu ứng nhà kính.
- Bếp sử dụng công nghệ cho ngọn lửa lên thẳng, nhiệt lượng tập trung trực
tiếp đáy nồi nên có thể tiết kiệm nhiên liệu lên tới 33%.
- Ngọn lửa thẳng giúp giảm lượng khói trong nhà bếp, giảm nhiệt độ quanh
bếp đến 20 độ C so với bếp gas thông thường, không sản sinh ra khí gas độc hại,
không gây đen đáy nồi trong quá trình đun nấu.
- Cảm ứng ngắt gas tự động được sử dụng công nghệ tiên tiến nhất, tuyệt đối
an toàn cho người sử dụng.
SV: Phan Thị Mến Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52C
Dòng sản phẩm bếp gas TAKA 6013 có 3 sản phẩm chính là: bếp gas âm
TAKA TK – 6013A, bếp gas âm TAKA TK – 6013B, bếp ga âm TAKA TK –
6013C.
Đặc điểm khác biệt của 3 sản phẩm này là công suất tiêu thụ. Đối với bếp gas
âm TAKA TK – 6013A mức tiêu thụ lớn nhất 2.3KW/2/2.3KW lần lượt 2 lò trái và
phải. Mức tiêu thụ của TK 6013B ít hơn 1 chút với mức 2.3KW/2.1KW. TK 6013C
có mức tiêu thụ nhỏ nhất với 2.1KW cho 2 lò.
Đặc tính kỹ thuật:
- Mặt kính đen chịu lực, chịu nhiệt, chống xước
- Kiềng gang đúc siêu bền.
- Pép chia lửa đồng, cấu trúc đặc biệt, tạo ngọn lửa tập trung
- Bếp gas âm 02lof, 03 vòng lửa
- Kích thước mặt kính: 740 x 430 (mm)
- Kích thước khoét đá: 670 x 360 (mm)
TAKA cũng cho ra đời sản phẩm mới với công nghệ vũ trụ, bước tiến mới
trong công nghệ bếp gas.
Bốn tính năng vượt trội của công nghệ tên lửa.
( Model: TK – 6013A,B,C )
- Tiết kiệm nhiên liệu: bếp công nghệ tên lửa có thể tiết kiệm nhiên liệu lên tới
(>40%)
- Bảo vệ môi trường: Giảm lượng khói trong nhà bếp, giảm nhiệt độ quanh

bếp ở mức 20
o
C, đun nấu sạch sẽ không sản sinh khí gas độc hại, đáy nồi không kết
than
- An toàn: ống dẫn gas đơn, không mối nối, không dò khí, trực tiếp dẫn gas
đánh lửa mạnh, không dễ bị tắc dẫn tới hiện tượng hồi lửa, dung dịch tràn ra ngoài
cũng không làm tắt ngọn lửa, không tạo độc khí gas.
- Hiện đại: Kết hợp giữa tính nghệ thuật và tính thực tế, ngọn lửa xanh chân
thực, cuộc sống ít khói than, cuộc sống hiện đại viên mãn. Bộ chia lửa tổ ong hình
tròn độc đáo.
Bộ chia lửa tiết kiệm nhiên liệu.
Trung tâm của bếp nằm ở bộ chia lửa, làm sao để lửa tập trung ở đáy nồi để
đạt được hiệu quả đun nấu tốt nhất? Đối với bếp truyền thống, lửa phân chia không
đều ở đáy nồi, lửa ở xung quanh sẽ to hơn lửa ở giữa đáy nồi, do vậy lửa cháy sẽ
không tập trung, nhiệt lượng tiêu hao (nhiệt lượng tổn thất) lớn, dẫn tới lãng phí
nhiên liệu, nhiệt độ xung quang bếp cao, dẫn tới tay cầm của nồi bị nóng. Để giải
SV: Phan Thị Mến Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52C
quyết những vấn đề trên, trải qua quá trình nghiên cứu và phát triển, trải nghiệm từ
lý thuyết đến thực tiễn, bếp gas với bộ chia lửa “tên lửa” đã ra đời. Đây là bước
tiến đột phá trong ngành công nghiệp bếp gas, áp dụng nguyên tắc lực đẩy tên lửa
của ngành công nghiệp vũ trụ, phương pháp đánh lửa trực tiếp theo phương thẳng
đứng. Phương pháp này đã thay đổi nguyên tắc cũng như kết cấu của bộ chia lửa
của loại bếp gas truyền thống, không khí đi lên trực tiếp cùng với khí CO tạo thành
hỗn hợp khí được đốt cháy hoàn toàn, do vậy đạt được hiệu quả cao trong việc bảo
vệ sức khỏe người sử dụng, bảo vệ môi trường, tiết kiệm nhiên liệu
1.4.2 Đặc điểm về thị trường
Ngày nay trong cuộc sống hiện đại hầu hết các gia đình đã thay bếp than bằng
Bếp Gas vì nó có nhiều tiện ích, công dụng, đa dạng và tiết kiệm thời gian hơn.
Ngọn lửa ở Bếp Gas cũng là điều tạo nên món ăn ngon vì khi nấu ăn có thể dễ dàng
điều chỉnh nhiệt độ cho các món ăn

Khí gas đã được khai thác và phát hiện trên thế giới cách đây hơn 100 năm.
Vậy mà vào thập niên 90 các nhà khoa học mới phát minh ra cấu tạo và công dụng
của chiếc van khóa mở gas tự động. Đây là một thành quả khoa học cứu sống biết
bao tính mạng cho loài người và đưa nền khoa học kỹ thuật thế giới lên đến hoàn
thiện.
Hiện nay ngoài Bếp Gas đơn thuần thì cũng xuất hiện nhiều loại bếp hỗn hợp
để đáp ứng nhu cầu khách hàng như bếp gas kết hợp bếp điện, Bếp Gas kết hợp Bếp
Từ, Bếp Gas kết hợp cả Bếp điện và Bếp từ…
Thị trường bếp gas là một thị trường mang tính chất cạnh tranh, là sự pha trộn
giữa cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền. Do sự khác biệt giữa các
sản phẩm không lớn (rất khó phân biệt) nên các Công ty tham gia vào thị trường tìm
cho mình một hoặc nhiều nhãn hiệu để phân biệt với nhãn hiệu của đối thủ, điều
này gây khó khăn cho người tiêu dùng khi lựa chọn. Các công ty ngày nay sử dụng
rất nhiều các hình thức, các chiêu tiếp thị khác nhau để tăng khả năng cạnh tranh
nhãn hiệu của mình. Sản phẩm Bếp Gas Nhật Bản là sản phẩm đặc thù ít, có hàng
hóa thay thế, do đó linh kiện luôn đi kèm cùng Bếp.
Cũng trên thị trường hiện nay Bếp Gas ngày càng đa dạng về kiểu dáng cũng
như chất lượng. Người ta có thể đọc lên hàng chục hãng Bếp Gas như: TeKa, Rinnai,
Giovani, Goldsun, Sunhome,… Nhìn chung, chúng ta có thể chia nó làm 3 dòng cơ
SV: Phan Thị Mến Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52C
bản: Dòng nhập khẩu nguyên chiếc: Teka, Fagor (Tây Ban Nha), Rinnai (Nhật Bản),
Bosch (Đức), Baumatic (Anh),… Dòng liên doanh: Giovani, Faber, Electrolux,
Binova,… Và dòng sản xuất tại Việt Nam: Goldsun, Sunhome, Namilux…
Hàng nhập khẩu nguyên chiếc hiện nay nổi lên dòng bếp của Teka, Fagor,
Taka, Rinnai,… Với kinh nghiệm lâu năm về thiết bị bếp các hãng này đã xâm nhập
vào thị trường Việt Nam và được mọi người biết đến như một hàng cao cấp dành
cho những gia đình khá giả…
Chất lượng Bếp Gas cũng rất đa dạng có từ cao cấp đến bếp gas thường. Bếp
Gas cao cấp chủ yếu do bốn Công ty lớn cung cấp ra thị trường. Loại bếp gas cao
cấp này được tiêu thụ mạnh ở trong thành phố lớn. Bếp Gas trung bình và thấp một

phần nhỏ do TAKA khác nhập từ Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch. Loại Bếp
Gas này có chất lượng thấp đôi khi rất thấp, nhãn hiệu ít xuất hiện, giá bán rất thấp
chủ yếu tiêu thụ ở các vùng dân cư thưa thớt. Một khối lượng lớn bếp gas kém phẩm
chất được tiêu thụ ngoài thị trường, do chưa có quy định về tiêu chuẩn chất lượng và
thiếu sự kiểm soát về chất lượng sản phẩm. Một số Công ty do cơ sở vật chất kém,
vốn kinh doanh ít nên đã nhập một khối lượng lớn bếp gas có chất lượng không đảm
bảo, giá cả thấp về bán. Một số Công ty khác vì mục đích lợi nhuận đã lợi dụng biểu
thuế nhập khẩu và sự không kiểm soát về chất lượng tại các cửa hàng để trốn thuế
một cách hợp pháp bằng cách nhập khẩu các loại Bếp Gas có mức thuế thấp như linh
kiện Bếp Gas về tự lắp ráp bán thẳng cho khách hàng và người tiêu dùng.
Tùy từng mức thu nhập của mỗi gia đình, sẽ có những lựa chọn khác nhau. Và
tùy theo mức độ sử dụng của mỗi gia đình sẽ cần những đặc tính riêng của bếp.
Mặt khác, tình hình phổ biến của thị trường Bếp Gas hiện nay là sự thiếu hụt
thông tin về chất lượng. Các hãng kinh doanh ít đầu tư vào các dịch vụ hướng dẫn
kĩ thuật, thông tin cho người tiêu dùng lựa chọn loại bếp cho phù hợp. Do vậy, phần
đông người tiêu dùng sử dụng Bếp gas theo thói quen, hoặc theo niềm tin vào một
nhãn mác nào đó.
Hình thức tiêu thụ bếp gas của người tiêu dùng cũng rất phong phú và đa
dạng. Có thể chia thành hai hình thức chính gồm:
+ Tiêu dùng thông qua các điểm trưng bày hoặc bán sản phẩm lớn để được tư
vấn và lựa chọn.
+ Tiêu dùng bằng cách xem quảng cáo trên truyền hình. Cách thức này hiện
nay là phổ biến, nhất là ở những khu vực hay các đối tượng tiêu dùng có đời sống
kinh tế cao.
SV: Phan Thị Mến Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52C
Với hình thức tiêu thụ như trên, hiện nay các Công ty tham gia kinh doanh
Bếp Gas bán sản phẩm của mình thông qua mạng lưới đại lý của mình. Với thị
trường nông thôn các Công ty thường chỉ chọn một vài điểm làm trọng tâm như các
cửa hàng tư nhân của dân bản sứ làm đại lý thực hiện việc bán lẻ và phụ trách phát
triển tiêu thụ vùng.

Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu từng mặt hàng của công ty TNHH TAKA
Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013
Năm Mặt hàng Bếp gas Âm
Bếp gas
Dương
Linh kiện
Thiết bị
nhà bếp
Tổng KNNK
2009
Giá trị
( USD)
1468524 11795 106462 97589,80 1774360,00
Tỷ lệ
%
82,2 6,3 6,0 5,5 100
2010
Giá trị
( USD)
1673681 183787 156679 47416 2061563
Tỷ lệ
%
81,80 8,30 7,60 2,30 100
2011
Giá trị
( USD)
1787402 263184 161471 0,00 2212056
Tỷ lệ
%
80,30 12,40 7,30 0.00 100

2012
Giá trị
( USD)
1568524 13795 116462 99590 1798370
Tỷ lệ
%
87,2 0,8 6,5 5,5 100
2013
Giá trị
( USD)
1673521 183893 156629 47716 2061759
Tỷ lệ
%
81,16
8,90
7,59 2,35 100
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
1.4.3Đặc điểm về khách hàng
Hành vi của người tiêu dùng Việt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như văn hóa , lối
sống, phong tục tập quán, địa lý nơi họ sinh sống …mỗi khách hàng đều có đa dạng
sự lựa chọn, họ sẽ có xu hướng chọn cho mình sản phẩm nào giá cả phải chăng
nhưng chất lượng phải đảm bảo. Thị trường cạnh tranh ngày càng sản sinh ra những
khách hàng thông minh và khó tính, điều đó cũng là một bài toán khó đối với tất cả
các Công ty.
Mọi sự nỗ lực của Công ty suy cho cùng cũng là làm thỏa mãn khách hàng và
câu nói “khách hàng là thượng đế“ quả là không sai. Thấu hiểu được tâm lý ấy
SV: Phan Thị Mến Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52C
TAKA Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng từ những khách hàng dễ tính cho đến những khách hàng khó tính
nhất .

Ngày nay nhu cầu tiêu dùng gas ngày càng cao bởi vì gas là chất đốt sạch, tiết
kiệm chi phí và thuận tiện cho người sử dụng và có thể dễ dàng tìm kiếm ở bất kì
đâu. Chỉ cần bạn bỏ ra từ 3 triệu đến 5 triệu là bạn đã có trọn bộ bếp gas như ý
muốn để phục vụ cho gia đình mình . Khách hàng mà TAKA Việt Nam hướng đến
là những người có thu nhập trung bình họ có thể dễ dàng sử dụng 1 bộ gas TAKA
cho riêng gia đình mình mà không hề mất quá nhiều chi phí nhưng vẫn luôn đảm
bảo chất lượng .
1.4.4 Đặc điểm về công nghệ sản xuất
Công ty TNHH TAKA Việt Nam có nhà máy tại Thôn Thụy Hà xã Bắc Hồng
huyện Đông Anh Hà Nội có diện tích 1000m2 sử dụng dây truyền công nghệ lắp
ráp và sản xuất trên dây truyền công nghệ Nhật Bản, năng suất khoảng 10.000 sản
phẩm / tháng. Nhà máy được trang bị đầy đủ máy móc, có đội ngũ công nhân kỹ
thuật lành nghề, có dây chuyền công nghệ sản xuất, lắp ráp đảm bảo tiêu chuẩn và
đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật. Từ năm 2009 nhà máy đã tiến hành lắp ráp,
từ đó tới nay số lượng không ngừng tăng lên.Tính đến năm 2011 nhà máy đã lắp ráp
được trên 10.000 sản phẩm bếp gas. Vì vậy, tỷ lệ nội địa hoá nâng cao (từ 26,7%
năm 2009 lên 46,4% năm 2011 tạo đà cho sự tăng trưởng của công ty).
Bếp gas TAKA được sản xuất bởi công nghệ hiện đại, áp dụng khoa học mới
vào sản xuất như công nghệ hiện đại, áp dụng khoa học mới vào sản xuất như công
nghệ phép gồm công nghệ ngọn lửa lên thăng giúp giảm lượng gas tiêu thụ lên tới
33% so với bếp gas thông thường.
1.5. Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh trong giai đoạn 2009 – 2013 tổ
chức TAKA Việt Nam
* Các kết quả chủ yếu
Trong những năm đầu thành lập, Công ty đã gặp một số khó khăn. Tuy nhiên
nhờ vào sự phấn đấu và nỗ lực của bản thân, luôn luôn tìm cách chuyển hướng kinh
doanh, Công ty đã đạt được những thành công nhất định cụ thể như sau:
* Vốn và cơ cấu vốn trong 5 năm 2009 – 2013:
Tính trong giai đoạn 2009 -2013 tổng số vốn của công ty luôn tăng, trong đó
SV: Phan Thị Mến Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52C

vốn lưu động tăng nhiều hơn vốn cố định vì công ty ít đầu tư vào mua sắm máy
.Tổng số vốn bình quân qua 3 năm đầu 2009 – 2013 tăng 1,97%.
Bảng 2. Tình hình nguồn vốn của công ty TNHH TAKA Việt Nam
Giai đoạn 2009 – 2013
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2012 2013
Giá
trị (tỷ
Đ)

cấu
(%)
Giá
trị (tỷ
Đ)

cấu
(%)
Giá
trị (tỷ
Đ)

cấu
(%)
Giá
trị(tỷ
Đ)

cấu
(%)

Giá
trị( tỷ
Đ)

cấu
(%)
Tổng số vốn 16,40 100,00 16,49 100,00 17,05 100,00 18,03 100,00 18,54 100,00
Theo tính chất sử dụng
1.Vốn cố định 5,30 32,32 5,34 32,38 5,45 31,96 6,09 33,77 7,01 37,81
2. Vốn lưu động 11,10 67,68 11,15 67,62 11,60 68,04 11,94 66,23 11,53 62,19
Theo hình thức sở hữu
1.Vốn tự có 6,90 42,07 6,93 42,03 7,79 45,69 7,80 43,26 8,00 43,14
2.Vốn vay 9,50 57,93 9,56 57,97 9,26 54,31 10,23 56,74 10,54 56,86
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Phân theo tính chất sử dụng: Năm 2010 tổng số vốn đã tăng 90 triệu đồng so
với năm 2009 (tăng 0,55%), trong đó, vốn cố định năm 2010 tăng 40 triệu đồng
(tăng 0,75%), vốn lưu tăng 50 triệu đồng (tăng 0,45%). Đến hết năm 2011, tổng số
vốn tăng 560 triệu đồng (tăng 3,4%) so với năm 2010. Cụ thể công ty mua một số
thiết bị sản xuất, vốn cố định tăng 110 triệu đồng (tăng 2,06%), trong khi đó vốn
lưu động tăng 450 triệu đồng (tăng 4,04%) vì công ty tập trung đẩy mạnh sản xuất.
Bình quân qua 3 năm tỉ lệ vốn cố định tăng 1,41%, tỉ lệ vốn lưu động tăng 2,24%.
Phân theo hình thức sở hữu: Tỉ lệ vốn vay và vốn tự có cũng biến động theo
tình hình nền kinh tế. Năm 2010 số vốn đi vay tăng thêm 60 triệu đồng (tăng
0,63%) so với năm 2009, tổng số vốn vay tính cả ngắn hạn và dài hạn là 9,56 tỷ
đồng, số vốn tự có tăng 30 triệu đồng (tăng 0,43%). Năm 2011 công ty đã đầu tư
vào sản xuất, không đi vay thêm để tránh rủi ro về tài chính. Vốn tự có của công ty
tăng thêm 800 triệu đồng (tăng 12,4%) nhằm giảm bớt chi phí vay vốn để sản xuất,
vì năm 2011 công ty chịu nhiều sức ép về chi phí khi giá nhập khẩu bếp gas và tỉ
giá USD/VND tăng cao, vốn vay giảm 300 triệu (giảm 3,04%) so với năm 2010.
Bình quân 3 năm tỉ lệ vốn tự có tăng 6,42%, tỉ lệ vốn vay giảm 1,25%.

* Kết quả sản xuất kinh doanh:
Về sản lượng tiêu thụ sản phẩm bếp gas tăng bình quân là 7,2%. Năm 2009
SV: Phan Thị Mến Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52C
công ty mở rộng thêm 2 thị trường mới ở Hải Dương và Hải Phòng, sản lượng tiêu
thụ là 1000 bếp. Năm 2010, thị phần của công ty tiếp tục được giữ vững, sản phẩm
tiêu thụ là 1300 bếp, tăng thêm 300 bếp (tăng 30%) so với năm 2009. Năm 2012,
2013 công ty tiếp tục mở rộng thêm 2 thị trường mới nữa là Nghệ An và Việt Trì,
sản lượng tiêu thụ là 1500 bếp, thị trường của công ty vẫn tiếp tục mở rộng, thị phần
cũng từ đó mà tăng lên đáng kế.
Về tổng doanh thu của công ty (cả doanh thu về sản xuất và hoạt động nhập
khẩu), từ năm 2009 đến hết năm 2011 doanh thu tăng bình quân là 7,23%. Năm
2010 doanh thu tăng 4,350 tỉ đồng (tăng 8,49%) so với năm 2009, 2011 tăng 3,326
tỉ đồng (tăng 5,98%) so với năm 2010. Doanh thu tăng lớn hơn sự gia tăng chi phí
nên đảm bảo sự gia tăng của lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế sau 3 năm tăng bình quân
13,39%, trong đó năm 2010 tăng 53,25 triệu đồng, năm 2011 tăng 66,75 triệu đồng
(14,1%). Nhờ sự ổn định của hoạt động sản xuất kinh doanh mà lương của công
nhân cũng tăng, bình quân tăng 8,73% trong 3 năm. Những năm tiếp theo 2012 và
2013 tổng doanh thu của công ty tăng cả về sản xuất và phát triển mạnh cả về xuất
nhập khẩu, doanh thu tăng tạo nhiều điều kiện tốt cho người lao động tại TAKA,
người lao động sẽ có cuộc sống ổn định và đảm bảo hơn trong những năm sau của
khủng hoảng kinh tế 2008. Đó là một dấu hiệu đáng mừng cho những doanh nghiệp
vừa mới tham gia thị trường không lâu như TAKA.
Bảng 3: Bảng kết quả kinh doanh của công ty TNHH TAKA Việt Nam
giai đoạn 2009 – 2013
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ
tiêu
2009 2010 2011 2012 2013
2010/2009 2011/2010
Giá trị

tăng
%
tăng
Giá trị
tăng
%
tăng
TDT 51256,00 55606,00 58932,00 5912,00 6025,00 4350,00 8,49 3326,00 5,98
TCP 50696,00 54975,00 58212,00 5867,00 5911,00 4279,00 8,44 3237,00 5,89
LNT 560,00 631,00 720,00 740,00 785,00 71,00 12,68 89,00 14,10
LNST 420,00 473,25 540,00 554,00 578,00 53,25 12,68 66,75 14,10
LBQ 2,47 2,68 2,92 3,00 3,43 0,21 8,50 0,24 8,96
NNS 140,00 157,75 180,00 200,00 216,00 17,75 3,17 22,25 3,525
( Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Có được kết quả đó không chỉ là do sự cố gắng của tất cả các thành viên trong
Công ty mà còn được tạo ra bởi sự giúp đỡ của Bộ Thương Mại. Thành công bước
SV: Phan Thị Mến Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52C
đầu khi áp dụng biện pháp khích lệ tinh thần làm việc của các thành viên trong
Công ty khiến họ ngày càng có trách nhiệm hơn trong công việc và mang tính chất
sang tạo cao hơn, góp phần thúc đẩy Công ty phát triển ngày càng vững mạnh.
1.6 Ý nghĩa của việc tạo động lực cho người lao động
Việc tạo động lực cho người lao động trong Công ty là một phạm trù rất rộng
và mang tính trừu tượng.Việc kích thích người lao động hăng say làm việc nhằm
tăng năng suất lao động không những mang lại lợi ích cho người lao động mà còn
cho cả Công ty. Nếu năng suất lao động cá nhân tăng lên, sự đóng góp của cá nhân
cho Công ty tăng, điều đó đồng nghĩa với việc cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng.
Nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn khủng hoảng kinh tế thì vấn đề nhân sự
là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong một công ty, Công ty nào muốn đứng vững
trên thị trường thì phải biết cách quan tâm đến chính sách nhân sự của mình . Thực
tế cho thấy chỉ cần một đội ngũ lao động phù hợp với mục tiêu kinh doanh kết hợp

với cách quản lý hợp lý thì Công ty đó sẽ thành công trên thị trường.
Đối với người lao động vật chất luôn luôn đi liền với tinh thần. Đây cũng là
hai mặt song song cùng tổn tại trong động lực lao động vì khi mức thu nhập tăng
lên thì mặt tinh thần cũng được cải thiện và nâng lên một cách rõ rệt. Do đó nếu
kích thích được cả vật chất và tinh thần của người lao động, người lao động sẽ nhiệt
tình hơn với công việc và phát huy manh mẽ nội lực của bản thân mình cho sự phát
triển của công ty. Chính vì vậy các biện pháp tạo động lực cho người lao động là vô
cùng quan trọng trong hệ thống quản lý của công ty.
Công ty TNHH TAKA Việt Nam là một Công ty còn non trẻ trên thị trường,
chính sách về nhân sự cũng như việc tạo động lực cho người lao động là vấn đề còn
khá mới mẻ và chưa được sự quan tâm đúng mức theo ý nghĩa của nó. Với mục
đích là đưa ra những kiến thức lý thuyết vào thực tế nhằm đưa ra những giải pháp
thích hợp nhất thúc đẩy cá nhân người lao động ngày càng nâng cao năng suất lao
động của mình.
Nói tóm lại mục đích của việc chọn đề tài này nhằm nâng cao năng suất của
người lao đông tại Công ty TNHH TAKA Việt Nam bởi động lực lao động không
chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm hàng hóa mà còn ảnh hưởng đến kết
quả kinh doanh của Công ty. Nếu công tác tạo động lực có tốt, người lao động thỏa
mãn về nhu cầu vật chất và tinh thần thì hiệu quả công việc, năng suất lao động mới
SV: Phan Thị Mến Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52C
được nâng cao từ đó mới giúp được Công ty đạt được lợi nhuận cao nhất.
SV: Phan Thị Mến Lớp: Quản trị doanh nghiệp 52C

×