Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng ( Luận văn ThS. Văn học )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 100 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ VÂN





KỊCH LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG





Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học





Hà Nội-2014


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ VÂN





KỊCH LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Quang Long





Hà Nội-2014


3
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết sơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS.TS
Phạm Quang Long, người đã hướng dẫn tôi tận tình, chu đáo trong quá trình
thực hiện luận văn.

Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, quý
thầy giáo, cô giáo ở Phòng Đào tạo Sau đại học và thầy giáo, cô giáo khoa
Văn học, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là các thầy
cô giáo bộ môn Lý luận văn học, khoa Văn học – những người đã dạy dỗ,
truyền thụ kiến thức khoa học, giúp tôi từng bước trưởng thành.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, gia đình và bạn
bè đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi có thể học tập đạt kết quả tốt và thực hiện
thành công luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2012


Nguyễn Thị Vân






4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn do tôi thực hiện. Những kết quả từ những tác
giả trước mà tôi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể.
Không có bất kỳ sự không trung thực nào trong các kết quả nghiên cứu.
Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2014
Học viên

Nguyễn Thị Vân




5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2 . Lịch sử vấn đề. 9
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu. 12
4. Phƣơng pháp nghiên cứu. 13
5. Cấu trúc luận văn 13
CHƢƠNG 1: CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG KỊCH CỦA NGUYỄN
HUY TƢỞNG. 15
1.1. Mối quan hệ lịch sử - văn học. 15
1.2. Kịch và kịch lịch sử trong tiến trình văn học Việt Nam. 17
1.3. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Tƣởng. 21
1.3.1. Con người và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng. 21
1.3.2. Nguyễn Huy Tưởng và lịch sử. 23
1.3.3. Các nhân tố tạo nên cảm hứng lịch sử trong các sáng tác của
Nguyễn Huy Tưởng. 26
1.4. Lịch sử - nơi khơi nguồn cảm hứng sáng tạo trong sáng tác kịch Nguyễn
Huy Tƣởng. 29
1.4.1.Đề tài. 29
1.4.2. Sự kiện. 32
1.5. Cảm hứng đƣợc thể hiện trong tác phẩm kịch lịch sử Nguyễn Huy Tƣởng.34
1.5.1. Cảm hứng bi kịch. 34
1.5.2. Cảm hứng phê phán. 37
1.5.3. Cảm hứng sử thi. 40
CHƢƠNG 2: CÁC MÂU THUẪN CƠ BẢN TRONG KỊCH LỊCH SỬ
CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG 44
2.1. Mâu thuẫn dân tộc và vấn đề quốc gia. 44



6
2.2. Mâu thuẫn giữa cƣờng quyền – kẻ bị trị và vấn đề số phận ngƣời dân. 54
2.3. Mâu thuẫn cá nhân và vấn đề số phận con ngƣời. 60
CHƢƠNG 3: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG KỊCH LỊCH SỬ CỦA
NGUYỄN HUY TƢỞNG 71
3.1. Từ nhân vật lịch sử đến nhân vật văn học trong kịch lịch sử Nguyễn Huy
Tƣởng. 73
3.2. Nhân vật quần chúng – một cái nhìn mới trong kịch lịch sử Việt Nam. 86
KẾT LUẬN. 95




7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với một di sản văn học phong phú, trải rộng trên khá nhiều lĩnh vực,
Nguyễn Huy Tưởng xứng đáng là một đại diện xuất sắc của nền văn học Việt
Nam hiện đại. Ông viết sách lịch sử, sáng tác tiểu thuyết, kịch, truyện thiếu
nhi và ở lĩnh vực nào cũng đạt được những thành công. Với những đóng
góp và tìm tòi của mình, Nguyễn Huy Tưởng đã và đang ngày càng thu hút
được sự chú ý, tìm hiểu, lý giải, đánh giá không chỉ của giới làm nghề, mà
còn của nhiều công chúng. Đồng thời, nổi bật lên như là một dấu hiệu dễ nhận
thấy về Nguyễn Huy Tưởng, đó chính là các tác phẩm của ông luôn hướng về
đề tài lịch sử. Lịch sử hấp dẫn ông đến mức các tác phẩm của ông, dù ở thể
loại nào cũng in đậm dấu ấn của lịch sử. Trong bài viết của mình, nhà nghiên
cứu Vũ Nho đã từng nhận xét: “Có thể nói, Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn
say mê với lịch sử và thành công chủ yếu ở mảng đề tài này”[27] Vì vậy, đến

nay, có lẽ, với những gì mà chúng ta đã biết và đánh giá về cuộc đời, sự
nghiệp và mảng đề tài lịch sử của ông vẫn cần được tìm hiểu, suy ngẫm và
khám phá. Trước tình hình đó, việc tiếp tục có những bài viết, đặc biệt là
những công trình nghiên cứu công phu về tác giả này là thực sự cần thiết.

Nhắc đến sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Tưởng, chúng ta không thể
không nhắc đến một mảng quan trọng trong đời sáng tác của ông chính là kịch
lịch sử. Tất cả các vở kịch của ông được viết trong gần 20 năm, nhưng thực
chất, trừ Lũy hoa, tác phẩm Vũ Như Tô, Bắc Sơn và Những người ở lại chỉ
được viết trong vỏn vẹn 3 năm. Trong đó, ngoài Vũ Như Tô trong cảm hứng
về mâu thuẫn, xung đột giữa cường quyền với cái đẹp, giữa khát vọng nghệ
thuật và thực tế cuộc sống, thì hầu hết các tác phẩm tiếp theo liền mạch trong
cảm hứng về dân tộc, lịch sử, nhân dân và khát vọng tự do của cách mạng.


8
Tuy nhiên, xuyên suốt kịch lịch sử của mình, như một phong cách sáng tác,
Nguyễn Huy Tưởng trong tác phẩm của mình luôn thấm đẫm cảm hứng lãng
mạn.
So với nhiều kịch gia tên tuổi khác, số lượng tác phẩm như vậy không
phải là nhiều nhưng bù lại, nó thể hiện rõ nét những nỗ lực tìm tòi, sự cách tân
làm mới thể loại và khẳng định được phong cách nghệ thuật xuyên suốt hành
trình sáng tạo của ông. Nghiên cứukịch lịch sử Nguyễn Huy Tưởng không chỉ
để có cái nhìn toàn diện hơn về sự nghiệp sáng tác của một tác gia văn học
tầm cỡ mà còn là sự khám phá cần thiết về một mảng sáng tác thực sự có giá
trị về cả nội dung và nghệ thuật. Đồng thời, qua những tác phẩm cụ thể đó,
bằng những trải nghiệm lịch sử của tác giả, chúng ta thấy rõ hơn cách tiếp cận
vấn đề của ông, cách viết của ông. Từ đó, phần nào làm nổi bật lên tài năng và
sự thành công của ông trong lĩnh vực kịch lịch sử.
Tuy đã có một số công trình nghiên cứu về thể tài lịch sử - dân tộc trong

sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết của ông,
hoặc một số công trình nghiên cứu riêng lẻ về các tác phẩm kịch của Nguyễn
Huy Tưởng, song cho đến nay, mặc dù đã có khá nhiều những ý kiến xác
đáng và một vài công trình nghiên cứu có giá trị, nhưng không phải mọi vấn
đề về kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng đã được giải quyết.Vấn đề bi kịch
lịch sử về số phận cá nhân, dân tộc, vai trò của các lực lượng xã hội trong
vòng xoáy của những xung đột, cách lý giải của riêng nhà văn vẫn còn có
thể nghiên cứu tiếp. Vì vậy, đây có lẽ là mảnh đất cần được khai phá thêm và
hứa hẹn có một số những phát hiện thú vị. Trong khuôn khổ của một luận văn,
chúng tôi chỉ lựa chọn một số vấn đề nêu trên làm nội dung chính cho đề tài
tốt nghiệp của mình.
Nằm trong dòng chảy của kịch Việt Nam hiện đại, những tác phẩm của
Nguyễn Huy Tưởng thường được tiếp cận theo các hướng khác nhau của vấn


9
đề lịch sử. Nghiên cứu những vấn đề lịch sử trong các sáng tác kịch của ông
giúp cho chúng ta, qua đó, làm rõ hơn khái niệm về lịch sử và đề tài lịch sử,
mối quan hệ giữa lịch sử và việc sáng tạo văn học nghệ thuật nói chung, thể
loại kịch nói riêng về vấn đề lịch sử.
2 . Lịch sử vấn đề.
Nguyễn Huy Tưởng là một tác giả có nhiều đột phá ở nhiều thể loại. Vì
vậy, đã có khá nhiều nhà khoa học với những công trình nghiên cứu chất
lượng tìm hiểu về con người và sự nghiệp của ông. Có thể kể đến một số tên
tuổi như: Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Trần Đình Sử, Phong Lê, Nguyễn Bích
Thu hay nhiều nhà văn nổi tiếng nhận xét về các tác phẩm của ông như:
Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Anh Đức, Nguyên Hồng, Vũ Tú Nam cũng có nhiều
đánh giá về tác phẩm, hoặc những nội dung khá đặc sắc trong sáng tác của
ông Tuy nhiên, những công trình này quan tâm đến các khía cạnh thi pháp
lịch sử, bi kịch cá nhân hay vai trò của các lực lượng trong xã hội

Công trình đầu tiên nghiên cứu khá kỹ lưỡng những vấn đề lịch sử trong
các sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng,mang tên Nguyễn Huy Tưởngcủa Phan
Cự Đệ và Hà Minh Đức xuất bản năm 1966. Chuyên luận nghiên cứu này đã
chỉ ra rất rõ những vấn đề lịch sử trong tiểu thuyết và kịch của Nguyễn Huy
Tưởng, nhận định xác đáng rằng: “Trong số các tác giả, Nguyễn Huy Tưởng
là người có thế giới quan tiến bộ nhất và đã cố gắng khai thác đề tài lịch sử
một cách nghiêm túc và sáng tạo”. [7; tr. 23]Ở chuyên luận này, các tác giả đã
đi sâu vào nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn, đặc biệt ở hai
thể loại: tiểu thuyết và kịch. Đồng thời, hai tác giả nhấn mạnh “Nguyễn Huy
Tưởng đã có công nghiên cứu lịch sử nhưng anh không nô lệ tài liệu lịch sử[7;
tr. 27]”. Bên cạnh đó, hai tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong sáng tác của
Nguyễn Huy Tưởng, là tuy nhà văn có khích lệ tinh thần, lòng yêu nước và tự
hào dân tộc, nhưng cũng chưa nhận thức được hết sức mạnh lớn lao của quần


10
chúng và sức mạnh ấy đã tác đông như thế nào đến vận mệnh của một dân tộc.
Tuy nhiên, chuyên luận bao quát vấn đề lịch sử trong cả hai thể loại: tiểu
thuyết và kịch, nên còn chung chung và chưa đi sâu được vào từng thể loại.
Hơn nữa, gần như là chuyên luận đi sâu nghiên cứu về vấn đề xã hội của tác
phẩm, chưa đi sâu vào các vấn đề khác, những khoảng trống, những khía cạnh
khác trong tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng.
Trong cuốn Văn học trên hành trình trình thế kỉ XX, khi nghiên cứu
văn xuôi và kịch của Nguyễn Huy Tưởng, giáo sư Phong Lê đã khẳng định:
“Lịch sử - đó là mối quan tâm sâu sắc và thường xuyên của Nguyễn Huy
Tưởng Đó cũng là khoảng lùi cho ông chiêm nghiệm chính gương mặt hiện
tại”[19; tr. 97] Tô Hoài – một nhà văn lão làng của văn học Việt Nam cũng
từng đánh giá: Nguyễn Huy Tưởng là một cây bút sử thi hùng tráng với “tiềm
thức gắn bó và thôi thúc” tìm hiểu về “nghìn năm lịch sử dựng nước biến
thành bộ truyện chói lọi hàng năm, hàng trăm nhân vật anh hùng ”. [15; tr.

345]
Năm 1996, Nguyễn Huy Tưởng được nhận giải thưởng Hồ CHí Minh về
văn học nghệ thuật, Giáo sư Hà Minh Đức trong cuốn sách Các nhà văn được
giải thưởng Hồ Chí Minh, nhận xét: “Nguyễn Huy Tưởng đã khơi nguồn cho
những tác phẩm của mình từ dòng lịch sử của dân tộc với bao trang hào hùng
rực rỡ chiến công chống xâm lược. lịch sử cảm nhận sâu sắc trong những
ngày đen tối của cuộc đời hiện tại ”.[11; tr. tr. 375] “đã làm sống dậy chân
thực và hào hùng ” [11; tr. 375] một giai đoạn lịch sử của dân tộc.
TrongGiáo trình văn học Việt Nam 1945 – 1975với bài viết Nguyễn Huy
Tưởng, Nguyễn Trác đã nghiên cứu một cách khá sâu sắc và hệ thống những
sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng trong các thời kỳ cả trước và sau cách mạng
ở từng thể loại. Điểm nổi bật trong chuyên luận này, chính là việc người viết
đã nêu ra những đặc sắc về mặt nghệ thuật mà nhà văn đã đạt được. Qua đó,


11
ông đã dành hẳn một phần viết vềcảm hứng lịch sử xuyên suốt sự nghiệp sáng
tác của Nguyễn Huy Tưởng khá sâu sắc và kĩ lưỡng.
Bên cạnh những tiểu luận chuyên sâu đó, các bài viết nghiên cứu về
Nguyễn Huy Tưởng của những tác giả có tên tuổi, uy tín trong làng văn
chương, gần đây đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Bích Thu và Tôn Thảo
Miên tổng hợp biên soạn, chọn lọc và đưa vào cuốnNguyễn Huy Tưởng – về
tác gia và tác phẩm. Cuốn sách này khá công phu và là tư liệu tham khảo cơ
bản cho những ai muốn tìm hiểu về Nguyễn Huy Tưởng. Là tổng hợp các tiểu
luận có chất lượng nghiên cứu về nhiều mặt khác nhau trong các sáng tác của
Nguyễn Huy Tưởng, cuốn sách cho chúng ta thấy được cái nhìn đa diện hơn
về tác giả cũng như tác phẩm. Tiến sĩ Nguyễn Bích Thu và Tôn Thảo Miên
trong bài viết Nguyễn Huy Tưởng – khát vọng một đời văn đã nhận xét ông
“là một trong số hiếm hoi những tiểu thuyết gia có sở trường về đề tài lịch
sử”[44; tr. tr. 28]

Ngiuyễn Huy Tưởng là một tác giả lớn, có ý nghĩa quan trong trong tiến
trình phát triển của dòng văn học kịch. Vì thế, trên đầy là khảo sát một số
công trình nghiên cứu vè Nguyễn Huy Tưởng, ngoài những công trình trên,
còn rất nhiều những bài báo, những công trình nghiên cứu công phu khác viết
về ông. Những tiểu luận, chuyên luận, công trình nghiên cứu, những nhận xét,
đánh giá và cả những cuốn sách phê bình có chất lượng cao đó đã giúp cho
chúng ta phần nào hiểu được sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau trong
sáng tạo của Nguyễn Huy Tưởng. Tuy nhiên, tất cả những bài nghiên cứu
xoay quanh đề tài lịch sử thường tập trung khai thác chi tiết ở một vài điểm
nổi bật như: góc nhìn, cách tiếp cận lịch sử, tiểu thuyết lịch sử, hoặc khái quát
cả tiểu thuyết và kịch lịch sử nói riêng. Trong đó, chưa có tác phẩm nào đi
chuyên sâu vào riêng lĩnh vực kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng. Do vậy,


12
với vốn kiến thức ít ỏi của mình, chúng tôi hy vọng rằng luận văn có thể làm
rõ hơn những giá trị lịch sử trong một số vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu.
Về các tác phẩm kịch lịch sử được khảo sát, vở Cột đồng Mã Viện- tác
phẩm đầu tay, được Hà Minh Đức sưu tầm xuất bản sau khi Nguyễn Huy
Tưởng mất, cũng có nhiều ý nghĩa cho thấy sự trăn trở và những tìm tòi buổi
đầu của ông khi viết kịch lịch sử. Đó là tác phẩm mà nhà văn bỏ ra công sức
và viết đi viết lại nhiều nhất, trong thời gian là 5 năm, được chỉnh sửa rất
nhiều lần và chính thức viết lại với tên Cột đồng Mã Viện năm 1945. Theo
như chúng tôi biết, tác phẩm chưa được nhà văn công bố, toàn bộ tập bản thảo
được tìm thấy sau khi nhà văn qua đời chỉ gồm 30 trang viết tay, có khá nhiều
chỗ gạch xóa và chỉnh sửa. vậy nhưng tác phẩm chưa có được dạng hoàn
thiện như một bản thảo đã hoàn chỉnh, chưa kể vẫn còn chỗ thiếu. Hơn nữa,
chúng tôi trong khuôn khổ 1 luận văn, chúng tôi khảo sát 3 tác phẩm chính,
quan trọng đánh dấu mốc trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng và

được xếp vào hàng những sự kiện có ý nghĩa mốc son trong quá trình phát
triển của nền Kịch nói Việt Nam. Đó là tác phẩm:
- Vũ Như Tô sáng tác năm 1943, một trong những tác phẩm
lớn nhất trong văn nghiệp của tác giả và cũng là kịch bản tiêu biểu
của kịch trường Việt thế kỷ XX. Tác phẩm được công diễn tại Nhà
hát Tuổi trẻ Hà Nội vào năm 1995.
- Bắc Sơn, được công diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội vào cuối
năm 1946, mở đầu cho dòng kịch cách mạng Việt.
- Những người ở lại, được trình diễn năm 1949 tại chiến
khu Việt Bắc và năm 1957 diễn lại tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Tác
phẩm được nhìn nhnạ là sự mở đầu cho công cuộc chuyên nghiệp
hóa nền Kịch nói Việt Nam.


13
Các kịch này được viếttheo thời gian từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc sự
nghiệp với tư cách là một kịch gia. Chúng tôi không đưa Lũy hoavào luận văn.
Bởixét về thể loại nó là một kịch bản phim. Tất nhiên cảm hứng lãng mạn,
cảm hứng lịch sử vẫn rất đậm nét ở tác phẩm này. Khi cần, chúng tôi vẫn đề
cập đến dưới dạng so sánh hoặc nhấn mạnh một luận điểm nào đó. Trong khi
nghiên cứu các tác phẩm kịch, chúng tôi có sự đối sánh với những tác phẩm
của các nhà văn cùng thời khác. Qua đó, thấy được vai trò và vị trí của
Nguyễn Huy Tưởng đối với sự phát triển của kịch lịch sử nói riêng và kịch
nói chung trong văn học Việt Nam hiện đại.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Với đề tài này, chúng tôi sử dụng tích hợp các phương pháp khác nhau
để nghiên cứu các tác phẩm kịch. Trong đó, có một số phương pháp cơ bản
như:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp văn học so sánh.

- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp nghiên cứu tác giả…
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn bao gồm các chương:
Chương 1: Cảm hứng lịch sử trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
Chương 2: Những mâu thuẫn cơ bản trong kịch lịch sử của Nguyễn Huy
Tưởng.
Chương 3: Thế giới nhân vật trong kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng.
Trong giới hạn kiến thức của mình, luận văn cố gắng làm rõ một số vấn đề:


14
- Một là: luận văn làm rõ mối quan hệ giữa lịch sử và các sáng tác văn
học, đặc biệt là kịch. Đồng thời, phần nào hiểu hơn về sự nghiệp văn học, đặc
biệt là kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng – một tác giả khá thành công
trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.
- Hai là: phân tích rõ các mâu thuẫn cơ bản được thể hiện trong các sáng
tác kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
- Ba là: Làm rõ thế giới nhân vật trong kịch lịch sử của Nguyễn Huy
Tưởng, từ lịch sử đi vào trong sáng tác văn chương.













15
CHƢƠNG 1
CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG KỊCH CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG.
1.1. Mối quan hệ lịch sử - văn học.
Lịch sử và văn chương luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong
truyền thống văn chương, quan điểm “văn - sử bất phân” hay “văn - sử - triết
bất phân” đã trở nên vô cùng quen thuộc. Đặc biệt là văn học trung đại, khi
mà văn chương thời đó không phải chỉ là nghệ thuật, mà còn là công cụ hành
chính, phát biểu quan điểm chính trị, khái quát hiện thực lịch sử đương thời…
nên bản thân văn chương, trong sự phát triển của mình, cũng là một vấn đề
thuộc lịch sử. Theo quan niệm Mác xít, văn chương là phương tiện để phản
ánh hiện thực cuộc sống của con người. Vì thế, Các Mác đã từngnói: Lịch sử
chẳng phải là gì khác mà chính là cuộc sống của con người theo đuổi một
mục đích của mình.Từ đó, phần nào chúng ta thấy được sự liên kết giữa lịch
sử - xã hội và văn học.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Nếu lịch sử là một quá trình tiếp biến,
thì xét về bản chất, văn chương tồn tại trong sự sống động của lịch sử, xã hội.
Thật vậy, điều đó được chứng minh ngay trong đời sống nội tại của cả lịch sử
và văn học. Nếu như lịch sử là những cái gì đã qua và đòi hỏi tính chính xác
thì văn học lại từ lịch sử, trong sự vận động của lịch sử lại có khả năng nhìn
nhận và đánh giá lại lịch sử. Văn học có khả năng kế thừa, có thể tiếp thu hay
thậm chí đối thoại với quá khứ. Đó cũng chính là lý do mà các nhà văn, nhà
thơ có thể tung hoành với những sự tiếp biến từ lịch sử, từ những gì của lịch
sử mà thỏa sức mà sáng tạo với sự tái sinh của những mặc cảm Ơdip, Don
Kihote, hay với thể loại cổ tích hiện đại, nhại lịch sử, nhại cổ tích…



16
Với mối quan hệ đó, các tác giả văn học đã khéo léo đưa lịch sử vào tác
phẩm của mình để tạo sự hấp dẫn. Và vì thế, những truyền thống lịch sử của
dân tộc, những nhân vật, sự kiện, bề dày phát triển mọi mặt xuyên suốt chiều
dài lich sử của đất nước đã trở thành nguồn cội, là mảnh đất màu mỡ cho các
tác giảsáng tạo nên các tác phẩm của mình. Họ quan tâm, tìm nghiên cứu lịch
sử một cách nghiêm túc để có thể tạo ra tác phẩm thành công nhất. Theo đó,
mối quan hệ giữa lịch sử và sự sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử
sẽ được thể hiện qua hai khuynh hướng cơ bản: “Một là, tác phẩm văn học,
nghệ thuật viết về đề tài lịch sử phải đảm bảo tính chất chân thật của lịch sử,
tức là bám sát và tuyệt đối trung thành với các sự kiện có thật của lịch sử(tuy
không bỏ qua cảm quan chính trị của tác giả)” [48; tr. 23]. Để minh chứng
cho luận điểm này, Hồng Vinh đã lấy ví dụtiểu thuyết lịch sử lớn và nổi tiếng
ở nước ta, đó là tác phẩm tiểu thuyết chương hồi lịch sử mang tên Hoàng Lê
nhất thống chí của dòng họ Ngô Thì. Khuynh hướng thứ hai, và có lẽ là
khuynh hướng mà hiện nay nhiều các tác giả văn học sử dụng để sáng tạo các
tác phẩm của mình, “lấy lịch sử làm chất liệu, là cái cớ để sáng tạo tác phẩm,
qua đó để mượn xưa nói nay, để gửi gắm những quan niệm về thời đại, khám
phá con người lịch sử với tư cách là những nhân vật của tác phẩm văn học
nghệ thuật.” [48; tr.23].Đó là khi họ lấy đề tài từ một sự kiện lịch sử, một
nhân vật có trong lịch sử… sáng tạo trong các loại hình nghệ thuật như: điện
ảnh (ví dụ: bộ phimTrần Thủ Độ); vở kịchDương Quý Phi, Kinh Khacủa
Thế Lữ - Vi Huyền Đắc, Huy Thông, kịch thơHuyền Trân công chúa, Yêu
Ly của Lưu Quang Thuận và kịchcủa Nguyễn Huy Tưởng thì thực sự “lịch sử
chỉ là cái đinh” để họ treo các bức tranh của mình lên theo cách nói của A.
Duyma.





17
1.2. Kịch và kịch lịch sử trong tiến trình văn học Việt Nam.
Sự ra đời của một nền văn hoá mới trước ngưỡng cửa thế kỷ XX do
những điều kiện lịch sử và xã hội cụ thể của một đất nước thuộc địa nửa
phong kiến quyết định. Chế độ thực dân Pháp đã vô tình giúp nước ta thúc
đẩy quá trình thâm nhập và phổ biến rộng rãi những kiến thức mới, những tư
tưởng chính trị, triết học và nghệ thuật mới cũng như những thành tựu khoa
học – kỹ thuật của phương Tây. Và vì thế, đời sống xã hội cũng như văn hóa
có sự thay đổi đáng kể. Kéo theo đó, chúng ta không thể không kể tới sự thay
đổi trong đời sống văn học, bắt đầu với quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc,
bước đầu chuyển từ văn học trung đại sang văn học hiện đại. Quá trình hiện
đại hóa ấy đã đạt được khá nhiều thành tựu và một trong những thành tựu đó
chính là sự phát triển đa dạng của các thể loại văn học khác nhau, trong đó có
kịch.
Kịch cùng với hai phương thức cơ bản khác của văn học (tự sự, trữ tình)
là những loại hình của văn học. Trong đó, kịch là thể loại đặc biệt, nó vừa
diễn, vừa đọc, vừa thuộc loại hình sân khấu, lại vừa là một thể loại của văn
chương. Trước thế kỷ XX, nghệ thuật sân khấu Việt Nam tồn tại được như hai
thể loại sân khấu âm nhạc truyền thống là tuồng và chèo, mà vào thời kỳ đó
đã bắt đầu quá trình cải cách để thích ứng với điều kiện của một xã hội nửa
thuộc địa nửa phong kiến. Chính vào thời kỳ này ở Việt Nam đã xuất hiện
những thể loại sân khấu mới là cải lương và kịch nói.Sự ra đời của sân khấu
kịch nói xuất phát từ mong muốn giới thiệu sân khấu phương Tây với khán
giả Việt Nam của các văn nghệ sĩ. Buổi diễn kịch đầu tiên đánh dấu sự xuất
hiện của một thể loại dân khấu mới ở Việt Nam, đã được ra mắt công chúng
ngày 25 tháng 4 năm 1920 tại Nhà hát thành phố Hà Nội. Đó là vở kịch
Người bệnh tưởng của Molie do một nhóm sân khấu nghiệp dư dàn dựng.


18

Kịch là một bộ phận hợp thành của nghệ thuật sân khấu. Trước khi mang
lên sân khấu diễn, nó là một tác phẩm văn học đích thực, trong đó, nó có xen
những yếu tố miêu tả cụ thể về không gian, thời gian và khả năng biểu hiện
nghệ thuật của các phương tiện sân khấu khác, đặc biệt là mô tả cả những
biểu hiện của từng diễn viên. Đặc biệt hơn nữa, trong các thể loại văn học,
kịch có ưu thế hơn cả trong mảng đề tài về lịch sử.
Kịch theo Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán – Trần
Đình Sử, được “hình thành như một thể loại vào khoảng nửa sau thể kỉ XVIII
qua các sáng tác của các nhà Khai sáng ở Pháp và Đức như Điđơrô,
Bômacse, Létxinh ”. Đồng thời, “Ở Việt Nam, kịch ra đời vào cuối những
năm 20 của thế kỉ XX với những sáng tác như Chén thuốc độc của Vũ Đình
Long, vở Kim tiền của Vi Huyền Đắc ”[34; tr. 169]. Ra đời khá muộn so với
các nước khác, nhưng văn học kịch Việt Nam đã tiếp thu tinh hoa thể loại từ
các thế hệ trước, và vì vậy, chúng ta đã từng có những thành tựu rất sớm, đặc
biệt kịch về đề tài lịch sử. Với tính xung đột và tính hành động, văn học kịch
dường như có thể dễ dàng làm “sống” lại lịch sử, “dựng” lại lịch sử và vì thế,
nó đem đến cho người đọc, người xem những hứng thú đặc biệt.
Về khái niệm lịch sử, có nhiều cách diễn tả khác nhau, nhiều cách thể
hiện khác nhau. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, lịch sử là những gì
đã xảy ra bao gồm cả những việc ghi chép lại những hành động và sự kiện đã
qua.
Kịch lịch sử theo Từ điển Thuật ngữ văn học là một thể loại văn học
lịch sử. Đó là thể loại sáng tác về các đề tài và nhân vật lịch sử. Các tác phẩm
viết về đề tài lịch sử này chứ đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy
nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sự liệu xác
thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục phong tục, tập quán


19
phù hợp với giai đoạn lịch sử đấy. Tác phẩm thường mượn chuyện xưa nói

chuyện đời nay, hấp thu những bài học của quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với
những con người và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hóa người
xưa, phá vỡ tính chân thực của lịch sử.
Tóm lại, theo quan điểm của chúng tôi, kịch lịch sử là một thể loại kịch
viết về quá khứ, lấy lịch sử làm đề tài, sáng tạo về các sự kiện, đề tài, nhân vật
có trong lịch sử hoặc những vấn đề lịch sử mang tính quốc gia dân tộc,
thường mô tả những xung đột, mâu thuẫn mang tính lịch sử (ví dụ như mâu
thuẫn đối kháng về giai cấp, dân tộc, về thời đại) thông qua đó mô tả những tư
tưởng chủ đề mà nhà văn muốn hướng đến.Đề tài lịch sử là những sự việc đã
thuộc về quá khứ, lịch sử. Vì vậy viết về những sự kiện và những con người
ấy dễ được thừa nhận ngay là về lịch sử. Nhưng có những sự việc, con người
mới xảy ra, nhà văn viết về họ từ những tư liệu vẫn còn nóng hổi nhưng vẫn
được gọi là lịch sử. Ví dụ trận đánh Xtalingrad ở Liên Xô thời chiến tranh thế
giới thứ hai, được các nhà văn Nga viết ngay trong những năm ấy vẫn được
xếp vào tác phẩm lịch sử. Tác phẩm của dòng họ Ngô Thì là
Hoàng Lê nhất thống chí được viết về những sự việc, con người ngay sau
những sự việc ấy xảy ra một thời gian ngắn cũng được xếp vào thể loại Tiểu
thuyết lịch sử. Như vậy, tiêu chí " để trở thành lịch sử" ở đây vừa có sự việc,
con người đã lùi vào dĩ vãng ( xa hoặc gần) nhưng điều cơ bản là cảm hứng
chung của tác phẩm, vấn đề nêu ra mang ý nghĩa lớn như bao quát vận mệnh
cả dân tộc, tái hiện được sự thật lịch sử ấy như nó đã xảy ra thì chúng tôi
cũng tạm xếp nó vào đề tài lịch sử.Những vấn đề của lịch sử được tác giả viết
dưới góc nhìn của ngày hôm nay khi lý giải nó và phục vụ cho mục đích của
mình. Do đó, khi viết về những sự việc lùi xa vào quá khứ thì những dấu ấn
hiện đại vẫn rất rõ. Ngược lại, với những sự việc còn nóng hổi mang tính thời
sựở tác phẩm của mình, nhà văn vẫn tạo thêm cho nó những sắc thái của lịch


20
sử như cảm hứng, cách thể hiện, nhãn quan lịch sử nên cả hai yếu tố này hoà

vào nhau và cảm nhận của người đọc, người xem vẫn là lịch sử. Cái hồn cốt
lịch sử ấy chính là sự thực, cảm hứng, nhân vật mà qua chúng, bóng dáng lịch
sử hiện ra trước chúng ta rõ hơn.
Đề tài lịch sử được các nhà nghiên cứu đánh giá: luôn là một khó khăn,
thách thức với tất cả các nhà văn, nhà viết kịch không chỉ riêng ở nước ta. Thế
nhưng, tiểu thuyết Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đã được ghi nhận là
những tiểu thuyết lịch sử với hình thức chương hồi, mà tiêu biểu nhất phải kể
đến hai bộ tác phẩm đồ sộ và có giá trị: Hoàng Lê nhất thống chí và Việt
Lãm xuân thu. Đến thể kỷ XX, tiểu thuyết lịch sử lại được xuất hiện trong
dòng văn học yêu nước, đặc biệt là sau Cách mạng. Tuy rằng dòng tiểu thuyết
lịch sử có sự phát triển lâu đời và phát triển mạnh hơn, song kịch lịch sử vẫn
chảy không ngừng, âm ỉ và đến đầu thế kỷ XX bắt đầu phát triển khá mạnh.
Các kịch gia bắt đầu chú ý hơn và khai thác sâu hơn đề tài lịch sử: từ nhân
vật, sự kiện đến những biến cố trong lịch sử dân tộc. Hơn bao giờ hết, lịch sử
trở thành nguồn đề tài phong phú và hấp dẫn đối với các tác giả. Số lượng các
tác phẩm kịch lịch sử nhiều hơn, nhưng thật sự, theo các nhà nghiên cứu, số
lượng các tác phẩm kịch lịch sử “có giá trị chỉ đếm trong đầu ngón tay”.
Trong số đó, chúng ta không thể không kể đến Nguyễn Huy Tưởng với cú
hích đầu đời tốn mất không biết bao nhiêu giấy bút của các nhà nghiên cứu
phê bình với tác phẩm kịch lịch sử Vũ Như Tô.
Từ đó, tiếp nối thành công của Nguyễn Huy Tưởng từ đề tài lịch sử với
các tác phẩm như: Vũ Như Tô, Bắc Sơn, Những người ở lại, …là những tên
tuổi nổi tiếng như nhà soạn kịch Trúc Đường, Tào Mạt, Nguyễn Đình Thi…
cũng đi vào khai thác vấn đề kịch lịch sử. Trúc Đường với vở kịch nói Quang
Trung, Tào Mạt (1930 – 1993) nổi tiếng với những tác phẩm chèo như: Bài


21
ca giữ nước, Nguyễn Đình Thi với các vở kịch lịch sử có giá trị lớn
như:Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Rừng Trúc… Sau họ, chúng ta không thể

không kể đến tên tuổi nổi tiếng như Lưu Quang Vũ với hàng loạt những cái
tên đã ghi dấu vào trong làng kịch Việt Nam, đặc biệt trong các vở kịch lịch
sử như: Ông vua hóa hổ, Ngọc Hân công chúa
Là một mảng đề tài riêng của kịch, kịch lịch sử với những tác phẩm có
giá trị, những tên tuổi tác giả, kịch gia nổi tiếng đã khẳng định được vị thế của
mình trong sự phát triển của thể loại kịch nói riêng và của văn học dân tộc
Việt nói chung.
1.3. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Tƣởng.
1.3.1. Con người và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng.
Nguyễn Huy Tưởng chiếm một vị trí xứng đáng trên văn đàn trước và
sau Cách mạng. Ông viết nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tùy bút, tiểu thuyết,
kịch, kịch bản phim, truyện thiếu nhi
Sinh ngày mùng 6 tháng 5 năm 1912, trong một gia đình Nho học tại
làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nơi mà có nhà nghiên cứu đã cho
rằng “tất cả mọi cái đều là lịch sử”, Nguyễn Huy Tưởng đã kế thừa truyền
thống quê hương, gia đình. Đồng thời, ông ý thức được con đường của mình
phải đi ngay từ khi là một cậu học trò 18 tuổi rằng: “Phận sự một người tầm
thường như tôi muốn tỏ lòng yêu nước thì chỉ có việc viết văn quốc ngữ
thôi”[44; tr. 11]. Có lẽ vì thế, ngay từ khi còn trẻ, ông đã tìm hiểu về thơ văn,
cách viết, cấu tứ… từ những tác giả nổi tiếng đương thời.
Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn có tinh thần yêu nước. Khi còn là học
sinh, Nguyễn Huy Tưởng tham gia phong trào yêu nước của thanh niên học
sinh ở Hải Phòng. Đến năm 1935, ông lên Hà Nội và làm thư ký nhà đoan,
đồng thời nuôi chí hướng viết văn để ký thác tấm lòng yêu nước của mình.
Những sáng tác đầu tay của ông cũng về đề tài lịch sử. Mở đầu là tiểu thuyết


22
Đêm hội Long Trì (1943) và đặc sắc nhất phải kể đến vở kịch Vũ Như Tô
(1944)…

Sinh ra trong một gia đình nhà nho khá giả có tinh thần yêu nước, bản
thân lại có tấm lòng hướng về tổ quốc, Nguyễn Huy Tưởng đã sớm giác ngộ
lý tưởng cách mạng. Từ năm 1943, ông hoạt động trong hội Văn hóa cứu
quốc và được cử làm đại biểu của Hội đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào năm
1945. Cách mạng thành công, nhà văn hăng hái hoạt động trong phong trào
văn nghệ cách mạng và là một trong những người phụ trách Hội Văn hóa cứu
quốc. Vở kịch Bắc Sơn của ông được viết và công diễn tháng 4 năm 1946 ở
Hà Nội đã góp phần chứng minh sự thắng lợi của Văn nghệ Cách mạng nói
chung và của nền kịch nói hiện đại Việt Nam nói riêng.
Trong kháng chiến chống pháp, ông tham gia thành lập Hội văn nghệ
Việt Nam, tích cực hoạt động từ những ngày đầu. Vừa hoạt động phong trào,
vừa tích cực sáng tác, Nguyễn Huy Tưởng cho ra đời nhiều tác phẩm có giá
trị. Tiêu biểu có thể kể đến Ký sự Cao – Lạng, giải thưởng Văn nghệ Việt
Nam 1951 – 1952.
Với khoảng 20 năm sáng tạo, Nguyễn Huy Tưởng đã để lại số lượng lớn
tác phẩm có chất lượng, có giá trị về nội dung, phong phú trong các thể loại
khác nhau. Sự nghiệp sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn: trước và
sau Cách mạng. Trước 1945, với cảm quan lịch sử, ông viết Đêm hội Long
Trì (1942), An Tư công chúa (1943) và kịch Vũ Như Tô (1942). Cách Mạng
Tháng Tám thành công, ông tham gia biên tập báo Cờ giải phóng, Tiên phong
và trở thành Tổng thư ký Ban trung ương vận động đời sống mới. Đến năm
1948, ông là một trong những người trực tiếp tham gia sáng lập tạp chí Văn
nghệ, Nhà xuất bản Văn nghệ, đồng thời cũng trực tiếp làm thư ký tòa soạn từ
số 3 đến số 21. Sau 1945, Nguyễn Huy Tưởng tiếp tục hoạt động và say sưa
sáng tác hơn bao giờ hết. Nội dung, cảm hứng văn chương cũng như các thể


23
tài văn học của nhà văn được mở rộng. Ông viết về sự đổi đời của nông dân
với tiểu thuyết Truyện anh Lục (1955), cuộc hồi sinh của vùng đất Điện Biên

với tiểu thuyết Bốn năm sau (1959)… Và đặc biệt hơn, đề tài lịch sử, đặc biệt
là lịch sử hào hùng của đất nước trong những năm đầu Cách mạng vẫn lôi
cuốn sự quan tâm của ông. Với đề tài lịch sử này, ông viết truyện phim Lũy
hoa, tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô(1960). Tuy nhiên, tác phẩm mới hoàn
thành tập I, tài năng của ông đang được nở rộ thì nhà văn đột ngột mất vào
tháng 7 năm 1960. Với sự nghiệp văn chương có giá trị của mình, ông đạt
được nhiều giải thưởng về tác phẩm văn học: Ký sự Cao – Lạng, Truyện anh
Lục, Sống mãi với thủ đô
Với những đóng góp của mình, Nguyễn Huy Tưởng được nhận giải
thưởng Hồ Chí Minh đợt I.
1.3.2. Nguyễn Huy Tưởng và lịch sử.
Nguyễn Huy Tưởng là người sớm có ý thức về lịch sử dân tộc. Ngay từ
khi chưa đầy 20 tuổi, ông từng viết trong Nhật ký của mình rằng:“Người
không biết lịch sử nước mình là một con trâu đi cày ruộng. Cày với ai cũng
được mà cày ruộng nào cũng được”[17; tr. 334]. Ngay từ khi đi học, với
nguồn kiến thức uyên bác, tinh thông Pháp văn và Hán văn, ông bắt đầu sự
nghiệp của mình bằng những câu chuyện lịch sử, những nhân vật lịch sử.
Các tác phẩm của ông, hầu hết viết về chủ đề lịch sử, lấy chất liệu và đề
tài từ nguồn lịch sử dân tộc. Vì thế, kịch lịch sử là một trong những mảng
sáng tác quan trọng nhất của ông. Với những tác phẩm có giá trị cao, Nguyễn
Huy Tưởng đã ghi dấu vào lịch sử phát triển của kịch lịch sử nói riêng và văn
học Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, khác với các nhà văn theo dòng
tiểu thuyết lịch sử đương thời, Nguyễn Huy Tưởng không theo xu hướng
xuyên tạc lịch sử hoặc mượn lịch sử để trú ngụ, trốn tránh hiện thực xã hội rối


24
ren đương thời (như Khái Hưng, Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật, Phan Khắc
Khoan…). Khác với những tác giả viết về lịch sử sau này với tư cách là

những người “nhại” lịch sử, chỉ là “mượn” những cái tên trong lịch sử để từ
đó thêm thắt và tạo ra cho chúng những đời sống mới nhằm xây dựng và
truyền tải những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm,thì Nguyễn Huy Tưởng,
trong tác phẩm của mình, lại luôn tôn sùng và trung thành với lịch sử - quá
vãng xa xưa. Bởi vậy, để viết được một vở kịch lịch sử có giá trị, ông đã tốn
rất nhiều công sức tìm tòi, khám phá và nghiên cứu nghiêm túc những tài liệu
lịch sử, những tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng trong quá khứ.
Kịch lịch sử trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng – một bước tiến
mới trong bối cảnh khá phức tạp của sự phát triển thể loại. Trước Cách mạng
Tháng Tám 1945, sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Tưởng được đánh dấu
với bộ ba tác phẩm khá nổi tiếng, ra mắt công chúng và được đón nhận nhiệt
liệt. Đó chính làVũ Như Tô (1943) – một tác phẩm kịch lịch sử về câu chuyện
của một người nghệ sĩ, một kiến trúc sư rất có tài thời vua Lê Tương Dực,
Đêm hội Long Trì (1944) – một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết về thời Trịnh
Sâm với những tiếng nói tố cáo những tội ác của Đặng Lân, những âm mưu,
thủ đoạn của người con gái xứ Kinh Bắc Đặng Thị Huệ…và vở An Tư công
chúa (1944) – một cuốn tiểu thuyết lịch sử mô tả lại cuộc kháng chiến chống
quân Nguyên Mông của vua tôi nhà Trần vào những năm 1284 - 1285. Cả ba
tác phẩm đều được khai thác dưới góc độ lịch sử, thấm đẫm dấu ấn lịch sử
dân tộc, song mỗi tác phẩm lại gắn với một chủ đề riêng. Nếu như với Vũ
Như Tô, nhà văn đưa người đọc trở về thời kì nhà nước phong kiến Việt Nam
đang trên đà khủng hoảng trầm trọng của triều đại vua Lê Tương Dực, thì
cũng tương tự vậy, đến với Đêm hội Long Trì, với sự soi rọi của ánh sáng
lịch sử, nhà văn lấy bối cảnh lịch sử triều đại Lê mạt, thời kỳ vua Lê – chúa
Trịnh, đất nước vô cùng suy yếu. Và với An Tư công chúa, nội dung sử thi


25
trở nên nổi bật hơn với việc khai thác câu chuyện về một nàng công chúa đời
Trần hi sinh thân mình vì quốc gia, dân tộc mà ẩn sau nó là ý nghĩa về vận

mệnh của tổ quốc, vận mệnh của nhân dân. Ngoài ra, cùng thời kỳ này còn có
tác phẩm Cột đồng Mã Viện,vở kịch về sức sống của dân tộc lấy bối cảnh là
một vùng đất biên giới giữa nước ta (khi đó là Giao Chỉ) và tỉnh Quảng Tây,
Trung Quốc. Như vậy, với số lượng tác phẩm không nhiều, nhưng rõ ràng, từ
trước Cách mạng, Nguyễn Huy Tưởng dường như đã xác định con đường đi
cho những tác phẩm kịch của mình theo hướng lịch sử. Vì thế, sau Cách mạng,
khuynh hướng kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng ngày càng trở nên đậm
nét hơn. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đã mang lại sức sống mới
cho thời đại, mang lại nguồn cảm hứng dồi dào bất tận với tất cả các nhà văn,
nhà thơ, họa sĩ, nhiếp ảnh… Và cũng nằm trong dòng chảy lịch sử ấy,
Nguyễn Huy Tưởng cho ra đời hai vở kịch ghi lại dấu ấn của mình trong lịch
sử văn học dân tộc: Bắc Sơn và Những người ở lại. Nếu như Bắc Sơn được
nhà văn khai thác từ hiện thực cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Bắc Sơn, Đình Cả
năm 1940 – 1941 với tinh thần quật khởi của nhân dân giữa lựa chọn sống tự
do hay tiếp tục làm nô lệ, thì Những người ở lại lại mang đến không khí của
cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào những năm 1946 với vấn
đề điển hình của người dân thời bấy giờ: tản cư để kháng chiến hay ở lại trong
thành chấp nhận cuộc sống đầy đủ về vật chất nhưng lại có lỗi với cuộc kháng
chiến của cả dân tộc? Đọc tác phẩm, chúng ta không thể không chú ý đến
những thanh niên trẻ tuổi sống trong thời kì lịch sử bi tráng của dân tộc, họ
chiến đấu hết mình vì tiếng nói tình yêu Tổ quốc, độc lập dân tộc.
Nguyễn Huy Tưởng, theo như GS Hà Minh Đức, là “một trí thức có tâm
huyết, gắn bó với lịch sử Hà Nội, tác phẩm của ông ngợi ca truyền thống anh
hùng của dân tộc trong quá khứ, hiện tại và bày tỏ tâm sự, nêu những vấn đề
của người trí thức đi theo Cách Mạng”[8; tr. 59]. Và vì vậy, chúng ta không

×