Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết của nguyễn xuân khánh luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.67 KB, 129 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

THÁI BÁ THANH

HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN – 2012


2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

THÁI BÁ THANH

HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN HOA BẰNG


NGHỆ AN - 2012


3

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, với sự giúp đỡ của Thầy Cô,
người thân và bạn bè, đồng nghiệp, luận văn của chúng tơi đã hồn thành.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Hoa
Bằng, người Thầy cũ khi tôi là Sinh viên Đại học Cần Thơ những năm 1989 –
1993, nay lại trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Ngữ văn Trường Đại học Vinh đã giảng dạy, nâng cao kiến thức để chúng tơi có thể
hồn thành luận văn theo u cầu của một cơng trình khoa học.
Xin cảm ơn Trường Đại học Đồng Tháp đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên
giúp đỡ để tôi nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn đúng thời hạn.
Nghệ An, tháng 10 năm 2012
Tác giả

Thái Bá Thanh


4
MỤC LỤC
trang
MỞ ĐẦU ……………………………………………………..... 1
1.

Lí do chọn đề tài ……………………………………………..... 1


2.

Lịch sử vấn đề ………………………………………………..... 3

2.1.

Những cơng trình nghiên cứu về Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng
Ngàn, Đội gạo lên chùa ………………………………………...

2.2.

3

Những cơng trình liên quan gần với đề tài Hình tượng tác giả
trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh ……………………..

9

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………. 11

4.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu …………………………… 11

5.

Phương pháp nghiên cứu ……………………………………..


11

6.
Đóng góp và cấu trúc của luận văn …………………………..
Chương 1 :
HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ

12

1.1

VÀ TÁC GIẢ NGUYỄN XUÂN KHÁNH ………….. 13
Hình tượng tác giả …………………………………………..... 13

1.1.1. Tác giả văn học ………………………………………………… 13
1.1.2. Hình tượng tác giả ……………………………………………… 15
1.1.3. Các phương diện nghiên cứu hình tượng tác giả …………….....
1.2.

19

Tác giả Nguyễn Xuân Khánh ………………………………… 25

1.2.1. Vài nét về cuộc đời ……………………………………………... 25
1.2.2. Hành trình sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh …………………. 27
Chương 2 :
HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ
2.1.


THỂ HIỆN QUA CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT ……… 46
Cái nhìn lịch sử như một dịng chảy liên tục của văn hóa ...... 46

2.1.1. Lịch sử dân tộc là lịch sử của một nền văn hóa có bản sắc riêng
……………………………………………………………..

47

2.1.2. Đặt trọng tâm cái nhìn vào các sự kiện bộc lộ bản sắc văn hóa ... 55
2.1.3. Lấy tiêu chí văn hóa để đánh giá các sự kiện lịch sử …………... 69
2.2.

Cái nhìn dân chủ, khách quan về con người và lịch sử …….. 73


5
2.2.1. Lịch sử thuộc về quần chúng nhân dân ………………………… 73
2.2.2. Cái nhìn khách quan về con người ……………………………... 75
2.2.3. Cái nhìn khách quan về một số giai đoạn lịch sử ………………. 79
Chương 3 :
HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ
3.1.

THỂ HIỆN QUA GIỌNG ĐIỆU VÀ CHÂN DUNG ….. 84
Hình tượng tác giả thể hiện qua giọng điệu …………………. 84

3.1.1. Giọng điệu trần thuật khách quan và sự thấu hiểu, cảm thông … 84
3.1.2. Giọng điệu triết lí, suy tư ………………………………………. 88
3.1.3. Giọng điệu trữ tình, cảm thương ……………………………….. 91
3.1.4. Giọng điệu dí dỏm, hài hước …………………………………… 93

3.2.

Chân dung hình tượng tác giả ………………………………... 95

3.2.1. Nhà văn “độc phá vạn quyển thư” ……………………………... 95
3.2.2. Nhà văn đề cao tính nữ và đời sống phồn thực ………………… 99
3.2.3. Nhà văn luôn trăn trở với những vấn đề văn hóa đất nước …….. 108
KẾT LUẬN ……………………………………………………. 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………. 119

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài


6
1.1. Trong thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI, văn xi Việt Nam nói
chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng đã có những dấu hiệu chuyển động của
một nền văn học mở. Đời sống văn học cũng có năm “phẳng lặng” [69] hoặc
chỉ mới dừng lại ở mức “chữ nghĩa lướt qua cơn suy thối” [66] nhưng nhìn
chung văn học ta đang thay đổi, đang chuyển động, đang thể nghiệm những
hướng đi mới để tìm cách vượt ra khỏi sự trì trệ, nhàm chán, ngõ hầu đáp ứng
nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao và ngày càng mới lạ của bạn
đọc. Trên con đường tìm tịi, đổi mới đầy vất vả, nhọc nhằn ấy, một số nhà văn
đã có những thành cơng nhất định, được đơng đảo bạn đọc trân trọng đón nhận
và đề cao. Về văn xi, chúng ta có thể kể đến Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh
Thái, Nguyễn Ngọc Tư, Xuân Đức, Nguyễn Quang Hà, Trần Văn Tuấn, Dương
Hướng, Đỗ Kim Cuông, Từ Nguyên Tĩnh, Bùi Bình Thi, Tơ Đức Chiêu, Khuất
Quang Thụy, Hồng Đình Quang, Trầm Hương, Nguyễn Hồng Thu, Trung
Trung Đỉnh, Nguyễn Đình Tú, Bích Ngân, Cao Duy Sơn, Sương Nguyệt
Minh ... Quan tâm tới sự phát triển của mảng văn xuôi, nhất là thể loại tiểu

thuyết – cỗ máy cái của một nền văn học – là đề tài đang còn nhiều điều để
khai phá.
1.2. Trong dòng chảy bộn bề của văn xi những năm đầu thế kỉ, có
một xu hướng khai thác đề tài lịch sử và văn hóa phong tục của đất nước. Họ
tạo thành một đội ngũ khá hùng hậu với những đại diện tiêu biểu như : Hồng
Quốc Hải, Nguyễn Mộng Giác, Lê Đình Danh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Quang
Thân, Hồng Cơng Khanh, Sương Nguyệt Minh, Ngơ Văn Phú, Nam Dao, Trần
Vũ ... và hiển nhiên có một “cội mai già vẫn rừng rực nở hoa” : Nguyễn Xuân
Khánh. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là một hiện tượng văn học “lạ” trong
bối cảnh văn học đương đại. Ông là nhà văn chỉ nổi tiếng khi đã bước vào tuổi
“xưa nay hiếm”. Là cây bút hàng đầu của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nhưng
Nguyễn Xuân Khánh lại chưa hề có một mục từ nào được nhắc đến trong Từ
điển văn học, mặc dù, giải thưởng của các Hội Nhà văn thường niên đều vinh
danh ông. Và trong khi nhiều nhà văn đang cố gắng làm mới tác phẩm của


7
mình với nhiều thủ thuật khác nhau, kể cả việc vận dụng các lí thuyết hiện đại
của thế giới thì Nguyễn Xuân Khánh lại trung thành với lối viết “đặc sệt cổ
điển” bằng một bút lực dồi dào và vốn văn hóa uyên bác khiến bạn đọc phải
ngạc nhiên, thán phục. Văn xuôi Việt Nam đương đại nếu thiếu Nguyễn Xuân
Khánh sẽ “bớt đi bao nhiêu cái sang trọng của văn hóa Việt thấm đẫm trong
văn học Việt” [11]. Vì thế, tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh luôn khơi gợi
hứng thú tìm tịi của cơng chúng tiếp nhận.
1.3. Qua bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên
chùa, Nguyễn Xuân Khánh luôn luôn trăn trở về những vấn đề lịch sử, văn hóa
của đất nước. Đổi mới về tư tưởng quan trọng hơn đổi mới về bút pháp là mục
đích chính yếu và đóng góp chính yếu của tiểu thuyết gia Nguyễn Xuân Khánh.
Nhưng lối viết tưởng như xưa cũ của ơng vẫn có sức hấp dẫn lớn lao. Bạn đọc
bắt gặp trong tiểu thuyết của ông không phải những nhân vật, sự kiện, bức

tranh lịch sử đã hóa thạch mà là những chỉnh thể nghệ thuật sống động, luôn
đối thoại với bạn đọc và mời gọi bạn đọc tham gia đối thoại. Tái hiện lịch sử,
văn hóa, phong tục là phơng nền để nhà văn đánh giá, đề xuất, kiến giải về quá
khứ và gợi mở những vấn đề ngay trong cuộc sống hôm nay. Tư tưởng trong ba
cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, dĩ nhiên là khác nhau nhưng xuyên
suốt nó là tinh thần văn hóa Việt. Nhà văn đã phát hiện ra nguồn năng lực nội
sinh của văn hóa dân tộc, để từ đó, con người Việt Nam có thể trường tồn trước
sóng gió ba đào của lịch sử. Ở góc độ này, Nguyễn Xuân Khánh đã có những
trang viết mê đắm và tài hoa. Vì thế, đọc hàng ngàn trang tiểu thuyết của ơng,
người đọc vẫn cảm thấy thích thú và hấp dẫn.
1.4. Hình tượng tác giả ln tồn tại trong mọi tác phẩm và rộng hơn là
trong toàn bộ sáng tác của một nhà văn. Nhưng tùy vào thể loại và cá tính sáng
tạo mà hình tượng ấy có sự xuất hiện đậm nhạt khác nhau. Trong sáng tác của
Nguyễn Xuân Khánh, hình tượng tác giả hiện lên như một nét đặc sắc riêng
trong thế giới nghệ thuật của ông. Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong tiểu
thuyết của Nguyễn Xuân Khánh là hướng tiếp cận văn học từ phương diện thi


8
pháp. Cách tiếp cận này giúp chúng ta có thêm một góc nhìn mới để phát hiện
và khám phá chiều sâu tác phẩm, đồng thời góp phần định hình phong cách
Nguyễn Xn Khánh cũng như những đóng góp của ơng cho văn học nước nhà.
Là một hiện tượng văn học, Nguyễn Xuân Khánh dành được nhiều sự
quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu của cơng chúng tiếp nhận nhưng có thể khẳng
định, chưa có một cơng trình hồn chỉnh nào nghiên cứu về hình tượng tác giả
trong tiểu thuyết của ơng. Vì thế, trong lúc này, việc nghiên cứu Hình tượng tác
giả trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, một nhà văn viết rất hay về lịch sử,
văn hóa, phong tục cũng là việc làm hợp thời, tùy duyên.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những cơng trình nghiên cứu về Hồ Q Ly, Mẫu Thượng

Ngàn, Đội gạo lên chùa
2.1.1. Năm 2000, khi tác phẩm Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
xuất hiện và đạt giải thưởng của Hội Nhà văn, Nhà xuất bản Phụ nữ đã tổ chức
hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly, sau đó, nội dung hội thảo được đăng tải trên
báo Văn nghệ (số 41, ngày 7/10/2000). Qua hội thảo này và qua các bài viết
trên các báo và tạp chí, tác phẩm đã được nhìn nhận, đánh giá từ nhiều phương
diện. Nhà văn Hoàng Quốc Hải (Những điều khả ái về tiểu thuyết Hồ Quý Ly)
nhận xét : “Đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết rất nghiêm túc, bám sát chính
sử. Văn chương mượt mà, có sức cuốn hút, đọc hết 800 trang vẫn muốn đọc
lại”. Theo ông : “tư tưởng chủ đề của tiểu thuyết Hồ Quý Ly xoay quanh ba chữ
“thời thiên tuý” mà tác giả đã khéo léo đề cập ...”. Châu Diên (Tiểu thuyết Hồ
Quý Ly và tố chất nhà văn trong Nguyễn Xuân Khánh) nêu ra ba ưu điểm của
cuốn tiểu thuyết : không né tránh vấn đề gay cấn ; xử lí vấn đề tài tình ; sự ảo
tưởng tích cực của tác giả thể hiện trong tác phẩm. Nhà văn Hồ Anh Thái cho
rằng, cuốn sách là sự kết hợp thành công hai yếu tố của thể loại là tiểu thuyết và
lịch sử. Trịnh Đình Khơi nhấn mạnh những ưu điểm nổi bật : “Cuốn sách rất có
văn. Lâu nay ta chú ý truyện nhiều hơn văn. Vấn đề đặt ra có ý nghĩa hiện đại :
các mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, giữa giới cầm quyền và trí thức,


9
giữa chính trị và văn học”. Tiến sĩ Đinh Cơng Vỹ với tiêu đề giản dị : Tiểu
thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh đã đánh giá những ưu điểm chính
của tác phẩm : khắc phục được tính chất đơn điệu, phiến diện khi viết về lịch sử
và nhân vật lịch sử ; tri thức uyên bác ; có những trang văn đẹp về tình yêu và
người phụ nữ ... Bên cạnh những ưu điểm ấy, tiểu thuyết này vẫn cịn những
hạn chế : Ngơn ngữ đối thoại (như giữa Hồ Nguyên Trừng và Hồ Quý Ly) mới
mẻ quá ; những bài thơ, bài hát quốc ngữ trong đó nghe như của thời hiện đại ;
chưa đánh giá triệt để những mặt yếu của Hồ Quý Ly. Hoàng Cát (Tiểu thuyết
Hồ Quý Ly, thưởng thức và cảm nhận – vietnamnet.vn) đánh giá đây là một

tiểu thuyết bề thế, sâu sắc, hấp dẫn về một giai đoạn phức tạp của dân tộc. Xác
định tư tưởng chủ yếu của tác phẩm để minh định về thể loại, Nguyễn Văn Dân
(Mấy xu hướng chủ yếu trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại – báo Văn
nghệ số 11, ra ngày 12 – 3 – 2011) đã xếp Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
vào xu hướng tiểu thuyết luận giải.
Về phương diện xây dựng nhân vật, tại Hội thảo, nhà văn Trần Thị
Trường đọc tham luận Những nhân vật nữ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly ; nhà
văn Hoàng Tiến đề cập đến Thân phận kẻ sĩ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly.
Nhưng nhiều ý kiến phát biểu của Nguyên Ngọc, Nguyễn Trọng Tân, Lại
Nguyên Ân, Phạm Xuân Nguyên ... lại chủ yếu đề cập đến nhân vật chính Hồ
Quý Ly. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất đánh giá đây là nhân vật được xây
dựng thành cơng và đó là điều quyết định sự thành công của cuốn tiểu thuyết.
Sau Hội thảo, giới nghiên cứu tiếp tục dành sự quan tâm cho tác phẩm. Đỗ
Ngọc Yên (Tạp chí Non nước số 140, tháng 10 – 2010) với bài viết Hồ Quý Ly
– cách tân hay bạo chúa nghiêng về hướng đề cao chủ trương cải cách táo bạo
của Hồ Quý Ly. Cũng trên Tạp chí Non nước (số 155 – 2010), Nguyễn Thị Thu
Hương nghiên cứu Vấn đề xây dựng nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý
Ly của Nguyễn Xuân Khánh. Nhà nghiên cứu kết luận : khi xây dựng nhân vật
trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đồng quan điểm với
bậc thầy của tiểu thuyết lịch sử mà ông đã từng ngưỡng mộ đó là Alexandre


10
Dumas. Ông xem “lịch sử chỉ là cái đinh treo”, để chú ý khai thác nhân vật lịch
sử từ góc nhìn nội tâm thơng qua sức mạnh của cảm xúc, tưởng tượng, cịn
những nhân vật làm bằng hư cấu thì ơng lại tìm cách gắn nó vào “cái đinh
treo” bằng sức hút của từ trường lịch sử. Trong luận văn thạc sĩ [136], Phạm
Thị Bích Thủy khai thác hình tượng nhân vật trong một số tiểu thuyết lịch sử,
trong đó có Hồ Quý Ly.
Về những đóng góp của tiểu thuyết Hồ Quý Ly cho thể loại tiểu thuyết

lịch sử và cho văn học nước nhà nói chung, Lại Nguyên Ân trong bài Hồ Quý
Ly (Tạp chí Nhà văn số 6 năm 2000) đã sớm phát hiện thấy những nét mới của
tác phẩm này : “Tác giả Nguyễn Xuân Khánh vừa khai thác tối đa các nguồn sử
liệu, văn liệu hiện cịn, vừa phóng khống trong những hư cấu tạo ra một thực
tại tiểu thuyết vừa tương đồng với những thông tin còn lại về một thời đại đã
lùi xa vừa in dấu cách hình dung và trình bày riêng của tác giả”. Nhà văn Trung
Trung Đỉnh trong bài viết : Hồ Quý Ly và những giải pháp mới cho tiểu thuyết
lịch sử nước nhà (Tạp chí Văn nghệ quân đội tháng 10 – 2011) cho rằng sức
hấp dẫn của tác phẩm “khơng chỉ ở văn mạch mà cái chính là tác giả đã lựa
chọn được cho mình một thế đứng vững chắc và một thế đứng với tư thế của
một nhà tiểu thuyết trước vấn đề hôm qua và hôm nay”. Một số luận văn thạc sĩ
đi vào khai thác những cách tân, thành tựu của tiểu thuyết lịch sử cũng đã lấy
tiểu thuyết Hồ Quý Ly làm đối tượng khảo sát như : Tiểu thuyết Hồ Quý Ly
trong sự vận động của tiểu thuyết lịch sử nửa sau thế kỉ XX của Đỗ Hải Ninh,
Thành tựu của tiểu thuyết lịch sử qua Vạn Xuân và Hồ Quý Ly của Trần Thị
Quỳnh Hoa, Những cách tân đáng chú ý của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời
đổi mới của Nguyễn Thị Phương Thanh. Đặc biệt, Báo cáo tổng kết đề tài khoa
học cấp bộ : Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời điểm đổi mới
đến nay do PGS.TS. Nguyễn Thị Bình làm chủ nhiệm đề tài đã đánh giá cao
những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh trên nhiều phương diện, đã có cơng
mở ra hướng đi mới cho tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử sau 1975.


11
2.1.2. Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn đạt giải thưởng của Hội Nhà văn
năm 2006 cũng nhận được sự hưởng ứng không kém nồng nhiệt của dư luận.
Nhà xuất bản Phụ nữ lại tiếp tục được vinh dự là nơi xuất bản và tổ chức tọa
đàm về tác phẩm này. Về phương diện nội dung, Thạc sĩ Đoàn Ánh Dương
(vannghequandoionline 22 – 3 – 2012) cho rằng, vấn đề chủ yếu của Mẫu
Thượng Ngàn là muốn đi sâu vào cội nguồn của văn hóa Việt và đó là căn

nguyên sức sống của dân tộc. Nguyên Ngọc đề cao tác phẩm bằng bài viết :
Mẫu Thượng Ngàn : Một cuốn tiểu thuyết thật hay về văn hoá Việt. Tác giả cho
rằng : “Nếu đi tìm một nhân vật chính cho cuốn tiểu thuyết này, thì hẳn có thể
nói nhân vật chính đó là nền văn hoá Việt”. Phạm Hồ Thu ca ngợi tác phẩm
Mẫu Thượng Ngàn - bài ca về vẻ đẹp Việt. Châu Diên [16] khẳng định, Mẫu
Thượng Ngàn chính là cuộc dành lại bản sắc văn hóa Việt trong cuộc giao lưu
tiếp biến với văn hóa ngoại lai. Trả lời phỏng vấn của báo chí, chính nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh đã tiết lộ cho người đọc ý tưởng, sự hình thành tiểu
thuyết Mẫu Thượng Ngàn cũng như những trang viết về người phụ nữ và vấn
đề nhục cảm trong tác phẩm của ơng. Nguyễn Quang Huy [40] có những kiến
giải thú vị về nguyên lí mẫu và nữ tính đã chi phối tư tưởng tác phẩm, hình
tượng, các mơtip nghệ thuật ... của Mẫu Thượng Ngàn.
Về phương diện nghệ thuật và những yếu tố làm nên thành công của tác
phẩm, Phạm Xuân Nguyên (qua trao đổi với phóng viên VTC News) nhìn thấy
ở Mẫu Thượng Ngàn : Nội lực văn chương của Nguyễn Xuân Khánh. Nhà
nghiên cứu Châu Diên chỉ rõ, cái tài của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là ở chỗ
anh dùng gần như toàn bộ những “nhân vật” anh từng về quê ăn giỗ mỗi tuần
một bận, để rồi sắp xếp họ lại trong một không gian là một cái làng vẫn như thế
mà lại khác hẳn, trong một thời gian là cuộc khủng hoảng giành lại một bản sắc
dân tộc. Văn Chinh khen ngợi bút lực, sự trẻ trung, tươi mát trong những trang
văn Nguyễn Xuân Khánh : có thể ví ơng như gốc mai già, mấy mươi năm chìm
khuất đâu đó chợt bật lên rừng rực nở hoa hắt lên văn đàn ánh trắng tinh khiết
và ngan ngát hương thơm để diện mạo hốt nhiên thay đổi [12]. Ngô Lê Khánh


12
Huyền (sankhauvietnam.com.vn) cũng đồng quan điểm : văn chương Nguyễn
Xuân Khánh chững chạc, đúng mực, thấm đẫm tình cảm và ln kèm theo bề sâu
văn hóa dày đặc.
Ngồi ra, các cơng trình nghiên cứu như : Quan niệm nghệ thuật về con

người trong tiểu thuyết lịch sử sau 1975 của Nguyễn Thị Kim Tiến
(tonvinhvanhoadoc.vn) ; Kiểu truyện về thánh mẫu và truyền thống trọng mẫu
trong văn học Việt Nam của Tiến sĩ Nguyễn Thị Nguyệt [62] đều coi Mẫu
Thượng Ngàn như một cứ liệu quan trọng để nghiên cứu ... Một số cơng trình
nghiên cứu về Mẫu Thượng Ngàn do có liên quan gần gũi với đề tài nên chúng
tơi sẽ trình bày ở mục 2.2.
2.1.3. Cứ tưởng bao nhiêu vốn liếng về lịch sử - văn hóa dân tộc đã
được Nguyễn Xuân Khánh “trút” hết vào Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn thì
bất ngờ ở tuổi gần 80, Nguyễn Xuân Khánh lại “tình tang” Đội gạo lên chùa.
Cuốn tiểu thuyết nhanh chóng gây tiếng vang trong dư luận và được bạn đọc
tán thưởng. Tại buổi tọa đàm Nguyễn Xuân Khánh đội gạo lên chùa do Nhà
xuất bản Phụ nữ và Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức ngày 20 – 6 – 2011 đã cho
thấy sức gây chú ý của nhà văn cao niên này với tác phẩm mang chủ đề văn
hóa – lịch sử thứ ba của ông. Hầu như các bài viết và ý kiến thảo luận chủ yếu
tại diễn đàn đều tập trung vào việc tiểu thuyết Đội gạo lên chùa nêu lên và xử lí
vấn đề Phật giáo đóng góp như thế nào vào bản sắc và lịch sử tinh thần dân tộc.
Tiêu biểu là các tham luận của Văn Chinh đề cập đến một Tinh thần dân chủ
Phật giáo ; Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét nét đặc sắc tư tưởng Tùy
duyên mà tiểu thuyết này ứng dụng, gợi vấn đề đạo Phật Việt Nam đặc thù ;
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tùng từ góc nhìn truyền thống của tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại nói đến cảm hứng Phật giáo đối với đề tài lịch sử cách mạng ; v.v.
Dường như, dễ có một sự nhất trí về sự kiện đạo Phật đã trở thành một yếu tố
căn bản của tâm hồn dân Việt xưa nay, hơn là đạt được một đồng thuận về các
vấn đề tầm vóc tinh thần của Phật giáo trong những tiến trình lịch sử - văn hóa
hiện đại của dân tộc, là điều mà cuốn tiểu thuyết này xem xét. Đồng quan điểm


13
với cách tiếp cận trên, Mai Anh Tuấn (Tạp chí Nhà văn tháng 8 – 2011) cũng
hiểu tác phẩm này “như một tham khảo Phật giáo” : “Đội gạo lên chùa của

Nguyễn Xuân Khánh là cuốn tiểu thuyết, ngay từ tiêu đề, đã tiết lộ một dấu chỉ
Phật giáo và bởi thế, liền sau đó, vẫy gọi những cảm xúc cũng như tri thức tiếp
nhận thuộc chốn cửa thiền, một khơng gian văn hóa riêng biệt, địi hỏi thái độ
tìm biết vừa trang nghiêm, vừa có phần e dè”.
Một trong những bài viết quan trọng mà báo Văn nghệ đăng tải (số 27,
ngày 2 – 7 – 2011) như một cái nhìn gợi ý và tham chiếu cho thảo luận về Đội
gạo lên chùa là của nhà nghiên cứu trẻ Đồn Ánh Dương có tên : Kiến giải về
dân tộc trong Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh. So sánh với hai tiểu
thuyết trước đó của Nguyễn Xuân Khánh, tác giả viết : “Đội gạo lên chùa
không kiến giải về dân tộc qua người đại diện chính đáng của nó như Hồ Q
Ly, cũng khơng kiến giải về dân tộc qua thời đoạn thử lửa khốc liệt của nó (ý
nói Mẫu Thượng Ngàn – tơi thêm), ở đấy (tức Đội gạo lên chùa – tôi thêm),
kiến giải về dân tộc xuất phát từ chính lịch sử của sự xây dựng dân tộc ấy, một
dân tộc theo quan niệm hiện đại, trải dài suốt thời hiện đại”.
Nhiều tờ báo ở ta, kể cả những tờ không chuyên về văn học cũng rất
quan tâm đến Đội gạo lên chùa. Trên báo Hà Nội mới (28 – 6 – 2011), Châu
Diên ghi nhận sự đổi mới thi pháp của tác giả, Hoàng Quốc Hải xác định tư
tưởng tác phẩm là sự bày tỏ lối sống Phật giáo, người Việt “tùy duyên” mà tiếp
nhận đạo Phật như thế nào. Giáo sư Phong Lê khen “vốn sống cũng như tri
thức dày dặn lắm, mà những gì thành ra con chữ đều đã được trải nghiệm cả,
cho nên nó tự nhiên, an nhiên, khơng bị nống lên. Viết thế này khó lắm”. Nhà
văn Nguyễn Khắc Phê (phunuonline.com.vn, 18 – 6 – 2011) đưa ra một so sánh
: Rất khó để so sánh Đội gạo lên chùa với hai tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu
Thượng Ngàn đã được khẳng định giá trị của Nguyễn Xuân Khánh. Có điều dễ
thấy là Đội gạo lên chùa, do đề tài và hiê ̣n thực miêu tả gần gũi hơn với bạn đọc
hơm nay, nên nhà văn khó đưa trí tưởng tượng bay bởng như hai tác phẩm
trước, nhưng mặt khác, Đội gạo lên chùa lại gợi nhiều vấn đề để suy ngẫm hơn


14

và có nhiều trang đợc giả sẽ muốn mở ra đọc lại. Phạm Xuân Nguyên (Báo Phụ
nữ TP.HCM số Tết Nhâm Thìn 2012) tìm thấy trong văn Nguyễn Xuân Khánh
“một thứ hương mê hoặc người đọc là trộn lẫn mùi hương đàn bà và mùi hương
Phật”, từ đó ơng trân trọng gọi Nguyễn Xuân Khánh là “Ông Phật văn”.
2.2. Những cơng trình liên quan gần với đề tài Hình tượng tác giả
trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh
Vận dụng lý thuyết hậu thực dân và lý thuyết tự sự học, nhằm tìm hiểu
biểu hiện của tự sự hậu thực dân, nhà nghiên cứu Đồn Ánh Dương nhìn thấy
ở Mẫu Thượng Ngàn có sự pha trộn giữa lịch sử và huyền thoại. Sau khi trình
bày các khái niệm, tác giả xác định nội dung của bài viết : Tuy vậy, tiếp cận
Mẫu Thượng Ngàn như một diễn giải lịch sử mang tính hậu thuộc được hậu
thuẫn khơng chỉ bởi các vấn đề trên mà cịn từ phía kỹ thuật tự sự của tác giả
như là cách thức cân bằng giữa tính mạch lạc và tính hư cấu trong việc nhìn
nhận về thời đã qua. Bài viết sẽ tập trung đề cập tới hệ thống các nhân vật/ các
tiếng nói, hệ thống các biểu tượng và cách thức tổ chức ngôi kể (gồm cả hàm ý
chủ thể được/ được chọn lên tiếng) như là các kỹ thuật tự sự phục vụ mục đích
diễn giải này [20].
Cũng bàn về phương diện trần thuật, Khánh Phương nói đến sự hấp dẫn
trong những trang văn kể chuyện của Nguyễn Xuân Khánh. Theo đó : “Nguyễn
Xuân Khánh chỉ say sưa, đắm đuối miêu tả, phán đoán, kiếm tìm, những điều
mà ơng cho là tâm thức, cảm thức, giá trị văn hóa sâu xa của dân tộc” và “Tồn
bộ tác phẩm tràn ngập bầu khơng khí ngọt ngào quyến rũ của thế giới trực giác.
Ngoại trừ những phân đoạn đi sâu miêu tả tâm lý cộng đồng, phong tục, như
một tư liệu phục vụ khảo cứu tâm lý, tất thảy là thế giới mê đắm của trực giác,
linh cảm, ham muốn, ẩn ức, bị quyến rũ” [68].
Về quan niệm lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh, Đỗ Hải Ninh viết : “Lịch sử
trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn đã vượt thoát khỏi kinh nghiệm quen thuộc của
cộng đồng. Nhà văn không lệ thuộc vào những sự thật được kinh nghiệm tập thể chấp
nhận, những hình tượng đã xác lập bằng thái độ sùng kính hay phủ nhận mà sáng tạo



15
lịch sử của riêng mình” và “Nguyễn Xuân Khánh chỉ mượn nó làm phương tiện để
chuyển tải kinh nghiệm, suy ngẫm và triết lý của mình”. Lịch sử “khơng phải là quá
khứ bất biến”, lịch sử “ở trong con người” [67].
Tiếp cận lịch sử từ góc nhìn văn hóa là một trong những đóng góp của Nguyễn
Xuân Khánh cho tiểu thuyết đương đại. Ngơ Thị Quỳnh Nga có bài viết “Điểm nhìn văn
hóa trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh” [57]. Trên cơ sở khảo sát Hồ Quý
Ly và Mẫu Thượng Ngàn, tác giả cho thấy, sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh được bao
bọc trong bầu khí quyển văn hóa đậm đà. Nhà văn phục dựng khơng khí cổ xưa, nhiều
khi đắm màu huyền thoại qua các sinh hoạt thôn dã, các lễ hội dân gian. Các nhân vật
cũng được đặt trong bối cảnh văn hóa để xem xét họ đã có những đóng góp gì cho sự
phát triển của đất nước. Trong Mẫu Thượng Ngàn, các tôn giáo trải qua nhiều thăng
trầm, nhưng trong niềm tin của Nguyễn Xn Khánh thì “Đạo nào cũng thế cả thơi ...
Tất cả đều là khuyến thiện”. Cũng ở góc độ văn hóa, Tiến sĩ Trần Thị An nhận thấy Sức
ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn [1]. Vấn đề này
được tác giả triển khai trên ba phương diện : Tín ngưỡng dân gian với tư cách là một
năng lực cố kết cộng đồng ; Tín ngưỡng dân gian với tư cách là phản lực tự vệ của một
dân tộc ; Tín ngưỡng dân gian với tư cách là vô thức cộng đồng cần được khai phá.
Trịnh Thị Lan đề cập đến Ngôn ngữ thân thể trong Mẫu Thượng Ngàn và cho
đó là một trong những phương diện làm nên sự hấp dẫn của văn chương Nguyễn Xuân
Khánh. Tác giả bài viết

kết luận : Ngôn ngữ thân thể trong Mẫu Thượng

Ngàn mang tính chất lưỡng tính, vừa là thân thể, vừa là tâm hồn, “là sự thể
nghiệm tâm hồn thân thể hóa”. Nó đã giúp nhà văn nhìn ra vẻ đẹp trần gian nơi
con người. Và đặc biệt, trong nó cịn ẩn chìm cái bề sâu của nền văn hóa Việt
tràn đầy sức sống [50].
Qua phần trình bày về lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Xn Khánh, có

thể thấy rằng, vấn đề hình tượng tác giả trong tiểu thuyết của nhà văn mặc dù đã được đề
cập đến ở một số phương diện nhưng vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu đầy đủ, có
hệ thống. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của những người đi trước là những gợi ý rất
quan trọng để chúng tơi hồn thành luận văn này.


16
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh.
3.2. Phạm vi tư liệu
Khảo sát qua các tác phẩm Hồ Quý Ly (Nxb Phụ nữ, in lần thứ 9, năm
2010), Mẫu Thượng Ngàn (Nxb Phụ nữ, in lần thứ 5, năm 2009) , Đội gạo lên
chùa (Nxb Phụ nữ, in lần thứ 2, năm 2011) của Nguyễn Xuân Khánh. Ngoài ra,
luận văn cũng tham khảo một số tác phẩm có liên quan đến đề tài để làm cơ sở
so sánh, mở rộng vấn đề.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra những nét đặc sắc của hình tượng tác giả trong tiểu thuyết của
Nguyễn Xuân Khánh. Luận văn cũng giúp hiểu rõ hơn sự nghiệp sáng tác của
nhà văn, đồng thời có thể gợi những vấn đề khi tìm hiểu về phong cách nghệ
thuật Nguyễn Xuân Khánh.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh.
- Tìm hiểu hình tượng tác giả thể hiện qua cái nhìn nghệ thuật, giọng
điệu và các yếu tố tự thể hiện thành chân dung của hình tượng tác giả.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích – tổng hợp : Đi sâu phân tích, xem xét từng
phương diện của đề tài thể hiện qua ba tác phẩm, từ đó rút ra những đánh giá và
nhận định khái quát.

- Phương pháp so sánh – đối chiếu : So sánh, đối chiếu giữa các tác
phẩm của Nguyễn Xuân Khánh để khái quát thành các luận điểm và so sánh
Nguyễn Xuân Khánh với một số nhà văn khác để thấy được nét chung và riêng.
- Phương pháp cấu trúc – hệ thống : Thiết lập và sắp xếp các vấn đề một
cách logic, khoa học ; xem xét, đánh giá trong cấu trúc tổng thể của chúng.


17
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành : Tìm hiểu về lịch sử, văn hóa các
giai đoạn mà tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh phản ánh ; nghiên cứu các tài
liệu về văn hóa Việt Nam làm cơ sở tìm hiểu tư tưởng Nguyễn Xuân Khánh và
lí giải về những thành cơng của nhà văn.
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp của luận văn
- Nghiên cứu hình tượng tác giả trong sáng tác của Nguyễn Xuân
Khánh một cách tồn diện và hệ thống.
- Góp phần gợi mở một vài luận điểm khi nghiên cứu về các phương
diện khác trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh.
- Là tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về Nguyễn Xuân Khánh và văn
xuôi những năm đầu thế kỉ XXI.
6.2. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được triển khai qua ba chương:
Chương 1: Hình tượng tác giả và tác giả Nguyễn Xuân Khánh
Chương 2: Hình tượng tác giả thể hiện qua cái nhìn nghệ thuật
Chương 3: Hình tượng tác giả thể hiện qua giọng điệu và chân dung

Chương 1

HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ

VÀ TÁC GIẢ NGUYỄN XUÂN KHÁNH
1.1. Hình tượng tác giả


18
1.1.1. Tác giả văn học
Theo ý nghĩa chung, tác giả là người làm ra một sản phẩm sáng tạo về
các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, văn hóa – nghệ thuật ... và được chấp nhận về
quyền lợi tinh thần hoặc vật chất, trở thành chủ thể của sáng tạo đó và có quyền
sở hữu về sản phẩm do mình sáng tạo ra.
Tác giả văn học là người sáng tạo ra các giá trị văn học. Đó là điều
khơng cần phải bàn cãi. Nhưng phạm trù tác giả có hiện diện trong thế giới
nghệ thuật của tác phẩm và có hiện lên trong sự tiếp nhận của người đọc hay
khơng lại là vấn đề khá phức tạp. Có khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trị của
tác giả mà phủ định tất cả các yếu tố khác, tiêu biểu như Froi-đơ coi tác phẩm
“chỉ là sự thông báo của cái tơi”. Trong khi đó, Hai-đơ-gơ lại phủ định vai trị
của tác giả, chỉ thấy tác phẩm mà không cần biết tác giả là ai, bởi tác giả sẽ
“biến mất”, hay “tự hủy hoại mình trong sáng tác” [chuyển dẫn từ 27,81].
Trong tiểu luận Tác giả là gì? Misen Phu-cơ cũng cho rằng: “Song song với sự
biến hố khơng ngừng của xã hội, chức năng tác giả được ngoại hiện vào một
khoảnh khắc của quá trình ấy sẽ biến mất” [chuyển dẫn từ 71,115-116]. Theo
ông, tác giả chẳng qua là “một biện pháp dùng để ngăn trở sự tự do hư cấu, tự
do chi phối và cấu tạo lại tác phẩm mà thôi” [chuyển dẫn từ 71,106]. Một khi
các quy ước ấy thay đổi thì tác giả cũng như một người đọc. Thực ra, trong đời
sống văn học, phạm trù tác giả vẫn hiển nhiên tồn tại và là yếu tố khơng thể
thay thế trên tiến trình văn học. M. Bakhtin cho rằng “kẻ biết, hiểu, nhìn thấy
trước hết chỉ là một mình tác giả” [chuyển dẫn từ 27,81], vì thế, phạm trù tác
giả vẫn là phạm trù hạt nhân đóng vai trò trung tâm tổ chức và thống nhất các
mối quan hệ văn học.
Mọi hoạt động của văn học, từ hoạt động tiếp nhận, thưởng thức đến

nghiên cứu, phê bình... chỉ thực sự bắt đầu khi tác phẩm của nhà văn ra đời.
Cho nên nhà văn là người khởi đầu của nhiều hoạt động văn chương, giữ vai
trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn học. Ta gọi tác phẩm văn học là một
cơng trình sáng tạo nghệ thuật bởi lao động của người nghệ sĩ đúng là lao động


19
sáng tạo. Tác phẩm văn học không thể sản xuất đồng loạt theo những khn
mẫu có sẵn như sản xuất cơng nghiệp. Nghệ thuật ln địi hỏi nhà văn phải
sáng tạo ra những tác phẩm mới mẻ cả về nội dung lẫn hình thức. Bakhtin cũng
nói nghệ sĩ chỉ là nghệ sĩ khi anh ta đối diện với chất liệu, khi sáng tạo ra hình
thức mới của cái nhìn nghệ thuật tương ứng với một nội dung mới về cuộc sống
[72,126]. Vì vậy, tác giả văn học phải là người tài năng, có văn hố, có quan
điểm nghệ thuật riêng. Tác giả văn học thực sự cũng phải là người có nhân
cách, có bản lĩnh vững vàng và có ý thức sâu sắc về nghề nghiệp. Nhà nghiên
cứu Đơng Hồi trong cuốn Nhận thức và thẩm định (Nxb Văn học, Hà Nội
1983) đã viết: “Tác giả văn học phải có một kỹ năng miêu tả điêu luyện, một
bút pháp độc đáo lành nghề trong đó năng khiếu bẩm sinh là có thật, cần được
kịp thời phát hiện và khơng ngừng vun bồi bảo vệ” [tr.8]. Sáng tạo nghệ thuật
đòi hỏi nhà văn phải có năng khiếu, có tài tư duy bằng hình tượng, có khả năng
suy ngẫm về các vấn đề của hiện thực thơng qua một thế giới hình tượng gồm
những cảnh vật và những nhân vật cụ thể, sống động, tồn tại trong những mối
quan hệ xã hội phong phú và đa dạng.
Đó là cơ sở để các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học đề xuất một quan
niệm : “Về thực chất, tác giả văn học là người làm ra cái mới, người sáng tạo ra
các giá trị văn học mới. Sự bắt chước, mô phỏng, theo đi thời thượng hoặc
sáng tác khơng có bản sắc, khơng làm nên tác giả văn học đích thực” [33,289].
Theo đó, tác giả văn học phải là người có ý kiến riêng về đời sống và thời cuộc,
người phát biểu một tư tưởng mới, quan niệm mới, một cách hiểu mới về các
hiện tượng đời sống, bày tỏ một lập trường xã hội và công dân nhất định. Tất cả

điều đó được thể hiện qua các hình tượng nghệ thuật độc đáo, sống động, gây
nên khoái cảm nghệ thuật ở người đọc. Phẩm chất nghề nghiệp của tác giả văn
học được kết tinh thành phong cách riêng, giọng điệu riêng. Vì thế, khái niệm
tác giả văn học nhiều khi đồng nghĩa với “cá tính sáng tạo”, với “phong cách”,
có tính biểu trưng cho một giai đoạn, một trào lưu văn học hoặc một sự kiện, vì


20
vậy tên tác giả được ghi vào từ điển cùng với tác phẩm, hoặc được lấy làm căn
cứ để nghiên cứu phê bình.
Nhà thi pháp học Trần Đình Sử cho rằng : “Tác giả là trung tâm tổ
chức nội dung và hình thức cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm, là người mang
cảm quan thế giới đặc thù và là trung tâm tổ chức lại ngôn từ theo nguyên tắc
nghệ thuật” [71,106]. Vì thế, việc tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến thời
đại sống, q trình sáng tác của nhà văn là một việc làm cần thiết. Hoàn cảnh
xuất thân, quê quán, thời gian sống và hành trạng góp phần làm rõ các khía
cạnh tư tưởng, tâm lý trong tác phẩm. Tìm hiểu tác giả trong nghiên cứu văn
học như là một khái niệm của thi pháp học là nghiên cứu “người xây dựng
được ngôn ngữ nghệ thuật mới, có phong cách, có giọng điệu riêng, có bộ mặt
riêng trong thể loại, có hệ thống hình ảnh biểu tượng, đặc trưng riêng”
[33,242].
Tác giả văn học cũng được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Người xưa
gọi chung những người viết văn là tác gia, gọi những người sành văn là văn
chương gia, gọi những người có văn chương giúp đời là đại gia. Sau này,
những tác giả văn học mà sáng tác mở ra một thời đại văn học, có tác dụng làm
khn thước, có ảnh hưởng lớn đối với nhân loại thì gọi là văn hào, thi hào,
nhà văn vĩ đại. Những tác giả văn học có ảnh hưởng lớn trong văn học dân tộc,
hoặc từng giai đoạn của văn học dân tộc là nhà văn lớn. Xét theo thể loại sáng
tác, tác giả văn học lại được gọi là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch ...
1.1.2. Hình tượng tác giả

Ở bất kỳ thể loại nào, tự sự, trữ tình hay kịch, chủ thể sáng tạo bao giờ
cũng xuất hiện, dù có thể là đậm nhạt khác nhau. Với trí tưởng tượng phong
phú, khả năng lựa chọn đề tài, chủ đề, sự vận dụng khéo léo các thủ pháp nghệ
thuật và ngôn từ, người nghệ sĩ đã sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật để thể hiện
những tư tưởng tình cảm của mình. Tác phẩm là sự kết tinh quá trình tư duy
nghệ thuật của tác giả, biến những biểu tượng, ý nghĩ, cảm xúc bên trong của
nhà văn thành một sự thực văn hoá, xã hội khách quan cho mọi người soi


21
ngắm, suy nghĩ. Dấu ấn của chủ thể sáng tạo để lại trong tác phẩm văn học thể
hiện rất rõ nét trong hình tượng tác giả.
Hình tượng tác giả hiện hình trong tác phẩm là phạm trù của thi pháp
học. Nghiên cứu hình tượng tác giả xuất hiện trong tác phẩm văn học với tư
cách là một phạm trù của thi pháp học là việc làm cần thiết đối với nghiên cứu
văn học. Bởi vì, thơng qua tác phẩm văn chương, người nghệ sĩ thể hiện sự
nhìn nhận, đánh giá, bày tỏ lập trường, thái độ của mình đối với cuộc sống và
con người. Cơ sở tâm lý của hình tượng tác giả là hình tượng cái “tơi” trong
nhân cách mỗi người thể hiện trong giao tiếp. Cơ sở nghệ thuật của hình tượng
tác giả trong văn học là tính chất gián tiếp của văn bản nghệ thuật : văn bản của
tác phẩm bao giờ cũng là lời của người trần thuật, người kể chuyện hoặc nhân
vật trữ tình. Nhà văn xây dựng một văn bản đồng thời với việc xây dựng ra
hình tượng người phát ngơn văn bản ấy với một giọng điệu nhất định. Theo Từ
điển thuật ngữ văn học thì hình tượng tác giả là : “Phạm trù thể hiện cách tự ý
thức của tác giả về vai trò xã hội và vai trò văn học của mình trong tác phẩm,
một vai trị được người đọc chờ đợi (...). Hình tượng tác giả trong tác phẩm văn
học gắn với ý thức của tác giả về vai trò xã hội, tư thế văn học rất đa dạng của
mình” [33,149]. Như vậy, phạm trù tác giả là một trong những yếu tố quyết
định phong cách cá nhân nhà văn và phong cách tác phẩm nghệ thuật.
Hình tượng tác giả cũng là một hình tượng được sáng tạo ra trong tác

phẩm như hình tượng nhân vật nhưng theo một nguyên tắc khác : “Nếu hình
tượng nhân vật xây dựng theo nguyên tắc hư cấu, được miêu tả theo một quan
niệm nghệ thuật về con người và theo tính cách nhân vật, thì hình tượng tác giả
được thể hiện theo nguyên tắc tự biểu hiện sự cảm nhận và thái độ thẩm mĩ đối
với thế giới nhân vật” [71,107].
Nếu như trong giao tiếp, người ta có nhu cầu muốn biểu hiện cái “tơi”
của mình với người đối thoại như là người un bác, trí tuệ, giàu lịng vị tha ...
theo u cầu của xã hội, thì trong văn học cũng vậy, các nhà văn bao giờ cũng
muốn biểu hiện mình như người khám phá cái mới, người có nhãn quan cấp


22
tiến, có cá tính nghệ sĩ. L.Tơnxtơi đã từng nói, đại ý : Nếu trước mắt ta là một
tác giả mới, thì câu hỏi tự nhiên đặt ra là liệu anh ta có thể nói điều gì mới đối
với bạn đọc? Nhà văn Nga khẳng định rằng, khi đọc tác phẩm văn học, hứng
thú chủ yếu chính là tính cách của tác giả thể hiện trong đó. Một nhà văn khơng
có gì mới, khơng có sự sáng tạo nghệ thuật, khơng có nét riêng, cái mới thì tác
phẩm khơng gây được sự chú ý của người đọc.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hình tượng tác giả là yếu tố quyết định
nên phong cách nhà văn. Chúng ta biết rằng, hình tượng tác giả trong văn học
là cái được biểu hiện trong tác phẩm một cách đặc biệt, không giống với nhân
vật. Vì vậy, nhà thơ Đức I.W.Goethe đã nhận xét : Mỗi nhà văn bất kể muốn
hay không, đều miêu tả chính mình trong tác phẩm của mình một cách đặc biệt.
Có nghĩa là trong tác phẩm văn học, cái tôi nghệ sĩ của nhà văn biểu hiện cảm
nhận của mình về thế giới, cách suy nghĩ, cách diễn đạt của mình. Cảm nhận đó
quyết định cách thức tổ chức tác phẩm, tạo thành sự thống nhất nội tại của tác
phẩm, và đó cũng là sự thống nhất của tác phẩm về mặt phong cách học.
M.Bakhtin hiểu vấn đề hình tượng tác giả có hơi khác hơn. Ơng khơng
tán thành gọi sự biểu hiện tác giả là hình tượng tác giả vì sợ lẫn lộn. Nhân vật
thuộc một khơng - thời gian khác, cịn tác giả thuộc một khơng gian thời gian

khác, bao quát và cảm thụ không - thời gian nhân vật. Tác giả nhập vào rồi
thoát ra khỏi khơng - thời gian nhân vật. Ơng cho rằng tác giả nằm ngoài thế
giới nhân vật, tiếp giáp với mặt ngoài của biểu hiện nhân vật : “Tác giả nên ở
trên đường ranh giới của thế giới do anh ta sáng tạo (...) lập trường của tác giả
có thể xác định qua cách mà anh ta miêu tả bề ngoài thế giới đó” [chuyển dẫn
từ 71,108]. Như vậy, tác giả hiện diện tại hình thức tác phẩm như là một
nguyên tắc thẩm mĩ tạo hình cho thế giới nghệ thuật. Ông còn khẳng định : Tác
giả hiện diện như một điểm nhìn, cái nhìn. L.Ghindơbua khi nghiên cứu tác giả
trong thơ trữ tình đã nhìn thấy nhà thơ thường xuyên hình dung về mình, tự
giới thiệu về mình. Nhà lý luận văn học Mỹ W.Booth thì gọi là “tác giả hàm
ẩn”, xem đó là cái “tơi” thứ hai của tác giả hiện diện trong tác phẩm. Nhiều


23
nhà lý luận hiện đại hiểu đó là tác giả được suy ra, là sản phẩm do người đọc
phát hiện.
Như vậy, vấn đề hình tượng tác giả đã được tiếp cận ở nhiều góc độ
trong lý luận văn học. Tuy có những diễn đạt khác nhau nhưng có thể hiểu đó
chính là sự biểu hiện của một cái “tơi” thứ hai của tác giả trong tác phẩm. Ta có
thể hình dung ra con người tác giả tồn tại trong tác phẩm với con mắt để nhìn,
cái giọng để nói và các yếu tố thuộc về tâm hồn, tình cảm, tư tưởng, sở thích,
vốn sống, ... hiện lên như là chân dung của một con người.
Chúng ta đã nói tới tác giả và hình tượng tác giả văn học. Cũng cần phải
phân biệt hai khái niệm này. Tác giả với tư cách là phạm trù xã hội học – pháp
lý còn được gọi là tác giả tiểu sử. Đây là con người tác giả tồ n ta ̣i ở ngoài đời,
nằ m ở bên ngồi tác phẩm, tờ n ta ̣i bằ ng da bằ ng thiṭ mà bằng mắt thường có thể
nhìn thấy được, có thể xác đinh rõ ràng, chính xác như : năm sinh, con người,
̣
hoàn cảnh, sự nghiệp, quê quán … Đây là những yế u tố quan tro ̣ng để giúp soi
sáng tác phẩ m, tìm hiể u về sự nghiê ̣p và phong cách nhà văn nhưng tất cả

phương diện trên chỉ là yếu tố tham khảo. Điề u cố t yế u để đánh giá tư tưởng
nghê ̣ thuâ ̣t nhà văn bao giờ cũng phải xuấ t phát từ tác phẩ m của ho ̣. Trong
nghiên cứu văn ho ̣c và nghiên cứu tác giả văn ho ̣c, ta thấ y còn có mô ̣t con
người của nhà văn hiê ̣n diê ̣n trong tác phẩ m. Đây là phương diện cơ bản trong
nghiên cứu tác giả. Ở phương diện này, tác giả hiện hữu trong tác phẩm văn
học. Nhiệm vụ nghiên cứu tác giả lúc này là nghiên cứu tác giả với tư cách là
chủ thể kiến thiết, sáng tạo nên tác phẩm.
Đó chính là hình tươ ̣ng tác giả.
1.1.3. Các phương diện nghiên cứu hình tượng tác giả
Cho đến nay, sự biểu hiện của hình tượng tác giả trong sáng tác văn học
là một vấn đề đã và đang được nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau : “Có
người xem hình tượng tác giả biểu hiện ở phương diện ngơn ngữ, có người xem
hình tượng tác giả biểu hiện trên tất cả các yếu tố và cấp độ tác phẩm : từ cách
quan sát, cách suy nghĩ, thích cái gì, ghét cái gì trong lập trường đời sống, đến


24
giọng điệu lời văn. Trong giọng điệu thì khơng chỉ giọng điệu người trần thuật
mà cả trong giọng điệu nhân vật” [71,109]. Có người cho rằng hình tượng tác
giả biểu hiện ở : cái nhìn nghệ thuật của tác giả, sức bao quát không gian thời
gian, cấu trúc, cốt truyện, nhân vật và giọng điệu. Ở đây, chúng tơi tìm hiểu
hình tượng tác giả biểu hiện chủ yếu ở một số phương diện như : Cái nhìn
riêng, độc đáo, nhất quán có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức thẩm mĩ ; giọng điệu
của tác giả thâm nhập vào cả giọng điệu nhân vật ; sự tự thể hiện của tác giả
thành hình tượng mà chúng tơi gọi là chân dung hình tượng tác giả.
1.1.3.1. Cái nhìn nghệ thuật
Cái nhìn nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng của sự biểu
hiện hình tượng tác giả trong văn học. “Cái nhìn là một năng lực tinh thần đặc
biệt của con người, nó có thể thâm nhập vào sự vật, phát hiện đặc điểm của nó
mà vẫn ở ngồi sự vật, bảo lưu sự toàn vẹn thẩm mĩ của sự vật, do đó cái nhìn

được vận dụng mn vẻ trong nghệ thuật. Nghệ thuật khơng thể thiếu cái nhìn”
[71,109].
Nói về cái nhìn nghệ thuật, M.B Khrapchencơ nhận xét : “Chân lý cuộc
sống trong sáng tác nghệ thuật không tồn tại bên ngồi cái nhìn nghệ thuật có
tính cá nhân đối với thế giới, vốn có ở từng nghệ sĩ thực thụ”. Nhà văn Pháp
M.Proust cũng nói : “Đối với nhà văn cũng như đối với nhà hoạ sĩ, phong cách
không phải là vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề cái nhìn” [chuyển dẫn từ 71,109 ].
Do vậy, cái nhìn là một biểu hiện của tác giả. Cái nhìn thể hiện trong tri giác,
cảm giác, quan sát, do đó nó có thể phát hiện cái xấu, cái đẹp, cái hài, cái bi.
Cái nhìn có khi lại xuất phát từ một cá thể, mang thị hiếu và tình cảm u, ghét.
Có khi cái nhìn gắn với liên tưởng, tưởng tượng, cảm giác nội tâm, biểu hiện
trong ví von, ẩn dụ, đối sánh. Cái nhìn có thể đem các thuộc tính xa nhau đặt
cạnh nhau, hoặc đem tách rời khỏi sự vật một cách trừu tượng. “Cái nhìn thể
hiện trong chi tiết nghệ thuật, bởi chi tiết là điểm rơi của cái nhìn” [71,110].
Chi tiết nghệ thuật có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc thể hiện cái nhìn
của nhà văn. Trần Đăng Khoa cho rằng chi tiết nhỏ cũng có thể làm nên một


25
nhà văn lớn là vì vậy (Chân dung và đối thoại). Nghiên cứu các chi tiết nghệ
thuật, ta có thể khám phá được cái nhìn nghệ thuật của nhà văn. Khi nhà văn
trình bày cái họ nhìn thấy cho ta cùng nhìn thấy thì ta đã tiếp thu cái nhìn của
họ, tức là đã bước vào phạm vi ý thức của họ, chú ý cái mà họ chú ý. Khi ta
nhận thấy nhà văn này chú ý cái này, nhà văn kia chú ý cái kia, tức là ta đã
nhận ra con người nghệ sĩ của tác giả. Chẳng hạn, cùng viết về miếng ăn nhưng
cái nhìn của Nam Cao khác với cái nhìn của Nguyên Hồng, cái nhìn của
Nguyễn Tuân và cái nhìn của Thạch Lam ... Nguyên Hồng cũng là một cây bút
viết rất hay về miếng ăn, ông tiếp cận miếng ăn từ khẩu vị của những người
nghèo khổ. Miếng ăn trong văn Thạch Lam, Vũ Bằng thì lại được tiếp cận từ
khẩu vị của lớp thị dân Hà Nội. Cịn Nguyễn Tn lại có một cách tiếp cận

riêng khơng giống ai. Ấy là vì Nguyễn Tn không nhấm nháp miếng ăn bằng
vị giác, nghĩa là tiếp cận nó chỉ như một của ngon. Ơng thưởng thức chén trà
buổi sớm, hạt cốm mùa thu, bát phở mùa đơng, miếng giị ngày Tết ... ở bình
diện văn hố – thẩm mĩ, và thưởng thức những món vị ấy một cách đầy tự hào
như những cơng trình nghệ thuật tuyệt vời mà ông gọi là “đỉnh cao của một
dạng văn hoá dân tộc”. Nam Cao trong một loạt truyện : Một bữa no, Trẻ con
khơng được ăn thịt chó, Quên điều độ, Sống mòn ... viết về miếng ăn với tất cả
tâm huyết của mình. Nhưng ơng khơng bàn luận về miếng ăn như là một thứ
thực phẩm. Ông đau đớn đề cập đến cái phương diện : miếng ăn là miếng nhục.
Nhân vật của Nam Cao thường bị cái đói, cái nghèo đẩy tới chỗ phải vứt bỏ
nhân cách, phải chịu bị lăng nhục vì miếng ăn.
Việc sử dụng từ ngữ trong Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn
Du cũng thể hiện cái nhìn nghệ thuật của nhà văn. Chúng ta thấy cái cách mà
Nguyễn Du để cho các nhân vật tự xưng với nhau : Trách lòng hờ hững với
lòng ..., Lấy lòng gọi chút sang đây gọi lịng. Đó là cách xưng hơ kiểu nhân vật
của Nguyễn Du. Ơng cũng nhìn thấy qua chữ “ai” những con người cá thể bình
thường đầy nhân tính : Đêm xuân ai dễ cầm lòng cho đang, Tấm lịng ân ái ai ai
cũng lịng. Ơng nhìn con người như những giá trị mong manh dễ hư nát qua từ


×