Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Những hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 - 1975 ( Luận văn ThS. Văn học )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 94 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRỊNH THỊ PHƢƠNG



NHỮNG HÌNH ẢNH BIỂU TƢỢNG TRONG
THƠ TẾ HANH GIAI ĐOẠN 1945 - 1975




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học







Hà Nội – 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







TRỊNH THỊ PHƢƠNG



NHỮNG HÌNH ẢNH BIỂU TƢỢNG TRONG
THƠ TẾ HANH GIAI ĐOẠN 1945 - 1975



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.01.20



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Văn Lân




Hà Nội – 2014


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân

thành và sâu sắc tới GS.TS. Lê Văn Lân, người thầy tận tình đã dành nhiều thời
gian và công sức giúp đỡ, động viên tôi thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành
bản luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo
sau đại học, các Quý thầy cô đã tận tình chỉ bảo và dạy dỗ, truyền đạt kiến thức,
kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, người thân và bạn
bè đã luôn ở bên cạnh khuyến khích, động viên giúp tôi vượt qua những khó khăn
để hoàn thành khóa học của mình.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014


Trịnh Thị Phương





LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài Những hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế
Hanh giai đoạn 1945 - 1975 là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi.
Tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Mọi tài
liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác. Các kết luận
khoa học chưa công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014
Học viên



Trịnh Thị Phƣơng

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1. Lí do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Phạm vi nghiên cứu 11
4. Mục đích nghiên cứu 11
5. Phương pháp nghiên cứu 11
5. Kết cấu của luận văn 12
Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ BIỂU TƢỢNG VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG
TÁC THƠ TẾ HANH GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 13
1.1. Khái lƣợc về biểu tƣợng 13
1.1.1. Một số quan niệm về biểu tượng 13
1.1.2. Đặc trưng của biểu tượng 16
1.1.3. Biểu tượng trong văn học nghệ thuật - một loại hình tượng đặc biệt. 19
1.2. Hành trình sáng tác thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 - 1975 24
1.2.1. Thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 - 1954 25
1.1.2. Thơ Tế Hanh giai đoạn 1954 – 1975 27
Chƣơng 2: CÁC LOẠI HÌNH ẢNH BIỂU TƢỢNG TRONG THƠ TẾ
HANH GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 32
2.1. Biểu tƣợng thiên nhiên 32
2.1.1. Hình ảnh biểu tượng dòng sông 32
2.1.2. Hình ảnh biểu tượng biển 39
2.1.3. Hình ảnh biểu tượng trăng 43
2.1.4. Hình ảnh biểu tượng hoa 50
2.2. Biểu tƣợng con ngƣời 56

2.2.1. Hình ảnh biểu tượng người mẹ 56
2.2.2 . Hình ảnh người tình 60

2
Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH ẢNH BIỂU TƢỢNG
TRONG THƠ TẾ HANH GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 67
3.1. Hình ảnh 67
3.2. Các biện pháp tu từ 72
3.3. Giọng điệu 78
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88


3
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Biểu tượng nghệ thuật là một dạng mã hóa những cảm xúc, tư
tưởng của người nghệ sĩ về hiện thực đời sống. Những hình ảnh xuất hiện với
tần số cao, mang nhiều giá trị tượng trưng đã trở thành chìa khóa mã hóa thế
giới nghệ thuật. Những biểu tượng đó sẽ bộc lộ cá tính sáng tạo, phong cách
tác giả, khuynh hướng văn học và cả đặc trưng văn hóa của từng dân tộc.
Nghiên cứu tác giả, tác phẩm từ góc độ biểu tượng do đó đã và đang thu hút
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật.
1.2. Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, Tế Hanh là nhà thơ tiêu biểu
và có nhiều đóng góp đáng kể. Thơ Tế Hanh không hướng về thế giới vĩ mô
xa lạ mà tìm về những cảnh đời bình dị, gần gũi của quê hương trong cách
cảm nghĩ chân thực, hồn nhiên và giàu ý vị của tuổi hoa niên. Đời thơ Tế
Hanh như Xuân Diệu nói là dòng suối trong thầm thì, róc rách đi vào những
mạch thầm kín của tình đời, tình người. Cùng với thế hệ các nhà thơ xuất hiện

trước Cách mạng tháng Tám, Tế Hanh đã đi qua chặng đường sáng tác khá
dài trên 60 năm và để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Không kể tập tiểu luận
Thơ và cuộc sống mới và thơ viết cho thiếu nhi, ông có khoảng hơn 20 tập
thơ. Đến với thơ Tế Hanh, người đọc dễ dàng bắt gặp một hồn thơ hồn hậu,
trong trẻo và tràn đầy cảm xúc. Hồn thơ ấy lại được biểu hiện ra bởi một thế
giới của những gì rất gần gũi, quen thuộc, bình dị như cuộc sống thường ngày
của mọi người mà không thiếu những vẻ đẹp sâu xa. Trong đó, ta thấy có
những hình ảnh được xuất hiện nhiều lần, mang giá trị tượng trưng và trở
thành chìa khóa mã hóa thế giới nghệ thuật của nhà thơ. Đó là những loại từ
tập trung biểu đạt từng nội dung về thiên nhiên (sông, biển, ánh trăng, hoa…)
và con người (người mẹ, người tình “em”…). Những hình ảnh thực đó của

4
đời sống đã hiện lên với tất cả nét chân mộc và “điêu huyền” của nó, phù hợp
với tạng cảm xúc, quan niệm thẩm mỹ, góp phần đem lại nét riêng, độc đáo
của phong cách nghệ thuật thơ Tế Hanh.
1.3. Tế Hanh là cây bút sớm được phát hiện, khẳng định. Thơ ông đã
thu hút được sự quan tâm, đánh giá, phê bình của đông đảo bạn đọc và giới
nghiên cứu phê bình. Vì thế, từ trước đến nay đã có nhiều bài trên các sách,
báo, tạp chí, trang web… viết về sáng tác của Tế Hanh. Đa số, các bài viết
đều làm nổi bật những đặc sắc, thành công cả về nội dung tư tưởng và nghệ
thuật biểu hiện, đồng thời cũng chỉ ra được vị trí của mỗi tập thơ trong chặng
đường thơ của Tế Hanh. Nhìn chung, các bài viết vẫn chỉ dừng ở thế giới thơ,
phong cách nghệ thuật thơ Tế Hanh hoặc những chặng đường thơ. Vì vậy,
nghiên cứu Những hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 –
1975 chúng tôi muốn giải mã các các hình ảnh biểu tượng để có được chìa
khóa đi vào tác phẩm, khám phá được những mạch ngầm tư tưởng, những
cách tân nghệ thuật mới mẻ của Tế Hanh. Từ đó khẳng định những đóng góp
quan trọng của ông đối với nền văn học nước nhà trong lĩnh vực thơ ca.
1.4. Tìm hiểu Những hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế Hanh giai đoạn

1945 - 1975 với việc khảo sát, thống kê, giải mã những hình ảnh biểu tượng
xuất hiện trong những sáng tác của Tế Hanh 1945 - 1975 sẽ giúp chúng ta có
cái nhìn bao quát và toàn diện hơn về diện mạo và quá trình đổi mới của thơ
Việt Nam thời kì 30 năm chiến tranh. Hy vọng, đây sẽ là một hướng đi mới,
có triển vọng, đem lại nhiều kết quả nghiên cứu khả quan và có giá trị.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Trước cách mạng tháng Tám (1945)
Tế Hanh là bông hoa nở muộn, thuộc lớp nhà thơ cuối cùng của phong
trào Thơ mới nhưng đã ít nhiều khẳng định được bản sắc, tài năng của mình.

5
Năm 1939, tập thơ Nghẹn ngào của Tế Hanh đạt giải thưởng của Tự lực văn
đoàn, tên tuổi ông bắt đầu có sức thu hút đối với giới nghiên cứu, phê bình
văn học. Đánh giá cao tài năng của nhà thơ trẻ này, Hoài Thanh trân trọng
giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam: “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh tế,
Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.
Người nghe thấy cả những điều không hình không sắc, không âm thanh như
mảnh hồn làng trên cánh buồm giương, như tiếng hát của hương đồng quyến
rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi
thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới của những tình cảm ta đã âm
thầm trao cho cảnh vật” [40, tr. 140]. “Tế Hanh sở dĩ nhìn đời một cách sâu
sắc như thế là vì người sẵn có một tâm hồn tha thiết”… “Sự thành thực của thi
nhân không thể ngờ tới được” [40, tr. 140].
Cũng với tập thơ đầu tay này, Nhất Linh nhận định: “Ông Tế Hanh có
rất nhiều hứa hẹn trở nên một thi sĩ có tài…Hai bài Quê hương và Những
ngày nghỉ học là hai bài thơ hay của thơ ca Việt Nam và hai bài đó đủ định
giá trị của nhà thơ Tế Hanh” [22, tr. 283], điệu hồn thơ riêng của ông ngay từ
đầu cũng được Nhất Linh nắm bắt tinh tế “Một linh hồn rất phong phú có
những rung động rất sâu sắc và để diễn tả tâm hồn, ông có đủ nghệ thuật và
cách đặt câu, tìm chữ”… “Nghẹn ngào là thơ của một người có tấm lòng giàu,

dễ rung động trước muôn nghìn cảnh hoặc tầm thường, hoặc éo le trong đời.
Tập Nghẹn ngào gom góp tất cả những rung động phức tạp của một đời thiếu
niên” [22, tr. 284].
Quả thật, ngay từ đầu, Tế Hanh đã được khẳng định như một cây bút
thơ tinh tế, trong trẻo, nhiều hứa hẹn ngay từ trước cách mạng tháng Tám.
2.2. Sau cách mạng tháng Tám
Sau Cách mạng tháng Tám, Tế Hanh hồ hởi sáng tác và liên tiếp cho ra
đời những đứa con tinh thần của mình: Nhân dân một lòng (1953), Lòng miền

6
Nam (1956), Gửi miền Bắc (1958), Tiếng sóng (1960), Bài thơ tháng bảy
(1961), Hai nửa yêu thương (1963), Khúc ca mới (1966), Đi suốt bài ca
(1970), Câu chuyện quê hương (1973), Theo nhịp tháng ngày (1974), …Hầu
như mỗi tập thơ của ông ra đời sau đó đều xuất hiện những bài phê bình kịp
thời và công phu. Bài viết về thơ ông khá phong phú nhưng chủ yếu ở hai
dạng sau:
2.2.1. Những bài viết riêng về từng tập thơ
Là cây bút được mến mộ nên có nhiều bài viết tiêu biểu về các tập thơ
dọc theo đời thơ Tế Hanh. Lê Đình Kỵ với Tiếng sóng hay tiếng lòng của một
nhà thơ Việt Nam; Tiếng sóng một thành công quan trọng của Tế Hanh của
Đỗ Hữu Tấn; Thiếu Mai với Về tập thơ Hai nửa yêu thương của Tế Hanh;
Nguyễn Đình với Hai nửa yêu thương - một tập thơ mới trong giai đoạn mới
của Tế Hanh; Lê Tố - Nguyễn Xuân Nam với Khúc ca mới của Tế Hanh; Anh
Tố viết Mấy cảm nghĩ khi đọc Đi suốt bài ca. Hoài Anh với Đọc Câu chuyện
quê hương, Vũ Quần Phương với Đọc tập thơ Theo nhịp tháng ngày của Tế
Hanh, Hồng Diệu với Đọc giữa những ngày xuân của Tế Hanh, Mã Giang
Lân với Đọc con đường và dòng sông của Tế Hanh, Bài ca sự sống. Mỗi bài
viết của mỗi tác giả là những khám phá, tìm tòi về thơ Tế Hanh ở những góc
độ khác nhau. Song, những bài viết đều cho thấy những đặc sắc, thành công
cả về nội dung tư tưởng và nghệ thuật, đồng thời cũng chỉ ra nhược điểm của

từng tập thơ, vị trí của mỗi tập thơ trong quá trình sáng tác của Tế Hanh. Qua
đó, chúng ta có thể hình dung được những bước phát triển của đời thơ ông
qua từng mốc cụ thể. Dạng bài viết này phổ biến hơn ở giai đoạn đầu, đặc biệt
ở thập niên 60 và 70.



7
2.2.2. Những bài viết chung về thơ Tế Hanh
Khi Tế Hanh khẳng định được vị trí của mình trong nền thơ ca Việt
Nam hiện đại đã xuất hiện nhiều hơn những bài viết hoặc nhìn nhận lại một
chặng đường thơ, hoặc đi vào những chủ đề đặc sắc trong thơ ông. Đặc biệt,
cuối đời thơ của ông càng xuất hiện nhiều hơn những bài viết tâm huyết, công
phu, đánh giá thấu đáo đời thơ Tế Hanh.
Chế Lan Viên, trong lời bạt viết cho Tuyển tập Tế Hanh (1987): “Nếu
vào trong khu vườn, Xuân Diệu sẽ ngoạm vào cả các trái hồng lẫn các trái
xanh, Huy Cận lắng nghe chất nhựa trên cành, người nào đó hì hục tìm thơ
trong bộ rễ âm thầm, còn với Hanh thì màu xanh của lá cũng đủ cho anh hạnh
phúc” [14, tr. 392]. Phạm Hổ thì giải thích rằng ngay từ khi mới xuất hiện, Tế
Hanh đã mang tâm trạng, giọng thơ riêng, tha thiết, đằm thắm, tinh tế và đặt
biệt là những tình cảm hết sức chân thành, hồn nhiên. Và khi đánh giá, nhận
xét Tuyển tập thơ Tế Hanh trong bài Thơ Tế Hanh - tâm trạng thơ Tế Hanh,
ông viết: “Trong bầu trời thơ ca Việt Nam, góc trời thơ mà Tế Hanh tạo nên
với những màu sắc trầm lặng tin yêu, thật độc đáo và đáng quý. Đó là một
đóng góp lớn” [22, tr. 174].
Mã Giang Lân trong Tế Hanh, về tác giả và tác phẩm nhận định: “Cuộc
hành trình sáng tạo không mệt mỏi của ông đã hơn 60 năm. Ông không gây ấn
tượng mạnh mẽ, ồ ạt như nhiều nhà thơ cùng thời nhưng tinh tế, trong trẻo,
trung thực, thơ ông thấm dần vào người đọc và cư trú lâu dài trong tâm hồn
nhiều lứa tuổi” [22, tr. 40] . Trong bài Đường thơ của Tế Hanh đăng trên Tạp

chí Văn học số 2, Thiếu Mai đã cảm nhận: “Cái hay của Tế Hanh là một cái
hay dễ cảm thấy và khó nói. Thơ anh viết dễ dàng, đọc tuồng như không có gì
nhưng thực ra có một cái gì đó đi thẳng vào lòng người ta…Đó là tấm lòng
chân thành, cảm xúc dồi dào, ý nhị, vốn là một đặc điểm nổi bật trong phong

8
cách thơ Tế Hanh”. Vũ Quần Phương trong cuốn Tế Hanh trong sách Nhà thơ
Việt Nam hiện đại khi giới thiệu về Tế Hanh có nhấn mạnh: “Tình cảm chân
thật, cách viết trong sáng là ưu điểm nổi bật ở Tế Hanh” [35, tr. 203].
Trong tác phẩm Nhà văn Việt Nam, Hà Minh Đức đã đánh giá về đời
thơ Tế Hanh: “Trong nền thơ ca hiện đại, Tế Hanh không phải là tiếng nói thơ
ca có âm vang sâu rộng. Dòng thơ anh như một con suối nhỏ chảy bền bỉ theo
tháng năm. Gương nước trong ấy phản ánh tấm lòng chân thành của nhà thơ
với cuộc sống và cũng là nơi chia sẻ bao yêu thương của nhiều cuộc đời hôm
nay và mai sau” [8, tr. 270]. Trinh Đường trong bài Tế Hanh - 70 tuổi đời và
tuổi thơ cũng có tổng quát: “Tế Hanh với hai mươi tập thơ cho người lớn và
thiếu nhi, mười tập thơ dịch và lý luận đã lưu lại cho chúng ta, cho văn học sử
Việt Nam một đóng góp đáng kể trong đó có nhiều bài thơ hay, những viên
ngọc quý, càng thêm thời gian càng chói sáng” [10, tr. 476].
Ngoài ra, có nhiều bài viết làm nổi bật trước hết quá trình sáng tạo nghệ
thuật bền bỉ qua các giai đoạn phát triển (trước cách mạng, kháng chiến chống
Pháp, kháng chiến chống Mỹ, từ sau năm 1975…) đặc biệt sự chuyển đổi
giữa giai đoạn trước Cách mạng và sau cách mạng tháng Tám 1945 trong đời
thơ Tế Hanh: Vương Trí Nhàn với Lời con đường quê, Một cuộc đời sống
trọn vẹn với thơ; Phạm Văn Lan với bài Nhà thơ Tế Hanh và nỗi niềm da diết
hướng về miền Nam ruột thịt; Lê Quang Trang với Đường thơ Tế Hanh; Ngô
Quân Miện với bài Tế Hanh và thơ tình yêu; Nguyễn Xuân Nam với Tế Hanh
- một hồn thơ đậm tình đất nước…Tất cả các bài viết hầu như không có sự
đánh giá trái chiều, những khen chê khác biệt mà thống nhất ở việc đánh giá
tâm hồn thơ Tế Hanh - một hồn thơ tinh tế, trong trẻo và hồn hậu tri âm, là

một dòng suối trong thầm thì, róc rách, đi vào những mặt thầm kín của tình
đời, tình người. Với trên 20 tập thơ - một số lượng không nhỏ cho một đời

9
thơ, Tế Hanh đã góp vào thi đàn thơ ca Việt Nam hiện đại một diện mạo
riêng, độc đáo.
Nhìn lại những đánh giá, nhận xét, phê bình trên, chúng ta có thể thấy
rõ Tế Hanh có vị trí không nhỏ trên văn đàn Việt Nam.
2.2.3. Những bài viết đánh giá về chủ đề
Để đánh giá chính xác tài năng, sự cống hiến và đóng góp của Tế Hanh
đối với nền văn học dân tộc, các nhà nghiên cứu đã tập trung khai thác, tiếp
cận thơ ca Tế Hanh ở phương diện những chủ đề chính. Có thể dễ dàng nhận
ra những chủ đề về quê hương đất nước, đấu tranh thống nhất nước nhà, tình
yêu đôi lứa. Trong đó, chủ đề về quê hương đất nước là nội dung cảm hứng
xuyên suốt đời thơ Tế Hanh, tiêu biểu cho diện mạo tác giả.
Mã Giang Lân trong bài Tế Hanh - tinh tế, trong trẻo đã viết: “Trong
các nhà thơ Việt Nam hiện đại không mấy và hầu như không có nhà thơ nào
có được tình cảm đặc biệt thường trực da diết như Tế Hanh với quê hương và
cũng không có nhà thơ nào lại có nhiều thơ viết về quê hương như ông. Quê
hương là nguồn mạch chính xuyên chảy dạt dào trong cả đời thơ ông và cũng
là mạch thơ hay nhất, thành công nhất” [22, tr. 25]. Trong Lời giới thiệu tuyển
tập thơ Tế Hanh (1997), Hà Minh Đức nhận định “Đi suốt cuộc đời, tình yêu
quê hương đất nước như một cảm hứng lớn bao trùm thơ Tế Hanh và trên
nhiều bình diện, nhiều thời điểm Tế Hanh đã để lại những bài thơ hay về chủ
đề gẫn gũi này”.
Bên cạnh chủ đề tình yêu quê hương đất nước, Tế Hanh còn ghi lại dấu
ấn riêng của mình trong mảng thơ tình. Cùng với Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn
Mặc Tử, Nguyễn Bính,…Tế Hanh đã góp vào vườn thơ tình Việt Nam một
sắc diện riêng không thể lẫn. Trần Hoài Anh đã từng nhận xét trong bài Về
một nét riêng trong thơ tình Tế Hanh: “Khác với Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử,


10
Bích Khê tình yêu trong thơ Tế Hanh dường như ít sự nóng bỏng, vồ vập,
nhưng luôn chứa đựng một tâm hồn. Đồng thời, bên cạnh cảm xúc sâu lắng…
ta còn thấy một tâm trạng kiếm tìm, một nỗi kiếm tìm đã trở thành khát vọng”
[22, tr. 438]. Mã Giang Lân cũng có ý kiến xác đáng: “Thơ tình Tế Hanh
không bộc lộ sôi nổi, ồn ào. Nó sâu lắng thủ thỉ, tâm tình một tiếng nói nhỏ
nhẹ buồn buồn. Nhưng là cái tình thực, cảm xúc thực của nhà thơ” [22, tr.37].
Ngô Quân Miện trong bài Tế Hanh và thơ tình yêu cũng đã tinh tế nhận
ra: “Tế Hanh có một trái tim đầy ắp những khát khao yêu thương. Con người
si tình trong thơ Tế Hanh có một trái tim quá nhạy cảm với tình yêu. Một sự
nhạy cảm cực tinh vi, như một cánh bướm non động một tí đã phập phồng run
rẩy, như dây tơ cực mỏng, động một tí đã rung lên phát sáng” [22, tr. 429]
Chế Lan Viên, Thiếu Mai, Vương Trí Nhàn, Phạm Văn Lan, Ngô Quân
Miện, Nguyễn Xuân Nam…và rất nhiều tác giả khác đã có những bài viết rất
tâm huyết về những cảm hứng chính trong thơ Tế Hanh. Tuy nhiên, cuối cùng
tất cả đều chung một nhận xét: dù viết về chủ đề nào thì Tế Hanh cũng ghi lại
dấu ấn cá nhân của mình bằng một hệ thống hình ảnh biểu tượng phong phú
và một phong cách độc đáo, mới mẻ.
Điểm qua lịch sử nghiên cứu phê bình thơ Tế Hanh, ta thấy các bài viết
đã đề cập đến phong cách, thế giới thơ Tế Hanh. Xuất phát từ thực tế đó,
chúng tôi lựa chọn đề tài này trên cơ sở tổng hợp thành tựu, công trình nghiên
cứu thơ Tế Hanh của những người đi trước, để thấy được vai trò của biểu
tượng trong quá trình vận động và đổi mới của nghệ thuật thơ Tế Hanh. Từ
đó, khẳng định lần nữa những đóng góp của nhà thơ cho phong trào Thơ mới
cũng như trong tiến trình thơ ca Việt Nam hiện đại. Những bài viết, công trình
nghiên cứu trên thực sự là những gợi ý quý báu để chúng tôi triển khai và

11
hoàn thiện đề tài Những hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế Hanh giai đoạn

1945 - 1975.
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu xuyên suốt chặng đường thơ của Tế
Hanh từ năm 1945 đến năm 1975. Đó là các tập thơ: Lòng miền Nam, Gửi
miền Bắc, Tiếng sóng, Hai nửa yêu thương, Khúc ca mới, Đi suốt bài ca, Câu
chuyện quê hương, Theo nhịp tháng ngày và một phần đầu tập Giữa những
ngày xuân. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo thêm sáng tác của một số nhà
thơ khác để có căn cứ làm sáng rõ hơn những biểu tượng trong thơ Tế Hanh.
4. Mục đích nghiên cứu
Qua việc thống kê, khảo sát, phân tích, giải mã các hình ảnh biểu
tượng nghệ thuật trong thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 - 1975, luận văn nhằm
hướng tới những mục đích sau:
- Nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện những hình ảnh biểu tượng
trong thơ Tế Hanh, từ đó nhìn nhận rõ hơn sự sáng tạo và đặc điểm của tư duy
nghệ thuật thơ Tế Hanh, thấy được vai trò của hệ thống hình ảnh biểu tượng
trong việc góp phần làm nên phong cách độc đáo của nhà thơ này.
- Tìm hiểu hệ thống hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế Hanh không chỉ là cơ
sở để thâm nhập vào thế giới thơ Tế Hanh mà còn giúp chúng ta có được cái
nhìn bao quát hơn về diện mạo và quá trình phát triển của thơ ca Việt Nam
giai đoạn 1945 - 1975.
- Trên cơ sở đó, góp phần lý giải và phân tích những yếu tố tạo nên sự độc
đáo, sức hấp dẫn và phần đóng góp có giá trị của thơ Tế Hanh. Từ đó, khẳng
định được tài năng, vị trí của nhà thơ trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình làm luận văn, chúng tôi sử dụng kết hợp một số
phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:

12
- Phương pháp nghiên cứu tác giả văn học
- Phương pháp thống kê, hệ thống hóa

- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh và một vài thao tác của thi pháp học
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được trình
bày trong ba chương:
Chương 1: Khái lược về biểu tượng và hành trình sáng tác thơ Tế
Hanh giai đoạn 1945 - 1975
Chương 2: Các loại hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế Hanh giai đoạn 1945
- 1975
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế
Hanh giai đoạn 1945 - 1975


13
Chƣơng 1
KHÁI LƢỢC VỀ BIỂU TƢỢNG VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC
THƠ TẾ HANH GIAI ĐOẠN 1945 - 1975

1.1. Khái lƣợc về biểu tƣợng
1.1.1. Một số quan niệm về biểu tượng
Từ thời cổ Hy Lạp với logic học của Aristot, thuật ngữ “Biểu tượng” đã
xuất hiện. Đến cuối thế kỉ XVIII, thuật ngữ này xuất hiện nhiều trong các
công trình tâm lý học, sinh lí học, logic học… nhưng được dùng với ý nghĩa
không nhất quán và ngày càng trở nên phức tạp. Do đó, cần phải tìm hiểu
quan niệm về biểu tượng của từng ngành khoa học khác nhau trước khi đi vào
phạm vi nghiên cứu chủ yếu là biểu tượng nghệ thuật, biểu tượng thơ ca.
1.1.1.1. Biểu tượng dưới góc độ triết học
Theo từ điển triết học: “Biểu tượng là hình ảnh trực quan - cảm tính,
khái quát về các sự vật và hiện tượng của hiện thực, được giữ lại và tái tạo lại
trong ý thức và không có sự tác động trực tiếp của bản thân các sự vật và các

hiện tượng đến giác quan” [42, tr. 98].
Như vậy, nhìn từ góc độ triết học, biểu tượng thuộc về giai đoạn tiền ý
thức, nó xuất phát từ hiện thực khách quan và được tái tạo lại trong đầu óc
con người. Với cách hiểu như vậy, tất cả các sự vật tồn tại trong thế giới
khách quan sẽ trở thành biểu tượng khi được con người tiếp nhận theo ý thức
chủ quan của mình. Vì thế, mỗi người sẽ có thế giới biểu tượng của riêng
mình. Thế giới biểu tượng ấy có phong phú hay không còn tùy thuộc vào môi
trường sống, năng lực hoạt động cá nhân trong việc chiếm lĩnh, thâm nhập
vào thế giới xung quanh. Và như vậy, trong chúng ta ẩn chứa một kho biểu
tượng vô tận mà nói như Guy Schoeler: “sẽ là quá ít, nếu nói rằng chúng ta

14
sống trong một thế giới biểu tượng, một thế giới biểu tượng sống trong chúng
ta” [2, tr. 419].
1.1.1.2. Biểu tượng dưới góc độ tâm lí
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Biểu tượng là một hiện tượng tâm sinh lí do
một số sự việc ở ngoại giới tác động vào giác quan khiến ý thức nhận biết
được sự vật, kích thước hoặc nhìn thấy hình ảnh của nó trở lại trong trí tuệ
hay ý thức” [33, tr. 67].
Như vậy, nhìn từ góc độ tâm lí, biểu tượng chỉ có thể xuất hiện khi có
những sự vật, sự việc ở ngoại giới tác động vào giác quan của con người và
nó là hình thức cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính trực quan. Với đặc
điểm như vậy, biểu tượng luôn gắn liền với trí tưởng tượng của con người và
nó có thể chuyển hóa thành biểu tượng trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt ở
thể loại thơ ca.
1.1.1.3. Biểu tượng dưới góc độ văn hóa
Mỗi một nền văn hóa được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau và
một trong những yếu tố đó chính là biểu tượng. Trong cuốn Từ điển biểu
tượng văn hóa thế giới, nhiều tác giả cho rằng: “Mọi nền văn hóa đều có thể
xem như một tập hợp các hệ thống biểu tượng trong đó xếp hàng đầu là ngôn

ngữ, quy tắc hôn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật, khoa học, tôn
giáo…”. Với cách hiểu như vậy, biểu tượng chính là một trong những cơ sở
để xác định đặc trưng của một nền văn hóa cũng như mối quan hệ của các nền
văn hóa với nhau.
Ngoài những đặc điểm trên, ta thấy mỗi nền văn hóa khác nhau thì hệ
thống biểu tượng cũng khác nhau, do đó biểu tượng dưới góc nhìn văn hóa
còn mang tính ổn định tương đối. Như ta đã biết, cấp độ đầu tiên của biểu
tượng là “mẫu gốc”. Khi đi vào đời sống văn hóa, mỗi mẫu gốc có thể sản
sinh ra những biểu tượng văn hóa khác nhau như trong các thần thoại, truyền

15
thuyết, lễ nghi, phong tục tập quán. Vì vậy, biểu tượng dưới góc nhìn văn hóa
luôn mang đậm hơi thở của dân tộc, của thời đại.
1.1.1.4. Biểu tượng dưới góc độ ngôn ngữ
Theo các nhà ngôn ngữ học thì “Biểu tượng là một kí hiệu tùy thuộc
vào đối tượng mà nó biểu hiện do một luật lệ thông thường là một sự liên
tưởng chung” [Theo S.X.Pocxo - Dẫn theo Trần Ngọc Thêm - Cơ sở văn hóa
Việt Nam]. F.Saussure cho rằng: “Biểu tượng không hoàn toàn võ đoán, nó
không phải cái trống rỗng”, đồng thời ông cũng thừa nhận biểu tượng thuộc
vào năng lực cá nhân nhưng luôn luôn chứa đựng một nội dung nhất định
được khái quát và chưng cất từ thực tiễn. Do vậy, nhìn từ góc độ ngôn ngữ
học, biểu tượng là một sự vật có hình ảnh mang tính chất thông điệp được
dùng để gợi ra một cái ở bên ngoài, theo một quan hệ ước lệ, quan hệ liên
tưởng, tưởng tượng và tính ước lệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong
biểu tượng là cơ sở để tạo nên tính đa nghĩa cho biểu tượng.
1.1.1.5. Biểu tượng dưới góc độ văn học
Nhìn từ góc độ văn học, có rất nhiều cách hiểu về biểu tượng, tựu
chung lại có những cách hiểu cơ bản sau:
Văn học là nghệ thuật ngôn từ mà đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ là
phản ánh hiện thực đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người thông

qua hình tượng nghệ thuật. Muốn làm được như vậy, nhà văn phải mã hóa
ngôn từ, tạo ra một hình thức “lạ hóa” nhằm tạo ra một thế giới nghệ thuật in
đậm dấu ấn của chủ thể sáng tạo và xuất hiện những hình ảnh, hình tượng
nghệ thuật có giá trị. Những hình ảnh, hình tượng nghệ thuật này ra đời có
sức sống sẽ vượt lên ý nghĩa biểu đạt và làm thành các biểu tượng nghệ thuật
đa nghĩa trong văn học. Quan niệm này đề cập đến vấn đề biểu tượng gắn với
những hình ảnh, hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Tuy nhiên, ở
đây chúng ta cũng cần chú ý đến tính đa nghĩa của biểu tượng trong văn học

16
vì đối lập với tư duy suy lý đơn nghĩa thì tính đa nghĩa là một đặc trưng của tư
duy nghệ thuật, nó phản ánh những mối quan hệ phong phú và sinh động của
văn học và hiện thực.
Các nhà nghiên cứu lý luận văn học cho rằng: Biểu tượng là “phương
tiện tạo hình và biểu đạt” có tính đa nghĩa trong tác phẩm văn học. Trong lĩnh
vực thơ ca, biểu tượng chính là một trong những phương tiện biểu đạt có hiệu
quả. M.Bakhin đã coi biểu tượng là đặc trưng khu biệt quan trọng nhất của tác
phẩm trữ tình với tiểu thuyết : “Chính sự vận động của biểu tượng thơ ca sẽ
giả định phải có một ngôn ngữ thống nhất, tương hợp trực tiếp với đối tượng
của mình” [22, tr. 54].
Như vậy, trong văn học dù được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau
nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh đến vai trò, giá trị khái quát
và tượng trưng của biểu tượng, đồng thời nêu bật tính đa nghĩa của biểu tượng
trong tác phẩm văn học.
1.1.2. Đặc trưng của biểu tượng
Ở trên, chúng ta đã tìm hiểu nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm biểu
tượng. Trong luận văn này, chúng tôi tiếp thu cách hiểu của TS. Nguyễn Thị
Ngân Hoa trong luận án tiến sĩ Sự phát triển ý nghĩa của hệ Biểu tượng trang
phục trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam: “Theo nghĩa rộng nhất, khái niệm Biểu
tượng dùng để chỉ một thực thể gồm hai mặt: mặt tồn tại cảm tính trong hiện

thực khách quan hoặc trong sự tưởng tượng của con người (cái biểu trưng) và
mặt ý nghĩa có mối quan hệ nội tại, tất yếu với mặt tồn tại cảm tính đó nhưng
không bị rút gọn trong những đặc điểm bản thể của sự tồn tại này (cái được
biểu trưng) [15, tr.15]. Căn cứ vào khái niệm, chúng ta có thể xác định được
một số đặc trưng cơ bản của biểu tượng, cụ thể như sau:
Thứ nhất, mối quan hệ giữa cái biểu trưng và cái được biểu trưng của
biểu tượng “mang tính có lí do, tính tất yếu”. Chẳng hạn “dòng sông” là một

17
biểu tượng thuộc hệ biểu tượng nước trong văn hóa nhân loại bởi những đặc
điểm bản thể mang tính vật chất của thực thể này như nguồn nước, dòng chảy
liên tục…và các ý nghĩa mà con người có thể liên tưởng từ thực thể thiên
nhiên này như dòng chảy của thời gian, dòng chảy của cuộc đời, nguồn sống,
nguồn chết, sức mạnh thanh tẩy, khả năng tái sinh…có một mối quan hệ nội
tại, tất yếu. Như vậy, ở biểu tượng, giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt luôn
tồn tại mối quan hệ về bản chất.
Chính mối quan hệ mang tính có lí do, tính tất yếu giữa hai mặt của biểu
tượng là điểm chủ yếu để phân biệt biểu tượng với các tín hiệu quy ước thuần
túy đúng như J.Chevaillier đã chỉ ra rằng: “Biểu tượng cơ bản khác với dấu
hiệu là một quy ước tùy tiện trong đó cái biểu đạt và cái được biểu đạt (khách
thể hay chủ thể) vẫn xa lạ với nhau, trong khi biểu tượng giả định có sự đồng
chất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt theo nghĩa một lực năng động tổ
chức” [2, tr. 420].
Thứ hai, khác với các dấu hiệu, kí hiệu thông thường luôn mang tính đơn
trị thì biểu tượng lại luôn mang tính đa trị bởi trong mối quan hệ giữa hai mặt
của biểu tượng, cái được biểu trưng “không bị rút gọn trong những đặc điểm
bản thể của sự tồn tại này” [2, tr. 413]. Nếu như các kí hiệu, dấu hiệu thông
thường, tỉ lệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt là 1:1(một cái biểu đạt, một
cái được biểu đạt) thì dung lượng giữa cái biểu trưng và cái được biểu trưng
trong biểu tượng không phải là tỉ lệ 1:1,“chỉ một cái biểu đạt giúp ta nhận

thức ra nhiều cái được biểu đạt, hoặc giản đơn hơn, cái được biểu đạt dồi
dào hơn cái biểu đạt” [2, tr. 414], hay nói cách khác, trong biểu tượng có sự
“không thích hợp giữa tồn tại và hình thức …sự ứ tràn của nội dung ra ngoài
hình thức biểu đạt của nó” (Tevezan Todorov) [2, tr. 417].
Thứ ba, theo TS. Nguyễn Thị Ngân Hoa, biểu tượng còn có một đặc
trưng nữa là tính sản sinh: “Biểu tượng khác cơ bản với các dấu hiệu, kí hiệu

18
khác (kể cả tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên) ở chỗ, ngoài chức năng thay thế, chức
năng biểu hiện, chức năng giao tiếp, chức năng quan trọng nhất của biểu
tượng là chức năng thẩm mĩ: sản sinh ra các hình tượng nghệ thuật” [15, tr.
17]. Con đường sản sinh biểu tượng ngôn ngữ bắt đầu từ “mẫu gốc” hay còn
gọi là “nguyên mẫu”, “nguyên hình huyền thoại”, “nguyên sơ tượng” hay
“siêu mẫu”. Trong thực tế cuộc sống “bản tổng kết đã được công thức hóa của
khối kinh nghiệm to lớn của các thế hệ tổ tiên” có thể đi vào đời sống văn hóa
và đời sống nghệ thuật. Khi đi vào đời sống văn hóa, mỗi mẫu gốc có thể sản
sinh ra nhiều biểu tượng văn hóa khác nhau mà “dấu vết của nó có thể được
tìm thấy trong các thần thoại, truyền thuyết, nghi lễ, phong tục” [15, tr. 20].
Còn khi đi vào nghệ thuật, từ một mẫu gốc, một biểu tượng gốc sẽ sản sinh ra
các biến thể loại hình. Văn học là nghệ thuật ngôn từ nên cũng không nằm
ngoài quy luật đó. Chẳng hạn như biểu tượng gốc là “nước” nhưng khi đi vào
trong tác phẩm thơ văn nó sẽ sản sinh ra các biến thể loại hình như: dòng
sông, biển, suối, mưa, sương, sóng, thác…Trong loại hình nghệ thuật ngôn từ,
biểu tượng bắt buộc phải rời xa đời sống, nguyên khởi của nó để khoác lấy cái
vỏ âm thanh ngôn ngữ. Để giải mã một biểu tượng nghệ thuật, hoặc cảm thụ
một tác phẩm giàu tính biểu tượng, chúng ta cần hiểu rõ: tư duy biểu tượng
luôn đối nghịch với tư duy khoa học, không vận hành “theo lối rút gọn từ cái
bội đến cái đơn mà bằng lối bùng nổ từ cái đơn đến cái bội” [15, tr. 19]. Vì
vậy, con đường giải mã biểu tượng trong tác phẩm văn học sẽ phải đi từ cái
cụ thể như ngôn từ, các thủ pháp nghệ thuật…để tìm ra những cái hàm ẩn

đằng sau những biểu tượng ngôn từ.
Như vậy, từ những đặc trưng cơ bản của biểu tượng ta thấy giải mã biểu
tượng chính là con đường để tiếp cận những giá trị đích thực của một tác
phẩm văn học.


19
1.1.3. Biểu tượng trong văn học nghệ thuật – một loại hình tượng
đặc biệt.
1.1.3.1. Tính thống nhất giữa biểu tượng và hình tượng.
Văn học là hình thức nghệ thuật ngôn từ, nó phản ánh hiện thực cuộc
sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người thông qua các hình tượng
nghệ thuật. Bên cạnh đó, sức sống của các tác phẩm văn học, tính đa nghĩa
của một tác phẩm văn học một phần là nhờ các biểu tượng nghệ thuật. Vậy
hình tượng và biểu tượng khác nhau có mối quan hệ với nhau ra sao?
Hình tượng nghệ thuật là phương tiện đặc thù của nghệ thuật nhằm
phản ánh cuộc sống một cách sáng tạo, bằng những hình thức sinh động, cảm
tính, cụ thể như bản thân đời sống, thông qua đó nhằm lí giải, khái quát về đời
sống, gắn liền với một ý nghĩa tư tưởng, cảm xúc nhất định, xuất phát từ lí
tưởng thẩm mĩ của nghệ sĩ. Mỗi hình tượng là một tế bào làm nên tác phẩm
nghệ thuật, trong đó chứa đựng nội dung cuộc sống, những thông tin về đời
sống, những quan niệm, cảm xúc của tác giả. Còn biểu tượng theo TS.
Nguyễn Thị Ngân Hoa: “Theo nghĩa rộng nhất, khái niệm biểu tượng dùng để
chỉ một thực thể gồm hai mặt: mặt tồn tại cảm tính trong hiện thực khách
quan hoặc trong sự tưởng tượng của con người (cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa
có mối quan hệ nội tại, tất yếu với mặt tồn tại cảm tính đó nhưng không bị rút
gọn trong những đặc điểm bản thể của sự tồn tại này (cái được biểu trưng)
[15, tr. 15].
Biểu tượng và hình tượng là hai mặt biểu hiện tồn tại trong cùng một
tác phẩm thuộc phạm trù nghệ thuật. Chúng có mối tương quan và gắn bó

chặt chẽ với nhau trong quá trình hình thành nên một tác phẩm nghệ thuật.
Dưới góc độ nghệ thuật thì biểu tượng được xem là một dạng chuyển nghĩa
trong ngôn từ nghệ thuật và là một phạm trù thẩm mỹ. Nó được xác lập bởi
hai yếu tố cơ bản: một bên là hình tượng nghệ thuật (ký hiệu biểu thị), một

20
bên thuộc về nghĩa bóng (ký hiệu ẩn dụ). Biểu tượng là hình tượng được hiểu
ở bình diện ký hiệu và phải là một ký hiệu hàm nghĩa (đa nghĩa). Như vậy
mọi biểu tượng trước hết phải là hình tượng (ký hiệu biểu thị), và mọi hình
tượng đều có thể trở thành biểu tượng (ký hiệu hàm nghĩa). Phạm trù biểu
tượng nhằm chỉ cái phần mà hình tượng vượt khỏi chính bản thân nó (ký hiệu
hiển ngôn) và luôn hàm chứa những ý nghĩa mang giá trị trừu tượng (ký hiệu
mật ngôn).
C.G. Jung cho rằng: "Biểu tượng không phải là một phúng dụ, cũng
chẳng phải là một ký hiệu đơn giản, mà đúng hơn là một hình ảnh thích hợp
để chỉ ra đúng hơn cả cái bản chất, ta mơ hồ, nghi hoặc của tâm linh”. Henry
Corbin cũng nhận định về biểu tượng như sau: "Biểu tượng báo hiệu một bình
diện ý thức khác với cái hiển nhiên lý tính; nó là "mật mã" của một bí ẩn, là
cách duy nhất để nói ra được cái không thể nắm bắt bằng cách nào khác, nó
không bao giờ có thể cắt nghĩa được một lần là xong mà cứ phải "giải mã" lại
mãi, cũng giống như một bản nhạc không bao giờ chơi một lần là xong, mà
đòi hỏi mỗi lần biểu diễn đều phải phát hiện ra cái mới”. Theo TS. Nguyễn
Thị Ngân Hoa: “Biểu tượng văn hóa, biểu tượng nghệ thuật, biểu tượng nghệ
thuật, biểu tượng thơ ca trong những tác phẩm nhất định, phải được tổ chức
lại thành các hình tượng với chất liệu đặc trưng cho từng ngành nghệ thuật”
[15, tr. 17]. Và từ đó, tác giả khẳng định: “Biến thể của biểu tượng trong tác
phẩm phải là hình tượng. Với văn học viết, hình tượng có thể tồn tại ở bình
diện chủ thể của biểu tượng”.
Tóm lại, sự thống nhất giữa hai bình diện của một tác phẩm nghệ thuật
- hình tượng nghệ thuật và nghĩa hàm của nó - có thể hoặc là đương nhiên, sẽ

dẫn đến sự hình thành biểu tượng (hoặc là ẩn kín, hoặc là bộc lộ). Ở mức giới
hạn của quá trình sáng tạo nghệ thuật, mỗi yếu tố của hệ thống nghệ thuật
như: ẩn dụ, phúng dụ, tỉ dụ, dụ ngôn, ngụ ngôn, các chi tiết nghệ thuật, hình

21
tượng nhân vật, ngôn từ, v.v đều có thể trở thành biểu tượng. Song, quá
trình biểu tượng hoá có thực hiện được hay không là còn tuỳ thuộc vào các
điều kiện sau: Độ đậm đặc mang tính khái quát cao trong tác phẩm nghệ
thuật; ý đồ của tác giả có muốn hướng tới sự biểu tượng hoá trong tác phẩm hay
không; văn cảnh tác phẩm, khi nghĩa hàm của các hình tượng tự bộc lộ, không
theo ý định của tác giả mà điều này còn bị quy định bởi lôgíc tâm lý của tuyến
nhân vật và sự phát triển về mặt tình huống trong tác phẩm; văn cảnh văn học
- nghệ thuật được quy định bởi thời đại và văn hoá, tức là tính lịch sử và tính
nghệ thuật trong tác phẩm.
Có thể nói biểu tượng là một hình ảnh tượng trưng mang tính
chất thông điệp được sử dụng trong tác phẩm nghệ thuật nhằm chỉ ra một ý
nghĩa nào đó, theo một quan hệ ước lệ giữa sự vật trong thông điệp và sự vật
ngoài nó. Biểu tượng có hai mặt: "cái biểu đạt" và "cái được biểu đạt". Hai
mặt này được kết hợp theo sự liên tưởng và theo một quan hệ ước lệ nào
đó. Biểu tượng bao giờ cũng có: tính chất biểu hiện một cái gì bằng sự vật có
hình ảnh; đại diện cho một cái gì đó, nhằm gợi lên một cái gì theo liên tưởng;
tính ước lệ; mã (ký hiệu) và biểu hiện những giá trị mang tính nhân văn.
Về mặt chức năng, biểu tượng còn mang tính thay thế (vật môi giới).
Biểu tượng không những thay thế cho các đối tượng hiện thực, mà còn thay
thế tất cả các quá trình, cả hình tượng, ý niệm của con người. Chức năng thay
thế là một trong những đặc điểm của biểu tượng. Bên cạnh đó, nó còn có
những thuộc tính và chức năng khác như: chức năng giáo dục, liên kết, dự
báo, giao tiếp, thông tin v.v Quá trình thay thế trong lĩnh vực nghệ thuật
thường diễn ra một cách ước lệ và ẩn dụ, để nói lên một giá trị, một tư tưởng
nào đó của con người. Cũng như hình tượng nghệ thuật, biểu tượng cũng

mang tính khái quát cao về các hiện tượng của đời sống. Điều đó đã dẫn đến
sự gần gũi với hình tượng nghệ thuật.

×