Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Thảo luận môn tâm lý quản lý: Vấn đề trong quản lý nhân lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.47 KB, 5 trang )

MÔN TÂM LÝ QUẢN LÝ
 Tóm tắt đề bài
Mai điều hành một đại lý du lịch
Mai tuyển 3 nhân viên: (kiểm tra tất cả các thư và ký tên trước khi gửi)
Tuấn: giao dịch viên, chuyên về các chuyến du lịch trọn gói.
Thanh: giao dịch viên, lo mặt hành chính cho các chuyến đi riêng, (đặt vé máy
bay, xe lửa, xe bus và phà, đồng thời thuê xe và đặt phòng ở khách sạn)
Thanh và Tuấn : cả 2 cùng làm hộ chiếu thị thực, ngoại tệ, sec du lịch và bảo
hiểm du lịch. Cả 2 có trách nhiệm nhập tất cả các đăng ký chuyến đi vào hệ
thống lưu trữ hồ sơ chính để dễ tham khảo.
Ngọc: nhân viên văn phòng, soạn thảo thư từ
Tiền thưởng của khách hàng thưởng cho nhân viên được gộp chung và chia đều
cho cả 3.
 Vấn đề xảy ra hiện nay
• nhân viên thì nghỉ việc liên tục, hay đi làm muộn
• cung cách làm việc lấc cấc của thanh và tuấn(hai nhân viên giao dịch)
• phàn nàn về lỗi chính tả của các bức thư
• chất lượng dịch vụ không tốt
 Nguyên nhân chính
không hài lòng về mức lương hiện nay, thiếu động lực làm việc.
1. Áp dụng khái niệm của Herzberg cho rằng tiền là yếu tố duy trì, hãy mô
tả kết quả có thể xảy ra khi Mai quyết định tăng lương đáng kể cho các
nhân viên của mình?
Lý thuyết của Herzberg đề cập 2 yếu tố
Các nhân tố liên quan đến sự thỏa mãn (sự hài lòng) đối với công việc được gọi
là nhân tố động viên (Motivator) – nhân tố bên trong:
• Thành tích
• Sự công nhận
• Công việc có tính thử thách
• Sự thăng tiến
• Phát triển bản thân từ công việc


Các nhân tố liên quan đến bất mãn được gọi là các nhân tố duy trì (Hygiene
Factors) - nhân tố bên ngoài:
• Chế độ, chính sách của tổ chức.
• Sự giám sát trong công việc không thích hợp.
• Các điều kiện làm việc không đáp ứng mong đợi của nhân viên.
• Lương bổng và các khoản thù lao không phù hợp hoặc chứa đựng
nhiều nhân tố không công bằng.
• Quan hệ với đồng nghiệp "có vấn đề".
• Quan hệ với các cấp (cấp trên, cấp dưới) không đạt được sự hài lòng
Trước hết có thể khẳng định rằng tiền lương thuộc nhóm yếu tố duy trì (hay
còn gọi là nhóm các yếu tố bất mãn) trong khi cả 3 nhân viên của Mai đều đang
không hài lòng với mức lương hiện tại tức là họ đang bất mãn với công việc
của mình.
Cũng như các nhà quản trị khác Mai đã nghĩ đến việc cải thiện mức lương
cho họ nhưng câu hỏi được đặt ra là vấn đề có được giải quyết triệt để hay
không khi chỉ tăng lương một cách đơn thuần như vậy.
Kết quả có thể xảy ra khi Mai quyết định tăng lương.
Cả 3 nhân viên sẽ thấy không còn bất mãn với mức lương của họ nữa nhưng
động lực làm việc của họ thì chưa chắc được cải thiện họ sẽ vẫn cảm thấy thờ ơ
với công việc, không có cảm hứng làm việc với những công việc của họ vì một
phần còn phụ thuộc vào các yếu tố bên trong (yếu tố tạo động lực)
Giải thích
Vấn đề tiền lương giải quyết tốt sẽ tạo ra tình trạng không bất mãn chứ chưa
chắc có tình trạng thoả mãn. Hay nói cách khác đi khi các nhân tố gây bất mãn
được loại bỏ thì cũng không có nghĩa là nhân viên sẽ hài lòng
Tiền lương là một yết tố cần thiết, nhưng không phải là tất cả. Không hẳn cứ
phải tăng lương mới thúc đẩy người ta làm công việc tốt hơn mức cần thiết.
Tiền lương sẽ không thể động viên tốt tinh thần làm việc của các nhân viên;
nó thông thường khiến các nhân viên thực hiện tối thiểu các yêu cầu cần thiết
trong bản miêu tả công việc của họ.

2. Mai có thể bắt đầu áp dụng phương pháp làm giàu công việc trong đại
lý du lịch của mình bằng cách nào?
Thứ nhất do cảm hứng làm việc của 3 nhân viên đang cạn kiệt dần (biểu hiện
là họ xin nghỉ việc liên tục, và hay đi làm muộn, Tuấn thì đã công khai là mình
chán CV này) chính vì thế để làm giàu công việc trong đại lý trước hết Mai phải
tạo ra động lực cho các nhân viên này. Bằng cách tạo một bản kê khai công việc
thật chi tiết và chính xác. Mai hãy đề nghị 3 nhân viên cùng tham gia vào việc
phác thảo bản mô tả công việc, đồng thời nêu lên những suy nghĩ, mong muốn
của họ về chế độ làm việc của chính mình. Làm như vậy Mãi sẽ tạo điều kiện
cho nhân viên tham gia vào gia nhiều hơn vào các quyết định của công ty, giúp
họ nhận thức được vị trí và vai trò của mình trong sự phát triển chung. "Một
công đôi việc" Bằng cách đó, Mai sẽ vừa có cơ hội để thay đổi và phát triển đại
lý, lại vừa có thể thoả mãn nhu cầu của các nhân viên.
Thứ hai luân phiên trong công việc hay luân chuyển vị trí công tác: có thể
cho thanh làm về mảng du lịch riêng và tuấn cũng có thể làm về du lịch chọn
gói. Hai người phối hợp và Việc làm chéo này mang lại những nhiệm vụ hay
trách nhiệm mới lạ thường mang tính thách thức cao và, xét từ góc độ tâm lý,
nhân viên bao giờ cũng muốn cố gắng hoàn thành tốt để khẳng định bản thân.
Thứ ba là mở rộng nhiệm vụ giao phó cho nhân viên (Trao quyền): MAI sẽ
giao nhiều nhiệm vụ hơn cho NGỌC ví dụ như gửi thông báo tới những khu vực
địa lý khác nhau, hay chịu trách nhiệm về nhóm khách hàng mới từ đó NGỌC
sẽ thấy được rằng mình nên cố gắng làm tốt hơn.
Thứ tư thường xuyên có các buổi đánh giá khen thưởng, tuyên dương, công
việc của 3 nhân viên không phải hàng năm mà là nên thực hiện thường xuyên
hơn hàng tháng, hàng quí từ đó sẽ tạo cho thấy mình được tôn trọng và ghi nhận
những đóng góp với đại lý, tạo tính ganh đua trong công việc. không nên chia
đều tiền thưởng cho mọi người như vậy vì nó không tạo ra tính công bằng trong
công việc.
3. Những kết quả nào có thể đạt được khi áp dụng làm giàu công việc?
Tiền lương, tiền thưởng được đảm bảo và công bằng cho 3 nhân viên.

Các nhân viên không còn thấy chán nản và có động lực làm việc thực sự.
Các nhân viên thấy tầm quan trọng của mình đối với đại lý.
Chất lượng dịch vụ của đại lý được cải thiện theo đó.
4. Hãy cho Mai lời khuyên về những thay đổi nào khác mà cô có thể làm
nhằm tạo động lực làm việc cho nhân viên?
Theo tôi Mai nên trò chuyện trực tiếp với các nhân viên của mình. Chọn một
thời điểm phù hợp và mời riêng từng cá nhân đến phòng làm việc của mình, và
thật sự bàn với họ về tình hình khó khăn, chất lượng dịch vụ hiện nay của đại lý
chứ không nên quả trách họ. từ đó có thể nắm bắt những tâm tư nguyện vọng
chính đáng của họ từ đó nghiên cứu, giải quyết tạo ra sự ổn định. ví dụ như
Những nhân viên của Microsoft không bao giờ bị khiển trách khi không may
gặp những sai lầm. hay thất bại trong quá trình làm việc ( trừ những trường hợp
quá mức); và sẽ được thưởng xứng đáng khi thành công. Do đó mọi người luôn
cố gắng và không phải lo về những thất bại có thể xảy ra. Với Microsoft thất bại
là điều bình thường! Không ai có thể thành công mà không từng thất bại.

×