Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Trích yếu luận án " quyền tự do thương mại ở Việt Nam"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55 KB, 2 trang )

Bản trích yếu luận án
Tên tác giả: Phạm Hoàng Giang.
Tên luận án: "Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại ở Việt Nam -
Những vấn đề lý luận và thực tiễn.
Chuyên ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 62 38 50 01.
Cơ sở đào tạo: Trờng đại học Luật Hà Nội.
Nội dung chính của luận án
1. Mục đích và đối tợng nghiên cứu của luận án:
Mục đích của luận án là nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
của quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các
phơng hớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo đảm quyền tự do hợp
đồng trong hoạt động thơng mại nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu hội nhập và phát triển
nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
Đối tợng nghiên cứu của luận án là: một số học thuyết, quan điểm luật học cơ
bản về quyền tự do hợp đồng, hợp đồng và pháp luật về hợp đồng trong hoạt động th-
ơng mại; pháp luật nớc ngoài, pháp luật quốc tế và pháp luật của Việt Nam về hợp
đồng trong hoạt động thơng mại; thực tiễn áp dụng pháp luật hợp đồng và bảo vệ
quyền tự do hợp đồng của các chủ thể kinh tế ở Việt Nam.
2. Các phơng pháp nghiên cứu đã sử dụng:
Khi nghiên cứu đề tài, tác giả luận án sử dụng phơng pháp luận biện chứng duy
vật của Chủ nghĩa Mác - Lênin và các quan điểm, đờng lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam về phát trển nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa.
Luận án sử dụng các phơng pháp nghiên cứu khoa học cụ thể, nh: phơng
pháp tổng hợp, phân tích, phơng pháp thống kê, phơng pháp so sánh luật học, phơng
pháp logic và lịch sử, nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn...
3. Các kết quả chính và kết luận:
Luận án nghiên cứu một cách hệ thống những vấn đề lý luận về quyền tự do
hợp đồng trong hoạt động thơng mại, gồm: nội dung quyền tự do hợp đồng trong hoạt
động thơng mại; vai trò, ý nghĩa của việc bảo đảm quyền tự do hợp đồng; các yếu tố
chi phối quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại; vai trò và sự tác động
của Nhà nớc trong việc bảo đảm quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại;


khái quát về việc ghi nhận và bảo vệ quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng
mại theo pháp luật của Việt Nam.
Luận án đánh giá một cách khách quan thực trạng pháp luật bảo đảm quyền
tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại ở Việt Nam. Trên cơ sở đó chỉ ra những
điểm bất cập, hạn chế, nh: i) pháp luật hợp đồng nớc ta còn thiếu các quy định bảo
đảm quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại, nhất là các quy định điều
chỉnh các "điều khoản thơng mại chung" trái pháp luật ; ii) nhiều quy định của Bộ
1
Luật Dân sự (2005) còn hạn chế quyền tự do hợp đồng, nhất là quy định về hình thức
hợp đồng, nội dung hợp đồng ; iii) sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn và những hạn chế
của các văn bản pháp luật chuyên ngành so với các quy định của Bộ luật Dân sự
(2005) trong việc bảo đảm quyền tự do hợp đồng và yêu cầu hội nhập nền kinh tế,
nhất là các quy định về hợp đồng trong các văn bản: Luật Kinh doanh bảo hiểm
(2000), Luật Điện lực (2004), Pháp lệnh Bu chính, Viễn thông (2002), Pháp lệnh Giá
(2002); iv) việc cha quy định cho Thẩm phán quyền giải thích pháp luật hợp đồng và
án lệ là nguồn của pháp luật hợp đồng là hạn chế làm ảnh hởng đến việc bảo vệ
quyền tự do hợp đồng Từ kết quả nghiên cứu, l uận án khẳng định sự cần thiết phải
tiếp tục hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại
ở Việt Nam.
Luận án đề xuất các phơng hớng hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền tự do
hợp đồng trong hoạt động thơng mại ở Việt Nam, bao gồm: i) Phù hợp đờng lối,
chính sách của Đảng và Nhà nớc về yêu cầu xây dựng và phát triển nền kinh tế thị tr-
ờng; ii) Bảo đảm tính thống nhất, nhất quán của pháp luật quy định về quyền tự do
hợp đồng; iii) Đặt trong giải pháp tổng thể hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và pháp
luật về thơng mại, kinh doanh; và iv) Đáp ứng yêu cầu hội nhập của nền kinh tế. Luận
án đề xuất các giải pháp: i) Xây dựng các nguyên tắc áp dụng pháp luật về hợp đồng,
quy định cho Thẩm phán quyền giải thích pháp luật và án lệ là nguồn bổ sung của
pháp luật hợp đồng; ii) Xây dựng cơ sở pháp lý điều chỉnh các điều kiện thơng mại
chung trái pháp luật; iii) Sửa đổi một số quy định về hình thức, nội dung hợp đồng
trong Bộ Luật Dân sự (2005); iv) sửa đổi một số quy định của Luật Thơng mại (2005)

và các quy định về hợp đồng trong các văn bản pháp luật chuyên ngành, bao gồm:
Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Điện lực, Pháp lệnh Bu chính, Viễn thông; v) Sửa
đổi Pháp lệnh Giá (2002) và; vi) nội luật hoá các nguyên tắc, quy phạm, tập quán
quốc tế trong lĩnh vực hợp đồng./.
Ngời hớng dẫn khoa học:
1. TS Nguyễn Am Hiểu:
2. PGS.TS Trần Ngọc Dũng:
Hà Nội, ngày tháng năm 2007
Nghiên cứu sinh
Phạm Hoàng Giang
2

×