Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TIỂU LUẬN QUẢN LÝ BỀN VỮNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG NHIÊN LIỆU SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.07 KB, 21 trang )

ĐH QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN MƠI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUN



Ngành QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG
Khóa 2010

MƠN HỌC:

QUẢN LÝ BỀN VỮNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

NHIÊN LIỆU SINH HỌC

GV: GS.TS LÊ CHÍ HIỆP
HV: NGUYỄN THỊ DIỆU
MHV: 1080100011


MỤC LỤC

II.1. Những lợi ích trong sản xuất nhiên liệu sinh học...........................................................13
II.1.1. Lợi ích về mặt kinh tế-xã hội.......................................................................................13
II.1.2. Lợi ích về mặt môi trường...........................................................................................16
II.2. Những mặt hạn chế trong sản xuất nhiên liệu sinh học..................................................17
III. Ý kiến cá nhân về sản xuất nhiên liệu sinh học và vấn đề phát triển bền vững...............18


MỞ ĐẦU
Trong tình hình khủng hoảng năng lượng hiện nay, các nước trên thế giới đều đi tìm


những nguồn năng lượng mới hoặc năng lượng có khả năng tái sinh, nhằm thay thế một
phần năng lượng dầu mỏ. Mặt khác vấn đề khí thải ơ nhiễm mơi trường cũng được quan
tâm song song. Nhiên liệu sinh học hiện đang là một loại nhiên liệu được thế giới quan
tâm và nó được coi là một hướng đi mới để giải quyết những vấn đề bất cập trên.
Nhiên liệu sinh học(NLSH) là loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn
gốc động thực vật (sinh học) như nhiên liệu chế xuất từ chất béo của động thực vật (mỡ
động vật,dầu dừa, ...), ngũ cốc (khoai mỳ, ngô, đậu tương...), chất thải trong nông
nghiệp (rơm rạ, phân, ...), sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, sản phẩm gỗ
thải...),..
Phân loại chính
Nhiên liệu sinh học có thể được phân loại thành các nhóm chính như sau:
Diesel sinh học (Biodiesel) là một loại nhiên liệu lỏng có tính năng tương tự và có thể sử
dụng thay thế cho loại dầu diesel truyền thống. Biodiesel được điều chế bằng cách dẫn
xuất từ một số loại dầu mỡ sinh học (dầu thực vật, mỡ động vật), thường được thực hiện
thơng qua q trình transester hóa bằng cách cho phản ứng với các loại rượu phổ biến
nhất là methanol.
Cồn sinh học (Bioethanol) là một loại nhiên liệu lỏng, trong đó có sử dụng ethanol như là
một loại phụ gia nhiên liệu pha trộn vào xăngthay phụ gia chì. Ethanol được chế biến
thơng qua q trình lên men các sản phẩm hữu cơ như tinh bột, cellulose, lignocellulose.


Ethanol được pha chế với tỷ lệ thích hợp với xăng tạo thành Bioethanol có thể thay thế
hồn tồn cho loại xăng sử dụng phụ gia chì truyền thống.
Gas sinh học (Biogas) là một loại khí hữu cơ gồm Methane và các đồng đẳng khác.
Biogas được tạo ra sau quá trình ủ lên men các sinh khối hữu cơ phế thải nông nghiệp,
chủ yếu là cellulose, tạo thành sản phẩm ở dạng khí. Biogas có thể dùng làm nhiên liệu
khí thay cho sản phẩm khí gas từ sản phẩm dầu mỏ.

Hiện nay, trên Thế giới có khoảng 50 nước ở khắp các châu lục đã khai thác và sử dụng
NLSH ở các mức độ khác nhau. Năm 2006 toàn thế giới đã sản xuất khoảng 50 tỷ lít

ethanol, dự kiến năm 2012 là khoảng 80 tỷ lít.
Tại Việt Nam, năm 2007, Chính phủ đã phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học
đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”, theo đó mục tiêu đề ra đến năm 2015, sản phẩm
nhiên liệu sinh học sẽ đáp ứng được 1% nhu cầu xăng dầu cả nước và đến 2025 sẽ đáp
ứng 5% nhu cầu. Hiện nay, ở nước ta củ yếu là sản xuất Ethanol từ sắn, đã có hơn
500.000 ha trồng sắn.
Bên cạnh những lợi ích của việc sản xuất nhiên liệu sinh học như: Thân thiện với môi
trường, là nguồn nhiên liệu tái sinh thì cịn rất nhiều những hạn chế, dây cũng là nguyên
nhân khiến việc sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học chưa được phát triển một cách
toàn diện ở nước ta. Trong đề tái này sẽ giải quyết những vấn đề sau:


-

Đánh giá hiện trạng sản xuất nhiên liệu sinh học trên Thế giới và ở Việt Nam

-

Phân tích những mặt tích cực và hạn chế trong việc sản xuất nhiên liệu sinh học tại
Việt Nam

-

Nêu ý kiến cá nhân về việc sản xuất nhiên liệu sinh học tại Việt Nam.


I. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NHIÊN LIỆU SINH HỌC TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.1. Tình hình sản xuất nhiên liệu sinh học trên Thế giới


Hiện nay trên quy mơ tồn cầu, nhiên liệu sinh học là nguồn năng lượng lớn thứ tư, chiếm
tới 14-15% tổng năng lượng tiêu thụ của thế giới. Ở các nước đang phát triển, NLSH
thường là nguồn năng lượng lớn nhất, trung bình đóng góp khoảng 35% trong tổng cung
cấp năng lượng.

Hiện nay có khoảng 50 nước ở khắp các châu lục khai thác và sử dụng NLSH ở các mức
độ khác nhau. Năm 2006, toàn thế giới đã sản xuất khoảng 50 tỷ lít ethanol (75% dùng
làm nhiên liệu) so với năm 2003 là 38 tỷ lít, dự kiến năm 2012 là khoảng 80 tỷ lít; năm
2005 sản xuất 4 triệu tấn diesel sinh học (B100), năm 2010 sẽ tăng lên khoảng trên 20
triệu tấn. Sản lượng ethanol của một số nước đúng đầu trên thế giới được thể hiện trong
bảng sau:


Bảng 1.1. Tổng sản lượng Ethanol hàng năm 15 nước đứng đầu năm 2007( triệu tấn
gallon Mỹ)
Xếp hạng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15

Đất nước
Mỹ
Brazil
Liên Minh Châu Âu
Trung quốc
Canada
Thái lan
Campuchia
Ấn Độ
Trung mỹ
Australia
Thổ nhĩ kỳ
Pakistan
Peru
Argentina
Paraguay
Tổng

Sản lượng
6.498,6
5.019,2
570,3
486,0
211,3
79,2
74,9
52,8

39,6
26,4
15,8
9,2
7,9
5,2
4,7
13.101,7

Brasil là quốc gia đầu tiên sử dụng ethanol làm nhiên liệu ở quy mô công nghiệp từ năm
1970. Tất cả các loại xăng ở quốc gia này đều pha khoảng 25% ethanol (E25), mỗi năm
tiết kiệm được trên 2 tỷ USD do không phải nhập dầu mỏ. Hiện tại, ở nước này có 3 triệu
ơtơ sử dụng hồn tồn ethanol và trên 17 triệu ôtô sử dụng E25. Thành công này bắt
nguồn từ chương trình Proalcool của Chính phủ được thực thi từ năm 1975, chương trình
này đã trở thành mẫu hình cho nhiều quốc gia khác tham khảo.

Mỹ hiện là quốc gia sản xuất ethanol lớn nhất thế giới (năm 2006 đạt gần 19 tỷ lít, trong
đó 15 tỷ lít dùng làm nhiên liệu - chiếm khoảng 3% thị trường xăng). Năm 2012 sẽ cung
cấp trên 28 tỷ lít ethanol và diesel sinh học, chiếm 3,5% lượng xăng dầu sử dụng. Để


khuyến khích sử dụng nhiêu liệu sạch, Chính phủ đã thực hiện việc giảm thuế
0,5USD/gallon ethanol và 1 USD /gallon diesel sinh học, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ sản
xuất NLSH. Người đứng đầu Nhà trắng đã tuyên bố sẽ đưa nước Mỹ thoát khỏi sự phụ
thuộc dầu mỏ từ nước ngoài, bằng cách đầu tư lớn cho việc chế tạo công nghệ mới sản
xuất năng lượng sạch và NLSH.

Trung Quốc mỗi ngày sử dụng 2,4-2, 5 triệu thùng dầu mỏ, trong số đó có tới 50% phải
nhập khẩu. Để đối phó với sự thiếu hụt năng lượng, một mặt Trung Quốc đầu tư lớn ra
ngoài lãnh thổ để khai thác dầu mỏ, mặt khác tập trung khai thác, sử dụng năng lượng tái

tạo, đầu tư để nhiều cơ sở khoa học nghiên cứu về NLSH. Đầu năm 2003, xăng E10 (10%
ethanol và 90% xăng) đã chính thức được sử dụng ở 5 thành phố lớn và sắp tới sẽ mở
rộng thêm tại 9 tỉnh đông dân cư khác. Dự kiến, ethanol nhiêu liệu sẽ tăng trên 2 tỷ lít vào
năm 2010, khoảng 10 tỷ lít vào năm 2020 (năm 2005 là 1, 2 tỷ lít). Cuối năm 2005, nhà
máy sản xuất ethanol nhiên liệu công suất 600.000 tấn /năm (lớn nhất thế giới) đã đi vào
hoạt động tại Cát Lâm. Tháng 6 năm 2006, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hố thân thiện mơi trường.

Hàn Quốc đã xây dựng cho mình một Chiến lược tăng trưởng xanh, phát thải ít cac-bon
trong vịng 60 năm tới với các cơng cụ chính: cơng nghệ, chính sách và thay đổi lối sống.
Đối với lãnh đạo đất nước này, tăng trưởng xanh không phải là một sự lựa chọn mà là sự
lựa chọn duy nhất. Một trong những mục tiêu mà Chiến lược đề ra là đến 2050, Hàn Quốc


sẽ hồn tồn khơng bị phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và giải pháp chính là tăng
cường năng lượng hạt nhân, phát triển năng lượng tái tạo.

Ở Nhật Bản, Chính phủ đã ban hành Chiến lược năng lượng sinh khối từ năm 2003 và
hiện nay đang tích cực thực hiện Dự án phát triển các đô thị sinh khối và đã có 208 đơ thị
đạt danh hiệu này.

Ở Đức, hiện nay sản xuất điện từ bioga từ sinh khối hiện nay đang rất phát triển với số
lượng nhà máy đã đạt tới 4600 nhà máy với tổng công suất 1700MW năm 2009, và dự
kiến sẽ tăng lên 5400 nhà máy năm 2015.

Ở Canada, trường đại học Lakehead hiện đang nghiên cứu chế tạo dầu sinh học thơng qua
việc hố lỏng các loại sinh khối, chất thải trong nông nghiệp như phần thải từ cây lúa mì,
ngơ, v.v...

Ở Thái Lan, Chính phủ đề ra mục tiêu năng lượng tái tạo đạt 20% trên tổng năng lượng

tiêu thụ vào năm 2022. Thái Lan đã bãi bỏ việc sử dụng dầu diesel 100% từ 2008, thay
vào đó là B2 và dự kiến đến năm 2011 sẽ chuyển sang B5. Biodiesel chủ yếu được sản
xuất từ dầu cọ (palm oil) với tổng khối lượng là 1,3 triệu tấn biodiesel/ngày (2008) và dự
kiến đến 2022, số lượng này sẽ là 4,5 triệu lít/ngày. Thái Lan cũng tích cực thức đẩy việc
thu mua, tái chế các loại dầu ăn thải bỏ sau sử dụng từ các cơ sở công nghiệp thực phẩm,
từ các nhà hàng, khách sạn, các hộ gia đình để sản xuất thức ăn gia súc và chế biến
biodiesel.


Ở Phillipine, Luật nhiên liệu sinh học (Biofuel Act) được ban hành từ năm 2006 với mục
tiêu giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch. Hiện nay việc sản xuất B2 và E5 là bắt
buộc đối với các nhà sản xuất, phân phối nhiên liệu ở Phillipine.

Malaysia và Indonesia là hai quốc gia sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới, riêng sản lượng
của Malaysia là 15,8 triệu tấn (2008) và việc sản xuất dầu biodiesel đã được thực hiện từ
20 năm nay, mặc dù Luật công nghiệp nhiên liệu sinh học mới được ban hành gần đây
(2007). Indonesia, ngoài sản xuất biodiesel từ dầu cọ, hiện cũng đang thúc đẩy thực hiện
Dự án làng tự cung cấp về năng lượng theo đó khuyến khích phát triển năng lượng từ sinh
khối như chất thải vật nuôi, chất thải của sản xuất cacao, v.v… Ngoài dầu cọ, Indonesia
đang phát triển mạnh cây cọc rào (jatropha) để sản xuất diesel sinh học.

Ấn Độ hiện tiêu thụ khoảng 2 triệu thùng dầu mỏ /ngày nhưng có tới 70% phải nhập
khẩu. Chính phủ đã có kế hoạch đầu tư 4 tỷ USD cho phát triển nhiên liệu tái tạo, mỗi
năm sản xuất khoảng 3 tỷ lít ethanol. Từ tháng 1.2003, 9 bang và 4 tiểu vùng đã sử dụng
xăng E5, thời gian tới sẽ sử dụng ở các bang cịn lại, sau đó sử dụng trong cả nước. Để
phát triển diesel sinh học dùng cho giao thơng cơng cộng, Chính phủ có kế hoạch trồng
các cây có dầu, đặc biệt là dự án trồng 13 triệu hécta cây Jatropha curcas /physic nut (cây
cọc rào, cây dầu mè) để năm 2010 thay thế khoảng 10% diesel dầu mỏ.

1.2. Tình hình sản xuất nhiên liệu sinh học tại Việt Nam



Đứng trước cuộc khủng hoảng về năng lượng, Việt Nam cũng đã tiến hành nghiên cứu sử
dụng các dạng năng lượng tái tạo, trong đó năng lượng sinh học rất được chú ý. Để thúc
đẩy sản xuất nhiên liệu sinh học tại nước ta, ngày 20.11.2007, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển NLSH đến năm
2015, tầm nhìn đến năm 2025” với mục tiêu tổng quát của đề án là nhằm phát triển
NLSH thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống, góp phần bảo đảm an ninh
năng lượng và bảo vệ môi trường. Đồng thời, Bộ Khoa học Công nghệ đã ban hành các
tiêu chuẩn quốc gia nhằm quản lý chất lượng, đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất và người
tiêu dùng.
Việt Nam có nhiều tiềm năng về NLSH có thể làm nhiên liệu thay thế cho xăng dầu có
nguồn gốc dầu mỏ. Nhiều loại cây như sắn, ngơ, mía,... có thể sản xuất cồn sinh học mà ở
Việt Nam lại có nhiều vùng đất rất thích hợp với các loại cây trồng này. Sản lượng sắn cả
nước năm 2007 là hơn 7 triệu tấn, mía đường hơn 14 triệu tấn và ngô gần 4 triệu tấn. Với
sản lượng này có thể đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất cồn sinh học ở quy mô vừa và
nhỏ. Ước tính Việt Nam có thể sản xuất 5 triệu lít cồn sinh học mỗi năm nếu như có sự
điều chỉnh về sản lượng và diện tích cây trồng.
Về sản xuất điêzen sinh học có thể đi từ các loại dầu thực vật và mỡ động vật. Ở Việt
Nam, các loại cây trồng tiềm năng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất điêzen sinh học như
cây dầu cọ, hạt bông,... Điều kiện đất đai và khí hậu Việt Nam cho phép hình thành những
vùng nguyên liệu tập trung. Mỡ cá, dầu thực phẩm thải được sử dụng cho sản xuất điêzen
sinh học có thể giúp giải quyết được các vấn đề về mơi trường trong chế biến thủy sản.
Ước tính Việt Nam có thể sản xuất khoảng 500 triệu lít điêzen sinh học mỗi năm nếu như


tổ chức quy hoạch và thực hiện vùng nguyên liệu theo hướng sử dụng đất triệt để, tạo ra
nhiều loại giống có sản lượng cao và sở hữu các cơng nghệ tách dầu từ nguyên liệu.

Theo thống kê, hiện nay, nước ta đã có nhiều dự án sản xuất NLSH từ sắn, rỉ đường, như

dự án đầu tư Nhà máy sản xuất ethanol có cơng suất 120 triệu lít/năm của Công ty cổ
phần Ðồng Xanh, hay 1 số nhà máy khác đang trong giai đoạn thi công như Nhà máy sản
xuất ethanol nhiên liệu Dung Quất có cơng suất thiết kế 100 triệu lít/năm, Nhà máy sản
xuất ethanol nhiên liệu Bình Phước cơng suất 100 triệu lít/năm.

Tại miền bắc, Cơng ty cổ phần hóa dầu và NLSH Dầu khí thuộc Tập đồn Dầu khí Việt
Nam đã khởi cơng xây dựng Nhà máy sản xuất nhiên liệu ethanol tại tỉnh Phú Thọ với
cơng suất 100 nghìn m3/năm. Bên cạnh đó, nước ta cũng đã có hai nhà máy sản xuất
diesel sinh học từ mỡ cá tại TP Cần Thơ và tỉnh An Giang với tổng công suất 80 tấn/ngày.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, ngành công nghiệp NLSH Việt Nam đang tăng tốc
nhanh. Theo kế hoạch, đến năm 2011, cả nước sẽ có 5 nhà máy sản xuất ethanol nhiên
liệu đi vào hoạt động với tổng công suất 365.000 tấn/năm đủ để pha chế 7,3 triệu tấn xăng
E5.

Các dự án nhà máy NLSK trong tương lai tại Việt Nam

Tên nhà máy

Công suất

Ngày
hoạtChủ đầu tư
động dự kiến

Tiến độ


Nhà máy Đại Lộc,
Quảng Nam


100
Triệu lít/năm

Tháng 3/2009

Nhà máy Cư-Dút,
Đắc Nơng

50
Triệu lít/năm

Cơng
Tháng 12/2008 Việt

Nhà máy Tam Nơng, 100
Phú Thọ
Triệu lít/năm

100
Nhà máy Dung Quất Triệu lít/năm
100
Nhà máy Bình Phước Triệu lít/năm

Cơng ty ĐồngĐang hồn thành
Xanh
lắp đặt máy
ty

Đại

Đang chạy thử

Tháng 7/2011

Đã động thổ
Cơng ty PVB,cơng ký hợp
thuộc PV OIL EPC
Petrosetco,
NMLD
BìnhĐã động thổ
Sơn
thuộccơng ký hợp
Petrovietnam EPC

Tháng 7/2011

Liên
doanhDự kiến quý I năm
ITOCHU Nhật2010 ký hợp đồng
bản và PV OIL EPC và khởi công

Tháng 6/2011

khởi
đồng

khởi
đồng

Nước ta có tiềm năng nguyên liệu, cùng với hợp tác quốc tế và đi sau các nước về phát

triển nhiên liệu sạch nên có thể rút kinh nghiệm, học hỏi để phát triển hiệu quả bền vững.
Nhưng trước mắt còn nhiều rào cản, tất cả phụ thuộc vào vai trò điều hành của Chính phủ
và sự đồng thuận, tham gia của cộng đồng xã hội.

II. NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ MẶT HẠN CHẾ CỦA VIỆC SẢN XUẤT NHIÊN
LIỆU SINH HỌC
II.1. Những lợi ích trong sản xuất nhiên liệu sinh học
II.1.1. Lợi ích về mặt kinh tế-xã hội
− NLSH có thể giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch đắt đỏ, đang
cạn kiệt:


Do NLSH có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch sử dụng trong các phương tiện giao thông
và các thiết bị năng lượng và đây còn là loại nhiên liệu bền vững nên có thể thay cho các
nguồn năng lượng hóa thạch đắt đỏ đang bị cạn kiệt.

− NLSH có thể tăng cường an ninh năng lượng quốc gia
Sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu có thể khơng những làm suy kiệt dự trữ ngoại tệ của
quốc gia, mà còn tạo ra sự mất ổn định về an ninh năng lượng của quốc gia đó. Từ khi
NLSH được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu bản địa của nhiều nước châu Á, loại nhiên
liệu này có vai trị là nhiên liệu thay thế cho các nhiên liệu hóa thạch có thể giảm sự phụ
thuộc nhập khẩu dầu và tăng cường an ninh năng lượng quốc gia.

− NLSK có thể hình thành sự tham gia của các xí nghiệp vừa và nhỏ
Khác với nhiên liệu dầu và khí, thậm chí là than cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng lớn để
khai thác và xử lý, với sự tham gia của các tập đồn lớn và các Cơng ty đa quốc gia, việc
sản xuất NLSH sẽ khơng địi hỏi đầu tư và xây dựng các nhà máy xử lý tổng hợp lớn.

− Nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp
Ngành kinh tế nơng nghiệp ngồi chức năng cung cấp lương thực thực phẩm, ngun liệu

cơng nghiệp, giờ đây có thêm chức năng cung cấp năng lượng sạch cho xã hội, đóng góp
vào việc giảm thiểu khí nhà kính và khí độc hại. Việc sử dụng NLSH sẽ tạo điều kiện phát


triển nông nghiệp, nhất là ở những nước dư thừa đất đai (trung du, miền núi) có thể trồng
mía, sắn và các cây có dầu.

− NLSK có thể đóng góp vào phát triển kinh tế- xã hội của các cộng đồng địa
phương và các ngành kinh tế đang phát triển
Vai trị của ngành nơng nghiệp trang trại trong dây chuyền sản xuất NLSH sẽ mở ra cơ
hội cho các cộng đồng địa phương kết hợp hoạt động và thu được các lợi ích nhất định để
có thể tạo ra phát triển kinh tế-xã hội. Việc trồng rừng, kích thích và thu hoạch nhiên liệu
đầu vào như cây mía, ngơ, sắn và dầu cọ đòi hỏi phải tăng lực lượng lao động và các công
việc thủ công. Việc mở rộng sản xuất nông nghiệp do tăng nhu cầu các nguyên liệu thơ
cho sản xuất NLSH có thể tạo ra việc làm mới và thu nhập nhiều hơn cho nông dân. Tạo
cơ hội việc làm trong sản xuất NLSH là rất lớn.

Việc tạo ra việc làm mới và các doanh nghiệp có thể tạo ra các hoạt động khác đem lại
các lợi ích kinh tế-xã hội khác nữa cho cộng đồng. Nhiều hoạt động kinh tế xuất hiện sẽ
tạo ra lợi nhuận cho các chủ doanh nghiệp tại địa phương. Cơ sở hạ tầng hồn chỉnh có
thể tạo ra đường xá mới hoặc được nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển
các nhiên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất. Kỹ năng làm việc của nhiều công nhân làm
việc trong các dự án được nâng cao, tăng năng lực của các thành viên trong cộng đồng.
Hơn nữa, lợi ích kinh tế mà các cộng đồng được hưởng có thể lan tỏa và tạo ra các lợi ích
xã hội khác nữa, như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, phúc lợi xã hội và các


dịch vụ công cộng…. Nếu quản lý tốt, sản xuất NLSK có khả năng tạo điều kiện phát
triển kinh tế-xã hội và đặc biệt là đóng góp vào cơng cuộc giảm đói nghèo.


II.1.2. Lợi ích về mặt mơi trường

Việc khám phá ra dầu mỏ đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của xã
hội loài người. Tuy nhiên, nó cũng làm phát sinh những vấn đề nan giải trong quá trình
khai thác và sử dụng dầu mỏ gây ra, đáng kể nhất là sự ô nhiễm mơi trường do khí thải
của q trình đốt cháy nhiên liệu.

Khí thải từ các hoạt động có liên quan đến sản phẩm dầu mỏ và nhiên liệu hóa thạch
chiếm khoảng 70% tổng lượng khí thải trên tồn thế giới. Hằng năm, tồn thế giới phát
thải khoảng 25 tỷ tấn khí độc hại và khí nhà kính. Nồng độ khí CO 2 (loại khí nhà kính chủ
yếu) tăng trên 30% so với thời kỳ tiền công nghiệp (từ 280 ppm tăng lên 360 ppm), nhiệt
độ trái đất tăng 0,2- 0, 4 0C. Nếu khơng có giải pháp tích cực, thì đến năm 2050, tác hại
của khí độc hại và nồng độ khí nhà kính có thể tăng lên 400 ppm và sẽ gây ra hậu quả
khôn lường về môi trường sống.

Sử dụng NLSK là giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường vì nguyên liệu sử dụng để sản xuất
NLSK là cồn và dầu mỡ động thực vật, không chứa các hợp chất thơm, hàm lượng lưu
huỳnh cực thấp, không chứa chất độc hại. Sử dụng NLSK so với xăng dầu giảm khoảng
được 70% khí CO2 và 30% khí độc hại, do NLSK chứa một lượng cực nhỏ lưu huỳnh,


chứa 11% oxy, nên cháy sạch hơn. NLSK phân hủy sinh học nhanh, ít gây ơ nhiễm nguồn
nước và đất.

Các cây trồng nông nghiệp và các nguyên liệu sinh khối khác được coi là các nguyên liệu
góp phần làm trung hịa cácbon bởi chu kỳ sống thực tế của nó, thực vật thu cácbon điơxit
thơng qua q trình quang hợp.Tuy nhiên, các nguyên liệu đầu vào sử dụng trong quá
trình sản xuất NLSK được coi là nguyên liệu tái tạo và có khả năng làm giảm phát thải
khí nhà kính (GHG).


Tuy nhiên, cho dù các nhiên liệu đầu vào tự chúng có khả năng trung hịa cácbon, thì q
trình chuyển đổi các vật liệu thơ thành NLSK có thể gây phát thải cácbon vào khí quyển.
Vì vậy, NLSK phải góp phần vào giảm phát thải các bon, chúng phải được chứng minh
giảm thải thực sự GHG trong tất cả chu trình sản xuất và sử dụng NLSK.
Bên cạnh đó, NLSK khi thải vào đất bị phân hủy sinh học cao gấp 4 lần so với nhiên liệu
dầu mỏ và do đó giảm được rất nhiều tình trạng ơ nhiễm đất và nước ngầm.
Vì vậy, việc sử dụng NLSK giúp giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường, giảm thiểu khí nhà kính
giúp ngăn chặn vấn đề biến đổi khí hậu tồn cầu.

II.2. Những mặt hạn chế trong sản xuất nhiên liệu sinh học
Việc sản xuất cồn sinh học từ các nguồn tinh bột hoặc các cây thực phẩm được cho là
không bền vững do ảnh hưởng tới an ninh lương thực. Khả năng sản xuất với quy mơ lớn
cũng cịn kém do nguồn cung cấp khơng ổn định vì phụ thuộc vào thời tiết và nông


nghiệp. Bên cạnh đó, giá thành sản xuất nhiên liệu sinh học vẫn cao hơn nhiều so với
nhiên liệu truyền thống từ đó việc ứng dụng và sử dụng nhiên liệu sinh học vào đời sống
chưa thể phổ biến rộng
Do có tính ăn mịn và có thể hịa lẫn với nước và các tạp chất không thể vận chuyển qua
hệ thống đường ống nhiên liệu mà phải dùng tới tàu hỏa, xe tải và xà lan nên giá thành
vận chuyển tăng cao.

Việc sử dụng số lượng lớn ngô, sắn hay nhiều loại ngũ cốc và nông sản khác để chế biến
ethanol thay thế xăng nhớt đã đẩy giá lương thực lên cao, dẫn đến tình trạng thiếu hụt
thực phẩm và bất ổn toàn cầu. Theo nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton (Mỹ) - Giáo sư
Timothy Searchinger khẳng định, xu hướng sản xuất nhiên liệu sinh học là nguyên nhân
đẩy giá tiêu dùng tăng vọt và tình trạng hút hàng trên thị trường thế giới. "Giá thực phẩm
đã tăng gấp 3 lần trong vòng 10 năm mà quan trọng nhất là mức cung không đủ đáp ứng
nhu cầu.
III. Ý kiến cá nhân về sản xuất nhiên liệu sinh học và vấn đề phát triển bền vững

Vấn đề sản xuất nhiên liệu sinh học đang mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế, môi
trường…vv. Vấn đề nay đang được các quốc gia quan tâm, tuy nhiên các vấn đề môi
trường phát sinh do hoạt động này thì chưa được quan tâm đúng mức, cụ thể như:

- Lượng năng lượng để sản xuất NLSH rất lớn, năng lượng cần cung cấp cho các
quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học chủ yếu là than đá, nó có thể lớn hơn lượng


năng lượng được tạo ra (năng lượng thu về chỉ khoảng 26% lượng tiêu hao cho sản
xuất).

- Lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất NLSH là rất lớn: khoảng 21m 3
nước thải/1 tấn sắn, chất thải rắn( bã sắn, tro và xỉ than…vv).

Ở nước ta hiện nay vấn đề ô nhiễm do sản xuất NLSH đang trở lên rất nghiêm trọng, khí
thải do đốt than đá, nước thải từ quá trình sản xuất, chất thải rắn chưa được xử lý đạt tiêu
chuẩn dẫn tới môi trường xung quanh khu vực dự án bị ô nhiễm, để phát triển bền vững
trong sản xuất NLSH, chúng ta cần thưc hiện các biện pháp như:

- Tại các địa phương cho phép đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất NLSH cần phải
siết chặt công tác quản lý về môi trường( giám sát định kỳ hiệu quả xử lý chất thải
thải tại các nhà máy đó.

- Cần có quy hoạch vùng trồng nguyên liệu, nghiên cứu nguồn nguyên liệu hợp lý
để không ảnh hưởng tới an ninh lương thực. Nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu
sinh học ưu tiên lựa chọn với tiêu chí khơng dùng làm lương thực thực phẩm, có
năng suất và hiệu suất chuyển hóa nhiên liệu cao, có tiềm năng trồng trên đất
nghèo dinh dưỡng và ao hồ hoang hóa. Đặc biệt, loại nguyên liệu này phải có giá
thành thấp như là các phế liệu nơng lâm nghiệp và công nghiệp chế biến. Đồng
thời, phát triển nhiên liệu sinh học để đảm bảo an ninh năng lượng và giảm phát

thải khí nhà kính.


- Áp dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất, áp dụng các phương pháp quản lý
nhằm hạn chế lượng chất thải phát sinh, tuần hoàn các nguồn năng lượng, tận dụng
lại chất thải nhằm giảm lượng chất thải phát sinh trong sản xuất.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Ngành dầu thực vật, Thông tin kinh tế - xã hội, Bộ Kế hoạch và đầu tư;
.
2/ Nhiên liệu sinh học: Làn song của tương lai- T.S Đoàn Đức Lân, KHOAHOC.com.vn.
3/ Những vấn đề phát triển năng lượng sinh khối của Việt Nam- Nguyễn Quang Khải Báo cáo tại Hội thảo Phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam.
4/ Quy hoạch phát triển ngành Dầu thực vật Việt Nam đến năm 2010; Bộ Công
nghiệp; .
5/ Sản xuất điện từ... vỏ trấu, mùn cưa;; 14/3/2006, www.khoahoc.com.vn.
6/ Sử dụng năng lượng từ chất phế thải sinh khối; Trang tin ngành điện;
29/5/2006; .



×