Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

NGUỒN NĂNG LƯỢNG SẠCH CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) “TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.04 KB, 54 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
o0o
TIỂU LUẬN:
“TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
NGUỒN NĂNG LƯỢNG SẠCH - CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM)
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG”
GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP
HVTH: LÊ TRƯƠNG HUỲNH ANH
MSHV: 1080100003
Bình Dương, tháng 6 năm 2011
1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4
Những thập niên gần đây trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang
đương đầu với một loạt những tác động của biến đổi của khí hậu ví dụ như thiên tai, lũ
lụt, hạn hán, mực nước biển dâng do sự sự ấm lên toàn cầu… 4
0.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5
0.2. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) 10
0.2.1. Các lĩnh vực có thể hoạt động dự án CDM 10
0.2.2. Các giá trị của CDM 11
CHƯƠNG 1
ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆN TRẠNG MÔI
TRUỜNG TẠI MỘT SỐ LĨNH VỰC CÓ TIỀM NĂNG CAO VỀ CDM TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH 13
1.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TẠI MỘT SỐ
LĨNH VỰC CÓ TIỀM NĂNG CAO VỀ CDM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
DƯƠNG 13
1.1.1. Tình hình sản xuất công nghiệp tỉnh Bình Dương 13
1.1.2. Phát triển chăn nuôi tỉnh Bình Dương 17


1.1.3. Tình hình phát triển đô thị tỉnh Bình Dương 18
1.1.4. Chất lượng nước thải của một số lĩnh vực có tiềm năng cao về CDM 18
1.2. GIẢM THIỂU PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRÊN CƠ SỞ ÁP DỤNG CÁC
GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN, TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ XỬ LÝ
Ô NHIỄM 30
1.2.1. Giảm thiểu phát thải khí nhà kính cơ sở sản xuất tinh bột khoai mì 30
1.2.2. Giảm thiểu phát thải khí nhà kính cơ sở sản xuất bia, nước ngọt 32
1.2.3. Giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi gia súc, gia cầm tập
trung 33
1.2.4. Giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong xử lý nước thải đô thị và khu công
nghiệp 35
1.2.5. Giảm thiểu phát thải khí nhà kính tại các bãi chôn lấp rác đô thị 42
1.2.6. Giảm thiểu phát thải khí nhà kính cơ sở chế biến mủ cao su 45
CHƯƠNG 2
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CDM TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 47
2.1. Lĩnh vực xây dựng, đầu tư ưu tiên thực hiện dự án CDM tại Bình Dương 47
2.2. Chuẩn bị, xây dựng, xác nhận và phê duyệt dự án CDM 47
2.2.1. Chuẩn bị dự án CDM 47
2.2.2. Xây dựng, xác nhận và phê duyệt dự án CDM 48
50
2.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHUYẾN KHÍCH TRIỂN KHAI CÁC DỰ
ÁN CÓ TIỀM NĂNG CDM CAO 50
2
2.3.1. Quyền của nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự án CDM 50
2.3.2. Ưu đãi đối với thuế thu nhập doanh nghiệp khi thực hiện dự án CDM 50
2.3.3. Ưu đãi đối với thuế nhập khẩu 50
2.3.4. Ưu đãi đối với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất 50
2.3.5. Huy động vốn đầu tư 51
2.3.6. Trợ giá đối với sản phẩm của dự án CDM 51


KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT
AAU : Assigned Amounts Units
Lượng giảm phát thải có thể sang nhượng
BĐKH : Biến đổi khí hậu
BVMT : Bảo vệ môi trường
CER : Certificate Environmental Reduce
Giảm phát thải được chứng nhận
CDM : Clean Development Mechanism - Cơ chế phát triển sạch
CNA : CDM National Authority
Cơ quan quản lý cơ chế phát triển sạch quốc gia
CNECB : CDM National Executive and Consultative Board
Ban tư vấn chỉ đạo về CDM quốc gia
DNA : Designate National Authority
Cơ quan thẩm định quốc gia về CDM
DOE : Designated Operational Entity - Đơn vị tác nghiệp
EB : Executive Board - Ban điều hành
ERU : Emission Reduction Units - Đơn vị giảm thiểu khí phát thải
EU : Europe - Châu Âu
FAO : Food and Agriculture Organization
Tổ chức Nông lương Thế giới
GHG : Green house gas - Khí nhà kính (KNK)
HTMT : Hiện trạng môi trường
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
HƯNK : Hiệu ứng nhà kính
IPCC : International Program Climate Change
Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
KCN : Khu công nghiệp
KP : Kyoto Protocol – Nghị định thư Kyoto
ODA : Official Development Assistance

Viện trợ phát triển chính thức
PDD : Project Design Document
Văn kiện thiết kế dự án
3
PIN : Project Idea Note - Tài liệu ý tưởng dự án
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
UNFCCC : United Nations Framework Convention on Climate Change
Công ước khung về biến đổi khí hậu Liên hợp quốc
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Những thập niên gần đây trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang
đương đầu với một loạt những tác động của biến đổi của khí hậu ví dụ như thiên tai, lũ
lụt, hạn hán, mực nước biển dâng do sự sự ấm lên toàn cầu…
Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy ở Việt Nam đã có một số biểu hiện chính
như nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,1
o
C mỗi thập kỷ. Nhiệt độ giảm đi trong
các tháng đầu mùa và tăng trong các tháng cuối mùa. Trên phần lớn lãnh thổ, lượng
mưa mùa giảm đi trong các tháng 7,8 và tăng trong các tháng 9-11. Trong 5 thập kỷ
gần đây, hiện tượng dao động năm của El Nino (ENSO) ngày càng có tác động mạnh
mẽ đến chế độ thời tiết và đặc trưng khí hậu ở nhiều khu vực. Mực nước biển dâng lên
trung bình 2,5-3cm mỗi thập kỷ và quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía
Nam và mùa bão lũ lùi dần vào các tháng cuối năm.
Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu là do các hoạt động của con người đã thải ra
nhiều loại khí công nghiệp, khí thải giao thông, khí thải sinh họat trong đó có các loại
khí gây hiệu ứng nhà kính như : CO
2
, CH
4
, N
2

O, PFCs va HFCs, SF
6
.
Biến đổi khí hậu toàn cầu không chỉ là vấn đề giải quyết riêng lẻ của từng quốc gia,
từng khu vực mà là vấn đề toàn cầu, đòi hỏi phải có sự giải quyết, hợp tác và phối hợp
của tất cả các quốc gia trên thế giới đối với các loại khí gây nhà kính. Để giải quyết
quá trình biến đổi khí hậu nhìn chung có 02 nhóm giải pháp để thực hiện là thích nghi
(adaptation) và giảm thiểu (mitigation). Thích nghi bao gồm việc đề xuất các biện
pháp bảo vệ con người và không gian bằng cách giảm thiểu khả năng nhậy cảm với
biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro, điều chỉnh các họat động kinh tế để giảm nhẹ ảnh
hưởng và cải thiện khả năng sản xuất kinh doanh. Giảm thiểu là giải pháp làm chậm
quá trình biến đổi khí hậu bằng cách giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển, thực
hiện cơ chế phát triển sạch (CDM).
Qua những vấn đề trên, việc thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM) giúp các nước
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phát triển bền vững, đồng thời góp phần
vào mục tiêu cuối cùng của UNFCCC và giúp các nước phát triển thực hiện cam kết
về hạn chế và giảm phát thải định lượng khí nhà kính.
4
0.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
(1). Trong nước
Nhận thức đúng tầm quan trọng của tác động biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã
sớm ký Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) vào năm
1992 và Nghị định thư Kyoto vào năm 1998.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007
về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với các dự án đầu tư theo cơ chế phát triển
sạch tại Việt Nam.
Cho đến nay, tại Việt Nam đã tổ chức nhiều dự án liên quan đến CDM như thực hiện
kiểm kê khí nhà kính quốc gia, nghiên cứu chiến lược quốc gia về CDM, tổ chức các
khoá huấn luyện nâng cao năng lực thực hiện dự án CDM và nhận dạng các công nghệ

tiềm năng cho CDM.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh có đến 800 doanh nghiệp có khả năng tham gia vào thị
trường mua bán quota khí CO
2
nhưng đến nay rất ít doanh nghiệp nào quan tâm đến
nguồn lợi trên. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2008 tại TP. Hồ Chí Minh có
khoảng 10 dự án cơ chế phát triển sạch (CDM) được chuẩn bị triển khai. Các dự án
bao gồm: Bãi rác Phước Hiệp 1; Các dự án CDM về thay thế các chất dung môi trong
việc làm lạnh; Trại chăn nuôi heo; Một số nhà máy, xí nghiệp; xử lý phân hầm cầu …
Tại tỉnh Lào Cai, Sở Công nghiệp đã thiết lập bản đồ tiềm năng thủy điện của tỉnh thì
nếu như thay thế kịch bản sử dụng nhà máy nhiệt điện than bằng 122 nhà máy thủy
điện vừa và nhỏ thì sẽ giảm lượng phát thải được gần 10 triệu tấn CO
2
. Giá Cacbon
hiện nay của các dự án CDM tương lai khoảng 6 – 7 Euro/tấn CO
2
, tương đương vói
gần 10USD/tấn, mang lại một khoản thu nhập khoảng 100 triệu USD/năm.
Hình thức của các dự án CDM đã thực hiện ở Việt Nam và đa số các nước khác là các
tổ chức, cơ quan, công ty ở các nước phát triển, thông qua các công ty cung cấp công
nghệ, tìm đến các nước đang phát triển, có tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính để
thực hiện dự án. Phía các nước phát triển đầu tư vốn, công nghệ giảm phát thải và
nhận được “chứng chỉ giảm phát thải”, thực hiện cam kết giảm lượng khí nhà kính đã
ký trong nghị định thư Kyoto. Như vậy, thị trường buôn bán phát thải có thể nói đang
ở tình trạng một chiều, nghĩa là người mua chủ động tìm đến những địa chỉ có tiềm
năng cung cấp sản phẩm mà họ cần. Trong thời gian tới, sự phát triển về quy mô và
chất lượng của thị trường sẽ thay đổi, và theo đó, hình thức buôn bán phát thải sẽ thay
đổi theo hướng cân bằng hơn, nghĩa là các nhà cung cấp sản phẩm chủ động tìm đến
người tiêu dùng.
Theo các nhà khoa học, GDP Việt Nam sẽ tăng liên tục trong các năm tới. Để đạt được

sự tăng trưởng này, nhu cầu về năng lượng cho công nghiệp, giao thông và các hoạt
động khác sẽ tăng rất nhiều. Việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch như than đá,
5
dầu mỏ và khí thiên nhiên chắc chắn sẽ làm tăng lượng khí phát thải vào môi trường.
Do vậy, việc triển khai mạnh mẽ các dự án CDM sẽ là yêu cầu cấp thiết.
Trong thời gian tới, khi Việt Nam tham gia nhiều hơn vào quá trình CDM, các doanh
nghiệp sẽ thực sự có cơ hội để tham gia vào thị trường này. Trong quá trình kêu gọi
đầu tư để thay đổi công nghệ và thiết bị sản xuất, các doanh nghiệp có thể tiếp nhận
được những công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường giúp doanh nghiệp thu được lợi
nhuận cao vì nâng cao được hiệu quả sản xuất, đồng thời giảm được tác động đến môi
trường.
Đây là một hướng tiếp cận rất mới đối với Việt Nam và cả trên thế giới, nhưng lại là
hướng phát triển tất yếu khi các cam kết trong Nghị định thư Kyoto được thực hiện và
các nước tham gia vào quá trình CDM. Tất nhiên, khi xuất hiện thị trường trao đổi
chứng chỉ giảm phát thải CERs với các quy luật thị trường và các quy định khác có
liên quan, sẽ còn rất nhiều vấn đề phải xem xét đến. Tuy nhiên, có thể khẳng định đây
là một hướng đi triển vọng và phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam trong hành
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.
Trong những năm qua đã có một số dự án đã, đang và có tiềm năng thực hiện CDM tại
Việt Nam bao gồm:
− Dự án thu hồi và sử dụng khí đồng hành tại mỏ Rạng Đông – Bà Rịa Vũng Tàu :
Mục tiêu của dự án này là cung cấp thêm nguồn năng lượng sạch từ khí thiên nhiên,
góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu các sản
phẩm dầu mỏ, đồng thời giảm khoảng 1/2 giá thành nguyên liệu cung cấp cho các nhà
máy điện trong khu vực so với khí từ các mỏ khác. Họat động chính của Dự án là xây
dựng hệ thống đuờng ống và máy nén để thu hồi, tận dụng các loại khí đồng hành từ
các mỏ dầu làm khí đốt cho các nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ và Bà Rịa. Ước tính lượng
giảm phát thải là 6,74 triệu tấn CO
2
. Ngày 19/12/2007, Dự án này đã thu về được 4,5

triệu USD từ việc kinh doanh CER.
− Dự án Thủy điện :Mục tiêu dự án là sản xuất năng lượng điện nhờ thủy lực và đấu
nối vào hệ thống lưới điện quốc gia. Hoạt động chính của dự án là tái tạo năng lượng
từ thủy lực, cấp điện vào hệ thống điện quốc gia. Tính đến tháng 10/2007, 11 dự án
CDM của nhà máy thuỷ điện đã được DNA phê duyệt với tổng lượng CER dự kiến là
531.753 tấn CO
2
/năm .
− Dự án cải tạo để tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng Nhà máy bia Thanh Hóa,
giảm trong 10 năm là 121.000 CER;
− Dự án xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí và thu hồi năng lượng ở Nhà máy
cao su Xà Bang, Công ty Cao su Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tổng phát thải giảm
trong 10 năm là 94.000 CER
6
− Dự án điện Ngòi Đường, tỉnh Lai Châu và Dự án thủy điện Sông Côn 2, tỉnh Quảng
Nam, giảm trong 10 năm khỏang 1,3 triệu CER
− Dự án phát triển dầu dừa diesel sinh học; Dự án phát triển ứng dụng khí hóa lỏng
cho phương tiện giao thông đường bộ; Dự án thu hồi khí bãi rác và tái sinh năng lượng
ở Khu liên hợp xử lý chất thải Nghi Yên, tỉnh Nghệ An; Dự án phong điện xã Nhơn
Châu, tỉnh Bình Định; Dự án thu hồi và sản xuất điện tại bãi rác Khánh Sơn, TP.Đà
Nẵng; Dự án thủy điện Nậm Chim, tỉnh Sơn La; Dự án thủy điện Za Hưng tỉnh Quảng
Nam; Dự án tái trồng rừng A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế…
− Thu hồi, xử lý khí sinh học và tái tạo năng lượng tại Trại chăn nuôi heo Phước Long
: Mục tiêu của Dự án là giảm phát thải bằng cách xử lý và tái tạo năng lượng từ khí
thải trong quá trình phân huỷ chất thải hữu cơ của Trại chăn nuôi heo. Mức giảm phát
thải ước lượng bình quân mỗi năm khỏang 26.000 tấn CO
2
tương đương. Toàn chu
trình dự án (7 năm) giảm phát thải khỏang 182.000 tấn CO
2

tương đượng.
− Xử lý bùn kênh rạch từ hệ thống thoát nước đô thị TPHCM : Mục tiêu dự án là
giảm phát thải bằng cách xử lý và tái tạo năng lượng điện từ nguồn khí sinh học phát
sinh trong quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong bùn cống rãnh và kênh
rạch. Mức giảm phát thải ước lượng bình quân mỗi năm khỏang 48.000 tấn CO
2
tương
đương. Toàn chu trình dự án (7 năm x 3) giảm phát thải khỏang 1.080.000 tấn CO
2
tương đương.
− Thu hồi, xử lý khí sinh học và tái tạo năng lượng tại Khu xử lý phân hầm cầu –
Công ty Hoà Bình : Mục tiêu dự án là giảm phát thải bằng cách xử lý và tái tạo năng
lượng điện từ nguồn khí sinh học phát sinh phát sinh trong quá trình phân huỷ chất thải
hữu cơ của hệ thống xử lý phân hầm cầu . Mức giảm phát thải ước lượng bình quân
mỗi năm khỏang 60.000 tấn CO
2
tương đương. Toàn chu trình dự án (7 năm x 3) giảm
phát thải khỏang 1.260.000 tấn CO
2
tương đương.
− Thu hồi, xử lý khí sinh học và tái tạo năng lượng đối với hệ thống xử lý nước thải
và chất thải rắn sinh hoạt tại KCN Tây Bắc – Củ Chi : Mục tiêu dự án là giảm phát
thải bằng cách xử lý và tái tạo năng lượng điện từ nguồn khí sinh học phát sinh trong
quá trình phân huỷ chất thải hữu cơ của hệ thống xử lý nước thải và xử lý chất thải
sinh hoạt đã qua phân loại tại nguồn. Mức giảm phát thải ước lượng bình quân mỗi
năm khỏang 6.000 tấn CO
2
tương đương. Toàn chu trình dự án (7 năm x 3) sẽ giảm
phát thải khỏang 126.000 tấn CO
2

tương đương.
− Hệ thống xử lý nước thải Khu dân cư Tân Bình Trị Đông với công suất 6.000
m
3
/ngày đêm, COD đầu vào khỏang 400mg/lít. Ước lượng mức giảm phát thải là
3.000 CER/năm x 7 năm = 21.000 CER.
− Hệ thống xử lý nước thải Công ty Da Sài Gòn tại KCN Hiệp Phước với công suất
1.500m
3
/ngày đêm, COD đầu vào hệ thống khỏang 3.000 mg/lít. Ước lượng mức phát
thải khỏang 6.000 CER/năm x 7 năm = 42.000 CER.
7
− Hệ thống xử lý nước thải Trung tâm giết mổ gia súc gia cầm An Nhơn với công suất
450m
3
/ngày đêm, COD đầu vào hệ thống khỏang 1.200 mg/lít. Ước lượng mức giảm
phát thải khỏang 700 CER/năm x 7 năm = 4.900 CER
− Thay thế/xử lý môi chất lạnh, hạn chế phát thải haloalkane : Thay thế môi chất lạnh
cho hệ thống tủ kem, tủ lạnh, tủ cấp đông di động của các Công ty kinh doanh thực
phẩm. Thu gom và xử lý HFC-22 để hạn chế phát thải HFC-23 (GWP = 11.700) tại
các công ty/đơn vị lắp đặt, sửa chữa và bảo trì điện lạnh. Thay thế các loại dung môi
có gốc halogene thường dùng trong công nghiệp, đặc biệt SF6 (GWP = 22.000) trong
lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, hàn hồ quang, làm chất cách ly trong các loại đồ
chơi, vật dụng cao cấp…
− Thu hồi, chuyển hoá và tận dụng CO
2
: Hiện tại, những hoạt động vẫn còn ẩn trong
các quá trình sản xuất, đặc biệt là sự kết hợp giữa sản xuất rượu bia và nước giải khát
có gas. Tuy nhiên, vẫn chưa hình thành một hướng đi mang lại hiệu quả cao hơn cho
các nhà sản xuất khi chưa khai thác được khía cạnh tích cực đóng góp vào tiến trình

giảm phát thải khí nhà kính chung trên toàn cầu.
(2). Ngoài nước
Nghị định thư Kyoto được ký tháng 12 năm 1997 tại Kyoto, Nhật bản và chính thức có
hiệu lực vào năm 2004. Theo Nghị định thư các nước công nghiệp phát triển thuộc
Phụ lục I phải giảm lượng phát thải của 6 loại khí nhà kính xuống ít nhất 5% so với
mức phát thải năm 1990 trong niên hạn cam kết đầu tiên 2008-2012. Lần đầu tiên
chính phủ các nước tham gia Nghị định thư đã chấp nhận sự ràng buộc về mặt pháp lý
và các cơ chế hợp tác nhằm mục đích đạt được chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính đối
với các nước phát triển đồng thời hỗ trợ phát triển bền vững ở các nước đang phát
triển. Nghị định thư bao gồm 3 cơ chế: Buôn bán phát thải toàn cầu (IET), Cơ chế
đồng thực hiện (JI) và Cơ chế phát triển sạch (CDM).
Cơ chế phát triển sạch (CDM) được quy định trong Điều 12 của Nghị định thư Kyoto,
cho phép chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân ở các nước phát triển thực hiện dự án giảm
phát thải khí nhà kính ở các nước đang phát triển để nhận được “chứng chỉ giảm phát
thải” (viết tắt là CERs), đóng góp cho chỉ tiêu cam kết giảm phát thải của quốc gia đó.
Vì thế, cơ chế phát triển sạch (CDM) đã mang đến tiềm năng to lớn và mở ra những cơ
hội tốt cho việc giảm nhẹ vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển. Theo cơ chế
này, khí thải trở thành món hàng có giá trị đối với nhiều doanh nghiệp trên thế giới.
Việc hình thành thị trường buôn bán khí thải vừa giúp các nước phát triển thực hiện
cam kết giảm khí thải, vừa giúp các nước đang phát triển đạt mục tiêu phát triển bền
vững.
Đối với những nước phát triển, để giảm 1 tấn CO
2
mất khoảng 30 – 40 USD, trong khi
đó nếu bỏ ra một số tiền hỗ trợ các nước đang phát triển đổi mới công nghệ sản xuất
để giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính và mua quota khí thải từ những nước này
8
thì các nước phát triển chỉ mất khoảng 7,5 – 20 USD. Chính sự chênh lệch này đã hình
thành nên một thị trường mua bán chỉ tiêu khí phát thải.
Theo đó, các nước giàu sẽ bỏ tiền ra xử lý khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại các nước

đang phát triển và việc xử lý này sẽ được tính vào chỉ tiêu thực hiện của nước giàu.
Vậy thực hiện CDM vừa giúp các nước công nghiệp phát triển thực hiện cam kết giảm
khí thải và giúp các nước đang phát triển đạt mục tiêu phát triển bền vững.
Ngoài ra, CDM sẽ tạo ra những lợi ích kinh tế-xã hội như công ăn việc làm, cải thiện
thu nhập và phát triển kinh tế nông thôn.
Nếu tính cho từng nước chủ trì, số dự án được Ban chấp hành quốc tế CDM cho đăng
ký thực hiện và tổng đơn vị giảm phát thải CER dự kiến thu được hằng năm được thể
hiện trong hình 1.1 và hình 1.2. Có thể thấy bốn nước đứng đầu về số dự án được thực
hiện và số CER thu được hăng năm là Trung Quốc, chiếm 31,26 % số dự án, thu được
hơn 152 triệu CER/năm (56,37% tổng CER thu được); tiếp sau là Ấn Độ, chiếm
27,29% số dự án và thu được hơn 33 triệu CER/năm (12,34%); Bra-din chiếm 10,04%
số dự án và thu được hơn 19 triệu CER/năm (7,33%); Mê-hi-cô chiếm 7,66% số dự án
với hơn 8 triệu CER/năm (3,15%). Hàn Quốc tuy có số dự án ít hơn Mê-hi-cô nhưng
số CER thu được lai nhiều hơn, đạt gần 15 triệu CER/năm, chiếm 5,04% tổng CER thu
được hăng năm của dự ná CDM.
Tổng số CERs đã được Ban chấp hành CDM phát hành cho các nước chủ trì dự án
(tính đến 15/3/2009) là hơn 260 triệu đơn vị, trong đó Trung Quốc nhận được 42,74%;
Ấn Độ được 22,77%; Hàn Quốc được 14,02% và Bra-din được 11,25%. Việt Nam có
3 dự án được đăng ký, số CER nhận được chiếm 1,68%, tương đương khoảng 4,5 triệu
đơn vị (hình 1.3).
Số dự án CDM được đăng ký, tính theo nước chủ trì được trình bày trong hình 1.1.
Hình 1.1. Số dự án CDM được đăng ký, tính theo nước chủ trì
9
Số CER dự kiến thu được hàng năm, tính theo nước chủ trì được trình bày trong hình
1.2.
Hình 1.2. Số CER dự kiến thu được hàng năm, tính theo nước chủ trì
Số CER được phát hành cho nước chủ trì được trình bày trong hình 1.3.
Hình 1.3. Số CER được phát hành cho nước chủ trì.
0.2. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM)
0.2.1. Các lĩnh vực có thể hoạt động dự án CDM

0.2.1.1. Năng lượng
− Nâng cao hiệu quả năng lượng: thay thế các trạm, nhà máy điện, thu hồi nhiệt từ các
trạm/nhà máy điện, lắp đặt cơ sở phát năng lượng đồng hành.
− Chuyển đổi nhiên liệu.
− Đưa vào sử dụng năng lượng tái tạo: gió, mặt trời, thủy năng, sinh khối, sử dụng
thiết bị gia dụng có hiệu quả năng lượng.
10
0.2.1.2. Thu hồi metan
Thu hồi và sử dụng metan các bãi chôn chất thải, khai thác mỏ than và các hệ thống xử
lý nước thải.
0.2.1.3. Giao thông
− Giao thông công cộng.
− Đưa vào sử dụng các xe buýt công cộng.
− Đưa vào sử dụng các xe ô tô có mức phát thải CO
2
thấp.
0.2.1.4. Trồng mới và tái tạo rừng
− Trồng mới và tái trồng rừng thương mại.
− Trồng cây ở các cấp cộng đồng, xã.
0.2.1.5. Nông nghiệp
Giảm các mức phát thải CH
4
và N
2
O.
0.2.1.6. Các quy trình công nghiệp
− Công nghiệp xi măng.
− HFCs, PFCs, SF
6
.

0.2.2. Các giá trị của CDM
0.2.2.1. Những giá trị có thể mang lại cho những bên tham gia dự án ở nước chủ
nhà
− Cơ hội có được chuyển giao các công nghệ an toàn và hợp lý về mặt môi trường và
những lợi ích kinh tế như tiết kiệm năng lượng.
− Cơ hội phát triển nguồn nhân lực.
0.2.2.2. Những giá trị có thể mang lại cho những bên tham gia dự án ở các nước
đầu tư
− CDM đem lại những lợi ích dưới đây cho những bên tham gia dự án ở các nước đầu

− Cơ hội có được các đơn vị CER.
− Cơ hội tìm được những cơ hội đầu tư mới vào các nước chủ nhà.
− Cơ hội tạo ra thị trường cho các công nghệ cải tiến hợp lý về mặt môi trường.
11
0.2.2.3. Những giá trị có thể mang lại cho các nước chủ nhà
CDM đem lại những lợi ích dưới đây cho cho các nước chủ nhà:
− Đạt được phát triển bền vững nhanh ở khu vực dự án hoặc nước chủ nhà.
− “Các lợi ích bổ trợ” như kiểm soát ô nhiễm không khí và cải thiện hiệu quả năng
lượng từ các dự án giảm khí nhà kính.
− Tăng đầu tư nước ngoài.
− Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực.
− Góp phần vào mục tiêu cao nhất của Công ước biến đổi khí hậu.
0.2.2.4. Mang lại lợi ích cho những bên tham gia dự án ở các nước đầu tư
CDM đem lại những lợi ích dưới đây cho cho các nước đầu tư:
− Cơ hội có được các đơn vị CER.
− Cơ hội tăng cường mối quan hệ hữu nghị song phương bằng cách cung cấp viện trợ
để đạt được sự phát triển bền vững ở nước chủ nhà.
− Góp phần vào mục tiêu cao nhất của Công ước biến đổi khí hậu.
12
CHƯƠNG 1

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆN TRẠNG
MÔI TRUỜNG TẠI MỘT SỐ LĨNH VỰC CÓ TIỀM NĂNG CAO VỀ CDM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TẠI MỘT SỐ
LĨNH VỰC CÓ TIỀM NĂNG CAO VỀ CDM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
DƯƠNG
1.1.1. Tình hình sản xuất công nghiệp tỉnh Bình Dương
Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương được đưa ra tại hình 3.1.
Hình 3.4. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương
13
(1). Tình hình hoạt động sản xuất
Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư
nước ngoài với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt
Nam.
Sản xuất công nghiệp đã góp phần tạo ra việc làm cho người lao động. Số lao động
tham gia hoạt động công nghiệp tăng khá nhanh, chỉ trong vòng 5 năm số lao động
công nghiệp tăng tới 2,2 lần. Việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào sản xuất
công nghiệp đã tạo điều kiện làm gia tăng số lao động công nghiệp.
1). Các ngành nghề có giá trị sản xuất cao
Theo báo cáo của Cục thống kê tỉnh Bình Dương, trong những năm gần đây lĩnh vực
sản xuất công nghiệp chế biến của tỉnh chiếm tỉ trọng 99,1%. Trong đó một số ngành
có giá trị sản xuất tăng cao như:
− Sản xuất chế biến thực phẩm (chế biến tinh bột, chế biến nước uống trái cây các
loại, rượu bia nước giải khát, sản phẩm đóng hộp, mì ăn liền, chế biến thủy sản, chế
biến các mặt hàng nông sản) tăng 23%;
− Công nghiệp hóa chất là ngành đứng thứ hai với 3.344 tỷ đồng, chiếm 11,6% giá trị
sản xuất công nghiệp của Bình Dương. Công nghiệp hóa chất gồm sản xuất các ngành:
sản xuất hóa mỹ phẩm (sản phẩm vệ sinh cá nhân, kem đánh răng, đầu gội, nước xả
thơm….), dược phẩm, phân bón, hóa chất, dùng trong các ngành công nghiệp khác
(hóa chất sử dụng cho ngành in, nhựa, bao bì, dầu bóng sử dụng trong chế biến gỗ,

nông nghiệp như thuốc trừ sâu….), sản xuất giấy. Ngành này cũng có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển với hàng loạt sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu;
− Ngoài các sản phẩm chính trên tỉnh Bình Dương còn hàng loạt ngành công nghiệp
khác cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn
tỉnh. Trong số này, đáng chú ý là ngành dệt - may (hàng may mặc, túi xách, giày dép)
với nhiều thế mạnh về nguồn lao động, thị trường, ngành dệt-may phát triển mạnh mẽ,
nhất là trong các khu công nghiệp.
− Các nhóm ngành còn lại như phân phối điện – khí đốt – nước có tỷ trọng rất nhỏ.
Các mặt hàng này đều có xưởng sản xuất chế biến đóng trên địa bàn tỉnh và luôn dẫn
đầu trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Do đó các ngành trên được xem
là ngành mũi nhọn của Bình Dương với nhiều thế mạnh để phát triển như: nguồn
nguyên liệu phong phú (cho chế biến thực phẩm), thị trường tiêu thụ rộng, nguồn lao
động dồi dào và nhiều thuận lợi khác.
2). Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao
− Sản phẩm gỗ (925,2 triệu USD);
− Hàng dệt may (752,6 triệu USD);
− Hàng giày dép (712triệu USD);
− May mặc 512 triệu USD;
14
− Hàng thủ công mỹ nghệ (148,3 triệu USD);
− Lắp ráp, Điện tử 153 triệu USD;
− Gốm sứ 112,2 triệu USD;
− Mủ cao su 88 triệu USD;
− Chế biến thực phẩm 25 triệu USD.
3). Số lượng doanh nghiệp và các loại hình sản xuất của tỉnh Bình Dương
Theo Niên giám thống kê năm 2009, tỉnh Bình Dương có khỏang 2.198 đơn vị đa dạng
về các ngành nghề sản xuất kinh doanh. Dựa trên danh sách điều tra các ngành nghề,
qui mô công suất, có thể đưa ra danh sách thống kê qui mô và loại hình sản xuất như
sau:
Bảng 3.1. Danh sách các ngành nghề sản xuất tỉnh Bình Dương

STT Ngành nghề Số lượng đơn vị
01 Chế biến thực phẩm 58
02 Giết mổ gia súc 12
03 Chăn nuôi công nghiệp 10
04 Chế biến cao su 18
05 Chế biến gỗ 262
06 Sản xuất giấy 52
07 Hóa chất 96
08 Vật liệu xây dựng 75
09 Gốm sứ 40
10 Sản xuất gạch 43
11 Sản xuất thủy tinh 11
12 Sản xuất gang thép, gia công cơ khí 60
13 Sản xuất khác 164
14 Các loại hình kinh doanh khác 1298
Tổng cộng 2.198
15
Hình 3.5. Thống kê các loại ngành nghề kinh doanh sản xuất tỉnh Bình Dương
Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ các ngành nghề sản xuất ở tỉnh Bình Dương
Công nghiệp là khu vực kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ lệ cao của
tỉnh Bình Dương. Cơ cấu công nghiệp cò sự chuyển biến tích cực, ngoài các ngành
truyền thống có lợi thế như công nghiệp chế biến nông – lâm sản, vật liệu xây dựng,
gốm sứ, mỹ nghệ…, một số ngành công nghiệp mới du nhập vào tỉnh Bình Dương có
kỹ thuật hiện đại, giá trị lớn đang có xu thế tăng nhanh như hóa chất, cơ khí, thực
phẩm, hàng tiêu dùng cao cấp. Địa bàn phân bố công nghiệp chủ yếu tập trung ở phía
Nam của tỉnh.
Trong thời gian qua, công nghiệp khu vực phía Nam của tỉnh thật sự trở thành động
lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khu vực phía Bắc của tỉnh cũng đang từng bước chú
16
trọng đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút vốn đầu tư. Trình độ công nghệ của ngành công

nghiệp từng bước được nâng cao. Nhìn chung, công nghiệp là ngành kinh tế trọng yếu,
động lực của tỉnh.
(2). Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Tính đến 12/2010, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 28 KCN bao gồm cả các KCN
hiện hữu và các KCN vẫn đang trong tình trạng quy hoạch. Các KCN phần lớn tập
trung ở phía Nam Bình Dương như huyện Dĩ An, huyện Thuận An và thị xã Thủ Dầu
Một và rải rác ở các huyện Tân Uyên, Bến Cát và Phú Giáo.
1.1.2. Phát triển chăn nuôi tỉnh Bình Dương
Bình Dương có tỷ trọng nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 7% trong GDP và hàng năm
diện tích đất nông nghiệp chuyển sang công nghiệp dịch vụ và đô thị từ 2.000-6.000
ha, nhưng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp vẫn tăng bình quân 6%/năm và diện
tích đất nông nghiệp chiếm 70% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Tuy nhiên, lĩnh vực
chăn nuôi phát triển theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp: đối với gia
súc là 72%, gia cầm là 92% và tỷ lệ sử dụng giống mới đối với heo là 100%, bò là
80%, gia cầm là 95%. Các trang trại chăn nuôi tập trung và các doanh nghiệp chăn
nuôi vừa và lớn đang giữ vị trí rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển
nhanh theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững.
Các trang trại chăn nuôi chiếm tỷ lệ lớn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất sản
phẩm chăn nuôi hàng hóa. Hầu hết các trang trại được đầu tư đồng bộ, từ con giống,
chuồng trại, thức ăn, thú y và xử lý chất thải chăn nuôi với trang thiết bị hiện đại. Các
trang trại Bình Dương sử dụng mức lao động bình quân khoảng 4 người/ trang trại,
vốn đầu tư khoảng 440 triệu đồng/trang trại, tổng doanh thu bình quân của mỗi trang
trại 383 triệu đồng, thu nhập bình quân là 58 triệu đồng/trang trại. Hầu hết các chủ
trang trại là người hiểu biết kỹ thuật chăn nuôi, có kinh nghiệm chăn nuôi, am hiểu thị
trường, trực tiếp điều hành sản xuất. Đây là những nhân tố đã giúp cho mô hình trang
trại thành công hơn hộ gia đình.
Điều quan tâm nhất là con giống được đưa vào chăn nuôi chất lượng khá cao do các
chủ trang trại nhạy bén và quan tâm đầu tư chiều sâu từ con giống mới chất lượng cao.
Đến nay, 100% giống heo, 90% giống gà là giống mới, tỷ lệ Zebu (bò giống) đàn bò
đạt 80%. Riêng đàn bò sữa thông qua các chương trình dự án đã bình tuyển, hỗ trợ

giống đào tạo lực lượng thụ tinh nhân tạo, chất lượng bò sữa được cải thiện thích nghi
với điều kiện sinh thái của tỉnh, sản lượng sữa đạt 3.650kg/chu kỳ.
Một số cơ sở chăn nuôi có quy mô lớn, hiện đại như: Công ty thức ăn chăn nuôi Kim
Long có tổng đàn 11.976 con, trong đó nái sinh sản 1.007 con, còn lại là nái, đực hậu
bị; Công ty San Mugel Pure foods Việt Nam có tổng đàn 130.000 con heo, công ty
cũng tổ chức sản xuất, chế biến thức ăn gia súc, xây dựng lò giết mổ tập trung.

17
Kết hợp chế biến: Các hoạt động sản xuất, chế biến phục vụ chăn nuôi đã gắn liền với
người dân. Nhiều nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi mọc lên đáp ứng nhu cầu cho
chăn nuôi. Hiện toàn tỉnh có 41 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, không chỉ phục
vụ cho địa phương mà còn phục vụ cho các tỉnh lân cận. Riêng lĩnh vực công nghiệp
chế biến, tại Bình Dương đã có Công ty Dutch Lady Việt Nam thu mua toàn bộ sản
phẩm (sữa) của người chăn nuôi. Hiện nay, Công ty đã thành lập 2 trung tâm làm lạnh
trên địa bàn Bình Dương phục vụ thu mua sữa cho người dân. Công nghiệp chế biến
thịt cũng đã đạt đến mức hiện đại với nhà máy Legourmet công suất thiết kế 2.250 tấn
thịt heo xẻ/năm, thịt mảnh 1.785 tấn/năm Các nhà máy của Công ty TNHH chế biến
thực phẩm Tuyền Ký, Công ty TNHH chế biến thực phẩm Thanh Thủy, Hòa Trang
sử dụng nguyên liệu thịt heo, thịt bò chế biến thực phẩm khô, thực phẩm chín và thực
phẩm đóng hộp
1.1.3. Tình hình phát triển đô thị tỉnh Bình Dương
Hiện nay, Bình Dương có 03 thị xã và 08 thị trấn. Các đô thị phần lớn nằm ở vị trí đầu
mối giao thông trên các trục quốc lộ và tỉnh lộ như Đại lộ Bình Dương, ĐT743,
ĐT741…
1.1.4. Chất lượng nước thải của một số lĩnh vực có tiềm năng cao về CDM
(1). Kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt tại các khu dân cưu tập trung
Kết quả đo đạc chất lượng nước thải sinh hoạt KDC Bình Đường được trình bày trong
các bảng 3.7-3.10.
Bảng 3.2. Kết quả đo đạc chất lượng nước thải sinh hoạt KDC Bình Đường –
23/05/2008

TT Chỉ tiêu Đơn vị
Vị trí QCVN
14:2008/
Điểm thải
ngã tư
Đường số 5
và 6
Điểm thải
ngã tư
Đường số 1
và 9
Điểm thải
trước Công ty
Café Phước
Anh Daklak
1 pH - 6,87 7,21 7,03 5 - 9
2 BOD
5
mgO
2
/l 47 126 110 50
3 TSS mg/l 14 31 23 100
4 Tổng N mg/l 21,1 63,9 46,5 -
5 Coliform
MPN/
100ml
1,9 x 10
7
2,4 x 10
7

9,5 x 10
6
5.000
Nguồn: Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các mô hình phát triển các khu dân cư tập trung,
các khu và cụm công nghiệp thân thiện môi trường tại Bình Dương đến năm 2020”
Bảng 3.3. Kết quả đo đạc chất lượng nước thải sinh hoạt KDC Chánh Nghĩa –
30/09/2008
18
TT Chỉ tiêu Đơn vị Vị trí QCVN
Hố ga trước
tiệm vàng
Kim Thành
Hố ga trước
nhà F4
Hố ga trước
nhà bảo vệ Bộ
Công An
1 pH - 6,49 6,78 6,80 5 - 9
2 BOD
5
mgO
2
/l 29 230 88 50
3 TSS mg/l 44 78 77 100
4 Tổng N mg/l 28,64 36,6 43,1 -
5 Coliform
MPN/
100ml
1,6 x 10
6

2,6 x 10
6
2,1 x 10
6
5.000
Nguồn: Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các mô hình phát triển các khu dân cư tập trung,
các khu và cụm công nghiệp thân thiện môi trường tại Bình Dương đến năm 2020”
Bảng 3.4. Kết quả đo đạc chất lượng nước thải sinh hoạt KDC Thuận Giao –
23/05/2008
TT Chỉ tiêu Đơn vị
Vị trí QCVN
14:2008/
Điểm thải lô
D18 (đối
diện Lô 20)
Điểm thải lô
B6 (đối diện
lô B7 và A9)
Điểm thải lô
A16 (đối diện
lô A18)
1 pH - 6,94 7,03 6,58 5 - 9
2 BOD
5
mgO
2
/l 173 472 247 50
3 TSS mg/l 18 470 51 100
4 Tổng N mg/l 19,2 91 30 -
5 Coliform

MPN/
100ml
1,9 x 10
7
1,5 x 10
7
1,9 x 10
8
5.000
Nguồn: Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các mô hình phát triển các khu dân cư tập trung,
các khu và cụm công nghiệp thân thiện môi trường tại Bình Dương đến năm 2020”
Bảng 3.5. Kết quả đo đạc chất lượng nước thải sinh hoạt KDC Thuận Giao –
30/09/2008
TT Chỉ tiêu Đơn vị
Vị trí QCVN
14:2008/
Hố ga trước
lô B7, đối
diện nhà
A29/30
Hố ga trước
Lô B13 đối
diện Lô B11
và C11
Hố ga trước
Lô A16, đối
diện lô A15
và A18
1 pH - 6,42 6,52 6,41 5 - 9
2 BOD

5
mgO
2
/l 6 7 7 50
3 TSS mg/l 49 87 57 100
4 Tổng N mg/l 0,7 1,47 0,7 -
5 Coliform
MPN/
100ml
4,4 x 10
6
2,3 x 10
6
9,5 x 10
6
5.000
Nguồn: Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các mô hình phát triển các khu dân cư tập trung,
các khu và cụm công nghiệp thân thiện môi trường tại Bình Dương đến năm 2020”
19
Nhận xét chung:
Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các khu dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh
Bình Dương cho thấy: nước thải có các thành phần ô nhiễm khá cao, hầu hết các chỉ
tiêu đều vượt quy chuẩn từ 2-10 lần, đây là nguyên nhân ô nhiễm chính nguồn nước
mặt tại các khu dân cư tập trung.
(2). Kết quả quan trắc của Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) trong năm
2008 và năm 2009
Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) đã tiến hành lấy mẫu nước thải tại các cơ
sở có tiềm năng CDM cao, các mẫu nước thải chủ yếu được tiến hành lấy tại các hồ
chứa nước thải đầu vào hoặc các bể xử lý ở công đoạn đầu hoặc nước thải trực tiếp từ
các dây chuyền sản xuất. Kết quả lấy mẫu phân tích được trình bày trong bảng 3.11.

20
Bảng 3.6. Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vào tại một số cơ sở thuộc nhóm lĩnh vực có tiềm năng CDM cao
STT Tên doanh nghiệp KẾT QUẨ PHÂN TÍCH TÊN MẪU
Ngày lấy
mẫu
pH SS
(mg/l)
COD
(mg/l)
BOD
5
(mg/l)
T. N
(mg/l)
T. P
(mg/l)
1 Công ty TNHH Kumho
Tires Việt Nam - Xã Lai
Uyên, huyện Bến Cát
03-12-08
7,5 24 55 16 9,1 3,3 Nước thải trong hồ chứa
7,3 21 69 19 11,5 2,4 Nước thải trong hồ chứa
7,4 25 65 17 9,4 3,5 Nước thải trong hồ chứa
7,5 22 67 19 12,5 2,7 Nước thải trong hồ chứa
7,6 23 57 14 9,2 3,1 Nước thải trong hồ chứa
2 Nhà máy chế biến mủ cao
su Long Hòa - Công ty cao
su Dầu Tiếng, Xã Long
Hòa, huyện Dầu Tiếng
02-12-08

5,6 165 2.445 763 215,1 16,4
Nước thải trong hồ chứa chung
số 1
5,3 130 1.896 708 247,4 18,5
5,3 119 1.592 655 185,5 14,2
5,7 167 1.733 710 216,4 17,1
5,8 93 1.351 597 162,2 12,1
3 Nhà máy chế biến mủ cao
su Phú Bình - Công ty cao
su Dầu Tiếng, xã Long Hòa,
huyện Dầu Tiếng
02-12-08
5,8 333 1.032 712 197,3 21,1
Nước thải từ phân xưởng đánh
đông
6,1 192 1.988 280 139,2 15,1
Nước thải từ phân xưởng cán
rửa
6,4 89 2.421 457 136,0 16,0 Nước thải trong hồ xử lý chung
5,2 187 1.735 698 234,1 18,3
5,3 172 1.644 721 207,2 19,1
4 Nhà máy chế biến mủ cao 5,7 29 487 172 133,0 21,1 Nước thải khu vực mủ ly tâm
5,1 102 1.135 632 198,2 17,2 Nước thải khu vực đánh đông
21
STT Tên doanh nghiệp KẾT QUẨ PHÂN TÍCH TÊN MẪU
Ngày lấy
mẫu
pH SS
(mg/l)
COD

(mg/l)
BOD
5
(mg/l)
T. N
(mg/l)
T. P
(mg/l)
su Bến Súc - Công ty cao su
Dầu Tiếng, xã Thanh
Tuyền, huyện Dầu Tiếng
02-12-08
5,1 368 1.188 398 162,1 24,0 Nước thải trong mương gạn mủ
5,1 155 1.783 680 185,2 17,5 nước thải trong hồ xử lý chung
5,1 148 1.821 705 173,1 17,1 nước thải trong hồ xử lý chung
5 Nhà máy chế biến mủ cao
su Cua Paris - Công ty cao
su Phước Hòa. Xã Tân
Bình, huyện Tân Uyên
04-12-08
5,9 528 1.324 459 142,1 11,2 Nước thải trong dòng chảy dẫn
vào hồ xử lý
5,7 687 1.388 510 154,1 15,2
5,4 432 897 248 122,3 9,2
5,2 768 1.579 613 196,0 18,1 Nước thải trong hồ xử lý chung
5,3 749 1.426 624 210,1 17,1 Nước thải trong hồ xử lý chung
6 Nhà máy chế biến mủ cao
su Bố Lá - Công ty cao su
Phước Hòa, xã Phước Hòa,
huyện Phú Giáo

04-12-08
6,8 612 1.536 351 65,4 1,7 Nước thải vào hồ xử lý chung
6,8 578 1.442 364 60,4 1,7 Nước thải vào hồ xử lý chung
6,1 827 3.684 2.100 69,9 1,6
Nước thải khu vực mủ kem dẫn
vào hồ xử lý
6,5 520 1.722 658 41,5 1,5 Nước thải trong khu vực NM

chế biến
6,6 321 1.217 512 69,9 1,6
7 Công ty TNHH Thiện Hưng
xã Tân Hiệp, huyện Phú
Giáo
05-12-08
5,5 848 2,862 1,633 20,7 5,1
Nước thải vào hồ xử lý NT mủ
ly tâm
5,9 652 1.852 1.128 19,0 3,1
5,8 348 4.147 2.432 29,2 3,2 Nước thải vào hồ xử lý NT mủ
đánh đông
6,1 307 2.153 1.257 25,0 1,3
6,5 249 1.847 1.206 22,0 1,8
22
STT Tên doanh nghiệp KẾT QUẨ PHÂN TÍCH TÊN MẪU
Ngày lấy
mẫu
pH SS
(mg/l)
COD
(mg/l)

BOD
5
(mg/l)
T. N
(mg/l)
T. P
(mg/l)
8 Công ty TNHH.XNK lương
thực Bình Dương, xã Hiếu
Liêm, huyện Tân Uyên
11-12-08
4,2 1.436
17.28
4
4.210 71,6 1,5
Nước thải từ ống dẫn vào hồ
điều hòa
4,3 1.564
16.42
6
4.130 87,2 2,2
Nước thải từ ống dẫn vào hồ
điều hòa
4,1 1.427
16.89
7
3.980 71,2 1,7
4,2 1.551
17.13
3

4.510 65,3 2,7
4,2 1.612
16.97
5
4.100 92,6 1,4
9 Công ty TNHH tinh bột
Sunchung
Ấp 1B, An Phú, Thuận An
05-12-08
5,1 46 130 79 24,2 1,7
Nước thải trong dòng chảy 1
vào hồ
5,7 42 248 184 40,3 1,2
Nước thải trong dòng chảy 2
vào hồ
5,4 44 157 122 32,2 1,2 Nước thải trong hồ xử lý chung
5,4 47 171 113 35,1 1,1
5,4 43 169 126 31,4 1,2
10 Công ty PEPSI Co - Chi
nhánh Bình Dương, Tân
Vĩnh Hiệp, Tân Uyên, Bình
Dương
22-04-09 5,6 138 1.946 760 3,3 27,3 Nước thải từ ống dẫn vào hồ
điều hòa
5,4 130 1.957 751 3,1 29,8
5,2 142 1.948 758 3,1 29,0
11 Công ty TNHH Red Bull
(Việt Nam), Xa lộ Hà Nội, 08-12-08
6,6 5 41 11 5,8 0,3 Nước thải tử khu vực tẩy rửa
23

STT Tên doanh nghiệp KẾT QUẨ PHÂN TÍCH TÊN MẪU
Ngày lấy
mẫu
pH SS
(mg/l)
COD
(mg/l)
BOD
5
(mg/l)
T. N
(mg/l)
T. P
(mg/l)
4,2 10 782 320 50,2 3,1 Nước thải cống 1
4,3 123 12.55
0
7.210 70,0 42,1 Nước thải cống 1
5,8 15 144 54 19,3 2,0 Nước thải cống 2
8,5 123 2.872 1.520 253,4 43,1 Nước thải trong hồ hiếu khi 1
12 Công ty CP Bia Sài Gòn
Bình Tây, Lô B2/41-57
KCN Tân Đông Hiệp B
X.Tân Đông Hiệp, H.Dĩ An,
Bình Dương
08-12-08
9,1 2.420
11.47
0
7.250 21,7 14,0

Nước thải vào hồ điều hòa
8,9 1.850 7.430 4.320 18,1 11,8 Nước thải vào hồ điều hòa
8,8 2.160 9.760 6.350 19,5 8,4 Nước thải vào hồ điều hòa
8,9 2.050
10.67
0
6.780 17,2 12,0
Nước thải vào hồ điều hòa
9,9 321 1.690 1.490 8,7 5,2
Nước thải trong hồ lắng - điều
hòa
13 Công ty TNHH San Miguel
Pure Food, xã Lai Hưng,
huyện Bến Cát
03-12-09
6,6 8.430 11.34
5
6.570 928,3 26,3 Nước thải vào hồ xử lý
6,8 8.120 10.07
8
6.215 875,1 24,4
6,7 2.548 9.413 5.863 817,3 21,6
6,7 1.880 8.509 5.185 130,1 5,2
6,6 1.917 7.993 4.916 659,1 19,3
14 Công ty TNHH Chăn nuôi
Hanpork, xã Long Nguyên,
huyện Bến Cát
05-12-08
6,9 2.840 4.110 2.637 235,1 12,3
6,8 9.464 9.830 5.672 991,6 21,2

24
STT Tên doanh nghiệp KẾT QUẨ PHÂN TÍCH TÊN MẪU
Ngày lấy
mẫu
pH SS
(mg/l)
COD
(mg/l)
BOD
5
(mg/l)
T. N
(mg/l)
T. P
(mg/l)
Nước thải vào hồ xử lý
6,9 9.250 9.942 5.798 1.326,4 25,5
6,8 7.350 8.514 4.832 967,5 19,7
6,8 12.73
7
10.54
3
6.325 1.364,7 22,9
15 Trại chăn nuôi heo Bàu
Bàng
Công ty TNHH Kim Long,
xã Lai Uyên, huyện Bến Cát
03-12-08
7,1 12.63
5

9.768 5.489 814,8 23,4 Nước thải vào hồ xử lý
7,1 10.14
2
11.03
5
6.812 923,1 22,5
7,0 7.208 8.179 4.315 677,8 19,0
6,9 3.120 5.760 3.156 469,2 14,5
7,0 1.427 1.659 1.211 132,5 6,2
16 Trại chăn nuôi heo Vĩnh
Tân – Công ty TNHH Kim
Long,
xã Vĩnh Tân, huyện Tân
Uyên
03-12-08
6,9 14.26
9
10.16
5
6.128 1.067,1 23,6 Nước thải vào hồ xử lý
6,9 9.672 9.320 5.497 982,4 22,2
7,0 6.210 7.427 4.184 835,8 18,4
7,1 3.528 6.083 3.762 742,6 15,7
7,0 1.046 4.166 2.574 459,0 9,1
17 NM.XLNT KCN VSIP I
Bình Hòa, Thuận An, Bình
Dương
11-12-08
7,0 45 512 241 5,0 1,8
6,9 34 1.147 515 7,3 1,7

6,7 21 1.321 537 14,4 3,9
6,6 56 1.643 634 21,2 5,4
25

×