Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH


Võ Thị Mỹ Hạnh


NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT
LÊ LỰU



Chuyên ngành : Lí luận Văn học
Mã số : 60 22 32


LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHÙNG QUÍ NHÂM




Thành phố Hồ Chí Minh – 2008

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH





Võ Thị Mỹ Hạnh



NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT
LÊ LỰU





LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC








Thành phố Hồ Chí Minh – 2008


LỜI CẢM ƠN



Đề tài này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ
tận tình của PGS.TS Phùng Quí Nhâm cùng sự đóng góp ý kiến
của các Giáo sư – Tiến sĩ phản biện, các bạn đồng nghiệp.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quí báu đó.
Dù đã hết sức cố gắng, nhưng vì khả năng và thời gian
có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong
nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của các Giáo sư –
Tiến sĩ và các bạn đồng nghiệp.

Người thực hiện
Võ Thị Mỹ Hạnh


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Văn học Việt Nam từ buổi sơ khai đến nay đã trải qua nhiều thời
kì. Mỗi thời kì đều để lại dấu ấn riêng với những tác giả tác phẩm sống mãi
trong lòng bao thế hệ độc giả. Hòa trong công cuộc đổi mới đất nước, văn học
sau 1975 cũng đổi mới tư duy nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tiểu thuyết.
Nếu như nền văn học cách mạng của ta trong suốt ba mươi năm
(1954-1975)
đã khơi dậy và phát triển cao độ ý thức cộng đồng dân tộc mà cốt lõi là tinh
thần yêu nước, tinh thần dân tộc, và ý thức giai cấp thì sau 1975; khi đất nước
hòa bình, cuộc sống đã trở lại với qui luật bình thường, con người lại trở về
với muôn mặt của đời sống thường nhật, phải đối diện với bao nhiêu vấn đề
trong một giai đoạn c
ó nhiều biến động, đổi thay đã thức tỉnh ý thức cá nhân;
đòi hỏi phải có sự quan tâm đến từng con người, từng số phận, văn học phải
đáp ứng nhu cầu đó. Do vậy, tiểu thuyết thời kì đổi mới có những chuyển biến
phong phú, đa dạng, làm nóng lại không khí có phần lặng lẽ của tiểu thuyết

giai đoạn trước. Con đư
ờng đổi mới này dẫu còn nhiều thử thách, dẫu chưa
thật hoàn thiện nhưng chúng ta thấy cũng đã phần nào định hình.Trên con
đường ấy, có thể nói, Lê Lựu là một trong những tác giả đặt những bước chân
đầu tiên để lại dấu ấn sau đậm trong lòng người đọc với Thời xa vắng, tiểu
thuyết đoạt g
iải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam. Tác phẩm đã gây được
tiếng vang, thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu văn học về việc đổi
mới tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết. Độc giả đã biết đến Lê Lựu từ trước
“Thời xa vắng” với những truyện ngắn làm rung động lòng người như: Trong
làng nhỏ, Người cầm súng, Chuyện kể từ đêm trước, Người về đồng cói, Quê
hương người lính… và quyển tiểu t
huyết đầu tiên: Mở rừng. Nhưng phải đến
Thời xa vắng thì Lê Lựu mới thật sự trở thành một hiện tượng. Người ta thấy
khắp nơi diễn đàn về “Thời xa vắng”. Anh chàng nhà quê Giang Minh Sài của
nhà văn đi vào tận các ngõ ngách của cuộc sống, hắn vượt cả biên giới, ra

khỏi địa phận nước Việt. Có thể nói Lê Lựu đã thành công vang dội. Sau
thành công ấy, ông vẫn miệt mài lao động và những đứa con tinh thần của ông
lại lần lượt ra đời như : Đại tá không biết đùa (1989), Chuyện làng Cuội
(1991), Sóng ở đáy sông (1995), Chuyện hai nhà (2000). Tất nhiên, không
phải những tác phẩm của ông đều thành công, đều là những đỉnh cao của văn
học nhưng không thể phủ nhận rằng sáng tá
c của ông đều thể hiện tinh thần
miệt mài lao động, sự nghiêm túc của nhà văn trên con đường tìm tòi, sáng
tạo hướng đi mới cho tiểu thuyết. Trong từng tác phẩm ông đã thể hiện sự đổi
mới của mình ở nhiều góc độ. Chính sự đổi mới ấy đã góp phần đem đến cho
văn học những hình tượng mới lạ về người lính trong chiến tranh, người lính
trong đời thường và những hiện tượng nóng bỏng đang đư
ợc quan tâm trong

xã hội.
Trong quá trình lao động miệt mài, nghiêm túc, Lê Lựu đã khẳng định
mình ở nhiều thể loại như : tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, tạp văn… Thành
quả nghệ thuật của ông được khẳng định trong một loạt giải thưởng như: giải
nhì hội thi truyện ngắn báo Văn Nghệ 1967-1968 (không có giải nhất) với
truyện ngắn Ngươi cầm súng, giải A cuộc thi viết về thương bi
nh của Hội nhà
văn, Bộ thương binh với truyện Người về đồng cói. Đặc biệt với giải thưởng
của Hội nhà văn dành cho Thời xa vắng, đã có hàng loạt bài phát biểu về tiểu
thuyết của ông. Có thể nói Lê Lựu đã trở thành cây bút của văn chương
đương đại được nhiều nhà nghiên cứu qua
n tâm. Vậy cái gì đã tạo nên sự
thành công cho Lê Lựu? Có rất nhiều yếu tố, trong đó theo tôi không thể
không kể đến nghệ thuật xây dựng tác phẩm của tác giả mà cụ thể là nghệ
thuật trần thuật của ông. Tuy nhiên, ở góc độ thi pháp thì chưa có công trình
nghiên cứu một cách hệ thống tác phẩm của ông mà chỉ khai thác ở vài khía
cạnh trong các bài viết tản mác.
Nhìn chung, sáng tác của Lê Lựu không phải tất cả đều là đỉnh cao, là
kiệt tác nhưng nó c
ó sức hấp dẫn riêng làm cho người đọc đã chạm vào rồi thì

khó mà dứt ra được hay nói như Trần Đăng Khoa “Lê Lựu biết cuốn hút
người đời bằng một thứ văn không nhạt. Ngay cả những truyện xoàng xoàng,
người đọc vẫn thu lượm được một cái gì đấy, có khi là một chi tiết, một đoạn
tả cảnh hoặc một nét phác họa tính cách nhân vật” [51,tr.80]. Lê Lựu có một
vị trí khá quan trọng trong thời kì đổi mới văn học, tác phẩm của ông xứng
đáng được nghiên cứu riêng biệt trong một công trình. Vì vậy, trong l
uận văn
này, chúng tôi sẽ vận dụng một số kiến thức về Lí luận văn học và văn học
thời kì đổi mới mà bản thân lĩnh hội được trong quá trình học tập để tìm hiểu,

sắp xếp, hệ thống các vấn đề có liên quan đến nghệ thuật xây dựng tiểu
thuyết của Lê Lựu mong chỉ ra được một số nét nổi bật
trong phong cách trần
thuật của nhà văn nhằm góp phần vào việc nghiên cứu tác phẩm của ông một
cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn. Hy vọng rằng,với luận văn này, chúng tôi có
thể đóng góp một phần nhỏ trong công trình nghiên cứu chung về Lê Lựu để
thấy được đóng góp của nhà văn đối với văn học dân tộc trong quá trình đổi
mới tiểu thuyết cũng như góp phần nhìn nhận vị trí của nhà văn trong văn học
đư
ơng đại.

2. Giới hạn đề tài:
Lê Lựu có vị trí khá vững chắc trong lòng bạn đọc bởi qúa trình
sáng tác tương đối dày với hàng loạt tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau
trong nhiều giai đoạn khác nhau, ở những chủ đề khác nhau. Nhưng do hạn
chế về mặt thời gian cũng như khả năng nghiên cứu nên người viết chỉ tập
trung khảo sát các
tiểu thuyết:
- Mở rừng (1975)
- Ranh giới (1979)

- Thời xa vắng (1986)
- Đại tá không biết đùa (1989)
- Chuyện làng Cuội (1991)
- Sóng ở đáy sông (1995)
- Hai nhà (2000)
3. Lịch sử vấn đề:
3.1 Phần mở đầu:
Cái tên Lê Lựu đã không còn xa lạ với độc giả. Ông là nhà văn sáng
tác ở nhiều thể loại và khá thành công. Là nhà văn mang đặc chất quê nhưng

kì thực vốn sống của ông vô cùng phong phú với kho tàng là sự trải đời lọc
lõi. Ông thuộc lớp nhà văn quân đội, ra đời và trưởng thành trong thời kì
chống Mĩ cứu nước. Người đọc biết đến tên Lê Lựu với tác phẩm trình làn
g
Tết làng mụa (1964). Sau đó là các truyện ngắn: Người cầm súng, Phía mặt
trời, Chuyện kể từ đêm trước… và đến Người về đồng cói thì ông đã thật sự
tạo được dấu ấn trong lòng độc giả. Đây cũng là tác phẩm đoạt giải trong cuộc
thi viết về thương binh của Hội nhà văn và Bộ thương binh. Hơi hướng tiểu
thuyết đã xuất hiện trong những t
ruyện ngắn của ông như dự báo một thành
công xa hơn nữa và mọi người vẫn khắc khoải mong chờ một tiếng vang, một
bước nhảy xa hơn nữa ở Lê Lựu. Không phụ lòng độc giả, quyển tiểu thuyết
đầu tiên của ông ra đời, đó là Mở rừng (1975). Đây là quyển tiểu thuyết đề tài
chiến tranh có thể nói là khá thà
nh công. Tác giả xây dựng hình ảnh một cuộc
chiến oai hùng nhưng cũng không kém phần bi thảm của các chiến sĩ Trường
Sơn. Tác phẩm đã phần nào tạo được dấu ấn riêng, mới mẻ. Trong thời điểm
bấy giờ, Mở rừng ra đời thể hiện một cách nhìn nhận hiện thực có phần
mạnh dạn của nhà văn so với xu thế thời đại là sự náo nức của lòng người

trước chiến thắng vang dội 1975. Tuy nhiên để có được Lê Lựu trong lòng
người đọc lúc bấy giờ và cho đến mai sau thì phải nói đến Thời xa vắng. Nó là
đứa con ngoan của nhà văn. Đứa con này đã đem đến nét mới mẻ thật sự đã
được nhen nhuốm từ Mở rừng. Cái Thời xa vắng rất gần ấy đã làm xôn xao dư
luận. Ở đâu cũng nghe thời xa vắng, ở đâu
cũng thấy Giang Minh Sài, thậm
chí Lê Lựu còn được gọi là cu Sài!
Lê Lựu thuộc kiểu nhà văn viết bền. Sau thành công của Thời xa vắng
ông không dừng lại, tự mãn mà vẫn đi tiếp con đường mình đã mở dù cho khá
chông gai, chông gai như bước chân của những chiến sĩ mở đường Trường

Sơn. Họ vẫn đi vì ngày mai tươi sáng. Lê Lựu cũng có niền tin ấy, lòng dũng
cảm ấy, ông cũng là người lính m
à! Ông bền chí ơ công việc thay đổi cách
viết tiểu thuyết của mình. Vì vậy, Đại tá không biết đùa, Chuyện làng Cuội,
Sóng ở đáy sông, Hai nhà tiếp tục ra đời. Tất nhiên không phải tất cả đều
thành công nhưng mỗi tác phẩm đều có một nét riêng đáng cho ta quan tâm.
Cho đến nay, trong mấy mươi năm sáng tác, Lê Lựu đã có một khối lượng tác
phẩm đáng trân trọng.
3.2 Những ý kiến xung quanh nghệ thuật trần thuật trong tiểu
thuyết Lê Lựu:
Tiểu t
huyết Lê Lựu gắn liền với quá trình đổi mới tiểu thuyết của văn
học Việt Nam. Nó đem đến cho người đọc những ấn tượng mới mẽ về một
phong cách nghệ thuật riêng biệt của nhà văn quân đội Lê Lựu. Tùy vào cảm
hứng tiếp cận, mục đích và phạm
vi khai thác vấn đề, các nhà nghiên cứu đã
đề cập tới một số khía cạnh nổi bật về nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết
của ông với mức độ đậm nhạt, nhiều ít khác nhau. Một trong những nét nổi
trội trong lối tự sự của Lê Lựu được các nhà nghiên cứu quan tâm, đề cập tới
là lối hành văn tự nhiên của ông và sự cách tân, tìm tòi cái mới trong cách
thức trần thuật. Trong từng tác phẩm khác nhau, ở nhiều góc độ khác các nhà
nghiên cứu đều thống nhất với nhau rằng Lê Lựu luôn có cách tân trong trần
thuật, luôn làm mới tiểu thuyết của m
ình. Ông không bao giờ bằng lòng với

lối mòn cũ. Ở mỗi tiểu thuyết của ông người đọc đều có thể nhìn thấy sự cách
tân của nhà văn đặc biệt là sự đổi mới hình tượng người trần thuật, kết cấu lời
văn trần thuật. Nói như Ngô Thảo: “Hầu như anh không vừa lòng với bất cứ
bề mặt phẳng phiu, một kết cấu quen thuộc nào. Anh dẫn người đọc đi từ xa
tới gần từ gần lại bật ra xa, đang chuyện hôm nay bỗng quay bật về qúa khứ,

đang từ tuyến trước sang chuyện t
uyến sau, từ phía trong ra phía ngoài, từ nội
tâm trực tiếp qua lời người kể của người khác…” [102,tr. 215]. Văn của ông
không phải là kiểu văn dễ dãi quen thuộc, đọc qua một lần là có thể hiểu hết
các tầng ý nghĩa. Với mỗi lần tiếp xúc tác phẩm là một lần người đọc tìm
thêm một vấn đề nà
o đó. Những vấn đề đó được nhà văn giấu kín trong lời
văn của mình mà nói như Trần Đăng Khoa thì đó là “thứ văn không nhạt”,
ông nhận xét : “Lê Lựu biết cuốn hút người đời bằng một thứ văn không nhạt.
Ngay cả những truyện xoàng xoàng người đọc vẫn thu lượm được một cái gì
đấy , có khi là một chi tiết, một đoạn tả cảnh hoặc một nét phác họa tính cách
nhâ
n vật.” [51, tr.80]. Cùng suy nghĩ với Trần Đăng Khoa, Đinh Quang Tốn
cũng cho rằng văn của “anh chàng nhà quê” có một sức hút vô hình bằng lời
văn mang phong cách riêng: “Văn anh không rành rẽ, không mạch lạc nhưng
có chất nhựa gì đấy ở bên trong. Nhiều khi cả đoạn cả trang cứ thùng thình
mà người đọc vẫn thấy thích, không ai chê vì người ta biết đấy là văn tự
nhiê
n của riêng anh, chứ không phải anh làm văn mà chê anh về văn phạm”
[93, tr.17]. Chính chất văn tự nhiên ấy đã đem đến cho chúng ta những trang
viết đặc sắc về những cảnh sinh hoạt của nông thôn miền Bắc; về hình ảnh
người lính trong chiến tranh, người lính trong thời bình. Nhìn nhận tiểu thuyết
thuyết Lê Lựu ở góc độ trần thuật, nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến lại chú ý
đến câu văn, ông đặc biệt hứng thú với kiểu đặt câu của Lê Lựu, t
hừa nhận sự
thành công trong nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết không dừng lại ở lời văn
mạch lạc. Cũng như Đinh Quang Tốn, ông cho rằng Lê Lựu có văn phong
riêng : “Trong Thời xa vắng câu văn lùa thùa có khi mềm và rối như bún
nhưng lại rất được. Câu văn Lê Lựu là một sự thách đố với cách đặt câu quá


mạch lạc, gẫy gọn do sự thấm nhuần ngữ pháp của một ngôn ngữ phương Tây
tạo ra“ [35, tr.119]. Cũng nhận xét về nghệ thuật trần thuật, La Khắc Hòa
quan tâm đến người trần thuật : “Người trần thuật kể lại câu chuyện về cuộc
đời Giang Minh Sài không phải là để người đọc có dịp được suy ngẫm, mà là
để nó được nói thật to những điều hình như nó đã ngẫm n
ghĩ xong xuôi. Cho
nên chỗ nào nó cũng lắm lời, lời kể của nó đã lùa thùa, dài dòng mà cái luận
đề thì lộ rất rõ. Đã thế tác phẩm lại cố gò để kết thúc có hậu {…}. Nguyên tắc
trần thuật sử thi cũng để lại dấu ấn ở mối quan hệ giữa người kể chuyện và
người đọc trong Thời xa vắng. Nhưng đặt bên cạnh những tác phẩm cùng
thời, tiểu thuyết của Lê Lựu đúng là bước ngoặt của tiếng trình đổi mới văn
xuôi nghệ thuật” {95, t
r.66}. Ngô Thảo cũng thừa nhận sự tìm tòi sáng tạo lời
văn trần thuật của Lê Lựu là một công việc cần được khích lệ: “Cũng sẽ buồn
cười và lố bịch nữa khi khuyên Lê Lựu chọn cách viết chân mộc cổ điển. Chỉ
có thể nghĩ là anh hiểu biết đầy đủ đối tượng khi điều anh muốn nói là tâm

đắc, sáng tỏ thì anh sẽ có được cách thể hiện thích hợp, dù hoa mỹ bay bướm
một chút hay mộc mạc thật thà cũng không quan trọng gì” {102, tr.217}.
Nhận xét về kiểu kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu, Trần Đăng Khoa
cũng chú ý tới kiểu kết cấu truyện lồng trong truyện trong tiểu thuyết Mở
rừng. Ông cho rằng: “Đấy là cuốn tiểu thuyết viết trực tiếp về chiến tranh với
cái nhìn không đơn giản và ở thời điểm đó, đã có thể coi là mạnh dạn. Lê Lựu
đề cập đến số phận của một lớp ngươì trong chiến tranh. Oai hùng và bi

thảm. Giản đơn và phức tạp. Mỗi người là một cách rừng âm u rậm rịt, phải tự
mở lấy lối mà đi. Chẳng ai giống ai, bằng những con đường riêng, những số
phận riêng,
họ đã đến với cuộc chiến tranh bi tráng“{51,tr.83}. Nhiều nhà
nghiên cứu thống nhất ý kiến rằng Thời xa vắng là câu chuyện về cuộc đời

Giang Minh Sài nhưng mở ra rất nhiều vấn đề, tạo nên tính nhiều tầng bậc
cho câu chuyện. Người đọc có thể tìm thấy ở đó từ những vấn đề lớn lao đến
những vấn đề vụn vặt trong đời sống. Nguyễn Bích Thu viết : “Có lẽ to
chuyện qúa chăng? Nhưng Thời xa vắng là những trang bi kịch về sự hôn

phối đó, sự xen cài vào nhau đó: chiến tranh rồi hòa bình, nông thôn ra thành
phố, “nhà quê” và “kẻ chợ”… Không phải người viết đưa hai mảng ngẫu
nhiên bập vào nhau, cho tồn tại bên nhau, mà gắn nối cài xen với nhau như là
sự tiếp tục và phát triển tự nhiên của lịch sử” [96].
Một đặc điểm nổi bật khác cũng được chú ý trong tiểu thuyết Lê Lựu
là chất giọng giễu nhại. Các nhà nghiên cứu đều nhìn nhận sự thành công của
nhà văn khi sử dụng c
hất giọng trầm tĩnh và chất giọng giễu nhại để phản ánh
hiện thực. Nhận xét về một trong những yếu tố đem đến thành công cho Lê
Lựu trong Thời xa vắng, nhà nghiên cứu Thiếu Mai cho rằng : “Cách nhìn
thấu đáo của anh, tấm lòng thiết tha của anh đã thể hiện đầy đủ ở giọng văn,
một giọng văn trầm tĩnh vừa giữ đư
ợc vẻ đầm ấm chân tình, vừa khách quan
không thêm bớt tô vẻ, đặc biệt không cay cú, chính giọng văn như vậy đã góp
phần đáng kể vào sức thuyết phục hấp dẫn của tác phẩm” [65]. La Khắc Hòa
thì cho rằng: “Thời xa vắng của Lê Lựu là một tiểu thuyết giễu nhại độc đáo.
Nó không cần sử dụng những thủ pháp lạ hóa quen thuộc như phóng đại hay
vật hóa hình ảnh c
on người để làm nổ ra tiếng cười. Nó chỉ đơn giản thuật lại
những chuyện “thật như đùa” mà đã có thể tạo ra được một hình tượng giễu
nhại. Nhờ thế lời văn của Thời xa vắng khi thì như bông đùa, lúc lại xót xa,
chì chiết nhưng giễu nhại bao giờ cũng là giọng chủ đạo của nó”. {96, tr.66-
67}. Cũng đề cập tới giọng trần t
huật, Đỗ Tất Thắng nhận xét về thái độ của
nhà văn trong Thời xa vắng: “Lê Lựu phê phán một thời đã qua, mổ xẻ nó

nhưng không hề oán trách, không cay nghiệt, không nổi khùng. Anh phê phán
những dư luận, hoàn cảnh làng xã những năm sáu mươi đã tạo nên tính cách
Giang Minh Sài, đã làm khổ cuộc đời Sài mấy chục năm trời, nhưng anh
không hề bôi bác, chê bai những người nông dân. Trong Thời xa vắng anh đã
viết những trang nồng ấm
tình người về người nông dân chân lắm tay bùn,
một nắng hai sương. Ngòi bút Lê Lựu viết về nông thôn thật là nhân hậu”
{102}.

Nhìn nhận đóng góp của Lê Lựu về mảng tiểu thuyết lẫn truyện ngắn,
Đinh Quang Tốn cho là “Lê Lựu viết đều cả truyện ngắn và tiểu thuyết và cả
hai thể loại anh đều thành công, nhưng thành công hơn vẫn là tiểu thuyết. Đê
tài hậu phương nông thôn miền Bắc trong chiến tranh chống Mỹ có nhiều
người viết, nhưng Lê Lựu là người viết thành công hơn cả. Hình ảnh anh nông
dân mặc áo lính trở thàn
h viên chức ở thành thị cũng có nhuững nhà văn đề
cập đến, nhưng Lê Lựu đã thành công hơn. Có lẽ đó là hai thành công tiêu
biểu nhất của Lê Lựu” [93, tr.22].
Tiểu thuyết của Lê Lựu còn được nhìn nhận ở những góc độ khác
Nguyễn Bích Thu nhận xét về việc khai thác đề tài trong tiểu thuyết Lê Lựu
và khẳng định tính tích cực trong việc đề cập đến hạnh phúc con người: “Tiểu
thuyết đã không ngần ngại miêu tả sắc dục, t
ình yêu nhục thể là một lĩnh vực
rất riêng của mỗi cá nhân. Miêu tả những con người tự nhiên, khai thác yếu tố
tích cực của con người tự nhiên cũng là một khía cạnh nhân bản của văn học
( {…} Hai nhà của Lê Lựu)” [96, tr.231]. Nguyễn Trường Lịch khẳng định
thành công của Lê Lựu trong tiểu thuyết Thời xa vắng ở việc khai thác những
xung đột của trái tim con người: “ Có thể khẳng định nét đổi mới ở Thời xa
vắng là tác giả không hướng ngòi bút
mình mô tả các sự kiện lịch sử xã hội

bên ngoài theo thời gian tự sự chốn chiến trường máu lửa như một số tác
phẩm cùng thời và cả trước đó mà đi sâu khai thác những xung đột đầy kịch
tính của trái tim con người trong bối cảnh giã từ chiến tranh về hậu phương
thời hòa bì
nh”.
Từ những bài nghiên cứu về tiểu thuyết Lê Lựu đã mở ra cho người
viết hứng thú tìm hiểu vấn đề này. Học tập, kế thừa những bài viết có liên
quan đến sáng tác của Lê Lựu, chúng tôi muốn đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật
trần thuật trong tiểu thuyết của ông và phát triển nó thành bài nghiên cứu khoa
học trong luận văn này.
4. Phương pháp nghiên cứu:

4.1 Phương pháp hệ thống:

Một trong những phương pháp bao trùm mà thi pháp học rất quan tâm là
phương pháp hệ thống. Vì vậy trong luận văn, chúng tôi sử dụng phương pháp
nghiên cứu này. Khi áp dụng phương pháp này vào nghiên cứu nghệ thuật trần thuật
trong tiểu thuyết Lê Lựu yêu cầu phải đặt từng yếu tố của nghệ thuật trần thuật trong
tiểu thuyết của ông vào hệ thống nghệ thuật trần thuật nói chung, trong tiến trình
chung của văn học dân tộc; phân tích những mối quan hệ giữa các yếu tố với
nhau
đồng thời đặt nó vào trong giai đoạn đổi mới văn học và trên tiến tình phát triển của
thể loại tự sự của văn học dân tộc.
4.2 Phương pháp phân tích :
Trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi có sử dụng một số
dẫn chứng để minh họa cho lập luận của mình. Do đó, phương pháp phân tích
được vận dụng để trình bày cặn kẽ vấn đề hoặc bình giá các vấn đề cụ thể
trong luận văn.
4.3 Phương
pháp thống kê:

Trong chừng mực nhất định của quá trình nghiên cứu, chúng tôi
sử dụng phương pháp thống kê xem trong mỗi yếu tố nghệ thuật tầng số xuất
hiện của những hiện tượng nào là cao, hiện tượng nào là thấp và nó có báo
hiệu điều gì không.
5. Đóng góp của luận văn:
Khi nghiê
n cứu văn xuôi nghệ thuật, vấn đđề đđược người nghiên cứu
quan tâm nhiều chính là nghệ thuật trần thuật. Đó chính là một trong các yếu
tố đđem đđến sự thành công cho nhà văn trong quá trình chuyển tải tư tưởng,
quan đđểm của mình. Vì vậy, khi nghiên cứu sáng tác của Lê Lựu chúng tôi
đặc biệt quan tâm đến nghệ thuật trần thuật của ông đđặc biệt ở mảng tiểu

thuyết vì theo chúng tôi tiểu thuyết là “vùng đất” thể hiện rõ nhất phong cách
của nhà văn. Tiểu thuyết là thể loại “sinh sau đđẻ muộn” trong qúa trình sáng
tạo nghệ thuật của ông nhưng nó lại có ý nghĩa nhất định trên con đđường
đđổi mới tiểu thuyết của dân tộc. Khảo sát tiểu thuyết của ông ở góc độ thi
pháp, cụ thể là ở nghệ thuật trần thuật chúng tôi không có tham vọng chỉ ra
đđược tất cả đặc điểm n
ghệ thuật trong sáng tác của nhà văn, chỉ mong có thể
góp phần khẳng định sự thành công nhất định của nhà văn trong quá trình
miệt mài lao động sáng tạo nghệ thuật, thấy được diện mạo riêng của Lê Lựu
trong tiến trình sáng tác nói chung và trong quá trình đổi mới tiểu thuyết nói
riêng của văn học nước nhà.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, luận văn gồm b
a chương:
Chương 1: Người trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu
Chương2: Kết cấu lời văn trần thuật
Chương3: Giọng điệu trần thuật


CHƯƠNG I:
NGƯỜI TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU
1.1 Khái niệm người trần thuật trong loại hình tự sự:
Văn học vốn là t
hực thể tinh thần, tái hiện cuộc sống bằng nghệ
thuật ngôn từ. Hiện thực cuộc sống có thể được tái hiện qua những cảm xúc
tâm trạng, ý nghĩ của con người một cách trực tiếp bằng những lời lẽ, bộc
bạch tâm tình trong tác phẩm trữ tình. Cũng là phản ánh hiện thực cuộc sống
nhưng tác phẩm tự sự phản á
nh đời sống trong tính khách quan của nó. Hiện
thực được phản ánh sẽ do một người nào đó kể lại. Người kể lại đó được gọi
với nhiều tên gọi khác nhau như: người trần thuật, người kể chuyện, người
thuật chuyện, chủ thể kể chuyện … Dù được gọi bằng cách nào thì cũng đều
chỉ chung một chủ thể của người kể chuyện, người đứng ra kể trong tác phẩm
văn học, là người kể lại, dẫn lại, trần thuật lại câu chuyện… Trong luận văn
này người viết chọn cách gọi “người trần thuật”.
Người trần thuật là một yếu tố không t
hể thiếu trong loại hình tự sự.
Trong quá trình tiếp nhận tác phẩm tự sự, ta giao tiếp với người trần thuật
thông qua những điều người trần thuật trình bày. Vì vậy, trong tá
c phẩm tự
sự, người trần thuật có ý nghĩa quan trọng. Người trần thuật có mặt ở mọi lúc,
mọi nơi trong câu chuyện, có thể xuất hiện ở nhiều góc độ khác nhau trong
tác phẩm để kể lại diễn biến câu chuyện, phản ánh hành động, việc làm, tâm
trạng của nhân vật. Người trần t
huật xuất hiện với nhiều dạng khác nhau. Có
khi xuất hiện theo chiều hướng ngoại tức là đứng bên ngoài câu chuyện để
thuật lại câu chuyện cũng có khi người trần thuật xuất hiện theo chiều hướng
nội, tức là thâm nhập vào nội tâm nhân vật. Dù xuất hiện dưới dạng nào thì
cũng luôn in đậm dấu ấn cá nhân của tác giả, thể hiện tài năng nghệ thuật,

phong cách của tác giả và cũng là cầu nối để người đọc tiếp nhận tác phẩm

một cách trọn vẹn, nắm bắt tác phẩm một cách sâu sắc, quan sát nhân vật ở
mọi góc độ… Người kể chuyện xuất hiện trong tác phẩm có nhiều dạng, với
mỗi dạng xuất hiện khác nhau, người trần thuật dẫn dắt người đọc theo từng
cách khác nhau hoặc vô hình hoặc lộ diện với nhiệm vụ dẫn dắt, miêu tả và
kể lại diễn biến đầu đuôi câu chuyện. Tác
giả có thể mở rộng điểm nhìn
bằng cách cho nhiều chủ thể kể chuyện xuất hiện đan xen. Người trần thuật
như là chiếc cầu nối tạo mối quan hệ trung gian giữa nhân vật- người kể
chuyện- độc giả. Người trần thuật có thể dừng mạch kể để phân tích, bình
luận những thay đổi của hoàn cảnh, diễn biến tâm lí của nhân vật.
Gorki nói:
“ Trong tiểu thuyết, trong truyện những người được tác giả thể hiện đều hành
động dưới sự giúp đỡ của tác giả, tác giả luôn ở bên cạnh họ, tác giả mách
cho người đọc biết cần phải hiểu nhân vật như thế nào, giải thích cho người
đọc hiểu những ý nghĩ thầm kín, những động cơ bí ẩn ở phía sau những hành
động của các nhân vật được miêu tả, tô
đậm thêm tâm trạng của họ bằng
những đoạn miêu tả thiên nhiên, trình bày hoàn cảnh và nói chung là luôn
giật dây cho họ thực hiện những mục đích của mình, điều khiển một cách tự
do và nhiều khi rất khéo léo nhưng lại rất võ đoán mặc dù người đọc không
nhận thấy những những hành động, những lời lẽ, những việc làm, những mối
tương quan của họ, luôn tìm cách để làm cho các nhân vật trong truyện được

nét và có sức thuyết phục đến mức độ tối đa về phương diện nghệ thuật”
{31, tr.133}.
Người trần thuật trong tác phẩm tự sự là yếu tố thể hiện rõ nhất, trực
tiếp nhất quan điểm, tư tưởng, phong cách của nhà văn. Do vậy, phổ biến nhất
là sự nhầm lẫn về tác giả và người trần t

huật hay nhân vật người kể xưng tôi,
nhân vật hành động nói năng. Việc đánh đồng người trần thuật với tác giả là
một sai lầm cần khắc phục. Theo R.Bakhtin : “ Tác giả nằm ngoài thế giới
nhân vật, có thể nhập vào rồi thoát ra khỏi không gian- thời gian của nhân
vật. Tác giả ở trên ranh giới của thế giới do anh ta tạo ra. Lập trường của tác
giả có thể xác định qua cách mà anh ta miêu tả bề ngoài thế giới đó” [6
,

tr.126]. Không thể đồng nhất tác giả ngoài đời với người trần thuật. Người
trần thuật chỉ là một trong những hình thức thể hiện quan điểm của tác giả.
Tác giả sáng tạo ra những người trần thuật để phát ngôn cho mình nhưng
không thể đồng nhất tác giả và người trần thuật trong tác phẩm. Nghiên cứu
tác giả trong mối quan hệ với người trần thuật phải thâm nhập vào thế giới
nghệ th
uật do nhà văn sáng tạo ra rồi từ đó nhìn ra lập trường, tư tưởng quan
điểm thẩm mĩ của nhà văn. Tác giả thường được nhận diện qua chính văn bản
nghệ thuật của mình. Tác giả và người trần thuật cùng hiện diện trong tác
phẩm nghệ thuật nhưng sự xuất hiện của tác giả thường là ẩn kín. Theo Trần
Đình Sử: “Tác giả k
hông bao giờ hiện diện trong tiểu thuyết như là một người
kể, một người phát ngôn mà chỉ xuất hiện như là một tác giả hàm ẩn, một cái
tôi thứ hai của nhà văn với tư cách là người mang hệ thống quan niệm và giá
trị trong tác phẩm hoặc là người nghe trộm kể. Người trần thuật là kẻ được
sáng tạo ra để mang lời kể. Và hành vi trần thuật là hành vi của người kể đó
mà sản phẩm là văn bản tự sự. Người trần thuật trong văn bản văn học là một
hình tượng phức tạp nhất mà ngôi kể chỉ là hình thức biểu hiện ước lệ” {89,

tr.156}. Tìm hiểu người trần thuật cũng là cách chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật
của tác phẩm, làm cho thế giới đó sống dậy cụ thể và gợi cảm với những sự
vật, hiện tượng đời sống, những t

ính cách, số phận.
1.2 Trần thuật khách quan hóa trong tiểu thuyết Lê Lựu:
Cũng như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết thường xuất hiện người
trần thuật như một nhân vật trung gian, có nhiệm vụ miêu tả, kể lại đầu đuôi,
diễn biến câu chuyện để người đọc nắm bắt ý đồ của tác giả. Trong tiểu
thuyết người trần thuật đóng vai
trò quan trọng: là cầu nối để tạo nên mối
quan hệ khắng khít giữa người trần thuật với nhân vật và người đọc. Tuy
nhiên không phải người trần thuật chỉ đứng ở vị trí trung gian mà đôi lúc tác
giả chuyển giao điểm nhìn trần thuật cho một nhân vật trong truyện để câu
chuyện thêm hấp dẫn. Trong xu hướng đổi mới tiểu thuyết thì tác phẩm không

chỉ có một điểm nhìn mà có thể có nhiều điểm nhìn. Người trần thuật chuyển
điểm nhìn cho nhiều nhân vật trong truyện, xây dựng nhiều nhân vật kể
chuyện, nhiều điểm nhìn từ nhiều khoảng, góc thời gian khác nhau. Trần
thuật khách quan là một dạng trần thuật trong loại hình tự sự ra đời từ rất
sớm, với hình thức kể ở ngôi thứ 3, chủ thể hoàn toàn ở ngoài cốt truyện,

không thuộc vào thế giới của các nhân vật truyện, mà chỉ thực hiện nhiệm vụ
theo dõi nhân vật, dẫn dắt, đứng sau hành đông để quan sát và kể lại, không
trực tiếp tham gia vào sự kiện, biến cố truyện. Do tính chất hướng ngoại của
nhân vật nên điểm nhìn của chủ thể kể chuyện hầu hết là từ bên ngoài. Chủ
thể kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ ba luôn có một vị trí tốt nhất để theo dõi

dẫn dắt nhân vật. Nhân vật ít có những cơ hội để phát biểu, suy ngẫm hoặc
hồi tưởng. Chủ thể kể chuyện chi phối toàn bộ tác phẩm từ lời dẫn chuyện,
cách kể, cách tả đến cả lời trữ tình ngoại đề. Ở kiểu trần thuật này, điểm nhìn
của nhà văn là ở bên ngoài, người trần thuật không trực tiếp tham
gia câu
chuyện nhưng lại có vai trò toàn năng, người trần thuật luôn ẩn mình nhưng

lại luôn biết chuyện, người trần thuật không xuất hiện trong câu chuyện
nhưng lại có mặt ở mọi nơi và biết hết mọi chuyện, mọi vấn đề kể cả tâm tư,
tình cảm của nhân vật. Trong truyện kể ngôi thứ ba tác giả vẫn cố giấu m
ình,
mặc dù câu chuyện là sản phẩm của chính mình. Tuy nhiên thông qua chủ thể
kể, người đọc vẫn nhận thấy được thái độ, tư tưởng tình cảm của tác giả thể
hiện ở các mức độ đậm nhạt khác nhau. Theo Đinh Trọng Lạc, ở dạng này,
“Người tường thuật không được biểu thị trong văn bản, dẫn dắt câu chuyện từ
ngôi thứ ba.Người trần thuật không thuộc vào
các nhân vật của tác phẩm
nghệ thuật, không tham gia vào hành động nghệ thuật mà chỉ đứng sau hành
động đó để quan sát”{59, tr.165}. Khi kể theo dạng này, tính khách quan của
hiện thực được phản ánh rất cao. Tuy nhiên, ở dạng này, người trần thuật ít để
lại những nét riêng biệt trong tác phẩm. Hình tượng người trần thuật rất mờ
nhạt đồng thời dễ dẫn đến sự đơn điệu trong cách kể. Do vậy, theo thời gian,
trong tiến trình phát triển của loại hình tự sự, k
iểu trần thuật này được các nhà

văn vận dụng tài tình, khéo léo với nhiều mức độ khác nhau tạo nên sự phong
phú, đa dạng cho lối trần thuật khách quan hóa.
1.2.1 Trần thuật hòa mình với nhân vật:
Đây là một trong những kiểu trần thuật khách quan hóa. Theo Đinh
Trọng Lạc, người đọc một mặt cố tách mình ra khỏi diễn biến của câu chuyện
nhưng mặt khác, khi cần thiết thì lại hòa mình vào với những nhân vật để phô
bày toàn bộ cái thế giới nội tâm của con người. Trong trường hợp này, người
trần thuật càng c
hứng tỏ mình là người “uyên bác”, có thể biết được mọi
chuyện trên đời, dù là trong ngõ ngách tâm hồn của nhân vật. Do không tham
gia trực tiếp vào biến cố truyện nên khi trần thuật theo kiểu khách quan hóa
điểm nhìn của người kể hết sức linh hoạt, không bị hạn chế bởi thời gian,

không gian nghiêm ngặt nào. Người trần thuật cũng dễ dàng di chuyển điểm
nhì
n từ nhân vật này đến nhân vật khác. Lúc bấy giờ, khoảng cách giữa người
kể và nhân vật luôn được rút ngắn tối đa.
Trong kiểu trần thuật này, người trần thuật thường hòa mình vào
những suy nghĩ, cảm xúc, hoạt động của nhân vật để tìm hiểu, khám phá thế
giới nội tâm phong phú, đa dạng. Những suy nghĩ thầm kín, những tình cảm
tinh tế nhất của nhân vật đư
ợc biểu hiện trong hình thức sử dụng lời nói nửa
trực tiếp. Lời nói nửa trực tiếp là lời tác giả phát biểu dựa trên tâm trạng và
suy nghĩ của một nhân vật nhất định. Đến một lúc nào đó, gần như là lời của
nhân vật; lời của tác giả và lời của nhân vật hòa quyện vào nhau khó phân
biệt rạch ròi được, thậm chí từ ngữ, cách nói cũng đặc trưng cho nhân vật đó.

Kiểu trần thuật hòa mình với nhân vật cũng làm cho người đọc cùng hòa
mình với những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, cảm nhận được tài nghệ của
tác giả khi mô tả những diễn biến tâm lí phức tạp trong tâm hồn con người.
Thủ pháp nghệ thuật này làm cho điểm nhìn của tác giả và nhân vật hòa lẫn,
tạo sự sinh động và hấp dẫn. Đây cũng là cách kể làm hạn chế sự đơn điệu,

buồn tẻ dễ thấy trong trần thuật khách quan hóa. Do đó, nhiều tác giả chọn
kiểu trần thuật này. Khi người trần thuật hòa mình vào thế giới riêng của mỗi
nhân vật, chuyển lời trần thuật thành ngôn ngữ của chính nhân vật thì lời văn
uyển chuyển hơn, sinh động hơn. Với kiểu trần thuật này, người trần thuật
không chỉ là người chứng kiến mà còn là người trong cuộc. Vì vậy người trần
thuật vừa có thể miêu
tả khách quan hiện thực vừa có thể đi sâu vào thế giới
nội tâm phong phú của nhân vật, có thể nói giọng nói, cảm xúc của nhân vật
tạo sự rung động sâu sắc trong lòng người đọc khi khoảng cách giữa người
trần thuật và nhân vật đã được thu hẹp tối đa. Người đọc cũng không có cảm

giác tẻ nhạt vì điểm nhìn được luân chuyển liên tục, người đọc có
thể đi từ
câu chuyện này sang câu chuyện khác, từ thế giới tâm hồn của nhân vật này
sang thế giới tâm hồn của nhân vật khác, thậm chí có thể tìm hiểu những cung
bậc tình cảm khác nhau của cùng một nhân vật mà không bị hạn chế bởi
không gian thời gian nào.
Tìm hiểu tiểu thuyết của Lê Lựu, ta thấy kiểu trần thuật này được ông
sử dụng khá nhiều trong “Thời xa vắng”, “Mở rừng”, “ Đại tá không biết
đùa”, “Chuyện làng Cuội”. Như trên đã trình bà
y, khi trần thuật theo hướng
khách quan hóa, lời kể của chủ thể chiếm địa vị đôc lập nên dễ làm cho lời
văn trở nên đơn điệu, buồn tẻ, làm hạn chế sức cuốn hút đối với người đọc.
Để tránh được điều này, tác giả Thời xa vắng chọn cách hòa mình vào nhân
vật. Thấy rõ nhất trong kiểu trần thuật hòa m
ình với nhân vật trong tiểu thuyết
Lê Lựu là điểm nhìn rất linh hoạt, không bị hạn chế bởi không gian, thời gian
nào. Câu chuyện của Thời xa vắng được kể lại với điểm nhìn hướng ngoại
bằng lời kể khách quan nhưng câu chuyện vẫn không tẻ nhạt bởi rất nhiều lần
người trần thuật hòa m
ình vào các nhân vật của mình để tiếng nói từ đáy lòng
nhân vật được cất lên. Câu chuyện mở đầu bằng những đoạn kể khách quan
về việc vợ con của cu Sài. Nhưng trong lời kể đó tác giả đã khéo léo hòa mình
vào những tâm tư tình cảm của nhân vật, chuyển điểm nhìn vào tâm trạng
nhân vật. Vì vậy, nhiều cung bậc tình cảm của nhân vật đến với người đọc

một cách tự nhiên. Người đọc thấy đồng cảm với tâm trạng của anh Tính, anh
của Sài một cách sâu sắc, khi mạch truyện được kéo ra theo dòng tâm tư của
nhân vật: “ Thật lòng, mỗi lần về qua nhà thấy thằng em vốn ham mê học
hành mà cứ mếu máo, nước mắt ngắn dài về cái tội “cùng ăn, cùng làm” và
trò chuyện với “vợ”, anh thấy tội nó quá…”. Lời là của người trần thuật,

nhưng suy nghĩ, tâm trạng là của nh
ân vật Tính. Người đọc có thể cảm nhận
sâu sắc sự ray rức trong lòng anh. Cảm thông cho cảnh ngộ của Sài nhưng
không thể ra mặt bênh vực nó vì không thể để tổ chức đánh giá ý thức anh còn
non kém. Anh không làm chủ được bản thân mình, Sài cũng vậy. Để dựng lên
một anh Sài suốt đời chỉ biết sống hộ cho ý định của người khác mà vẫn tránh
được sự đơn điệu buồn tẻ của k
iểu trần thuật khách quan, một chiều, Lê Lựu
đã chuyển hóa lời văn để đạt tính khách quan cao độ và làm cho người đọc
thích thú khi chính người trần thuật và nhân vật đã hòa nhập vào nhau: “ Từ
đêm ấy, Sài nằm nghĩ bao nhiêu chuyện thật và giả, những khả năng có thể
xảy ra và ước ao có một ông trời nào ấy xuống đây cho hai người li hôn […].
Còn Sài và Hương cùng nhau đi Nam đánh giặc[…] Chỉ có điều khác khi còn
ở đại đội 12 là Sài không dám ghi nhật kí, một chữ cũng không ghi dù biết
rằng không ai xâm phạm đến. K
hông ghi nhưng không đêm nào không nghĩ.
Nghĩ những cái đó nó đỡ khổ hơn”. Lời của người trần thuật hòa vào tâm
trạng, cảm xúc của Sài; ước mơ được thốt ra từ trong đáy lòng của Sài chứ
không phải ai khác. Chính sự hòa mình đó đã dựng lên một anh Sài nhút nhát,
không đủ khả năng phản khá
ng lại sự sắp đặt của người thân, của đơn vị để
rồi một đời đau khổ vì cuộc chạy tìm hạnh phúc, chỉ dám sống thật với chính
mình trong mơ, trong ảo tưởng và rồi niềm tự do duy nhất của anh là ghi nhật
kí cũng bị phá vỡ nên chỉ có thể nghĩ trong đầu những điều mình ước ao,
mong đợi. Sài thoát khỏi áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến nhưng không
thể thoát được sự ràng buộc của hệ tư tưởng gia trưởng- một hệ tư tưởng đã
cắm rễ khá sâu trong đời sống tinh thần xã hội với bản chất là không thừa
nhận con người cá nhân. Người trần thuật đã lặng lẽ rút lui về phía sau, tỏ ý

tôn trọng người đọc, không khuyên can, dạy bảo hay phán xét mà đưa hiện

thực lên hàng đầu để người đọc suy nghĩ, đối thoại với nhân vật. Người trần
thuật lúc bấy giờ không chỉ là người chứng kiến mà còn là người trong cuộc,
lời trần thuật đã trở thành lời của nhân vật, mang tâm tư, cảm xúc rất thật của
nhân vật làm cho người đọc tiếp nhận nó một cách thuyết phục. Xuyên suốt
tiểu thuyết Thời xa vắng, người đọc nhận t
hấy được sự chuyển cực liên tục từ
điểm nhìn ở nhân vật này sang nhân vật khác. Lúc được đặt ở Sài, lúc ở chính
ủy, lúc ở Tuyết lúc ở Hương… Do vậy, vấn đề được phản ánh xuất hiện ở
nhiều chiều tư tưởng khác nhau, ở những góc độ khác nhau tùy thuộc vào
điểm nhìn được đặt ở nhâ
n vật nào. Ở những tiểu thuyết Mở rừng, Hai nhà,
Sóng ở đáy sông, Chuyện làng Cuội cũng vậy. Nhà văn ít khi sử dụng lời trần
thuật vô can liên tục mà thường xuyên dịch chuyển điểm nhìn, hòa mình với
nhân vật, mở rộng biên độ không gian, thời gian cho câu chuyện.
Khi trần thuật hòa mình với nhân vật, Lê Lựu thường sử dụng lời văn
nửa trực tiếp, tức là lời kể thì vẫn là gián tiếp nhưng ngữ điệu, ý t
hức là của
nhân vật. Chẳng hạn, trong Hai nhà, người trần thuật sử dụng lời văn nửa
trực tiếp để hòa mình với nhân vật Tâm, nhập vào thế giới nội tâm của nhân
vật để thể hiện nỗi ấm ức của nhân vật: “Tại sao cô ấy đẻ mà cô ấy không
sợ? Chỉ có một mình mình phải sợ, chính l
à thế yếu để cô ấy lấn tới hành hạ
mình không bao giờ biết cái chỗ cần phải dừng lại. Biết cả đấy. Nhìn rõ ruột
gan, tâm tính cô ấy cả đấy , nhưng bất cứ việt gì đem ra cải nhau mình cũng
thua nên ức đến tận cổ mình vẫn cứ phải làm thinh”. Với lời văn nửa trực tiếp
này, người đọc cảm nhận được nỗi ấm ức của anh chàng nhu nhược; thiếu lập
trường; không có định hướng giải quyết những mâu thuẫn trong hôn nhân bởi
đã que
n sống theo kiểu nghe theo lời người khác; chỉ biết giải quyết mọi việc
bằng sự im lặng chịu đựng. Tác giả hòa mình vào những suy nghĩ, tâm trạng

của nhân vật làm cho thế giới ấy hiện lên rất thật, rất sống động bằng những
ý nghĩ thầm
kín mà nhân vật tự nói to lên với chính mình. Đây là dạng lời văn
mới mẻ cho thấy được mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa người trần thuật và

nhân vật, một mối quan hệ khó tìm thấy trong những sáng tác của những thời
kì trước. Nó làm cho lời kể thêm mượt mà, sâu lắng, gây ấn tượng sâu sắc
trong lòng người đọc bởi câu chuyện được kể bằng ý thức nhân vật. Do vậy,
cách kể này được các nhà văn thời kì đổi mới chú ý khai thác để góp phần tạo
nên sự mới mẻ trong sáng tác tiểu thuyết. Ta có thể tìm thấy cách viết này ở
Mảnh đất lắm người nhiều m
a, Bến không chồng, Mùa lá rụng trong vườn,…
Khi trần thuật ở dạng này, người trần thuật từ bỏ vai trò người dẫn
chuyện để cùng đối thoại, trò chuyện với nhân vật làm cho khoảng cách giữa
tác giả với nhân vật được thu hẹp tối đa. Ở Mở rừng, người trần thuật đối
thoại với những dòng hồi ức thấm đẫm kỉ niệm của Trường và cảm
thông sâu
sắc với nỗi lòng của nhân vật: “Anh nhớ những buổi chiều khoác áo tơi, dắt
con bò sứt mũi gặm sừn sựt những vạt cỏ lóng lánh như thủy ngân ở ria
đường[…]. Mẹ ơi, con vẫn đi, đi bao nhiêu vùng rừng núi, xa mẹ mà vẫn nhớ
mùi khói ấm của mẹ. Chiều nay ở nhà ta mưa hay nắng? Lí ơi, nay là ngày
thứ mấy rồi? Em vẫn về với mẹ trong những ngày nghỉ như ngày xưa em nói
với anh phải không?”. Tác giả rất thành c
ông khi vừa có thể miêu tả hiện thực
khách quan vừa đi sâu vào thế giới tâm hồn của nhân vật. Lời văn là của
người trần thuật ẩn mình nhưng tâm trạng là của Trường. Lời kể mang ý thức
của nhân vật, là nỗi niềm của một chiến sĩ Trường Sơn khi nhớ về những kỉ
niệm êm đềm nơi quê
nhà. Nếu như ở Hai nhà, nhân vật Tâm tự nói to lên
với chính mình thì ở đây ta lại bắt gặp những lời tự nhủ rất dịu nhẹ mà sâu

lắng của Trường, một chiến sĩ hơn mười năm trời bám lấy núi rừng để chiến
đấu, không một lời oán than, không một lá thư về nhà nhưng nỗi nhớ nhà luôn
canh cánh bên lòng. Nhớ từng kỉ niệm thời thơ ấu, nhớ bóng dáng người yê
u,
nhớ mẹ già sớm hôm tần tảo… Tất cả trở thành kỉ niệm êm đềm nuôi dưỡng
tâm hồn người chiến sĩ, là điểm tựa để vượt qua bao gian lao thử thách của
cuộc chiến. Ở trường hợp này ta lại thấy có đối thoại trong độc thoại, Trường
đang độc thoại nhưng cũng là đối thoại với mẹ, với người yê
u đối thoại với
chính mình. Lời văn sẽ trở nên khô khan, khó để lại ấn tượng nếu người trần

thuật nói hộ cho nhân vật những tâm trạng này. Do vậy điểm nhìn đã được
dịch chuyển sang nhân vật một cách khéo léo. Tác giả đã khám phá thế giới
tâm hồn người chiến sĩ qua độc thoại nội tâm, dùng tiếng nói bên trong tâm
hồn nhân vật để bộc lộ đời sống tinh thần của nhân vật, khám phá “ con người
bên trong của nhân vật”. Chính sự hòa mình ấy tạo được sự thích thú cho
người đọc khi họ có thể cùng trải lòng với nhân vật.
Những sáng tác theo kiểu trần thuật khách qua
n hóa trước đây người
trần thuật thuờng ở ngoài câu chuyện với điểm nhìn hướng ngoại và cố định.
Người trần thuật đứng từ điểm nhìn bên ngoài với vai trò toàn năng có thể
biết hết tất cả mọi việc liên quan đến diễn biến của câu chuyện từ những mối
quan hệ của các nhân vật đến tâm
tư tình cảm của nhân vật mặc dù người trần
thuật vẫn luôn ẩn mình, hoàn toàn không lộ diện. Đặc biệt ở những truyện kể
dân gian ta có thể thấy người trần thuật hoàn toàn không để lại một dấu ấn
riêng biệt nào, tỏ ra không can dự vào câu chuyện mặc dù anh ta chính là
người điều khiển bên trong. Gần gũi hơn, trong loại hình tự sự của văn học
hiện đại, không phải là tất cả nhưng phần lớn sáng tác theo hướng trần thuật
khác

h quan điểm nhìn vẫn chưa linh hoạt, chủ thể kể chuyện vẫn chưa mạnh
dạn lộ diện và khoảng cách thời gian- không gian vẫn còn tồn tại trong vùng ý
thức của người trần thuật mặc dù khoảng cách giữa người trần thuật và câu
chuyện đã được công phá, hình tượng người kể chuyện đã thấp t
hoáng xuất
hiện. Có thể thấy điều này trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng,Nam Cao,
Nguyễn Khải,… Các tác giả đã chú ý thể hiện quan điểm, tư tưởng tình cảm,
cảm xúc của mình qua những đoạn trữ tình ngoại đề, những nhận định, ý
kiến… xuất hiện đâu đó trong tác phẩm nhưng vẫn chưa thật ấn tượng. Ở thời
kì đổi mới, sự chuyển biến này đã được định hì
nh. Bóng dáng người trần
thuật xuất hiện rõ nét hơn, khoảng cách giữa người trần thuật và câu chuyện
được rút ngắn hơn với sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật của người trần
thuật bằng cách hòa mình vào nhân vật như cách mà Lê Lựu đã sử dụng.
Những sáng tác trong thời kì đổi mới sử dụng thủ pháp này khá nhiều. Ta có

thể thấy trong sáng tác của Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường, Ma Văn
Kháng,... Đây là lời trần thuật gián tiếp hai giọng trong Bến không chồng:
“Giờ đây người làng Đông ngỡ ngàng về tính nết Hạnh thay đổi hẳn. Trước
chỗ đông người Hạnh không còn dịu dàng như xưa, hơi một tí là xưng xỉa lên,
ăn nói văng mạng để rồi đêm về Hạnh lại ôm gối khóc sut sụt. Hạnh muốn
mọi ngưòi
ghét mình hơn là cần sự thương hại. Tuy đã công bố li hôn với
Nghĩa nhưng trong thâm tâm Hạnh vẫn còn thương Nghĩa hơn bao giờ hết.
Đêm đến Hạnh cố gạt những tình cảm yếu mềm bằng cách gán ghép cho
Nghĩa những điều xấu xa tội lỗi, nhưng càng nghĩ xấu về anh hình bóng anh
vẫn cứ lung linh rực rỡ, mọi kỉ niệm xưa lại bùng lên thiêu đốt trái tim khô
héo của Hạnh”. Tác giả đã hòa m
ình vào tâm trạng cô đơn, lạc lõng, khổ đau
của Hạnh. Người đọc đối thoại với những cảm xúc sâu kín trong tâm hồn

Hạnh, cảm thông, chia sẻ cùng cô.
Khi trần thuật dưới dạng này, người trần thuật thường tỏ ra “uyên bác”,
có thể biết rõ mọi chuyện, mọi việc ở mọi nơi, mọi lúc kể cả những nỗi lòng
sâu kí
n của nhân vật. Tác giả đã cố gắng thâm nhập vào trong ý thức lẫn tiềm
thức của nhân vật. Sự hòa mình của tác giả- người kể vào nhân vật đã khai
thác được tâm tư, tình cảm sâu kín của nhân vật. Đây là những dòng trần thuật
soi thấu tâm trạng nhân vật trong Mở rừng: “ Khuôn măt Ngà bỗng ngây dại
đi […]. Còn khuôn mặt non trẻ của Bình Nguyên cứ áp sát vào hai mắt chị
[…]
Hai chị em cùng lặng im. Chỉ nghe tiếng suối chảy ầm ầm xung quanh
như luồn dưới lớp mây mù mà chảy, chảy mãi […]. Không biết từ lúc nào, hai
hàng nước mắt Bình Nguyên trào ra, và mặt cho nó chảy ùa vào mồm, mặn
chát. Rồi thốt nhiên cô gục lên kêu hốt hoảng: -Ối mẹ ơi! Mẹ ơi, giời ơi!..”.
Người trần thuật tỏ ra “uyên bác”, có thể thấu được nỗi lòng hai cô gái
Trường Sơn giữa phút bình yên của núi rừng những ngày rực lửa ấy. Không
bom
đạn, không chết chóc nhưng lại là lúc lòng người đang dậy sóng. Giữa u
tịch vốn có của đại ngàn, hai cô gái Trường Sơn trở nên bé nhỏ, cô đơn và
lạnh lẽo, khác hẳn với hình ảnh hào hùng, không sợ bom đạn của kẻ thù khi

×