Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Tư tưởng giải thoát của phật giáo trong kinh pháp hoa Phẩm Phổ Hiền Bồ tát Khuyến phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 118 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




VŨ TUYẾT THANH
(THÍCH ĐÀM THANH)



TƢ TƢỞNG GIẢI THOÁT CỦA PHẬT GIÁO TRONG KINH PHÁP
HOA PHẨM PHỔ HIỀN BỒ TÁT KHUYẾN PHÁT




LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC








Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



VŨ TUYẾT THANH
(THÍCH ĐÀM THANH)




TƢ TƢỞNG GIẢI THOÁT CỦA PHẬT GIÁO TRONG KINH PHÁP
HOA PHẨM PHỔ HIỀN BỒ TÁT KHUYẾN PHÁT


Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã ngành: 60 22 03 09

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hạnh



Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.

Các tư liệu, nguồn trích dẫn, ví dụ trong luận văn này đảm bảo độ tin cậy,
chính xác và trung thực. Những kết luận trong luận văn dựa trên những cứ
liệu khoa học đã được trình bày và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận văn



Vũ Tuyết Thanh

LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập phấn đấu, được các Quý Thầy giáo, Cô giáo nhiệt tình
giúp đỡ, tôi đã hoàn thành chương trình học và luận văn của mình. Để có được
kết quả này trước tiên cho phép tôi chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Triết học, các Thầy Cô giáo, cùng toàn thể
cán bộ nhân viên Khoa đã tạo mọi điều kiện chỉ bảo tận tình và cổ vũ, động viên
tôi học tập cũng như đóng góp những ý kiến quý báu để hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn Cô giáo Chủ nhiệm PGS. TS. Trần Thị Kim
Oanh; tập thể lớp K20 - Triết học, chuyên ngành Tôn giáo học đã giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo hướng dẫn TS. Trần Thị Hạnh.
Cô đã trực tiếp định hướng nghiên cứu cho luận văn này, đồng thời chỉ dạy cho
tôi ngay từ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu cho đến khi luận văn hoàn thành.
Con xin thành kính tri ân Ni Sư Thích Đàm Ngân - Người Thầy khả kính đã
tác thành nên giới châu tuệ mệnh, đã giúp đỡ con về tài lực, vật lực trong suốt
quá trình học tập; Cha mẹ là người đã tạo nên hình hài cốt nhục; cùng hết thẩy
thiện hữu tri thức, đồng môn huynh đệ, pháp nữ đồng học; đàn na thiện tín đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ cho con có được thành quả ngày hôm nay.

Nguyện đem công đức này hồi hướng lên cửu huyền thất tổ, tứ ân tam hữu
sớm được tốc xả mê đồ, siêu sinh lạc quốc.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn


Vũ Tuyết Thanh

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Tình hình nghiên cứu 4
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 6
5. Cơ sở lý luận và phƣơng Pháp nghiên cứu 6
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài 7
7. Kết cấu luận văn 7
NỘI DUNG 8
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH PHÁP HOA 8
1.1. Lịch sử phiên dịch và truyền thừa Kinh Pháp Hoa 8
1.1.1. Kinh Pháp Hoa bằng chữ Hán 9
1.1.2. Kinh Pháp Hoa bằng tiếng Việt Nam 10
1.2. Ý nghĩa của tên Kinh Pháp Hoa 11
1.3. Vị trí Kinh Pháp Hoa trong hệ thống giáo lý Đại thừa 13
1.4. Khái lƣợc nội dung Kinh Pháp Hoa 15
1.4.1. Tích môn 15

1.4.2.Bản môn 20
Chƣơng 2: Ý NGHĨA PHẨM PHỔ HIỀN KHUYẾN PHÁT TRONG KINH
PHÁP HOA 27
2.2. Nội dung phẩm Phổ Hiền 28
2.3. Ý nghĩa phẩm Phổ Hiền Bồ Tát khuyến phát 35
2.4. Công hạnh tu hành của Phổ Hiền Bồ Tát 40
2.5. Quả Đức của Bồ Tát Phổ Hiền 59
Chƣơng 3: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TƢ TƢỞNG GIẢI THOÁT
CỦA PHẨM PHỔ HIỀN KHUYẾN PHÁT 65
3.1. Tƣ tƣởng nhất Phật thừa 66

2
3.1.1. Tư tưởng thành Phật 66
3.1.2. Tư tưởng tịnh độ tông 80
3.2. Tƣ tƣởng Nhập thế 86
3. 3. Giá trị của tƣ tƣởng giải thoát trong phẩm Phổ Hiền Bồ Tát khuyến
phát của Kinh Pháp Hoa 93
3. 3. 1. Giá trị tư tưởng 93
3.3 2. Ý nghĩa nhân văn 98
KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi nhân loại càng phát triển cao về mặt khoa học kỹ thuật và
đời sống vật chất thì con người lại càng có xu hướng không chế ngự được tính
ích kỷ, tham lam, giận dữ, sự si mê. Lòng tham đã lấn át lương tri, lẽ phải và
phẩm chất liêm sỉ vốn có của con người. Sự đua tranh giành giật cái danh cái
lợi và lối sống thực dụng ích kỉ, buông thả xô bồ thấp hèn có nguy cơ làm lu

mờ, xói mòn những đức tính cao đẹp như lòng vị tha nhân ái, đức hi sinh cao
cả, lối sống "Tri túc" hướng thiện… của con người bị đi xuống.
Ra đời cách đây hơn 2.500 năm, được du nhập vào Việt Nam từ những
thế kỉ đầu Công Nguyên, Đạo Phật không chỉ là một tôn giáo mà còn là hệ
thống triết học – đạo đức – lối sống có ảnh hưởng sâu đậm trong mọi mặt của
đời sống lịch sử, kinh tế, xã hội và văn hóa của đất nước. Tư tưởng Phật Giáo
bao la rộng lớn, triết học Phật Giáo vô cùng vi diệu, Pháp môn của Phật Giáo
có muôn ngàn ứng dụng nhưng mục đích rốt ráo là nhằm giác ngộ - giải thoát
cho chúng sinh nhân quần. Xuất phát điểm của Phật Giáo cho rằng chúng sinh
do nghiệp tham, sân, si chi phối, đùn đẩy dẫn tới vô minh, không nhận chân
được bản tính thiện trong sáng tròn đầy (Phật tính) vốn có trong mỗi con
người, do vậy phải giác ngộ và phát huy điều này. Bởi vì vô minh cho nên
chúng sinh bị trói buộc, đau khổ, phiền não đuổi theo những dục vọng ham
muốn không cùng, và, đó chính là cội nguồn của mọi khổ đau, bất hạnh, tội ác
của nhân loại, do vậy tự mình phải giải thoát khỏi những trói buộc đó ngay
chính trên cõi đời này, trong cuộc sống này.
Kinh điển Phật Giáo vô cùng phong phú, tùy theo căn cơ nghiệp lực,
trình độ phẩm hạnh, môi trường điều kiện của mỗi hạng chúng sinh mà mỗi
bộ Kinh Phật có nội dung, phương Pháp giáo hóa khác nhau nhằm tới mục
tiêu cứu cánh của mình. Xét trên phương diện Hoằng Pháp (tuyên truyền tư
tưởng, hướng dẫn thực hành theo chính Pháp), hai bộ Kinh Hoa Nghiêm và

4
Pháp Hoa được coi là hai bộ Kinh "Đại thừa liễu nghĩa" (nói rốt ráo nghĩa lí
của Đại thừa Phật Giáo ). Cùng hướng tới mục đích giác ngộ - giải thoát
nhưng phân tích chi tiết ra, Kinh Hoa Nghiêm nặng về phần "Lí" (tư tưởng,
nghĩa lí), Kinh Pháp Hoa nặng về phần "Sự" (con đường và cách thức tu chứng
trên tinh thần nhập thế của các Bồ Tát).
Kinh Pháp Hoa là là một bộ Kinh mở rộng giáo nghĩa Đại thừa, có
những nghĩa lý thâm sâu, nội dung phong phú, đầy giá trị nhân văn vì vậy

Kinh Pháp Hoa không những có giá trị về mặt tôn giáo mà còn có giá trị về
mặt ý nghĩa, tính chất của một tác phẩm Văn Học.
Với cách hiểu và đặt vấn đề như trên, là một Tu sĩ Phật Giáo - Học viện
thuộc chuyên ngành Tôn giáo của khoa Triết học trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn – Hà Nội, tôi mạnh dạn đề xuất đề tài "Tư tưởng giải
thoát của Phật Giáo qua phẩm Phổ Hiền Bồ Tát trong Kinh Pháp Hoa" làm
luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Kinh Pháp Hoa, tên đầy đủ là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, là một trong
những bộ Kinh Đại thừa quan trọng nhất được được lưu hành rộng rãi ở
Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Tây Tạng và Việt Nam. Nhiều Dân tộc
trên thế giới tán ngưỡng và lấy Kinh giáo này làm Giáo Pháp căn bản. Kinh
chứa đựng những quan điểm chủ yếu của Đại thừa Phật Giáo, đó là Giáo Pháp
về sự chuyển hóa của Phật tính và khả năng giải thoát. Mỗi người tùy trình độ
tu chứng khác nhau mà cảm nhận về Kinh và lý giải Kinh khác nhau.
Ở Việt Nam chúng ta thấy không những các Tùng Lâm, Tự Viện, Tịnh
Thất… mà ngay cả tại gia Phật tử cũng thụ trì đọc tụng và tu hành theo Kinh
Pháp Hoa. Điều này cho thấy Kinh Pháp Hoa là linh hồn của Đạo Phật bởi
trong Kinh Pháp Hoa luôn luôn hướng tới những điều nhân văn tốt đẹp.
Cùng với Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Pháp Hoa là bộ Kinh tối thượng
mà Phật thuyết lúc sắp nhập Niết- bàn, Phật nói "Kinh này là Vua của các
Kinh" (Chúng Kinh chi vương), ẩn chứa những điều cốt lõi của Đạo Phật. Do

5
vậy, cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Kinh Pháp Hoa, tuy
nhiên các công trình ấy phần lớn là Hán ngữ, Nhật ngữ, hay Anh ngữ và đã
có một số rất ít được dịch ra Việt ngữ. Ở Việt Nam sự nghiệp dịch Kinh có từ
rất sớm, theo Lịch đại Tam Bảo ký, bộ Kinh Pháp Hoa Tam Muội đã được
Ngài Chi Cương Lương tiếp tục hợp tác với các học giả Việt Nam dịch ra chữ
Hán tại đất Giao Châu vào năm 260, nhưng bản dịch đó đã thất truyền. Hiện

nay đã có nhiều bản dịch Kinh Pháp Hoa ra Việt ngữ, riêng bản dịch của Hòa
Thượng Thích Trí Tịnh được hầu hết người xuất gia cũng như tại gia dùng để
nghiên cứu, học hỏi và trì tụng.
Đã có một số công trình nghiên cứu về Kinh Pháp Hoa như: Đại ý Kinh
Pháp Hoa của Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm, Pháp Hoa Thâm Nghĩa Đề
Cương của Hòa Thượng Thích Từ Thông, Lược giải nghĩa Kinh Pháp Hoa
của Hòa Thượng Thích Trí Quảng và Pháp Hoa Huyền Nghĩa của Cư sĩ Mai
Thọ Truyền… Tuy nhiên, bởi ý nghĩa thâm sâu mà bao quát của Kinh Pháp
Hoa và do với những mục đích khác nhau cho nên hầu hết các công trình
trước đây đều chủ yếu nhằm mục đích biên dịch, giới thiệu cho người đọc có
được cái nhìn logic toàn thể về cấu trúc và tư tưởng chính của Kinh, làm giáo
trình giảng dạy trong các cơ sở đào tạo và Hoằng Pháp thuộc Giáo Hội Phật
Giáo Việt Nam. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào tiếp cận
Kinh Pháp Hoa từ góc độ triết học để nghiên cứu về tư tưởng giải thoát của
triết học Phật Giáo .
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Luận văn nghiên cứu khái quát nội dung tư tưởng giải thoát của Phật
Giáo qua Kinh Pháp Hoa (mà cụ thể dẫn xuất từ Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát
khuyến phát của Kinh), từ đó chỉ ra giá trị tư tưởng và ý nghĩa của nó đối với
đời sống văn hóa tinh thần của xă hội và sự tu tập của Phật tử ngày nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Khái lược về lịch sử và nội dung của Kinh Pháp Hoa.

6
- Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng giải thoát trong triết học Phật
Giáo được thể hiện trong Kinh Pháp Hoa, qua phẩm Phổ Hiền Bồ Tát khuyến
phát.
- Chỉ ra một số giá trị ý nghĩa của tư tưởng giải thoát trong Kinh Pháp
Hoa, phẩm Phổ Hiền Bồ Tát khuyến phát đối với sự tu tập của Phật tử ngày

nay.
- Giá trị về mặt tư tưởng và ý nghĩa của phẩm Phổ Hiền đối với xã hội
ngày nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Nội dung tư tưởng cơ bản Phật giáo , đặc biệt là tư tưởng giải thoát của
Phật giáo , vấn đề đó được thể hiện trong phẩm Phổ Hiền Bồ Tát khuyến phát
của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, đặt nó trong cơ cấu tổng thể của Kinh với 28
phẩm (Bản Việt dịch của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, do Phật Học viện Quốc
tế xuất bản năm 1988, Phật lịch 2530; có tham khảo bản dịch của Hòa
Thượng Thích Thông Bửu do Nhà xuất bản Tôn giáo xuất bản năm 2002)
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Quan điểm cơ bản của triết học Phật Giáo trong quá trình nhận biết,
nắm bắt sự vật và tu chứng là "Trong Lí có Sự, trong Sự có Lí" (lí luận và
thực tiễn có mối quan hệ qua lại biện chứng với nhau), cho nên trong quá
trình thực hiện đề tài, chúng tôi cũng đề cập tới những luận điểm căn bản
trong Kinh Hoa Nghiêm, được coi như những tiền đề lí luận trong việc thực
hành Bồ Tát đạo theo tinh thần Pháp Hoa.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng Pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận

7
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng lý luận mác xít về tôn
giáo học , đường lối chính sách của Đảng Cộng Sản và Nhà nước Việt Nam
về tín ngưỡng tôn giáo.
Luận văn cũng kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu về
tư tưởng giải thoát của Phật giáo trong kinh Pháp Hoa.
5.2. Phương Pháp nghiên cứu
Luận văn còn vận dụng các phương Pháp cụ thể khác như: phân tích, tổng
hợp, lôgich, lịch sử, so sánh và khảo sát thực tế.

6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
- Luận văn có thể làm đề tài tham khảo, học tập, nghiên cứu về Phật Giáo nói
chung và tư tưởng giải thoát của Phật Giáo trong Kinh Pháp Hoa nói riêng.
- Luận văn góp phần giải quyết vấn đề cụ thể của lý luận Tôn Giáo.
- Luận văn góp phần tăng năng lực vận dụng lý luận vào thực tiễn, cụ thể là
trong công tác hoằng dương Phật Pháp, hướng đạo cho Phật tử.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham
khảo, phần Nội dung có 3 chương với 12 tiết.

8
NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ KINH PHÁP HOA
Kinh Pháp Hoa là một trong những bộ Kinh lớn của hệ thống Kinh tạng
Đại thừa Phật Giáo, được các nhà học giả phương Tây cho là một trong 20
Thánh thư phương Đông. Kinh Pháp Hoa ra đời nhằm chủ trương hòa giải
mọi mâu thuẫn giữa Đại thừa (Mahayana) và Nguyên thuỷ (Theravada), thống
nhất tư tưởng và đường lối tu trì của Phật Giáo .
Kinh Pháp Hoa còn là bộ Kinh được nhiều hành giả trên thế giới thụ trì,
đọc tụng, lễ bái, thậm chí có người kính lạy từng câu từng chữ trong bộ Kinh
này. Vì Kinh Pháp Hoa ẩn chứa nhiều ý nghĩa cho nên tùy theo trình độ tu chứng
của từng người mà hiểu và lý giải bộ Kinh này ở những khía cạnh khác nhau.
1.1. Lịch sử phiên dịch và truyền thừa Kinh Pháp Hoa
Khó có thể đưa ra một niên đại chính xác về niên đại thành lập Kinh
Pháp Hoa. Nhưng qua khảo cứu, Pháp Hoa Kinh được kết tập và hệ thống lại
vào khoảng 100 năm trước Công nguyên, ứng với thời kỳ đầu của lịch sử
thành lập Kinh điển Đại thừa Phật Giáo. Có một số tác phẩm xuất bản vào thế
kỷ thứ nhất đã mang tư tưởng Kinh Pháp Hoa. Đặc biệt là Trí Độ luận của Bồ
Tát Long Thọ, Ngài đã dùng Kinh này để chứng minh thuyết Trung đạo. Ngài

Thế Thân Bồ Tát chẳng những đã dẫn dụ Kinh Pháp Hoa trong bộ Nhiếp Đại
thừa luận mà còn soạn ra bộ Pháp Hoa Luận để làm nền tảng cho các chú giải
về sau. Nguyên bản Kinh Pháp Hoa bằng tiếng Phạn không rõ có còn không,
nhưng vào khoảng đầu thế kỷ 19, Ông Hamilton, công sứ người Anh tìm thấy
ở Népal một bộ Kinh bằng chữ Phạn viết trên lá bối trong một động đá. Sau
đó có 19 bản Pháp Hoa khác chép tay bằng Phạn ngữ được phái đoàn người
Nhật, Anh, Pháp, Đức tìm thấy. Các phái đoàn thám hiểm Nhật, Anh, Đức và
Nga đi sang vùng Kotan ở Trung Á tìm thêm được sáu bộ Kinh Pháp Hoa
bằng Phạn ngữ và một bộ Kinh ở Kucha (quê của Ngài Cưu Ma La Thập).
Đến 1932 một bộ Kinh Pháp Hoa cổ nhất được tìm thấy ở vùng Kashmir nối

9
liền với Afganistan, bộ Kinh này gồm có 2/3 bằng chữ Phạn và 1/3 chữ Magadhi
là loại chữ cổ nhất của nước Ma Kiệt Đà.
1.1.1. Kinh Pháp Hoa bằng chữ Hán
Người đầu tiên dịch Kinh này ra chữ Hán là Ngài Chi Khiêm, cư sĩ nước
Ngô thời Tam Quốc (225 - 253 TL). Trong thư mục Trung Hoa có rất nhiều
tác phẩm nói về lịch sử Kinh Pháp Hoa như là: Xuất Tam Tạng Ký Tập,
Chúng Kinh Mục Lục, Lịch Đại Tam Bảo Ký, Cổ Kim Dịch Kinh Mục Lục,
Đại Đường Nội Điển Lục, Đại Châu San Định Chúng Kinh Mục Lục, Khai
Nguyên Thích Giáo Lục, Trinh Nguyên Tân Định Thích Kinh Mục Lục.
- Chính PhápKinh Pháp Hoa:
 Xuất Tam Tạng ký tập: Bộ Pháp Hoa có 10 quyển chia thành 27 phẩm
do Ngài Pháp Hộ dịch vào đời Thái Khương năm thứ 7 tháng 8 (286 TL).
 Lịch Đại Tam Bảo Ký: Có 10 quyển do Ngài Trương Sĩ Minh, Trương
Trọng Chính, Pháp Hiển, Đàm Thuyên dịch vào năm thứ 7 đời Thái Đường.
 Đại Đường Nội Điển Lục: 10 quyển, 189 tờ do Ngài Trúc Pháp Hộ
dịch tại Trường An, đời Tây Tấn niên hiệu Thái Khương.
 Cổ Kim Dịch Kinh Đồ Kỷ: 10 quyển do Đàm Ma La Sát người nước
Nhục Chi dịch tại Lạc Dương, đời Tây Tấn, Vua Võ Đế, niên hiệu Thái Thủy

năm thứ nhất.
 Khai Nguyên Thích Giáo Lục: 10 quyển gọi là Phương Đẳng chính
Pháp Hoa Kinh, do Trương Sĩ Minh, Trương Trọng Chính và Pháp Sư Nhiếp
Thừa Diễn dịch vào năm Thái Khương thứ 7.
- Kinh Diệu Pháp Liên Hoa:
 Cổ Kim Dịch Kinh Đồ Kỷ: 7 quyển, do Cưu Ma La Thập dịch vào năm
thứ tư, niên hiệu Hoằng Thủy, đời Diêu Tần (402 sau công nguyên).
 Xuất Tam Tạng Ký Tập: 7 quyển gọi là Tân Dịch Kinh Pháp Hoa,
được dịch tại Trường An niên hiệu Hoằng Thủy thứ 8.

10
 Lịch Đại Tam Bảo Ký: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, dịch vào năm
Hoằng Thủy thứ 8, do Ngài Tăng Hữu đề tựa, Ngài Pháp Hộ tu chỉnh tại
thành Lạc Dương.
 Chúng Kinh Mục Lục: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa 7 quyển, gồm 175
trang, do Ngài Cưu Ma La Thập dịch tại Vườn Tiêu Dao (Trường An) vào
năm thứ 7, niên hiệu Hoằng Thủy đời Hậu Tần.
- Tăng bổ, hiệu đính Kinh Diệu Pháp Liên Hoa:
Kinh Pháp Hoa được tăng bổ, hiệu đính các bản dịch trước và cũng là
tiền thân của bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa được thông dụng ở Trung Hoa,
Nhật, Triều Tiên và Việt Nam ngày nay. Theo Thái Khai Nguyên Thích Giáo
Lục, bộ Kinh này do hai Pháp sư người Tây Vực tên Khuất Đa và Cấp Đa
soạn tại Chùa Phổ Diệu vào năm Nhân Thụ thứ nhất, đời nhà Tùy (601 sau
công nguyên).
- Phương đẳng Pháp Hoa Kinh:
Theo Tân Định Thích Kinh Mục Lục thì Phương đẳng Pháp Hoa Kinh
gồm có năm quyển đều bị thất lạc. Một bộ Kinh khác mang tên Pháp Hoa
Tam Muội cũng được nhắc đến trong thư mục Trung Hoa, theo San Định
Chúng Kinh Mục Lục thì Ngài Chi Cương Lương Tiếp dịch bộ kinh này tại
đất Giao Châu (Bắc Việt Nam ngày nay).

1.1.2. Kinh Pháp Hoa bằng tiếng Việt Nam
Người Việt Nam phiên dịch Kinh Pháp Hoa rất sớm và phát triển mạnh
nhất vào thời kỳ Bắc thuộc. Lịch sử Kinh Pháp Hoa ở Việt Nam có thể chia
thành 3 thời kỳ khác nhau:
+ Thời kỳ chữ Hán: Bộ Kinh sáu quyển được dịch ra Hán văn tại Đạo
Tràng Giao Châu vào năm 256.
+ Thời kỳ chữ Nôm: Pháp Hoa Kinh bằng chữ Nôm, hiện vẫn còn ở
Đông Dương Văn Khố Tokyo.
+ Thời kỳ Quốc ngữ: Cư sĩ Đoàn Trung Còn dịch bộ Kinh Pháp Hoa
vào năm 1937. Mười năm sau bộ Kinh Pháp Hoa được Hòa Thượng Trí Tịnh

11
dịch ra. Đây là bộ Kinh được thông dụng phổ biến nhất ở nước ta và đã được
đông đảo quần chúng tụng đọc tại Chùa hay ở nhà Cư sĩ. Điều này chứng tỏ
Kinh Pháp Hoa đã trở thành nguồn sống tinh thần không thể thiếu của người
xuất gia nói riêng và của cả Dân tộc hiền hòa hiếu nghĩa như Dân tộc Việt
Nam nói chung. Ngày nay Pháp Hoa Kinh được nhiều Hòa Thượng, Thượng
Tọa, các nhà học giả và dịch giải như Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Hòa
Thượng Thích Trí Quảng, Hòa Thượng Thích Từ Thông, Hòa Thượng Thích
Trí Quang, Cố Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm, Trượng Tọa Thích Thiện Trí
và Cư sĩ Mai Thọ Truyền…
1.2. Ý nghĩa của tên Kinh Pháp Hoa
So với các Kinh khác, đề Kinh Pháp Hoa có tính riêng đặc biệt:
- Kinh Pháp Hoa này do hai vạn Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh
thuyết Pháp. Nghĩa là Chư Phật quá khứ đã thuyết rồi, đây là đặc điểm khác
hơn các Kinh khác.
- Ở phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát, Phật nói khi Ngài còn là Bồ Tát
Thường Bất Khinh, Ngài còn nghe Phật Oai Âm Vương thuyết Pháp Hoa.
- Đến phẩm Đề Bà Đạt Đa, Phật cho biết khi xưa, Ngài làm Chuyển
Luân Thánh Vương, đã từng học Kinh với Bồ Đề Đạt Đa.

Điều đó chứng tỏ Kinh Pháp Hoa đã được Chư Phật mười phương nói từ
vô lượng kiếp, nay Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ là người khai ngộ lại.
Kinh Pháp Hoa có ý nghĩa:
1. Vô lượng nghĩa Kinh
2. Chư Phật sở hộ niệm
3. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh
Pháp Hoa còn có tên, với nghĩa giải thích Kinh: "Giáo Bồ TátPháp Phật
sở hộ niệm".
"Giáo Bồ Tát Pháp" là Pháp của Bồ Tát do thể nghiệm chứng được Pháp
chân thật, chứ không phải là lý thuyết bên ngoài. Phật dạy rằng: Bồ Tát do
thành đạo mà thân chứng và thể hiện được Pháp ấy trong cuộc sống.

12
"Phật sở hộ niệm" vì Kinh này được Phật giữ gìn hộ trì, là sức sống của
Chư Phật, khi trụ Tâm Pháp thì còn thực hành, còn trắc nghiệm thì Pháp luôn
luôn sinh.
Còn tựa đề Kinh gồm có năm chữ "Diệu Pháp Liên Hoa Kinh" được gọi
tắt là Kinh Pháp Hoa, nói cho đủ là "Diệu Pháp Liên Hoa giáo Bồ Tát Pháp
Phật hộ niệm", hay còn có tên gọi là "Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh".
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, là tên được Ngài Cưu Ma La Thập dịch lại từ
bộ Kinh mang tên tiếng Phạn là Saddharma Pundarikasutra.
Diệu Pháp: Là chỉ cho Pháp, tức là chỉ cho tri kiến Phật, hay nói một
cách khác là thể tính mầu nhiệm vốn có của chúng sinh, tính trong sáng thanh
tịnh ở Thánh không tăng, ở phàm không giảm, không phải đợi đến lúc thành
Phật mới có, mà nó vốn sẵn có trong mỗi chúng sinh. Do vô minh phiền não
che lấp nên không thể hiển lộ, còn nói một cách khác, Diệu Pháp là Pháp vi
diệu, khó nghĩ và khó bàn, bởi vì chúng ta nói đến tri kiến Phật, là Tâm
thể thanh tịnh của chúng sinh là nhất chân thật tướng Pháp giới, cũng gọi
là Diệu Pháp.
Liên Hoa: Là dụ cho tri kiến của Phật, Liên Hoa tiếng Việt gọi là Hoa

Sen, là một loài hoa mọc từ bùn vươn lên nhưng sắc hương của nó luôn nhẹ
nhàng thanh khiết, và bao gồm những đặc tính cao quý mà ở các loài hoa khác
không thể có được. Cho nên Kinh Diệu Pháp Liên Hoa lấy Hoa Sen làm biểu
tượng, vì Hoa Sen có nhiều đặc điểm. Hoa Sen ở trong bùn lầy nhơ nhớp mà
vẫn không bị hôi tanh, vẫn đẹp thơm tinh khiết. Cũng vậy, trong thân Ngũ uẩn
nhơ uế này luôn hằng hữu một Pháp thân thanh tịnh, hay Kinh Pháp Hoa còn
gọi là tri kiến Phật.
Hoa Sen còn có nghĩa là nhân quả đồng thời, khi chưa nở đã có quả rồi,
nên gọi là hoa quả đồng thời, khi hoa nở thì quả cũng hiển bày. Như vậy, đại
tuệ bình đẳng, thật tướng bình đẳng, từ trong nhân đã có quả, và từ trong quả
đã có nhân, nhân quả đồng thời.

13
Sự hiển lộ đồng thời của cánh, nhụy, gương, hạt đã tượng trưng đầy đủ ý
nghĩa nhân quả đồng thời một cách trọn vẹn.
Căn cứ vào sự hiển lộ đồng thời của nhân quả, khẳng định rằng: chúng
sinh mặc dù đang rong ruổi theo trần nhưng tri kiến Phật đã tự tròn đầy trong
sáng vô thủy, vô chung.
Chúng sinh tuy căn tính bất đồng, bị vô minh tham ái chấp thủ, làm lu
mờ tâm tính nhưng bản thể chân thường kia vẫn không hề mai một, dù trong
thân ngũ ấm kia luôn bị thiêu đốt bởi lửa tham, sân, si, phiền não, luôn bị
ngập chìm trong dục vọng, nhưng không vì vậy mà Phật tính kia bị mất đi hay
nhiễm theo Pháp bất thiện.
Chính vì những đặc tính đáng quý đó mà Đức Phật đã mượn Hoa Sen để
đặt cho tên Kinh.
Kinh (Sutra) nguyên nghĩa là một sợi dây hay một sợi chỉ dọc trong
ngành dệt. Người Ấn Độ ngày xưa có thói quen trang điểm tóc mình bằng
những bông hoa đẹp xâu bằng một sợi dây. Ở đây cũng vậy, giáo lý Thâm
diệu xuyên suốt của Đức Thế Tôn được góp nhặt lại thành những tác phẩm
gọi là Kinh.

Kinh còn có nghĩa là lời dạy của Chư Phật, gồm cả khế cơ, và khế lý
(hợp với căn cơ và chân lý) nên gọi là Thường Pháp ba đời Chư Phật đều nói
như thế; những lời này phải có Lục chủng thành tựu (Tín, Văn, Thời, Chủ,
Xứ, Chúng hội) thì gọi là Kinh như: Kinh A Hàm, Niết bàn, Bát nhã, đó
chính là "khuôn vàng thước ngọc" cho các đệ tử của Đức Phật nương theo đó
mà tu trên lộ trình giác ngộ giải thoát.
1.3. Vị trí Kinh Pháp Hoa trong hệ thống giáo lý Đại thừa
Theo sử liệu của các nhà nghiên cứu, Kinh Pháp Hoa được kết tập và hệ
thống lại vào khoảng 100 năm trước Tây lịch, ở vương triều Vua A Dục
(Asoka). Tư tưởng Đại thừa xuất hiện ngay từ thời Đức Phật còn trụ thế, khi
Kinh Pháp Hoa ra đời thì đây chính là thời điểm hoàn thiện nhất của nền tảng
tư tưởng Đại thừa. Trong đó, Kinh Pháp Hoa biểu thị một sắc thái rất độc đáo

14
với tư cách là một tổng hòa của tư tưởng Đại thừa Phật Giáo. Theo Ngài
Thiên Thai Trí giả Đại sư (538- 598), vị Tổ sáng lập Thiên Thai tông, thì sự
hóa đạo của Đức Phật trong năm mươi năm được chia làm năm thời là Hoa
Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa và Niết Bàn. Song, thời
kỳ đầu, do căn tính chúng sinh bất đồng nên Đức Phật mở bày phương tiện
nhằm giúp chúng sinh nương vào đó mà hướng thượng. Sau thời gian tu học
tôi luyện, Đức Phật nhận thấy căn lành của chúng hội đã thuần thục dung
thông nên Ngài mới nói Diệu Pháp, làm rõ lý Nhất thừa. Đây là Pháp chân
thật giúp cho chúng sinh từng bước hội nhập Phật thừa. Ngay từ đầu trong
Kinh đã xác định sự ra đời của Đức Phật với mục đích: "Khai thị chúng sinh
ngộ nhập Phật tri kiến" (Khai mở trí tuệ cho chúng sinh thấy rõ Phật tính và
trở về sống với tính Phật sẵn có của mình).
Giáo nghĩa then chốt của Kinh Pháp Hoa là chỉ bày tri kiến Phật sẵn có
nơi mỗi chúng sinh. Tri kiến Phật là cái thấy biết không thuộc về kiến chấp
ngã nơi thân, không thuộc về kiến chấp ngã nơi Tâm, là thể của thân Tâm
thường trụ bất sinh bất diệt. Nói khác hơn, tư tưởng trọng yếu của Kinh Pháp

Hoa là"Khai quyền hiển thực" (Khai phá trừ bỏ cái nhận thức sai lầm để hiển
bày ra cái chân thực). Đứng về phía chúng sinh thì nói giáo lý "Khai tam hiển
nhất": nghĩa là khai triển ra tam thừa là Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát
rồi tụ về nhất Phật thừa. Về phía Phật thì nói giáo lý "Khai tích hiển bản" (Phá
trừ cái mê chấp về thật hiện tiền để thấy Phật từ muôn kiếp trước), Đức Phật
Thích Ca từ khi thành đạo, đến lúc 80 tuổi Ngài nhập Niết Bàn, đó chỉ là
phương tiện quyền hiện ra trên cõi đời này, chứ thực ra Pháp thân của Ngài
vẫn thường trụ và đã thành Phật từ những kiếp xa xưa mới chính là bản Phật.
Đó là nghĩa Khai tích hiển bản.
Tư tưởng Nhất Phật thừa này có một sức mạnh mãnh liệt để xóa bỏ mọi
thiên chấp của các bộ phái trong quá khứ về Phật đạo. Mặt khác, chỉ ra tư
tưởng này mới có khả năng hệ thống hóa mọi cấp độ Tâm linh thể nghiệm
Phật Giáo trong cuộc sống. Đây chính là mục tiêu tối hậu của Đức Phật. Như

15
vậy, chính những điểm đặc thù trên mà các nhà nghiên cứu Phật học đều suy
tôn Kinh Pháp Hoa lên ngôi vị Pháp Vương "Chúng Kinh chi Vương", là Vua
của tất cả các Kinh vậy. Như vậy, phần giáo lý của Kinh Pháp Hoa thì bàn về
nghĩa Pháp thân thường trụ, hay Phật thân thường trụ, nêu rõ mục đích cứu
cánh của giáo nghĩa Đại thừa, nghĩa là tất cả chúng sinh, ai cũng có thể
thành Phật.
1.4. Khái lƣợc nội dung Kinh Pháp Hoa
Kinh Pháp Hoa gồm bảy quyển, được chia làm hai mươi tám phẩm. Từ
thời xưa, các học giả Phật học đã chia Kinh Pháp Hoa theo nhiều cách để hiểu
Kinh cho rõ hơn và dễ thực hành.
Trong Kinh Pháp Hoa, chủ đề chính của Kinh được chia thành hai
phần, đó là tích môn và bản môn. Tích môn và bản môn này là lập trường căn
bản của Kinh Pháp Hoa được mở rộng. Do vậy, muốn nghiên cứu tư tưởng
Kinh Pháp Hoa, thiết tưởng không thể không nghiên cứu hai môn này.
1.4.1. Tích môn

Tích môn: nói đủ là môn tích hóa, tích là dấu tích thấy được, môn ở đây
không phải là cửa mà là phương tiện. Phương tiện hóa độ của Đức Bản Sư
Thích Ca Mâu Ni qua lịch sử, Ngài thành đạo, giáo hóa và cuối cùng là nhập
Niết Bàn. Đây chỉ cho hiện tượng pháp giới ở trong đó sinh diệt gồm thánh
phàm, chân vọng, hữu vi, vô vi, hữu tình, vô tình. Đức Phật xuất hiện trên đời
này là có thật, tức là Phật mang thân ngũ uẩn như chúng ta có sinh diệt, đó là
tích môn. Dấu tích cuộc đời Đức Phật gắn liền với lịch sử nhân loại. Tích
môn: gồm mười bốn phẩm trước, tức từ phẩm một: Phẩm Tựa đến phẩm mười
bốn (An Lạc Hạnh).
*Phẩm tựa:
Phần duyên khởi, giới thiệu ý nghĩa tổng quát.
Trước khi nói Kinh Pháp Hoa, tức là truyền trao Giáo Pháp tột cùng,
cái chân lý tuyệt đối, Thế Tôn nhập Vô lượng nghĩa xứ định (Nhập định ở
cảnh giới tuyệt đối về nhận thức – thống nhất chủ quan và khách quan…), im

16
lặng không nói, khi thấy thời cơ đã thành thục rồi, Ngài xuất Vô lượng nghĩa
xứ định mới tuyên thuyết Pháp Hoa. Đó là điều xưa nay Đức Phật chưa từng
làm trước khi thuyết Pháp cho một Pháp hội nào khác.
Chúng sinh từ chân Tâm thanh tịnh do vọng tưởng điên đảo mà sinh ra
vũ trụ thế giới, có thiên hà đại địa, để từ đó sống với thức tỉnh phân biệt, với
những mừng, giận, buồn, vui, ghét, chấp có ta, người, có chúng sinh, có thụ
giả để mãi mãi trôi lăn trong bờ mê bến khổ. Đức Phật đã trình bày cho chúng
ta thấy được cảnh giới của Phật và chúng sinh không khác. Tất cả chúng sinh
dẫu là Thanh Văn, Duyên Giác, hàng Bát Bộ Chúng, khi được Phật Tuệ soi
sáng tức đều đồng như Phật, có khả năng như nhau. Đây là tiêu biểu cho sự
nỗ lực gia công của người tu hành, khi vượt qua sự chi phối của thân Tâm ngũ
uẩn, vượt qua mọi cạm bẫy, phiền não của cái ta liền trở về thể chân Tâm
thanh tịnh của chúng ta, Đây là chỗ mà các Thiền Sư cho rằng "Nhất niệm
nghìn năm" cũng là chỗ "Đại địa trên đầu sợi tóc" của Kinh Pháp Hoa. Nói

theo tinh thần Hoa Nghiêm thì tất cả đồng ở trong Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na,
lúc ấy Tâm Phật và Tâm của những vị trong hội chúng thông đạt với nhau, thể
nhập vào thế giới bao la mầu nhiệm của Pháp Hoa để nghe Pháp.
Điểm nổi bật trong phẩm tựa là có sự hiện diện của hai Bồ Tát: Di Lặc
và Văn Thù, hai vị này biểu tượng của lòng Từ bi (Di Lặc) và Trí tuệ (Văn
Thù). Vì Từ bi nên Phật Phương Tiện nói Pháp chỉ bày, vì Trí tuệmuốn cho
chúng sinh trở về bản thể Như Lai Tạng hay Pháp thân thường trú nên Phật
thuyết Pháp Hoa. Sau khi viên mãn hạnh nguyện, Phật nhập Niết bàn, đây là
truyền thống ba đời Chư Phật, tức là đã hoàn thành xong hạnh nguyện thì
không còn đối đãi, bặt ngôn ngữ dứt suy lường, là chỗ không còn vướng bận
của ý niệm về tôi và của tôi, hay các phương tiện của "Hóa Thành" mà cứu
kính. Đó là trọn vẹn của cuộc đời giáo hóa của Chư Phật, từ các phương tiện
đến Thật Tướng các Pháp tư nghì, bất sinh, bất diệt. Đức Phật đã dung thông
lý và sự, kết hợp hiện tượng giới và bản thể giới mà làm tròn nhân hạnh của
Ngài. Hạnh nguyện của bậc Tự Giác - Giác Tha, Giác Hạnh viên mãn.

17
*Phẩm phương tiện:
Gọi là Pháp thuyết Châu, trình bày về tri kiến Phật. Đây chính là trung
Tâm của Tích môn, đối tượng thính chúng trong Pháp hội này là những vị Bồ
Tát thượng trí. Ngài Xá Lợi Phất biểu trưng cho Trí tuệ đệ nhất, làm thượng
thủ trong hội chúng mới có thể lãnh hội được.
*Từ Phẩm ba đến Phẩm sáu:
Là phẩm Thụ ký: gọi là dụ thuyết Châu. Có nghĩa là thay vì nói thẳng
những điều cần nói như ở phẩm Phương Tiện. Ở đây Phật dùng ba thí dụ để
nói về ba cõi con người trải qua là: nhà lửa, đứa con khốn cùng và cây thuốc
để diễn bày Tri Kiến Phật. Nhờ đó, hàng trung căn tín giải được: "Chư Phật là
Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành", tuy còn ở trong ba cõi nhà lửa mà tự
tin biết chắc được như vậy, cố Tâm vượt khỏi, chẳng tham luyến chỗ vui chơi
của trẻ con, Tâm chẳng rong ruổi mong cầu, chẳng khởi vọng nghiệp, duyên

theo trần cảnh. Tức là ở trong ba cõi nhà lửa này mà liền vượt khỏi tam giới.
* Từ Phẩm bảy đến Phẩm chín (Hữu học Vô học):
Được gọi là nhân duyên thuyết Châu. Ở đây, Đức Phật mở Tâm cho các
đệ tử có căn trí thấp hơn, nhớ lại nhân tu của họ trong quá khứ, họ đã từng
gặp Phật, từng phát Tâm Đại thừa. Nhưng nay vì mãi trôi lăn trong sinh tử, bị
vô minh che lấp mà quên đi, Đức Phật đã khéo léo nhắc lại cho họ nhớ lại bản
nguyện xưa, mà phát Tâm hưng khởi Đại thừa. Nhờ tín giải hoan hỉ sinh thì
lòng tự tin hơn chính mình trong việc phá bỏ thành trì mê muội, thẳng tiến
đến Nhất Thừa.
*Từ phẩm mười (Pháp sư) cho đến phẩm An Lạc Hạnh:
Là phần bổ túc cho tám phẩm trước, là những phẩm chính tông của Tích môn.
Kinh Pháp Hoa là chân lý quan trọng, nội dung chứa đựng tất cả những
bí yếu của chân lý, cho nên khó tin và khó hiểu. Lúc Phật hiện tiền, hay sau
khi Phật diệt độ, nếu ai Tâm hiểu và thụ trì được Kinh Pháp Hoa, thì chắc
chắn là người đó đã xa lìa vọng tưởng, Trí tuệ thông rõ đạo lý Pháp Hoa, là
một Pháp môn cần được tuyên dương hoằng hóa, người tu hành cần phải đặt

18
trọn niềm tin tưởng tuyệt đối. Lý của Kinh phần nhiều khó tin và khó hiểu,
cho nên người trao truyền, diễn nói, phải thành thạo ba việc để việc nói Kinh
được viên mãn đó là: Vào nhà Như Lai tức là phải có Tâm Từ bi đối với tất cả
mọi người, cũng như Tâm từ của Phật đối với tất cả chúng sinh, Chư Phật
mười phương đều lấy Tâm từ làm nền tảng cho sự hành đạo cứu khổ và đem
lại An Lạc cho chúng sinh; Mặc áo Như Lai là luôn trang bị cho mình áo giáp
nhẫn nhục, giữ Tâm luôn được an tịnh, luôn có đức tính mềm mỏng, ái ngữ
không để cho phiền não nhiễm ô Tâm trí mình; Thứ nữa là ngồi tòa Như Lai
chính là an trú trong nhất thiết Pháp không. "Không" ở đây là không tự tính
của Pháp, tất cả các Pháp đều không tự tính, vì không tự tính nên bất khả đắc
chứ không phải hoàn toàn trống không.
*Phẩm thứ mười một:

Hiện Bảo Tháp của Phật Đa Bảo là biểu thị cho Phật, Phật tính có sẵn
trong Tâm phiền não của chúng sinh, khi mê thì vọng động duyên theo khách
trần, khi tỉnh thì bản lai diện mục tự hiển bày, tức tất cả chúng sinh đều có
Phật tính, Phật tính chính là Giác tính. Nên cần được biết một cách rõ ràng, lìa
các thứ ngăn che, tức hội được cảnh giới Chư Phật. Các Pháp đều ở trong
Tâm, tùy Tâm biến hiện. Ở phẩm này ý nói: Tháp là từ dưới đất mà xây lên,
đất là Tâm địa của mỗi chúng sinh; Phật Đa Bảo ngồi trong tháp biểu tượng
cho Pháp, ví Pháp là Tâm, mà Tâm là Pháp. Tháp Bảo ở đây là dụ cho Pháp ở
trong Tâm của mỗi người. Theo Ngài Từ Ân kiến giải ý nghĩa Phật quá khứ
Đa Bảo và Phật Thích Ca hiện tại ngồi chung Pháp tọa là cổ kim bình đẳng
bất nhị. Phật xưa và nay không khác, ba cõi mười phương Chư Phật hiểu biết
chân lý, vận dụng chân lý và cuộc sống đều giống nhau. Trong Tâm của mỗi
người đều chứa đầy đủ tất cả công đức (từ, bi, hỷ, xả) Tâm đó là Tâm Phật
nhưng chưa hoàn thiện nảy nở như Tâm Phật.
Đức Phật Thích Ca đạt đến sự thành tựu cao quý ấy tức đạt đến nhân
cách hoàn thiện, Tâm cùng với Phật Đa Bảo không khác. Phật Đa Bảo từ dưới
đất hiện lên biểu tượng ý nghĩa: Đức Phật Đa Bảo một vị Phật quá khứ mà

19
không diệt, Đức Phật Thích Ca sinh mà không sinh. Hai vị ngồi cùng tọa vì là
không sinh diệt, Đức Đa Bảo biểu hiện cho Phật tính có phần trong đất phiền
não của mỗi chúng sinh, khi gặp hội Pháp Hoa thì hiển lộ.
*Phẩm mười hai Đề Bà Đạt Đa:
Trong nhiều Kinh khác đều nói Đề Bà Đạt Đa là một người phạm trọng
tội ngũ nghịch, sẽ đọa vô gián địa ngục vì nghiệp chướng quá sâu dày. Nhưng
đến Kinh Pháp Hoa Phật cho biết Đề Bà Đạt Đa từ vộ lượng kiếp là thiện tri
thức của Ngài, giúp Ngài thành Phật qua việc Ông đã nói là Kinh Diệu Pháp
Liên Hoa, chứng tỏ Kinh này có năng lực đã làm cho Ngài thành Phật. Và
những người phạm ngũ nghịch tội với Phật như Đề Bà Đạt Đa cũng là người
trợ duyên cho Ngài trên lộ trình tiến đến quả Phật. Việc Long Nữ phát Tâm tu

hành đắc đạo thành Phật, tức là cảm nhận được thân nữ nhơ uế, nhiều nghiệp
chướng nên tinh tấn lìa bỏ tham luyến thế gian, tức là đến thế giới vô cấu
thành bậc chính giác.
Kinh Pháp Hoa, phẩm Đề Bà Đạt Đa đã mở ra một chân trời mới, một
chân lý bình đẳng, một niềm tin vững chắc "Tất cả chúng sinh đều có Phật
tính", làm cho chúng sinh tự tin hơn trên tiến trình tu tập, giải thoát, bất cứ ai,
một loại chúng sinh hữu tình nào nếu một khi đã nhận ra tính nhiệm màu vô
thủy vô chung ở cõi mình, sống hợp với tính ấy thì cuối cùng sẽ đạt thành
Phật đạo.
*Phẩm An Lạc Hạnh thứ mười bốn:
Là phẩm cuối cùng của Tích môn, muốn nói người tu theo Pháp Hoa ở
cõi Ta Bà đầy uế trược này, phải luôn an trú trong bốn hạnh là thân an lạc
hạnh, khẩu an lạc hạnh, ý an lạc hạnh và thệ nguyện an lạc hạnh. Nói rõ hơn,
trong phần Tích môn gồm có hai phần lớn là "Lược khai hiển và Quảng khai
hiển" Lại nữa "Trong Quảng khai hiển" được chia làm ba vòng gọi là "Tam
chu thuyết Pháp": Pháp thuyết chu, thí thuyết chu và nhân duyên thuyết chu.
Mỗi chu đều có bốn phần: chính thuyết châu, lĩnh giải, thuật thành và thụ ký.
Chính thuyết châu: phẩm Phương tiện

20
Lĩnh giải: Thí dụ châu
Thuật thành: Dược thảo dụ
Thụ ký: phẩm Thụ ký.
Đức Phật nêu vấn đề là "Chính thuyết" giúp cho các đệ tử am hiểu gọi là
"Lĩnh giải". Đã đặt vấn đề, đã giải rỏ vấn đề và các đệ tử đã hiểu gọi là
"Thuận thành", thuật thành xong Đức Phật thụ ký cho thành Phật.
Về sự phân tích bố cục của Tích môn như trên chúng ta thấy nổi bật
bốn tiêu đề chính: Khai triển, Tri kiến Phật, Chư Pháp thật tướng, thụ ký
thành Phật.
1.4.2. Bản Môn;

Bản môn là giáo lý biểu hiện mối quan hệ giữa Đức Phật và con người
tức là sự cứu độ con người của Đức Phật. Sự cứu độ này tùy thuộc vào lòng
Từ bi của Đức Phật và lòng Từ bi này là tinh thần chủ yếu của Bản môn.
Pháp thân thường trú nơi mỗi con người từ xưa đến nay chưa từng sinh
diệt, không hạn cuộc bởi thời gian, không gian, không đến, không đi, không
hoại,… vì vậy mà Phật nói "Tất cả chúng sinh đều sẽ thành Phật". Tư tưởng
này, Kinh Pháp Hoa thì gọi là "Tri Kiến Phật". Kinh Lăng Nghiêm thì gọi là
"Chân Tâm thường trú", "Như Lai Tạng" Thiền Tông thì gọi là "Vô sư trí",
"Bản lai diện mục", "Ôngchủ" đều chỉ cho thụ lượng của Như Lai hay Pháp
thân thường trú nơi mỗi chúng sinh, đó chính là tông chỉ của Bản môn.
*Phẩm Tùng địa dũng xuất thứ mười lăm:
Do công phu tu hành, trở về Phật tính, tự nhiên thân này chứng được
"Vô sư trí", Trí này phát xuất từ Pháp thân, nên Bồ Tát từ "Đất đi lên", Trí
này do công năng tu hành có khả năng chống lại sinh tử, từ nơi Chân tính mà
có nên không bị sinh diệt chi phối, vì vậy Đức Phật phủ nhận Bồ Tát ở tha
phương duy trì, truyền bá Kinh Pháp Hoa ở cõi này, mà chỉ có Bồ Tát từ đất
đi lên mà thôi, vì Bồ Tát tha phương là Trí hữu dư, do học tập được, vì còn
phân biệt, nếu còn phân biệt thì sinh tử, sinh diệt, nên không có khả năng bảo vệ
Phật tính chính mình.

21
*Phẩm Như Lai Thụ Lượng thứ mười sáu:
Khi đã có Vô sư trí thì mới có thể nhận rõ được Pháp thân (Phật tính)
mà Pháp thân thì bất sinh, bất diệt, hằng hữu, vĩnh cửu, không bị thời gian
chi phối, Pháp thân có sẵn ở thân này, nhưng mọi người không nhận ra, khi
Vô sư trí phát sinh thì được Pháp thân. Vì vậy mà khó tin, khó nghĩ bàn, đó
cũng là thân Phật vậy, nếu tin nhận, thì không thể nào lường được, đó chính là
thân Kim Cương vậy.
*Phẩm Phân Biệt Công Đức thứ mười bảy:
Đối với Pháp thân thì bất biến, nếu người nào tin nhận là đã trở về với

Chân tính, nếu nhận chân được Pháp thân là vô sinh, thì được Công đức vô
lượng, vì vậy mà công đức của thế gian là công đức tương đối, hữu hạn, nếu
đem so sánh công đức của Pháp thân thì không có công đức nào sánh kịp.
*Phẩm Tùy Hỷ Công Đức thứ mười tám:
Công đức của người biết được Pháp thân thì rất là cao tột, nếu ai phát
Tâm tùy hỷ thì công đức vô lượng, vô biên, ở đây tùy hỷ có phần nhận hiểu,
thấu đáo, khuyến khích người khác, tán dương người nghe Kinh, đó là công
đức không thể lường.
*Phẩm Pháp Sư Công Đức thứ mười chín:
Công đức của Pháp sư hay công đức của người sống với Tri kiến Phật y
cứ nơi các căn, nếu các căn là điểm sáng của viên ngọc tính giác, vì không
nương sáu căn thì không thể thấy được tính giác, nghĩa là phải luôn sống với
tính thấy, tính nghe của mình là vào được cửa ngõ của Niết bàn, khi sáu căn
đã thuần tịnh, không tạp nhiễm thì tự nó trở thành lục thông, đó là thần thông
không cần luyện tập.
*Phẩm Thường Bất Kinh Bồ Tát thứ hai mươi:
Người sống với Tri kiến Phật khi truyền bá phải kiên trì, nhẫn nại, vì
làm một việc rất khó làm. Cho nên biết mọi người có Phật tính, thì người đắc
trước làm sao dám Khinh người đắc sau, người đã ngộ chỉ cho người sẽ ngộ,
duy chỉ có Thường bất Khinh Bồ Tát thôi. Ngài trì và truyền bá Pháp Hoa

×