Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

Đề tài Đặc điểm và hiện trạng làng nghề Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 30 trang )

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Khoa Môi trường
Đề tài
Đặc điểm và hiện trạng làng nghề Việt Nam
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 7
Danh sách sinh viên nhóm 7
STT Họ và tên Lớp MSV
1 Vũ Hải Giang K56MTD 563903
2 Nguyễn Thị Thùy Linh K56MTD 563934
3 Trần Thị Trang K56MTE 564088
4 Phạm Thị Thu Hằng K56MTD 563910
5 Trần Thị Ngọc Ngân K56MTD 563946
6 Tạ Thị Hải Yến K56MTD 563994
7 Mai Hồng Nhung K56MTD 563950
8 Vũ Quỳnh Trang K56MTD 563979
9 Nguyễn Văn Hưng K56MTD 563924
10 Hoàng Thị Tâm K56MTD 563960
Mục lục
A. Mở đầu
B. Nội dung
I. Giới thiệu chung về làng nghề Việt Nam.
II. Đặc điểm của làng nghề
III. Hiện trạng môi trường làng nghề
IV. Hiện trạng quản lý môi trường làng nghề
C. Kết luận
A. Mở đầu

Hoạt động sản xuất nghề thủ công đã là một trong những nét văn hóa đặc thù trong đời sống của người dân
nông thôn Việt Nam.


Đóng góp to lớn vào đời sống kinh tế, giúp người dân gắn bó với nhau, tạo ra những truyền thống, nét đẹp
trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt.

Đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, cần phải giải quyết kịp thời.

Tìm hiểu : “ Đặc điểm và hiện trạng làng nghề Việt Nam”.


B. Nội dung
1. Khái niệm và tiêu chí xếp loại làng nghề
1.1 Khái niệm
.
Làng nghề là một thiết chế kinh tế xã hội của nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố ngành và nghề, tồn
tại trong không gian định lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là
chính, giữa họ có mối liên kế về kinh tế, văn hóa và xã hội.( Theo Trần Minh Yến)
Tiêu chí công nhận nghề truyền thống

Nghề xuất hiện trên 50 năm

Sản phẩm đậm chất dân tộc

Nghề gắn với tên tuổi nghệ nhân hoặc
làng nghề
Tiêu chí công nhận làng nghề

Tối thiểu 30% hộ dân tham gia ngành
nghề nông thôn

Hoạt động ổn định tối thiểu 2 năm


Chấp hành tốt chính sách, pháp luật
của Nhà nước.
Tiêu chí công nhận làng nghề truyền
thống

Đạt tiêu chí của làng nghề và có nghề
truyền thống

Có ít nhất một làng nghề truyền thống
được công nhận.
1.2 Tiêu chí xếp loại làng nghề
Các (êu chí xếp loại làng nghề

Sự hình thành làng nghề mới.

Làng nghề mới được hiểu là làng nghề không
phải làng nghề truyền thống. Các làng nghề
này được hình thành trong thời gian gần đây,
chủ yếu xuất phát từ:

Việc tổ chức gia công cho các xí nghiệp lớn,
tổ chức kinh doanh nhập khẩu.

Việc học tập của vài hộ gia đình nhạy bén thị
trường và có điều kiện đầu tư sản xuất hoặc
của các làng nghề lân cận

Tự hình thành do nhu cầu mới của thị trường
tiêu thụ sản phẩm và nguyên liệu có sẵn.
Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ:

Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da
Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá
Làng nghề thủ công mỹ nghệ
Làng nghề tái chế phế liệu
Các nhóm ngành khác
2. Phân loại làng nghề Việt Nam

II. Đặc điểm của làng nghề
1
. Đặc điểm chung của làng nghề

Về mặt phân bố: Các làng nghề phân bố không đồng điều giữa các vùng miền. Ở khu vực phía Bắc, thường
có xu hướng phát triển mạnh hơn so với các khu vực phía Nam. Theo ước tính, trong số 1450 làng nghề của
cả nước thì có 976 làng nghề tập trung ở khu vực miền Bắc chiếm 67,31%,trong khi đó số lượng làng nghề
của miền Trung và miềm Nam lần lượt là 297 và 177 làng nghề, tương ứng với 20,48% và 12,21%.

Về giá trị sản phẩm: Trong những năm gần đây,làng nghề Việt Nam có những bước phát triển đáng kể, tạo ra
một khối lượng hàng hóa lớn, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn đáp ứng cả nhu cầu xuất khẩu.

Đặc điểm sản phẩm:
Sản phẩm làng nghề nước ta thường rất đa dạng, phong phú, độc đáo và có tính
nghệ thuật cao.

Đặc điểm lao động: số lao động ở làng nghề chủ yếu là lao động thủ công và cũng nhờ đó họ có tay nghề khéo léo, trình độ kỹ
thuật cao, có đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo.

Nguyên vật liệu: nguyên vật liệu cung cấp cho làng nghề chủ yếu từ những thứ sẵn có của địa phương, do đó chúng khá đa dạng
và phong phú.

Công nghệ và thiết bị: Phần lớn kỹ thuật,công nghệ của làng nghề còn lạc hậu mang tính cổ truyền, chưa được chọn lọc và đầu tư

khoa học để nang cao chất lượng sản phẩm. Do đó, chất lượng sản phẩm của làng nghề còn nhiều hạn chế, sức cạnh tranh kém và
chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Đặc điểm hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh: Hình thức tổ chức sản xuất phổ biến nhất của làng nghề nước ta là sản xuất theo
quy mô hộ gia đình, bên cạnh đó còn có một số hình thức sản xuất khác

Cơ sở hạ tầng: Cơ sở làng nghề cồn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng phổ biến ở làng nghề là sử dụng ngay nhà ở để làm nơi sản
xuất hoặc xây dụng xưởng sản xuất bằng lán…mang tính chất tạm bợ nên không đảm bảo yêu cầu vệ sinh, an toàn lao động, đồng
thời làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường như ô nhiễm bụi, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nước, dất, không khí…
2
2. Đặc điểm của làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội
III.Hiện trạng môi trường làng nghề
1. Các đặc trưng ô nhiễm của làng nghề

Ô nhiễm làng nghề ở dạng cục bộ

Ô nhiễm làng nghề mang đặc trưng của hoạt động sản xuất theo làng nghề và lọai hình sản phẩm

Ô nhiễm làng nghề thường khá cao ở khu vực sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và người dân làng nghề
2. Hiện trạng ô nhiễm tại làng nghề

Ô nhiễm môi trường không khí: ô nhiễm không khí tại làng nghề chủ yếu là do đốt các nhiên liệu hóa thạch và sự bay hơi hóa chất
trong dây truyền sản xuất.

Ô nhiễm môi trường nước mặt: chủ yếu là do tác động của nước thải làng nghề không được xử lý mà được thải bỏ trực tiếp ra môi
trường.

Ô nhiễm chất thải rắn: hiện nay hầu hết các loại chất thải rắn tại các làng nghề vẫn chưa được thu gom, xử lý xả thẳng vào môi

trường.

Ví dụ: các làng nghề ươm tơ, dệt vải và thuộc da:
- Dệt nhuộm có nhu cầu hóa chất rất lớn gồm thuốc nhuộm các loại , xút , axit. Khoảng 85-90% lượng hóa
chất này hòa tan trong nước thải do đó độ màu lên rất cao, pH dao động lớn phụ thuộc vào loại thuốc nhuộm
được sử dụng
- Nước thải các làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ đều giàu chất hữu cơ hàm lượng COD, BOD
5
gấp 2-15 lần
TCVN, ngoài ra lượng thải có hàm lượng SS, tổng N, tổng P khá cao. Đặc biệt coliform vượt TCVN hàng
nghìn lần.

Ví dụ: các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ:
- Khối lượng nước thải từ làng nghề này rất lớn, thường không xử lý đã thải trực tiếp ra môi trường; hàm
lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất của làng nghề này cũng rất cao, đặc biệt là COD, BOD
5
, SS,
tổng N, tổng P vượt TCVN hàng chục lần. Coliform trong nước thải của làng nghề này rất cao

Theo kết quả quan trắc của Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc, nước mặt khu vực làng nghề truyền thống có
dấu hiệu ô nhiễm, 9/22 làng nghề nước mặt bị ô nhiễm COD, BOD
5
,( BOD
5
vượt TCCP từ 1,02 - 11,7 lần, COD vượt từ 1,13 -6,4
lần), ô nhiễm nhất là làng nghề tái chế nhựa Đông Mẫu, xã Yên Đổng, huyện Yên Lạc COD vượt 2,9 lần, BOD

5
vượt 3 lần, TSS
vượt 3,6 lần). Có 6/22 mẫu nước thải làng nghề bị ô nhiễm COD, BOD
5
(BOD
5
vượt TCCP từ 1,02-11,7 lần, COD vượt từ 1,13 - 6,4
lần), 2/22 làng nghề ô nhiễm COD; Tổng chất rắn lơ lửng vượt từ 1,24 - 17,3 lần, trong đó làng nghề gốm Hương Canh ô nhiễm nhất
(TSS vượt TCCP 17,3 lần). Phân tích mẫu không khí tại một số làng nghề năm 2012 cho thấy, có 1 làng nghề (rèn Lý Nhân) ô nhiễm
SO
2
vượt 1,42 lần, còn một số làng nghề chưa vượt QCCP về CO, NO
2
), hơi xăng, độ ồn, độ rung tuy nhiên nồng độ các chỉ số
tương đối cao.
IV. Hiện trạng quản lý môi trường làng nghề
1. Hiện trạng quản lý

Tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề còn yếu và chưa phát huy hiệu quả

Hiệu lực thực thi pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề còn yếu và chưa phát huy hiệu quả

Các công cụ kinh tế chưa được triển khai tại các làng nghề

Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng làng nghề chưa được chú trọng và quan tâm
đúng mức

Ví dụ:

Tại tỉnh Vĩnh Phúc, kết quả điều tra năm 2012 cho thấy, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực làng nghề vào khoảng 40

- 55%; biện pháp xử lý chất thải tại các làng nghề còn thô sơ và chưa đồng bộ. Qua khảo sát 22 làng nghề cho thấy, chỉ có 11 làng
nghề chất thải rắn được thu gom, xử lý và 9 làng nghề có bãi chôn lấp chất thải rắn. Nước thải và khí tại các làng nghề chưa được
xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường; cơ sở hạ tầng kỹ thuật xây dựng chắp vá, không đồng bộ, nhiều nơi không có dẫn đến nước
thải bị ứ đọng cục bộ.

- Theo kết quả khảo sát 43 làng nghề trên địa bàn thành phố của Trung tâm Quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường Hà Nội,
hầu hết môi trường nước, không khí, đất đai các làng nghề đều bị ô nhiễm, nhiều nơi ô nhiễm nặng tới mức báo động.

Nhân lực tài chính và công nghệ cho bảo vệ môi trường làng nghề không đáp ứng được yêu cầu

Nhân lực mỏng, trình độ chuyên môn, quản lý của cán bộ còn hạn chế

Kinh phí dành cho các hoạt động bảo vệ môi trường của của các địa phương còn thiếu

Việc ứng dụng công nghệ môi trường tại các làng nghề còn chưa được chú đúng mức

Chưa huy động được đầy đủ các nguồn lực xã hội trong việc bảo vệ môi trường làng nghề

Tiềm năng của các cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường vẫn chưa được phát huy đầy đủ

Trách nhiệm của doanh nghiệp, đặc biệt là các hộ sản xuất tại chính làng nghề đối với việc tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường chưa cao

Trình độ dân trí và tính cộng đồng của làng nghề cũng ảnh hưởng rất nhiều đến công tác bảo vệ môi trường

Văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề còn thiếu và chưa đầy đủ

Thiếu văn bản hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường cho các làng nghề

Thiếu các văn bản quy phạm pháp luật cho các loại hình làng nghề cụ thể


Thiếu hệ thống QCMT riêng cho các làng nghề

Chức năng, nhiệm vụ bảo vệ môi trường làng nghề của các cấp quản lý chưa rõ ràng

Phân công trách nhiệm quản lý còn chồng chéo và không rõ ràng

Vai trò của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý môi trường làng nghề hiện nay còn rất mờ nhạt.

Sự kết hợp giữa cơ quan quản lý môi trường các cấp còn nhiều hạn chế

Ví dụ: việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn hay việc xử phạt các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường ở làng nghề, lý do là nhiều văn bản chưa tính đến đặc thù của các làng nghề.

Công tác quy hoạch các Khu/Cụm công nghiệp tập trung cho các làng nghề còn nhiều bất cập

Các quy hoạch này chủ yếu do chính quyền cấp huyện, xã làm chủ đầu tư do trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn trong quy hoạch và
phát triển.

Tại một số khu quy hoạch sản xuất tập trung, các hộ sản xuất không chỉ di chuyển bộ phận sản xuất mà còn di chuyển cả gia đình.

Ví dụ: khu công nghiệp Đồng Kỵ - Bắc Ninh đã xuất hiện cả một
khu phố mới với những nhà 3, 4 tầng đồ sộ trong đó có cả nơi ở, nơi
sản xuất, nơi trưng bày sản phẩm.

×