Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến diễn biến mật độ bọ trĩ hại ớt và biện pháp phòng chống tại quỳnh phụ, thái bình năm 2013 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.45 MB, 88 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





HOÀNG THỊ SÂM






ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN DIỄN
BIẾN MẬT ĐỘ BỌ TRĨ HẠI ỚT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
TẠI QUỲNH PHỤ, THÁI BÌNH NĂM 2013- 2014





CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ: 60.62.01.12


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH




HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn


Hoàng Thị Sâm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và
người thân.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn
Thị Kim Oanh, Bộ môn Côn trùng Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
và hoàn thành bản luận văn này.

Tôi xin được gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong
Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, cán bộ, bà con nhân dân xã Quỳnh
Minh, Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. Cán bộ phòng Nông
nghiệp huyện Quỳnh Phụ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả người thân, bạn bè và
những người luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
thực hiện bản luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả luận văn


Hoàng Thị Sâm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các cụm từ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3
2.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đề tài 3
2.2 Tình hình sản xuất ớt ở huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình 3
2.3 Những nghiên cứu về bọ trĩ trên thế giới 4
2.3.1 Những nghiên cứu về thành phần loài bọ trĩ 4
2.3.2 Phạm vi kí chủ của bọ trĩ 5
2.3.2 Tình hình gây hại, triệu chứng và mức độ gây hại của bọ trĩ 9
2.3.3 Đặc điểm hình thái, đặc tính sinh vật học, phát sinh của bọ trĩ 10
2.3.4 Thiên địch của bọ trĩ 12
2.4.4 Các biện pháp phòng chống 12
2.4 Những nghiên cứu về bọ trĩ trong nước 13
2.4.1 Thành phần bọ trĩ 13
2.4.2 Tình hình gây hại của bọ trĩ 14
2.4.3 Những nghiên cứu về đặc tính sinh học, sinh thái học của bọ trĩ 14
2.4.4 Những nghiên cứu về thiên địch của bọ trĩ 15
2.4.5 Phòng trừ bọ trĩ 16
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18
3.2 Đối tượng, nội dung, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu: 18
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu 18
3.2.2 Nội dung nghiên cứu 18
3.2.3 Vật liệu nghiên cứu 18
3.2.4 Dụng cụ nghiên cứu 18
3.3 Phương pháp nghiên cứu 19
3.3.1 Điều tra xác định thành phần bọ trĩ hại ớt 19
3.3.2 Phương pháp điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ trên ớt 19
3.3.3 Phương pháp xác định sự phân bố, vị trí gây hại của bọ trĩ trên cây ớt. 20

3.3.4 Phương pháp xác định ảnh hưởng của một số điều kiện tới sự gây hại
của bọ trĩ 20
3.4 Phương pháp định loại 23
3.5 Một số biện pháp phòng chống bọ trĩ hại ớt 23
3.5.1 Phương pháp dùng bẫy dính (bẫy màu vàng) để bắt bọ trĩ 23
3.5.2 Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bọ
trĩ ngoài đồng ruộng. 23
3.6 Công thức tính toán 24
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
4.1 Kết quả nghiên cứu về thành phần loài, phạm vi kí chủ, và triệu chứng
của bọ trĩ hại ớt tại Quỳnh phụ, Thái Bình năm 2013 – 2014 26
4.1.1 Thành phần, mức độ phổ biến của bọ trĩ hại ớt 26
4.1.2 Đặc điểm hình thái của các loài bọ trĩ hại ớt 27
4.1.3 Ký chủ 30
4.1.4 Triệu chứng gây hại 31
4.2 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số gây hại trên ớt 33
4.2.1 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số hại ớt vụ hè thu 2013 tại Quỳnh Phụ,
Thái Bình 34
4.2.2 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số hại ớt vụ đông 2013-2014 tại Quỳnh
Phụ, Thái Bình 35
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

4.3 Sự phân bố của bọ trĩ trên cây ớt 37
4.3.1 Sự phân bố của bọ trĩ trên cây ớt vụ hè thu 2013 37
4.3.2 Sự phân bố của bọ trĩ trên cây ớt vụ đông 2013 tại xã Quỳnh Minh,
Quỳnh Phụ, Thái Bình 44
4.4 Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới sự phát sinh và gây hại của
bọ trĩ tổng số trên ớt. 46
4.4.1 Ảnh hưởng của giống ớt 46

4.4.2 Ảnh hưởng của thời vụ 48
4.4.3 Ảnh hưởng của chân đất 50
4.5 Biện pháp phòng chống bọ trĩ hại ớt 51
4.5.1 Xác định số lượng bọ trĩ vào bẫy màu vàng. 51
4.5.2 Xác định hiệu lực một số loại thuốc BVTV phòng trừ bọ trĩ hại ớt 53
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55
5.1 Kết luận 55
5.2 Đề nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ LỤC 61



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ và cụm từ viết tắt Từ viết tắt
Thrips palmi T. palmi
Scirtothrips dorsalis S. dorsalis
Frankliniella intonsa F. intonsa
Orius sauteri O. sauteri
Giai đoạn sinh trưởng GĐST
Mật độ MĐ
Tỷ lệ hại TLH

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii


DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang

2.1 Tình hình sản xuất ớt tại huyện Quỳnh Phụ (2008 – 2013) 4
4.1 Thành phần và mức độ phổ biến của các loài bọ trĩ hại ớt năm 2013-
2014 tại Quỳnh Phụ, Thái Bình 26
4.2 Thành phần cây ký chủ của bọ trĩ tại Quỳnh Phụ, Thái Bình (từ tháng
7 đến tháng 11) 31
4.3 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số hại giống ớt cay Red chili F1 vụ hè thu
2013 tại Quỳnh Phụ, Thái Bình 34
4.4 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số hại giống ớt cay Red chili F1 vụ đông
2013 tại Quỳnh Phụ, Thái Bình 36
4.5 Sự phân bố của bọ trĩ trên các lá của cây ớt giai đoạn cây con, vụ hè
thu 2013 tại xã Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ, Thái Bình 38
4.6 Sự phân bố của bọ trĩ trên các bộ phận của cây ớt giai đoạn phát triển
thân lá, vụ hè thu 2013 tại xã Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ, Thái Bình 39
4.7 Sự phân bố của bọ trĩ trên các bộ phận của cây ớt giai đoạn hoa rộ, vụ
hè thu 2013 tại xã Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ, Thái Bình 40
4.8 Sự phân bố của bọ trĩ trên các bộ phận của cây ớt giai đoạn quả rộ, vụ
hè thu 2013 tại xã Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ, Thái Bình 42
4.9 Sự phân bố của bọ trĩ trên các bộ phận của cây ớt giai đoạn thu hoạch,
vụ hè thu 2013 tại xã Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ, Thái Bình 43
4.10 Sự phân bố của bọ trĩ trên các lá của cây ớt giai đoạn cây con, vụ đông
2013 tại xã Quỳnh Minh, Quỳnh Phụ, Thái Bình 44
4.11 Sự phân bố của bọ trĩ trên các lá của cây ớt giai đoạn phát triển thân
lá, vụ đông 2013 tại xã Quỳnh Minh, Quỳnh Phụ, Thái Bình 45
4.12 Sự phân bố của bọ trĩ trên các bộ phận của cây ớt giai đoạn hoa rộ,
quả rộ, thu hoạch vụ đông 2013 tại xã Quỳnh Minh, Quỳnh Phụ, Thái
Bình 45
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii

4.13 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên 3 giống ớt cay vụ đông 2013 tại
xã Quỳnh Minh, Quỳnh Phụ, Thái Bình 46
4.14 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên ớt ở các thời vụ trồng khác nhau
tại xã Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ, Thái Bình 48
4.15 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số hại giống ớt cay Red chili F1 trên các
chân đất vụ đông 2013 tại xã Quỳnh Minh, Quỳnh Phụ, Thái Bình 50
4.16 Số lượng bọ trĩ vào bẫy và mật độ bọ trĩ trên cây ớt tại Quỳnh Phụ,
Thái Bình vụ hè thu năm 2013 52
4.17 Hiệu lực phòng trừ của một số thuốc hoá học đối với bọ trĩ tổng số hại
ớt tại xã Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ, Thái Bình 53



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình Trang

2.1 Đặc điểm hình thái loài bọ trĩ F. intonsa 7
2.2 Đặc điểm hình thái loài bọ trĩ S. dorsalis 8
2.3 Đặc điểm hình thái loài bọ trĩ T. palmi 9
3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng của thời vụ trồng ớt cay
đến sự phát sinh phát triển bọ trĩ 21
3.2 Sơ đồ thí nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng của giống ớt cay đến sự phát
sinh phát triển của bọ trĩ hại ớt 22
4.1 Đặc điểm hình thái của Frankliniella intonsa Trybom 28

4.2 Trưởng thành và ấu trùng loài Scirtothrips dorsalis 29
4.3 Đặc điểm hình thái của Thrips palmi Karny 30
4.5a Mặt dưới lá ớt không bị bọ trĩ T. palmi hại 32
4.5 b Mặt dưới lá ớt bị bọ trĩ T. palmi hại 32
4.6a Ngọn ớt non không bị bọ trĩ T. palmi hại 33
4.6b Ngọn ớt non bị bọ trĩ T. palmi hại 33
4.7a Hoa ớt bị bọ trĩ F.intonsa hại 33
4.7b Hoa ớt không bị bọ trĩ F.intonsa hại 33
4.8 Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số hại giống ớt cay Red chili F1 ở hai vụ
hè thu và vụ đông 2013 tại Quỳnh Phụ, Thái Bình 37
4.9 Sự phân bố của bọ trĩ trên các lá của cây ớt giai đoạn cây con vụ hè
thu 2013 tại xã Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ, Thái Bình 38
4.10 Sự phân bố của bọ trĩ trên các lá của cây ớt giai đoạn phát triển thân lá
vụ hè thu 2013 tại xã Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ, Thái Bình 40
4.11 Sự phân bố của bọ trĩ trên các bộ phận của cây ớt giai đoạn hoa rộ 41
4.12 Sự phân bố của bọ trĩ trên các bộ phận của cây ớt giai đoạn quả rộ vụ
hè thu 2013 tại xã Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ, Thái Bình 42
4.13 Sự phân bố của bọ trĩ trên các bộ phận của cây ớt giai đoạn thu hoạch
vụ hè thu 2013 tại xã Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ, Thái Bình 43
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page x

4.14 Diễn biến tỷ lệ hại do bọ trĩ tổng số hại trên các giống ớt vụ đông
2013 tại xã Quỳnh Minh, Quỳnh Phụ, Thái Bình 47
4. 15 Diễn biến tỷ lệ hại do bọ trĩ tổng số hại trên ớt ở các thời vụ trồng
khác nhau tại xã Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ, Thái Bình 49
4. 16 Diễn biến tỷ lệ hại do bọ trĩ tổng số hại trên giống ớt cay Red chili F1
trên các chân đất vụ đông 2013 tại xã Quỳnh Minh, Quỳnh Phụ, Thái
Bình 51


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

1. MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Cây ớt (Capsicum annum L.) là loài cây trồng quan trọng thứ hai (sau cây cà
chua) trong các loại cây rau ăn quả thuộc họ cà. Cây ớt vừa được sử dụng như một
loại rau sạch ăn quả cao cấp như ớt ngọt, vừa là cây gia vị phục vụ cho bữa ăn hằng
ngày như ớt cay. Sử dụng quả tươi, lá non xào và nấu canh, quả ớt dùng để chế biến
muối chua, nước sốt, nước ép, phơi khô, nghiền bột, đóng hộp xuất khẩu…Ớt không
chỉ là gia vị tươi mà còn được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm và dược
liệu để bào chế các thuốc trị ngoại khoa như phong tê thấp, nhức mỏi, cảm lạnh hay nội
khoa như thương hàn, cảm phổi, thiên thời…nhờ tính chất Capsaicinie chứa trong quả
ớt. Trong quả ớt có chứa các loại Vitamin A, C, D, các chất khoáng là Ca, Fe, Na, P,
S…và 1 số các axit amin, ngoài ra còn có protein và chất béo.
Trồng ớt mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3- 4 lần so với cây lúa, nên
những năm gần đây cây ớt ở nước ta được trồng với diện tích và sản lượng ngày
càng tăng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ớt là mặt hàng xuất khẩu đứng
vị trí số một trong các loại gia vị.
Huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình có điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi
cho việc phát triển nhiều chủng loại rau, trong đó cây ớt luôn được chú trọng và
được trồng với diện tích ngày càng tăng. Tuy nhiên việc phát triển ớt chuyên canh
lại là điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sâu bệnh hại phát sinh và gây hại. Trong
những năm gần đây, bọ trĩ đã trở thành sâu hại nguy hiểm trên nhiều loại cây trồng,
trong đó có cây ớt. Với kích thước cơ thể rất nhỏ bé, nhưng có khả năng phát tán,
dũa hút dịch của lá, nụ hoa và quả non gây thành những dịch hại ảnh hưởng tới
năng suất và phẩm chất cây trồng, gián tiếp là vector truyền bệnh virus, vi khuẩn
cho cây. Do đó, việc phòng chống loài sâu hại này rất khó khăn, bởi tính kháng
thuốc cao của chúng. Xuất phát từ thực tế đó, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS

Nguyễn Thị Kim Oanh, chúng tôi thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của một số yếu tố
sinh thái đến diễn biến mật độ bọ trĩ hại ớt và biện pháp phòng chống tại
Quỳnh Phụ, Thái Bình năm 2013- 2014”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xác định thành phần các loài bọ trĩ, tình hình phát sinh gây hại
của các loài bọ trĩ chính trên cây ớt tại Quỳnh Phụ, Thái Bình năm 2013 - 2014, để
từ đó đề xuất biện pháp phòng chống hợp lý, hiệu quả.
1.2.2 Yêu cầu
 Điều tra xác định thành phần bọ trĩ gây hại trên cây ớt tại Quỳnh Phụ, Thái
Bình
 Xác định sự phân bố của các loài bọ trĩ trên cây ớt ở một số giai đoạn sinh
trưởng chính của cây
 Điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên cây ớt trong 2 vụ sản xuất tại
huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình
 Tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (thời vụ, chân đất, giống)
đến diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên cây ớt tại Quỳnh Phụ, Thái Bình
 Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ bọ trĩ (sử dụng bẫy màu vàng, thuốc
hóa học)
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
+ Đề tài xác định được thành phần các loài bọ trĩ hại ớt tại vùng nghiên cứu
+ Xác định được sự phân bố của bọ trĩ trên cây ớt theo các giai đoạn sinh trưởng
của cây.
+ Xác định được sự tác động của các yếu tố sinh thái đến diến biến mật độ, tỷ lệ
hại của bọ trĩ trên cây ớt tại vùng nghiên cứu.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

+ Trên cơ sở xác định sự phân bố của bọ trĩ trên cây ớt là cơ sở để chọn mẫu
điều tra phát hiện nhanh nhằm phục vụ tốt cho nghiên cứu và quản lý bọ trĩ hại ớt
+ Từ việc xác định sự tác động của các yếu tố sinh thái đến diễn biến mật
độ bọ trĩ để từ đó đề xuất các biện pháp phòng chống hợp lý
+ Xác định được hiệu lực một số thuốc có hiệu lực cao trong phòng trừ bọ
trĩ để khuyến cáo cho sản xuất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, bọ trĩ (Thrips) đã trở thành sâu hại
nguy hiểm trên nhiều loại cây trồng, vì cơ thể tuy nhỏ bé nhưng bọ trĩ có khả năng
phát tán, dũa hút dịch của lá, nụ hoa và quả non gây thành những dịch hại ảnh
hưởng tới năng suất và phẩm chất cây trồng, gián tiếp là vector truyền bệnh virus, vi
khuẩn cho cây. Để phòng chống chúng người nông dân chỉ sử dụng biện pháp hóa
học một cách liên tục thiếu hiểu biết đã dẫn đến hiện tượng bọ trĩ quen và kháng
thuốc, đồng thời tiêu diệt hết các loài thiên địch của bọ trĩ – một lực lượng sinh vật
có ích quan trọng góp phần điều hòa số lượng quần thể bọ trĩ trong mỗi hệ sinh thái
nông nghiệp, điều đó dẫn đến sự bùng phát số lượng của một số loài bọ trĩ chủ yếu.
Hiện nay ở nước ta những nghiên cứu về loài bọ trĩ hại cây trồng nói chung,
cây ớt nói chung còn rất hạn chế, cho đến nay mới chỉ có một vài công trình nghiên
cứu về bọ trĩ hại cây trồng như: Phạm Thị Vượng (1988), Hà Quang Hùng (2000),
Yorn Try (2008), Hà Quang Dũng (2008); Những nghiên cứu này chủ yếu là điều
tra cơ bản như xác định thành phần, bước đầu tìm hiểu về đặc điểm sinh học sinh
thái của một số loài bọ trĩ chính gây hại đậu rau, bông, cây có múi. Do đó đề tài tập
trung nghiên cứu những vấn đề nêu trên để góp phần tăng sự hiểu biết về khả năng
ứng dụng các biện pháp phòng chống đối tượng này phục vụ phát triển sản xuất các

vùng trồng ớt ở Thái Bình nói riêng và nước ta nói chung.
2.2 Tình hình sản xuất ớt ở huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình
Cây ớt được trồng phổ biến ở huyện Quỳnh Phụ, trong những năm gần đây
trên địa bàn Huyện chủ yếu trồng các giống ớt Redchilli F1, GS88 Thái Lan, ớt Chỉ
thiên, Việt Nông là những giống ớt cay cho năng suất cao, chất lượng tốt, rất phù hợp
cho chế biến và xuất khẩu. Nhiều vùng trồng ớt tập trung như: Quỳnh Hải, Quỳnh Hội,
Quỳnh Minh, An Ninh, An Ấp, An Cầu, Quỳnh Hồng. Đây là cây trồng cho năng suất
cao và là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân trong huyện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Bảng 2.1 Tình hình sản xuất ớt tại huyện Quỳnh Phụ (2008 – 2013)
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2008 600 116,7 7002
2010 900 125 11250
2012 1000 138,9 13890
2013 1200 152,8 18336
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ
So với các huyện khác trong tỉnh thì Quỳnh Phụ là huyện có diện tích trồng
ớt lớn nhất, với tổng diện tích trồng ớt năm 2013 là 1.200 ha, chiếm trên 90% diện
tích ớt gieo trồng của cả tỉnh. Ớt Quỳnh Phụ có mặt ở nhiều thị trường trong và
ngoài nước, được giới thương gia thu mua, sơ chế và xuất đi các tỉnh của Trung
Quốc, Hàn Quốc.
Điều này lý giải tại sao ớt của Quỳnh Phụ đã tăng nhanh từ khoảng 600 ha
năm 2008 lên 900 ha năm 2010 và 1.000 ha năm 2012, rồi 1.200 ha vào năm 2013.
Một vụ ớt ở đây có giá trị thu hoạch bằng 2 lần công thức luân canh 2 lúa - vụ đông
với những cây trồng khác và bằng 4 lần làm lúa.
Nhiều cán bộ địa phương các vùng trồng ớt khẳng định, dù giá ớt có rớt, thì
đây vẫn là loại cây trồng cho hiệu quả cao nhất trong các cây vụ đông. Tuy nhiên
không phải nơi nào cũng trồng được, chân đất nào cũng mở được, và vấn đề quan

trọng nhất là thị trường tiêu thụ. Ớt thu hoạch đến đâu được tư thương mua hết đến đó.
Song trong một số thời điểm (thu hoạch rộ, giáp tết nguyên đán…) do chưa có chính
sách thị trường hợp lý nên sản phẩm ớt của bà con nông dân vẫn bị tư thương ép giá gây
thiệt hại về kinh tế cho người trồng.
2.3 Những nghiên cứu về bọ trĩ trên thế giới
2.3.1 Những nghiên cứu về thành phần loài bọ trĩ
Từ năm 1900 các nhà côn trùng học đã phân loại bọ trĩ dựa vào cấu tạo bên
ngoài và đặc tính về sinh thái của chúng tuy nhiên những hệ thống phân loại đầu
tiên này cần được chỉnh sửa và bổ sung thêm. Cho tới nay đã có khá nhiều công
trình nghiên cứu về phân loại bọ trĩ trên nhiều cây trồng nông nghiệp ở các nước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

khác nhau. Bọ trĩ gây hại hầu hết là những loài có ký chủ rộng vì vậy nhiều công
trình nghiên cứu ban đầu chỉ tập trung vào việc thu thập và định danh các loài thu ở
một quốc gia hoặc một vùng.
Theo Chen and Chang, (1987) đã tìm thấy 156 loài bọ trĩ ở Đài Loan trong đó có
70 loài gây hại trên cây trồng. Riêng trên cây rau (Wang, 1989) cho rằng có 27 loài bọ
trĩ. Các loài có ý nghĩa quan trọng là Thrips palmi, Franklinella intonsa, Thrips tabaci,
Megalurothrip usitatus. Những loài không gây hại nghiêm trọng nhưng xuất hiện
thường xuyên trên đồng ruộng là Thrips hawaiiensis, Sciritothrips doralis, Thrip
colouratus, Thrip flavus, Halothrips chinensis.
Mound, (1997) đã chỉ ra hầu hết các loài bọ trĩ gây hại trong bộ cánh tơ tập
trung trong họ Thripidae với khoảng 1.700 loài phân bố khắp thế giới. Các loài bọ
trĩ là dịch hại trên cây trồng thuộc 2 giống Thrips và Liothrips là những giống lớn
nhất trong bộ cánh tơ. Trong đó số loài mỗi giống là Thrips khoảng 275 loài,
Liothrips khoảng 255 loài. Theo Bryan (1975), cho rằng có khoảng 600 loài bọ trĩ
đã được tìm thấy ở Bắc Mĩ, ở Rumani có khoảng 203 loài, ở Mongolia có 84 loài,
tại Úc đã phát hiện được 422 loài thuộc bộ cánh tơ.
2.3.2 Phạm vi kí chủ của bọ trĩ

Theo Wang, and Chu (1986) cho thấy bọ trĩ gây hại trên nhiều loài cây trồng
bao gồm hơn 50 loài cây trồng thuộc 20 họ khác nhau. Những cây trồng thường
được thông báo là bị hại nặng như: lạc, ớt, khoai tây, thuốc lá, cây họ cà và cây họ
đậu. Bọ trĩ là dịch hại chủ yếu trên lá của dưa hấu, lạc, dưa chuột, và ớt ở Hawaii.
Thrips palmi Karny có nguồn gốc từ Ấn Độ được Karny mô tả năm 1952,
phân bố khắp vùng Châu Á – Thái Bình Dương. Những cây trồng thường bị chúng
hại nghiêm trọng là: cà tím, hạt tiêu, khoai tây, thuốc lá, dưa chuột, bí ngô, đậu
trắng, đậu răng ngựa, đậu đũa, đậu xanh, đậu tương, hoa cúc, bông, hoa anh thảo,
thược dược, vừng, khoai lang Bên cạnh đó Thrips palmi còn tấn công nhiều loại cỏ
dại (Martin and Mau, 1992).
Bọ trĩ T. palmi có phạm vi kí chủ rất rộng bao gồm 34 họ khác nhau với 117
loài được ghi nhân tại Nhật Bản (Miyazaki & Kudo, 1988). Mặc dù T. palmi là dịch
hại quan trọng trên cây ớt ngọt, nhưng sự phát triển của quần thể là không cao và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

không thể hoàn thành vòng đời trên cây dâu tây (Kawai, 1986). Bọ trĩ Thrips palmi
tìm thấy ở Nhật Bản vào năm 1978 và trở thành dịch hại nghiêm trọng nhất của cà
tím, dưa chuột và ớt ngọt cả trong nhà kính. Bọ trĩ dưa tấn công một loạt các loại
rau bao gồm các loại đậu, dưa chuột, dưa hấu, mướp đắng, ớt, cà tím, bí ngô, bí đỏ
và bí xanh. Tuy nhiên, các loại cây trồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là ớt
xanh, cà tím và dưa chuột Lebanon (Zhang, et al., 2008).
Bọ trĩ Scirtothrips dorsalis có phổ kí chủ rất rộng , có thể gây hại trên 150
loài thực vật thuộc 40 họ khác nhau, trong đó có một số kí chủ chính như ớt, chuối,
đậu, hạt điều, dầu thầu dầu, cây có múi, cacao, ngô, bông, cà tím, nho, vải, nhãn,
xoài, dưa hấu, đậu phộng , hạt tiêu, bạch dương, hoa hồng, dâu tây, khoai lang, chè,
thuốc lá, cà chua, hoa hồng (Scott W. Ludwig & Carlos Bográn, 2007).
Dựa theo hệ thống phân loại của
của GS.TS Laurence A. Mound (2007)
* Đặc điểm hình thái loài Frankliniella intonsa Trybom




Trưởng thành cái F. intonsa Râu đầu F. intonsa


Đầu F. intonsa Mảnh ngực trước F. intonsa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7



Mảnh ngực sau F. intonsa Cánh trước F. intonsa


Đốt bụng thứ VIII F. intonsa
Dạng ống đẻ trứng của trưởng thành
cái F. Intonsa

Hình 2.1: Đặc điểm hình thái loài bọ trĩ F. intonsa
Nguồn ảnh: GS.TS Laurence A. Mound (2007)
* Đặc điểm hình thái bọ trĩ S. dorsalis


Trư

ng thành cái
S. dorsalis

Râu đ


u
S. dorsalis



Đầu S. dorsalis Mảnh lưng ngực trước S. dorsalis
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8



Mảnh lưng ngực sau S. dorsalis Cánh trước S. dorsalis


Đ

t b

ng V
-
VII
S. dorsalis

Đ

t b

ng th



VIII
S. dorsalis


Hình 2.2: Đặc điểm hình thái loài bọ trĩ S. dorsalis
Nguồn ảnh: GS.TS Laurence A. Mound (2007)
*
Đặc điểm hình thái của bọ trĩ Thrips palmi Karny



Trưởng thành T. palmi Râu đầu T. palmi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9



Đầu của T. palmi Mảnh lưng ngực trước T. palmi


Mảnh lưng ngực sau T. palmi Cánh trước T. palmi

Đốt bụng thứ VIII T. palmi
Hình 2.3: Đặc điểm hình thái loài bọ trĩ T. palmi
Nguồn ảnh: GS.TS Laurence A. Mound (2007)
2.3.2 Tình hình gây hại, triệu chứng và mức độ gây hại của bọ trĩ
Bọ trĩ là loài đa thực, chúng hại nhiều cây trồng, ở nhiều nước khác nhau. Do
vậy có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đã có những kết luận quan trọng như:
Ananthakrishan (1984) còn chỉ rõ Scirtothrips dorsalis gây hại nghiêm trọng

trên lạc làm thất thu năng suất trung bình 29,3%, ngoài ra còn gây hại trên bông, cà
phê và chè. Kết quả nghiên cứu của Kawai (1985) cho thấy năng suất bị mất đi 5%
khi mật độ T. palmi đạt 0,08con trưởng thành trên lá cà tím và 4,4 con trưởng thành
trên lá dưa chuột và 0,11 con trưởng thành trên cây ớt. Thời điểm bọ trĩ tấn công
gây hại cây trồng thường có ảnh hưởng quyết định đến mức độ thiệt hại năng suất
(Fournier et al.,1995).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Bọ trĩ Thrips palmi Karny ở Đông Nam Á được phát hiện như một loài mới
bởi Karny vào 1925 sau khi ông thu mẫu loài bọ trĩ này gây hại trên cây thuốc ở
Sumatra –Indonesia, sau đó Dammerman 1929 cũng đã chỉ rằng Thrips palmi là loài bọ
trĩ phổ biến nhất trên đảo Java và Sumatra ở Indonesia. Tỷ lệ nhiễm hại trên các cây
trồng khác và vụ dịch của loài bọ trĩ này chưa được thông báo ở các nước Đông Nam
Á, cho đến khi công bố về vụ dịch của Thrips palmi trên dưa hấu xuất hiện ở
Philippines vào năm 1977. Tới năm 1983 Thrips palmi vẫn là sâu hại nguy hiểm trên
cây bông ở một số vùng trồng bông của Philippines vào năm 1978 (dẫn theo Hà Quang
Hùng (2005).
Sự gây hại của bọ trĩ T.palmi , giống như hầu hết các loài bọ trĩ ăn thực vật
khác. Chúng dùng phần miệng dũa hút vào biểu bì, mô lá hút các chất dinh dưỡng,
làm cho bề mặt lá các vết màu bạc nhăn nheo, đặc biệt theo gân chính và gân phụ
của lá. Khi bọ trĩ T. palmi gây hại làm xuất hiện màu bạc và nâu của lá, lá non trở
nên còi cọc, làm quả bị sẹo và biến dạng, khả năng ra quả ít và chết toàn cây khi bọ
trĩ đạt mật độ cao (Zhang et al., 2008).
Bên cạnh sự gây hại trực tiếp trên cây trồng, bọ trĩ còn tạo ra các vết thương làm
tăng khả năng nhiễm bệnh của cây, đặc biệt chúng là môi giới truyền bệnh virus từ cây
này sang cây khác. Theo Inoue et al., (2001), virus TSWV được truyền bởi 6 loài bọ trĩ:
Frankliniella occidentalis, Frankliniella. intonsa, Thrips tabaci, Thrips setosus, Thrips
palmi và Thrips hawaiinensis, do chúng có khả năng tích lũy protein N của TSWV
trong cơ thể. Trong đó hiệu quả lây nhiễm của giống Frankliniella là 30% còn giống

Thrips là 0 – 8,6%. TSWV được biết đến là bệnh gây hại nghiêm trọng cho khoảng 20
cây trồng trên thế giới như thuốc lá, cà chua, rau diếp, lạc, đậu tương…
2.3.3 Đặc điểm hình thái, đặc tính sinh vật học, phát sinh của bọ trĩ
Theo Graham (1998), cho biết một vòng đời của bọ trĩ T. palmi có 6 giai đoạn
phát dục, trứng, sâu non tuổi 1, tuổi 2, tiền nhộng, nhộng và trưởng thành. Khi nuôi bọ
trĩ T. palmi ở nhiệt độ 30
o
C vòng đời là 10-12 ngày và ở nhiệt độ 25
o
C là 14-16
ngày. Theo Maurice et al., (1997) cho biết khi nuôi bọ trĩ T. palmi ở điều kiện 30
o
C
thời gian vòng đời của chúng là 11 ngày, còn khi nuôi ở nhiệt độ 22
o
C vòng đời là
26 ngày. Lewis, (1997) đã chỉ ra rằng nuôi ở 26
o
C là 33,5 ngày và khi nuôi ở 30
o
C
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

vòng đời là 22,3 ngày. Một con cái có thể đẻ tới 200 quả trứng và có thể sống từ 10
ngày đến một tháng.
Theo Mau and Martin (1993), và Chen et al., (1987) quần thể bọ trĩ đạt cao
nhất trong các tháng mùa xuân và mùa hè, giảm vào mùa mưa và mùa đông. Biến
động số lượng của chúng chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu, đặc biệt là
nhiệt độ và lượng mưa, điều kiện khí hậu ẩm ướt kéo dài không thuận lợi cho sự

phát triển của chúng.
Theo Mau and Martin (1992) vòng đời của Thrips palmi kéo dài 17-27 ngày
ở nhiệt độ 19-22
o
C.
Ananthakrishan (1984) kết quả nghiên cứu về thời gian vòng đời một số loài
bọ trĩ hại cây trồng, trên cây lạc chỉ rõ Frankliniella intonsa: trứng 2-4 ngày, thời
gian tuổi 1 từ 1,5- 3 ngày, tuổi 2 từ 3-5 ngày, thời gian tiền nhộng và nhộng từ 3,5-
5 ngày, thời gian từ trứng đến trưởng thành là 6-9 ngày. Scirtothrips dorsalis: trứng
4-7 ngày, thời gian tuổi 1 từ 2-4 ngày, tuổi 2 từ 3-6 ngày, thời gian tiền nhộng và
nhộng từ 3- 6 ngày, thời gian từ trứng đến trưởng thành từ 2-3 ngày.
Nghiên cứu về Thrips palmi của Wang et al., (1989) một con cái trung bình
đẻ 7,9 quả mỗi ngày và trong một đời con cái có thể đẻ từ 3-164 trứng. Nếu có sự
kết đôi thì số trứng đẻ là 0,8-7,3 quả mỗi ngày và từ 3-204 quả trong suốt một đời
của chúng. Sinh sản đơn tính của T. palmi đã được Yoshihara, and Kawai (1982) đề
cập dựa trên dưa hấu, mức sinh sản cao nhất của T. palmi là 15,6 quả trứng và đời
của trưởng thành dài nhất là 17,4 ngày.
Morishita. and Azuma (1989) nghiên cứu trên cây cà tím ngoài đồng ruộng và
trong nhà lưới ở Wakayana prefcture - Nhật Bản đã xác định đặc điểm sinh học của T.
palmi, sự qua đông không xuất hiện ngoài đồng ruộng do nhiệt độ thấp, nhưng những
quần thể lại duy trì trong nhà lưới. Vào cuối tháng 7 những con trưởng thành đã phân
tán trên cánh đồng cà tím trong khoảng cách 500m từ nhà kính nơi mà sự qua đông đã
xuất hiện. Sau sự phân tán mật độ quần thể thay đổi do việc dụng thuốc trừ dịch hại, bọ
trĩ ở rìa ngoài cánh đồng đông hơn ở trung tâm cánh đồng. Cánh đồng cà tím có bờ bao
quanh có hiệu quả ngăn chặn sự di cư của loài dịch hại này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

2.3.4. Thiên địch của bọ trĩ

Theo Yoshimi Hirose (1993) có 8 loài thiên địch của bọ trĩ Thrips palmi đó
là: ong ký sinh trứng Megaphragma sp (Hymenoptera: Trichogrammatidae), ong
Ceranisus menes (Walker) (Hymenoptera: Eulophidae) ký sinh sâu non Thrips palmi ở
Thái Lan, Bilia sp. (Hemiptera: Anthocoridae) ăn sâu non và trưởng thành bọ trĩ,
Orius sp. (Hemiptera: Anthocoridae) ăn sâu non và trưởng thành bọ trĩ,
Campylomma sp. (Hemiptera: Miridae), Franklinothrips vespiformis (Crawford) ăn
sâu non. Nhện bắt mồi Ambliseius sp. ăn sâu non tuổi 2 , Phytoseius sp. ăn sâu non
tuổi 1 bọ trĩ.
Theo Mau et al., (1989), ở Hawaii Thrips palmi bị khống chế bởi Orius insidiosus
và Franklinothrips vespiformis. Hai loài côn trùng ăn thịt này được nhập và sử dụng như
biện pháp phòng trừ sinh học trong phòng trừ bọ trĩ. Hirose et al. (1990) phát hiện ra
ong Ceranisus menes (Walker) (Hymenoptera: Eulophidae) ký sinh sâu non Thrips palmi
ở Thái Lan, và Nhật Bản. Orius sauteri được biết đến là một động vật ăn thịt của bọ
trĩ và quan trọng nhất là kẻ thù tự nhiên của T. palmi trên ớt ngọt, cà tím (Hirose,
1990; Kajita, 1985). O. sauterican được sử dụng như một phần của chiến lược IPM
Ngoài ra còn sử dụng nấm Beauveria bassiane và Verticilium trong phòng
trừ bọ trĩ (Saito, 1991, Saito & Kobayashi, 1987).
2.4.4 Các biện pháp phòng chống
*Biện pháp hóa học
Sử dụng thuốc trừ sâu trong phòng trừ bọ trĩ Scirtothrips dorsalis trên cây hồ
tiêu có sử dụng các hoạt chất sau: imidacloprid, chlorfenapyr, novaluron,
abamectin, spiromesifen, Cyfluthrin, methiocarb, và azadirachtin. Không phụ thuộc
vào số lượng thuốc sử dụng thì thấy chlorfenapyr có hiệu quả nhất trong việc giảm
mật độ bọ trĩ trưởng thành Scirtothrips dorsalis và ấu trùng của bọ trĩ. Sau đó là các
hoạt chất spinosad và Imidacloprid. (Seal et al., 2005).
*Biện pháp vật lý cơ giới
Cỏ dại và các loài cây trồng khác trong hệ thống sản xuất nông nghiệp đóng
vai trò làm suy giảm hoặc tăng lên của quần thể bọ trĩ. Sự thay đổi theo mùa vụ,
vùng sản xuất cũng là yếu tố tác động lớn đến sự thiết lập hay làm giảm quần thể và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13

mức độ gây hại của chúng.
Có thể sử dụng bẫy dính để phòng trừ bọ trĩ. Mối quan hệ giữa mật độ trưởng
thành trên cây dưa chuột bọ trĩ và cá thể bắt được bưỏi bẫy tấm dính màu xanh được
đặt trong nhà kính được nghiên cứu bởi Kawai ở Nhật Bản, mật độ trưởng thành trên
cây và số lượng trưởng thành vào bẫy có quan hệ dương. Điều này có thể kết luận rằng
bẫy tấm dính có thể sử dụng để theo dõi mật độ tương đối của trưởng thành bọ trĩ T.
palmi (Kawai, (1985).
Theo Kawai and Kitamura (1999), đã nghiên cứu ảnh hưởng của quần thể bọ
trĩ và mức thiệt hại do chúng gây ra, đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng trừ
đã có những kết luận: Hiệu quả của 4 phương pháp phòng trừ bọ trĩ T. palmi trên cà
tím và ớt ngọt ở 25
o
C đã đánh giá được việc dùng phương pháp quần thể để phát
triển hệ thống phòng trừ tổng hợp có hiệu quả dịch hại. Những phương pháp được
dùng là thuốc trừ sâu, phương pháp vật lý ngăn cản sự lây lan, dùng số lượng lớn
bẫy dính để thu hút.
2.4 Những nghiên cứu về bọ trĩ trong nước
Tại Việt Nam, bọ trĩ đã xuất hiện và gây hại khá lâu tuy nhiên không có
những nghiên cứu cơ bản về loài dịch hại này. Một vài năm gần đây do những thiệt
hại đáng kể gây ra trên nhiều loại cây trồng mà loài dịch hại này mới được quan tâm
nghiên cứu nhiều hơn.
2.4.1 Thành phần bọ trĩ
Theo Phạm Thị Vượng, Trần Huy Thọ, G.V. Ranga Rao và Nguyễn Xuân
Hồng (1995), có 4 loài bọ trĩ hại lạc bao gồm 3 loài hại trên lá đó là: Scirtothrips
dorsalis Hood, Frankliniella schultzei Trybom, Thrips palmi Karny và 1 loài hại
trên hoa là: Megalurothrips usitatus Bagnall.
Hà Thanh Hương và cộng sự (2008) cho rằng thành phần bọ trĩ trên cây xoài
ở (Hà Nội, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, và Quảng Ngãi) thuộc miền Bắc và miền Trung

Việt Nam gồm 4 loài thuộc 2 họ: Phlaeothripidae và Thripidae gồm Haplothrips
leucanthemi (Schrank), Scitothrips dorsalis Hood, Thrips coloratus Schmutz, và
Thrips hawiiensis (Morgan).
Nguyễn Thị Thu Cúc và Đồng Chiến Thắng (2005) đã khảo sát thành phần
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

loài bọ cánh tơ gây hại trên xoài ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm 02 loài:
Scitothrips dorsalis và Thrips sp, trong đó loài Scitothrips dorsalis xuất hiện phổ
biến trên 100% vườn xoài khảo sát tại khu vực nghiên cứu (Cần Thơ, Tiền Giang và
Đồng Tháp).
Theo Hà Quang Dũng (2008), khi nghiên cứu phạm vi ký chủ và biến động
mật độ bọ trĩ Thrips imaginis Bagnall hại cam quýt tại nông trường Cao Phong tỉnh
Hoà Bình trong vụ Xuân năm 2002 đã xác định được 16 loài cây trồng nông nghiệp và
cây dại khác nhau là cây ký chủ của bọ trĩ Thrips imagines. Trong đó cam, quýt,
chanh, bưởi, nhãn và cây hoa đơn buốt có mật độ bọ trĩ cao hơn các cây khác. Mật độ
bọ trĩ trên các giống cam, quýt khác nhau thì khác nhau, mật độ bọ trĩ trên giống cam
Xã Đoài là 14,5 con/ hoa cao hơn trên giống quýt Chum Hà Giang là 11,46 con/ hoa.
Trên cây hoa, mới chỉ có một số ít tác giả nghiên cứu về bọ trĩ . Theo Hà
Quang Hùng, (2005) có 5 loài bọ trĩ thường gây hại trên hoa cúc: Thrips tabaci
Linderman, Thrips flavus Schrark, Frankliniella intonsa Trybom, Sirtothrips
dorsalis Hood, và Frankliniella sp. Trong đó có 3 loài thường xuyên xuất hiện và
gây hại chủ yếu là Thrips tabaci, Thrips flavus và Frankliniella intonsa .
Theo Hà Thanh Hương và cộng sự (2007) thành phần bọ trĩ trên hoa cúc có
tiềm năng xuất khẩu ở Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội chủ yếu tập trung ở họ Thripidae,
trong đó loài Thrips hawaiiensis và loài Frankliniella intonsa xuất hiện phổ biến
trên cúc trắng và cúc vàng.
Trưởng thành loài Frankliniella intonsa ngoài gây hại trên lạc còn gây hại 11
loài kí chủ khác (Nguyễn Đức Thắng, 2012).
2.4.2 Tình hình gây hại của bọ trĩ

Các nghiên cứu về bọ trĩ hại cây trồng ở nước ta còn ít. Mặc dù đã có một số
tác giả nghiên cứu về bọ trĩ hại xoài, bọ trĩ hại hoa, khoai tây, lạc…Trên thực tế
cũng chưa có nghiên cứu về bọ trĩ hại ớt.
2.4.3 Những nghiên cứu về đặc tính sinh học, sinh thái học của bọ trĩ
Các kết quả nghiên cứu về đặc tính sinh học, sinh thái về bọ trĩ còn rất ít.
Hiện nay mới chỉ có một vài tác giả nghiên cứu về vấn đề này
Đinh Văn Thành và cộng sự (2005) đã nghiên cứu một số đặc tính sinh học

×