Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

báo cáo Liên ngành trong nghiên cứu khảo cổ học Từ lý thuyết đến ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.99 KB, 16 trang )

Liên ngành trong nghiên cứu khảo cổ học
Từ lý thuyết đến ứng dụng
"All Roads Lead to Archaeology | Interdisciplinary Crossroads"
1
(Mọi Ngả Đường Đều Dẫn đến Khảo Cổ Học / Giao lộ Liên ngành)
Lâm Thị Mỹ Dung
1. Đa dạng văn hóa với đa dạng của lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
khảo cổ học
Bắt đầu với tư cách là môn khoa học phụ trợ (thậm chí là kỹ thuật phụ trợ)
2
của sử
học, khảo cổ học đã phát triển không ngừng cả trên lĩnh vực thực tế và về lý
thuyết, trong khi các phương pháp đang ngày càng hoàn thiện mở ra những triển
vọng và chân trời mới cho các nhà nghiên cứu thì về phương diện lý thuyết cũng
không kém phần phức tạp. Cùng với xu thế hạ bệ hay phê phán không tiếc lời một
số trường phái và lý thuyết cũ là khuynh hướng hình thành vô vàn những những lý
thuyết, trường phái mới (mà đôi khi chỉ là những lý thuyết cũ được cải biên, hay
thay tên gọi ‘bình mới, rượu cũ”). Có thể nói chưa bao giờ nhà khảo cổ phải loay
hoay chọn lựa giữa một mê hồn trận lý thuyết và phương pháp nghiên cứu như
hiện nay và ít nhiều phải tham gia vào “những màn biểu diễn nhào lộn trí não điêu
luyện của các nhà lý thuyết”
3
Kiểu mẫu của một nhà khảo cổ học hiện đại được Derek Roe (1984)
diễn tả một cách di dỏm:
Tôi chính là một kiểu mẫu (của một nhà khảo cổ học) hiện đại:
Một nhà địa lý, dân tộc, khảo cổ, kinh tế, sinh vật học
Tôi có 17 bằng nghiên cứu của 15 trường đại học khác nhau, hầu hết ở Mĩ,
nơi tập trung tất cả những kiến thức cập nhật nhất
Tôi có thể chuẩn hoá các niên đại với tất cả biệt ngữ mới nhất.
Sử dụng các đồng vị của oxy,uranium hoặc argon
Tôi có thể lượng hoá những xu hướng đi xuống theo đường xiên.


Và công khai chúng trong (khoa học) trong khi bị bác bỏ bởi American
Antiquity ( tên một tạp chí nghiên cứu KCH của Mỹ -Lâm Mỹ Dung)
Nếu bạn hoạt động với phương châm hai bên cùng có lợi ở (Cahokia) hoặc
ở (Chaco) tôi là một đồng nghiệp sẵn sàng tư vấn trước khi bạn công bố những mẫu
vật của bạn.
Tôi đã thuê một người nghiên cứu về taphonomy và sa thải người phân loại
của tôi (ở đây ý muốn nói là khi sử dụng những phương pháp mới người ta đã loại trừ
phương pháp cổ điển-Lâm Mỹ Dung)
Tôi thực sự là một kiểu mẫu (của một nhà khảo cổ học) hiện đại
4
.
1
Tên của một colloquium về liên ngành trong nghiên cứu khảo cổ học tổ chức ở giảng đường Maxwell
Cummings Bảo tàng Nghệ thuật Montreal, Canada ngày 14 và 15 tháng 10 năm 2010.
2
Guy Bourdé, Hervé Martin. Các trường phái sử học Việt Nam. Viện Sử học. Hà Nội năm 2001, tr.6
3
David J Meltzer, Don D. Fowler, Jeremy A. Sabloff. Khảo cổ học Mỹ Quá khứ và Tương lai. Bản dịch
của Lâm Thị Mỹ Dung và Chu Hương Ly. Tư liệu Khoa Lịch sử và Bảo tàng Nhân học, Trường ĐHKHXH
& NV. Hà Nội, tr. 60
4
David J Meltzer, Don D. Fowler, Jeremy A. Sabloff. Khảo cổ học Mỹ Quá khứ và Tương lai. Bản dịch
của Lâm Thị Mỹ Dung và Chu Hương Ly. Tư liệu Khoa Lịch sử và Bảo tàng Nhân học, Trường ĐHKHXH
& NV. Hà Nội, tr. 272
1

Thực tế, khảo cổ học là gì, nhân học hay lịch sử? và sẽ không có câu trả lời duy
nhất.
Khảo cổ học quan tâm đến mọi lĩnh vực cuộc sống con người trong quá khứ, với
tư cách là khoa học nghiên cứu con người, khảo cổ học được xếp vào nhân học

(giải thích văn hóa vật thể và phi vật thể bằng những thuật ngữ nhân học), với tư
cách là khoa học nghiên cứu quá khứ, khảo cổ học là phần đáng kể của nghiên cứu
lịch sử.
5
Một số nhà khảo cổ luôn kiên trì khảo cổ học là khảo cổ học (Hà Văn
Tấn) hay khảo cổ học là khảo cổ học là khảo cổ học là khảo cổ học (David Clarke,
nhà khảo cổ học người Anh thuộc trường phái khảo cổ học quá trình).
6
Như vậy, bản chất của khảo cổ học là nghiên cứu quá khứ (văn hóa, lối sống…)
của con người bằng các tài liệu vật chất, tuy nhiên những nỗ lực và cố gắng của
khảo cổ học trong nghiên cứu văn hóa và những vấn đề liên quan đến văn hóa
nhân loại là phải đối mặt hay bị thách thức bởi tính chất lưỡng (hai mặt) của văn
hóa đó là phần vật chất và phi vật chất cũng như những thay đổi liên tục và mạnh
mẽ trong quan điểm của những người theo các trường phái khảo cổ học khác nhau.
Quá khứ nhân loại đa dạng bao nhiêu thì tính chất của các nghiên cứu khảo cổ học
cũng đa dạng bấy nhiêu. Tính chất này được thể hiện trong đối tượng, mục đích,
không gian và thời gian nghiên cứu. Ngày nay “Khảo cổ học được ví như một giáo
phái rộng lớn bao gồm nhiều “chi phái khảo cổ học” khác nhau, được liên kết với
nhau nhờ những phương pháp và hướng nghiên cứu”
7
. Khảo cổ học là một khoa
học liên ngành, phối hợp những lý thuyết, phương pháp vườn nhà (riêng của khảo
cổ học) cũng như những lý thuyết và phương pháp từ những khoa học xã hội và tự
nhiên, kỹ thuật, công nghệ khác.
Vào đầu thế kỷ 20 trong khảo cổ học diễn ra một xu hướng chuyên nghiệp hóa từ
trạng thái khoa học quy nạp [từ cơ sở dữ liệu để xác lập những mẫu hình (loại
hình hiện vật và chuỗi niên đại) hay tích lũy dữ liệu và để dữ liệu “tự nó nói” và
thiên về mô tả hiện vật quy hiện vật vào những đơn vị “văn hóa – lịch sử” của xã
hội loài người trong quá khứ] sang trạng thái khoa học suy luận, diễn giải [tái tạo
lối sống, lối ứng xử và văn hóa của con người trong quá khứ].

Mặc dù cả khảo cổ học truyền thống và khảo cổ học hiện đại đều có nhiệm vụ
tái hiện quá khứ và cuộc sống con người trong quá khứ và giải thích sự thay đổi
trong quá khứ, nhưng khảo cổ học truyền thống thiên về giải thích lịch sử còn
khảo cổ học hiện đại bên cạnh giải thích lịch sử đã tập trung nghiên cứu quá trình
văn hóa và sự thay đổi trong các hệ kinh tế - xã hội, tái hiện cơ cấu tổ chức xã hội
và hệ tư tưởng.
5
Colin Renfrew, Paul Bahn. Khảo cổ học Lý thuyết, Phương pháp và Thực hành. Bản dịch của Đặng Văn
Thắng, Lê Long Hổ và Trần Hạnh Minh Phương. Nxb Trẻ. TP. Hồ Chí Minh năm 2007, tr.14-16
6
Hà Văn Tấn. Khảo cổ học lý thuyết – Giáo trình đào tạo sau đại học chuyên ngành khảo cổ học. Hà Nội
năm 1996.
7
Colin Renfrew, Paul Bahn. Khảo cổ học Lý thuyết, Phương pháp và Thực hành. Bản dịch của Đặng Văn
Thắng, Lê Long Hổ và Trần Hạnh Minh Phương. Nxb Trẻ. TP. Hồ Chí Minh năm 2007, tr.6
2
Một cách khái quát, có ba giai đoạn chính trong sự hình thành và phát triển lý
thuyết và phương pháp khảo cổ học
i. Khảo cổ học từ những năm đầu hình thành và phát triển với tư cách là
một ngành sử học quan tâm đến nguồn gốc và lịch sử của những nhóm
tộc người (phương pháp luận liên quan là khai quật theo phương thẳng
đứng – địa tầng học và xác định các nền văn hóa khảo cổ) đến sự hình
thành những tiếp cận vật chất, chức năng và quá trình vào những năm
50-70 với những phương pháp của (Thuyết Tầm trung
8
, thuyết Hệ
thống) và của những phân tích niên đại, loại hình (đếm thời gian; phân
loại và lấy mẫu)…
ii. Mô hình Cấu trúc Mác xít và Hậu – Quá trình thách thức những đồng
thuận trước đây (của giai đoạn sớm) bằng cách đề cập tới xung đột xã

hội, mức độ thích nghi của các cộng đồng người với môi trường, giới,
tộc người, tư tưởng và cá nhân cùng các phương pháp luận liên quan
như Nghiên cứu Bối cảnh, Bản sắc và Tương đồng Mới)
9
.
iii. Những hậu duệ mới từ những tiếp cận của những giai đoạn trên như tiếp
cận dưới hình thức thuyết Chọn lọc, thuyết Trung gian, thuyết Phức hợp
(năm 80-90), một số trào lưu phương pháp luận đã mở ra những lĩnh
vực mới của nghiên cứu lý thuyết và đáp ứng thực tế. Đó là những phần
mềm máy tính giúp khám phá càng ngày càng nhiều hơn những mối
quan hệ phức tạp mà nếu chỉ sử dụng lời lẽ hay hình ảnh thì không thể
thực hiện được; chương trình GIS (hệ thống thông tin địa lý) cho phép
xử lý và phân tích số lượng lớn những dữ liệu và đo lường khoảng cách
di truyền đưa đến những đánh giá về giả thiết thế hệ về sự tiếp nối hay
đứt quãng về dân số, những yếu tố liên quan và ảnh hưởng đến sự thành
tạo và hủy hoại của di tích. Đó là những thành tựu trong áp dụng kết quả
8
Thuyết Tầm trung có nguồn gốc từ xã hội học, nơi mà Robert Merton cho rằng cần phải tạo ra những
nguyên tắc để nối kết những lý thuyết hợp nhất bậc cao với những mối quan hệ kinh nghiệm bậc thấp được
sản sinh từ nhiều nghiên cứu xã hội học. Những lý thuyết tầm trung sau đó một cách lô gic có thể được gộp
vào bởi các thuyết bậc cao và ngược lại, có thể gộp những quy tắc kinh nghiệm. Khái niệm lý thuyết tầm
trung được Raab và Goodyear đưa vào khảo cổ học. Còn theo Binford thuyết Tầm trung là một tập hợp
toàn thể của những nguyên tắc mà những nhà khảo cổ dùng để chuyển những sự kiện tính được từ tư liệu
khảo cổ vào những đánh giá về động cơ của những hệ thống văn hóa - xã hội cổ hỗ trợ một số công đoạn
cho phép các nhà khảo cổ chuyển chứng cứ thành suy luận (dẫn theo Michael B. Schiffer. The Structure of
Archaeological Theory, American Antiquity, Vol. 53, No. 3. (Jul., 1988), tr. 462-463.
9
Tương đồng mới (New Analogy) là một khuynh hướng mới trong so sánh tài liệu khảo cổ học với tài liệu
dân tộc học với mục đích đưa ra những mẫu so sánh chung dựa trên các mẫu đại diện và điển hình từ những
trường hợp dân tộc học và khảo cổ học từ những vùng khác nhau và giai đoạn khác nhau (xem thêm phần

khảo cổ dân tộc học dưới đây trong bài viết).
3
phân tích AND, Gene … trong nghiên cứu lịch sử tiến hóa của loài
người, những biến cố xảy ra đối với dân số thế giới…
Lý thuyết khảo cổ học gồm ba lĩnh vực, mỗi lĩnh vực lại được tạo bởi một hay vài
phạm vi liên quan. Ba lĩnh vực của lý thuyết khảo cổ học gồm:
i. Lý thuyết xã hội: Lý thuyết xã hội chỉ có một phạm vi (cho tới nay),
bao gồm những nguyên lý giải thích những dạng ứng xử và thay đổi
ii. Lý thuyết tái thiết: Lý thuyết tái thiết cho phép những điều kiện ứng
xử của con người đối với môi trường quá khứ được tìm hiểu một
cách chắc chắn. Phạm vi của lý thuyết này được tạo bởi ba lĩnh vực:
a. Động cơ văn hóa vật chất (thể tương liên); b. Quá trình thành tạo
văn hóa của tư liệu khảo cổ (c- biến đổi) và c. Những quá trình phi
văn hóa đóng góp cho sự hình thành những tư liệu khảo cổ và môi
trường (n-biến đổi)
iii. Lý thuyết phương pháp luận: Lý thuyết phương pháp luận bao hàm
những nguyên lý dùng để thu thập và đánh giá chứng cứ khảo cổ học
và những nguyên lý phương pháp luận chuyển sự lựa chọn những kỹ
thuật và phương pháp cũng như chỉ dẫn mà lý thuyết tái thiết sử
dụng. Lĩnh vực phương pháp luận gồm ba khía cạnh: Khôi phục,
phân tích và suy luận
10
(xem hình 1)

10
Michael B. Schiffer, The Structure of Archaeological Theory. American Antiquity, Vol.53, N.3 (Jul.1988)
tr.463, hình 1
4
Hình 1. Phạm vi và lĩnh vực của lý thuyết khảo cổ học trong mối quan hệ với những
khái niệm khác nhau của thuyết Tầm trung (Nguồn: Michael B. Schiffer, The Structure

of Archaeological Theory. American Antiquity, Vol.53, N.3 (Jul.1988), hình 1)
5
2. Mức độ liên ngành và sự hình thành của một số chuyên ngành liên khảo cổ
học với một hay vài ngành khoa học khác (trường hợp của dân tộc học khảo
cổ - ethnoarchaeology)
Như phần trên đã đề cập đối tượng nghiên cứu của khảo cổ học là văn hóa con
người (hiểu theo nghĩa rộng nhất của khái niệm này) trong quá khứ. Nếu nghiên
cứu văn hóa sử dụng quan điểm tổng thể (totalité) và toàn cục (global) với phương
pháp tiếp cận liên ngành, xuyên ngành theo khuynh hướng tư duy phức hợp và
kiến thức đồng bộ để xây dựng khung lý thuyết và khung phân tích để tiếp cận đối
tượng thì nghiên cứu khảo cổ cũng vậy.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành có ba mức độ:
i. Dùng khái niệm và phương pháp của ngành này áp dụng cho ngành
khác;
ii. Vận dụng quy luật của ngành này vào các ngành khác để định hướng
và tìm các giải pháp mang tính phổ quát và
iii. Xác định điểm giao thoa giữa các ngành để phát hiện các quy luật
chung
11
.
Nghiên cứu liên ngành trong khảo cổ học cũng tuân theo những mức độ như vậy,
có thể lấy ví dụ về những mức độ áp dụng khác nhau của thuật toán học và các
phương pháp hình thức khác như biểu đồ, mô hình vào thu thập và xử lý hiện vật
hay vào quá trình thành tạo của di tích theo cả hai bối cảnh lịch đại và khu vực
12
.
Từ thế kỷ 19 đến nay, các nhà hoạch định chiến thuật và chiến lược nghiên cứu
khảo cổ mượn rất nhiều khái niệm, phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa
học xã hội nhân văn, tự nhiên và kỹ thuật khác và thực sự họ đã “vượt gộp”nhuần
nhuyễn những vay mượn đó thành phương pháp và tiếp cận riêng của khảo cổ học.

Những thay đổi về chất trong mối quan hệ giữa khảo cổ học và các ngành khoa
học đã dẫn đến sự hình thành những chuyên ngành khảo cổ học khác nhau, bao
gồm:
i. Chuyên sâu nhưng sử dụng phương pháp và lý thuyết cũng như dữ
liệu liên ngành (khảo cổ học xã hội; khảo cổ học con người, khảo cổ
học nông nghiệp khảo cổ học đô thị
ii. Chuyên ngành khảo cổ học nằm ở vùng giao điểm giữa khảo cổ học
với các khoa học khác như khảo cổ dân tộc học, khảo cổ sinh thái
học …
13
11
Phạm Đức Dương. Về việc xây dựng ngành Việt Nam học ở nước ta, />page=newsdetail&NewID=21. Downloaded ngày 5.12.2010
12
George L Cowgill. Ứng dụng khảo cổ học của các phương pháp toán học và hình thức. Trong David J
Meltzer, Don D. Fowler, Jeremy A. Sabloff. Khảo cổ học Mỹ Quá khứ và Tương lai. Bản dịch của Lâm
Thị Mỹ Dung và Chu Hương Ly. Tư liệu Khoa Lịch sử và Bảo tàng Nhân học, Trường ĐHKHXH & NV.
Hà Nội, tr. 179-210.
13
Khảo cổ học xã hội (Social Archaeology): Tái hiện tự nhiên và tổ chức xã hội bằng cách ứng dụng tài
liệu khảo cổ về cấu trúc nơi định cư, nơi chôn cất, phân bố của kho tàng, thành quách để phân loại xã hội
Khảo cổ học môi trường (Environmental Archaeology): Đây là chuyên ngành đang rất phát triển có mục
đích tìm hiểu sự tương tác giữa con người với môi trường và đặc biệt là chứng cứ khảo cổ học trong mối
quan hệ với bối cảnh biến đổi sinh học và hình thái học địa cầu
Khảo cổ học dinh dưỡng và mưu sinh (Archaeology of Subsistence and Diet).
6
Khảo cổ dân tộc học: Từ quan hệ cơ học giữa khảo cổ học với dân tộc học đến
sự hình thành chuyên ngành giao điểm
Địa chất học
Quá khứ Cổ thực vật học Khảo cổ học
Cổ động vật học

Cổ nhân loại học
Khoa học lịch sử
Nhân loại thể chất học
Hiện tại Động vật học Dân tộc học
Thực vật học
Địa lý học

Hình 2. Mối quan hệ của khảo cổ học với các khoa học khác
Khảo cổ học có liên quan chặt chẽ với dân tộc học (xem hình 2), dân tộc học
nghiên cứu các xã hội hiện tại qua điều tra hoặc quan sát, còn khảo cổ học thì
nghiên cứu các xã hội quá khứ qua điều tra và khai quật các di tích vật chất. Hai
khoa học này - cùng nằm chung trong Khoa học Lịch sử - bổ sung lẫn cho nhau
như một bài mô tả và một biểu đồ
14
. Ví dụ, nhiều nghiên cứu khảo cổ học tiền sử
đã áp dụng biểu đồ tiến hóa của các xã hội loài người do Tylor và Morgan đưa ra,
đặc biệt là những so sánh dân tộc học mà Morgan trình bày trong tác phẩm Xã hội
cổ xưa của ông.
Với sự phát triển của khảo cổ học hiện đại và đặc biệt là sự hình thành của Khảo cổ
học Mới với mục tiêu nghiên cứu tập trung vào kết nối hiện vật và mẫu hình hiện
vật với ứng xử của con người đã làm nảy sinh một lĩnh vực nghiên cứu kết nối giữa
những dân tộc hiện đang sống với những cách thức diễn giải tài liệu khảo cổ. Cách
tiếp cận này, được gọi là “khảo cổ dân tộc học” (ethnoarchaeology) hay “khảo cổ
học sống”(living archaeology)
15
được coi là cách giải quyết vấn đề tồn lâu về
tương đồng dân tộc học (ethnographical analogy) và thực nghiệm dân tộc học khảo
cổ (experimental ethnoarchaeology) với diễn giải khảo cổ học.
Khảo cổ học kỹ thuật (Archaeology of Technology)
Khảo cổ học thương mại và trao đổi (Archaeology of Trade and Exchange)

Khảo cổ học tri thức, nghệ thuật và tôn giáo (Cognitive Archaeology, Art, and Religion)
Khảo cổ học con người (Archaeology of People): Không chỉ đơn thuần là nghiên cứu những đặc trưng
thể lý người, chuyên ngành này đã mở rộng tầm nhìn của các nhà khảo cổ và giúp họ nhận thức các vấn đề
về nghề nghiệp, điều kiện sống, chế độ dinh dưỡng, bệnh tật, nguồn gốc và sự hình thành các dân tộc trên
thế giới
Khảo cổ học kinh tế, bao gồm cả khảo cổ học nông nghiệp, khảo cổ học săn bắt, hái lượm…
14
Hán Văn Khẩn (chủ biên). Cơ sở Khảo cổ học. Nxb ĐHQG, Hà Nội năm 2009.
7
Khảo cổ dân tộc học có mục tiêu chính là nghiên cứu các cộng đồng xã hội đương
thời để so sánh với các cộng đồng xã hội cổ nhằm tìm ra những mẫu hình/đặc điểm
tương đồng và dùng chúng trong phân tích tư liệu khảo cổ để rút ra những suy luận
và diễn giải
16
.
Đánh giá cách tiếp cận mới này các nhà nghiên cứu cho rằng có nhiều vấn đề nảy
sinh không kém so với lối tiếp cận lịch sử trước đây của khảo cổ học truyền thống,
đặc biệt là khi nghiên cứu so sánh lịch đại và nhiều loại hiện vật quan trọng trong
khảo cổ học như đồ đá và đồ gốm đã không hay rất ít được coi là đối tượng của
nghiên cứu liên văn hóa để từ đó tìm kiếm những tương đồng
17
. Mặt khác khi
nghiên cứu so sánh như vậy, các nhà nghiên cứu phải đối mặt với khá nhiều bất cập
xuất phát từ: i. Tính chất khác nhau của hai loại tài liệu khảo cổ học và dân tộc học;
ii. Tính bất tương thích trong quy mô và kích cỡ của các tập hợp tài liệu dùng để so
sánh và iii. Độ chênh trong các đánh giá kết quả so sánh lịch đại và đồng đại giữa
các văn hóa dân tộc đương đại với văn hóa khảo cổ…
Trong những thập kỷ gần đây giới khoa học khảo cổ thế giới đã rất nỗ lực hoàn
thiện phương pháp tiếp cận liên văn hóa và so sánh khảo cổ - dân tộc học, dưới đây
là một ví dụ điển hình.

Ở Mỹ, một số nhà nghiên cứu thuộc tổ chức khoa học quốc tế phi lợi nhuận
HRAF (viết tắt của Human Relations Area Files)
18
đã cố gắng đưa ra một
vài giải pháp khoa học nhằm loại trừ dần những bất cập này và để từng bước
hoàn thiện phương pháp cũng như lý thuyết của khảo cổ dân tộc học mà
trước hết là của cách tiếp cận so sánh văn hóa lịch đại
19
.
i. Đầu tiên HRAF đưa vào khởi động một mẫu phổ quát của các “ca” – trường hợp khảo
cổ với các “ca”-trường hợp so sánh. Một mẫu phổ quát như vậy cần đáp ứng một số tiêu
15
Peter N. Peregrine. Cross-Cultural Comparative Approaches in Archaeology, Annual Review of
Anthropology, Vol. 30. (2001), tr.2; R.A. Gould. New Studies in Archaeology – Living Archaeology. Press
Syndicate of the University of Cambridge 1980.
16
Có rất nhiều ví dụ về những nghiên cứu so sánh dân tộc học và khảo cổ học ở cấp độ cụ thể đến khái quát
trong văn liệu khảo cổ thế giới và Đông Nam Á. Xem thêm Pearson M.P., Archaeology of Death and
Burial. Texas A & M University Press, 2005; Earle TK. 1997. How Chiefs Come to Power. Sanford, CA:
Sanford University Press, năm 1997; Ember M, Ember CR. Cross – Cultural Research Methods. Walnut
Creek, CA: Alta Mira, năm 2001; Peregrine PN. Outline of Archaeological Traditions. New Haven, CT:
Hum. Rel.Area Files; Junker Laura Lee. Raiding, Trading and Feasting. The Political Economy of
Phillippine Chiefdoms. University of Hawai''i Press. Honolulu….
17
Xem Peter N. Peregrine. Cross-Cultural Comparative Approaches in Archaeology, Annual Review of
Anthropology, Vol. 30. (2001), tr. 1-18 để tìm hiểu thêm về khả năng ứng dụng và hạn chế của tiếp cận liên
văn hóa và so sánh tương đồng dân tộc học trong diễn giải khảo cổ học
18
HRAF. Thành lập năm 1949, trụ sở tại New Haven bao gồm trên 300 thành viên là các viện nghiên cứu ở
Mỹ và hơn 20 của các nước. Sứ mệnh của HRAF là khuyến khích và tạo điều kiện cho các nghiên cứu so

sánh lối sống, xã hội và văn hóa toàn nhân loại, sứ mệnh này được hoàn thành bằng cách haonf thiện và
phổ biến hai hệ thống dữ liệu toàn văn trên trang web: eHRAF Collection of Ethnography (dữ liệu bài
nghiên cứu, microfiche của gần 400 nền văn hóa.) và eHRAF Collection of Archaeology
( />8
chuẩn: 1. Tất cả các “ca” đưa ra phải tương đương trên phương diện một số tập hợp tiêu
chuẩn xác định; 2. Những tiêu chuẩn dùng để xác định các “ca” phải đủ nhạy đối với tính
biến thiên của lợi ích mà những mẫu hình bên trong và bao gồm trong chúng có thể nhận
biết được; 3. Mẫu phổ quát cần bao gồm tất cả các “ca” có thể; 4. Mẫu phổ quát phải cho
phép những mẫu ngẫu nhiên lớn đủ để trắc nghiệm giả thuyết, cần tính đến mất mát của
các “ca” do thiếu mất dữ liệu và 5. Mẫu phổ quát phải cho phép sử dụng thông tin cơ bản
để nhóm họp và phân tầng chọn mẫu hay loại trừ những “ca” với những đặc điểm riêng
trong tất cả các “ca”, công trình “Outline of Archaeological Traditions”
20
đáp ứng các tiểu
chuẩn trên và đã được sử dụng như mẫu phổ quát nghiên cứu so sánh khảo cổ học.
ii. Bước tiếp theo HRAF đã hoàn thiện công trình “Encyclopedia of Prehistory”
21
, công
trình 9 tập này bổ sung cho công trình trên và đưa ra những thông tin mô tả và những tham
khảo cơ bản cho tất cả các “ca” trong “Outline of Archaeological Traditions”.
“Encyclopedia of Prehistory” được coi là công cụ cơ bản cho nhà nghiên cứu khi bắt đầu
những dự án nghiên cứu so sánh lịch đại liên văn hóa.
iii. Cuối cùng, HRAF cũng đã xây dựng Sưu tập Khảo cổ học song song với Sưu tập Dân
tộc học được cho là công cụ sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu liên văn hóa. Cả hai
sưu tập này cung cấp các nguồn tài liệu nguyên cho nghiên cứu so sánh dễ tra cứu và phổ
biến trên trang web của HRAF.
Trong các nghiên cứu liên ngành của khảo cổ học thì nghiên cứu so sánh liên
ngành dân tộc học với khảo cổ học phổ biến nhất và có lẽ hữu ích và lô gic nhất, ở
Đông Nam Á và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu như thế.
22

Khảo cổ
học sinh thái và khảo cổ học môi trường cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể
23

3. Liên ngành trong nghiên cứu khảo cổ học ở Việt Nam
Việt Nam là một đất nước phát triển muộn về khảo cổ học, khoa học khảo cổ ở
nước ta được hình thành từ thời Pháp thuộc với ảnh hưởng mạnh của trường phái
19
Peter N. Peregrine. Cross-Cultural Comparative Approaches in Archaeology, Annual Review of
Anthropology, Vol. 30. (2001), tr. 10-12.
20
Peter N. Peregrine. Outline of Archaeological Traditions. New Haven, CT: Hum.Relat. Area Files.
21
Peregrine PN, Ember M., (chủ biên). Encyclopedia of Prehistory, New York: Kluwer Acad./Plenum, 9
tập, năm 2001.
22
Xem Carol Kramer.Ceramic Ethnoarchaeology, Annual Review of Anthropology, Vol. 14 (1985), tr.
77-102; Margaret E. Becka,Mark A. Neupert. Identifying pottery clay from rice fields: an example from
southern Luzon, the Philippines, Journal of Archaeological Science 36 (2009) 843–849; Diệp Đình Hoa.
Nghiên cứu đồ gốm bằng phương pháp dân tộc học so sánh, NPHMVKCN 1975, Hà Nội, năm 1976;
Hà Văn Tấn. Mô hình gỗ với thời đại đá ở Việt Nam và Đông Nam Á// Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng
hợp Hà Nội, số 1, 1985; Trần Quốc Vượng, Hayden Brian 1996. Tài liệu về kiểm soát chính trị của người
Tà Ôi (Quảng Trị). Báo cáo sơ bộ (Tài liệu riêng của tác giả); Lâm Thị Mỹ Dung và nhóm cộng sự. Nghiên
cứu quá trình chuyển biến từ So sử sang Lịch sử sớm ở Trung và Nam Trung bộ Việt Nam. ĐTNCKH
Trọng điểm cấp ĐHQG (mã số QGTĐ. 06.07) Hà Nội, năm 2008…
23
Dena F. Dincauze. Environmental Archaeology: Principles and Practice. Cambridge University Press.
Cambridge 2000; Bruce Trigger, Archaeology and Ecology. World Archaeology, Vol.2, No.3, Subsistence
(Feb., 1971), tr.321-336; Hà Văn Tấn. Những hệ sinh thái nhiệt đới trong thời tiền sử Việt Nam và Đông
Nam Á. Nghiên cứu Việt Nam, số 474, 1984; Hà Văn Tấn. Khí hậu cách tân muộn ở Đông Nam Á: số liệu

mới từ Việt Nam. Nghiên cứu mới về kỷ đệ tứ ở Đông Nam Á, tập 9, Rốt-téc-đam, 1985; Hà Văn Tấn. Sự
chuyển biến từ Pléitocene đến Holocene ở Đông Nam Á: Môi trường và văn hóa . Tạp chí Khảo cổ học, số
1, 1992. Trần Quốc Vượng. Về những nhân tố tự nhiên – dân số – kĩ thuật – ý thức trong văn minh nông
nghiệp Việt Nam. Tạp chí Khảo cổ học, số 2, 1983…. Trần Quốc Vượng. Con người – Môi trường và Văn
Hóa. Nxb VHTT. Hà Nội 2005; Hà Hữu Nga. Khảo cổ học Đông Bắc, Việt Nam: từ những hệ thống sinh
thái nhân văn tới cấu trúc xã hội Tiền Nhà nước. Trong Một thế kỷ Khảo cổ học Việt Nam. Tập I.
NxbKHXH, Hà Nội 2004, tr.117-139.
9
Khảo cổ học Lịch sử-Văn hóa mà đặc biệt là Truyền bá luận, từ sau năm 1954, nền
khảo cổ học Việt Nam chịu ảnh hưởng của khảo cổ học Xô Viết, tuy nhiên điểm
khác biệt căn bản giữa khảo cổ học Việt Nam và khảo cổ học Xô Viết đó là khảo
cổ học nước ta không có truyền thống và việc tiếp cận khảo cổ học lý thuyết vẫn
còn mang nặng tính hình thức.
Phương pháp và tri thức liên ngành, đa ngành được ứng dụng trong nhiều công
đoạn nghiên cứu khảo cổ học ở Việt Nam và dẫu gặp nhiều khó khăn nhưng
nghiên cứu khảo cổ học ở Việt Nam đạt được nhiều thành tựu do “kết hợp giữa lý
thuyết và thực tiễn, có kế thừa và có phát triển”
24

Liên ngành trong khảo cổ học Việt Nam: thành quả thực tế và những yêu cầu
phát triển
i. Áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật và tự nhiên trong điều
tra khảo cổ học: Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật mới đòi hỏi thiết bị đắt
tiền và người sử dụng phải được đào tạo về kỹ năng và kỹ thuật khảo cổ
học như thiết bị kỹ thuật điều tra, thám sát các công trình ngầm hoặc bị
vùi lấp dưới đất bằng phương pháp đo điện từ, từ trường, phản ứng điện
cực hoặc siêu âm. Những máy tính cá nhân cùng những phần mềm
chuyên dụng đã hỗ trợ rất nhiều cho công việc này, giúp các nhà khảo
cổ phác họa cấu trúc, sơ đồ bố trí các công trình ngầm cũng như thể
hiện độ sâu dưới mặt đất của các công trình. Đối với những công trình

kiến trúc đóng kín hay các hầm mộ lớn (kim tự tháp, lăng mộ, các mộ
quách…) có thể sử dụng các robot tinh xảo cùng những camera cực nhỏ
để thám sát bên trong chúng mà không làm hỏng cấu trúc của di tích.
Nhiều thiết bị lặn và các camera đặc biệt giúp nghiên cứu khảo cổ học
dưới nước (tìm, dò, thám sát, trục vớt hiện vật khảo cổ trong các con tàu
bị đắm thời cổ, các đô thị bị ngập chìm…) Ở Việt Nam các nhà khảo
cổ học thường sử dụng ảnh viễn thám, ảnh vệ tinh… để khoanh vùng và
nghiên cứu những yếu tố địa hình, địa mạo, tự nhiên có tác động đến sự
hình thành và phá hủy của di tích, mối quan hệ của di tích với ngoại
cảnh. Hiệu quả của ứng dụng này được đánh giá cao và rất hữu ích đặc
biệt đối với các công trình thành cổ, đô thị cổ, nhưng do chưa có kinh
phí tổ chức chụp ảnh viễn thám hay máy bay dành riêng cho mục đích
này cũng như trả tiền mua quyền sử dụng bản đồ vệ tinh chuyên nghiệp
nên mức độ tiếp cận còn rất hạn chế. Những ứng dụng của các phương
pháp đo từ trường, điện từ để xác định mức độ bảo tồn và quy mô, mật
độ phân bố di tích, di vật khảo cổ gần như chỉ khoanh lại trong các
chương trình, dự án nghiên cứu phối hợp với nước ngoài. Nguyên nhân
không chỉ là do “khó khăn trong đầu tư thiết bị thăm dò này thường rất
đắt, việc phổ cập các kiến thức về các phương pháp khoa học tự nhiên
chưa được chú ý nhiều và việc đào bới các di tích chưa được cân nhắc
24
Trần Quốc Vượng Khảo cổ học Việt Nam - nơi hội tụ của khoa học, lịch sử và văn hóa.
/>10
và quản lý một cách chặt chẽ”
25
mà còn ở sức ì của quan điểm và sự rời
rạc trong quan hệ giữa các ngành khoa học ở Việt Nam.
ii. Áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật và tự nhiên và liên
ngành khác trong khai quật và xử lý di tích, di vật khảo cổ ngoài
hiện trường: Để áp dụng được những tiếp cận và lý thuyết của khảo cổ

học hiện đại vào Việt Nam, cần đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật và
công nghệ vào công tác thám sát, khai quật, thu thập, lưu trữ các dữ liệu
khảo cổ học. Hệ thống dữ liệu đầy đủ và đáng tin cậy mới có thể cung
cấp thông tin khoa học khái quát và khách quan cho các suy luận và
diễn giải khảo cổ học. Đối với khảo cổ học hiện đại nghiên cứu quá
trình thành tạo và hủy hoại của di tích được xem là nhiệm vụ hàng đầu
trong công tác khai quật. Để đánh giá các yếu tố tác động có thể ứng
dụng các phương pháp khoa học tự nhiên như phương pháp địa chất,
bao gồm tìm hiểu địa tầng kiến tạo và sinh khoáng, địa mạo, trầm tích…
tiềm năng và hiệu quả của phương pháp địa chất rất lớn nhưng sự liên
kết giữa các nhà khảo cổ, địa chất… chưa thực sự hệ thống và nhiều khi
chưa chủ động từ góc độ khảo cổ học. Những phương pháp cổ sinh có
vai trò quyết định trong việc nghiên cứu môi trường sinh thái và tương
tác con người – môi trường thông qua di tích, di vật (cả hiện vật nhân
tác và cả hiện vật nhiên tác). Đối với việc ứng dụng những phương pháp
này khảo cổ học Việt Nam đang gặp ít nhất ba khó khăn lớn về phương
tiện kỹ thuật phân tích, kinh phí phân tích và đặc biệt chuyên gia phân
tích. Cả ba mặt này đều vừa yếu, vừa thiếu. Do đó những thông tin về
cổ sinh chưa được khai thác triệt để trong diễn giải các vấn đề về kinh tế
văn hóa của các xã hội cổ xưa. Đối với công tác khai quật, tại những
công trường lớn - những di tích khảo cổ có tầm quan trọng đặc biệt và
có sự hợp tác với nước ngoài như Hoàng Thành, Đình Tràng, Thành
Dền, Bạch Đằng…một số kỹ thuật khai quật hiện đại đã bắt đầu được
đưa vào ứng dụng, tuy vậy cũng chưa khai thác được tối đa hiệu quả.
iii. Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong xử lý, phân tích và
diễn giải di vật, di tích: Đây được xem là một trong những ứng dụng
liên ngành rộng và mạnh trong khảo cổ học Việt Nam. Rất nhiều những
phương pháp và thành tựu của khoa học tự nhiên, công nghệ tin học, kỹ
thuật… được ứng dụng trong các công đoạn phân tích và bảo quản di
vật sau khai quật, đặc biệt những phân tích chất liệu hiện vật để truy tìm

nguồn gốc nguyên liệu, tổ chức sản xuất và trao đổi sản phẩm…
26
. Hạn
25
Nguyễn Quang Miên. Ứng dụng các phương pháp khoa học tự nhiên trong khảo cổ học Việt Nam – Vấn
đề và giải pháp. Trong “Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam”, tập I, NxbKHXH, Hà Nội, năm 2004, tr. 687.
26
Nguyễn Quang Miên. Ứng dụng các phương pháp khoa học tự nhiên trong khảo cổ học Việt
Nam – Vấn đề và giải pháp. Trong “Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam”, tập I, NxbKHXH, Hà Nội, năm
2004, tr.695; Nguyễn Kim Thủy. Áp dụng khoa học tự nhiên trong nghiên cứu nhân học Việt Nam. Trong
“Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam”, tập I, NxbKHXH, Hà Nội, năm 2004, tr.225-237; Nguyễn Trường Kỳ
1994, Kết quả phân tích quang phổ đồ trang sức bằng thuỷ tinh ở một số địa điểm khảo cổ học Việt Nam.
NPHMVKCH 1993: 140-141; Phạm Lý Hương, Phạm Thị Ninh và Nguyễn Xuân Hòa. Xác định thành
11
chế lớn nhất của những ứng dụng này không phải chỉ là “chưa có sự kết
hợp chặt chẽ giữa các nhà gửi mẫu và người phân tích nên chưa phát
huy được hiệu quả sử dụng của các phương pháp trong các phân tích
mẫu khảo cổ…và số liệu phân tích từ các phòng thí nghiệm khác nhau
chưa được nghiên cứu đối sánh liên kết”
27
mà chủ yếu là nhiều người
làm khảo cổ không biết đọc/ giải mã và dùng số liệu phân tích để diễn
giải khảo cổ và do mẫu gửi phân tích còn rất hạn chế về số lượng và
không hệ thống nên chưa có những bộ số liệu chuẩn cho từng giai đoạn,
từng văn hóa dùng làm dữ liệu so sánh dẫn đến hiện tượng số liệu phân
tích chỉ mang tính hình thức.
iv. Những chuyên ngành khảo cổ học khác nhau có những phương pháp
nghiên cứu và cách tiếp cận chuyên biệt đòi hỏi sự tham gia của chuyên
gia từ nhiều ngành khoa học và trang thiết bị hiện đại, đắt tiền (ví dụ
những trang thiết bị cho những trung tâm và phòng thí nghiệm C14,

AMS, Bào tử phấn hoa ) ở Việt Nam hầu như không có những phòng
thí nghiệm và phân tích như vậy. Ngoài một vài chuyên gia cổ nhân, cổ
sinh làm việc tại Viện Khảo cổ học với một ít trang thiết bị tối thiểu, các
chuyên ngành khảo cổ học khác ở Việt Nam thậm chí mới chỉ được biết
qua sách vở và mới chỉ được áp dụng phần nào trong các dự án nghiên
cứu hợp tác với nước ngoài. Đó là lý do tại sao, nhiều phương pháp
nghiên cứu không thể áp dụng được trong thực tiễn
28
.
Như vậy, để có thể đẩy mạnh liên ngành, khảo cổ học Việt Nam phải giải quyết
một số vấn đề cơ bản:
i. Nâng cao kỹ năng và nhận thức;
ii. Đào tạo nhân lực cao và
iii. Trang bị thiết bị máy móc, cơ sở phòng thí nghiệm. Do vậy cần xây
dựng TT nghiên cứu KCH chuyên và lien ngành: NC riêng và Hỗ trợ
NC như KCH kỹ thuật, KCH Môi trường, KCH dưới nước, KCH đô
thị, KCH nông nghiệp….
29
Về đào tạo
phần nguyên liệu và độ nung gốm Xóm Ốc (Quảng Ngãi). Trong NPHMVKCH năm 1999, Hà Nội năm
2000, tr. 270-273; Prior Ruth 1994, Ceramics from Early Historical Sites in Vietnam. Southeast Asian
Archaeology Volume I: 95-110…
.
27
Nguyễn Quang Miên. Ứng dụng các phương pháp khoa học tự nhiên trong khảo cổ học Việt Nam – Vấn
đề và giải pháp. Trong “Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam”, tập I, NxbKHXH, Hà Nội, năm 2004, tr.692.

28
Cuộc khai quật Thành Dền mới vừa rồi đã cho thấy việc áp dụng những phương pháp liên ngành gặp rất
nhiều trở ngại do thiếu cơ sở dữ liệu so sánh, thiếu chuyên gia và kinh phí phân tích theo những phương

pháp kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
29
Lâm Thị Mỹ Dung Sử dụng phương pháp và lý thuyết của khảo cổ học hiện đại trong nghiên cứu khảo
cổ học Việt Nam HTKH “Phương pháp liên ngành trong nghiên cứu Khoa học Xã hội & Nhân
văn”, Trường ĐHKHXH & NV, Hà Nội, tháng 12 năm 2009.
12
Nhận thức tầm quan trọng của giảng dạy lý thuyết và phương pháp
Xây dựng các chuyên đề, các sinh hoạt ngoại khóa
Xây dựng hệ thống tài liệu digital, cung cấp tài liệu khảo cổ và văn hóa trên trang
web. và liên kết với các trang web về khảo cổ
trong nước và nước ngoài.
Phát huy vai trò của cơ sở nghiên cứu Bảo tàng Nhân học trong đào tạo nghiên
cứu liên ngành trong Khảo cổ học và các ngành khoa học Lịch sử, Nhân học…
Liên kết đào tạo với viện nghiên cứu, bảo tàng. Tăng cường gửi cán bộ đi đào tạo
sau đại học ở nước ngoài hay tổ chức hợp tác đào tạo lý thuyết và thực hành
30
.
Trở ngại: Hiện nay giờ chuyên đề giảm, học liệu thiếu, ngoại ngữ kém và người
dạy không đủ trình độ, liên kết đào tạo và nghiên cứu còn rời rạc, thời vụ. Kiến
thức học được khó áp dụng vào thực tế…
31
4. Kết lại
Mọi nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn hiện nay đều theo xu hướng đa/liên
ngành, tuy nhiên nếu so sánh với một số ngành khoa học lịch sử và nhân học khác
khảo cổ học – từ đối tượng đến mục tiêu nghiên cứu của mình thì nhu cầu và sự
cần thiết của việc phải sử dụng các tri thức và phương pháp liên ngành xã hội nhân
văn,kỹ thuật, tự nhiên, công nghệ cấp thiết và ở mức độ cao hơn rất nhiều. “khảo
cổ học là ngành khoa học cần và không ngừng có sự cập nhật với các tiến bộ khoa
học kỹ thuật hiện đại để mở rộng và nâng cao nội dung và chất lượng nghiên cứu;
với cả xu hướng mới về tin học hóa, hiện đại hóa các hoạt động điền dã – giám

định nghiên cứu khảo cổ học trong chừng mức có thể ứng hợp được”
32
. Điều quan
trọng nhất là phải xây dựng được chiến lược và định hướng đúng đắn, khả thi cho
việc phát triển ngành khảo cổ Việt Nam: Hiện đại về lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu; Khách quan, chính xác về kết quả nghiên cứu; Thiết thực, Cập thời
đáp ứng nhu cầu phát triển của dân tộc, đất nước và Hòa dòng với Khảo cổ học
Thế giới
33
.

30
Ví dụ lớp đào tạo do Viện Khảo cổ học (tài trợ của Quỹ TOYOTA) tổ chức từ năm 2008 trở lại đây thực
sự mang lại nhiều kết quả khả quan.
31
Lâm Thị Mỹ Dung Sử dụng phương pháp và lý thuyết của khảo cổ học hiện đại trong nghiên cứu khảo
cổ học Việt Nam HTKH “Phương pháp liên ngành trong nghiên cứu Khoa học Xã hội & Nhân
văn”, Trường ĐHKHXH & NV, Hà Nội, tháng 12 năm 2009.
32
Phạm Đức Mạnh. Sử liệu khảo cổ học dưới góc độ lưu trữ, khám phá và khai thác chuyên sâu. Trong
“Đổi mới nghiên cứu và giảng dạy lịch sử”, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2008, tr.202.
33
Bắt đầu từ năm 2010, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) triển khai chương
trình tài trợ nghiên cứu cơ bản (NCCB) trong khoa học xã hội và nhân văn. Đây là dấu hiệu tốt cho triển
khai sâu rộng những nghiên cứu lý thuyết và phương pháp KHXH & NV. Tuy nhiên còn rất nhiều vấn đề
về hướng triển khai, vấn đề triển khai, đặc biệt là tình trạng vừa thiếu, vừa thừa và chưa thực sự đáp ứng
thực tế nghiên cứu. Ví dụ về nghiên cứu khảo cổ học, danh mục NCCB của Quỹ chỉ gồm Lý thuyết KCH
đô thị,: Áp dụng thành tựu của KHTN trong nghiên cứu KCH và Các văn hóa khảo cổ học – Giao lưu giữa
các nền văn hóa khảo cổ học, (Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia. Danh mục Hướng nghiên
cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn … tài trợ năm 2010, QĐ số 04/QĐ-HĐQLQ ngày

05.5/2010)
13
Tài liệu dẫn
Guy Bourdé, Hervé Martin. Các trường phái sử học Việt Nam. Viện Sử học. Hà
Nội năm 2001
Carol Kramer.Ceramic Ethnoarchaeology, Annual Review of Anthropology, Vol.
14 (1985), tr. 77-102;
Margaret E. Becka,Mark A. Neupert. Identifying pottery clay from rice fields: an
example from southern Luzon, the Philippines, Journal of Archaeological Science
36 (2009) 843–849
Kluwer Acad./Plenum, 9 tập, năm 2001.
Guy Bourdé, Hervé Martin. Các trường phái sử học Việt Nam. Viện Sử học. Hà
Nội năm 2001.
David J Meltzer, Don D. Fowler, Jeremy A. Sabloff. Khảo cổ học Mỹ Quá khứ và
Tương lai. Bản dịch của Lâm Thị Mỹ Dung và Chu Hương Ly. Tư liệu Khoa Lịch
sử và Bảo tàng Nhân học, Trường ĐHKHXH & NV. Hà Nội.
Colin Renfrew, Paul Bahn. Khảo cổ học Lý thuyết, Phương pháp và Thực hành.
Bản dịch của Đặng Văn Thắng, Lê Long Hổ và Trần Hạnh Minh Phương. Nxb
Trẻ. TP. Hồ Chí Minh năm 2007, tr.14-16
Hà Văn Tấn. Khảo cổ học lý thuyết – Giáo trình đào tạo sau đại học chuyên
ngành khảo cổ học. Hà Nội năm 1996.
Michael B. Schiffer. The Structure of Archaeological Theory, American Antiquity,
Vol. 53, No. 3. (Jul., 1988).
Hán Văn Khẩn (chủ biên). Cơ sở Khảo cổ học. Nxb ĐHQG, Hà Nội năm 2009
R.A. Gould. New Studies in Archaeology – Living Archaeology. Press Syndicate
of the University of Cambridge 1980.
Earle TK. 1997. How Chiefs Come to Power. Sanford, CA: Sanford University
Press, năm 1997
Ember M, Ember CR. Cross – Cultural Research Methods. Walnut Creek, CA:
Alta Mira, năm 2001

Pearson M.P., Archaeology of Death and Burial. Texas A & M University Press,
2005
Peregrine PN. Outline of Archaeological Traditions. New Haven, CT: Hum.
Rel.Area Files
Peregrine PN, Ember M., (chủ biên). Encyclopedia of Prehistory, New York:
Kluwer Acad./Plenum, 9 tập, năm 2001.
Peter N. Peregrine. Cross-Cultural Comparative Approaches in Archaeology,
Annual Review of Anthropology, Vol. 30, năm 2001.
Phạm Đức Dương. Về việc xây dựng ngành Việt Nam học ở nước ta,
Downloaded ngày 5.12.2010
Prior Ruth 1994, Ceramics from Early Historical Sites in Vietnam. Southeast
Asian Archaeology Volume I: 95-110.
Junker Laura Lee. Raiding, Trading and Feasting. The Political Economy of
Phillippine Chiefdoms. University of Hawai''i Press. Honolulu
14
Carol Kramer.Ceramic Ethnoarchaeology, Annual Review of Anthropology, Vol.
14 (1985)
Margaret E. Becka,Mark A. Neupert. Identifying pottery clay from rice fields: an
example from southern Luzon, the Philippines, Journal of Archaeological Science
36 (2009) 843–849.
Diệp Đình Hoa. Nghiên cứu đồ gốm bằng phương pháp dân tộc học so sánh,
NPHMVKCN 1975, Hà Nội, năm 1976
Hà Văn Tấn. Mô hình gỗ với thời đại đá ở Việt Nam và Đông Nam Á. Tạp chí
Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 1, 1985
Trần Quốc Vượng, Hayden Brian 1996. Tài liệu về kiểm soát chính trị của người
Tà Ôi (Quảng Trị). Báo cáo sơ bộ (Tài liệu riêng của tác giả).
Lâm Thị Mỹ Dung Sử dụng phương pháp và lý thuyết của khảo cổ học hiện đại trong
nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam HTKH “Phương pháp liên ngành trong nghiên cứu
Khoa học Xã hội & Nhân văn”, Trường ĐHKHXH & NV, Hà Nội, tháng 12 năm 2009
Lâm Thị Mỹ Dung và nhóm cộng sự. Nghiên cứu quá trình chuyển biến từ So sử

sang Lịch sử sớm ở Trung và Nam Trung bộ Việt Nam. ĐTNCKH Trọng điểm
cấp ĐHQG (mã số QGTĐ. 06.07) Hà Nội, năm 2008
Dena F. Dincauze. Environmental Archaeology: Principles and Practice.
Cambridge University Press. Cambridge 2000.
Bruce Trigger, Archaeology and Ecology. World Archaeology, Vol.2, No.3,
Subsistence (Feb., 1971), tr.321-336.Hà Văn Tấn. Những hệ sinh thái nhiệt đới
trong thời tiền sử Việt Nam và Đông Nam Á. Nghiên cứu Việt Nam, số 474, 1984
Hà Văn Tấn. Khí hậu cách tân muộn ở Đông Nam Á: số liệu mới từ Việt Nam.
Nghiên cứu mới về kỷ đệ tứ ở Đông Nam Á, tập 9, Rốt-téc-đam, 1985
Hà Văn Tấn. Sự chuyển biến từ Pléitocene đến Holocene ở Đông Nam Á: Môi
trường và văn hóa . Tạp chí Khảo cổ học, số 1, 1992.
Trần Quốc Vượng. Về những nhân tố tự nhiên – dân số – kĩ thuật – ý thức trong
văn minh nông nghiệp Việt Nam. Tạp chí Khảo cổ học, số 2, 1983
Trần Quốc Vượng. Con người – Môi trường và Văn Hóa. Nxb VHTT. Hà Nội
2005.
Hà Hữu Nga. Khảo cổ học Đông Bắc, Việt Nam: từ những hệ thống sinh thái nhân
văn tới cấu trúc xã hội Tiền Nhà nước. Trong Một thế kỷ Khảo cổ học Việt Nam.
Tập I. NxbKHXH, Hà Nội 2004, tr.117-139.
Trần Quốc Vượng Khảo cổ học Việt Nam - nơi hội tụ của khoa học, lịch sử và văn
hóa. />va-van-hoa/40053660/181/
Nguyễn Quang Miên. Ứng dụng các phương pháp khoa học tự nhiên trong khảo
cổ học Việt Nam – Vấn đề và giải pháp. Trong “Một thế kỷ khảo cổ học Việt
Nam”, tập I, NxbKHXH, Hà Nội, năm 2004
15
Nguyễn Kim Thủy. Áp dụng khoa học tự nhiên trong nghiên cứu nhân học Việt
Nam. Trong “Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam”, tập I, NxbKHXH, Hà Nội, năm
2004, tr.225-237
Nguyễn Trường Kỳ 1994, Kết quả phân tích quang phổ đồ trang sức bằng thuỷ
tinh ở một số địa điểm khảo cổ học Việt Nam. NPHMVKCH 1993: 140-141
Phạm Lý Hương, Phạm Thị Ninh và Nguyễn Xuân Hòa. Xác định thành phần

nguyên liệu và độ nung gốm Xóm Ốc (Quảng Ngãi). Trong NPHMVKCH năm
1999, Hà Nội năm 2000, tr. 270-273

Phạm Đức Mạnh. Sử liệu khảo cổ học dưới góc độ lưu trữ, khám phá và khai thác
chuyên sâu. Trong “Đổi mới nghiên cứu và giảng dạy lịch sử”, Nxb Tổng hợp TP.
Hồ Chí Minh, năm 2008
16

×