Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tiếp cận triết học khái niệm nhà nước pháp quyền và sự vận dụng nó trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.92 KB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




PHẠM THỊ HƢƠNG




TIẾP CẬN TRIẾT HỌC KHÁI NIỆM NHÀ NƢỚC
PHÁP QUYỀN VÀ SỰ VẬN DỤNG NÓ TRONG XÂY DỰNG
NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học









Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




PHẠM THỊ HƢƠNG




TIẾP CẬN TRIẾT HỌC KHÁI NIỆM NHÀ NƢỚC
PHÁP QUYỀN VÀ SỰ VẬN DỤNG NÓ TRONG XÂY DỰNG
NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số: 60 22 03 01



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Vân





Hà Nội - 2015
LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài “Tiếp cận triết học khái
niệm nhà nước pháp quyền và sự vận dụng nó trong xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu của
riêng cá nhân tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thị Thúy Vân.
Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận văn đã đƣợc nêu rõ
trong phần danh mục tài liệu tham khảo, đƣợc trích dẫn rõ ràng, trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ
công trình nào.



HỌC VIÊN



PHẠM THỊ HƢƠNG









LỜI CẢM ƠN

` Để hoàn thành luận văn này, trƣớc tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất đến PGS. TS. Nguyễn Thị Thúy Vân, ngƣời đã hết lòng giúp đỡ tôi trong

suốt quá trình thực hiện luận văn. Cô đã luôn bên cạnh để đóng góp, sửa chữa
những thiếu sót, khuyết điểm, đƣa ra hƣớng giải quyết và luôn động viên tôi
trong quá trình làm luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong và ngoài trƣờng đã
tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ tôi. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn các thầy, cô
trong khoa Triết học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã cung
cấp cho tôi nền tảng kiến thức quý báu và sự giúp đỡ tận tình tạo điều kiện
cho tôi hoàn thành luận văn của mình.
Do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên luận văn chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng
góp của quý thầy, cô cùng toàn thể các bạn để luận văn đƣợc bổ sung và hoàn
thiện hơn, cũng nhƣ có thể rút kinh nghiệm cho những nghiên cứu tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn

HỌC VIÊN



PHẠM THỊ HƢƠNG

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 11
Chƣơng 1: TƢ TƢỞNG VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VÀ CÁC
CÁCH TIẾP CẬN KHÁI NIỆM NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN 11
1.1. Tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền trong lịch sử triết học và khái
niệm nhà nƣớc pháp quyền 11
1.1.1.Tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền ở phƣơng Đông 11
1.1.2 Tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền ở phƣơng Tây 14

1.1.3 Khái niệm nhà nƣớc pháp quyền. 28
1.2 Các cách tiếp cận khái niệm nhà nƣớc pháp quyền 32
1.2.1 Cách tiếp cận khái niệm nhà nƣớc pháp quyền từ góc độ luật học 32
1.2.2 Cách tiếp cận khái niệm nhà nƣớc pháp quyền từ góc độ lịch sử 33
1.2.3 Cách tiếp cận khái niệm nhà nƣớc pháp quyền từ góc độ chính trị học 34
1.2.4 Cách tiếp cận khái niệm nhà nƣớc pháp quyền từ góc độ triết học 36
Tiểu kết chƣơng 1 49
Chƣơng 2: VẬN DỤNG CÁCH TIẾP CẬN TRIẾT HỌC VỀ KHÁI
NIỆM NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 51
2.1 Quan điểm xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
Đảng cộng sản Việt Nam 51
2.2 Thực tiễn xây dựng và một số vấn đế đặt ra trong quá trình xây dựng nhà
nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 57
2.2.1 Vấn đề pháp luật, dân chủ, tổ chức quyền lực trong nhà nƣớc pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam 57
2.2.2 Cơ sở xã hội của nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 59
2.2.3 Cơ sở kinh tế của nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 62
2.3 Một số kiến nghị và giải pháp trong xây dựng nhà nƣớc pháp quyền
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay từ sự vận dụng nhận thức triết học
về nhà nƣớc pháp quyền. 67
2.3.1 Về nội dung pháp luật trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam 67
2.3.2 Về cách thức tổ chức quyền lực trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam 68
2.3.3 Về phát huy dân chủ trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam 70
2.3.4 Về vấn đề xây dựng xã hội dân sự trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam 72
2.3.5. Về xây dựng nền kinh tế thị trƣờng trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội

chủ nghĩa Việt Nam 73
Tiểu kết chƣơng 2 75
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80


1
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Thực tiễn xây dựng và phát triển nhà nƣớc pháp quyền trên thế giới
hiện nay đang đặt ra vấn đề cần có những khái quát chung về đặc trƣng bản
chất cũng nhƣ tính quy luật cho sự phát triển của mô hình nhà nƣớc này từ
phƣơng diện triết học. Tùy theo đặc điểm kinh tế, xã hội, truyền thống văn
hóa, lập trƣờng giai cấp, quan điểm nhận thức với những nét đặc thù riêng đã
tạo nên các mô hình nhà nƣớc pháp quyền khác nhau. Điều đó thể hiện tính đa
dạng muôn vẻ của các quốc gia trong quá trình tồn tại và phát triển.
Ở Việt Nam, bắt đầu từ Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ
khóa VII (tháng 1/ 1994) Đảng ta đã khẳng định sự cần thiết phải xây dựng
Nhà nƣớc pháp quyền nhƣ là điều kiện không thể thiếu để có nền dân chủ
thực sự vì nhân dân. Liên tiếp qua các kỳ đại hội Đảng ta tiếp tục coi nhiệm
vụ xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp đổi
mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta. Đại hội XI tiếp tục khẳng định
mạnh mẽ đƣờng lối “xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, đảm bảo Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân, do Đảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý
xã hội; giải quyết đúng mối quan hệ giữa Nhà nước và các tổ chức khác trong
hệ thống chính trị, với nhân dân, với thị trường. Nâng cao năng lực quản lý
và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa và kỷ luật, kỷ cương. Nhà nước chăm lo, phục vụ nhân dân, đảm bảo

quyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân” [ 16; 52].
Từ quan điểm định hƣớng trên, những nét chính yếu cho mô hình nhà
nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã dần đƣợc định hình và trở
thành hiện thực. Mô hình này thể hiện những nhận thức và vận dụng sáng tạo
về mặt lý luận của Đảng và Nhà nƣớc ta trong quá trình tìm kiếm cách thức tổ


2
chức nhà nƣớc một cách phù hợp nhất cho mục tiêu xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội. Tuy nhiên với một mô hình vừa đƣợc xây dựng về mặt lý luận
lại vừa “thi công” trong hoạt động thực tiễn nên còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn
chế, mà trong một số chúng là những nhận thức về đặc trƣng bản chất cũng
nhƣ những thể hiện của nhà nƣớc pháp quyền trong thực tế. Sự thiếu hụt về
mặt lý luận này đang làm chúng ta lúng túng trong hoạt động thực tiễn, và
quan trọng hơn nó có nguy cơ làm lệch hƣớng con đƣờng phát triển theo quy
luật của một trong những bộ phận quan trọng nhất của kiến trúc thƣợng tầng,
đó là Nhà nƣớc.
Để góp phần hoàn thiện hơn về mặt lý luận, khái niệm Nhà nƣớc pháp
quyền, chỉ ra những đặc trƣng chủ yếu của nó, những vấn đề có tính quy luật
trong xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, từ đó có những kiến nghị, giải pháp để
giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay rất cần những nghiên cứu lý luận
ở tầng bậc bản chất. Và đó là công việc của khoa học triết học. Xuất phát từ
những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “ Tiếp cận triết học khái niệm nhà
nước pháp quyền và sự vận dụng nó trong xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn của mình.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề nhà nƣớc nói chung và nhà nƣớc pháp quyền nói riêng luôn
đƣợc các học giả trong và ngoài nƣớc đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Có thể
điểm qua một số công trình nghiên cứu cơ bản theo các hƣớng sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về tƣ tƣởng nhà nƣớc pháp
quyền ở phƣơng Đông và phƣơng Tây.
Thuộc nhóm này, có thể kể đến các công trình: Tư tưởng pháp trị của
pháp gia với sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhóm
tác giả Doãn Chính, Nguyễn Văn Trịnh (Nxb. Chính trị Quốc gia, 2007), bài
viết Tư tưởng đề cao pháp luật trong quản lý xã hội theo học thuyết pháp trị


3
của Hàn Phi Tử (Đỗ Đức Minh, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 7/2010),
Công trình triết học pháp quyền của Lão Tử của Bùi Ngọc Sơn (Nxb. Tƣ
pháp, 2007)… Đây là những công trình đi sâu nghiên cứu những tƣ tƣởng về
nhà nƣớc pháp quyền ở phƣơng Đông, thông qua một số tƣ tƣởng của các nhà
triết học Trung Quốc thời cổ, trung đại từ đó chỉ ra ý nghĩa, giá trị của những
tƣ tƣởng này trong xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
Trong công trình Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng nhà
nước pháp quyền Việt Nam (Nxb.TP.Hồ Chí Minh, 2006), ngoài phần giới
thiệu về Montesquieu với triết học chính trị phƣơng Tây, tác giả Lê Tuấn Huy
đặt ra vấn đề nhà nƣớc pháp quyền, nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và học thuyết phân quyền của Montesquieu. Trong đó, tác giả chú ý
đến sự chuyển hóa nhận thức trong tiến trình đổi mới và vấn đề phân quyền
xã hội chủ nghĩa.
Trong cuốn sách chuyên khảo Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (Đào Trí Úc chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005) các
tác giả đã dùng một dung lƣợng tƣơng đối lớn để nghiên cứu quan niệm về
nhà nƣớc pháp quyền trong lịch sử tƣ tƣởng ở cả phƣơng Đông và phƣơng
Tây, phân tích sự thay đổi nội hàm của khái niệm nhà nƣớc pháp quyền trong
lịch sử để từ đó xác lập nên nội dung chủ yếu của khái niệm nhà nƣớc pháp
quyền. Công trình Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Trần Hậu

Thành (Nxb. Lý luận Chính trị, 2005) cũng phân tích quá trình hình thành và
phát triển tƣ tƣởng nhà nƣớc pháp quyền trong tiến trình lịch sử nhân loại,
một số quan điểm và thực tiễn tổ chức nhà nƣớc pháp quyền hiện nay trên thế
giới, cũng nhƣ việc xây dựng nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì
dân.
Bài viết Khái quát về tư pháp của mốt số nước trên thế giới (Nguyễn
Đức Minh, tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 2/20111) thiên về việc điểm qua


4
những tƣ tƣởng nhà nƣớc pháp quyền ở phƣơng Tây trong lịch sử, đặc biệt là
quan niệm về quyền tƣ pháp.
Nhìn chung, các nghiên cứu thuộc nhóm này đã khảo cứu lịch sử quan
niệm về nhà nƣớc pháp quyền, các tƣ tƣởng chi phối quá trình xây dựng nhà
nƣớc pháp quyền….Các tác giả khẳng định, trải qua quá trình phát triển nhà
nƣớc pháp quyền với các mô hình trên thế giới đã thể hiện tính hiệu quả và
những giá trị ƣu việt mà nhân loại hƣớng tới.
Thứ hai, những công trình nghiên cứu về xây dựng nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Đây là mảng nghiên cứu nhận đƣợc sự quan tâm nghiên cứu đông đảo
của giới học thuật Việt Nam. Có thể nêu tên một số công trình tiêu biểu sau:
Công trình: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam – Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn (Nxb. Chính trị quốc gia, 1996) của Nguyễn Văn Niên;
sách chuyên khảo Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân
(Nxb. Chính trị quốc gia, 2005) của Nguyễn Trọng Thóc; công trình Cải cách
hành chính và công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam của Đoàn Trọng Truyến (Nxb Tƣ Pháp, 2006)… là những công
trình nêu ra nội dung lý luận và thực tiễn quan trọng trong quá trình xây dựng
nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Công trình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân,

do dân, vì dân – Lý luận và thực tiễn do Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tất Viễn
chủ biên (Nxb. Chính trị quốc gia, 2008) khái quát lịch sử hình thành và phát
triển của học thuyết nhà nƣớc pháp quyền; chủ nghĩa Mác- Lê nin, tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về nhà nƣớc và nhà
nƣớc pháp quyền. Các tác giả nêu khái niệm, những đặc trƣng cơ bản và chức
năng của nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và các yếu tố quy định, chi phối cũng nhƣ


5
phƣơng hƣớng và các giải pháp chủ yếu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Công trình Xây dựng nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển
đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay của Lê Minh
Quân (Nxb. Chính trị quốc gia, 2003) làm rõ cơ sở lý luận đổi mới tổ chức và
hoạt động của tòa hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp
quyền Việt Nam; quá trình hình thành và phát triển, thực trạng tổ chức và
hoạt động của tòa hành chính ở Việt Nam. Từ đó, tác giả chỉ ra yêu cầu, quan
điểm, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của tòa hành chính theo hƣớng
xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
Khái niệm nhà nƣớc pháp quyền, sự hình thành và phát triển tƣ tƣởng
xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam, phƣơng hƣớng và biện pháp xây
dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam cũng đƣợc làm rõ trong công trình của
giả Nguyễn Văn Thanh Bước đầu tìm hiểu vấn đề xây dựng nhà nước pháp
quyền Việt Nam (Nxb. Thanh Niên, 2006).
Công trình Một số vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở nước ta (tác giả Trần Thành, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2009) trình bày
về tính tất yếu trong xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và
những vấn đề đặt ra trong tiến trình xây dựng hình thức nhà nƣớc này ở Việt Nam.
Công trình Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn do Đào Trí Úc,
Phạm Hữu Nghị chủ biên (Nxb. Từ điển Bách Khoa, 2009) đã chỉ ra những
định hƣớng lớn của nhiệm vụ xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa; phân tích, lý giải và đề xuất các giải pháp xây dựng nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: đổi mới sự lãnh
đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc, đổi mới vai trò, chức năng của nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng, dân chủ, xã
hội dân sự…


6
Công trình vận dụng học thuyết Mác để xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam của nhóm tác giả Nguyễn Tĩnh Gia và Mai Đình Chiến (Nxb.
Chính trị Quốc gia, 2006) giới thiệu học thuyết Mác về cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thƣợng tầng với Nhà nƣớc pháp quyền; việc vận dụng quan hệ giữa cơ sở
hạ tầng và kiến trúc thƣợng tầng để xây dựng nhà nƣớc pháp quyền; nguyên
tắc và giải pháp vận dụng quan hệ này để xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong luận án tiến sĩ Triết học Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về
nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(2009) tác giả Trần Ngọc Liêu khẳng định cần phải nhận thức đúng đắn và
vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về nhà nƣớc để xác định và
giải quyết những vấn đề cơ bản đang đặt ra nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn
thiện nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngoài ra, vấn đề xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam còn đƣợc
nhìn nhận ở khía cạnh những nhân tố tác động, quy định quá trình xây dựng
nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam nhƣ: Tác động của kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa đến quyền hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam (Nguyễn Trung Tín, Tạp chí Nhà Nƣớc và pháp luật,
số 5/2010), Nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong các

văn kiện của Đại hội XI và những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, phát
triển (Nguyễn Nhƣ Phát, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 8/2011)…
Hƣớng nghiên cứu này nhằm chỉ ra những “mầm mống” của nhà nƣớc
pháp quyền đã từng tồn tại trong xã hội Việt Nam, chỉ ra yếu tố kinh tế, chính
trị và truyền thống văn hóa với tƣ cách là những yếu tố tác động quan trọng
đến quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu về các cách tiếp cận khái niệm
nhà nƣớc pháp quyền.


7
Liên quan đến nội dung nghiên cứu này có các công trình nhƣ:
Trần Ngọc Liêu, (2009), Khái niệm nhà nước pháp quyền từ góc nhìn
triết học, Tạp chí Triết học, số 11. Trong công trình này, tác giả đƣa ra định
nghĩa khái niệm nhà nƣớc pháp quyền, nội dung và bản chất của nhà nƣớc
pháp quyền từ cách tiếp cận triết học, khẳng định nhà nƣớc pháp quyền là một
trình độ phát triển tất yếu của nhà nƣớc. Theo đó, nhà nƣớc pháp quyền Tƣ
bản chủ nghĩa là hình thức chƣa thể hiện hết nội dung còn nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nƣớc thể hiện hết nội dung của nhà nƣớc pháp
quyền, là nhà nƣớc pháp quyền theo nghĩa đầy đủ nhất. Tác giả Phạm Văn
Đức, (2005), Về một số nét đặc thù của nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Viết Nam, Tạp chí Triết học, số 9. Tiếp cận khái niệm nhà nƣớc pháp
quyền từ góc độ mối quan hệ giữa cái phổ biến và cái đặc thù. Bài viết nêu lên
các đặc trƣng cơ bản, mang nét riêng của nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam. Từ
đó đi đến khẳng định nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là sự
thống nhất giữa cái phổ biến và cái đặc thù thông qua sự so sánh những điểm
giống nhau và khác nhau về mô hình nhà nƣớc pháp quyền của Việt Nam và
trên thế giới nói chung.
Công trình Nhà nước là những con số cộng đơn giản (2008) của tác giả
Nguyễn Đăng Dung, Nxb Lao động lại có cách tiếp cận độc đáo khi coi cách

tổ chức bộ máy nhà nƣớc để đảm bảo cho cuộc sống con ngƣời ngày càng
bình đẳng, tự do hơn theo cách hết sức giản đơn. Chính sự đơn giản này buộc
nhà nƣớc phải chịu trách nhiệm rõ ràng khi phải tổ chức nhà nƣớc theo cơ cấu
những con số cộng đơn giản hai số hạng mà mỗ số hạng phải chịu trách
nhiệm về những hành vi của mình. Đó cũng chính là mô hình nhà nƣớc pháp
quyền tiến bộ và hiện đại. Tác giả Trần Ngọc Đƣờng (2001), Quyền con
người, quyền công dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, triển khai hƣớng nghiên cứu nhà nƣớc
pháp quyền từ khía cạnh quyền con ngƣời. Tác giả bắt đầu bằng những luận
giải về quyền con ngƣời, quyền công dân trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội


8
chủ nghĩa, tiếp đó chuyển sang lý giải về quyền cá nhân con ngƣời trong nhà
nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa; tiến hành so sánh về quyền con ngƣời
trong ba bộ luật cơ bản: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 và năm
1980, chỉ ra bƣớc phát triển của nó và cuối cùng là gợi mởi về mặt hành lang
pháp lý để có thể đảm bảo về quyền và nghĩa vụ của công dân trong mô hình
nhà nƣớc pháp quyền hiện nay.
Các công trình nhƣ: Lịch sử các học thuyết chính trị; Lịch sử nhà nước
và pháp luật Việt Nam và thế giới lại thiên về nghiên cứu khái niệm nhà nƣớc
pháp quyền từ góc độ lịch sử và chính trị học. Việc phân tích lịch sử ra đời,
tồn tại, phát triển của nhà nƣớc, của pháp luật, của các thể chế chính trị cung
cấp cho ngƣời đọc những tƣ liệu giá trị trong lịch sử để luận giải về sự tồn tại
và những biểu hiện của nhà nƣớc pháp quyền hiện nay.
Tóm lại, tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về nhà nƣớc pháp quyền ở các góc độ và cách tiếp cận khác
nhau, tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về nhà nƣớc pháp quyền từ
cách tiếp cận triết học còn ít và chƣa có tính hệ thống, mà theo chúng tôi cách
tiếp cận này có thể chỉ ra những đặc trƣng, bản chất để có thể biến mô hình lý

luận về nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành một hiện thực
hợp quy luật. Đó là hƣớng nghiên cứu chính mà luận văn muốn triển khai.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát lịch sử quan niệm và các cách tiếp cận khác nhau
khái niệm nhà nƣớc pháp quyền, luận văn phân tích cách tiếp cận triết học
khái niệm nhà nƣớc pháp quyền, chỉ ra dấu hiệu bản chất, một số vấn đề có
tính quy luật trong xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, từ đó đề xuất kiến nghị và
giải pháp cho quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay trên cơ sở những nhận thức triết học đó.


9
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Khái quát tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền trong lịch sử tƣ tƣởng
phƣơng Đông và phƣơng Tây. Trình bày khái niệm và một số cách tiếp cận
khái niệm nhà nƣớc pháp quyền.
+ Phân tích cách tiếp cận triết học khái niệm nhà nƣớc pháp quyền chỉ
ra bản chất, một số vấn đề có tính quy luật trong xây dựng nhà nƣớc pháp
quyền .
+ Vận dụng những nhận thức triết học về nhà nƣớc pháp quyền vào
thực tiễn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ những vấn
đề đặt ra trong xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để đề
xuất kiến nghị và giải pháp cho quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu cách tiếp cận triết học khái niệm nhà nƣớc pháp quyền và
vận dụng nó trong thực tiễn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam hiện nay.

- Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu lịch sử tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền qua một số nhà
tƣ tƣởng tiêu biểu qua các giai đoạn lịch sử ở phƣơng Đông và phƣơng Tây.
Khái niệm nhà nƣớc pháp quyền đƣợc triển khai phân tích trên một số phƣơng
diện chủ yếu nhƣ: dấu hiệu bản chất của nhà nƣớc pháp quyền; nội dung của
pháp luật; nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nƣớc; cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội
của nhà nhà nƣớc pháp quyền. Vận dụng những nhận thức triết học về nhà
nƣớc pháp quyền vào thực tiễn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hiện nay.


10
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa Mác-
Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nƣớc và nhà nƣớc
pháp quyền.
-Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp của phép biện chứng duy vật nhƣ :
phân tích, tổng hợp, lôgich- lịch sử, trừu tƣợng hoá, khái quát hoá, so sánh.
6. Ý nghĩa của đề tài
Luận văn đƣa ra cách tiếp cận triết học khái niệm nhà nƣớc pháp quyền
từ đó chỉ ra bản chất, một số vấn đề có tính quy luật trong xây dựng nhà nƣớc
pháp quyền. Góp phần hoàn thiện về mặt lý luận những vấn đề trong xây
dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những sinh viên, học viên
sau đại học quan tâm, nghiên cứu vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chƣơng và 5 tiết.





11
NỘI DUNG
Chƣơng 1: TƢ TƢỞNG VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VÀ CÁC
CÁCH TIẾP CẬN KHÁI NIỆM NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN
1.1. Tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền trong lịch sử triết học và khái
niệm nhà nƣớc pháp quyền
1.1.1.Tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền ở phƣơng Đông
Phƣơng Đông là khởi đầu của nền văn minh nhân loại, ngay từ thời Cổ
đại ngƣời phƣơng Đông đã sớm nhận thức đƣợc sức mạnh cộng đồng trong
nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm và ý thức đó đã thức đẩy nhanh
chóng quá trình tạo dựng nhà nƣớc. Khi nhà nƣớc hình thành, nhìn thấy nguy
cơ lạm dụng và thèm khát quyền lực của ngƣời cầm quyền, các nhà tƣ tƣởng
chính trị phƣơng Đông đã luôn tìm kiếm phƣơng thức quản lý xã hội có hiệu
quả trong đó có tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền.
Ở Trung Quốc, trong lịch sử đấu tranh quyết liệt của các trƣờng phái
chính trị xã hội xung quanh việc lựa chọn đƣờng lối trị nƣớc có nhiều nội
dung mang yếu tố pháp quyền có giá trị to lớn trong quá trình xây dựng nhà
nƣớc pháp quyền sau này.
Lão Tử với tƣ tƣởng “vô vi nhi trị” ông chủ trƣơng cai trị xã hội theo
đƣờng lối “vô vi”. Theo quan điểm của ông thì Đạo đƣợc hiểu là nguồn gốc
của vạn vật vừa đƣợc hiểu là cái tất yếu tự nhiên vƣợt lên trên tất cả. Cái tất
yếu tự nhiên này dƣờng nhƣ là tuyệt đối còn những cái trong hiện thực mà
chúng ta nhìn thấy là biểu hiện của cái tất yếu tự nhiên. Ông Vua muốn cai trị
đƣợc đất nƣớc thì phải chạm vào cái tất yếu tự nhiên đó.Tức là không làm gì
trái với tự nhiên, không đem tâm can thiệp vào việc ngƣời, giữ xã hội trong
trạng thái quân bình, giữ hạnh phúc cho con ngƣời. “Vô vi” mà vẫn sai khiến

đƣợc quần thần, cai trị đƣợc đất nƣớc. Thực chất đây là chủ trƣơng hãy thuận
theo tự nhiên mà cai trị.


12
Cốt lõi tƣ tƣởng “ vô vi nhi trị” đó là tƣ tƣởng về quyền tự nhiên của
con ngƣời, con ngƣời không thể tách mình ra khỏi quyền tự nhiên của mình,
xã hội càng hiện đại thì quyền tự nhiên của con ngƣời càng đƣợc tính đến
nhiều hơn. Tƣ tƣởng này rất có giá trị với mô hình nhà nƣớc pháp quyền thời
hiện đại bởi việc nhận thức và bảo vệ các quyền tự nhiên của con ngƣời thông
qua hệ thống pháp luật là một nội dung quan trọng của nhà nƣớc pháp quyền.
Bên cạnh tƣ tƣởng của Lão Tử phải kể đến tƣ tƣởng của Nho Giáo do
Khổng Tử sang lập sau đó Mạnh Tử, Tuân Tử, Đổng Trọng và các đồ đệ
khác bổ sung, hoàn thiện lại đó là chủ trƣơng cai trị xã hội bằng đạo đức.
Khổng Tử quan niệm Vua là ngƣời vâng mệnh trời mà trị dân, mệnh trời
phải hợp với lòng dân, ngƣời cầm quyền phải dựa vào dân. Ông cho rằng:
làm chính trị mà dùng đức để cảm hóa dân thì nhƣ sao Bắc đẩu ở một nơi mà
các sao khác hƣớng cả về tức thiên hạ theo về với mình cả. Trong việc dùng
pháp trị và dùng đức trị ông nói, dùng pháp trị thì ngƣời ta miễn cƣỡng tuân
theo nhƣng dùng lễ và đức để trị thì ngƣời ta xúc động tận trong lòng và tự
nguyện thực hiện. Tƣ tƣởng của Khổng tử đã đặt ra những yêu cầu và chuẩn
mực đạo đức cho ngƣời cầm quyền nó có giá trị lớn trong việc đƣa ra những
yêu cầu bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ nhà nƣớc, sự điều hành của nhà
nƣớc phải dựa trên những quy định cần thiết có sự kết hợp hài hòa giữa đạo
đức và pháp luật.
Tƣ tƣởng pháp trị của Hàn Phi Tử đƣợc coi là thể hiện tƣ tƣởng về nhà
nƣớc pháp quyền một cách rõ rệt nhất. Ông đã kế thừa, tổng hợp và phát triển
học thuyết của các bậc Pháp gia tiền bối nhƣ Quản trọng, Tử Sản, Thân bất
Hại, Thận Đáo, Thƣơng Ƣởng…để tạo nên một học thuyết hoàn chỉnh về
đƣờng lối pháp trị. Ông cho rằng pháp trị là thuyết duy nhất thích hợp với yêu

cầu chính trị của thời đại, ông coi xã hội phải trải qua pháp trị là tất yếu và đó
là nguyên tắc chính trị trong xã hội. Ba yếu tố “pháp”, “thuật”, “thế” trong
đƣờng lối pháp trị của ông thống nhất không thể tách rời, các yếu tố gắn bó và


13
phụ trợ cho nhau nên không thể thiếu bất cứ yếu tố nào. “Pháp” ở đây là pháp
luật, theo ông xã hội đƣợc thịnh trị, trật tự thì cần duy trì hiệu lực của pháp luật
cho nên việc làm cho pháp luật không hỏng nát là tiền đề và mục đích tối cao
về chính trị. Hàn Phi là ngƣời đầu tiên có quan điểm rất rõ ràng về pháp luật và
chủ trƣơng xây dựng một thứ pháp luật thành văn công bố khắp thiên hạ. Mọi
ngƣời đều đƣợc bình đẳng trƣớc pháp luật, pháp luật đối với mọi ngƣời đều có
tác dụng nhƣ nhau, vƣợt khỏi địa vị, mọi tình thân sơ. Ông nói phạt tội không
tránh bậc đại thần, thƣởng điều không hay không để xót kẻ thất phu.
Nhƣng chỉ có pháp luật thôi thì chƣa đủ mà cần phải có yếu tố “Thuật”.
Bởi Nhà Vua quan lý xã hội một mặt không thể thiếu đƣợc sự trợ giúp của bầy
tôi nhƣng mặt khác, chính bọn bầy tôi là những kẻ có thể gây hại đến Vua, nếu
có cơ hội họ có thể làm phản bất cứ lúc nào vì lợi ích riêng của mình. Thuật
bao hàm hai nội dung cơ bản đó là thuật xét đoán, sử dụng con ngƣời, dò xét bề
tôi, trừ kẻ gian, chọn ngƣời giao việc và thuật xét đoán công việc.
“Thế” là uy thế, quyền thế của nhà Vua, là điểm tựa, là cái nền để ông
Vua trị nƣớc. Để tạo nên uy thế của mình nhà Vua phải phải có sự tập trung
quyền lực một cách tuyệt đối trong tay mình. Trong việc thực thi pháp luật
nhà Vua là ngƣời duy nhất nắm quyền thƣởng, phạt. Đối với một ông vua thì
cái uy không thể cho mƣợn. Cái quyền không thể cùng chung với ngƣời khác.
Quan niệm này thể hiện rất rõ chủ trƣơng tập quyền và quan điểm thực dụng.
Có thể thấy, xét về mặt lịch sử và nhận thức của con ngƣời lúc bấy giờ quan
điểm của Hàn Phi Tử là rất tiến bộ và nó đã có những đóng góp quan trọng
trong việc đề ra những tiêu chuẩn, chuẩn mực cơ bản đối với pháp luật trong
quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền.

Trong tƣ tƣởng của các nhà tƣ tƣởng phƣơng Đông đã bắt đầu đƣa ra
các tƣ tƣởng có giá trị to lớn, làm tiền đề tƣ tƣởng cho sự ra đời quan niệm
về nhà nƣớc pháp quyền ở phƣơng Đông nói riêng và lịch sử tƣ tƣởng nhân
loại nói chung trong đó rõ nhất là sự ghi nhận sự tồn tại của con ngƣời và xã


14
hội theo những quy luật tự nhiên tất yếu và tính hiệu quả của việc dùng pháp
luật để quản lý xã hội. Tuy nhiên những tƣ tƣởng đó mới đạt đến nhà nƣớc
pháp trị là chủ yếu, thu phục ngƣời dân bởi tính hà khắc của pháp luật hơn là
tính tự giác của ngƣời dân trong ý thức về vai trò của pháp luật trong quản lý
xã hội.
1.1.2 Tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền ở phƣơng Tây
* Tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền thời cổ đại ở phƣơng Tây
Thời cổ đại có sự xung đột giữa quyền lực với sự áp chế quyền lực. Lúc
đầu có thể là quyền lực của sức mạnh cơ bắp, sức mạnh lao động Để có thể
áp chế quyền lực đó ngƣời ta nghĩ tới pháp luật. Nhà nƣớc và pháp luật có
mối quan hệ mật thiết với nhau và là điều kiện tồn tại của nhau. Các nhà tƣ
tƣởng hƣớng tới tìm kiếm những nguyên tắc, hình thức và cơ cấu để thiết lập
mối quan hệ qua lại giữa quyền lực và pháp luật. Quyền lực muốn trở thành
sức mạnh thực tế thì phải dựa vào pháp luật đồng thời lại bị ràng buộc bởi
pháp luật. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ qua tƣ tƣởng của nhiều nhà tƣ tƣởng
thời kỳ này.
Xô lông (TK IV TCN) là ngƣời đầu tiên động chạm đến khái niệm dân
chủ trong việc tổ chức nhà nƣớc và kết hợp giữa sức mạnh với pháp luật trong
cải cách nhà nƣớc Aten. Có thể thấy trong lịch sử tƣ tƣởng triết học ngƣời đƣa
ra tƣ tƣởng về nền dân chủ trong xã hội là ông. Tƣ tƣởng cơ bản của ông là
giải phóng mọi ngƣời bằng quyền lực của pháp luật, bằng sự kết hợp của sức
mạnh và pháp luật.
Ở thời kỳ này dân chủ đƣợc hiểu theo nghĩa đơn giản là sự công bằng.

Điều đảm bảo sự công bằng là làm sao để ngƣời dân tồn tại trong xã hội
không bị áp đặt bởi quyền lực tuyệt đối. Trong tƣ tƣởng của Xôlông ta thấy
ông đã bắt đầu đề cập đến việc quyền lực của nhà nƣớc đảm bảo sự công bằng
trong xã hội. Theo tƣ tƣởng của ông thì trong xã hội luật pháp nhƣ một đối
trọng với quyền lực nhà nƣớc để đảm bảo sự ồn định của xã hội.


15
Xôcrat (496- 399 TCN) là một trong số những ngƣời đầu tiên có ý đồ
phân loại về các hình thức Nhà nƣớc nhƣng chƣa rạch ròi. Ông phân chia nhà
nƣớc thành: chế độ quân chủ, nền bạo chúa, chế độ quý tộc, nửa quý tộc và
nền dân chủ. Đối với ông, chế độ xã hội mà ông ca ngợi, tôn vinh là chế độ
quý tộc, chế độ thể hiện cai trị xã hội một cách đúng đắn và đạo đức nhất.
Theo ông tính công bằng và tính pháp luật là một. Sự công bằng trong
xã hội chỉ xuất hiện khi có sự phục tùng pháp luật, khi nhà nƣớc không có sự
tuân thủ pháp luật thì không có nhà nƣớc và không có trật tự. Ông quan niệm
rằng bất cứ một đạo luật nào mặc dù còn thiếu sót đến đâu cũng mang tính
cứu sinh hơn là tình trạng phạm pháp. Nếu nhƣ mọi công dân đều tuân thủ
theo pháp luật thì nhà nƣớc mà trong đó họ đang sống sẽ trở nên hùng mạnh
và phồn thịnh hơn nhiều.
Platôn ( khoảng 427- 347 TCN) cho rằng một nhà nƣớc mà không có
luật pháp thì không có nhà nƣớc. Ông quan niệm khi luật pháp đƣợc định ra vì
lợi cích của một số ngƣời thì không có nhà nƣớc. Luật pháp đƣợc định ra vì
tất cả mọi ngƣời thì mới có luật pháp, có sự công bằng. Chỉ khi nhà nƣớc vận
hành trên cơ sở của luật pháp mà luật pháp thể hiện ý chí của mọi ngƣời dân
trong xã hội tức đảm bảo sự công bằng.
Ông đƣa ra tƣ tƣởng về nhà nƣớc lý tƣởng có các đẳng cấp: thứ nhất là
nhà triết học và nhà thông thái (có thể là Vua); thứ hai là những chiến binh
dũng cảm làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho nhà nƣớc. Linh hồn họ đầy cảm
xúc gan dạ, biết quy phục khát vọng cảm tính với lý trí và nghĩa vụ; thứ ba là

nhân dân: ngƣời sản xuất của cả cho xã hội.
Theo Platôn sự bình đẳng trong xã hội không phải là những giai tầng
này có quyền nhƣ nhau mà bình đẳng là mọi ngƣời có quyền sống đúng vai
trò, lợi ích của giai tầng mình trong xã hội. Tƣ tƣởng của ông so với thời đại
là tiến bộ nhƣng nó lại bị quyết định bởi lập trƣờng giai cấp nên sự bình đẳng


16
mà ông đề cập ở đây không phải là cho tất cả mọi ngƣời mà mỗi giai tầng
trong xã hội đƣợc chia đều lợi ích và trách nhiệm.
Arixtốt (384- 322 TCN) là ông tổ của nền chính trị xã hội. Ông quan
niệm: pháp luật đồng nghĩa với sự công bằng nghĩa là xã hội chỉ có công bằng
khi có pháp luật. Luật pháp ra đời chỉ để đảm bảo công bằng trong xã hội. Sự
điều hành quản lý xã hội của nhà nƣớc dựa trên 3 phƣơng dện: lập pháp, hành
pháp, phân xử. Sứ mệnh của nhà nƣớc là phải đảm bảo cho mọi ngƣời sống
hạnh phúc, thƣớc đo là phúc lợi xã hội.
Ông là ngƣời đầu tiên đề cập đến sự phân loại giữa các cơ quan quyền
lực nhà nƣớc với những chức năng khác nhau trong xã hội: cơ quan tƣ vấn
pháp lý về hội đồng của nhà nƣớc; tòa thị chính; cơ quan tƣ pháp. Ba bộ phận
này tạo thành nền tảng của mỗi nhà nƣớc và chính sự khác nhau của chế độ
nhà nƣớc bắt nguồn từ sự tổ chức khác nhau của mỗi bộ phận này.
Nhà nƣớc theo ông là sự sáng tạo của tự nhiên, là sản phẩm của sự phát
triển tự nhiên, nền tảng là nhu cầu của con ngƣời. Ông cho rằng nơi nào
không có pháp luật thống trị thì nơi đó không có chỗ cho bất kỳ một hình thức
nhà nƣớc nào tồn tại. Ông đề cao sự kết hợp của lý trí con ngƣời trong pháp
luật. Luật pháp thể hiện ý chí của con ngƣời, việc thể chế hóa pháp luật thành
quyền phụ thuộc vào ý chí của con ngƣời.
Xixêrông (104- 44 TCN) đƣa ra tƣ tƣởng về pháp luật tự nhiên có từ
thời Hy lạp la mã cổ đại. Pháp luật tự nhiên bắt nguồn từ bản chất của con
ngƣời trong sự tồn tại với giới tự nhiên, nó tồn tại trƣớc nhà nƣớc và pháp luật

thành văn. Theo ông nhà nƣớc mang tính pháp quyền không phải vì nó tuân
thủ đạo luật của mình, vì các điều kiện khác mà vì nguồn gốc và bản chất của
pháp luật đó là pháp luật tự nhiên của ngƣời dân đƣợc thể chế hóa. Vì thế
pháp luật của nhà nƣớc phải phù hợp với những đòi hỏi của pháp luật tự nhiên
và đó mới là pháp luật đúng đắn.


17
Tƣ tƣởng thời La mã cổ đại manh nha tƣ tƣởng về nội dung của luật pháp.
Luật pháp tự nhiên phải phù hợp với bản tính tự nhiên của con ngƣời trong xã
hội, quyền đƣợc luật hóa, pháp luật phải phù hợp với pháp luật tự nhiên.
Nhƣ vậy, đến giai đoạn này thì chủ yếu các nhà tƣ tƣởng thời cổ đại
mới đề cập đến tƣ tƣởng về quản lý xã hội bằng luật pháp và họ coi luật pháp
nhƣ là đại lƣợng để đảm bảo sự công bằng trong xã hội và họ bƣớc đầu chú ý
đến sự tổ chức hợp lý của quyền lực nhà nƣớc. Ngay từ thời kỳ này họ đã
nhận thức và thấy ra sự liên hệ, mối tƣơng tác giữa pháp luật và nhà nƣớc.
Quyền lực muốn trở thành sức mạnh trên thực tế thì phải dựa vào luật pháp
đồng thời nó phải bị ràng buộc bởi luật pháp. Nó có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn đối với quá trình phát triển của lịch sử nhân loại.
* Tƣ tƣởng nhà nƣớc pháp quyền thời Trung cổ ở phƣơng Tây
Bƣớc sang thời trung cổ là giai đoạn khá đặc biệt trong lịch sử tƣ tƣởng
nhân loại bởi tính chất kinh viện và ảnh hƣởng to lớn của thần học đối với tƣ
duy khoa học. Đó là thời gian của hàng nghìn năm dƣới ách thống trị của
vƣơng quyền và thần quyền. Để đi đến việc xây dựng và củng cố lý luận cho
sự hợp nhất giữa thần quyền và thế quyền đã xuất hiện những tƣ tƣởng tiến bộ
đã đấu tranh, bảo vệ và phát triển thêm những tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp
quyền thời cổ đại .
G. Ôguytxtanh (354- 430), toàn bộ lịch sử loài ngƣời đƣợc quy định bởi
cuộc đấu tranh giữa 2 thiết chế: Vƣơng quốc của chúa và vƣơng quốc trần
gian. Ông cho rằng một mặt chúa quyết định số phận loài ngƣời bằng tòa án

khủng khiếp và ngày tận thế mặt khác bản thân mỗi cá nhân là một bản chất
đạo đức vì vậy đòi hỏi mỗi cá nhân phải phấn đấu, tu dƣỡng, trau dồi những
phẩm chất tốt đẹp để đến với vƣơng quốc của hạnh phúc.
Quyền lực nhà nƣớc phải đƣợc thực hiện nhƣ một thứ quyền lực phục
vụ, là công cụ để thực hiện tình yêu và sự công bằng. Ông đòi hỏi nhà cầm
quyền phải dùng quyền uy vào phục vụ nhân dân, lấy công bằng làm gốc và


18
từ thiện làm ngọn, dám hy sinh vì ngƣời khác và biết giới hạn khát vọng cá
nhân. Ông cảnh báo sự sa sút về phẩm chất và tƣ cách ngƣời cầm quyền chính
là nguyên nhân làm sụp đổ nhà nƣớc.
Tômát Đacanh (1225- 1274), theo quan điểm thần học ông khẳng định:
trật tự xã hội và quyền thống trị của nhà nƣớc bắt nguồn từ ý chí của Chúa.
Nhà nƣớc theo ông không phải là hình thức của tự nhiên, mà là tất yếu của
cuộc sống con ngƣời. Ông tuyên truyền cho sự thống trị của nhà thờ đối với
xã hội công dân, cuộc sống trần gian chỉ là sự chuẩn bị cho cuộc sống trên
thiên đƣờng.
Ông cũng phân biệt các thể chế xã hội khác nhau: thể chế quân chủ, thể
chế quý tộc, tập đoàn thống trị và chuyên quyền biến dạng là nền dân chủ.
Ông coi chế độ quân chủ là hình thức cao nhất và ƣu tiên cho nhà nƣớc với
hình thức kết hợp giữa thiết chế quân chủ, quý tộc và dân chủ. Là ngƣời theo
chủ nghĩa quân chủ ông cho rằng hoàng đế trần gian không những là ngƣời
cai trị mà còn là ngƣời sáng tạo ra quốc gia.
Một tƣ tƣởng tiến bộ của Tômát Đacanh là dùng pháp luật để trừng trị
kẻ dị giáo và quản lý xã hội. Ông chia luật thành 4 loại khác nhau: luật vĩnh
cửu luật của Chúa; luật tự nhiên phản ánh luật vĩnh cửu bằng ý chỉ của con
ngƣời gồm quy luật bảo tồn giòng giống và quan hệ chung sống của con
ngƣời; nhân luật ( nhân luật thành văn) là pháp luật phong kiến hiện hành,
phản ánh luật tự nhiên rút ra từ trí tuệ của Chúa, mọi sự phản kháng trật tự

này đều là trọng tội; thần luật là luật của Kinh thánh hƣớng dẫn con ngƣời đạt
đến chân lý và công bằng. Trong đó nhân luật không đƣợc phản tự nhiên.
Có thể thấy trong những nhà thần luật thời trung cổ thì ông là ngƣời có
tƣ tƣởng tiến bộ nhất trong quan niệm về nhà nƣớc khi ông khẳng định rằng
sự cần thiết phải có pháp luật để quản lý xã hội, mối quan hệ giữa pháp luật
với quyền lực Dù bị che lấp dƣới vỏ bọc tôn giáo, thần học, quyền lực nhà
nƣớc lại điều hành dƣới quyền của Chúa nhƣng những quan niệm của ông đã


19
thể hiện một suy nghĩ về lý và lẽ, một tâm hồn tế nhị và một thái độ trân trọng
cuộc sống.
Giăng Bôđanh là ngƣời sáng lập ra thuyết chủ quyền nhà nƣớc. Ông
cho rằng nhà nƣớc nhân dân là nhà nƣớc ở đó nhân dân có thể có quyền lực
tối thƣợng bằng tập thể hoặc bằng cá nhân. Tƣ tƣởng này của ông đã đặt nền
tảng cho sự ra đời chủ nghĩa chuyên chế cá nhân, chuẩn bị tƣ tƣởng cho cuộc
cách mạng thời Phục hƣng.
* Các quan niệm về nhà nƣớc pháp quyền về thời kỳ cận - hiện đại
ở phƣơng Tây
Tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền thời kỳ này đầu tiên phải nói đến lý
thuyết pháp quyền tự nhiên của Xpinôda và Grốtxi. Theo các ông nhà nƣớc và
pháp luật đƣợc tạo ra do thỏa thuận giữa con ngƣời với con ngƣời, phù hợp
với quyền tự nhiên vốn có của mình và với pháp luật tự nhiên. Pháp quyền chỉ
xuất hiện khi con ngƣời từ trạng thái tự nhiên để đi vào xã hội và lập nên nhà
nƣớc- là sản phẩm của khế ƣớc xã hội.
H. Grốtxi (1583- 1645) cho rằng mục đích của nhà nƣớc là duy trì sở
hữu tƣ nhân thông qua quy định của pháp luật nhằm đảm bảo cho mỗi ngƣời
quyền tự do sử dụng các tài sản của mình phù hợp với tất cả mọi ngƣời. Ông
coi khế ƣớc xã hội là nguồn gốc của bất kỳ hình thức xã hội nào.
Luật pháp có tính chất sau: nguồn gốc pháp luật tự nhiên xuất phát từ

bản chất của con ngƣời. luật pháp có hai loại đó là luật pháp có tính tự nhiên
và luật pháp đƣợc xác lập theo ý chí. Luật pháp tự nhiên là tính quy luật tự
nhiên, mặc định phải tuân theo còn luật pháp xác lập theo ý chí là luật nhà
nƣớc, pháp luật của nhà nƣớc cần phải phù hợp với pháp luật tự nhiên.
Điểm tiến bộ của ông là pháp luật phải có ý chí, hàm chứa trong đó
quyền tự nhiên của con ngƣời, khẳng định và đặt vấn đề triết thuyết pháp
quyền tự nhiên.

×