Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá sức sản xuất của dê cỏ và các tổ hợp lai giữa dê cỏ với đực bách thảo, beetal được nuôi tại nông hộ huyện gia viễn tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.01 KB, 79 trang )


BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






TRIỆU VĂN GIANG



ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT CỦA DÊ CỎ VÀ CÁC TỔ HỢP
LAI GIỮA DÊ CỎ VỚI ĐỰC BÁCH THẢO, BEETAL ĐƯỢC
NUÔI TẠI NÔNG HỘ HUYỆN GIA VIỄN TỈNH NINH BÌNH




LUẬN VĂN THẠC SĨ







HÀ NỘI - 2014

BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





TRIỆU VĂN GIANG


ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT CỦA DÊ CỎ VÀ CÁC TỔ HỢP
LAI GIỮA DÊ CỎ VỚI ĐỰC BÁCH THẢO, BEETAL ĐƯỢC
NUÔI TẠI NÔNG HỘ HUYỆN GIA VIỄN TỈNH NINH BÌNH


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH : CHĂN NUÔI
MÃ SỐ : 60.62.01.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN BÁ MÙI




HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn



Triệu Văn Giang


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của nhiều tập thể và cá nhân. Đến nay luận văn của tôi đã hoàn thành, nhân
dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy hướng dẫn tôi: PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi đã đầu tư nhiều công
sức và thời gian hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài, đánh giá kết
quả và hoàn thành luận văn.
Ban quản lý đào tạo, Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản – Học
viện nông nghiệp Việt Nam.
Lãnh đạo, tập thể cán bộ công chức, viên chức Sở Nông nghiệp và PTNT
Ninh Bình, phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Gia Viễn, các hộ chăn nuôi dê
trên địa bàn các huyện Gia Viễn - Ninh Bình.

Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các
Thầy (Cô) trong hội đồng chấm bảo vệ luận văn đã chỉ bảo giúp tôi hoàn thiện
luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè, anh em đồng
nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên
khuyến khích tôi hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2014



Triệu Văn Giang
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ – ĐỒ THỊ vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài: 2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC 3
2.1. Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của dê 3
2.1.1. Nguồn gốc của dê 3

2.1.2. Đặc điểm sinh học của dê 3
2.2. Cơ sở khoa học của sự lai tạo 7
2.2.1. Sự di truyền các tính trạng số lượng 7
2.2.2. Lai tạo và ưu thế lai 9
2.2.3. Ứng dụng lai tạo và ưu thế lai trong chăn nuôi dê 15
2.3. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới và trong nước 17
2.3.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới 17
2.3.2. Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam 20
3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu: Tại các hộ chăn nuôi thuộc các xã: Gia
Hưng, 24
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

3.1.3. Thời gian nghiên cứu 24
3.2. Nội dung nghiên cứu 24
3.2.1. Một số đặc điểm ngoại hình của dê cỏ và các tổ hợp lai F1 24
3.2.2. Theo dõi khả năng sinh trưởng của dê Cỏ, con lai F1 của các cặp lai 24
3.2.3. Đánh giá năng suất thịt của dê Cỏ và các tổ hợp lai F1(BT x Co), 24
3.2.4. Theo dõi khả năng sinh sản trên con cái của dê Cỏ, con cái lai F1
(BT x Co) và F1(Be x Co) 24
3.2.5. Một số bệnh thường gặp trên đàn dê 24
3.2.6. Ước tính hiệu quả kinh tế của từng loại dê 24
3.3. Phương pháp nghiên cứu 24
3.3.1. Bố trí thí nghiệm 25
3.3.2. Đặc điểm cơ thể và màu sắc lông 26
3.3.3. Sinh trưởng của dê 26
3.3.4. Năng suất thịt của dê Cỏ và các tổ hợp lai lai F1 (Bách Thảo x

Cỏ), F1 (Beetal x Cỏ) 27
3.3.5. Khả năng sinh sản của dê cái 27
3.3.6. Tình hình dịch bệnh của đàn dê 28
3.3.7. Ước tính hiệu quả kinh tế 28
3.4. Phương pháp xử lý số liệu 28
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
4.1. Đặc điểm màu sắc lông, ngoại hình dê cỏ và các tổ hợp lai F1
(BT x Co), F1 (Be x Co) 29
4.2. Một số chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển 31
4.2.1. Khối lượng dê Cỏ qua các tháng tuổi 33
4.2.2. Khối lượng dê lai F1 (BT x Co) qua các tháng tuổi 35
4.2.3. Khối lượng dê lai F1 (Be x Co) qua các tháng tuổi 36
4.2.4. So sánh tốc độ sinh trưởng của dê Cỏ, dê lai F1 (BT x Co) và dê
lai F1 (Be x Co) 38
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

4.3. Tăng trưởng tuyệt đối 40
4.3.1. Tăng trưởng tuyệt đối của dê Cỏ 41
4.3.2. Tăng trưởng tuyệt đối của dê F1 (BT x Co) 42
4.3.3. Tăng trưởng tuyệt đối của dê F1 (Be x Co) 43
4.3.4. So sánh khả năng tăng trưởng tuyệt đối của dê Cỏ, dê lai F1 (BT
x Co) và dê lai F1 (Be x Co) 45
4.4. Kích thước một số chiều đo của dê 46
4.5. Kết quả mổ khảo sát 50
4.6. Đặc điểm sinh sản của dê cái 52
4.7. Đánh giá tình hình bệnh của đàn dê nuôi tại Gia Viễn - Ninh Bình 55
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61
5.1. Kết luận 61
5.1.1. Một số đặc điểm ngoại hình 61

5.1.2. Đặc điểm sinh trưởng 61
5.1.3. Kết quả mổ khảo sát 62
5.1.4. Đặc điểm sinh sản 62
5.1.5. Khả năng chống đỡ bệnh tật 62
5.1.6. Hiệu quả chăn nuôi dê trong nông hộ 62
5.2. Đề nghị: 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi



DANH MỤC BẢNG
TT Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Số lượng dê trên thế giới và khu vực từ 2010 – 2013 18
Bảng 2.2: Sản lượng thịt và sữa dê trên thế giới năm 2009 – 2012 19
Bảng 4.1: Màu sắc lông của dê Cỏ và F1(BT x Co), F1(Be x Co) nuôi tại
Gia Viễn - Ninh Bình 29
Bảng 4.2: Khối lượng của dê qua các tháng tuổi (kg) (n=30) 32
Bảng 4.3: Tăng khối lượng tuyệt đối của dê Cỏ, dê lai F1 (BT x Co), F1
(Be x Co) qua các giai đoạn (g/con/ngày) (n=30) 40
Bảng 4.4: Kích thước một số chiều đo chính của dê đực Cỏ, F1 (BT x Co)
và F1 (Be x Co) (cm) (n=30) 47
Bảng 4.5: Kích thước một số chiều đo chính của dê cái Cỏ, F1 (BT x
Co)và F1 (Be x Co) (cm) (n=30) 48
Bảng 4.6: Kết quả mổ khảo sát dê ở 9 tháng tuổi (n = 6) (3 đực, 3 cái) 51
Bảng 4.7: Đặc điểm sinh sản của dê Cỏ, F1 (BT x Co), F1 (Be x Co)
(n=30) 53
Bảng 4.8: Tỷ lệ mắc bệnh của đàn dê từ sơ sinh đến 9 tháng tuổi 56

Bảng 4.9: Tình hình nhiễm bệnh của đàn dê mẹ 57
Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 58
Bảng 4.11: Đơn giá các chi phí 58
Bảng 4.12: So sánh hiệu quả chăn nuôi dê Cỏ, F1 (BT x Co) và F1 (Be x
Co) 59


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ – ĐỒ THỊ

TT Tên đồ thị - Biều đồ Trang



Đồ thị 2.1: Số lượng và giá bán dê trên thị trường từ năm 1994- 2008 22
Đồ thị 4.1: Khối lượng dê Cỏ qua các tháng tuổi 34
Đồ thị 4.2: Khối lượng dê lai F1 (BT x Co) qua các tháng tuổi 36
Đồ thị 4.3: Khối lượng dê lai F1 (Be x Co) qua các tháng tuổi 37
Đồ thị 4.4. Khối lượng của dê lai F1(Be x Co), F1(BT x Co), dê Cỏ qua
các tháng tuổi 39
Biểu đồ 4.1: Tăng trọng tuyệt đối của dê Cỏ theo các tháng tuổi 42
Biểu đồ 4.2: Tăng trọng tuyệt đối của dê F1 (BT x Co) theo các tháng tuổi . 43
Biểu đồ 4.3: Tăng trọng tuyệt đối của dê F1 (Be x Co) theo các tháng tuổi 44
Biểu đồ 4.4: Tăng trọng tuyệt đối của dê Cỏ, F1 (BT x Co), F1 (Be x Co)
qua các tháng tuổi 45

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Co Dê cỏ
BT Dê Bách Thảo
Be Dê Beetal
Cs Cộng sự
Nxb Nhà xuất bản
TB Trung bình
KL Khối lượng
CV Cao vây
VN Vòng ngực
DTC Dài thân chéo
ĐVT Đơn vị tính


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Dê là một trong những động vật được thuần hóa sớm nhất và hiện nay
được nuôi phổ biến khắp thế giới. Cũng như trâu bò, dê có ưu thế là ăn được
thức ăn thô, những thức ăn có hàm lượng hydratcacbon cao, năng lượng thấp,
chúng có sức tiêu hóa chất xơ cao, ăn được nhiều loại cỏ lá cây trên núi đá
dốc, nơi mà trâu bò không thể tới được. Dê là động vật dễ nuôi, có khả năng
chịu được nhiều môi trường khí hậu, ngay cả những vùng đất khô cằn, nắng
nóng chúng đều sinh trưởng phát triển tốt. Chăn nuôi dê đầu tư ban đầu thấp,
quay vòng vốn nhanh, tận dụng được lao động và sản phẩm phụ nông nghiệp,

phù hợp với kinh tế vùng trung du và miền núi.
Ninh Bình là tỉnh nằm trong khu vực Đồng bằng Sông Hồng, tuy nhiên
lại có một điều kiện địa hình phong phú, đa dạng: Vùng đồi núi bán sơn địa,
vùng đồng bằng ven biển và vùng chiêm trũng chuyển tiếp. Gia Viễn là địa
phương nằm trong vùng chuyển tiếp, có diện tích đồi núi bán sơn địa và diện
tích cây lùm bụi phát triển thích hợp cho việc chăn nuôi dê. Hơn nữa Ninh
Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 23,5
0
C và độ ẩm
trung bình là 80 – 85% thích hợp cho cỏ và cây cối phát triển, đó là nguồn
thức ăn sẵn có và phong phú.
Phương thức chăn nuôi dê ở Ninh Bình nói chung, Gia Viễn nói riêng
chủ yếu là quảng canh, tận dụng, dựa vào điều kiện tự nhiên trên các quả đồi
hoặc diện tích bán sơn địa. Quy mô đàn thường từ 20 -30 con, trong đó đàn dê
cái sinh sản từ 10 -12 con và 1 dê đực giống. Theo số liệu của Cục thống kê
Ninh Bình năm 2013, tổng đàn dê của huyện Gia Viễn là 3.391 con, chiếm
17,22% tổng đàn dê của tỉnh (19.695 con). Đàn dê nuôi tại Gia Viễn chủ yếu
là dê Cỏ với hình thức chăn thả quảng canh chiếm đa số, năng suất và hiệu
quả chăn nuôi không cao. Xuất phát từ thực tế đó, từ năm 2009 Sở Nông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

nghiệp &PTNT tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo cho Trung tâm khuyến nông tỉnh
cho nhập các giống dê thịt cao sản, dê kiêm dụng thịt sữa như: Dê Boer, dê
Bách Thảo, dê Beetal nhằm cải tạo năng suất, sản lượng, tầm vóc cho đàn dê
cỏ ở đia phương. Việc nhập các giống dê này đã góp phần nâng cao tầm vóc,
năng suất của đàn dê ở Ninh Bình, tuy nhiên ở một mức độ nào trên địa bàn
toàn tỉnh thì chưa có báo cáo đánh giá cụ thể nào. Vì vậy để có được một kết
quả cụ thể và chính xác, đồng thời tìm các giải pháp phù hợp với xu hướng
phát triển chăn nuôi dê cho địa phương, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu:

“Đánh giá sức sản xuất của dê Cỏ và các tổ hợp lai giữa dê Cỏ với đực
Bách Thảo, Beetal được nuôi tại nông hộ huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá khả năng tăng trọng, khả năng sinh sản của dê cỏ, dê lai F1
giữa hai cặp lai (Beetal x Cỏ; Bách Thảo x Cỏ) qua các tháng tuổi;
- Đánh giá năng suất cho thịt của dê Cỏ và con lai F1 (Bách Thảo x
Cỏ), F1 (Beetal x Cỏ);
- Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi dê Cỏ và các tổ hợp lai giữa dê
Cỏ với Bách Thảo và Beetal tại nông hộ làm cơ sở thực tiễn cho việc khuyến
cáo người dân nuôi các đối tượng dê khác nhau, phù hợp với điều kiện tự
nhiên, địa lý của từng vùng trong tỉnh.
1.3. Ý nghĩa của đề tài:
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định tính hiệu
quả trong phát triển chăn nuôi dê ở các địa phương, xác định các giống dê phù
hợp với từng điều kiện chăn thả, tập quán chăn nuôi trong tỉnh Ninh Bình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC

2.1. Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của dê
2.1.1. Nguồn gốc của dê
Theo các nhà khảo cổ học, dê là một trong những con vật được thuần
hóa sớm nhất. Chúng thuộc loài dê Capra, họ phụ dê cừu Capra rovanae, họ
sừng rỗng Bovidae, bộ phụ nhai lại Ruminantia, bộ guốc chẵn Artio-dactica,
lớp có vú Mammalia (Đinh Văn Bình, 1994). Đã có trên 350 giống dê được
ghi nhận và cũng đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về nguồn gốc dê nhà.
Cũng giống như các vật nuôi khác sau khi thuần hóa, đầu tiên dê được nuôi để
lấy thịt, sau đó được nuôi để lấy sữa.

Khó xác định được thật chính xác thời gian và địa điểm đầu tiên con
người thuần hóa dê rừng. Nhiều tài liệu cho rằng nơi thuần hóa các giống dê
đầu tiên là vùng Tây Á. Có tài liệu lại cho rằng khu vực nuôi dê cổ nhất là ở
các nước Trung Đông, sau đó đến Ấn Độ và Ai Cập, tiếp đến là các nước
phương tây và Châu Á, Châu Phi. Khu vực nuôi dê mới nhất là ở khu vực
Đông Nam Á.
2.1.2. Đặc điểm sinh học của dê
2.1.2.1. Đặc điểm về sinh trưởng, phát triển
Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng trong cơ thể để
gia súc tăng về kích thước (thay đổi về lượng) hay quá trình tích lũy về khối
lượng của các cơ quan và toàn bộ cơ thể, đồng thời là sự tăng lên về kích
thước các chiều đo của cơ thể dựa trên cơ sở quy luật di truyền của sinh giới.
Phát dục là sự thay đổi, tăng thêm và hoàn chỉnh các đặc tính, chức
năng của các bộ phận cơ thể (thay đổi về chất). Sự sinh trưởng và phát dục
luôn đi đôi với nhau tạo nên sự phát triển của cơ thể. Đây là tính trạng số
lượng chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố di truyền và các yếu tố từ môi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

trường bên ngoài. Và do có sự tương tác giữa kiểu di truyền và ngoại cảnh mà
mang tính quy luật, đảm bảo cho cơ thể phát triển đạt tỷ lệ hài hòa và cân đối.
Sinh trưởng phát triển của dê cũng tuân theo quy luật giai đoạn và phụ
thuộc vào giống, tuổi, tính biệt, điều kiện nuôi dưỡng, môi trường sống. Khối
lượng của dê thay đổi tùy theo giống: Khối lượng của dê sơ sinh trong khoảng
từ 1,6 – 3,5kg, 3 tháng tuổi đạt 6 – 12kg, 6 tháng tuổi đạt 10 – 21kg, 12 tháng
tuổi đạt 17 – 30kg. Dê đực thường lớn nhanh hơn dê cái. Giai đoạn từ sơ sinh
đến 3 tháng tuổi dê có cường độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối là lớn nhất
và sau đó giảm dần, tới tuổi trưởng thành (24 - 36 tháng tuổi) cường độ sinh
trưởng giảm hẳn và thay đổi không rõ rệt nữa, Nguyễn Thiện (2008).
Để đánh giá khả năng sinh trưởng của dê người ta dùng phương pháp

cân đo từng thời điểm (thường từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi), khi con vật
trưởng thành kết hợp cân đo với giám định. Sau đó kết quả được biểu diễn
bằng đồ thị, biểu đồ để đánh giá con vật qua sinh trưởng tích luỹ, cường độ
sinh trưởng tương đối, tuyệt đối và kích thước một số chiều đo cơ bản.
2.1.2.2. Đặc điểm sinh sản
Sinh sản là đặc tính tất yếu của gia súc để duy trì, bảo tồn giống nòi của
chúng. Bất cứ gia súc hay gia cầm nào đã là động vật chúng đều có một chu
kỳ sống và phải trải qua những giai đoạn nhất định. Khởi điểm bắt đầu là lúc
tế bào trứng của con cái được thụ tinh bởi 1 tinh trùng của con đực hình thành
hợp tử. Tiếp theo là sự phân chia tế bào một cách nhanh chóng cùng với sự
chuyên biệt hóa của các tế bào con dẫn đến sự hình thành các lớp mầm và cơ
quan của cơ thể. Cuối cùng sinh ra cá thể mới và cá thể này sẽ được tiếp súc
với bên ngoài. Cơ thể tiếp tục phát triển nhưng với tốc độ chậm hơn, đến một
giai đoạn nhất định các con vật sẽ biểu hiện về tính dục và sản sinh ra các
giao tử hoạt động. Lúc đó con vật ở vào giai đoạn thành thục về tính dục.
Về tuổi động dục lần đầu của dê, tùy theo giống, vùng sinh thái, mức
độ nuôi dưỡng, chế độ chăm sóc…mà tuổi động dục lần đầu của dê có sự thay
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

đổi (Nguyễn Thiện, 2008). Theo Devendra và cs (1984) tuổi thành thục về
tính trung bình của dê: 4 – 12 tháng tuổi, khác nhau theo giống và chế độ nuôi
dưỡng. Theo Đinh Văn Bình (1994) tuổi động dục lần đầu của dê Bách Thảo:
từ 135 ngày đến 246 ngày, theo Nguyễn Bá Mùi (2006) tuổi động dục lần đầu
của dê Babari là 224 ngày, ngắn hơn dê Beetal và Jumnapari (403 và 378
ngày). Tuổi đưa vào sử dụng phối giống thường đến muộn hơn, khi đó cơ thể
con vật đã phát triển khá đầy đủ và có khả năng sinh sản, nhân giống được.
Trong thực tế sản xuất ở những nơi nuôi dê chăn thả chung đực cái lẫn lộn
chúng có thể giao phối ngay lần động dục đầu tiên nhưng kết quả đậu thai ít
mà phải chờ 1 – 2 chu kỳ sau mới có kết quả. Tuổi phối giống lần đầu của dê

Bách Thảo tập trung vào lúc 7 – 8 tháng tuổi, tức là sau lần động dục đầu tiên
1 – 2 tháng, Đinh Văn Bình (1994).
Theo Nguyễn Thiện (2008), chu kỳ động dục của dê rất khác nhau, từ
chu kỳ cực ngắn (3 ngày) tới chu kỳ dài (62 ngày). Tuy nhiên chu kỳ động
dục của dê vào khoảng 19 – 22 ngày, trung bình 21 ngày. Thời gian động dục
phụ thuộc vào giống, ngoại cảnh, mùa vụ, thời tiết khí hậu, tháng tuổi…thời
gian động dục trung bình là 36 giờ, có giống kéo dài tới 60 giờ.
Cũng theo Nguyễn Thiện (2008), dê nuôi ở các nước ôn đới thường
biểu hiện rõ nét về mùa sinh sản. Thời gian kéo dài của mùa sinh sản phụ
thuộc vào kiểu di truyền và sự tương tác với ngoại cảnh. Ở các nước nhiệt đới
như nước ta, hoạt động sinh sản theo mùa của dê thể hiện không rõ nét, dê cái
động dục và sinh đẻ quanh năm. Tuy nhiên vào mùa hè, cường độ chiếu sáng
mạnh và thời gian chiếu sáng dài đã làm giảm khả năng hoạt động sinh dục ở
dê cái. Do đó dê thường giao phối trong mùa thu, kéo dài 30 – 45 ngày. Để dê
hoạt động đều, thường xuyên trong năm, đặc biệt là vào mùa hè, người ta
thường giảm bớt thời gian chăn thả, dê được nhốt nhiều hơn trong chuồng,
hoặc nơi mát, thoáng thậm chí hơi tối để giảm thời gian và hàm lượng chiếu
sáng trong ngày.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

2.1.2.3. Khả năng sản xuất của gia súc
Là khả năng tạo ra các sản phẩm sữa, thịt, da, lông…của con vật.
* Khả năng sản xuất sữa: Tuyến vú và hoạt động của nó là đặc điểm
quan trọng của động vật có vú. Chức năng của tuyến vú là tiết sữa (bao gồm
sinh sữa và thải sữa). Sau khi đẻ, tuyến vú của gia súc tiết sữa trong một thời
gian gọi là kỳ tiết sữa. Thời kỳ lúc tuyến vú ngừng tiết sữa đến lứa đẻ sau gọi
là kỳ cạn sữa. Tuyến vú có nguồn gốc từ da, có hình chuỗi nhỏ phức tạp. Cấu
tạo của tuyến vú có 2 phần bao tuyến và hệ thống ống dẫn. Bao tuyến là nơi
sinh ra sữa, có lưới mao mạch dầy đặc, mang chất dinh dưỡng và oxy cung

cấp nguyên liệu tạo sữa. Hệ thống ống dẫn có ống dẫn nhỏ, trung bình, to và
bể sữa. Sữa do tuyến vú tiết ra. Trong sữa có đầy đủ các thành phần dinh
dưỡng cần thiết cho con con sinh trưởng, phát triển. Sữa tiết ra trong 5 – 7
ngày đầu sau khi đẻ là sữa đầu, sau đó 6 – 15 ngày nó chuyển dần thành sữa
thường. Sữa đầu có thành phần khác sữa thường, là thức ăn không thể thay
thế cho con con. Sinh sữa là quá trình sinh lý do toàn bộ cơ thể tham gia, là
quá trình chủ động chọn lọc tổng hợp. Theo nghiên cứu của B.N Nikitin
(1975), dẫn theo Đinh Văn Bình, (1994) thì cứ 450 lít máu chảy qua tuyến vú
mới sinh ra được một lít sữa. Thải sữa là một quá trình phản xạ bao gồm rất
nhiều phản xạ dây truyền. Phản xạ thải sữa tiến hành theo 2 pha: pha thứ nhất
do thần kinh, pha thứ 2 do thần kinh và thể dịch và nó liên quan chặt chẽ với
chức năng của vỏ não. Dê sữa ở trạng thái hôn mê không có phản xạ thải sữa,
(Đinh Văn Bình, 1994).
Khả năng sản xuất sữa của gia súc một mặt phụ thuộc vào di truyền và
đặc điểm cá thể, mặt khác phụ thuộc vào điều kiện sử dụng gia súc. Mức độ
dinh dưỡng ảnh hưởng rõ rệt đến sức sản xuất sữa vì sữa được tạo nên từ các
chất dinh dưỡng của thức ăn. Sinh sữa, thải sữa chịu sự điều khiển của hệ
thống thần kinh và thể dịch do vậy con vật sản xuất sữa nhất là dê rất nhạy
cảm với điều kiện ngoại cảnh và sức sản xuất sữa cũng bị ảnh hưởng rõ rệt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

với sự thay đổi môi trường (Đinh Văn Bình, 1994). Đánh giá sức sản xuất sữa
người ta thường sử dụng các chỉ tiêu: Sản lượng sữa, tỷ lệ mỡ sữa và tỷ lệ
protein trong sữa.
* Khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt: Đánh giá khả năng sản xuất
thịt của gia súc ngoài việc theo dõi tốc độ và cường độ sinh trưởng, phát triển
theo các giai đoạn của gia súc, người ta còn phải theo dõi sự thay đổi về khối
lượng và phẩm chất thịt, tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị tăng trọng, khối
lượng khi giết mổ, khối lượng thịt xẻ là những chỉ tiêu quan trọng định giá

khả năng sản xuất thịt. Ngoài phân tích, đánh giá qua hàm lượng các chất dinh
dưỡng của thịt người ta người ta còn quan tâm đến tỷ lệ mỡ trong thịt là chỉ
tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng thịt. Chất lượng thịt gia súc ngoài
việc phụ thuộc yếu tố giống, cá thể còn phụ thuộc quá trình chăm sóc, nuôi
dưỡng, tuổi và tính biệt của gia súc.
Nghiên cứu khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt để có thể xác định
tuổi, thời gian giết thịt thích hợp, cơ cấu giống và chế độ chăm sóc hợp lý để
nâng cao khả năng sản xuất thịt của gia súc nói chung và dê nói riêng là
những vấn đề hết sức cần thiết.
2.2. Cơ sở khoa học của sự lai tạo
2.2.1. Sự di truyền các tính trạng số lượng
Mặc dù không phân biệt rõ rệt trong di truyền học nhưng người ta
thường chia các tính trạng của một con vật làm hai loại tính trạng chất
lượng và tính trạng số lượng. Tính trạng chất lượng trong chăn nuôi như có
sừng, không sừng, màu lông, nhóm máu…các tính trạng số lượng trong
chăn nuôi là các tính trạng đo lường được như khối lượng cơ thể, sản lượng
sữa… Trong quá trình lai tạo các tính trạng chất lượng sẽ phân li theo một
tỷ lệ nhất định, nhưng đối với tính trạng số lượng, sự phân li chỉ phù hợp
với mức độ quần thể. Cho nên khi mới bắt đầu nghiên cứu sự di truyền các
tính trạng số lượng, người ta đã thu được những kết quả hầu như đối lập
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

với các định luật Mendel, và vì thế Ganton, Pearson đã cho rằng tính trạng
số lượng không tuân theo các định luật Mendel, thậm chí Bateson, De
Vries còn khẳng định tính trạng số lượng là những tính trạng không di
truyền. Mãi đến năm 1908 nhờ các công trình nghiên cứu của Nilsson-Ehle,
người ta mới xác định rõ: các tính trạng số lượng có sự biến thiên liên tục,
cũng di truyền theo đúng các định luật của các tính trạng chất lượng có
biến dị gián đoạn, tức là các định luật cơ bản về di truyền của Mendel (Dẫn

theo Trần Đình Miên (1992).
Cơ sở lý thuyết của di truyền số lượng được thiết lập vào khoảng
năm 1920 bởi các công trình nghiên cứu của Fisher R.A (1918); Haldane
(1932); Wright S (1926) (Dẫn theo Trần Đình Miên (1992)), sau đó được
các nhà di truyền và thống kê bổ sung và nâng cao, đến nay nó đã có cơ sở
khoa học vững chắc và được ứng dụng rộng rãi trong việc cải tiến di truyền
giống vật nuôi. Để giải thích hiện tượng di truyền các tính trạng số lượng
Nilsson-Ehle (1908) (Dẫn theo Trần Đình Miên (1992) đã đưa ra giả thuyết
đa gen: Tính trạng số lượng chịu tác động của nhiều cặp gen, phương thức
di truyền của các cặp gen này tuân theo các quy luật cơ bản của di truyền:
phân li, tổ hợp, liên kết Mỗi gen thường có tác dụng rất nhỏ đối với kiểu
hình, nhưng nhiều gen có giá trị cộng gộp lớn hơn. Tác dụng của các gen
khác nhau trên cùng một tính trạng có thể là không cộng gộp, cũng có thể
là cộng gộp. Ngoài ra còn có thể có các kiểu tác động ức chế khác nhau
giữa các gen nằm ở những locus khác nhau.
Gia súc sống trong một môi trường nhất định, nên sự hình thành, hoạt
động của tính trạng không chỉ chịu sự chi phối của các gen mà còn chịu ảnh
hưởng rất lớn của điều kiện môi trường.
Giá trị của bất kỳ tính trạng số lượng nào (giá trị kiểu hình) đều được
biểu thị thông qua giá trị kiểu gen và sai lệch môi trường:
P = G + E
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Trong đó: P - Giá trị kiểu hình (phenotypic value)
G - Giá trị kiểu gen (genotypic value)
E - Sai lệch môi trường (environmental deviation)
Cho tới nay, hầu như toàn bộ các thành tựu về cải tiến di truyền ở vật
nuôi mà ngành sản xuất chăn nuôi được thừa hưởng đều là những kết quả
nghiên cứu ứng dụng dựa trên cơ sở di truyền học số lượng.

Trong chăn nuôi, việc lai tạo ảnh hưởng tốt đến năng suất và chất lượng
sản phẩm. Vì vậy phần lớn các sản phẩm: thịt, sữa, trứng… được tạo ra từ các
con lai. Lai tạo chính là sử dụng biện pháp sinh học quan trọng: ưu thế lai,
đồng thời các chỉ tiêu kinh tế của tổ hợp lai và ưu thế lai là căn cứ cho việc
chọn giống gia súc (Lê Đình Lương - Phan Cự Nhân, 1994).
2.2.2. Lai tạo và ưu thế lai
2.2.2.1. Lai tạo
Lai tạo là phương pháp nhân giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp
tử ở thế hệ sau giảm đi và tần số kiểu gen dị hợp tử tăng lên. Trong thực tế
chăn nuôi, lai tạo là cho giao phối giữa các cá thể thuộc 2 dòng trong cùng 1
giống, thuộc hai giống hoặc hai loài khác nhau. Khi lai hai quần thể với nhau
sẽ gây ra 2 hiệu ứng:
- Hiệu ứng cộng gộp của các gen: đó là trung bình X
P1P2
của trung bình
giá trị kiểu hình của quần thể thứ nhất X
P1
và trung bình của giá trị kiểu hình
của quần thể thứ hai X
P2
:
X
P1P2
= (X
P1
+ X
P2
)/2
- Hiệu ứng không cộng gộp: đó là ưu thế lai H (hybrid vigour hay
heterosis), biểu thị hiệu ứng trung bình giá trị kiểu hình quần thể lai X

F1
:
X
F1
= X
P1P2
+ H
Trái với nhân giống cận thân, lai tạo sẽ tạo ra đời lai có nhiều đặc điểm
ưu việt (Nguyễn Văn Thiện (1995), [36].
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

2.2.2.2. Khái niệm về ưu thế lai
Ưu thế lai là sự tăng sức sống và tăng cường thể trọng trong đó các cá
thể lai khác loài, khác giống và khác dòng thường vượt cả hai bố mẹ chúng,
Ưu thế lai chỉ biểu hiện qua hiện tượng sinh trưởng nhanh hơn, kích thước cơ
thể tăng lên, sức sản xuất, sức sống tăng lên.
Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992) cho rằng: ưu thế lai là
hiện tượng sinh vật học biểu hiện ở sự phát triển mạnh mẽ của những cơ thể
do lai tạo các con gốc không cùng huyết thống. Có thể hiểu ưu thế lai theo
nghĩa toàn bộ tức là sự phát triển toàn khối của cơ thể con vật, sự tăng thêm
cường độ trong quá trình trao đổi chất, tăng sản lượng các mặt. Mặt khác, theo
nghĩa từng tính trạng, có khi chỉ một vài tính trạng phát triển mạnh, những tính
trạng khác có khi vẫn giữ nguyên, có trường hợp còn giảm đi. Có thể xem ưu thế
lai là hiện tượng đời con cao hơn hẳn các chỉ tiêu của bố, mẹ gốc.
Theo Falconer (1960) Ưu thế lai là sự khác biệt hữu hiệu giữa tính
trạng của con lai so với bố mẹ thường là vượt trên trung bình của bố mẹ (Trần
Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, 1995)

X

Con lai
>
X
mẹ
x X
bố
2

Theo Lebedev (1972), ưu thế lai là làm tăng sức sống, tăng sức khoẻ,
sức chịu đựng và tăng năng xuất của đời con do giao phối không cận huyết.
Theo Trần Đình Miên và cs (1992), khi cho giao phối giữa hai cá thể, hai
dòng, hai giống, hai loài khác nhau, đời con sinh ra khoẻ hơn, chịu đựng bệnh
tật tốt hơn, các tính trạng sản xuất có thể tốt hơn đời bố mẹ. Hiện tượng đó
gọi là ưu thế lai.
Will R.Getz (1998) cho rằng: ưu thế lai là một hiện tượng di truyền xảy
ra trong quá trình lai tạo mà hiện tượng di truyền đó gây lên trung bình của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

đời con cao hơn trung bình của bố và mẹ chúng. Ưu thế lai xảy ra trong quá
trình lai giữa các giống hoặc các dòng trong cùng một giống. Mức độ ưu thế
lai cho các tính trạng không giống nhau, khoảng cách di truyền giữa các giống
càng lớn thì mức độ ưu thế lai càng cao.
2.2.2.3. Bản chất di truyền của ưu thế lai
Thuyết trội (Dominance): Nhờ tác dụng lâu dài của chọn lọc tự nhiên
và chọn lọc nhân tạo, gen trội thường là gen có ích, dễ được biểu hiện ra.
Những tính trạng như tăng trọng, khả năng sinh sản nói chung là những tính
trạng số lượng do nhiều gen điều khiển nên rất hiếm có tỷ lệ đồng hợp. Thế hệ
con được tạo ra do lai giữa hai cá thể sẽ được biểu hiện do tất cả các gen trội
dị hợp. Khi bố mẹ xa nhau trong quan hệ huyết thống (khác dòng, khác giống,

khác loài) thì xác suất để mỗi cặp bố mẹ truyền lại cho con những gen trội
khác nhau càng tăng lên từ đó dẫn đến mức độ ưu thế lai:
Đời bố mẹ: AAbbccDDee x aaBBccddEE
Số locut mang gen trội 2 2

Đời con AaBbccDdEe
Số locut mang gen trội 4
Trong trường hợp này tất cả các gen lặn (trừ c) đều bị át chế bởi gen
trội. Thuyết này chưa giải thích được hoàn chỉnh và bên cạnh gen trội có lợi
cũng có gen trội có hại và ngược lại
Thuyết siêu trội (Over dominance): Hiệu quả của một alen ở trạng thái
dị hợp thường khác với hiệu quả của từng alen này, biểu hiện ở trạng thái
đồng hợp. Cho nên có thể có tính trạng ở trạng thái dị hợp (trạng thái trội) sẽ
vượt lên trên bất kỳ dạng nào. Trạng thái dị hợp của hai alen thuộc locut Aa
đảm bảo cho cơ thể phát triển tốt hơn so với từng trạng thái đồng hợp tử AA
và aa. (Aa > AA và aa) Trạng thái siêu trội có thể là do ở thể dị hợp. Sự tương
tác giữa hai alen sẽ có tác động lớn lên kiểu hình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Thuyết gia tăng tác động tương hỗ của các gen không cùng locut: Tác
động tương hỗ của các gen không cùng locut (tác động át gen) cũng tăng lên.
Thí dụ: Đồng hợp tử AA và BB chỉ có một loại tác động tương hỗ giữa
A và B, những dị hợp tử A-A’ và B-B’ có 6 loại tác động tương hỗ: A-B,
A’-B’, A-B’, A’-B, A-A’, B-B’, trong đó A-A’, B-B’ là tác động tương hỗ
giữa các gen cùng alen, còn 4 loại tác động tương hỗ khác là tác động tương
hỗ giữa các gen không cùng alen. Ngoài ra có thể thêm các tác động tương hỗ
cấp hai như AA’-B, A-A’B’ và tác động tương hỗ cấp ba như A-A’-B-B’, A-
B’-B-A’
Dựa vào công thức tính ưu thế lai người ta có thể tính toán được một

cách chính xác những tính trạng định lượng của đời con lai
2.2.2.4. Mức độ biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng tới ưu thế lai
Mức độ biểu hiện của ưu thế lai: Để xác định mức độ biểu hiện của
ưu thế lai, (Nguyễn Thiện - 1995) đưa ra công thức sau:
H =
X
F1
-

X
P1
+
X
P2

x 100 =
X
F1
-
X
P1P2

x 100
2
X
P1
+
X
P2


X
P1P2

2
Trong đó:
H: Mức độ biểu hiện của ưu thế lai
X
F1
: Trung bình của đời con
X
P1 :
Trung bình của bố
X
P2
: Trung bình của mẹ

Nếu gọi:
X
F1
-
X
P1P2
= d và



Khi đó ưu thế lai được biểu hiện như sau:
X
P1
-

X
P2

= a
2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13





Ta sẽ có:

- Không có ưu thế lai: d = 0
- Trội không hoàn toàn khi: d < a
- Trội hoàn toàn khi: d = a
- Siêu trội khi: d > a

Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai
Ưu thế lai phụ thuộc vào hai yếu tố: Trạng thái hoạt động của dạng dị
hợp thể (d) và sự khác nhau giữa hai quần thể xuất phát (y).
Ưu thế lai ở thế hệ F1 là:
H
F1
= dy
2
Ưu thế lai ở thế hệ F
2
là:

H
F2
=
½
H
F1
=
½
dy
2

Ưu thế lai ở thế hệ F
3
là:
H
F3
=
¼
H
F1
=
¼
dy
2

Ưu thế lai cao nhất ở F1 rồi từ đó giảm dần. Biểu hiện của một tính
trạng bao giờ cũng ảnh hưởng không những của kiểu di truyền mà còn của cả
ngoại cảnh, cho nên sự thay đổi trong quan hệ giữa các gen cũng sảy ra trong
điều kiện ngoại cảnh nhất định. Mức độ ưu thế lai cao hay thấp còn tùy thuộc
vào sự tương quan âm hay dương giữa môi trường và kiểu di truyền. Quan

niệm đó được thể hiện bằng:
P
ijk
= A + G
i
+ E
j
+ (GE)
ij
+ M
ijk

X
P2

X
P1P2

X
F1

X
P1

-a a
d
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

P

ijk
: Kiểu hình của cá thể đến thứ k kiểu di truyền i trong môi trường j.
A: Hiệu quả cố định.
G
i
: Hiệu quả chung cho tất cả các cá thể có kiểu di truyền i.
E
j
: Hiệu quả chung cho tất cả các cá thể trong môi trường j.
(GE)
ij
: Tương quan giữa kiểu di truyền và môi trường với cá thể có
kiểu di truyền i trong môi trường j. Trần Đình Miên. (1995)
Từ công thức trên có thể rút ra một số nhận xét về ưu thế lai:
+ Khi một tính trạng do nhiều gen, thì các trường hợp sau đây có thể
xảy ra:
- Khi các gen trội hoạt động theo một hướng thì ưu thế lai sẽ được tăng
cường. Có thể ưu thế lai không chỉ là ∑H
F1
của từng gen mà sẽ cao hơn.
- Nếu các gen đều trội nhưng hoạt động theo hướng ngược nhau thì ưu
thế lai sẽ giảm. Ưu thế lai phụ thuộc vào hướng hoạt động của các gen điều
khiển và hướng hoạt động đó có thể đa dạng, cho nên có trường hợp ưu thế lai
dương, cũng có trường hợp âm.
+ Mức độ đạt được ưu thế lai có tính chất riêng biệt cho từng cặp lai cụ
thể. Sự khác biệt giữa hai alen của một gen không giống các cặp khác ngay
trong một dòng, do đó các cặp khác nhau của dòng sẽ có giá trị ∑dy
2
khác
nhau, cùng nghĩa với ưu thế lai khác nhau.

+ Trong trường hợp lai khác dòng, nếu các dòng là đồng huyết thì sự
khác biệt về tần số gen giữa chúng có thể từ 0-1. Trong trường hợp đó
H
F
=∑dy
2
sẽ còn khi y=1 và H
F
= ∑d, tức ưu thế lai bằng tổng các giá trị hoạt
động trội của tất cả các locut khác nhau do hai dòng mang lại.
Ưu thế lai thể hiện mức độ khác nhau và thường được thể hiện ở các
tính trạng số lượng, còn tính trạng chất lượng ít được biểu hiện. Các tính trạng
có hệ số di truyền cao (tốc độ mọc lông, thành phần hoá học của thịt, ) ít
chịu ảnh hưởng của ưu thế lai.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

Trong thực tiễn chăn nuôi, không phải giống nào, dòng nào, cá thể nào
phối với nhau cũng đều tạo nên hiệu quả mong muốn. Khả năng phối hợp
thực chất là sự phối hợp bao gồm: Hiệu quả ưu thế lai, tác động cộng gộp, hỗ
trợ bổ sung của các gen, sự phù hợp ít đối kháng của các gen đó.
Các nước có đàn dê phát triển như Pháp, Thụy Sỹ, Ấn Độ, Trung Quốc,
Pakixtan cũng đều dựa trên ưu thế lai và khả năng phối hợp, những tiến bộ về
di truyền và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng để tạo ra các giống dê chuyên
sữa, chuyên thịt hoặc thịt sữa, sữa thịt với năng suất cao.
2.2.3. Ứng dụng lai tạo và ưu thế lai trong chăn nuôi dê
2.2.3.1. Ứng dụng lai tạo
Theo Acharya (1992) toàn thế giới có khoảng 150 giống dê, để có
những giống dê tốt theo mục đích khác nhau với thời gian nhanh nhất thì việc
tiến hành lai giống đã và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế

giới. Thông qua lai tạo giữa các giống dê sẽ xuất hiện hiện tượng ưu thế lai ở
đời con lai, đặc biệt đời con lai F1 có ưu thế lai cao nhất. Năng suất sản phẩm
ở đời con lai cao hơn nhiều so với bố mẹ chúng. Những giống dê có năng suất
sữa thịt cao như dê Saanen, Jumnapari, Anglo-Nubian, Togenburg, Alpine,
Beetal, Boer đã được nhiều nước trong khu vực Nhiệt Đới nhập nội và cho lai
nhằm cải tiến giống dê địa phương. Có rất nhiều công thức lai đã và đang
được áp dụng trong chăn nuôi. Tuỳ theo mục đích người sử dụng và điều kiện
của cơ sở chăn nuôi dê mà người ta lựa chọn công thức lai sao cho thích hợp.
Mục đích của việc lai tạo là tạo ra con lai có những ưu điểm mới như
nâng tầm vóc và sản lượng sữa nhưng vẫn giữ được những ưu thế sẵn có của
con giống địa phương như khả năng chống đỡ bệnh tật cao, chịu đựng kham
khổ, thích nghi với khí hậu của địa phương, Đinh Văn Bình và Cs (2003).
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), căn cứ vào bản chất di truyền của các con
vật xuất phát (con bố và con mẹ), lai tạo được chia ra làm ba loại:

×