Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Luận văn thạc sĩ Phân tích hoạt động kinh doanh tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Đăk Lăk (full)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.61 KB, 103 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



PHẠM THANH LONG


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH BẮC ĐAK LAK

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN


Đà Nẵng - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn




Phạm Thanh Long



DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT
NH: Ngân hàng
NHTM: Ngân hàng Thương mại
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
TMCP: Thương mại cổ phần
NHBL: Ngân hàng bán lẻ
NHBB: Ngân hàng bán buôn
NH ĐT&PT: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
NH NN&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
VBARD: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
ACB: Ngân hàng TMCP Á Châu
CN: Chi nhánh
PGD: Phòng giao dịch
KH: Khách hàng
DN: Doanh nghiệp
CN: Cá nhân
KHCN: Khách hàng cá nhân
KHDN: Khách hàng doanh nghiệp
HĐV: Huy động vốn
DPRR: Dự phòng rủi ro
TD: Tín dụng
TDBL: Tín dụng bán lẻ
TSĐB: Tài sản đảm bảo



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
6. Kết cấu luận văn 4
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9
1.1. DỊCH VỤ TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9
1.1.1. Tín dụng Ngân hàng 9
1.1.2. Dịch vụ tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng 11
1.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NHTM 19
1.2.1. Phân tích mục tiêu của hoạt động tín dụng bán lẻ 19
1.2.2. Phân tích các hoạt động tiến hành TDBL 20
1.2.3.Các tiêu chí phản ánh quy mô của hoạt động tín dụng bán lẻ 21
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN
LẺ CỦA NHTM 28
1.3.1.Nhân tố bên trong ngân hàng 28
1.3.2.Nhân tố bên ngoài ngân hàng 32


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI
NHÁNH BẮC ĐAK LAK 34
2.1. KHÁI QUÁT VỀ BIDV CHI NHÁNH BẮC ĐAK LAK 34

2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 34
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 35
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 35
2.1.5. Đánh giá các hoạt động cơ bản tại BIDV CN Bắc ĐăkLăk 41
2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN MỤC
TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI CHI NHÁNH 47
2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội 47
2.2.2. Tình hình tài chính tiền tệ 47
2.2.3. Môi trường pháp luật, chính sách 48
2.2.4. Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ trên địa bàn 48
2.2.5. Đánh giá hoạt động của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường 49
2.3. PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG BÁN LẺ TẠI CHI NHÁNH 50
2.3.1. Chính sách về chủng loại sản phẩm, dịch vụ 50
2.3.2. Chính sách lãi suất trong hoạt động tín dụng bán lẻ 51
2.3.3. Chính sách chăm sóc khách hàng, quan hệ khách hàng 53
2.3.4. Chính sách phát triển mạng lưới 54
2.3.5. Tổ chức hoạt động TDBL tại Chi nhánh 55
2.4. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI CHI NHÁNH
BIDV BẮC ĐAK LAK 58
2.4.1. Mục tiêu TDBL tại Chi nhánh giai đoạn 2011-2013 58


2.4.2. Đánh giá Quy mô hoạt động tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh 59
2.4.3. Đánh giá mức độ tăng trường thị phần tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh 63
2.4.4.Đánh giá cơ cấu của hoạt động tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh 64
2.4.5. Đánh giá mức tăng trưởng thu nhập tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh65
2.4.6. Đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng bán lẻ
tại Chi nhánh 66
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI

BIDV CHI NHÁNH BẮC ĐĂKLĂK 67
2.5.1. Kết quả 67
2.5.2. Hạn chế 69
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế 72
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
BÁN LẺ TẠI BIDV CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK 76
3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK 76
3.1.1 Nhận định môi trường kinh doanh 76
3.1.2. Định hướng phát triển tín dụng bán lẻ của Chi nhánh 77
3.1.3.Mục tiêu tín dụng bán lẻ giai đoạn 2014- 2015 78
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN
LẺ TẠI BIDV CHI NHÁNH BẮC ĐAK LAK 79
3.2.1. Hoàn thiện chính sách sản phẩm trên cơ sở tăng cường hoạt động
nghiên cứu thị trường 79
3.2.2. Phát triển kênh phân phối và mạng lưới hoạt động 80
3.2.3. Vận dụng linh hoạt chính sách lãi suất trong hoạt động TDBL 81
3.2.4. Hoàn thiện các quy trình, thủ tục trong hoạt động TDBL 82


3.2.5. Nâng cao năng lực quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng bán lẻ 83
3.2.6. Đẩy mạnh công tác quảng bá và chăm sóc khách hàng 84
3.2.7. Các giải pháp đảm bảo khác 86
3.3. CÁC KIẾN NGHỊ 88
3.3.1. Kiến nghị với BIDV 88
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 89
3.3.3. Đối với chính quyền địa phương 90
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)





DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Tình hình huy động vốn của BIDV – Chi nhánh Bắc Đăk
Lăk giai đoạn 2010 - 2013
41
2.2
Tình hình sử dụng vốn của BIDV – Chi nhánh Bắc Đăk
Lăk giai đoạn 2010 - 2013
43
2.3
Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV-Chi nhánh Bắc
Đăk Lăk giai đoạn 2011-2013
44
2.4
So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – Chi
nhánh Bắc Đăk Lăk giai đoạn 2011 - 2013
45
2.5
Thị phần hoạt động của các Ngân hàng trên địa bàn cánh
Bắc tỉnh Đắk Lắk (gồm 3 huyện Krông Búk, Krông Năng,
Ea H’Leo và thị xã Buôn Hồ) đến 31/12/2013
50

2.6
Tình hình tăng trưởng dư nợ đối với tín dụng bán lẻ
60
2.7
Thị phần tín dụng bán lẻ của các ngân hàng trên địa bàn
64
2.8
Dư nợ và tỷ trọng của một số sản phẩm tín dụng chủ yếu
so với tổng dư nợ bán lẻ tại Chi nhánh
64
2.9
Cơ cấu dư nợ bán lẻ ngày 31/12/2013 phân theo các đơn vị
trực thuộc tại Chi nhánh
66



DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
Tên hình
Trang
2.1
Cơ cấu nguồn vốn tại BIDV – Chi nhánh Bắc ĐăkLăk
42
2.2
Biến động về lợi nhuận của BIDV – Chi nhánh Bắc Đăk
Lăk giai đoạn 2010 - 2013
46
2.3

Dư nợ một số sản phẩm tín dụng bán lẻ của Chi nhánh giai
đoạn 2010 đến 2013
65

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử hình thành và phát triển của nền kinh tế thế giới đã chứng minh
vai trò của hệ thống ngân hàng là vô cùng quan trọng. Ở nước ta, thông qua
việc cung cấp vốn của hoạt động Ngân hàng đã góp phần thúc đẩy nền
kinh tế phát triển, đưa nền kinh tế quốc gia hội nhập với nền kinh tế khu vực
và thế giới. Trong điều kiện hiện nay, để đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ,
nâng cao năng lực cạnh tranh thì hoạt động ngân hàng bán lẻ luôn được các
ngân hàng chú trọng mở rộng và phát triển. Vì thực tế hoạt động ngân hàng
bán lẻ luôn mang lại lợi nhuận ổn định, ít rủi ro và ít chịu ảnh hưởng của chu
kỳ kinh tế.
Cùng với tiến trình hội nhập, các Ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt
động trong sự cạnh tranh khốc liệt. Đứng trước áp lực cạnh tranh, yêu cầu đổi
mới và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, Ngân hàng thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát Triển Việt Nam ( BIDV ) đã lựa chọn và xem hoạt động
tín dụng bán lẻ là một trong những hoạt động chiến lược đem lại thu nhập và
lợi nhuận chính. Do đó, các chi nhánh của BIDV trong đó có Chi nhánh
BIDV Bắc Đak Lak đã và đang tích cực triển khai các hoạt động phù hợp với
định hướng phát triển của toàn hệ thống.
Chi nhánh BIDV Bắc Đak Lak hoạt động trên địa bàn với tiềm năng phát
triển cây công nghiệp như cà phê, cao su, tiêu …rất lớn. Theo đó, sự phát
triển nhu cầu về vốn, tài chính của các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình
tăng nhanh chóng. Chính vì vậy, trong những năm gần đây nhiều Ngân hàng
gia nhập vào địa bàn và đã tạo ra sự cạnh tranh dành thị phần tín dụng bán lẻ

trên địa bàn.
2

Mặc dù Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc
Đak Lak đã thực hiện phát triển hoạt động tín dụng dụng bán lẻ nhiều năm,
tuy nhiên kết quả đạt được còn thấp, chưa xây dựng được phương án phát
triển hoạt động tín dụng bán lẻ một cách đồng bộ và hiệu quả, chưa tương
xứng với tiềm năng trên địa bàn. Ngoài ra, sự đổ bộ ào ạt của các Ngân hàng
khác vào địa bàn có thể dẫn đến nguy cơ mất thị phần tín dụng bán lẻ của
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Đak Lak.
Xuất phát từ vấn đề trên, sau thời gian làm việc tại Ngân hàng TMCP
Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Đak Lak, tác giả chọn đề tài
" Phân tích hoạt động kinh doanh tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Đak Lak ” làm đề tài nghiên cứu
của mình nhằm đưa ra các giải pháp để phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ
tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Đak Lak.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài vận dụng lý thuyết về tín dụng ngân hàng nói chung, tín dụng bán
lẻ nói riêng nhằm phân tích thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Đak Lak. Trên cơ sở đó,
đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín
dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Bắc Đak Lak.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu những vấn đề lý luận
và thực tiễn liên quan đến hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc DakLak.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích về thực trạng hoạt
động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi

3

nhánh Bắc Đak Lak để từ đó đưa ra những điểm mạnh , điểm yếu nhằm đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng bán
lẻ tại Ngâm hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Đak
Lak.
+ Về không gian: Các nội dung trên được tiến hành nghiên cứu tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Đak Lak.
+ Về thời gian: Dữ liệu được lấy từ thông tin được công khai, trong các
Báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo tình hình hoạt động của ngân
hàng, và công bố trên trang web riêng trong giai đoạn 2011-2013. Các giải
pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong những năm đến.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu: Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh các tài liệu thu
thập được tại BIDV Bắc DakLak nhằm phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt
động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi
nhánh Bắc Đak Lak
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản liên quan đến hoạt động tín
dụng nói chung, hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng trong đó có nghiên cứu
các chính sách, quy trình tín dụng bán lẻ cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại.
- Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Đak Lak để
từ đó tìm ra nguyên nhân hạn chế trong việc phát triển hoạt động tín dụng bán
lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Đak
Lak.
4


- Đề xuất những giải pháp đồng bộ nhằm góp phần phát triển hoạt động
tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi
nhánh Bắc Đak Lak, đồng thời kiến nghị cụ thể đối với các cấp có liên quan
để các giải pháp có tính khả thi, mang lại hiệu quả như mong muốn.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về phân tích hoạt động tín dụng bán lẻ tại
ngân hàng thương mại.
Chương 2: Phân tích hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP
Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Đăk Lăk.
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động quả tín dụng bán lẻ tại ngân
hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Đăk Lăk.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để xây dựng cơ sở lý luận về tín dụng bán lẻ trong hoạt động Ngân
hàng, phục vụ cho nghiên cứu, tác giả đã tham khảo rất nhiều giáo trình, tài
liệu, công trình nghiên cứu, các bài viết chuyên đề về tín dụng bán lẻ. Hệ
thống cơ sở lý thuyết sẽ là tiền đề để tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng
hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Chi nhánh Bắc Đak Lak, phân tích làm rõ
những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong hoạt động tín dụng bán
lẻ. Từ đó, kiến nghị và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động tín dụng
bán lẻ tại đơn vị.
 Về phần lý thuyết(Cơ sở lý luận)
Để có cơ sở nền tảng về phần lý thuyết phục vụ cho việc nghiên cứu đề
tài, tác giả đã tham khảo và đúc kết từ các tài liệu sau:
- "Nghiệp vụ ngân hàng thương mại" của PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
(2007) Nhà xuất bản Thống kê
5

- “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương

mại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế của TS. Lê Đình Hạc (2009)
- “Phát triển dịch vụ ngân hàng trong dân cư – một cấu phần quan trọng
trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006 – 2010 và
2020”, Nguyễn Thị Hiền, Vụ phát triển ngân hàng
- "Tài liệu hội thảo Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam"
(2008)
- Quy định 4599/QĐ-NHBL2 ngày 02 tháng 11 năm 2012 của Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam “V/v cấp tín dụng bán lẻ”;
Các tài liệu trên đã cho người đọc nắm rõ về các khái niệm cơ bản về
Ngân hàng thương mại, tín dụng Ngân hàng và tín dụng bán lẻ cũng như tiến
trình và cách thức thực hiện những tiến trình đó. Việc đưa ra các giải pháp
nhằm mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ ở các NHTM là rất cần thiết, bởi vì ở
Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập như sản phẩm chưa đa dạng, phong phú,
chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng; số lượng máy ATM phân bố
chưa đều, mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ còn ít; chiến lược tiếp thị các
sản phẩm còn yếu và thiếu chuyên nghiệp; chính sách khách hàng còn kém
hiệu quả; nhân viên chưa được đào tạo đầy đủ về các kỹ năng quan hệ khách
hàng cá nhân, marketing sản phẩm; do giới hạn của hệ số sử dụng vốn/vốn
huy động của các ngân hàng thương mại nhà nước nên khó cân đối nguồn vốn
để giải ngân tín dụng bán lẻ. Bên cạnh đó, mục đích của việc mở rộng tín dụng
bán lẻ nhằm phân tán rủi ro nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của
các Ngân hàng thương mại.
 Về thực tiễn
Trong những năm gần đây, mặc dù hoạt động dịch vụ được các ngân
hàng chú trọng phát triển nhưng chiều rộng và chiều sâu của những dịch vụ
đó còn hạn chế. Do đó, việc tìm ra giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng
6

bán lẻ là vấn đề có ý nghĩa quan trọng mang tính chiến lược đối với hoạt động
của các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

triển Việt Nan nói riêng. Tín dụng ngân hàng và các vấn đề liên quan đến tín
dụng bán lẻ ngân hàng nói chung, cũng như vấn đề phát triển dịch vụ, tín
dụng ngân hàng đã được nhiều nhà kinh tế quan tâm và nghiên cứu. Tuy
nhiên, những công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này thường chỉ tập
trung nghiên cứu một mảng của tín dụng ngân hàng: Hoặc là tín dụng ngân
hàng bán buôn hoặc là tín dụng ngân hàng bán lẻ hoặc chỉ nghiên cứu phát
triển tín dụng ngân hàng nói chung và chỉ tập trung nghiên cứu các giải pháp
nâng cao chất lượng cũng như số lượng. Do đó những công trình nghiên cứu
sâu sắc về phát triển tín dụng ngân hàng bán lẻ còn rất hạn chế. Có thể kể đến
một số luận văn thạc sỹ đã thực hiện:
-Đề tài “Mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Kontum” ( tác giả Vũ Thi Thoa 2011 ). Nội dung của luận văn
tập trung nghiên cứu: (1) Chỉ ra vần đề cần giải quyết việc phát triển tín dụng
bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Chi nhánh Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển KonTum là phải đa dạng hóa sản phẩm kinh
doanh của ngân hàng bởi vì những lợi thế so sánh hiệu quả kinh doanh vốn có
của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Chi nhánh KonTum
cũng như các các Ngân hàng khác đang còn thấp trong tổng thu nhập của hoạt
động kinh doanh. (2) Đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng và các yếu tố cần
thiết cho đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh. Từ đó cho thấy yếu tố quan trọng
hàng đầu cho đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của NHTM Việt Nam là: Môi
trường pháp lý; quy mô vốn; công nghệ, nhân lực; quản lý rủi ro và quản trị
điều hành. (3) Đưa ra giải pháp cần thiết cho quá trình phát triển sản phẩm tín
dụng bán lẻ của NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,
trong đó tập trung nhất là những giải pháp ổn định môi trường pháp lý, tăng
7

cường năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đổi mới cách thức
quản trị rủi ro và quản trị điều hành NHTM.
-Đề tài “ Hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

triển Việt Nam Chi nhánh Thanh Xuân “ ( tác giả Phạm Văn Sáng, năm 2012 ).
Nội dung của đề tài từ việc tiếp cận những lý luận cơ bản vể NHBL, những
thành tựu và hạn chế của các NHTM Việt Nam, cũng như đi sâu vào phân tích
thực trạng hoạt động NHBL của BIDV Thanh Xuân thông qua các yếu tố như
chiến lược, thương hiệu, sản phẩm, cơ cấu tổ chức nhân sự, tài chính và công
nghệ qua đó xác định được các điểm mạnh, điểm yếu của BIDV
Thanh Xuân để từ đó đưa ra được chiến lược phát triển NHBL của chi nhánh
trong thời gian tới. Đồng thời luận văn cũng đưa ra được nhóm giải pháp để
BIDV Thanh Xuân có thể thực hiện được các mục tiêu chiến lược của mình
một cách có hiệu quả nhất. Hạn chế của luận văn là chỉ tập trung nghiên cứu
môi trường hoạt động NHBL của BIDV Thanh Xuân mà không tiến hành so
sánh mô hình hoạt động NHBL của các ngân hàng đã thành công trong lĩnh
vực này.
- Đề tài “ Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Ngãi “ ( tác giả Đỗ Xuân Quang, năm 2010)
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng
bán lẻ của một ngân hàng thương mại bao gồm: khái niệm dịch vụ
ngân hàng bán lẻ, những chỉ tiêu ñánh giá sự phát triển của dịch vụ
ngân hàng bán lẻ và các phương pháp ñể phát triển dịch vụ ngân hang
bán lẻ ñó Nhận thức ñược tầm quan trọng của dịch vụ NHBL trong
kinh doanh hiện nay. Đưa ra những giải pháp vừa mang tính phương pháp
luận vừa có tính thực tiễn nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi
nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ngãi. Đồng thời luận
8

văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ công nhân viên tại
BIDV Quảng Ngãi.
Trong các công trình đã công bố, đã giúp cho tác giả có được một cái
nhìn tổng quan tín dụng Ngân hàng nói chung cũng như tín dụng bán lẻ nói
riêng và tầm quan trọng của việc mở rộng tín dụng bán lẻ hiện nay, Tác phẩm

đã nêu ra được những khái niệm cơ bản như: Tín dụng bán lẻ là gì?, phân loại
dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, khái niệm, mục đích, bản chất của tín dụng Ngân
hàng và các phương pháp mang tính chất định tính nhằm mở rộng hoạt động tín
dụng bán lẻ. Tuy nhiên, phần cơ sở lý luận còn hạn chế cũng như bỏ ngỏ về
việc làm rõ Mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ là gì?, Chưa xây dựng cụ thể
được tiến trình mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ cũng như thiết kế các chính
sách mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ, các phương pháp phân tích nhằm mở
rộng hoạt động tín dụng bán lẻ còn sử dụng nhiều các phương pháp định tính
chưa có các khảo sát, điều tra thực tế để đi đến việc phân tích và so sánh. Vì
vậy, việc phân tích thực trạng chưa có cơ sở để bám sát.
Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu
thực hiện luận văn thạc sĩ với hy vọng giải quyết được những hạn chế cũng như
các vấn đề còn bỏ ngỏ nhằm đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển chung
của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc ĐăkLăk, góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV trong tình hình mới. Chi nhánh Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc ĐăkLăk phải chuyển đổi từ ngân hàng
chuyên phục vụ bán buôn sang vừa bán buôn vừa bán lẻ và đảm bảo sự phát
triển cân đối giữa dịch vụ bán buôn và bán lẻ phù hợp với đặc điểm công nghệ,
nhân lực, năng lực tài chính của mình là rất cần nghiên cứu.
Chính vì vậy, đây là đề tài mới, chuyên sâu, không trùng lắp với các tài
liệu, công trình đã được nghiên cứu trước đó.
9

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. DỊCH VỤ TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Tín dụng Ngân hàng
Theo quan điểm của Raymond Anderson (2007), tác giả cuốn sách
Theory and Practice for Retail Credit Risk Management cho rằng “ Tín dụng

có nghĩa là mua bây giờ và hoàn trả sau này, người cho vay cung ứng vốn để
người đi vay mua hàng hóa dịch vụ, hay tài sản có giá trị. Người cho vay tin
tưởng ở người đi vay và người đi vay phải có nghĩa vụ hoàn trả. Tín dụng có
nguồn gốc từ Latin có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm” [18. tr 3]
Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa tín dụng là khái niệm thể hiện
mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này, người cho
vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho
người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số
tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm
theo một khoản lãi. Tín dụng có vị trí quan trọng đối với việc tích tụ, tận dụng
các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để phát triển kinh doanh [2]
Các Mác cho rằng tín dụng dưới các hình thức biểu hiện đơn giản là sự
tín nhiệm nhiều ít có căn cứ, đã khiến cho một người này giao cho người khác
một số tư bản nào đó dưới hình thái tiền hoặc hình thái hàng hóa đánh giá một
số tiền nhất định nào đó. Số tiền này được trả trong thời gian nhất định. Khi
tư bản cho vay, người ta tăng số tiền phải hoàn trả lên thêm một tỷ lệ phần
trăm nhất định, coi đó là tiền để trả quyền sử dụng tư bản [3. tr 123]
Theo luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15/6/2004 về sửa
đổi bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng năm 1997, tại khoản 3,
10

sửa đổi điều 20 có nêu: “Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng
nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng. Cấp tín dụng là việc tổ
chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên
tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính,
bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác” [4]
Theo khoản 01 Điều 03 của Quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng đối
với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN
ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì “Cho vay là một
hình thức cấp tín dụng, theo đó Tổ chức Tín dụng giao cho khách hàng sử

dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo
thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.” [5]
Từ các khái niệm trên cho thấy tín dụng Ngân hàng mang bản chất
chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ tin cậy lẫn nhau trong việc vay và
cho vay giữa các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng với doanh nghiệp và cá
nhân. Bản chất của tín dụng ngân hàng có thể được cụ thể hóa như sau:
Là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay và bên
đi vay.
Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao
tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả
đúng hạn.
Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói
cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc.
Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở bên đi
vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
11

1.1.2. Dịch vụ tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng
a. Dịch vụ Ngân hàng
Trong phân tổ các ngành của nền kinh tế thì ngành ngân hàng thuộc lĩnh
vực dịch vụ. Tất cả các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đều được coi là
hoạt động dịch vụ, bao gồm cả hoạt động tín dụng. Đặc trưng của dịch vụ
Ngân hàng:
Tính vô hình: Khách hàng khi mua dịch vụ tài chính ngân hàng thường
không nhìn thấy hình dạng cụ thể của loại hình dịch vụ nên rất khó đánh giá
và so sánh chất lượng như các hàng hoá hữu hình khác, chỉ cảm nhận thông
qua các tiện ích mà sản phẩm mang lại.
Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra đồng thời: Chu kỳ của
một sản phẩm chia làm hai giai đoạn: sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuy
nhiên đối với sản phẩm tài chính, chúng được tạo ra khi khách hàng có yêu

cầu và tiêu thụ ngay.
Không ổn định về mặt chất lượng và dễ sao chép (cả về tính chất và hình
thức) và do nhiều yếu tố cấu thành: Một sản phẩm dịch vụ tài chính do sự kết
hợp của các yếu tố bên trong (nhân lực, công nghệ ) và bên ngoài (môi
trường, thể chế ). Ngoài ra còn có sự tham gia của các NHTM và các tổ chức
phi tài chính.
b. Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Từ ngữ tiếng Anh có nghĩa tương đương liên quan tới hoạt động ngân
hàng bán lẻ có thuật ngữ “retail banking”. Nguyên văn định nghĩa trên
investorglossary.com [21]: Retail banking is a banking service that is geared
primarily toward individual consumers, many retail banking products may
also extend to small and medium sized businesses. Tạm dịch là Ngân hàng
bán lẻ là một dịch vụ Ngân hàng mà hướng chủ yếu đến khách hàng cá nhân,
nhiều sản phẩm ngân hàng bán lẻ cũng hướng đến các khách hàng là doanh
12

nghiệp vừa và nhỏ. Định nghĩa trên investopedia.com [22] Wholesale banking
deals with large institutions, where as retail banking would focus more on the
individual or smaller business. Tạm dịch là Ngân hàng xử lý giao dịch với các
doanh nghiệp lớn, trong khi Ngân hàng bán lẻ sẽ tập trung hơn vào khách
hàng là cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ. Theo các định nghĩa này, đối tượng
khách hàng của hoạt động ngân hàng bán lẻ là cá nhân và các doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
Theo WTO, dịch vụ bán lẻ của ngân hàng là loại hình dịch vụ điển hình
của ngân hàng nơi khách hàng cá nhân có thể đến giao dịch tại các điểm giao
dịch của NH để thực hiện các DV như gửi tiền, vay tiền, thanh toán, kiểm tra
tài khoản, dịch vụ thẻ. Đối với các ngân hàng thương mại, DVBL giữ vai trò
quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần, mang
lại nguồn thu ổn định và chất lượng cho các NH. Bên cạnh đó, nó mang lại cơ
hội đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ phi ngân hàng, cơ hội bán chéo với

cá nhân và doanh nghiệp nhỏ.
Theo các chuyên gia kinh tế của Học viện Công nghệ Châu Á, DVBL
của NH là dịch vụ cung ứng sản phẩm - dịch vụ ngân hàng tới từng cá
nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh,
khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông
qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin.
Theo từ điển Bách khoa kinh tế của Nhà xuất bản từ điển bách khoa năm
2008 [1. tr 875] thì Retail banking - dịch vụ ngân hàng bán lẻ là dịch vụ ngân
hàng cung cấp cho dân chúng. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một nhóm dịch vụ
tài chính bao gồm cho vay chi trả dần, cho vay có thế chấp, cho vay tín dụng
vốn, dịch vụ ủy thác, tài khoản hưu trí cá nhân. Ngược lại với dịch vụ ngân
hàng trọn gói (wholesale banking) hay dịch vụ ngân hàng dành cho công ty,
13

dịch vụ ngân hàng bán lẻ có công việc rất nhiều với người cung cấp dịch vụ,
cạnh tranh với nhau để giành thị trường.
Theo từ điển Ngân hàng và Tin học của nhà xuất bản Chính trị quốc gia
– 1996 thì Retail banking – hoạt động ngân hàng bán lẻ/ nghiệp vụ ngân hàng
bán lẻ/ dịch vụ ngân hàng bán lẻ - là dịch vụ ngân hàng dành cho quảng đại
quần chúng, thường là một nhóm các dịch vụ tài chính bao gồm: cho vay trả
dần, vay thế chấp, tín dụng chứng khoán, nhận tiền gửi và các tài khoản cá
nhân.
Theo cách hiểu thông thường, dịch vụ ngân hàng bán lẻ là hoạt động
cung cấp các sản phẩm dịch vụ chủ yếu cho khách hàng là các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, các gia đình và các cá nhân.
Nói tóm lại, kết hợp các quan điểm trên có thể rút ra khái niệm về dịch
vụ bán lẻ như sau: Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ là các dịch vụ ngân hàng cung
ứng các đối tượng khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp
vừa và nhỏ thông qua các mạng lưới chi nhánh hoặc việc các khách hàng có
thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông qua phương tiện

thông tin, điện tử viễn thông.
c. Dịch vụ tín dụng bán lẻ của Ngân hàng
 Các quan niệm về dịch vụ tín dụng bán lẻ của Ngân hàng
Theo nghiên cứu của chuyên gia kinh tế tài chính H.R. Machiraju trong
cuốn sách Modern Commercial Banking thì: “tín dụng bán lẻ bao gồm tín
dụng tiêu dùng, các khoản cho vay mua nhà, hàng hóa, thẻ tín dụng… Sự phát
triển của tín dụng bán lẻ là do những tiến bộ nhanh chóng của công nghệ
thông tin, phát triển môi trường kinh tế vĩ mô đến cải cách thị trường tài chính
và nhu cầu tiêu dùng xã hội”
Tra cứu các từ điển kinh tế học hiện đại, từ điển tài chính ngân hàng hiện
có trên thị trường, không có khái niệm về hoạt động hay dịch vụ tín dụng bán
14

lẻ. Tuy nhiên, có thể hiểu xuất phát của cụm từ hoạt động tín dụng bán lẻ tại
Ngân hàng là do cách phân chia các hoạt động ngân hàng thành từng mảng
hoạt động để thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng nhằm phục vụ
các đối tượng khách hàng. Theo cách hiểu này thì hoạt động tín dụng bán lẻ là
hoạt động tín dụng dành cho đối tượng khách hàng bán lẻ. Hay có thể hiểu,
hoạt động tín dụng bán lẻ là việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tín dụng
ngân hàng trực tiếp đến khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ
và vừa.
Như vậy, kết hợp những quan điểm trên, trong phạm vi nghiên cứu của
đề tài này, khái niệm dịch vụ tín dụng bán lẻ được hiểu là “Việc cấp tín dụng
(bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác) đối với
khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn nhằm đáp
ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư và đời sống”
 Đặc điểm của dịch vụ tín dụng bán lẻ
- Thị trường hoạt động tín dụng bán lẻ rộng và đa dạng
Đối tượng khách hàng của hoạt động tín dụng bán lẻ là cá nhân, hộ gia
đình. Vì vậy, thị trường của hoạt động tín dụng bán lẻ vô cùng rộng lớn. Với

số lượng rất nhiều, phân tán theo vùng địa lý, việc sử dụng sản phẩm dịch vụ
tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nên thị trường tín dụng bán lẻ là thị
trường rất đa dạng, đòi hỏi các ngân hàng phải có sự nghiên cứu kỹ thị trường
và phân chia thị trường tín dụng bán lẻ thành những đoạn thị trường riêng
biệt.
Khách hàng của tín dụng bán lẻ có những đặc điểm sau:
+ Số lượng nhiều
Trên thị trường, số lượng khách hàng cá nhân hay hộ gia đình thì nhiều
hơn khách hàng là doanh nghiệp.
+ Quy mô giao dịch nhỏ
15

Những khách hàng tín dụng bán lẻ này thường giao dịch với quy mô nhỏ
và lựa chọn ít sản phẩm dịch vụ Ngân hàng so với những khách hàng là doanh
nghiệp.
+ Quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng ít chặc chẽ, tính kém trung
thành, sự chuyên nghiệp trong giao dịch thấp.
Mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng thường ít gần gũi, ít có mối
quan hệ qua lại, ràng buộc lẫn nhau. Khách hàng bán lẻ ít có tính quan hệ lâu
dài gắn kết với một Ngân hàng, dễ dàng so sánh lựa chọn và thay đổi giao
dịch với Ngân hàng khác. Khách hàng tín dụng bán lẻ ra quyết định đơn giản,
nhanh chóng, không chịu ảnh hưởng của nhiều người.
- Lợi nhuận hoạt động tín dụng bán lẻ tuân theo nguyên tắc số đông
Khách hàng bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn về số lượng nhưng doanh số mỗi
giao dịch thì nhỏ. Vốn đầu tư để triển khai các sản phẩm dịch vụ tín dụng bán
lẻ là khá lớn gồm toàn bộ chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm ngân
hàng mới, mức đầu tư công nghệ lớn. Do đó, dịch vụ tín dụng bán lẻ là ngành
có lợi thế kinh tế theo quy mô và lợi thế kinh tế theo phạm vi mà hiểu một
cách đơn giản là quy mô càng lớn, số người tham gia càng nhiều thì chi phí
bình quân càng thấp và càng thuận tiện cho người sử dụng.

- Hoạt động tín dụng bán lẻ có mức độ ổn định và phân tán rủi ro cao
Việc sử dụng vốn từ khu vực tư nhân (cá nhân/hộ gia đình) luôn được
đánh giá là khá ổn định. Bởi vì nhu cầu về sinh hoạt, tiêu dùng của dân chúng
là thường xuyên và liên tục, khoảng cách về thời gian và chênh lệch thu - chi
luôn tồn tại.
Khu vực tư nhân cũng là khu vực ít chịu ảnh hưởng do những biến động
của chu kỳ kinh tế nên có khả năng hạn chế được rủi ro. Đồng thời, hoạt động
tín dụng bán lẻ có “lợi ích kinh tế theo quy mô” do đó rủi ro cũng được phân
16

tán theo số đông. Ngoài ra, những rủi ro từ khách hàng cá nhân thường ở mức
độ vừa phải, không quá
lớn so với những rủi ro như khách hàng doanh nghiệp.
 Các nguyên tắc của tín dụng bán lẻ
Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín
dụng.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp
đồng tín dụng.
 Vai trò của tín dụng bán lẻ tại NHTM
 Đối với bản thân NHTM
Mở rộng hoạt động kinh doanh của NHTM
Hiện nay, khi nền kinh tế có sự phát triển nhanh chóng tạo điều kiện
thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng
như thu nhập của các cá nhân có xu hướng tăng cao, từ đó, mở ra các nhu cầu
về sử dụng các dịch vụ cao cấp của NHTM ngày càng lớn. Bên cạnh đó, sự
phát triển của khoa học công nghệ và chính sách hạn chế sử dụng tiền mặt đã
tạo đà cho các dịch vụ bán lẻ của ngân hàng ngày càng đa dạng, thu hút nhiều
đối tượng tham gia. Điều này đã và đang mang lại cho ngân hàng nguồn thu
nhập cao, chắc chắn và hạn chế được rủi ro, từ đó mở rộng hoạt động kinh

doanh của ngân hàng.
Góp phần đa dạng hóa các dịch vụ của NHTM
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường tài chính tạo động lực
cho các NHTM cần hoàn thiện và bổ sung các dịch vụ mới, trong đó, dịch vụ
bán lẻ là dịch vụ đầy tiềm năng để mở rộng và phát triển. Tuy nhiên, để đa
dạng các dịch vụ thì NHTM phải nâng cao cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại
cũng như trình độ quản trị ngân hàng. Hiện nay, các NHTM ở Việt Nam còn

×