Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Ảnh hưởng của Cách mạng khoa học – công nghệ đến sự phát triển con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.73 KB, 95 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





LÊ THỊ THANH NGA




ẢNH HƢỞNG CỦA CÁCH MẠNG
KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
CON NGƢỜI



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học





Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






LÊ THỊ THANH NGA



ẢNH HƢỞNG CỦA CÁCH MẠNG
KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
CON NGƢỜI


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số: 60.22.80



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lƣu Minh Văn




Hà Nội - 2014

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
Chƣơng 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ 7
1.1. Khái niệm khoa học - công nghệ và cách mạng khoa học - công nghệ 7

1.1.1. Khái niệm khoa học - công nghệ 7
1.1.2. Khái niệm cách mạng khoa học - công nghệ 14
1.2. Đặc điểm cách mạng khoa học - công nghệ 18
1.2.1. Đặc điểm của khoa học - công nghệ 18
1.2.2. Đặc điểm của cách mạng khoa học - công nghệ 21
1.3. Một số vấn đề về ảnh hƣởng của cách mạng khoa học công nghệ đến sự phát
triển con ngƣời 27
1.3.1. Quan hệ biện chứng giữa cách mạng khoa học công nghệ với phát
triển con ngƣời 32
1.3.2. Tiêu chí nhân văn của phát triển khoa học công nghệ 34
Chƣơng 2: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN CỦA SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH
MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ ĐẾN PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI 41
2.1. Cách mạng khoa học công nghệ và sự biến đổi môi trƣờng sống của con ngƣời42
2.2. Cách mạng khoa học công nghệ và sự biến đổi năng lực sinh thể của con ngƣời57
2.3. Cách mạng khoa học công nghệ và sự biến đổi đời sống tinh thần của con ngƣời61
2.3.1. Lối sống 62
2.3.2. Tƣ duy 68
2.3.3. Giải phóng năng lực sáng tạo của con ngƣời 76
2.4. Một số kiến nghị về việc quản lý rủi ro sự tác động của cách mạng khoa học
công nghệ đến phát triển con ngƣời 79
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89



2
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cách đây hơn 2000 năm, nhà triết học cổ đại Hy Lạp Protago từng nói
con ngƣời là thƣớc đo của mọi vật. Thật vậy, mọi thứ sẽ vô nghĩa nếu con

ngƣời không tồn tại. Kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, đạo
đức, tôn giáo… là những vấn đề của con ngƣời, xuất phát từ con ngƣời, nhằm
phục vụ cuộc sống xã hội loài ngƣời. K. Marx từng khẳng định: “Tiền đề đầu
tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân
con ngƣời sống” [25, tr.29]. Nhƣ vậy, con ngƣời là trung tâm của lịch sử.
Hiện nay, thuật ngữ “khoa học - công nghệ” đã và đang đƣợc sử dụng rộng rãi
trong các nghiên cứu cũng nhƣ đời sống hàng ngày. Điều đó cũng dễ hiểu vì
khoa học - công nghệ có những ảnh hƣởng to lớn đến đời sống con ngƣời. Rất
nhiều những nghiên cứu đã và đang đƣợc tiến hành nhằm phân tích, làm rõ
mối quan hệ tác động qua lại giữa sự phát triển của khoa học - công nghệ tới
đời sống con ngƣời cũng nhƣ ứng xử của con ngƣời trƣớc những thay đổi của
môi trƣờng tự nhiên và xã hội do khoa học công nghệ đem lại. Tuy nhiên tất
cả những nghiên cứu ấy có lẽ vẫn là chƣa đủ bởi khoa học - công nghệ đang
từng ngày, từng giờ có những bƣớc tiến rất xa và mỗi một bƣớc đi của nó dù
nhỏ cũng có ảnh hƣởng to lớn đến môi trƣờng sống cũng nhƣ phƣơng thức
sinh hoạt, đặc biệt là phƣơng thức tƣ duy của mỗi cá nhân trong xã hội. Do
vậy, mỗi nghiên cứu về ảnh hƣởng của khoa học - công nghệ nếu có những
phân tích mới mẻ, có cái nhìn đa chiều về tác động của nó đến sự phát triển
của con ngƣời hiện nay đều có ý nghĩ nhất định cho định hƣớng phát triển xã
hội ở những giai đoạn sau. Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ
của khoa học - công nghệ hiện đại đã và đang gây ra những tác động rộng lớn,
sâu sắc tới đời sống xã hội loài ngƣời nói chung và từng cá nhân nói riêng, từ
đó nảy sinh mối quan hệ biện chứng giữa con ngƣời và khoa học - công nghệ

3
hiện đại. Việc nghiên cứu, tìm hiểu nội dung, bản chất của mối quan hệ này là
nhiệm vụ quan trọng của khoa học triết học. Đối với sự phát triển của nƣớc ta
trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu mối quan hệ đã nêu có ý nghĩa to
lớn cả về lý luận và thực tiễn. Chúng ta chỉ có thể phát huy, vận dụng triệt để
vai trò của khoa học công nghệ trên cơ sở giải quyết tốt mối quan hệ con

ngƣời - cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.
Cho tới nay, những tác phẩm nghiên cứu triết học về con ngƣời cũng
nhƣ tác động của các nhân tố khoa học - công nghệ tới sự phát triển của con
ngƣời rất nhiều nhƣng việc đi sâu nghiên cứu những vấn đề thuộc các chuyên
ngành hẹp thì còn hạn chế, nhất là những mối quan hệ tác động qua lại giữa
sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ và con ngƣời gần nhƣ mới
chỉ đƣợc nghiên cứu ở diện rộng, mang tính khái quát chứ chƣa đi sâu. Do
vậy không thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn nghiên cứu khoa học đang
đòi hỏi ngày càng phải có sự tìm tòi chuyên sâu trong các vấn đề lý luận và
thực tiễn.
Vì những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Ảnh hƣởng của cách mạng
khoa học - công nghệ đến sự phát triển con ngƣời” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp cao học chuyên ngành Thạc sĩ Triết học.
2. Tình hình nghiên cứu
Ảnh hƣởng của cách mạng khoa học - công nghệ tới xã hội loài ngƣời
nói chung đã đƣợc nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc đề cập trên nhiều
góc độ khác nhau. Có thể điểm qua một số nét cơ bản nhƣ sau:
Trong nƣớc: Nhóm các nhà khoa học Nguyễn Duy Thông (chủ biên),
Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Long có công trình “Cách mạng khoa học kỹ thuật
với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.” Các tác giả đã đề cập
đến hàng loạt vấn đề quan trọng nhƣ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về
cách mạng khoa học kỹ thuật, vai trò của khoa học kỹ thuật trong sự nghiệp

4
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta. Giáo sƣ Đặng Ngọc Dinh với “Công
nghệ năm 2000 đƣa con ngƣời về đâu”, công trình đề cập đến vai trò chìa
khóa của công nghệ trong phát triển kinh tế, mô tả các công nghệ cao cấp: ví
điện tử - tin học - viễn thông - rô bốt… đang thúc đẩy tăng trƣởng nhanh và
tạo lập một bộ mặt hoàn toàn mới lạ cho cuộc sống con ngƣời. Giáo sƣ cho
rằng những rạn vỡ của nền văn minh công nghệ với những căn bệnh rối loạn

chức năng kỳ dị, con ngƣời đang đi về chân trời năm 2000 để làm chủ một
nền văn minh mới, một xã hội phát triển nhanh dựa trên nền công nghệ vi mô
nhƣng hùng hậu, ở đó con ngƣời hƣớng tới một cuộc sống giàu sang và đạo đức.
“Thế giới năm 2025” là công trình nghiên cứu quy mô lớn về những xu
hƣớng, những nhân tố và yếu tố ảnh hƣởng đến tƣơng lai thế giới của Viện
nghiên cứu An ninh Liên minh châu Âu, trong đó có nhân tố khoa học - công
nghệ. Các chuyên gia đã dự báo những diễn biến chính trị về dân số, kinh tế
và chính trị của thế giới trong tƣơng lai, những nguy cơ về sinh thái và y tế
mà loài ngƣời sẽ phải đối mặt. “Tƣ duy lại khoa học” là một cuốn sách mà tập
thể tác giả đã trình bày cho chúng ta biết hàng loạt vấn đề cần đƣợc tƣ duy lại
về khoa học, về nội dung của bản thân khoa học, cũng nhƣ về vai trò của khoa
học với tƣ cách là một cơ cấu sản xuất tri thức của con ngƣời, về quan hệ giữa
khoa học với xã hội trong điều kiện mới, điều kiện của “xã hội phƣơng thức
2” (trong tiến trình phát triển một khoa học, mối quan hệ một chiều “khoa học
nói với xã hội” phải đƣợc thay thế, hay đƣợc bổ sung bởi chiều ngƣợc lại “xã
hội đối đáp lại khoa học”). Đó là một xã hội của những phức tạp và hỗn độn,
của các tƣơng tác bất định và phi tuyến, của những trật tự dễ bị xói mòn và
sụp đổ, và cả của những sụp đổ lòng tin vào quyết định luận và khả năng tiên
đoán của con ngƣời,… và hàng loạt các vấn đề khác đặt ra yêu cầu “tƣ duy lại
khoa học”, cũng nhƣ yêu cầu phải xem xét một cách nghiêm túc mối quan hệ
hai chiều giữa con ngƣời và khoa học.

5
Một số tác phẩm nƣớc ngoài nhƣ: “Cấu trúc của các cuộc cách mạng
khoa học” là một cuốn sách về triết học khoa học trong đó tác giả Thomas
S.Kuhn đã phân tích cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học, cấu trúc các
cộng đồng khoa học, sự phát triển của khoa học. Ông phân chia sự phát triển
của các khoa học thành các giai đoạn tƣơng đối ổn định mà ông gọi là khoa
học thông thƣờng, nhƣng chúng luôn bị ngắt quãng bởi các thời kỳ đƣợc gọi
là cách mạng khoa học. Mỗi một cuộc cách mạng khoa học lại đem đến

những thay đổi lớn trong tƣ duy khoa học cũng nhƣ sự phát triển của hệ thống
khoa học. Alvin Toffler với bộ ba tác phẩm “Thăng trầm quyền lực”, “Cú sốc
tƣơng lai”, “Đợt sóng thứ ba” đã đề cập một cách khá sâu sắc những tác động
của cách mạng khoa học - công nghệ tới đời sống xã hội loài ngƣời trên nhiều
lĩnh vực. Cả ba tác phẩm trên đã miêu tả, phân tích, nhận định về xã hội loài
ngƣời trong khung cảnh những thay đổi đến mức kỳ lạ làm đảo lộn lối sống,
cách nghĩ của con ngƣời và rút ra những đặc điểm của thời đại mà chúng ta
đang sống. Đồng thời tác giả cũng đã đƣa ra các giải pháp nhiều mặt về vật
chất về tinh thần, về khoa học tự nhiên và xã hội, về mỗi cá nhân và cả cộng
đồng. A.S. Gusarov và V.V. Radaev, hai nhà khoa học của Liên Xô trong
công trình “Tìm hiểu về cách mạng khoa học - kỹ thuật” đã đề cập tới nhiều
vấn đề nhƣ thực chất, đặc điểm cơ bản, nội dung, xu hƣớng phát triển chủ yếu
của cách mạng khoa học - kỹ thuật, tính hiệu quả của sản xuất trong điều kiện
khoa học kỹ thuật ngày càng trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Trên cơ sở cách tiếp cận triết học, làm rõ ảnh hƣởng của
cách mạng khoa học - công nghệ đối với sự pháttriển con ngƣời.
- Nhiệm vụ:
+Trình bày những khái niệm cơ bản có liên quan đến cách mạng
khoa học công nghệ, tiêu chí của phát triển khoa học công nghệ.

6
+ Vạch ra những tác động của khoa học công nghệ đến sự thay
đổi môi trƣờng sống cũng nhƣ đời sống vật chất và tinh thần của con ngƣời,
từ đó đặt ra những kiến nghị phù hợp trong việc quản lý rủi ro do khoa học
công nghệ gây ra.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Ảnh hƣởng của cách mạng khoa học công
nghệ đến sự phát triển con ngƣời.
- Phạm vi nghiên cứu:

+ Ảnh hƣởng đối với môi trƣờng sống.
+ Ảnh hƣởng đến năng lực sinh thể.
+ Ảnh hƣởng đến đời sống tinh thần.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của đề tài: Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận
là thế giới quan, phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử cũng nhƣ quan niệm của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển
khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Phƣơng pháp nghiên cứu: vận dụng phƣơng pháp phân tích - tổng
hợp, lịch sử - logic, khái quát hóa, hệ thống hóa, đối chiếu, so sánh…
6. Đóng góp của đề tài
- Hoàn thiện thêm nhận thức về khái niệm cách mạng khoa học công
nghệ và ảnh hƣởng của nó đến sự phát triển của con ngƣời.
- Phân tích làm rõ tác động của cách mạng khoa học công nghệ đến sự
phát triển của con ngƣời trên một số phƣơng diện.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm hai chƣơng và 7 tiết.


7
Chƣơng 1:
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

1.1. Khái niệm khoa học - công nghệ và cách mạng khoa học - công nghệ
1.1.1. Khái niệm khoa học - công nghệ
Khái niệm khoa học: Theo Từ điển Larousse (2002): Khoa học là một
tập hợp tri thức đã đƣợc kiểm chứng bằng thực nghiệm về các sự kiện, sự vật
và hiện tƣợng tuân theo quy luật xác định. Còn theo Từ điển Triết học (Liên

xô - 1986) định nghĩa: Khoa học là lĩnh vực hoạt động nghiên cứu nhằm mục
đích sản xuất ra những tri thức mới về tự nhiên, xã hội và tƣ duy; khoa học là
một trong những hình thái ý thức xã hội. Cũng theo cuốn từ điển này những
yếu tố của sự sản xuất tri thức (khoa học) gồm: các nhà khoa học (tri thức và
năng lực; trình độ và kinh nghiệm; sự phân công và hợp tác khoa học); các cơ
quan khoa học (trang thiết bị thực nghiệm và thí nghiệm); các phƣơng pháp
nghiên cứu khoa học; và những kết quả nghiên cứu (những tri thức, tiền
đề…). Trong cuốn Từ điển Cobuild Leamer Dictionary (2001) khẳng định
khoa học là những tri thức đạt đƣợc từ công việc nghiên cứu. Còn theo tác giả
Nguyễn Khắc Viện (Từ điển xã hội học) khẳng định các nghĩa của khái niệm
khoa học:
(1) Khoa học là hình thái ý thức xã hội và là lực lƣợng sản xuất trực tiếp.
(2) Khoa học là dạng tri thức đƣợc chứng minh là đúng trong quá trình
hoạt động thực tiễn.
(3) Khoa học là một thể chế xã hội bao gồm những ngƣời làm khoa học
và những cơ quan khoa học.
Theo Khoản 1, Điều 3 Luật khoa học và công nghệ năm 2013 thì: Khoa
học là hệ thống tri thức về các hiện tƣợng, quy luật của tự nhiên, xã hội và tƣ
duy. Với tác giả Vũ Cao Đàm thì khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại

8
quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự
nhiên, xã hội, tƣ duy.
Nhƣ vậy, có rất nhiều định nghĩa về khoa học dựa trên các cách tiếp
cận khác nhau, tổng hợp những định nghĩa trên về khoa học, có thể rút ra:
* Khoa học: hệ thống tri thức.
* Khoa học: hoạt động sản xuất tri thức.
* Khoa học: hình thái ý thức xã hội.
* Khoa học: thiết chế xã hội.
Ngoài ra, khoa học (tiếng Anh: science) là toàn bộ hoạt động có hệ

thống nhằm xây dựng và tổ chức kiến thức dƣới hình thức những lời giải
thích và tiên đoán có thể kiểm tra đƣợc về vũ trụ. Thông qua các phƣơng pháp
kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang
tính vật chất và bất thƣờng của tự nhiên nhằm thu thập thông tin, rồi sắp xếp
các thông tin đó thành dữ liệu để phân tích nhằm giải thích cách thức hoạt
động, tồn tại của sự vật hiện tƣợng. Một trong những cách thức đó là phƣơng
pháp thử nghiệm nhằm mô phỏng hiện tƣợng tự nhiên dƣới điều kiện kiểm
soát đƣợc và các ý tƣởng thử nghiệm. Tri thức trong khoa học là toàn bộ
lƣợng thông tin mà các nghiên cứu đã tích lũy đƣợc. Định nghĩa về khoa học
còn đƣợc chấp nhận phổ biến rằng, khoa học là tri thức tích cực đã đƣợc hệ
thống hóa.
Khoa học theo nghĩa rộng đã tồn tại trƣớc kỷ nguyên hiện đại, và trong
nhiều nền văn minh cổ, nhƣng khoa học hiện đại đánh dấu một bƣớc phát
triển vƣợt bật khác biệt rất xa trong cách tiếp cận của nó so với thời kỳ trƣớc
đó. Những thành công từ những kết quả mà nó mang lại đã làm cho định
nghĩa khoa học theo nghĩa chặt chẽ hơn thì nó gắn liền với giai đoạn hiện nay.
Khoa học theo nghĩa nguyên thủy của nó là một từ chỉ kiến thức hơn là
một từ chỉ việc theo đuổi kiến thức. Đặc biệt, nó là một loại kiến thức mà con

9
ngƣời có thể giao tiếp và chia sẻ với nhau. Ví dụ, nhƣ kiến thức về sự vận
động của những vật trong tự nhiên đã đƣợc thu thập trong thời gian dài trƣớc
khi đƣợc chép thành lịch sử và dẫn đến sự phát triển tƣ duy trừu tƣợng phức
tạp, nhƣ đƣợc thể hiện qua công trình xây dựng các loại lịch phức tạp, các kỹ
thuật chế biến thực vật có độc để có thể ăn đƣợc, và các công trình xây dựng
nhƣ các kim tự tháp. Tuy nhiên, không có sự phân định rõ ràng giữa kiến thức
về những điều thực tế đã diễn ra trong mỗi cộng đồng và các kiểu kiến thức
chung khác nhƣ thần thoại hoặc truyền thuyết.
Unesco phân chia khoa học thành 7 nhóm chính, bao gồm: Toán học và
các khoa học chính xác; Khoa học tự nhiên; Khoa học kỹ thuật và công nghệ;

Khoa học nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm nông, lâm, ngƣ nghiệp);
Khoa học sức khỏe; Khoa học xã hội và nhân văn; Các khoa học triết học.
Ngoài ra còn có các ngành liên quan đƣợc nhóm lại thành các khoa học liên
ngành và khoa học ứng dụng, chẳng hạn nhƣ khoa học kỹ thuật và khoa học
sức khỏe. Các thể loại khoa học này có thể bao gồm các yếu tố của các ngành
khoa học khác nhƣng thƣờng có thuật ngữ và cơ quan chuyên môn riêng.
Khoa học thuần túy là các môn học bao gồm các phƣơng diện triết lý,
tôn giáo, khoa học, tín ngƣỡng, xã hội học, nhân chủng học, chính trị học,
luận lý học, đạo đức học, tâm lý học, phân tâm học, thần kinh học, ngôn ngữ
học, tôn giáo học, huyền bí học Khoa học ứng dụng là khoa học chính xác
sử dụng các kiến thức thuộc một hay nhiều lĩnh vực của khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội để giải quyết những vấn đề thực tế. Nó có liên hệ
mật thiết hoặc đồng nhất với kỹ nghệ. Khoa học ứng dụng có thể sử dụng để
phát triển công nghệ. Toán học, đƣợc phân loại là khoa học thuần túy, có cả
sự tƣơng đồng và khác biệt với các ngành khoa học tự nhiên và xã hội. Nó
tƣơng tự nhƣ khoa học thực nghiệm ở chỗ nó bao gồm một phƣơng pháp
nghiên cứu khách quan, thận trọng và có hệ thống lĩnh vực kiến thức. Nói là

10
khác nhau vì để xác minh kiến thức, toán học sử dụng phƣơng pháp tiên
nghiệm hơn là phƣơng pháp thực nghiệm. Khoa học thuần túy, trong đó bao
gồm các số liệu thống kê và logic, có vai trò quan trọng đối với các ngành
khoa học thực nghiệm. Các tiến bộ trong khoa học thuần túy thƣờng dẫn đến
những tiến bộ lớn trong các ngành khoa học thực nghiệm. Các ngành khoa
học thuần túy rất cần thiết trong việc hình thành các giả thuyết, lý thuyết và
định luật, cả hai phát hiện và mô tả làm thế nào sự việc xảy ra (khoa học tự
nhiên) và con ngƣời suy nghĩ và hành động nhƣ thế nào (khoa học xã hội).
Khái niệm công nghệ: Công nghệ (có nguồn gốc từ technologia, trong
tiếng Hy Lạp: techne có nghĩa là thủ công và logia có nghĩa là “châm ngôn”)
là một thuật ngữ rộng ám chỉ đến các công cụ và mƣu mẹo của con ngƣời.

Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự tạo ra, sự biến đổi, việc sử dụng, và
kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống,
và phƣơng pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp
đã tồn tại, để đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể. Công
nghệ cũng có thể chỉ đến một tập hợp những công cụ nhƣ vậy, bao gồm máy
móc, những sự sắp xếp, hay những quy trình. Công nghệ ảnh hƣởng đáng kể
lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con ngƣời cũng nhƣ của những động
vật khác vào môi trƣờng tự nhiên của mình. Thuật ngữ có thể đƣợc dùng theo
nghĩa chung hay cho những lĩnh vực cụ thể, ví dụ nhƣ “công nghệ xây dựng”
và “công nghệ thông tin”. Còn Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á -
Thái Bình Dƣơng (ESCAP) cho rằng công nghệ là kiến thức có hệ thống về
quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến
thức, thiết bị, phƣơng pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá
và cung cấp dịch vụ. Thuật ngữ công nghệ vì vậy thông thƣờng đƣợc đặc
trƣng bởi các phát minh và cải tiến sử dụng các nguyên lý và quy trình đã

11
đƣợc khoa học phát hiện ra gần đây nhất. Tuy nhiên, thậm chí cả phát minh
cổ nhất nhƣ bánh xe cũng là một minh họa cho công nghệ.
Một định nghĩa khác đƣợc sử dụng trong kinh tế học xem công nghệ
nhƣ là trạng thái hiện tại của các kiến thức của chúng ta trong việc kết hợp
các nguồn lực để sản xuất các sản phẩm mong muốn (và kiến thức của chúng
ta về việc sản xuất nhƣ thế nào). Nhƣ vậy chúng ta có thể thấy các thay đổi
công nghệ khi kiến thức kỹ thuật của chúng ta tăng lên.
Tuỳ vào từng ngữ cảnh mà thuật ngữ công nghệ có thể đƣợc hiểu:
(1) Công nghệ đƣợc hiểu là công cụ hoặc máy móc (kỹ thuật) để con
ngƣời giải quyết các vấn đề thực tiễn.
(2) Công nghệ cũng là các phƣơng pháp, các vật liệu, công cụ và các
quy trình để giải quyết vấn đề.
(3) Đặc điểm của sản phẩm đƣợc tạo ra nhờ công nghệ: hàng loạt,

giống nhau.
Khái niệm khoa học - công nghệ: Thuật ngữ khoa học - công nghệ là
một từ ghép gồm hai quá trình. Khoa học - công nghệ chỉ xuất hiện nhƣ một
chỉnh thể khi xuất hiện quá trình tự động hóa, tức là khi mà những ngƣời sản
xuất phải tham gia trực tiếp vào quy trình công nghệ (con ngƣời chuyển từ
chức năng vận hành máy móc sang tính toán, điều khiển, kiểm tra nhƣ một
nhân tố bổ sung cho dây chuyền tự động, trở thành một phần của dây chuyền
này). Trong tiếng Việt, các từ “khoa học”, “kỹ thuật”, và “công nghệ” đôi khi
đƣợc dùng với nghĩa tƣơng tự nhau hay đƣợc ghép lại với nhau (chẳng hạn
“khoa học kỹ thuật”, “khoa học công nghệ”, và “kỹ thuật công nghệ”). Tuy
vậy, công nghệ khác với khoa học và kỹ thuật. Khoa học là toàn bộ hoạt động
có hệ thống nhằm xây dựng và tổ chức kiến thức dƣới hình thức những lời
giải thích và tiên đoán có thể kiểm tra đƣợc về vũ trụ. Kỹ thuật là việc ứng

12
dụng kiến thức khoa học, kinh tế, xã hội, và thực tiễn để thiết kế, xây dựng,
và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ thống, vật liệu, và quá trình. Còn
công nghệ là sự tạo ra, sự biến đổi, sử dụng các kiến thức về các công cụ, máy
móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống và phƣơng pháp tổ chức, nhằm
giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt đƣợc một mục
đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể. Khoa học nghiên cứu các sự kiện
tự nhiên. Kỹ nghệ là ứng dụng của các kiến thức khoa học để phát triển sản
phẩm. Công nghệ là việc sử dụng các sản phẩm đã kỹ nghệ hóa.
Thuật ngữ “khoa học và công nghệ” (Science and Technology) hay
“khoa học - công nghệ” xuất hiện muộn hơn thuật ngữ “khoa học và kỹ thuật”
(Scientific and technical) hay “khoa học - kỹ thuật”. Từ thế kỷ XIX trở về
trƣớc, thuật ngữ khoa học - kỹ thuật đƣợc sử dụng phổ biến đến mức nhân
loại chƣa biết đến thuật ngữ khoa học - công nghệ, cũng nhƣ thời kỳ tiền khoa
học thì con ngƣời chƣa cần biết đến khái niệm khoa học là gì. Mặc dù trên
thực tế, nếu hiểu công nghệ theo nghĩa rộng, thì kể từ khi con ngƣời với

những kinh nghiệm ít ỏi và công cụ thô sơ tác động vào tự nhiên để duy trì sự
sống đã hội tụ các yếu tố cấu thành nên công nghệ.
Trở lại lịch sử nhận thức vấn đề, nhƣ ở phần trên đã bàn, cả hai thuật
ngữ “kỹ thuật” và “công nghệ” đều có chung gốc từ “techno” trong tiếng Hy
Lạp. Xét đến cùng, việc sử dụng phổ biến một trong hai thuật ngữ này trong
các giai đoạn lịch sử khác nhau, cái nào chiếm ƣu thế hơn cái nào, là thuộc về
trình độ nhận thức của nhân loại. Nhƣng cơ sở thực tiễn mà nó phản ánh,
chính là trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất nói riêng và phƣơng thức
sản xuất nói chung. Từ khối lƣợng tri thức ít ỏi và rời rạc, công cụ và phƣơng
tiện thô sơ, kỹ năng và thao tác giản đơn của ngƣời nguyên thủy đến khối
lƣợng tri thức đồ sộ mà con ngƣời tích lũy đƣợc qua hàng triệu năm, với các

13
công cụ và phƣơng tiện cơ khí chính xác và kỹ xảo tinh vi của ngƣời hiện đại,
đều đƣợc coi là những hình thức và trình độ kỹ thuật khác nhau.
Các cuộc cách mạng khoa học và cách mạng khoa học - kỹ thuật nối
tiếp nhau, kể từ thế kỷ XVII trở đi, đã làm thay đổi mọi khuôn mẫu và hình
thức của kỹ thuật, đƣa trình độ kỹ thuật phát triển nhảy vọt lên không chỉ trên
tầm cao mới mà còn thay đổi cả bản chất và các quan niệm về nó. Những
khuôn khổ khái niệm và nhận thức về kỹ thuật đƣợc mở rộng và khái quát ở
mức độ cao hơn, toàn diện hơn. Hay nói cách khác, khung phổ tồn tại của
thuật ngữ “kỹ thuật” (cùng với bối cảnh kinh tế - xã hội vốn có của nó) đã trở
nên chật hẹp và không đủ sức chứa đựng những chân trời nhận thức mới mẻ,
rộng lớn và sâu sắc hơn của nhân loại (cùng với bối cảnh kinh tế xã hội mới
đang phát triển cao hơn bội phần). Trong bối cảnh đó, thuật ngữ “công nghệ”
đƣợc nhân loại lựa chọn thay thế dần cho thuật ngữ “kỹ thuật”, vì đi đến nhận
thức chung rằng “công nghệ” chuyển tải đƣợc nhiều hơn và phù hợp hơn,
đồng thời vẫn coi kỹ thuật là một bộ phận của công nghệ. Điều này xảy ra
mang tính phổ biến trong lịch sử nhận thức và phát triển khoa học của nhân
loại, khi những tri thức sau vốn đƣợc hình thành trên cơ sở kế thừa những

thành tựu tri thức trƣớc, nhƣng trên cơ sở mới cao hơn mà vẫn không phủ
định sạch trơn tri thức cũ. Đó cũng chính là con đƣờng biện chứng của sự
nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan trong quá tình nhân loại
tiến lên, một quá trình phủ định biện chứng.
Nói tóm lại, khoảng cách giữa hai khái niệm “khoa học - kỹ thuật” và
“khoa học - công nghệ” không chỉ là về mặt thuật ngữ trong nhận thức, mà là
phải trải qua hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm phát triển khoa học, kỹ
thuật và công nghệ, mà trực tiếp nhất là kể từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX.
Khoảng cách đó đồng thời cũng phản ánh quá trình mà nhân loại có thể
chuyển đổi các phát minh khoa học, từ nguyên tắc lý luận đến ứng dụng trong

14
hiện thực tiễn, phải mất hàng trăm năm và thậm chí hàng nghìn năm trƣớc
đây. Nhƣng càng về sau, khoảng cách đó càng đƣợc rút ngắn lại, làm cho tri
thức khoa học ngày càng sớm chuyển hóa thành các yếu tố kỹ thuật hay các
công cụ và phƣơng tiện kỹ thuật, đồng thời chúng ngày càng gắn bó mật thiết
với nhau hơn trong một hệ thống quy trình tạo ra sản phẩm (kể cả vật thể lẫn
phi vật thể). Hệ quả cuối cùng là, sau cuộc cách mạng khoa học đầu tiên, tri
thức khoa học gắn bó hữu cơ với quy trình kỹ thuật, chiếm tỷ trọng ngày càng
lớn và mang tính quyết định đối với kỹ thuật, đƣợc phản ánh trong nhận thức
của con ngƣời qua thuật ngữ “khoa học - kỹ thuật”. Đến cuộc cách mạng khoa
học - kỹ thuật cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, tri thức khoa học không chỉ
gắn bó hữu cơ với kỹ thuật, mà tất cả chúng đều gắn bó hữu cơ và trở thành
những yếu tố then chốt nhất và quan trọng nhất trong hệ thống quy trình tạo
ra sản phẩm (vật thể và phi vật thể). Vì lẽ đó, mà cuộc cách mạng tiếp theo
diễn ra trên lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, kể từ nửa cuối thế kỷ XX trở lại đây
(và đang còn tiếp diễn), đƣợc coi là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
Điều này sẽ tiếp tục đƣợc làm sáng tỏ hơn ở phần tiếp theo dƣới đây.
1.1.2. Khái niệm cách mạng khoa học - công nghệ
Trong cuốn Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học, Thomas S.

Kuhn đã phân chia sự phát triển của các khoa học thành các giai đoạn tƣơng
đối ổn định mà ông gọi là khoa học thông thƣờng, các giai đoạn này bị ngắt
quãng bởi các thời kì đƣợc gọi là cách mạng khoa học. Ông cũng đƣa ra khái
niệm paradigm. Theo từ điển các từ Việt Nam tƣơng ứng với paradigm là
mẫu, mô hình, khung mẫu Khung mẫu là cái mà một cộng đồng khoa học
chia sẻ, là hình trạng (constellation) của các cam kết của một cộng đồng khoa
học, là mẫu dùng chung của một cộng đồng khoa học. Khi khoa học phát triển
tới một giai đoạn nhất định thì những khung mẫu cũ mà trƣớc đây các lý
thuyết khoa học dựa vào đã trở nên có vấn đề thì tất yếu sẽ nảy sinh một cuộc

15
tìm kiếm khung mẫu mới phù hợp hơn, giải quyết đƣợc các câu hỏi mà lý
thuyết khoa học đã phát triển tới mức độ nào đó đặt ra. Trong lịch sử khoa
học rõ ràng nhất chính là sự thay thế của thuyết tƣơng đối hẹp và thuyết tƣơng
đối rộng của Einstein đối với cơ học cổ điển của Newton. Do vậy, trong sự
phát triển của khoa học - công nghệ nói chung cũng nhƣ xã hội nói riêng thì
cách mạng khoa học - công nghệ chính là một bƣớc phát triển về chất trong
quá trình nhận thức của con ngƣời. Nghiên cứu về khoa học - công nghệ cần
hết sức lƣu tâm tới những giai đoạn diễn ra cách mạng khoa học - công nghệ
vì đó chính là bƣớc phát triển lớn có ảnh hƣởng sâu sắc và chi phối sự phát
triển của khoa học - công nghệ những giai đoạn sau cách mạng.
Để hình dung khái niệm cách mạng khoa học - công nghệ chúng ta cần
phân biệt 3 khái niệm (hay hàm ý cơ bản): cách mạng, cách mạng khoa học,
cách mạng công nghệ - kỹ thuật và cách mạng khoa học - công nghệ.
(1) Thuật ngữ “Cách mạng” đƣợc sử dụng với hàm nghĩa nào? Trong
các sách báo của chủ nghĩa Marx, thuật ngữ “cách mạng” đƣợc hiểu với hàm
nghĩa căn bản sau đây:
- Cách mạng là hiện tƣợng xã hội, là một sự cải tạo làm cho cái cũ bị
phá vỡ về cơ bản và tận gốc.
- Cách mạng là giai đoạn trong quá trình phát triển của xã hội có tính

quy luật. Cách mạng có thể diễn ra trên quy mô toàn xã hội (kinh tế, chính trị,
văn hóa, khoa học…), hoặc trên một mặt nào đó của xã hội.
(2) Cách mạng khoa học:
- Cách mạng khoa học là sự thay thế hoàn toàn hoặc một phần những
quan điểm cũ bằng việc xây dựng lý thuyết khoa học mới sâu sắc hơn, khái
quát hơn và mới về nguyên tắc đem lại những thay đổi tận gốc hệ thống tri
thức hiện tại.

16
- Các cuộc cách mạng khoa học lớn trong lịch sử: cuộc cách mạng của
Copernicus (thế kỷ XVI); cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên thế kỷ
XVIII - XIX: học thuyết tế bào, học thuyết bảo toàn và chuyển hóa năng
lƣợng, học thuyết tiến hóa của Đác uyn; cuối thế kỷ XIX, XX: cuộc cách
mạng trong vật lý (thuyết lƣợng tử…), sinh học, hóa học…
(3) Cách mạng công nghệ: là sự thay thế phƣơng tiện kỹ thuật cũ bằng
phƣơng tiện mới (ví dụ: sự thay thế bóng đèn điện, sợi đốt bằng bóng huỳnh
quang, khí) dựa trên những nguyên lý mới.
(4) Cách mạng khoa học - công nghệ:
- Là hiện tƣợng của thời kỳ hiện đại giữa khoa học và công nghệ xuất
hiện liên kết hoàn toàn mới trƣớc đó chƣa từng xuất hiện.
- Sự thay đổi mối liên kết này thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất,
thành tựu của khoa học trở thành tiền đề trực tiếp cho những thay đổi công
nghệ và kỹ thuật; Thứ hai, những thay đổi bƣớc ngoặt về phƣơng tiện lao
động khoa học: kỹ thuật, tổ chức nghiên cứu, thông tin; Thứ ba, khoa học
hiện đại trở thành một cơ thể xã hội phức tạp, phát triển không ngừng.
- Nhân tố quyết định đến sự phát triển khoa học - công nghệ chính là
nhu cầu thực tiễn mà trƣớc hết là nhu cầu của quá trình sản xuất. Kiến thức
khoa học trở thành điều kiện quyết định với sản xuất và đối tƣợng của quá
trình sản xuất (tự nhiên) trở nên phức tạp hơn.
Trong lịch sử nhân loại, các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đều có

sự gắn bó hữu cơ với các cuộc cách mạng trên lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra từ nửa cuối
thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX đã mở ra cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ nhất, dùng máy móc thay thế các công cụ thủ công, biến Anh quốc trở
thành nƣớc công nghiệp hóa đầu tiên trên thế giới (trong vòng 150 năm).

17
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai diễn ra từ nửa cuối thế
kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ hai, biến các nƣớc Pháp, Đức, Italia, Mỹ, Liên Xô, Nhật, Canada và nhiều
nƣớc khác ở châu Âu trở thành những nƣớc công nghiệp (trong vòng 50 - 80
năm).
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đƣơng đại diễn ra từ nửa cuối
thế kỷ XX trở lại đây đang gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
ba, đƣa nhiều nƣớc thuộc châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dƣơng trở thành
những nƣớc công nghiệp mới (trong vòng khoảng 30 - 40 năm nửa cuối thế
kỷ XX); rồi nhiều nƣớc khác thuộc châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi vừa trở
thành những nƣớc công nghiệp hóa (trong vòng 30 năm tính từ cuối thế kỷ
XX và đầu thế kỷ XXI), trong khi những nƣớc còn lại đang trong tiến trình
đẩy mạnh công nghiệp hóa.
Sở dĩ các làn sóng công nghiệp hóa về sau thƣờng nhanh hơn trƣớc, tất
nhiên có nhiều lý do, trong đó có lý do đặc biệt quan trọng là bởi vì khoảng
cách giữa kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ với sản xuất kinh doanh
ngày càng rút ngắn lại. Hơn nữa, kể từ khi cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ đƣơng đại khởi phát đến nay, thì bản chất của công nghiệp hóa đã thay
đổi so với trƣớc đây, vì nó gắn liền với hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri
thức. Ở đây, chúng ta có thể nói thêm rằng, cuộc cách mạng khoa học đầu tiên
không những đã phá vỡ nền sản xuất phong kiến mà cả hệ tƣ tƣởng phong
kiến, đồng thời đã khai sinh ra chế độ tƣ bản cùng hệ tƣ tƣởng tƣ sản thống
trị. Các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật tiếp theo giúp cho chủ nghĩa tƣ

bản không ngừng phát triển, chỉ trong vòng 500 năm đã tạo dựng nên những
kỳ tích khổng lồ bên cạnh những kỷ lục nhỏ nhoi mà nhân loại phải mất hàng
vạn năm mới xây lên đƣợc. Nó đã hoàn thành một cách xuất sắc nhất, dẫu có
đau thƣơng nhƣng vẫn vinh quang nhất. Đó là chiến thắng của lịch sử nhân

18
loại trên đƣờng trƣởng thành và văn minh hơn. Cuộc cách mạng khoa học -
công nghệ đƣơng đại đang hoàn thành nốt sứ mệnh lịch sử vẻ vang của chủ
nghĩa tƣ bản, đó là quá trình làm tha hóa chính mình, một cuộc cách mạng
vƣợt lên bản thân nó để tiến tới hình thái kinh tế - xã hội mới trong tiến trình
phát triển kinh tế tri thức và xây dựng xã hội tri thức. Đó là một quá trình lịch
sử - tự nhiên.
1.2. Đặc điểm cách mạng khoa học - công nghệ
1.2.1. Đặc điểm của khoa học - công nghệ
Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống đƣợc nâng cao, sản xuất cũng
có những bƣớc tiến quan trọng cũng là lúc đòi hỏi khoa học và công nghệ
không thể đứng biệt lập mà phải có sự liên kết chặt chẽ thậm chí có sự xâm
nhập lẫn nhau. Sự liên kết này thể hiện ở cả hai chiều: công nghệ dựa vào
những phát minh khoa học nhằm cải tiến quá trình sản xuất của mình biến
ngƣời sản xuất trở thành ngƣời trực tiếp tham gia vào quy trình công nghệ, là
một khâu của quy trình này, mặt khác sự phát triển của công nghệ đặt ra
những yêu cầu thực tiễn thúc đẩy khoa học ngày càng phát triển và hoàn
thiện. Lúc này hệ thống khoa học - công nghệ - sản xuất - xã hội - con ngƣời
càng trở nên gắn bó mật thiết với nhau, khoa học - công nghệ ngày càng trở
thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp.
Khoa học đƣợc hiểu là hệ thống tri thức của con ngƣời về tự nhiên, xã
hội và tƣ duy với bản chất và quy luật vận động của chúng đƣợc thể hiện bằng
những khái niệm, phán đoán, học thuyết định hƣớng hoạt động của con ngƣời.
Còn công nghệ là sự ứng dụng, vật chất hóa các tri thức khoa học vào thực
tiễn sản xuất và đời sống, đó là tập hợp các giải pháp, phƣơng pháp, quy trình,

kỹ năng, phƣơng tiện kỹ thuật, đƣợc sử dụng tạo ra sản phẩm vật chất và
dịch vụ cụ thể. Thuật ngữ khoa học và công nghệ là sự thể hiện, đồng hành

19
gắn bó giữa lý luận, lý thuyết và thực tiễn, thực hành, giữa nghiên cứu và ứng
dụng thực tế.
Đầu thế kỷ XX, loài ngƣời đã tích lũy đƣợc một kho tàng trí tuệ về
khoa học và kỹ thuật đồ sộ. Tuy nhiên do điều kiện lịch sử lực lƣợng sản xuất
phát triển không đồng đều, không dƣới 80 - 90% dân số thế giới vẫn sống
trong nghèo nàn lạc hậu. Khoa học và công nghệ giai đoạn mới hiện nay bắt
đầu phát triển mạnh từ những năm 40 thế kỷ trƣớc và đặc trƣng rõ nét nhất từ
khi vệ tinh nhân tạo đầu tiên chinh phục không gian vũ trụ (1957) tiếp đó là
con ngƣời bay vào vũ trụ, đặt chân lên mặt trăng, cũng nhƣ các công trình
nghiên cứu vũ trụ khác đến nay hầu nhƣ là chuyện hàng ngày. Đƣợc sự kích
thích và sự hỗ trợ của công nghệ vũ trụ, các ngành công nghệ mới, có tầm cao
mới liên tiếp ra đời, đặc biệt là công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ
năng lƣợng tái tạo,… với những phát minh kỳ diệu nhƣ lade (1967), truyền
hình qua vệ tinh nhân tạo (1964), tổng hợp gen (1973), mạch tổ hợp cho
(1965), máy tính điện tử, máy tính điện tử sinh học dựa trên cấu tạo bộ óc con
ngƣời (1994), bộ vi xử lý (1971), rệp điện tử, máy gia tốc, Có thể nói từ nửa
cuổi thế kỷ XX, con ngƣời đã mở rộng thêm tầm nhìn, thực sự nối thêm cánh
để bay và làm việc trong không gian bao la, đã làm cho không gian thu hẹp
khoảng cách, con ngƣời xích lại gần gũi nhau hơn, cuộc sống tốt đẹp, sôi nổi
hơn, khối óc sâu rộng hơn, hiểu biết thế giới khách quan, khám phá quá khứ
lịch sử cũng nhƣ dự đoán tƣơng lai xác thực hơn.
.

Đến cuối thế kỷ XX, có thể khẳng định rằng nền sản xuất xã hội đang
biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ cả về cơ cấu, chức năng và phƣơng thức hoạt động
tạo nên một sự phát triển nhảy vọt, một bƣớc ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng

đại sang một thời đại kinh tế mới (thƣờng gọi là thời đại kinh tế tri thức) quá
độ sang một nền văn minh mới (thƣờng gọi là nền văn minh trí tuệ) mà
nguyên nhân và động lực chính là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ

20
mới hình thành từ mấy chục năm qua. Nói kinh tế tri thức tức là nói nền kinh
tế trong đó sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức đóng vai trò quyết định
nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lƣợng cuộc
sống. Đặc điểm của kinh tế tri thức là vai trò ngày càng to lớn của những đổi
mới liên tục về khoa học và công nghệ trong sản xuất và vai trò chủ đạo của
thông tin và tri thức với tƣ cách là nguồn lực cơ bản tạo nên sự tăng trƣởng và
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Các nhà nghiên cứu còn chỉ rõ, theo cấp
độ tiến hóa của các nền văn minh nhân loại, có thể thấy quyền lực đang dịch
chuyển từ sức mạnh của bạo lực, vũ khí, tiền bạc (thuộc hai nền văn minh
nông nghiệp, công nghiệp) sang sức mạnh của tri thức, trí tuệ. Trong nền văn
minh mới này, quyền lực không còn phụ thuộc vào sức mạnh vật chất và của
cải sẵn có trong tay mà chủ yếu phụ thuộc vào những nguồn tri thức nắm
đƣợc. Tài nguyên tri thức - trí tuệ cơ bản khác với tài nguyên thiên nhiên,
vốn, lao động ở chỗ khi sử dụng hoặc trao đổi đã không mất đi mà còn đƣợc
bảo tồn hoặc có bổ sung phong phú thêm, trái lại chi phí cho việc sử dụng,
trao đổi, phổ biến hầu nhƣ không đáng kể. Tri thức còn là thứ “của cải” mà
bất cứ ngƣời nào, dân tộc nào, dù là yếu, nghèo nhất, nếu có quyết tâm
học hỏi cũng đều có thể giành đƣợc, chiếm đoạt đƣợc. Khoa học và công
nghệ đã trực tiếp tác động nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cƣờng độ
lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất, giảm rõ rệt tỷ lệ tiêu hao vật chất,
tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm Nhiều sản phẩm mới ra đời
phong phú, đa dạng, đa năng, mẫu mã đẹp, kích thƣớc nhỏ nhẹ hơn, chu kỳ
sản xuất cũng đƣợc rút ngắn đáng kể. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
hiện đại kể trên có hai đặc trƣng chủ yếu:
(1) Thời gian cho một phát minh mới của khoa học - công nghệ ra đời

thay thế cho phát minh cũ có xu hƣớng rút ngắn lại và phạm vi ứng dụng vào

21
sản xuất và đời sống ngày càng mở rộng. Vì vậy, đòi hỏi cần đƣợc kết hợp
chặt chẽ giữa chiến lƣợc khoa học - công nghệ với chiến lƣợc kinh tế - xã hội.
(2) Khoa học - công nghệ đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp (bao
gồm cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn ) do con ngƣời tạo ra
và thông qua con ngƣời tác động trở lại đời sống kinh tế, xã hội. Vì vậy, nó
đòi hỏi cần phải có chính sách đầu tƣ cho khoa học - công nghệ một cách
thích ứng. Trong giai đoạn hiện nay, khoa học và công nghệ luôn gắn bó chặt
chẽ với nhau: khoa học là tiền đề trực tiếp của công nghệ và công nghệ lại là
kết quả trực tiếp của khoa học.
1.2.2. Đặc điểm của cách mạng khoa học - công nghệ
Những cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã diễn ra trên thế giới
hiện nay có những đặc trƣng nhƣ sau:
(1) Sự hợp nhất hóa quá trình sáng tạo khoa học với những biến đổi
công nghệ, giữa khoa học và quá trình sản xuất trong một quá trình duy nhất,
trong đó cách mạng khoa học đi trƣớc một bƣớc và có vai trò dẫn dắt, quyết
định các biến đổi trong quá trình công nghệ, trong sản xuất và trong đời sống
dẫn đến xu hƣớng hợp nhất hóa các quá trình: khoa học, kỹ thuật, công nghệ,
sản xuất. Quá trình này làm gia tăng tốc độ phát triển của cả khoa học, công
nghệ lẫn sản xuất. Sự vƣợt lên trƣớc của khoa học so với kỹ thuật và công
nghệ trong quá trình diễn ra đồng thời cuộc cách mạng khoa học và cách
mạng công nghệ, đã tạo điều kiện đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật - công nghệ.
Ngƣợc lại, sự tiến bộ đó lại thúc đẩy khoa học phát triển nhanh hơn nữa và
đƣa khoa học trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp.
(2) Rút ngắn khoảng cách thời gian giữa những sáng tạo khoa học và
sáng tạo công nghệ với ứng dụng chúng trong thực tế sản xuất. Đây đƣợc xem
là xu hƣớng chủ đạo (và cũng là quy luật) của sự tiến bộ khoa học trong thời
đại ngày nay. Điều đó tạo một bƣớc ngoặt trong toàn bộ hệ thống lực lƣợng


22
sản xuất, nâng cao đáng kể năng suất và hiệu quả của nền sản xuất xã hội,
cũng tác động một cách sâu sắc và toàn diện tới các quan hệ kinh tế đối ngoại
và mọi lĩnh vực đời sống xã hội trong phạm vi quốc gia và quốc tế ngày càng
mở rộng, quan hệ sản xuất ngày càng tiến bộ. Đây là giai đoạn phát triển tiến bộ
của lao động đƣợc biến đổi về chất trên cơ sở những tƣ tƣởng mới nhất của khoa
học công nghệ cũng nhƣ quy luật của các hình thái vận động vật chất khác nhau
vừa đƣợc phát hiện ra. Nếu trƣớc đây, loài ngƣời phải mất hơn 17 thế kỷ để
chấm dứt xã hội nông nghiệp, khoảng 200 năm để chuyển lên xã hội công
nghiệp, thì ngày nay các đột phá về khoa học công nghệ mới đã cho phép chỉ
trong vòng chƣa đầy 30 năm con ngƣời có thể bƣớc vào một xã hội thông tin.
(3) Trong thời đại hiện nay khoa học đang diễn ra những thay đổi lớn:
Quá trình phân ngành và hợp ngành khoa học diễn ra mạnh mẽ. Tốc độ sản
xuất tri thức (sáng tạo) tăng nhanh: biểu hiện ở sự gia tăng số lƣợng phát
minh, công trình công bố và rút ngắn thời gian công bố (khoảng 1,5 đến 2
phút có một phát minh đƣợc đăng ký). Các yếu tố riêng biệt của quá trình sản
xuất đƣợc kết hợp hữu cơ với nhau và đƣợc kết nối thành một hệ liên kết
mạng trên quy mô quốc gia và quốc tế (máy điều khiển + máy động lực +
máy công cụ + máy vận chuyển…, + kết nối mạng và liên mạng), tạo điều
kiện xuất hiện các hệ thống công nghệ mới về nguyên tắc (cách mạng công
nghệ).
(4) Khác với các cuộc cách mạng khoa học trƣớc đây, cuộc cách mạng
khoa học hiện đại trực tiếp đƣa đến những biến đổi cách mạng trong lĩnh vực
kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Nói một cách khác, nhiều ngành sản xuất
mới, công nghệ mới gắn liền với những phát minh khoa học. Hầu hết các
chức năng lao động dần dần đƣợc thay thế từ thấp lên cao (từ lao động chân
tay sang lao động trí tuệ) trong quá trình thay đổi về chất của quá trình sản
xuất dẫn đến sự thay đổi về căn bản vai trò của con ngƣời sản xuất, từ chỗ lệ


23
thuộc và bị trói chặt (quan hệ một chiều) vào quá trình sản xuất tiến lên làm
chủ và chi phối lại quá trình sản xuất (quan hệ hai chiều).
(5) Sự thay đổi lớn mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ: Phát
minh khoa học trong lĩnh vực khoa học cơ bản có ý nghĩa quyết định đối với
tƣơng lai của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại dẫn đến khoa học phải
đi trƣớc một bƣớc. Ngoài ra, sự phát triển của khoa học cũng bị quy định bởi
công nghệ: công nghệ và kỹ thuật đề ra cho khoa học nhiệm vụ mới gắn với
nhu cầu thực tiễn, đem lại cho khoa học những công cụ hiện đại, công suất
lớn để tiến hành thực nghiệm.
(6) Cách mạng khoa học - công nghệ đang tạo ra những hy vọng mới
để giải quyết những nan đề của sự phát triển, trong đó nổi lên là vấn đề năng
lƣợng, vấn đề môi trƣờng,…
Trong khoa học, cũng giống nhƣ trong kinh tế, nếu xem xét khái niệm
“khuôn mẫu” (Paradigm) của Thomas Kuhn ở bình diện trình độ của lực
lƣợng sản xuất theo các tiêu chí nhƣ công cụ, tƣ liệu, phƣơng tiện, vật liệu,
năng lƣợng và động lực,… thì việc ra đời một khuôn mẫu mới trong lĩnh vực
này cũng có thể đồng nghĩa với sự xuất hiện một thời đại kinh tế mới. K.Marx
đã nhận xét: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản
xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào với những tƣ liệu lao
động nào. Các tƣ liệu lao động không những là các thƣớc đo sự phát triển lao
động của con ngƣời, mà còn là một chỉ tiêu của những quan hệ xã hội, trong
đó lao động đƣợc tiến hành. Trong bản thân các tƣ liệu lao động thì những lao
động cơ khí lại cấu thành những dấu hiệu đặc trƣng tiêu biểu cho một thời đại
sản xuất xã hội nhất định” [28, tr. 269]. Bởi vậy, có thể nói, những dấu hiệu
đó đặc trƣng cho những giai đoạn phản ánh sự khác biệt căn bản giữa các
cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học kĩ thuật, cuộc cách mạng
khoa học công nghệ hiện đại và các cuộc cách mạng thông tin.

×