Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh sản khoa ở đàn lợn nái ngoại thuộc khu vực đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 73 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGUYỄN THỊ DỊU


ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN VÀ BỆNH
SẢN KHOA Ở ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI THUỘC KHU VỰC
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG


CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y
MÃ SỐ: 60.64.01.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS: NGUYỄN HỮU CƯỜNG
2. PGS.TS: NGUYỄN VĂN THANH




HÀ NỘI, NĂM 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i


LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan số và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
chưa được sử dụng công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
- Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Dịu



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban quản lý
Đào tạo, Khoa Thú y đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học TS.
Nguyễn Hữu Cường, PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh, những người đã tận tình giúp
đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và xây dựng luận văn.
Tôi xin được cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Ngoại – Sản, khoa Thú y,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, đội ngũ cán bộ thú y, nhân viên các
Công ty, trang trại chăn nuôi tại các địa phương: Thành phố Hà Nội, Bắc Ninh,
Hưng Yên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

tại cơ sở.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân,
bạn bè, những người luôn tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn.


Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Dịu




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục biểu đồ, ảnh viii


MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục đích của đề tài 2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Vai trò sinh sản 3

1.2 Những đặc điểm sinh lý sinh sản 3

1.2.1 Sự thành thục về tính 3

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục về tính 4

1.2.3 Chu kỳ tính 6

1.2.4 Quá trình mang thai 8

1.2.5 Sinh lý đẻ 9

1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn nái 10

1.3.1 Tuổi phối giống lần đầu 11

1.3.2 Thời gian mang thai 11

1.3.3 Tuổi đẻ lứa đầu 11


1.3.4 Khoảng cách giữa các lứa đẻ 11

1.3.5 Thời gian động dục sau khi cai sữa: 12

1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái 12

1.4.1 Tỷ lệ đậu thai 12

1.4.2 Số con đẻ ra trên lứa: 12

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

1.4.3 Số lợn sinh ra còn sống 12

1.4.4 Khối lượng lợn con lúc sơ sinh/ổ: 12

1.4.5 Khối lượng lợn con lúc cai sữa/ổ 12

1.4.6 Tỷ lệ chết trong thời gian theo mẹ 12

1.4.7 Thời gian nuôi con 13

1.5 Một số bệnh sản khoa thường gặp trên lợn 13

1.5.1 Bệnh viêm tử cung 13

1.5.2 Sẩy thai 17


1.5.3 Đẻ khó 18

1.5.4 Sát nhau 18

1.6 Tình hình nghiên cứu bệnh viêm tử cung trên thế giới và tại
Việt Nam 19

1.6.1 Trên thế giới 19

1.6.2 Tại Việt Nam 20

1.7 Tác dụng và ứng dụng của Prostaglandin (PGF2α) trong sinh sản
gia súc 21

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 Đối tượng nghiên cứu 25

2.2 Nội dung nghiên cứu 25

2.2.1 Xác định một số chỉ tiêu sinh sản 25

2.2.2 Xác định một số bệnh sinh sản thường gặp trên lợn nái 25

2.2.3 Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung lợn 25

2.3 Phương pháp nghiên cứu 25

2.3.1 Xác định một số chỉ tiêu sinh sản ở lợn nái 25


2.3.2 Xác định các bệnh sản khoa thường gặp 26

2.3.3 Xác định thành phần và mức độ mẫn cảm của các vi khuẩn có
trong dịch đường sinh dục của lợn nái bằng phương pháp nuôi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

cấy, phân lập trong các môi trường chuyên dụng và làm kháng
sinh đồ. 26

2.3.4 Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung 26

2.4 Phương pháp xử lý số liệu 26

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28

3.1 Kết quả nghiên cứu xác định một số chỉ tiêu sinh sản trên lợn
nái ngoại 28

3.1.1 Tuổi phối giống lần đầu 28

3.1.2 Thời gian mang thai 33

3.1.3 Tuổi đẻ lứa đầu 36

4.1.4 Thời gian động dục lại sau cai sữa 40

3.1.5 Khoảng cách lứa đẻ 43


3.2 Kết quả theo dõi một số bệnh sản khoa ở lợn nái 46

3.3 Kết quả phân lập và giám định thành phần các vi khuẩn, tính mẫn
cảm với một số thuốc kháng sinh của các vi khuẩn phân lập được
từ dịch đường sinh dục lợn nái bình thường và bệnh lý 49

3.3.1 Kết quả phân lập và giám định thành phần vi khuẩn trong dịch
đường sinh dục lợn nái bình thường và bệnh lý 49

3.3.2 Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập được
từ dịch viêm đường sinh dục lợn nái với một số thuốc kháng sinh
thông dụng 53

3.3.3 Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong
dịch viêm đường sinh dục lợn nái với một số thuốc kháng sinh
thông dụng 55

3.4 Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung 56

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 60

1 Kết luận 60

2 Đề nghị 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
n Số mẫu khảo sát
L Landrace
Y Yorshire
PGF

SL
Prostaglandin F2α
Số lượng




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1.1 Các chỉ tiêu chẩn đoán viêm tử cung 16
3.1 Kết quả theo dõi tuổi phối giống lần đầu của của lợn nái giống
Landrace và Yorshire 29
3.2 Kết quả theo dõi thời gian mang thai của lợn nái giống Landrace và
Yorshire 34
3.3 Kết quả theo dõi tuổi đẻ lần đầu của của lợn nái giống Landrace và
Yorshire 38
3.4 Kết quả theo dõi thời gian động dục lại sau khi cai sữa lợn con của lợn

nái giống Landrace (L) và Yorshire (Y) 41
3.5 Kết quả theo dõi khoảng cách lứa đẻ của lợn nái giống Landrace (L)
và Yorshire (Y) 44
3.6 Kết quả theo dõi một số bệnh sản khoa ở lợn nái 47
3.7 Thành phần vi khuẩn có trong dịch âm đạo, tử cung lợn nái bình
thường và bệnh lý 51
3.8 Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập được từ
dịch viêm tử cung, âm đạo lợn nái với một số thuốc kháng sinh 54
3.9 Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm
đường sinh dục của lợn nái với một số thuốc kháng sinh thông dụng 56
3.10 Kết quả điều trị viêm tử cung và khả năng sinh sản của lợn nái sau khi
khỏi bệnh. 58

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ẢNH


STT Tên biểu đồ Trang

3.1 Tuổi phối giống lần đầu của của lợn nái giống Landrace và Yorshire 31
3.2 Thời gian mang thai của giống lợn Landrace và Yorshire 35
3.3 Tuổi đẻ lứa đầu giống lợn nái Landrace và yorshire 39
3.4 Thời gian động dục lại sau cai sữa 42
3.5 Khoảng cách giữa các lứa đẻ của giống lợn Landrace và Yorkshire 45
3.6 Một số bệnh sản khoa thường gặp trên đàn lợn nái 48
3.7 Tỷ lệ thành phần vi khuẩn có trong dịch âm đạo, tử cung lợn nái bình
thường và bệnh lý 52
3.8 Hiệu quả các phác đồ điều trị 59


STT Tên ảnh Trang

3.1 Lợn nái Landrace nuôi tại trại 32
3.2 Lợn nái động dục 32
3.3 Chuồng lợn nái chửa 36
3.4 Chuồng lợn nái đẻ 40
3.5 Lợn mắc bệnh viêm tử cung nuôi tại trại 49










Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, sự tăng trưởng
của nền kinh tế, đời sống của nhân dân ta không ngừng được cải thiện và nâng cao,
nhu cầu tiêu thụ thịt ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng đã thúc đẩy ngành
chăn nuôi bước sang bước phát triển mới, đó là phát triển chăn nuôi những giống
gia súc cao sản theo hướng công nghiệp hiện đại gắn với thị trường. Chăn nuôi lợn
đã trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hoá chính trong ngành chăn nuôi. Thịt

lợn không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu góp phần tăng thu nhập cho nông
dân. Trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 ngành chăn nuôi nói
chung, chăn nuôi lợn nói riêng sẽ được tổ chức lại theo định hướng tái cơ cấu
ngành gắn với thị trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y và cải thiện
điều kiện an sinh xã hội, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh
an toàn thực phẩm. Chăn nuôi sẽ cơ bản chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa,
trang trại nuôi công nghiệp. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu về phát triển chăn
nuôi lợn đạt được những mục tiêu đề ra, nhằm cung cấp các con giống tốt phục vụ
nhu cầu phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc theo mô hình trang trại vừa và nhỏ,
dưới hình thức công nghiệp và bán công nghiệp, Nhà nước đã đầu tư cho chương
trình nhập các giống lợn có nguồn gen cao sản từ nước ngoài như giống Landrace,
Yorkshire về nuôi sinh sản ở nhiều địa phương trong cả nước. Trong đó có khu vực
đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi
lợn và là nơi tiêu thụ một số lượng lớn thực phẩm tươi phục vụ nhu cầu cuộc sống
của cộng đồng dân cư tại các thành phố lớn ở phía Bắc, đồng thời cung cấp nguyên
liệu phục vụ dây chuyền chế biến thực phẩm của các nhà máy, khu công nghiệp.
Để đạt được mục tiêu trên, việc nâng cao năng suất sinh sản của đàn lợn nái
ngoại nuôi theo mô hình trang trại luôn là mối quan tâm, là mục tiêu hàng đầu của
các nhà chăn nuôi và các nhà khoa học. Chính vì vậy, việc quan tâm đến phát triển
đàn lợn nái sinh sản, đồng thời chăm sóc, nuôi dưỡng tốt đàn lợn nái sinh sản để
làm sao có được các chỉ tiêu sinh sản tốt là một nhu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn nái sinh sản nói riêng. Trong chăn nuôi lợn
nái sinh sản ngoài việc chú ý đến khả năng sinh sản thì cần phải được quan tâm, giám
sát chặt chẽ và hạn chế tối thiểu các yếu tố gây bệnh, đặc biệt là bệnh về sinh sản.
Một trong những trở ngại lớn đối với chăn nuôi lợn nái sinh sản theo mô
hình trang trại hiện tại là tình hình dịch bệnh, nhất là lợn ngoại được chăn nuôi theo
phương thức công nghiệp thì các bệnh về sinh sản như: Viêm tử cung, viêm vú, mất

sữa, rối loạn sinh sản, chậm sinh…xuất hiện khá nhiều. Do điều kiện khí hậu miền
bắc nước ta rất phức tạp, khả năng thích nghi của đàn lợn nái ngoại với điều kiện
khí hậu nước ta còn kém, đồng thời trình độ quản lý, chăm sóc và khai thác của một
số hộ chăn nuôi chưa thực sự khoa học. Các bệnh sinh sản không những ảnh hưởng
trực tiếp làm giảm khả năng sinh sản của lợn mẹ, mà còn gây cản trở tới sự sinh
trưởng và phát triển của đàn lợn con từ đó làm giảm năng suất sinh sản của đàn lợn
nái gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.
Những vấn đề nêu trên chỉ ra rằng: Để góp phần đẩy mạnh công tác chăn nuôi
lợn sinh sản ở Việt Nam việc nghiên cứu đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản cũng như
bệnh sản khoa ở đàn lợn nái ngoại nhằm tìm ra phương pháp phát huy, nâng cao năng
suất sinh sản của đàn lợn nái đồng thời phòng và chống các bệnh sinh sản, giảm thiểu
thiệt hại do bệnh gây ra là một nhu cầu cấp thiết.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất đồng thời bổ sung thêm tư liệu về
lĩnh vực sinh sản của đàn lợn nái ngoại, chúng tôi tiến hành đề tài: Đánh giá một số
chỉ tiêu sinh sản và bệnh sản khoa trên đàn lợn nái ngoại thuộc khu vực đồng
bằng Sông Hồng.
2. Mục đích của đề tài
Theo dõi và đánh giá được một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái ngoại nuôi ở
một số địa phương tại các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng.
Theo dõi và xác định được một số bệnh sản khoa thường gặp trên đàn lợn nái ngoại
nuôi tại một số địa phương thuộc khu vực ĐBSH.
Thử nghiệm và đánh giá được hiệu quả của phương pháp điều trị bệnh viêm
tử cung trên đàn lợn nái ngoại.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Vai trò sinh sản
Sinh sản là một trong những thuộc tính đặc trưng nhất của cơ thể sống, nó

đảm bảo tính tồn tại của loài. Ở gia súc quá trình sinh sản không những là sự truyền
thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn liên quan đến sự điều
chỉnh nội tiết, đến các quá trình diễn ra trong cơ thể. Hình thức sinh sản trong cơ thể
sống là sinh sản hữu tính có ưu thế lai sinh học, nó tạo nên khả năng tái tổ hợp vật
chất di truyền, hình thành các biến dị tổ hợp, nâng cao sức sống. Nhờ sinh sản hữu
tính mà công việc chọn giống, lai giống mới nhanh và hiệu quả.
Đối với lợn, khả năng nhân giống và chọn giống có nhiều thuận lợi hơn các
gia súc khác ở chỗ lợn là loại động vật đa thai, sinh nhiều con. Mỗi năm mỗi lợn nái
có thể truyền thông tin di truyền cho khoảng 20 - 25 lợn con. Trong một đời lợn nái
có thể truyền thông tin di truyền cho khoảng 120 - 140 lợn con.
Sinh sản có chức năng quan trọng là tái sản xuất ra sản phẩm phục vụ lợi ích
con người. Vì vậy mà con người hết sức quan tâm và chú trọng nhằm làm thế nào mà
trong thời gian ngắn nhất gia súc đẻ được nhiều nhất, chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Vì thế nâng cao năng suất sinh sản của gia súc đồng nghĩa với việc mang lại hiệu quả
kinh tế cho người chăn nuôi.
1.2. Những đặc điểm sinh lý sinh sản
1.2.1. Sự thành thục về tính
Theo Cù Xuân Dần, Nguyễn Xuân Tịnh và cs (1996), một cá thể được coi là
thành thục về tính nếu như bộ máy sinh dục đã căn bản hoàn thiện dưới tác dụng của
thần kinh thể dịch con vật đã có phản xạ sinh dục. Đối với con cái thì buồng trứng đã
có noãn bào chín, có trứng rụng và trứng có khả năng thụ tinh, tử cung con cái cũng
có biến đổi phù hợp cho việc mang thai và sinh đẻ. Những dấu hiệu đầu tiên ấy xuất
hiện ở tuổi như vậy gọi là tuổi thành thục tính.
Lúc này các cơ quan sinh dục như buồng trứng, tuyến sữa, âm đạo của con
cái được phát triển khá hoàn chỉnh và có khả năng sinh trứng. Ở con đực tuyến sinh
dục phát triển như dịch hoàn, dịch hoàn phụ, ống sinh tinh, bầu dịch hoàn và các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

tuyến sinh dục phụ như tuyến tinh nang, tuyến cowper, tiền liệt tuyến, tuyến củ

hành, ở lợn đực có phản xạ sinh dục (nhảy). Song song với quá trình trên thì các đặc
điểm sinh dục phụ cũng xuất hiện như gà trống biết gáy, mọc cựa.
Sự thành thục về tính của gia súc được đặc trưng bởi hàng loạt những thay đổi
bên trong lẫn bên ngoài cơ thể, đặc biệt là sự thay đổi bên trong cơ quan sinh dục.
Cùng với sự biến đổi bên trong cơ qua sinh dục là sự biến đổi bên ngoài mang tính chất
qui luật, nó đặc trưng cho từng loài gia súc. Sự thành thục về tính có ý nghĩa rất lớn đối
với quá trình sinh sản, gia súc chỉ có thể bước vào giai đoạn sinh sản khi đã có sự thành
thục về tính, tuỳ theo các gia súc khác nhau mà có sự thành thục về tính khác nhau.
Theo Bidanel J.P., J. Gruand and C. Legault (1996), tuổi thành thục về tính của lợn
vào khoảng 6 tháng dao động trong khoảng 5 đến 8 tháng.
Theo Lưu Kỷ và Phạm Hữu Doanh (1994) thì tuổi phối giống tốt nhất của
lợn nái là bỏ qua 1 đến 2 chu kỳ động dục đầu, phối giống ở độ 8 tháng tuổi và
đạt trọng lượng 130kg.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục về tính
Yếu tố giống: Tuổi thành thục về tính phụ thuộc vào từng giống khác nhau
nói đúng hơn là nó phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Thông thường các giống lợn
có khối lượng nhỏ thì thành thục về tính sớm hơn các giống lợn khối lượng lớn.
Lợn Ỉ, Móng Cái có tuổi thành thục về tính lúc 4 - 5 tháng tuổi, lợn Yorkshire có
tuổi thành thục về tính ở 5 - 6 tháng tuổi.
Yếu tố dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến tuổi thành
thục về tính của lợn nái, thường thì những lợn được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt
thì tuổi thành thục về tính sớm hơn những lợn được nuôi dưỡng trong những
điều kiện kém. Brumm M.C. and P S. Miller (1996) chỉ rõ những lợn nái được
nuôi dưỡng trong những điều kiện dinh dưỡng tốt thành thục ở độ tuổi trung bình
188,5 ngày với khối lượng cơ thể là 80kg và nếu hạn chế ăn thì sự thành thục về
tính sẽ xuất hiện vào 234,8 ngày với khối lượng cơ thể 48,8 kg.
Campell R.G., M.R.Taverner and D.M. Curic (1985) nhận thấy: Nuôi
dưỡng hạn chế đối với lợn cái trong giai đoạn hậu bị sẽ làm tăng tuổi động dục
lần đầu, tăng tỷ lệ loại thải so với nuôi dưỡng đầy đủ. Nuôi dưỡng tốt lợn nái
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5

trước khi động dục có thể làm tăng số lượng trứng rụng, tăng số phôi sống.
Dinh dưỡng thiếu làm tác động lên tuyến yên, tác động đến sự tiết kích
dục tố sinh dục, từ đó làm chậm quá trình phát triển về tính của gia súc. Ngược
lại dinh dưỡng thừa cũng làm chậm lại sự thành thục về tính đó là do sự tích luỹ
về mỡ xung quanh buồng trứng và cơ quan sinh dục, làm giảm các chức năng
bình thường của chúng.
Vì vậy một chế độ nuôi dưỡng với khẩu phần ăn hợp lý có một ý nghĩa quan
trọng đối với sự thành thục về tính của gia súc và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Ảnh hưởng của mùa vụ và thời gian chiếu sáng đến tuổi thành thục về tính: Nhiệt
độ môi trường cao gây trở ngại cho sự biểu hiện chịu đực, do nhiệt độ cao làm giảm
khả năng thu nhận thức ăn, làm giảm sự trao đổi chất từ đó ảnh hưởng đến tỷ lệ rụng
trứng và thải trứng của lợn nái hậu bị, mặt khác yếu tố nhiệt độ cũng gây stress cho lợn
nái nên làm giảm các phản xạ sinh dục, biểu hiện chịu đực. Ngược lại nhiệt độ quá thấp
cũng ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính do vấn đề stress.
Ảnh hưởng của việc nuôi nhốt đến tính phát dục: Mật độ nuôi nhốt lớn trên một
diện tích nhỏ trong một thời gian kéo dài sẽ làm kéo dài tuổi động dục. Mật độ nuôi
nhốt thích hợp đối với lợn nái hậu bị là 2 m
2
/nái, không nuôi nhốt quá 10 nái/ô chuồng
vì ảnh hưởng đến quá trình theo dõi, phát hiện động dục, mặt khác với mật độ quá dày
làm ảnh hưởng đến tiểu khí hậu chuồng nuôi, hàm lượng khí NH
3
, H
2
S tăng cao, ảnh
hưởng đến sức khoẻ lợn. Lợn không có thời gian nghỉ ngơi vì sự đụng chạm do mật độ
nuôi nhốt dày. Tất cả những yếu tố trên làm lợn bị stress, căng thẳng dẫn đến làm chậm
thời gian thành thục về tính.

Ảnh hưởng của đực giống đến tuổi phối giống lần đầu: Nếu nuôi nhốt nái hậu
bị với nhau sẽ kéo dài thời gian tuổi phối giống lần đầu, sử dụng đực để kích thích
là một biện pháp rút ngắn tuổi phối giống của nái hậu bị. Thông qua mùi, động tác
kích thích của đực giống làm xuất hiện các phản xạ sinh dục đối với nái hậu bị. Tuy
nhiên sử dụng đực kích thích phải có phương pháp tiến hành thích hợp, có thời gian
kích thích và tuổi của đực giống đưa vào sử dụng phải phù hợp. Không sử dụng lợn
quá già hoặc trẻ, tuổi thích hợp để sử dụng là 18 - 36 tháng tuổi, không nên kích
thích quá lâu, khoảng 15 phút mỗi ngày.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

1.2.3. Chu kỳ tính
Chu kỳ sinh dục được bắt đầu khi gia súc đã thành thục về tính, nó tiếp tục
xuất hiện và chấm dứt hoàn toàn khi cơ thể đã già yếu. Chu kỳ sinh dục là một quá
trình sinh lý phức tạp sau khi toàn bộ cơ thể đã phát triển hoàn hảo, cơ quan sinh
dục không có bào thai và không có hiện tượng bệnh lý thì ở bên trong buồng trứng
có quá trình noãn bao thành thục, trứng chín và thải trứng.
Sau khi thành thục về tính gia súc cái bắt đầu hoạt động sinh sản. Dưới sự
điều hòa của hormon tuyến yên, nang trứng tăng trưởng thành thục, chín và trứng
rụng. Mỗi lần xuất hiện trạng thái rụng trứng thì toàn bộ cơ thể nói chung đặc biệt là
cơ quan sinh dục phát sinh hàng loạt các biến đổi về hình thái, cấu tạo, chức năng
sinh lý. Các biến đổi trên lặp đi lặp lại theo chu kỳ được gọi là chu kỳ đông dục
(chu kỳ tính).
Chu kỳ tính ở những loài khác nhau là khác nhau và ở giai đoạn đầu mới
thành thục về tính thì chu kỳ chưa ổn định mà phải 2 - 3 chu kỳ tiếp theo mới ổn
định. Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002), lợn động dục không theo mùa, chu
kỳ sinh dục của lợn cái dao động trong khoảng từ 18 - 22 ngày, trung bình là 21
ngày và được chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn trước động dục, giai đoạn động dục,
giai đoạn sau động dục, giai đoạn yên tĩnh.
Giai đoạn trước động dục (Preoestrus): Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ

tính, kéo dài khoảng 1 - 2 ngày, từ khi thể vàng tiêu hủy tới lần động dục tiếp theo,
chuẩn bị điều kiện cho cơ quan sinh dục lợn cái và trứng để tiếp nhận tinh trùng đón
trứng rụng và thụ tinh. Giai đoạn này biểu hiện các đặc điểm sau:
Bao noãn phát triển về khối lượng và chất lượng, nổi lên trên bề mặt buồng
trứng và tăng tiết Oestrogen, kích thước noãn bao thay đổi rất nhanh, đầu giai đoạn này
noãn bao có đường kính là 4 mm, cuối giai đoạn não bao có đường kính 10 - 12mm.
Dưới ảnh hưởng của Oestrogen cơ quan sinh dục có nhiều biến đổi như: tế
bào vách ống dẫn trứng có nhiều vách tăng sinh, mạch quản tăng cung cấp nhiều
máu. Tử cung, âm đạo, âm hộ bắt đầu xung huyết. Các tuyến sinh dục phụ bắt đầu
tiết dịch nhày, loãng làm trơn cơ quan sinh dục.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Giai đoạn động dục (Oestrus): Giai đoạn này các biến đổi của cơ quan sinh
dục rõ nét nhất, niêm mạc âm hộ xung huyết, phù thũng rõ rệt và chuyển sang màu
mận chín, niêm dịch từ âm đạo chảy ra nhiều, keo đặc hơn, nhiệt độ âm đạo tăng từ
0,3 - 0,7
0
C, pH hạ hơn trước. Giai đoạn này gồm 3 thời kỳ liên tiếp là: hưng phấn,
chịu đực và hết chịu đực. Động dục là giai đoạn quan trọng nhưng thời gian lại
ngắn. Đối với lợn là 2 - 3 ngày. Đặc điểm của giai đoạn này là:
Lượng Oestrogen tiết ra đạt mức cao nhất do đó gây hưng phấn mạnh mẽ
toàn thân.
Các biểu hiện của cơ quan sinh dục: âm hộ xung huyết, tấy sưng lên chuyển từ
màu hồng nhạt sang màu hồng đỏ, càng tới thời điểm rụng trứng thì âm hộ càng thẫm
màu chuyển màu mận chín. Tử cung hé mở rồi mở rộng. Âm đạo tiết niêm dịch nhiều
chuyển từ trong suốt và loãng sang đặc dần, keo dính có tác dụng làm trơn cơ quan sinh
dục và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
Các biểu hiện về thần kinh: thần kinh hưng phấn, con vật ít ăn hoặc bỏ ăn, bồn
chồn không yên tĩnh hoặc kêu rít lên phá chuồng, nhảy lên lưng con khác. Lúc đầu chưa

cho con đực nhảy sau đó mới chịu đực, mắt đờ đẫn đứng yên cho con đực nhảy.
Trứng rụng: ở lợn sau khi động dục 24- 30 giờ thì trứng rụng và thời gian trứng
rụng kéo dài 10- 15 giờ. Vì vậy nên phối 2 lần cho lợn sẽ có hiệu quả thụ thai cao.
Các biến đổi khác về sinh lý khi trứng rụng: thân nhiệt tăng 0,8 - 1,2
o
C, nhịp tim
tăng, bạch cầu trung tính tăng. Sau khi trứng rụng mà được thụ tinh thì chuyển sang thời
kỳ chửa, nếu không được thụ tinh thì chuyển sang giai đoạn sau động dục.
Giai đoạn sau động dục (Postoestrus): Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 ngày,
toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng dần trở lại trạng thái sinh lý
bình thường. Trên buồng trứng thể hồng chuyển sang thể vàng, đường kính lên đến 7-
8 mm và bắt đầu tiết Progesteron. Progesteron tác động lên vùng dưới đồi theo cơ chế
điều hòa ngược làm giảm tiết Oestrogen, từ đó làm giảm tính hưng phấn thần kinh, con vật
dần chuyển sang trạng thái yên tĩnh, chịu khó ăn uống hơn, niêm mạc toàn bộ đường sinh
dục tăng sinh, các tuyến ở cơ quan sinh dục ngừng tiết dịch, cổ tử cung đóng lại. Hoạt động
sinh dục đã giảm rõ rệt, âm hộ teo dần tái nhạt, không muốn gần con đực, không cho con
khác nhảy lên lưng, lợn ăn uống tốt hơn, con vật dần trở lại trạng thái bình thường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Giai đoạn yên tĩnh (Dian- Oestrus): Giai đoạn này đặc trưng bởi sự tồn tại
của thể vàng, là giai đoạn dài nhất kéo dài 12 - 14 ngày, bắt đầu từ ngày thứ 4 sau
khi trứng rụng không được thụ tinh và kết thúc khi thể vàng tiêu hủy. Giai đoạn này,
thể vàng thành thục, hoạt động tiết Progesteron, Progesteron ức chế tiết FSH và LH
làm cho noãn bao không chín và rụng từ đó dẫn đến lợn hoàn toàn không có phản
xạ với lợn đực, âm hộ teo nhỏ và màu nhạt, lợn ăn uống bình thường. Đây là giai
đoạn giúp con vật nghỉ ngơi và phục hồi chức năng cơ quan sinh dục cũng như cơ
thể để chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo. Sau đó thể vàng thoái hóa, giai đoạn tiền động
dục của chu kỳ tiếp theo bắt đầu. Nếu trứng được thụ tinh thì giai đoạn này được
thay thế bằng thời kỳ mang thai và đẻ.

Trong quá trình động dục, nếu trứng được thụ tinh thì thể vàng tồn tại suốt
2/3 thời gian mang thai và tiết ra Progesteron có tác dụng an thai, ức chế quá trình
trứng rụng, kích thích tuyến vú phát triển. Thời kỳ yên tĩnh lúc này chính là giai
đoạn mang thai và thời kỳ sau đẻ. Ở giai đoạn nuôi con dưới tác dụng của Prolactin,
Oxytoxin, Progesteron làm cho quá tŕnh rụng trứng bị đình trệ, hiện tượng động
dục không xảy ra. Thường sau khi cai sữa thì chu kỳ tính dần được khôi phục và
xuất hiện trở lại sau cai sữa 4 - 8 ngày.
Chu kỳ động dục của lợn nội trung bình là 18,7 ngày, dao động từ 16 - 25
ngày. Chu kỳ động dục của lợn lai và lợn ngoại thường dài hơn lợn nái nội. Trung
bình là 21 ngày, thời gian rụng trứng kéo dài 4 - 6h. Các giống khác nhau thì số
trứng rụng cũng khác nhau. Sự khác nhau này là do mức độ di truyền và nồng độ
hormon điều khiển.
1.2.4. Quá trình mang thai
Mang thai là một hiện tượng sinh lý đặc biệt của cơ thể cái, nó được bắt đầu
từ khi thụ tinh cho đến khi đẻ xong.
Sau khi thụ tinh, hợp tử làm tổ ở 2 sừng tử cung và phát triển thành thai.
Thời gian mang thai của lợn khoảng 110 - 118 ngày, trung bình là 114 ngày. Cùng
với quá trình phát triển của bào thai, nhau thai, thể vàng, cơ quan sinh dục nói riêng
và toàn bộ cơ thể mẹ nói chung xuất hiện nhiều biến đổi sinh lý khác nhau. Những
biến đổi này là điều kiện cần thiết để bào thai được hình thành và phát triển trong tử
cung và quá trình sinh đẻ được bình thường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) khi gia súc có thai, kích tố của thể
vàng và nhau thai làm thay đổi cơ năng hoạt động của một số tuyến nội tiết khác.
Trong quá trình bào thai phát triển, nhất là giai đoạn sau, nếu khẩu phần ăn của mẹ
không đảm bảo đầy đủ đạm, khoáng, nguyên tố vi lượng, vitamin thì không những
bào thai phát triển không bình thường mà sức khỏe của con mẹ nói chung cũng
giảm sút đi, ảnh hưởng tới năng suất sinh sản.

Khi gia súc có thai, toàn bộ tử cung xuất hiện những thay đổi về cấu tạo, tính
chất, vị trí, khối lượng, thể tích, dây chằng tử cung được dài ra nên đầu mút sừng
tử cung và buồng trứng được đưa về phía trước và phía dưới. Hệ tuần hoàn ở cơ
quan sinh dục được tăng cường, lượng máu đến cung cấp cho niêm mạc tử cung rất
nhiều nên niêm mạc được phát triển và dày lên. Các tuyến tử cung cũng được phát
triển mạnh và tăng cường tiết niêm dịch. Niêm mạc tử cung hình thành núm nhau
mẹ. Khối lượng tử cung khi có thai gấp 5 -20 lần so với khi không có thai, kích
thước và thể tích tăng gấp hàng trăm lần. Mỗi một tế bào được phát triển dài thêm 7
- 11 lần và dày hơn 3 - 5 lần so với khi không có thai. Ở lợn mức độ phát triển và
tăng sinh của tử cung phụ thuộc vào số lượng của bào thai và thường là phát triển ở
cả hai sừng tử cung.
Một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong bảo vệ bào thai phát triển bình
thường đó là cổ tử cung. Cổ tử cung được khép kín hoàn toàn, niêm mạc và các nếp
nhăn phát triển dày lên. Những tế bào thượng bì đơn tăng cường tiết dịch đặc, có tác
dụng đóng nút cổ tử cung. Niêm dịch này lúc đầu có màu trắng trong về sau chuyển
thành màu vàng nâu, số lượng và độ dính cũng được tăng dần. Nó có phản ứng toan
yếu, còn ống dẫn trứng hầu như không được phát triển to lên.
1.2.5. Sinh lý đẻ
Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002), gia súc cái mang thai trong một
thời gian nhất định tùy từng loài gia súc, khi bào thai phát triển đầy đủ, dưới tác
động của thần kinh - thể dịch, con mẹ xuất hiện những cơn rặn để đẩy bào thai,
nhau thai và các sản phẩm trung gian ra ngoài, quá trình này gọi là quá trình đẻ.
Khi gần đẻ con cái sẽ có những triệu chứng biểu hiện: Trước khi đẻ 1 - 2
tuần, nút niêm dịch ở cổ tử cung, đường sinh dục lỏng, sánh dính và chảy ra ngoài.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Trước khi đẻ 1 - 2 ngày, cơ quan sinh dục bên ngoài bắt đầu có những thay đổi: âm
môn phù to, xung huyết nhẹ, đầu núm to, bầu vú căng to, sữa bắt đầu tiết.
Ở lợn, sữa đầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để xác định biểu hiện đẻ:

Trước khi đẻ 3 ngày, hàng vú giữa vắt ra sữa trong.
Trước khi đẻ 1 ngày, hàng vú giữa vắt được sữa đầu.
Trước khi đẻ 1/2 ngày, hàng vú trước vắt được sữa đầu.
Quá trình sinh đẻ được chia ra 03 giai đoạn:
Giai đoạn mở cổ tử cung: Được tính từ khi con mẹ có triệu chứng rặn đẻ
đến khi cổ tử cung mở hoàn toàn. Đặc điểm của giai đoạn này là những cơn rặn của
con mẹ còn yếu và thưa, càng về cuối giai đoạn này cường độ những cơn rặn mạnh
dần lên, thời gian nghỉ giữa 2 lần rặn rút ngắn dần lại. Cuối giai đoạn này sảy ra
hiện tượng vỡ ối.
Giai đoạn sổ thai: Được tính từ khi vỡ ối đến khi bào thai cuối cùng được
đẩy ra khỏi cơ thẻ mẹ. Đặc điểm của giai đoạn này là gia súc mẹ tập trung tất cả sức
lực để rặn đẩy bào thai ra ngoài. Thời gian giai đoạn này dài ngắn phụ thuộc vào
từng loài gia súc (bò 20 phút đến 3 giờ; lợn 2 - 6 giờ; chó 1 - 8 giờ; dê cừu 30 phút
- 2 giờ; ngựa 15 - 30 phút).
Giai đoạn bong nhau: Tính từ khi sổ bào thai cuối cùng đến khi toàn bộ
nhau thai con được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ, thời gian này ở bò 4 - 6 giờ và không quá
12 giờ; lợn 15 - 50 phút; dê cừu 30 phút đến 2 giờ; ngựa 20 - 60 phút. Quá thời gian
kể trên mà nhau thai con không được đẩy ra ngoài thì được gọi là bệnh sát nhau.
1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn nái
Hiệu quả của chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng số lợn con cai
sữa/nái/năm và tổng khối lượng lợn con cai sữa, hai chỉ tiêu này phụ thuộc vào tuổi
thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra, số lứa đẻ/năm, tỷ lệ nuôi sống con theo
mẹ. Sản lượng sữa của mẹ, kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc. Do đó để tăng hiệu quả
kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản thì phải tiến hành nâng cao số lợn con cai
sữa, khối lượng lợn con lúc cai sữa. Chung C. S., Nam A. S. (1998) cho rằng: trong
các trại chăn nuôi hiện đại, số con cai sữa do một nái sản xuất trong một năm là chỉ
tiêu đánh giá đúng đắn nhất năng suất sinh sản của lợn nái.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11


Trần Đình Miên và cộng sự (1997) cho biết việc tính toán khả năng sinh sản
của lợn nái cần xét đến các chỉ tiêu như chu kỳ động dục, tuổi thành thục về tính,
tuổi có khả năng sinh sản, thời gian chửa và số con đẻ ra/lứa.
Sức sinh sản của lợn nái bao gồm các chỉ tiêu về tuổi động dục lần đầu, số con
đẻ ra/ổ và thời gian từ khi cai sữa đến động dục lại, phối giống có kết quả.
Colin T. Whittemore (1998) cho rằng: các tính trạng năng suất sinh sản chủ
yếu của lợn nái bao gồm: số con đẻ ra/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng toàn ổ ở 21 ngày
tuổi và số lứa đẻ/nái/năm, các chỉ tiêu này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của người chăn
nuôi lợn nái.
Để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái tùy vào mục đích nghiên cứu, lĩnh
vực nghiên cứu mà có thể lựa chọn các chỉ tiêu khác nhau. Hiện nay trong nghiên
cứu thường dùng hai nhóm chỉ tiêu đó là: nhóm chỉ tiêu về đặc điểm sinh lý sinh
dục và nhóm chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái.
1.3.1. Tuổi phối giống lần đầu
Sau khi đã thành thục về tính và thể vóc thì có thể đưa lợn vào phối giống. Tuổi
phối giống lần đầu được tính từ khi sinh đến lần phối giống đầu tiên, thông thường để
cho bộ phận sinh dục được phát triển hoàn thiện thì người ta thường bỏ qua 2 - 3 chu
kỳ động dục đầu tiên rồi mới tiến hành phối giống.
1.3.2. Thời gian mang thai
Sau khi phối giống đến ngày đẻ ta có thời gian mang thai. Thông thường thời
gian mang thai của lợn giao động trong khoảng 112 - 117 ngày, trung bình là 115 ngày.
1.3.3. Tuổi đẻ lứa đầu
Là số ngày tuổi từ khi nái sinh ra cho đến khi nái đẻ lứa đầu tiên, tuổi đẻ lứa đầu
phụ thuộc vào tuổi thành thục về tính, kết quả phối giống, thời gian mang thai và từng
giống lợn khác nhau. Đối với lợn nái nội tuổi đẻ lứa đầu thường sớm hơn lợn nái ngoại
do tuổi thành thục về tính sớm hơn.
1.3.4. Khoảng cách giữa các lứa đẻ
Được tính từ lứa đẻ này đến lứa đẻ tiếp theo, thời gian này bao gồm có: Thời
gian mang thai + thời gian nuôi con + thời gian chờ phối. Rút ngắn khoảng cách giữa
các lứa đẻ là mục tiêu của người chăn nuôi nhằm tăng số con/nái/năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

1.3.5. Thời gian động dục sau khi cai sữa:
Thời gian lên giống sau được tính từ khi lợn nái tách con đến khi lợn
được phối giống lại. Sau khi tách con, lợn mẹ được nhốt riêng và sẽ lên giống
trong khoảng 4 - 7 ngày.
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái
1.4.1. Tỷ lệ đậu thai
Sau khi phối giống, tùy theo các phương pháp phối khác nhau, nếu tinh trùng
gặp trứng ở thời điểm thích hợp thì sẽ có hiện tượng mang thai, nếu không thì sau 1 chu
kỳ tính, lợn nái sẽ có hiện tượng lên giống trở lại, tỷ lệ đậu thai đánh giá kỹ thuật phối
giống, chất lượng tinh con đực và thời điểm phát hiện động dục.
1.4.2. Số con đẻ ra trên lứa:
Bao gồm số con sống, số con chết, số con dị tật, và số thai khô. Chỉ tiêu này
đánh giá được khả năng đẻ sai và khả năng nuôi thai của lợn nái.
1.4.3. Số lợn sinh ra còn sống
Là số con sinh ra còn sống, tùy theo các chỉ tiêu để lại nuôi khác nhau của
từng trại sản xuất, chỉ tiêu này không bao gồm những con dị tật, những con có
khối lượng nhỏ không có khả năng nuôi sống. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng nuôi
thai của lợn, trình độ kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng của người chăn nuôi.
1.4.4. Khối lượng lợn con lúc sơ sinh/ổ:
Là tổng khối lượng của toàn ổ sau khi con cuối cùng được sinh ra.
1.4.5. Khối lượng lợn con lúc cai sữa/ổ
Là khối lượng cân toàn ổ lúc cai sữa, chỉ tiêu này đánh giá khả năng tiết sữa,
nuôi con của lợn nái, đánh giá kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn con theo mẹ của
người chăn nuôi. Khối lượng lợn con cai sữa quyết định thời gian nuôi, khối lượng lợn
thương phẩm sau này.
1.4.6. Tỷ lệ chết trong thời gian theo mẹ
Trong thời gian theo mẹ lợn con có thể chết bởi rất nhiều nguyên nhân: Do bệnh

tật, do quản lý, do chăm sóc sản phẩm của quá trình mang thai và đẻ. Số lượng lợn con
sau sinh được chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý tốt có thể làm giảm tỷ lệ này và đây là yếu
tố để làm tăng số con cai sữa/nái/năm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

1.4.7. Thời gian nuôi con
Thời gian nuôi con càng ngắn thì càng tăng được số con cai sữa/nái/năm và số lứa
đẻ/nái/năm. Nhưng nếu cai sữa sớm quá thì ảnh hưởng đến chất lượng đàn con, vì thế
thông thường cai sữa từ 18 - 25 ngày là thích hợp nhất, trung bình là 21 ngày.
1.5. Một số bệnh sản khoa thường gặp trên lợn
1.5.1. Bệnh viêm tử cung
1.5.1.1. Nguyên nhân của bệnh viêm tử cung
Viêm tử cung ở lợn nái là một trong những tổn thương cơ quan sinh dục
của lợn nái sau khi sinh, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản, làm mất sữa,
lợn con không có sữa sẽ còi cọc, suy dinh dưỡng, lợn con chậm phát triển. Lợn
nái chậm động dục trở lại, không thụ thai có thể dẫn đến vô sinh, mất khả năng
sinh sản của lợn nái.
Bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do các nguyên nhân sau:
Thiếu sót về dinh dưỡng quản lý
Khẩu phần thiếu hay thừa protein trước hoặc trong thời kỳ mang thai ảnh
hưởng đến viêm tử cung.
Lợn nái sử dụng quá nhiều tinh bột, gây đẻ khó, phải can thiệp bằng tay gây tổn
thương niêm mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng viêm tử cung kế phát.
Ngược lại thiếu dinh dưỡng, lợn nái sẽ ốm yếu, sức đề kháng giảm không
chống lại được sự xâm nhập của vi trùng cũng gây viêm tử cung.
Tiểu khí hậu chuồng nuôi
Thời tiết quá nóng hay quá lạnh trong thời gian đẻ cũng dễ đưa đến viêm tử
cung. Theo các tác giả Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ và Huỳnh
Văn Kháng (2000), bệnh viêm tử cung xảy ra do các nguyên nhân sau:

Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng phương
pháp thụ tinh nhân tạo làm xây sát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn tinh không được
vô trùng khi phối giống có thể đưa vi khuẩn từ ngoài vào tử cung lợn nái gây viêm.
Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật hoặc
mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm đạo truyền
sang cho con khoẻ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Lợn nái sau đẻ bị sát nhau, xử lý không triệt để cũng dẫn đến viêm tử cung.
Do kế phát thương hàn gây viêm.
Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước, trong và sau đẻ
không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có điều kiện xâm nhập
vào gây viêm.
Ngoài các nguyên nhân trên viêm tử cung còn có thể là biến chứng nhiễm
trùng do vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây nên trong thời gian động dục (vì lúc đó
cổ tử cung mở), vi khuẩn xâm nhập vào tử cung theo đường máu và viêm tử cung là
một trong những triệu chứng lâm sàng chung (Lê văn Năm, 1997). Theo F.Mada và
C.Neva (1995), bệnh viêm tử cung và các bệnh ở đường tiết niệu có mối quan hệ với
nhau, vi khuẩn trong nước tiểu cũng phát triển trong âm đạo và việc gây viêm ngược
lên tử cung là rất dễ xảy ra.
Nhiễm khuẩn tử cung qua đường máu là do vi khuẩn sinh trưởng ở một cơ
quan nào đó có kèm theo bại huyết, do vậy có trường hợp lợn hậu bị chưa phối đã bị
viêm tử cung.
1.5.1.2. Các thể viêm tử cung
Theo Đặng Đình Tín (1986), bệnh viêm tử cung thường được chia làm 3 thể:
viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm tương mạc tử cung.
Viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung là viêm tầng trong cùng, lớp niêm mạc của tử cung.
Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm khả năng sinh sản của

gia súc cái, các bệnh ở cơ quan sinh dục. Bệnh viêm nội mạc tử cung thường xảy ra
sau khi gia súc đẻ, nhất là các trường hợp đẻ khó phải can thiệp làm cho niêm mạc tử
cung bị tổn thương. Sau đó các vi khuẩn Streptococcus, Staphylococcus, E. coli,
Brucella, Salmonella tác động gây viêm nội mạc tử cung. Theo Nguyễn Hữu Ninh
và Bạch Đăng Phong (2000) Lợn nái bị viêm nội mạc tử cung thường biểu hiện triệu
chứng: thân nhiệt tăng, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống giảm, thỉnh thoảng rặn. Từ cơ quan
sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch mầu trắng hay trắng xám có mùi tanh.
Viêm cơ tử cung
Viêm cơ tử cung là viêm tầng giữa, lớp cơ vòng và cơ dọc tử cung. Viêm cơ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung: niêm mạc bị thấm dịch thẩm xuất,
vi khuẩn xâm nhập, viêm phát triển sâu làm các tế bào tổ chức bị phân giải, hệ thống
mạch quản và lâm ba quản bị tổn thương. Các lớp cơ và một ít lớp tương mạc bị hoại
tử. Theo Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (2000), lợn nái bị bệnh này
thường biểu hiện triệu chứng toàn thân rõ: thân nhiệt tăng cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn
uống giảm, lượng sữa giảm hoặc mất hẳn. Mép âm đạo tím thẫm, niêm mạc âm đạo
khô, nóng, màu đỏ thẫm. Gia súc biểu hiện trạng thái đau đớn, rặn liên tục. Từ cơ
quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch màu đỏ nâu, lẫn mủ và những mảnh tổ
chức thối rữa nên có mùi tanh, thối
Viêm tương mạc tử cung
Viêm tương mạc tử cung là viêm tầng ngoài cùng của tử cung, thường kế phát
từ viêm tử cung. Thể viêm này thường tiến triển cấp tính với các triệu chứng cục bộ
và toàn thân điển hình. Lúc đầu lớp tương mạc này có màu hồng rồi chuyển sang màu
đỏ sẫm, rồi trở nên sần sùi, mất tình trơn bóng. Các tế bào hoại tử bong ra, dịch thẩm
xuất tăng tiết.
Trường hợp viêm nặng, lớp tương mạc dính với các tổ chức xung quanh dẫn
đến viêm mô tử cung, viêm phúc mạc. Theo Đặng Đình Tín (1986) , lợn nái bị bệnh
này có biểu hiện triệu chứng toàn thân: nhiệt độ tăng cao, mạch nhanh, con vật ủ rũ,

mệt mỏi, uể oải, đại tiểu tiện khó khăn, ăn uống kém hoặc bỏ ăn. Lượng sữa rất ít
hoặc mất hẳn, thường kế phát viêm vú. Con vật luôn biểu hiện trạng thái đau đớn
khó chịu, lưng và đuôi cong rặn liên tục. Từ âm hộ thải ra rất nhiều hỗn dịch lẫn mủ
và tổ chức hoại tử, có màu nâu rỉ sắt và mùi thối khắm, khi kích thích vào thành bụng
thấy con vật phản xạ đau rõ hơn, rặn nhanh hơn, từ âm hộ dịch chảy ra nhiều hơn.
1.5.1.3. Chẩn đoán viêm tử cung
Mỗi thể viêm khác nhau biểu hiện triệu chứng khác nhau và có mức độ ảnh
hưởng khác nhau tới khả năng sinh sản của lợn nái. Để hạn chế tối thiểu hậu quả do
viêm tử cung gây ra cần phải chẩn đoán chính xác mỗi thể viên từ đó đưa ra phác đồ
điều trị tối ưu nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, thời gian điều trị ngắn nhất,
chi phí điều trị thấp nhất đặc biệt là nhanh chóng hồi phục khả năng sinh sản của
lơn nái.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

Để chẩn đoán người ta dựa vào những triệu chứng điển hình ở cục bộ cơ quan
sinh dục và triệu chứng toàn thân. Có thể dựa vào các chỉ tiêu ở bảng sau.
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu chẩn đoán viêm tử cung
STT
Các chỉ tiêu để
phân biệt
Viêm nội mạc Viêm cơ
Viêm tương
mạc
1 Sốt Sốt nhẹ Sốt cao Sốt rất cao
2 Dịch viêm
Màu Trắng xám, trắng sữa Hồng, nâu đỏ Nâu rỉ sắt
Mùi Tanh Tanh thối Thối khắm
3 Phản ứng đau Đau nhẹ Đau rõ Rất đau
4 Bỏ ăn Ăn ít hoặc bỏ ăn

Bỏ ăn
hoàn toàn
Bỏ ăn
hoàn toàn

1.5.1.4. Hậu quả của bệnh viêm tử cung
Tử cung là bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục, nơi thai làm tổ và được
đảm bảo mọi điều kiện để thai phát triển. Mọi quá trình bệnh lý ở tử cung đều ảnh
hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản. Hậu quả của viêm tử cung làm cổ tử cung bị tắc,
khi gia súc động dục niêm dịch không thoát ra được. Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002),
Trần Thị Dân (2004), khi lợn nái bị viêm tử cung sẽ dẫn đến một số hậu quả sau:
Khi lợn bị viêm tử cung dễ dẫn tới sảy thai
Lớp cơ trơn ở thành tử cung có đặc tính co thắt. Khi mang thai sự co thắt của
cơ tử cung dưới tác dụng của Progesteron, nhờ vậy phôi có thể bám chặt vào tử cung.
Khi bị viêm tử cung cấp tính do nhiễm trùng, tế bào lớp nội mạc tử cung tiết
nhiều Prostaglandin (PGF2α), PGF2α gây phân huỷ thể vàng ở buồng trứng bằng
cách bám vào tế bào của thể vàng để làm chết tế bào và gây co mạch hoặc thoái hoá
các mao quản ở thể vàng nên giảm lưu lượng máu đi đến thể vàng.
Thể vàng bị phá huỷ, không tiết Progesteron nữa, do đó hàm lượng
Progesteron trong máu sẽ giảm làm cho tính trương lực cơ của tử cung tăng gây nên
gia súc cái có chửa dễ bị sảy thai.
Lợn mẹ bị viêm tử cung, bào thai cũng phát triển kém hoặc thai chết lưu. Lớp
nội mạc của tử cung có nhiệm vụ tiết các chất vào lòng tử cung để giúp phôi thai

×