Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Văn hóa làng - xã và sự biến đổi của nó trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Qua khảo sát ở tỉnh Hưng Yên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.3 KB, 98 trang )


ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN





NGUYễN VÂN ANH





VĂN HóA LàNG - Xã Và Sự BIếN ĐổI CủA Nó
TRONG ĐIềU KIệN KINH Tế THị TRƯờNG
ở VIệT NAM HIệN NAY

(Qua khảo sát ở tỉnh H-ng Yên)




Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành Triết học




Hà Nội - 2014


ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN




NGUYễN VÂN ANH




VĂN HóA LàNG - Xã Và Sự BIếN ĐổI CủA Nó
TRONG ĐIềU KIệN KINH Tế THị TRƯờNG
ở VIệT NAM HIệN NAY

(Qua khảo sát ở tỉnh H-ng Yên)


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số: 60 22 03 01



Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Đào Ngọc Tuấn



Hà Nội - 2014

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: VĂN HÓA LÀNG - XÃ TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ
THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM 6
1.1. Khái lƣợc về văn hóa 6
1.1.1. Định nghĩa văn hóa 6
1.1.2. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 7
1.2. Văn hóa làng- xã 10
1.2.1. Khái lược lịch sử làng - xã 10
1.2.2. Đặc trưng cơ bản của văn hóa làng - xã 14
1.3. Khái niệm, đặc trƣng của kinh tế thị trƣờng 25
1.3.1. Khái niệm kinh tế thị trường 25
1.3.2. Đặc trưng của kinh tế thị trường 29
1.4. Biến đổi của văn hóa làng - xã hiện nay trong điều kiện kinh tế
thị trƣờng 36
1.4.1. Chủ nghĩa tập thể và biến đổi của nó trong điều kiện kinh tế
thị trường 36
1.4.2. Tính bảo thủ và biến đổi của nó trong điều kiện kinh tế thị trường 40
1.4.3. Tính tự quản và sự biến đổi của nó trong điều kiện kinh tế
thị trường 44
1.4.4. Chủ nghĩa cục bộ địa phương và sự biến đổi của nó trong điều kiện
kinh tế thị trường 46




CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA
LÀNG- XÃ PHÙ HỢP VỚI SỰ BIẾN ĐỔI TRONG ĐIỀU KIỆN KINH
TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (QUA KHẢO SÁT Ở
TỈNH HƢNG YÊN) 54

2.1. Thực trạng văn hóa làng- xã ở Hƣng Yên trong điều kiện
kinh tế thị trƣờng 54
2.1.1. Khái quát chung 54
2.1.2. Thực trạng văn hóa làng- xã ở Hưng Yên trong điều kiện
kinh tế thị trường 57
2.2. Giải pháp để xây dựng văn hóa làng- xã phù hợp với sự biến đổi
trong điều kiện kinh tế thị trƣờng 77
2.2.1. Giải pháp về kinh tế- xã hội 77
2.2.2. Giải pháp về chính trị- xã hội 81
2.2.3. Giải pháp về văn hóa- xã hội 83
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia hay từng khu
vực đều phải đặt nông nghiệp - nông thôn như một khu vực kinh tế - xã hội trọng
điểm và giàu tiềm năng, có tính quyết định đối với sự phát triển. Trong bối cảnh này,
nếu giải quyết tốt các vấn đề văn hóa ở nông thôn chúng ta sẽ có những tiền đề và
điều kiện cơ bản để giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa
khu vực, bởi phát triển văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển
kinh tế - xã hội ở từng địa phương, khu vực và cả nước.
Văn hóa phải được gắn kết với quá trình phát triển kinh tế - xã hội với điều
kiện kinh tế thị trường. Đây là những vấn đề có tính chiến lược mà nếu giải quyết
tốt sẽ là những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng cho sự phát triển văn hóa, phát
triển kinh tế - xã hội ở nước ta nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng trong giai
đoạn sắp tới. Như chúng ta đã biết, nông thôn là một khu vực bao gồm hai thực thể
xã hội cơ bản: làng - xã và các thị tứ, thị trấn; trong đó làng - xã là thực thể xã hội

cơ bản, tiêu biểu cho xã hội nông thôn, là một khu vực tập trung cư dân nông thôn.
Trong biến thiên lịch sử, làng xã và văn hóa làng - xã có một vị trí đặc biệt. Do đó,
nói đến nông thôn trước hết là phải nói đến văn hóa làng – xã và sự biến đổi của nó
trong sự phát triển của đất nước.
Làng - xã có thể hình dung như một quốc gia thu nhỏ, có đời sống vật chất
và tinh thần bền vững. Vì vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện
nay, phát huy những giá trị văn hóa làng - xã, kết hợp với những yếu tố hiện đại của
cuộc vận động xây dựng làng văn hóa thực chất là quá trình “tiếp biến văn hóa”, là
quy luật vận động tất yếu của văn hóa đương đại trong việc kế thừa và phát triển
truyền thống văn hóa dân tộc.
Mặt trái của kinh tế thị trường đang làm biến đổi cũng như có nguy cơ phá
vỡ những giá trị văn hóa truyền thống. Bản sắc văn hóa dân tộc có những lúc, những
nơi bị xâm hại bởi các sức mạnh ghê gớm của nó như: chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực
dụng Kinh tế thị trường phát triển, lũy tre làng không còn là vành đai cát cứ. Nhưng
tính cục bộ, địa phương chủ nghĩa, “phép vua thua lệ làng”, tệ cường hào ở nông thôn

2
lại trỗi dậy. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự xáo trộn các mối quan hệ trong làng
và giữa các làng, làm nảy sinh hàng loạt vấn đề về ý thức đoàn kết cộng đồng, diện mạo
văn hóa, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Bên cạnh đó, cơ chế thị trường đang len lỏi vào những miền quê xa xôi nhất
và có nguy cơ phá vỡ nét thanh bình của làng - xã xa xưa. “Cây đa, bến nước, sân đình”
- hình ảnh tiêu biểu của làng quê đang có dấu hiệu bị biến dạng. Các tệ nạn xã hội
đang có cơ hội và điều kiện chuyển dịch về nông thôn. Ma chay, cưới xin vẫn có xu
hướng quay lại với tập tục rườm rà, tốn kém, xen lẫn cả mê tín dị đoan.
Chính vì lẽ đó, việc xây dựng văn hóa làng - xã là nhằm bảo vệ và phát huy các
giá trị của dân tộc Việt Nam và phát huy tính tích cực của nó. Văn hóa làng - xã vừa là
kết quả hoạt động của những con người ở làng, đồng thời là môi trường, động lực làm
cho từng thành viên trong cộng đồng làng giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống
và tiếp tục tạo ra những giá trị văn hóa tiên tiến. Và chỉ khi đó văn hóa làng - xã mới

thực sự khẳng định vai trò góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội, dẫn tới sự biến đổi
trong điều kiện kinh tế thị trường, làm động lực phát triển của xã hội Việt Nam.
Xác định tầm quan trọng và tính bức thiết hiện nay, tác giả chọn đề tài
nghiên cứu “Văn hóa làng – xã và sự biến đổi của nó trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay (qua khảo sát ở tỉnh Hưng Yên)” làm luận văn, nhằm
nhận diện và phân tích rõ hơn sự hình thành và vai trò của văn hóa làng - xã ở Việt
Nam nói chung và ở tỉnh Hưng Yên nói riêng.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đề tài làng - xã cổ truyền hầu như không được bất cứ một cuốn sử chính
thức của một vương triều nào đề cập đến. Tuy nhiên nếu khảo sát thật kỹ các bộ sử
cũ như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương
mục, Đại Nam thực lục… cũng có thể tìm được một số thông tin liên quan đến làng
xã dưưới góc độ cơ cấu tổ chức, luật pháp, chính trị, quân sự, văn hóa và xã hội.
Bên cạnh các bộ chính sử, nguồn tư liệu hết sức quan trọng là các ghi chép hay các
công trình khảo cứu của các học giả lớn trước đây như Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú,
Phạm Đình Hổ, Ngô Cao Lãng… Điều đáng lưu ý là ở nước ta có một hệ thống
sách địa lý - lịch sử xuất hiện từ rất sớm như các bộ quốc chí (của Nguyễn Trãi,

3
Phan Huy Chú, Lê Quang Định, Nguyễn Văn Siêu, Quốc sử quán triều Nguyễn…),
các bộ khu vực và tỉnh chí (của Lê Quý Đôn, Trịnh Hoài Đức, Khiếu Năng Tĩnh,
Ngô Giáp Đậu, Phạm Văn Thụ, Nhữ Bá Sĩ, Nguyễn Bá Trác…), các bộ huyện chí
(củaNguyễn Thu, Hoàng Đăng Quýnh…), đặc biệt là các bộ xã chí (của Đặng Xuân
Viện, Lê Nhưng…), đã ghi chép khá cụ thể về địa lý, lịch sử, dân cư, văn hóa và lối
sống của mỗi làng xã.
Những ghi chép của thương nhân và giáo sĩ phương Tây từ thế kỷ XVI đến
thế kỷ XVIII; các tưư liệu về làng xã, tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở các làng
xã của các viên quan đô hộ và học giả người Pháp thời kỳ Việt Nam dưới ách thống
trị của thực dân Pháp được lưu trữ ở các kho tư liệu Việt Nam và Pháp cũng là
nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu làng- xã Việt Nam cổ truyền và cận đại.

Nguồn tư liệu về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về
nông thôn, nông nghiệp, nông dân, về phong trào hợp tác hóa nông nghiệp… được
lưu trữ tại các kho lưu trữ Trung ương và các địa phương là cơ sở tư liệu quan trọng
để nghiên cứu làng xã Việt Nam hiện đại.
Nghiên cứu làng - xã Việt Nam càng ngược về thời kỳ xa xưa thì nguồn tư
liệu thư tịch đương đại càng nghèo nàn và đơn điệu. Thời kỳ cận đại và hiện đại
càng ngày càng có nhiều sổ sách, công văn, giấy tờ, biên bản, văn bằng, chỉ thị,
nghị quyết, hóa đơn, chứng từ, số liệu thống kê đưược tập hợp được tập hợp và
lưu trữ, nhưng ngay đến cả nguồn tư liệu này cũng không thể phản ánh hết được
cuộc sống thiên hình vạn trạng diễn ra ở làng quê. Vì thế, bên cạnh việc tập trung
khai thác triệt để các nguồn tư liệu thư tịch đương đại làm cái nhân, cái lõi cho công
trình nghiên cứu về làng xã của mình, nhà nghiên cứu không thể không tổ chức các
cuộc điều tra khảo sát thực địa để có thể bổ sung cho sự khuyết thiếu của nguồn tư
liệu thư tịch đương đại.
Nhiều công trình đã được công bố với các cách tiếp cận khác nhau về văn hóa
làng xã như: “Văn hóa làng và làng văn hóa” của Nguyễn Duy Quý, Thành Duy và
Vũ Ngọc Khánh; “Văn hóa làng và sự phát triển” của Nguyễn Duy Quý; “Làng xã
Việt Nam - một số vấn đề kinh tế - xã hội” của Phan Đại Doãn; “Sự biến đổi của
làng xã Việt Nam ngày nay” của Tô Duy Hợp; “Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện

4
nay” của tập thể tác giả Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; “Mô hình làng
văn hóa ở nông thôn hiện nay” của Thu Linh; “Sự biến đổi của làng xã Việt Nam
ngày nay ở đồng bằng sông Hồng” của Tô Duy Hợp; “Tín ngưỡng làng xã” của Vũ
Ngọc Khánh; “Nếp cò - Làng xóm Việt Nam” của Toan Ánh; “Hương ước hồn quê”
của Toan Ánh; “Bản sắc văn hóa làng trong xây dựng nông thôn đồng bằng Bắc
Bộ” của TS. Lê Quý Đức
Trong các công trình trên, các tác giả đã bàn về văn hóa tinh thần và văn hóa
vật chất ở làng xã. Nhiều tác giả đã đề cập đến hội làng, nếp sống, phong tục, tôn
giáo, sân khấu dân gian, văn hóa nghệ thuật dân gian Một số chuyên luận không

những có ý kiến nhận xét về di sản của làng xã, về các mặt kinh tế - xã hội, văn hóa
mà còn nêu lên những điểm tích cực và cả những tiêu cực của làng xã trong quá
trình dựng nước và giữ nước.
Đề tài này của tác giả không trùng nội dung nghiên cứu của các công trình
trên. Mặt khác, tác giả muốn khai thác và trình bày cụ thể sự biến đổi của văn hóa
làng – xã trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Hưng
Yên nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển văn hóa làng - xã, vai trò của văn
hóa làng- xã, sự biến đổi của văn hóa làng – xã trong điều kiện kinh tế thị trường, đánh
giá nền văn hóa làng- xã Việt Nam hiện nay nhằm đưa ra một số giải pháp khắc phục
mặt hạn chế, phát huy mặt tích cực, góp phần phát triển đất nước trong điều kiện kinh
tế thị trường ở Việt Nam hiện nay qua khảo sát ở tỉnh Hưng Yên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái lược lịch sử làng - xã ở Việt Nam.
- Khái quát các đặc trưng của văn hóa làng - xã
- Làm rõ sự biến đổi của văn hóa làng- xã trong trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay qua khảo sát ở tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu xây dựng văn hóa làng- xã phù hợp với sự
biến đổi trong điều kiện kinh tế thị trường.

5
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về văn
hóa, về vai trò của văn hóa làng – xã; nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp biện chứng duy vật mà chủ yếu là phương

pháp điều tra, phân tích khảo cứu, phương pháp diễn dịch và quy nạp, phương pháp
so sánh, đối chiếu, phương pháp trừu tượng hóa, phương pháp logic và lịch sử
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự biến đổi của văn hóa làng - xã trong
điều kiện kinh tế thị trường qua khảo sát ở tỉnh Hưng Yên.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu văn hóa làng- xã
- Biến đổi của văn hóa làng – xã
- Khảo sát ở Hưng Yên
6. Đóng góp mới của luận văn
- Thuyết minh có căn cứ khoa học về sự tiếp nối biện chứng từ di sản văn hóa
làng - xã đến việc xây dựng văn hóa làng- xã trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.
- Khái quát vai trò cơ bản của văn hóa làng -xã.
- Đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp có tính khả thi, góp phần
nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển văn hóa làng xã trong điều kiện kinh tế
thị trường hiện nay ở Việt Nam.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề về lí luận văn hóa làng - xã
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có nội
dung gồm 2 chương, 6 tiết.

6
CHƢƠNG 1
VĂN HÓA LÀNG - XÃ TRONG ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM


1.1. Khái lƣợc về văn hóa
1.1.1. Định nghĩa văn hóa
Văn hóa là sản phẩm của con người; là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại. Nhờ có
văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với những
con vật khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên, để hiểu về khái niệm “văn hóa” đến
nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí Minh cho
rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”[67, tr.431]. Với cách
hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra.
Cũng giống như định nghĩa của Tylor, văn hóa theo cách nói của Hồ Chí Minh sẽ là
một “bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người.
Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở
nước ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa do
UNESCO đưa ra vào năm 1994. Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa:
nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp
các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên
bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn
hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền
cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín
ngưỡng…”[68]; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống
biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng
đồng đó có đặc thù riêng”[69, tr.314] …

7
Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng. Với cách hiểu
này cùng với những định nghĩa đã nêu thì văn hóa chính là nấc thang đưa con người
vượt lên trên những loài động vật khác; và văn hóa là sản phẩm do con người tạo ra

trong quá trình lao động nhằm mục đích sinh tồn.
Theo quan điểm của triết học Mác: Xuất phát từ quan niệm về bản chất của
con người và về phương thức xác định bản chất của sự “tồn tại người” của triết học
Mác,có thể kết luận rằng nếu tự nhiên là cái nôi đầu tiên của sự hình thành và phát
triển con người thì văn hóa là cái nôi thứ hai. Nếu tự nhiên là cái quy định sự tồn tại
của con người với tư cách là một thực thể sinh vật, thì văn hóa là phương thức bộc
lộ, phát huy những năng lực bản chất người gắn liền với các hoạt động sống của con
người. Nói cách khác, văn hóa là sự kết tinh năng lực bản chất người trong thế giới
các sản phẩm do chính hoạt động con người tạo ra, là cái quy định bản chất con
người với tư cách là một “sinh vật có tính loài” - là “một thực thể xã hội” [70]. Như
vậy, văn hóa là khái niệm phản ánh tổng thể sự thể hiện ra và sự phát huy những
năng lực bản chất người trong tất cả các dạng thứ tồn tại hoạt động của con người
và là sự phản ánh tổng thể các hệ thống giá trị do con người sáng tạo ra trong quá
trình thực tiễn - lịch sử - xã hội của mình.
1.1.2. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Với ý nghĩa văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội, văn hóa phải
được xem vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Văn
hóa là động lực cho sự phát triển con người, là nhân tố bên trong, nhân tố nội sinh.
Văn hóa khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, phát huy năng
lực bản chất người. Mối quan hệ con người với văn hóa là gắn liền nhau, văn hóa
vừa thể hiện trong con người, đồng thời văn hóa là môi trường, là điều kiện cho sự
hình thành, phát triển nhân cách con người. Tức là, văn hóa góp phần vào điều tiết
quá trình phát triển kinh tế- xã hội.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, văn hóa luôn được xác định
là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng và điều đó thể hiện một cách nhất quán trong
đường lối văn hóa của Đảng ta từ ngày mới thành lập đến nay. Trong mỗi chính
sách kinh tế- xã hội luôn đòi hỏi phải bao hàm nội dung và mục tiêu văn hóa. Xây

8
dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công

bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện”, nhằm mục đích nâng cao chất
lượng đời sống xã hội, tạo cơ sở vật chất cho sự phát triển lành mạnh về đời sống
tinh thần. Đặt văn hóa là mục tiêu bởi vì mọi tâm huyết và công sức mà Đảng và
nhân dân ta đang bỏ ra sẽ trở thành vô nghĩa, nếu như mục tiêu cuối cùng của chúng
ta không phải là xây dựng một xã hội Việt Nam và những con người Việt Nam phát
triển toàn diện trong một cuộc sống đầy đủ về vật chất và cao đẹp về tinh thần.
Đối với một quốc gia, phát triển và tăng trưởng kinh tế không đồng nhất với
nhau. Muốn phát triển bền vững và toàn diện thì động lực không thể thiếu là phát
triển văn hóa. Văn hóa phát triển mạnh và đúng hướng có khả năng phát huy mặt
tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các nhân tố khách và chủ quan của các điều kiện
bên trong và bên ngoài, bảo đảm cho sự phát triển của xã hội được hài hòa, cân đối,
lâu bền. Văn hóa hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy
sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, sản xuất ra hàng hóa với số lượng và chất lượng ngày
càng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Văn hóa còn góp phần phần tăng cường sự
hiểu biết, mở rộng sự giao lưu hợp tác giữa nước ta và các nước khác trên cơ sở
bình đẳng cùng có lợi. Các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa truyền
thống là cơ sở tinh thần để ngăn chặn, hạn chế các tệ nạn xã hội, xu hướng “sùng
ngoại”, sùng bái tiền tệ trong nền kinh tế thị trường.
Văn hóa phát triển mạnh và đúng hướng đóng vai trò điều tiết trong quan hệ
quốc tế, để mở cửa và giữ vững được độc lập, chủ quyền, hợp tác kinh tế - văn hóa
với nước ngoài mà không để người ta lợi dụng biến đất nước mình thành nơi cung
cấp nguyên liệu và nhân công giá rẻ, nơi tiêu thụ hàng hóa ế thừa và tiếp nhận
những công nghệ lạc hậu, những ảnh hưởng văn hóa độc hại.
Do đó, với vai trò là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã
hội, văn hóa phải điều tiết sự phát triển của kinh tế, phải gắn sự phát triển của kinh
tế với tiến bộ xã hội đồng thời văn hóa phải thể hiện trình độ phát triển về ý thức,
trí tuệ, năng lực sáng tạo của con người. Với sự phát triển của văn hóa, bản chất
nhân văn, nhân đạo của mỗi cá nhân và cả cộng đồng được bồi dưỡng và phát huy,
trở thành giá trị cao quý và chuẩn mực của toàn xã hội. Trong thời đại ngày nay,


9
một đất nước giàu hay nghèo không phải có nhiều hay ít lao động và tài nguyên
thiên nhiên mà chủ yếu là do có khả năng phát huy tiềm năng sáng tạo của nguồn
lực con người hay không. Tiềm năng sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành
văn hóa, nghĩa là nằm trong sự hiểu biết, tâm hồn, đạo lí, lối sống, thị hiếu, trình độ
thẩm mĩ của mỗi cá nhân và cộng đồng. Hàm lượng trí tuệ, hàm lượng văn hóa
trong các lĩnh vực của đời sống con người càng cao thì khả năng phát triển kinh tế-
xã hội càng lớn và hiện thực.
Nói văn hoá là động lực của sự phát triển phải nói đến vai trò của văn hoá
trong sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội: Phát triển phải mang tính đồng bộ, hệ
thống biểu hiện bằng chất lượng sống. Chìa khoá của sự phát triển tập trung ở một
nhân tố sau: Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên; Nguồn vốn; Nguồn khoa học công
nghệ; Nguồn lực con người. Trong đó, nguồn lực con người có vai trò quyết định,
đây là chìa khoá của mọi chìa khoá. Con người tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất
tạo ra sản phẩm xã hội. Vì vậy cùng với quá trình phát triển phải hiện đại hoá dân
tộc, trước hết cần phải hiện đại hoá nguồn lực con người. Đầu tư vào giáo dục đào
tạo phải được coi là đầu tư cơ bản để đi tắt đón đầu trong quá trình phát riển. Con
người phải được phát triển toàn diện về trí lực và thể lực, tư tưởng, lý tưởng, đạo
đức, lối sống, đủ điều kiện để bước vào điều kiện kinh tế thị trường. Văn hoá phải
làm bà đỡ để cho sự ra đời của nền kinh tế tiên tiến văn minh thông qua việc hoàn
thành hệ thống pháp lý và đạo lý xã hội, chống lại những tiêu cực phản giá trị, phản
văn hoá do nền kinh tế thị trường dã man tạo ra.
Hiện nay, đất nước ta đang trong điều kiện kinh tế thị trường, đòi hỏi con
người phải có trình độ ngày càng cao: trình độ nhận thức, trình độ học vấn, trình độ
chuyên môn, kỹ thuật. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải nắm chắc khoa học kỹ
thuật tiên tiến nhất, vấn đề ngoại ngữ, vi tính, tin họ…thì mới có thể hòa nhập với
thế giới phát triển được. Bên cạnh trình độ nhận thức, trình độ khoa học kỹ thuật để
phát triển kinh tế, con người xã hội hiện đại cũng phải có văn hoá: những hiểu biết
về văn hoá nghệ thuật (để sáng tạo và hưởng thụ – nếu không được đào tạo cơ bản
khó mà hưởng thụ được các tác phẩm văn học nghệ thuật), có mối quan hệ xã hội

tốt đẹp dựa trên nền tảng của chuẩn mực xã hội.

10
1.2. Văn hóa làng- xã
1.2.1. Khái lược lịch sử làng - xã
Theo nhà nghiên cứu Trần Quang Đức, văn hóa Việt Nam không phải cái gì
đó xa lạ mà ngược lại rất gần gũi, bình dị xung quanh chúng ta. Bản sắc văn hóa
Việt Nam xuất phát từ làng, văn hóa làng- xã là cái rất riêng chỉ Việt Nam với có.
Thật vậy, văn hóa làng- xã mang bản sắc của một lối sống cộng đồng, là nơi mà
quyền lợi của người này được gắn bó với quyền lợi của người khác và với quyền lợi
của cộng đồng. Văn hóa làng - xã được thể hiện trong mỗi gia đình với gia phong đã
được chuẩn mực hóa từ lâu, được thể hiện bởi một nền văn học dân gian phong phú,
cuộc sống lễ hội sống động. Về cảnh quan vật chất, văn hóa làng - xã thể hiện bằng
cảnh quan thơ mộng của những con đường làng uốn lượn, hàng tre lả lướt, tiếng sáo
diều dập dìu, vẻ u linh của cây đa, kiến trúc cổ kính của đình chùa.
Theo GS Phan Đại Doãn, làng- xã thường được dùng như một khái niệm
chung nhưng thực ra làng và xã có nội hàm không đồng nhất. Làng là cộng đồng tự
nhiên được tập hợp theo quan hệ huyết thống, quan hệ địa vực, nghề nghiệp còn
xã là cộng đồng dân cư theo tổ chức hành chính. Làng xuất hiện từ lâu trong lịch sử,
còn xã chỉ xuất hiện khi nhà nước trung ương muốn và có đủ khả năng vươn tới
quản lý các đơn vị dân cư cấp cơ sở.
PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc đã cho rằng vào khoảng thế kỷ VII với cải
cách của Khâu Hoà thì khái niệm làng - xã như một đơn vị tụ cư, đơn vị kinh tế,
đơn vị sinh hoạt văn hoá cộng đồng và có lẽ đơn vị hành chính cấp cơ sở được ra
đời. Đến khi giành được quyền tự chủ, họ Khúc đã khẳng định lại và chính thống
hoá ý tưởng biến làng Việt cổ truyền thành đơn vị hành chính cấp cơ sở. Có thể lúc
ban đầu xã và làng là đơn vị hành chính cấp cơ sở được đặt chồng lên nhau, về sau
các dạng thức tồn tại phức tạp hơn như “nhất xã nhất thôn”, “nhất xã nhị tam
thôn” Trong đó thôn có thể là một đơn vị tụ cư tương đương với làng, ra đời chính
là do nhu cầu quản lý cấp hành chính của bản thân cấp xã.

Những tiếp cận của GS. Trần Từ đã chỉ ra cơ cấu tổ chức của làng - xã cổ
truyền ở Bắc Bộ với rất nhiều hình thức tập hợp khác nhau: tập hợp người theo địa
vực (ngõ, xóm), tập hợp người theo huyết thống (họ, chi, ngành), tập hợp người

11
theo líp tuổi (giáp), tập hợp người trong bộ máy chính quyền cấp xã (dân làng - xã,
hội đồng kỳ mục, lý dịch ) Các hình thức tổ chức, tập hợp này tuy tồn tại như các
“ốc đảo” theo những cơ chế vận hành riêng, nhưng lại đan cài chồng chéo vào nhau
tạo ra trong làng- xã những mối quan hệ - liên hệ rất chặt chẽ, gắn bó song vô cùng
phức tạp. Và trùm lên tất cả là làng - xã như tế bào sống của xã hội Việt, mà theo
tác giả có thể nói nó là một biển tiểu nông tư hữu.
Làng - xã chính là trung tâm sinh hoạt tự lập tự chủ của người dân, và cũng
là sức mạnh của dân tộc. Trước mọi cuộc xâm lăng thuộc mọi lĩnh vực, trước mọi
mưu đồ làm tổn hại cuộc sống hạnh phúc của người dân, hệ thống làng - xã đã luôn
luôn là cơ cấu chính yếu giúp dân tộc ta bảo toàn lực lượng, phục hồi sức mạnh, và
vùng lên phá tan giặc.
Làng - xã là một thiết chế xã hội, một đơn vị tổ chức chặt chẽ của nông
thôn Việt Nam trên cơ sở địa vực, địa bàn cư trú; là sản phẩm tự nhiên phát sinh
từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt; trồng trọt là điểm tập hợp cuộc
sống cộng đồng tự quản đa dạng và phong phú của người nông dân, ở đó họ sống,
làm việc, quan hệ, vui chơi, thể hiện mối ứng xử văn hoá với thiên nhiên, xã hội
và bản thân họ.
Sự tái lập làng - xã ở thế kỷ thứ XVIII, XIX và đầu thế kỷ XX là nguyên do
làng- xã cổ truyền vẫn còn có vai trò trong sự phát triển của sức sản xuất - sức sản
xuất nhỏ của tiểu nông cá thể. Làng - trong thời kỳ này chưa hết vai trò góp phần tổ
chức sản xuất. Mác đã nhận định: Không một hình thái xã hội nào diệt vong trước
khi tất cả các lực lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó đã tạo địa bàn đầy đủ cho
phát triển vẫn chưa phát triển. Nhận định đó đã giúp chúng ta hiểu rõ làng- xã là tổ
chức của sản xuất nhỏ, khi sản xuất nhỏ còn giữ vai trò chủ đạo, chi phối trong xã
hội thì làng xã vẫn còn tồn tại và còn có vai trò lịch sử.

Về vị trí, vai trò của làng- xã: Không phải tự nhiên mà chúng ta có làng-
xã. Trong quá trình lịch sử dài lâu của sự tồn tại và phát triển, cùng với việc xử lý
những tình huống gay go của nhu cầu chống thiên tai, địch họa mà cộng đồng làng
được hình thành. Làng- xã Việt Nam là kết quả tiến triển tự nhiên của tổ chức
công xã.

12
Làng- xã Việt là một thực thể xã hội dựa trên quan hệ láng giềng kết hợp với
quan hệ huyết thống, là môi trường sinh hoạt văn hóa – xã hội từ bao đời nay đã gắn
bó với cuộc sống của người dân Việt Nam. Lũy tre, cây đa, giếng nước, sân đình…
là những biểu tượng đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi người Việt Nam. Làng- xã
Việt Nam ra đời vào giai đoạn tan ra của chế độ công xã nguyên thủy và hình thành
xã hội có giai cấp và nhà nước đầu tiên, tức vào khoảng thiên niên kỷ thứ I trước
Công nguyên. Đó là xã hội công xã nông thôn thuộc loại hình Á châu mà đặc trưng
cơ bản của nó là toàn bộ ruộng đất thuộc quyền sở hữu công xã và công xã đem
phân chia cho các gia đình nhỏ cày cấy. Gia đình nhỏ là đơn vị sản xuất, có nhà cửa,
vườn ở và công cụ lao động riêng, có quyền hưởng sản phẩm lao động do mình làm
ra, nhưng không có quyền sở hữu ruộng đất.
Như vậy, làng- xã là một tổ chức quần cư tự nhiên của những người dân
Việt, là nơi những người dân Việt sống và đoàn kết với nhau chống thiên tai, dịch
họa để lao động, sản xuất và tổ chức đời sống văn hóa vật chất và tinh thần. Làng-
xã là nơi thỏa mãn hầu hết những nhu cầu cơ bản của mỗi người dân. Làng- xã có
giới hạn lãnh thổ và môi trường văn hóa – tín ngưỡng xác định.
Ở giai đoạn đầu tiên trong lịch sử tiến hóa của người Việt, làng- xã là nơi cư
trú của một dòng họ - đó là giai đoạn làng công xã thị tộc. Những dấu vết về sự tổ
chức làng theo huyết thống như vậy còn lưu giữ đến ngày nay trong các tên gọi cổ
xưa của làng như: Trần xá, Ngô xá, Châu xá, Lê xá…. Mà như ở Hưng Yên bây giờ
vẫn còn tên gọi làng Đỗ xá, Nguyễn xá, Đặng xá,…Trong đó, “xá” có nghĩa là nơi ở.
Giai đoạn tiếp theo trong quá trình tiến hóa của làng - xã Việt là giai đoạn
làng – công xã nông thôn. Trong làng công xã nông thôn, toàn bộ ruộng đất thuộc

quyền sở hữu của làng xã. Đến giai đoạn này, văn hóa làng phát triển rực rỡ, tính
cộng đồng huyết thống, địa vực đan xen hòa trộn với tính cộng đồng văn hóa – tín
ngưỡng. Bởi thế, trải qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc chính quyền đô hộ vẫn
không đồng hóa được người Việt trong các làng, văn hóa Hán không lấn át được
văn hóa Việt. Văn hóa Việt được được bảo lưu, phát triển trong các làng - xã. Làng-
xã Việt không những là “cái nôi” nuôi nấng văn hóa Việt, mà còn là thành trì vững
chắc chống lại các cuộc xâm lăng và đồng hóa văn hóa.

13
Các di chỉ khảo cổ thuộc thời văn minh Đông Sơn cho biết, kiểu làng- xã
trên những gò đồi giữa miền đồng bằng là kiểu làng xuất hiện sớm và phổ biến
nhất. Khi tiến xuống miền đồng bằng, hệ thống đê điều trị thủy – thủy lợi chưa hình
thành khiến người Việt cổ phải chọn chỗ cao ráo trên các triền đồi, gò nhỏ làm nơi
trú ngụ. Hơn nữa, kiểu làng đó có thể phòng thủ, tiện lợi cho việc chống lại các
cuộc tiến công từ bên ngoài vào khi nền an ninh chưa được đảm bảo. Ở vùng đồng
bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, phần lớn các con sông đều lên xuống thất thường,
nên chỉ sau khi hệ thống đê điều trị thủy đã khá hoàn chỉnh thì kiểu làng trải dọc
theo bờ sông, bờ kênh mới hình thành. Kiểu làng này trở nên phổ biến hơn sau khi
nền an ninh chung đã được đảm bảo bởi quốc gia – nhà nước.
Mãi đến thời cận đại, khi các nền đô thị cùng hệ thống giao thông đường bộ,
đường thủy đã khá phát triển, khi kinh tế hàng hóa đã xâm nhập và phát triển trong
nông thôn, thì kiểu làng bố trí ở các đầu mối giao thông, các ngã tư, trải dọc theo
các lộ giao thông, mới xuất hiện và phát triển. dọc theo miền duyên hải, có các làng
chài trên các cồn cát, trên những đồi đất ven cửa sông và ven biên, với lối quần cư
chật chội hơn do tính chất của chài lưới.
Một loại làng - xã không phổ biến nhưng khá độc đáo là làng thủy cơ hay
còn gọi là làng chài. Về mặt hình thế thì làng thủy cơ được thành lập trên mặt nước
gồm những chiếc thuyền- nhà của những người làm nghề chài lưới hay chở đò. Về
cơ bản, cách thức tổ chức và sinh hoạt cộng đồng của làng thủy cơ cũng tương tự
như các làng - xã ở trên cạn.

Ở nước ta cho đến ngày nay, làng - xã thuần nông vẫn chiếm một tỷ lệ áp
đảo. Tuy nhiên, do dân số tăng nhanh, bình quân ruộng đất trên đầu người ngày
càng giảm, kỹ thuật canh tác ngày càng tiến bộ, nền sản xuất nông nghiệp ngày
càng tốn ít thời gian hơn. Vì vậy, các gia đình nông dân có khá nhiều thời gian nhàn
rỗi để làm việc khác ngoài việc trồng trọt. Thực tế cho thấy lượng thời gian này chủ
yếu được dùng để làm các nghề phụ như đan nát, chế tác các dụng cụ đơn giản,
buôn bán nhỏ, chăn nuôi, và những nghề thủ công truyền thống khác.
Do đó, có thể nói rằng đại bộ phận làng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ là loại
làng kết hợp nghề nông với các nghề phụ gia đình. Qua quá trình phát triển kinh tế

14
hàng hóa và phân công lao động xã hội từ các làng tách ra một số loại làng khác là
làng nghề, làng buôn. Làng nghề là làng mà trong đó hoạt động kinh tế đem lại thu
nhập chủ yếu cho dân làng là các nghề thủ công. Làng nghề phát triển ở miền Bắc
Việt Nam từ thế kỷ XVI trở đi, khi kinh tế hàng hóa bắt đầu phát triển ở nông thôn,
khi giao lưu kinh tế trong và ngoài nước được mở rộng.
Từ đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ tiến vào phía Nam, người Việt mang
mô hình làng - xã đến những vùng đất mới. Làng- xã ở ba miền có nhiều nét chung
cơ bản. Tuy nhiên, do môi trường địa lý tự nhiên, văn hóa xã hội có nhiều khác biệt
và không gian ngăn cách, giao thông thủy bộ chưa phát triển nên làng xã ở phía
Nam có nhiều nét khác biệt so với làng- xã Bắc Bộ và bắc Trung Bộ. Chúng khác
biệt trong kiểu bố trí, trong cách thức làm ăn, trong văn hóa, lối sống, sinh hoạt
cộng đồng,… càng đi vào Nam, tính độc lập, tách biệt giữa các làng- xã giảm bớt.
Làng - xã miền Nam thường trải dài theo kênh rạch, đường giao thông thuận lợi cho
kinh tế hàng hóa phát triển. Ở Nam Bộ, làng - xã gọi là ấp. Ấp Nam Bộ không hoàn
toàn giống với làng- xã miền Bắc, không có hoặc có rất ít ruộng đất công, các quan
hệ xóm ấp và luật tục không phức tạp và chặt chẽ nên mối quan hệ giữa người với
người trở nên thoáng hơn. Cư dân có thể dễ dàng di chuyển từ ấp này qua ấp khác
để làm ăn, ít phân biệt chính cư và ngụ cư. Cuộc sống ở ấp Nam Bộ không khép
kín. Trong điều kiện kinh tế hàng hóa, giao thương phát triển, người dân Nam Bộ dễ

chấp nhận cái mới, dễ hòa nhập với cộng đồng. Văn hóa của ấp am Bộ về cơ bản là
văn hóa tổng hợp hài hòa của cộng đồng cư dân Nam Bộ trên cơ sở truyền thống
văn hóa Việt Nam. Tất cả những điều đó đều được phản ánh trong ý thức của người
dân ấp Nam Bộ nói chung và tâm lý cộng đồng ở đây nói riêng.
Văn hóa làng- xã là một môi trường văn hóa tiềm ẩn nhiều sắc thái, bao quát
gần như toàn bộ những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc. Ở đó, các thành tố, các
giá trị văn hóa dân tộc được sinh thành, lưu giữ và trao quyền tới mỗi cá thể và cả
cộng đồng từ thời đại này sang thời đại khác như một dòng chảy không ngừng.
1.2.2. Đặc trưng cơ bản của văn hóa làng - xã
Thứ nhất là chủ nghĩa tập thể:
Điểm mạnh của nó là mọi người trong cộng đồng thương yêu giúp đỡ lẫn
nhau, gắn bó với nhau tạo thành một tập thể. Nhưng đặc trưng đó chỉ phát huy tác

15
dụng trong làng xã khép kín, có quen biết thì có cộng đồng mà không quen biết thì
không có tập thể.
Bước vào xa
̃

̣
i công nghiê
̣
p - đô thị rộng lớn, nơi mà mọi người không thể
quen biết thân thiết hết được với nhau, mọi hậu quả xấu bắt đầu nảy sinh. Lẽ ra mỗi
người một việc, việc mình mình làm thì người Việt chúng ta cứ phải la cà trò chuyện,
rồi tự cho mình cái quyền can thiệp vào việc riêng của người khác, nhà khác ngay cả
khi người ta không làm gì ảnh hưởng đến mình, đến tập thể, cộng đồng.
Chủ nghĩa tập thể kéo theo hệ lụy khác là thói cào bằng: Người Việt Nam
không muốn ai hơn mình nên cứ thấy ai hơn mình là tìm cách phá họ, dìm họ
xuống. Thói nói xấu sau lưng cũng từ đây mà ra. Cho nên Nguyễn Du mới nói “Chữ

tài liền với chữ tai một vần”. Vì thế người có tài phải học cách giấu mình đi; từ đó
mà nảy sinh sinh ra đức tính khiêm tốn giả vờ, không dám bộc lộ năng lực. Chủ
nghĩa tập thể trong văn hóa Việt còn sinh ra thói sĩ diện, “bệnh sĩ”, dù không được
như thế nhưng người ta vẫn cố phô trương ra mình như vậy – đó là nguyên nhân của
căn bệnh “nổ”, “chém gió”, mà từ trẻ đến già đều mắc phải [71].
Trong truyền thống cộng đồng của người Việt Nam, ít thấy có quan hệ trực
tiếp giữa cá nhân với tập thể mà chỉ có quan hệ giữa cá nhân với gia đình, gia tộc,
gia tộc có quan hệ với làng, làng có trách nhiệm với nước. Vì vậy, đối với tập thể
lớn thì vai trò của cá nhân bị hòa tan. Để duy trì được quan hệ giữa các cộng đồng
thì cá nhân phải hoà vào tập thể và ngược lại cơ chế quản lí làng - xã phải tổ chức
sao cho đảm bảo được quyền lợi bình đẳng giữa các thành viên. Biểu hiện rõ nét
nhất là quyền tham gia bầu chọn người đại diện tham gia vào bộ máy quản lí của
làng- xã, dân làng đựơc hỏi ý kiến trước những quyết định hệ trọng.
Xuất phát từ những đặc trưng hết sức cơ bản của nền văn hoá gốc nông
nghiệp như ý thức tôn trọng và ước vọng hoà hợp cùng thiên nhiên, lối sống tư duy
tổng hợp mang tính chất của chủ nghĩa kinh nghiệm phong phú cho nên về mặt tổ
chức cộng đồng xã hội, người Việt Nam luôn sống và tổ chức lối sống theo nguyên
tắc trọng tình, sống cố định, ngại di chuyển và lấy gia tộc, họ hàng, láng giềng hàng
xóm làm mối quan hệ giao tiếp, sinh hoạt hàng đầu trong cuộc sống thường nhật.

16
Làng- xã có thể là nơi ở của một họ hoặc một vài dòng họ lớn. Các họ trong
làng có mối quan hệ gắn bó lâu đời và mang tính bất biến với chủ nghĩa tập thể và
tự quản rất cao. Người Việt rất sợ cảnh bị “đuổi ra khỏi làng”, sợ cảnh phải bỏ nhà,
bỏ cửa, bỏ làng ra đi. Làng- xã chính là nơi cư trú, là nơi mà mọi người gắn bó với
nhau bằng quan hệ huyết thống, quan hệ cộng đồng và quan hệ sản xuất. Với cơ sở
văn hoá là nền tảng nông nghiệp mà nghề trồng lúa nước là nghề chính, người Việt
luôn có xu hướng thích đẻ nhiều (nhiều con nhiều của), làm đổi công cho nhau, bên
cạnh đó tính quần tụ giúp người Việt có thể giúp đỡ nhau chống đỡ với thiên tai,
địch họa, do đó họ phải hợp sức với nhau. Người Việt trong một làng dù không có

mối quan hệ thân tộc thì họ vẫn luôn liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành tình làng
nghĩa xóm, láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau hay bán anh em xa mua láng giềng
gần. Như vậy, bà con lối xóm là mối quan hệ cộng đồng gắn kết quan trọng thứ hai
sau quan hệ huyết thống dòng tộc.
Nguyên tắc quan trọng hình thành nên làng xã là chủ nghĩa tập thể. Chủ
nghĩa tập thể có vai trò gắn kết các thành viên trong làng lại với nhau thông qua
các biểu tượng mang tính truyền thống, như cây đa, bến nước, sân đình. Hầu hết,
mọi làng xã của người Việt đều hội tụ cả ba biểu tượng này. Dù đi xa mãi đâu mỗi
khi về làng, hình ảnh mà người ta mong chờ được nhìn thấy đầu tiên chính là cây đa
đầu làng. Phải nói rằng, cây đa chính là nơi hội tụ giao tiếp của làng với thế giới bên
ngoài, là chốn nghỉ chân của lữ khách qua đường hay của những người dân sau một
ngày lao động nơi đồng ruộng. Bên cạnh cây đa, bến nước chính là nơi tập trung
cho sinh hoạt thường nhật của dân làng, đặc biệt là những người phụ nữ. Bến nước
có thể là một đoạn của con sông chảy qua làng hay một hồ lớn của làng thậm chí
đôi khi chỉ là một giếng nước. Đây chính là chỗ giao lưu, tâm sự chuyện trò của chị
em phụ nữ trong khi tắm cho con, vo gạo, rửa rau…
Nếu như, bến nước là nơi tập trung của phụ nữ trong làng thì cánh đàn ông
của làng lại thường tập trung ở sân đình. Sân đình chính là trung tâm hành chính,
văn hoá xã hội của làng- xã. Tất cả các việc quan trọng của làng đều diễn ra ở đây
như hội họp việc làng, xét xử kiện tụng, đón rước quan trên, hội hè ăn uống, văn
hoá văn nghệ giải trí. Về mặt kiến trúc, đình làng được xây dựng trên những nguyên

17
tắc của thuật phong thuỷ và thường được xây dựng tại trung tâm của làng. Một làng
có phúc hay không người ta thường ngắm đình của làng đó xem thế đất và hướng
đình có phù hợp theo phong thuỷ không.
Như vậy, có thể tóm lại rằng, trong truyền thống cộng đồng Việt Nam, ít
thấy những quan hệ trực tiếp giữa cá nhân với các cộng đồng lớn mà thường là quan
hệ trách nhiệm với xóm làng, làng có trách nhiệm với nước và ngược lại. Bởi thế,
một cá nhân bình thường chỉ có vai trò trong khuôn khổ gia đình họ mà thôi, còn ra

đến cộng đồng lớn, cá nhân luôn bị tan biến đi trong đó. Từ đó, để duy trì những
quan hệ cộng đồng, cá nhân phải hòa mình vào tập thể và ngược lại cơ chế quản lý
làng xã phải được quyền bình đẳng giữa các thành viên. Biểu hiện rõ nét nhất của
truyền thống này là quyền được tham gia bầu chọn người đại diện, tham gia vào bộ
máy quản lý làng - xã. Trước những quyết định hệ trọng, dân làng được hỏi ý kiến.
Do đó, tập thể có vai trò quan trọng đối với quá trình “lập pháp” và “hành pháp”
cũng như đối với “tư pháp” trong làng”. Do tính cộng đồng cao như vậy nên nhiều
học giả cho rằng cộng đồng làng xã Việt Nam đã làm nảy sinh truyền thống dân
chủ làng- xã.
Thứ hai là tính bảo thủ:
Cái được gọi là truyền thống dân chủ làng- xã về thực chất là tính chất công
xã- thị tộc còn được lưu tồn từ thời nguyên thủy, và cũng chỉ tồn tại ở giai đoạn đầu
của quá trình hình thành làng- xã; còn sau đó, làng- xã vận hành theo những nguyên
tắc mặc định và cứng nhắc. Độ vênh giữa lệ làng “bất di bất dịch” với đời sống vật
chất và nội tâm của cá thể “luôn biến động” theo chiều hướng ngày một giãn rộng,
để có thể duy trì sự tồn tại của mình, lệ làng bóp nghẹt mọi tiềm năng sáng tạo, mọi
ý thức về cái tôi của chủ thể. Nhân cách, và tính đa dạng của nhân cách bị tan biến
trong cộng đồng làng- xã. Trong làng- xã, thời gian lịch sử dường như ngưng đọng
lại [61, tr.86].
Theo TS Cao Thị Sính, vì được củng cố bởi những điều kiện kinh tế và xã
hội ngưng đọng hàng nghìn năm nên tâm lý tiểu nông có tính bảo thủ và sức ỳ rất
lớn. Thể hiện trước hết ở đặc điểm người Việt ít có sự khẳng định về cái tôi cá
nhân, về nhân cách độc lập của mình. Người Việt ít khi xưng “tôi” mà luôn hòa tan

18
mình vào các mối quan hệ cộng đồng, thường xác định vị thế và trách nhiệm của
mình trong quan hệ cộng đồng để có xưng hô tương ứng: Là anh, là em, là con, là
cháu, Cái cá nhân gần như bị hòa tan, gần như bị che lấp bởi con người cộng
đồng. Đặc điểm văn hóa này có ở mỗi người dân, bám vào họ một cách bền chặt và
dai dẳng trở thành một đặc điểm tâm lý Việt bền vững.

Xuất phát điểm của làng- xã Việt Nam truyền thống về cơ bản là làng- xã
nông nghiệp. Nền kinh tế làng- xã mang tính tự cung, tự cấp. Mọi sinh hoạt đều bị
bó hẹp bên trong lũy tre làng, ít có điều kiện giao lưu với bên ngoài, khép kín với
thói quen sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán. Phương thức sản xuất này cùng với
tính khép kín trong quan hệ dòng họ, thôn xóm dẫn đến tư duy của người tiểu nông
không có tầm nhìn xa, không có tính chiến lược, bảo thủ trong sự tiếp nhận cái mới.
Cách tư duy ấy, cách nhìn ấy, cùng với sự rụt rè thiếu tự chủ của con người cá nhân
trong cộng đồng là điều kiện để nảy sinh tâm lý bám làng; dù đói, dù no cũng bám
lấy làng mình, ở lại làng mình: “Ta về ta tắm ao ta ”. Người nông dân thích sự ổn
định, an phận, ngại đi xa để làm ăn mở mang tầm nhìn, họ chỉ muốn “an cư lạc
nghiệp” nên nảy ra tâm lý cầu an. Người tiểu nông Việt Nam vốn ưa cái thanh bình,
tĩnh lặng, nhẹ nhàng, ngại sự thay đổi. Vì vậy, không nên đánh giá quá cao những
yếu tố tương tự dân chủ của làng xã, vì cùng với thời gian, chúng đã chuyển hóa
thành mặt đối lập.
Thứ ba là tính tự quản của làng – xã:
Tính tự quản của làng – xã được thể hiện ở chỗ, các thành viên giám sát lẫn
nhau đã trở thành một yêu cầu tự nhiên và là biện pháp quan trọng để duy trì kỷ
cương. Tính tự quản được vận hành thông qua kết cấu quản trị của các làng – xã.
Tính tự quản được thực hiện trên cơ sở việc tất cả mọi người đều tự nguyện hành
động theo hương ước.
Chế độ quân điền thực hiện, ruộng đất của làng nào thì làng ấy sử dụng, nhà
nước không trực tiếp phân chia, làng tự phân chia lấy đã làm cho tính tự trị tương
đối của làng xã tiếp tục tồn tại.
Tính tự quản của làng- xã vốn có nguồn gốc lịch sử xa xưa, nhưng vịêc thực
hiện chế độ quân điền và sự xuất hiện thêm các quan hệ cộng đồng trong làng- xã

19
làm cho nó càng được củng cố. Việc chia ruộng đất đòi hỏi phải có tổ chức đại diện
các giáp, các họ cùng với hội đồng chức dịch bảo đảm sự phân chia cho hợp lý,
tương đối công bằng. Việc phân chia này lại có lệ riêng của làng, có khi không theo

đúng thể lệ quân điền của nhà nước. Chế độ quân điền Gia Long đề ra ba năm một
lần chia, nhưng không ít làng xã lại kéo dài đến bốn năm.
Như vậy, tính tự quản của làng xã được duy trì một phần là do chế độ quân
điền. Đây không phải là tàn dư dân chủ của công xã nguyên thuỷ còn lại, mà trên cơ
sở sử dụng quân điền và cách phân chia ruộng đất công trong thời phong kiến sản
sinh ra. Tính tự quản tương đối của làng xã lại được củng cố thêm trong việc lập
hương ước, nhưng từ thời Lê sơ về sau thì hương ước ngày càng nhiều. Theo Hồng
Đức thiện chính thư thì cuối thế kỷ XV, hương ước thành văn bản đã phổ biến, đôi
nơi chính quyền khuyên “không nên lập khoán ước riêng và nếu muốn lập khoán
ước thì phải nhờ các bậc nho giả viết và phải trình lên quan chức nha môn xem xét”.
Rõ ràng đến thế kỷ XV, hương ước các làng đã được viết thành văn bản. Hương
ước có văn bản thì lệ làng được định hình cụ thể thêm và mạnh mẽ thêm. Các
hương ước của những làng gọi là “danh hương” như Mộ Trạch ở Hải Dương;
Quỳnh Đôi, Nho Lâm ở Nghệ An; Đông Ngạc ở Từ Liêm; Kim Đôi ở Bắc Ninh đều
mới được hình thành văn bản từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhiều làng vẫn tiếp
tục bổ sung thêm trong hương ước nhiều luật lệ mới [72].
Hương ước là bộ luật của làng, bắt buộc các thành viên phải tuân thủ.
Hương ước gắn bó các thành viên trong một cộng đồng tương đối chặt chẽ và tự
nguyện, lệ thuộc lẫn nhau, phục tùng làng xã. Mỗi thành viên trong làng- xã từ ăn
mặc, nói năng, đi lại, hội họp, thờ cúng, ma chay, cưới xin đến nghĩa vụ đối với gia
đình, họ hàng, làng xóm đều quy định trong hương ước. Những quy định trên có ý
nghĩa như là hình thức tổ chức xã hội trong làng- xã.
Văn hóa làng- xã mang tính tự quản, làng nào biết làng đấy, các làng tồn tại
khá biệt lập với nhau và có phần nào biệt lập với triều đình phong kiến. Mỗi làng là
một “vương quốc” nhỏ khép kín với luật pháp riêng (mà các làng gọi là hương ước)
và tiểu triều đình riêng (trong đó nội đồng kì mục là cơ quan lập pháp, lí lịch là cơ
quan hành pháp, nhiều làng tôn xưng bốn cụ cao tuổi nhất làng là tứ trụ).

20
Tính tự quản và các quan hệ cộng đồng trong văn hóa làng- xã khiến cho con

người chỉ tồn tại hợp pháp với tư cách là thành viên chính thức, vì lý do nào đó mà
có người không đủ tư cách chính thức như dân ngoại tịch ngụ cư hoặc bị xoá tên
trong sổ làng thì không được lệ làng đảm bảo, bị sống ngoài lệ làng.
Sự phát triển dân số càng tăng, mật độ dân số càng đậm đặc thì mối liên kết
càng chặt. Điều này thể hiện trong các hương ước. Những làng- xã có lịch sử lâu
đời, có nhiều ngành nghề, dân số đông và nhiều tầng lớp xã hội khác nhau thì
hương ước lại càng phức tạp, đa dạng, quy định càng chi tiết, cụ thể. Chẳng hạn như
làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu, Nghệ An) là làng lớn, đông dân, làm nhiều nghề
nghiệp, nhiều tầng lớp xã hội thì hương ước khá dày, hàng mấy trăm điều khoản,
được biên soạn trong nhiều thế hệ, từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX. Hương ước làng
Quỳnh Đôi lại chia làm 3 phần: khoán hội, khoán làng, khoán phe. Hoặc như làng
Mộ Trạch (Cẩm Bình, Hải Dương) cũng là làng dân đông, lâu đời lại có nhiều quan
lại sĩ phu thì hương ước cũng ra đời rất sớm và có trên trăm điều khoản.
Ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Lam sở dĩ có hiện tượng
hương ước xuất hiện và xuất hiện sớm còn do tác động của dân số. Làng nào dân số
đông thì hương ước phức tạp, đa dạng và ngược lại nếu dân thưa ruộng nhiều, nghề
ít thì hương ước ít điều khoản, đơn giản. Bởi lẽ, một trong những tính chất của
hương ước là tự điều khiển xã hội trong làng, dân càng đông càng nhiều nghề mà lại
muốn tạo nên một kết cấu chặt chẽ, ổn định thì hương ước phải phong phú, phức
tạp, đề cập nhiều mặt của cuộc sống (bao gồm tư tưởng, tín ngưỡng, hội làng, kinh
tế, giáo dục, hương ẩm…)
Tuy nhiên, tính tự quản của làng- xã có hai mặt:
Một là, về mặt tích cực.Có thể thấy tác dụng tích cực nhất của tính tự quản
làng- xã là làm cho nội bộ làng xã có một sự cố kết chặt chẽ mà khó có thế lực nào
có thể phá vỡ. Nó làm nên sức sống lâu bền của làng.
Nhờ làng xã có tính tự quản tương đối góp phần làm cho đất nước có một
nền văn hoá phong phú, đa dạng. Chúng ta đã có những làng văn hoá với những nét
văn hoá đặc trưng nổi bật. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, nó không bị văn hoá
của tổ chức xã hội khác đồng nhất. Nó không bị xoá bỏ bởi văn hoá làng khác, vùng


21
miền khác, hay sự can thiệp của chính quyền trung ương, thậm chí là chính quyền
của ngoại xâm. Với tính tự quản của mình, làng xã là nơi bảo lưu tốt nhất những giá
trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, đáng quý để cho con cháu đời sau noi gương học
tập như: truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, truyền thống giữ đạo hiếu,
nhân nghĩa, truyền thống học tập…
Hai là, về mặt tiêu cực. Làng - xã là công cụ của chính quyền trung ương
nhằm bóc lột nông dân. Trong thời kỳ phong kiến, nhà nước luôn dựa vào làng xã
để thu cống phú, thuế má, binh dịch. Đến thời Pháp, khi mới đặt nền đô hộ trên đất
nước ta, chúng đã có ý thức lợi dụng bộ máy và cơ chế quản lý cũ của làng - xã để
vơ vét tiền của của nhân dân.
Tính tự quản trong văn hóa làng- xã luôn có xu hướng làm cho làng- xã hoạt
động độc lập hoàn toàn, xa rời quỹ đạo quản lý của nhà nước. Có thể nói, trong thời
bình, sự cố kết giữa các làng xã rất lỏng lẻo, mà khi đó chính quyền trung ương tập
quyền lại suy yếu, không đủ sức kiểm soát nổi làng xã thì điều tất yếu là trong nước
sẽ sinh biến loạn. Ví dụ như cuối thời Trần (cuối thế kỷ XIII - XIV), xã hội có nhiều
rạn nứt. Mô hình tập quyền thân dân của nhà Trần bị khủng hoảng. Chính quyền
trung ương không thể kiểm soát được làng xã. Hậu quả là triều Trần sụp đổ.Chúng
ta vẫn nghe câu “phép vua thua lệ làng”. Thật ra nói như vậy cũng hơi cường điệu
vị trí của làng- xã. Lệ làng thế nào thì cũng không được trái với phép nước. Nhìn
chung là hương ước của làng xã thống nhất với pháp luật của nhà nước. Cơ cấu
quyền lực của làng xã là quyền lực kép, có sự hoà hợp của quyền tự trị và quyền
nhà nước. Nhưng câu nói đó đúng trong trường hợp nhà nước yếu, không quản lý
nổi làng xã như trên. Khi đó, làng- xã tự do vận hành theo tục lệ riêng, theo sự điều
khiển của một số cá nhân chức sắc trong làng, bất chấp cả phép nước.
Tính tự quản trong văn hóa làng- xã là nguồn gốc và là kẻ nuôi dưỡng chủ
nghĩa địa phương, cục bộ. Vì bản chất của làng- xã là “một sự cố kết có tính chất
địa phương” như Ph.Ăng-ghen nhận định. Nó hình thành “tâm lý làng”, “giá trị
làng” và chỉ có làng mình là hơn cả. Nó không dễ gì chấp nhận những văn hoá tiến
bộ từ bên ngoài. Chúng ta đã nghe những câu như: “Khôn ngoan ở đất nhà bay. Dù

che ngựa cưỡi đến đây cũng hèn”, hay câu “ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao

×