Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

các hợp chất gây rối loạn nội tiết ( endocrine disrupying compounds – edcs) thường có mặt trong nước thải cơ chế hoạt động và biện pháp giảm thiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.74 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

TIÊU LUẬN NHÓM
MÔN HỌC : ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG
CÁC HỢP CHẤT GÂY RỐI LOẠN NỘI TIẾT
( ENDOCRINE DISRUPYING COMPOUNDS – EDCs)
THƯỜNG CÓ MẶT TRONG NƯỚC THẢI. CƠ CHẾ
HOẠT ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
GV: TS NGUYỄN THỊ THANH KIỀU
HV: Trần Đức Thuận
Lê Thị Diệu Hiền
Nguyễn Ngọc Như
Nguyễn Ngọc Thùy Linh
Lê Thu Thủy
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Nguyễn Duy Hiếu
Nguyễn Thanh Nguyên
Trần Hoàng Luân
Nguyễn Quốc Thái
Nguyễn Thị Ngọc Báu
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 3 – 2011
MỤC LỤC
1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC CHẤT GÂY RỒI LOẠN NỘI TIẾT 1
1.1 Khái niệm về hệ thống nội tiết 1
1.2 Khái niệm về Hormon 1
1.3 Các chất gây rối loạn nội tiết – EDCs là gì? 4
2 NGUỒN GỐC PHÁT SINH CÁC CHÁT GÂY RỒI LOẠN NỘI TIẾT 4
2.1 Nguồn gốc tự nhiên 4
2.2 Nguồn gốc nhân tạo: 5
3 CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHÁT GÂY RỒI LOẠN NỘI TIẾT - EDCs 8


4 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT GÂY RỐI LOẠN NỘI TIẾT 9
4.1 Ảnh hưởng đối với động vật 9
4.2 Ảnh hưởng đối với con người 10
4.3 Ảnh hưởng của một số chất gây rối loạn nội tiết 12
5 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU EDCs TRONG NƯỚC THẢI 16
5.1 Biện pháp hành chính và nâng cao ý thức cộng đồng 17
5.2 Các kỹ thuật hóa lý 17
5.3 Kỹ thuật sinh học 18
5.4 Phát triển công nghệ vật liệu thay thế an toàn thân thiện với môi trường 18
1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC CHẤT GÂY RỒI LOẠN NỘI TIẾT
1.1 Khái niệm về hệ thống nội tiết
Hệ thống nội tiết là một mạng lưới phức tạp, gồm tập hợp các cơ quan nội tiết
(các tuyến) và hormon do chúng sản sinh ra nhằm điều tiết quá trình sinh trưởng,
cũng như nhiều hoạt động/hành vi của các loài động vật, kể cả con người.
Hình 1-1 Hệ thống nội tiết trong cơ thể người
Các cơ quan nội tiết cung cấp một lượng hocmon đã được đong đếm kỹ lưỡng
vào hệ thống tuần hoàn, theo máu đi đến những bộ phận khác nhau của cơ thể để
kiểm soát và điều tiết các chức năng. Một số hormon còn có thể do một số bộ phận
khác của cơ thể (không phải tuyến), như dạ dày, ruột hoặc các tế bào thần kinh tiết
ra, và chúng chỉ hoạt động ở gần nơi chúng được sản sinh ra.
Hệ thống nội tiết là rất quan trọng cho sự kiểm soát và điều tiết của tất cả các
chức năng chính và các quy trình của cơ thể như kiểm soát năng lượng; sinh sản;
miễn dịch; kiểm soát hành vi; tăng trưởng và phát triển,…
1.2 Khái niệm về Hormon
Hormon là các chất hóa học do các tế bào hay nhóm tế bào tiết trong cơ thể
người và động vật sản sinh ra, được vận chuyển trong máu hay dịch não tủy đến
1
điều khiển/điều hòa hoạt động của các tế bào hay các cơ quan nơi có các cơ quan
thụ cảm hormon(hormone receptor).
Sự kết hợp hormon + receptor mang tính đặc hiệu cao và dẫn đến những

quá trình sinh lý đặc thù cho mỗi loại hormon trong cơ thể. Để phát huy được
tác dụng, các hormon phải kết hợp được với các receptor của chúng.
Hình 1-2 Hornmone tăng trưởng
Ví dụ: hormon sinh dục estrogen (chủ yếu do buồng trứng và nhau thai tiết ra)
được vận chuyển đến kết hợp với receptor tại nhiều cơ quan như tử cung, âm đạo,
tuyến vú, mô mỡ có tác dụng duy trì các đặc điểm sinh dục của phụ nữ, các động
vật cái và chức năng của các cơ quan trong hệ sinh dục, quy định các đặc tính liên
quan đến sự khác biệt giới tính của các quá trình sinh lý, sinh hóa trong cơ thể.
 Vai trò của hormon
Hormon được tiết từ các tuyến nội tiết trực tiếp vào máu. Hormon đóng vai
trò rất quan trọng trong việc phân lập các mô của động vật, sự sinh trưởng của
chúng, sự phát triển các chức năng sinh sản và điều hoà sự cân bằng bên trong cơ
thể. Các hormon khác nhau tác động lên các cơ quan và các mô khác nhau trong cơ
thể. Hormon có tác động và với cường độ ở từng giai đoạn của chu kỳ sống.
Hormon được tiết ra từ các tuyến nội tiết khi chúng được đồihỉ và chúng sẽ chuyển
động trong các mạch máu để thực hiện các tác động được cơ thể đòi hỏi tại các cơ
quanhc các mô của cơ thể. Một số hormon được dùng để kích hoạt và truyền tín
hiệu trực tiếp hoặc gián tiếp tới DNA trong nhân, kích thích sự sinh ra các protein
2
đặc thù. Các hormon đó sau sẽ bị hoà tan và biến mất. Quá trình hoạt động đúng của
chức năng hormon thật phức tạp, cho đến nay vẫn chưa có một giải thích nào thật
đầy đủ là tại thời điểm nào các hoá chất gây rối loạn nội tiết bị lọt vào cơ thể, có thể
ảnh hưởng lên chức năng bình thường của hệ nội tiết.
 Hormon làm việc thế nào?
Hormon được phân loại thô thành hormon steroid, amino acid-inductive và
peptide (protein) tuỳ theo thành phần hoá học của chúng. Chúng được vận chuyển
trong máu ở dạng tự do và được gắn với các chất mang là protein. Khi đến các cơ
quan hoặc các mô thích hợp các hormon sẽ gắn kết với các cơ quan thụ cảm trong tế
bào (trường hợp hormon steroid và amono acid-inductive) và các cơ quan nhận cảm
trên bề mặt của tế bào (trường hợp hormon peptidehc hormon protein), được kích

hoạt và tương tác với DNA.
Hoạt động của hormon được kiểm soát ở một mức rất ổn định bằng cơ chế có
phản hồi. Khi nồng độ của một hormon tăng đến một mức nhất định thì cơ chế phản
hồi.
+ Các hormon phải được tổng hợp trong các tuyến nội tiết.
+ Các hormon phải được lưu giữ trong các tuyến nội tiết và sẽ được giải
phóng ra khi có yêu cầu.
+ Các hormon khi được giải phóng ra sẽ được chuyển qua đường máu vào cơ
quan nội tạng đích (địa chỉ yêu cầu) hoặc bị tiêu huỷ trong gan hoặc bị thải ra khỏi
cơ thể qua đường thận.
+ Các nội tiết tố (hormon) nhận ra các cơ quan thụ cảm được gắn kết với
chúng và thực hiện chức năng kích hoạt.
+ Các hormon sau đó chuyển tín hiệu đến các nhiễm sắc thể DNA để tạo ra
các protein hoặc kiểm soát sự phân chia tế bào.
Nếu một hoá chất gây rối loạn nội tiết tác động lên bất kỳ quá trình nào trên
đây thì sẽ phá vỡ chức năng bình thường của hormon hoặc chức năng thông thường
sẽ bị thay thế. Có khoảng 7 hoá chất hiện nay đang bị nghi ngờ có tiềm năng gây rối
loạn nội tiết. Phần lớn các chất đó đều được nhận định là có chức năng rối loạn các
nội tiết tố qua việc gắn kết với các cơ quan thụ cảm (được nói đến tại bước 4 trên).
3
Ngoài các chất này, dioxin và các hợp chất thiếc hữu cơ cũng được coi là các hoá
chất ngăn cản quá trình 5. Các styren được coi là các hoá chất làm cản trở sự tổng
hợp hormon trong tuyến yên và gây rối loạn cơ chế phản hồi. Như vậy chúng ngăn
cản quá trình (1) và (3).
1.3 Các chất gây rối loạn nội tiết – EDCs là gì?
Theo định nghĩa của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Anh, Các chất gây rối loạn
nội tiết – EDCs là những hợp chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi xâm
nhập vào cơ thể sống có thể tác động đến các tuyến nội tiết và hocmon hoặc đến
những nơi hocmon hoạt động - các cơ quan nhận cảm, làm rối loạn hoạt động của
chúng.

Một số chất EDCs xuất hiện trong môi trường và đã được con người biết đến
như diethylstilbesterol (DES), dioxin, polychlorinated biphenyls (PCBs), dichloro-
diphenyl-trichloroethane (DDT), Bisphenol A, 17β Estradiol (E2), Dibutylphthalate,
Nonylphenol, Octylphenol, Nonylphenolethoxycarboxylate (NPEC),

Hình 1-3 Công thức cấu tạo của một vài chất EDC xuất hiện trong môi trường
2 NGUỒN GỐC PHÁT SINH CÁC CHÁT GÂY RỒI LOẠN NỘI
TIẾT
2.1 Nguồn gốc tự nhiên
Trong tự nhiên EDCs có thể xuất hiện từ các trận động đất, núi lửa, sóng
thần, với các hợp chất thuộc nhóm STEROIDS ( 17β oestradiol (hocmon buồng
trứng); Oestron (hocmon động dục),…Quá trình vận chuyển EDCs trong tự nhiên
được thể hiện qua hình sau:
4
Hình 2-4 Quá trình vận chuyển của EDCs trong tự nhiên
2.2 Nguồn gốc nhân tạo:
EDCs có thể hình thành như một sản phẩm phụ không mong muốn của công
nghiệp hóa học, từ những chất sử dụng rất phổ biến trong đời sống hằng ngày: dược
phẩm (steroid), các sản phẩm chăm sóc cá nhân - kem chống nắng, nước hoa, mỹ
phẩm… (Parabens), các sản phẩm tẩy rữa - xà phòng, nước rữa toilet, nước lau
kiếng, dầu gội…(alkyl phenols, ethoxylates, nonylphenol,…), các phụ phẩm trong
sản phẩm nhựa (Bisphenol A, Phthalate, Monobutyltin, Dibutyltin…) đến các sản
phẩm hóa học chuyên biệt: thuốc trừ sâu, trừ cỏ, các hợp chất cơ kim (dùng trong
sơn tàu, bảo quản gỗ…), các hợp chất vòng sử dụng trong công nghiệp
Polychlorinated Biphenyls (PCBs)-(dùng trong dầu máy), Polybrominated Flame
Retardants (PBDEs) (chất chống cháy),…. hoặc trong quá trình thiêu hủy các chất
dẻo.
Phân loại dưới đây của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Anh (2000) và Miller and
Sharpe (1998) cho ta một cái nhìn rõ hơn, tương đối chuyên môn hơn, về bản chất,
nguồn gốc và đường di chuyển của các chất EDCs.

5
Các chất EDCs Nguồn hoặc đường di chuyển
1. Tự nhiên
Nhóm STEROIDS
- 17β oestradiol (hocmon
buồng trứng)
- Oestron (hocmon động dục)
Nước thải, nước mặt chảy tràn từ các diện tích canh
tác nông nghiệp
2. Tổng hợp
a. Nhóm STEROIDS
- Ethinyl oestradiol (chất
tránh thụ thai, contraceptives)
Nước thải

b. Nhóm ALKYLPHENOLS
- Nonylphenol
- Nonylphenol-ethoxylat
- Octylphenol
- Octylphenol-ethoxylat
Các chất có hoạt tính bề mặt – một số loại chất tẩy,
bột giặt, chất dẻo. Có thể xâm nhập vào môi trường
qua hệ thống nước thải.
c. Nhóm thuốc trừ sâu, diệt cỏ
TRIAZIN HERBICID
- Atrazin
- Simazin
Atrazin là một trong những loại thuốc trừ sâu, diệt
cỏ sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, chủ yếu trong
canh tác ngô. Có thể khuếch tán vào hệ thống nước

ngầm. Nhiều nước phát triển đã cấm sử dụng cả hai
loại thuốc này trong các hoạt động phi nông nghiệp.
d. Nhóm phosphat hữu cơ
(ORGANOPHOSPHAT)
- Dichlorvos
- Dimethoat
- Demeton-S-methyl
Các hóa phẩm dùng trong sinh hoạt gia đình, các
loại thuốc trừ sâu, v.v. có thể xâm nhập vào môi
trường dưới hình thức khuếch tán vào nước ngầm,
nhất là nước chảy từ các diện tích sản xuất nông
nghiệp, phun thuốc trừ sâu trong sản xuất nông
nghiệp, di chuyển trong khí quyển v.v.
e. Nhóm các dung môi hữu cơ
(ORGANIC SOLVENTS)
- Trichloroethylen
- Perchloroethylene
- Benzene
Dùng trong giặt tẩy, giặt khô, lót ống nước, sơn vẽ,
sơn sửa nhà cửa, công nghiệp điện tử v.v.
6
Các chất EDCs Nguồn hoặc đường di chuyển
h. Nhóm chlor hữu cơ
(ORGANOCHLORINES)
- Endosulfan
- Trifluralin
- Permethrin
- Lindan
- DDT, aldrin, dieldrin
- Các hóa phẩm dùng trong sinh hoạt gia đình, các

loại thuốc trừ sâu v.v. Có thể xâm nhập vào môi
trường dưới hình thức khuếch tán vào nước ngầm,
nhất là nước chảy từ các diện tích sản xuất nông
nghiệp, phun thuốc trừ sâu trong sản xuất nông
nghiệp, di chuyển trong khí quyển v.v.
- Trước kia được dùng như một loại thuốc trừ sâu,
kể cả phun cho cừu và các loại gia súc khác
- Còn được sử dụng ở một số nước, có thể tích tụ
trong hàng hóa nhập khẩu. Ở các nước phát triển
nguồn chủ yếu là những khu vực trước kia từng bị ô
nhiễm.
f. Nhóm các hợp chất khác
- Polychlorinat biphenyl
(PCBs)
- Tributyltin
- Dioxin và furan
- Thiêu đốt rác thải, nhất là các loại biến thế điện bị
thải. Cũng là sản phẩm phụ của một số hoạt động
công nghiệp.
- Sơn chống hôi trên các tầu biển lớn, chất bảo quản
gỗ, xâm nhập vào môi trường dưới dạng khuếch tán.
- Các nguồn khuếch tán, kể cả các ngành công
nghiệp chế/luyện kim, thiêu đốt rác thải, nhất là rác
thải y tế.
[Nguồn: Cơ quan Bảo vệ Môi trường Anh (2000) và Miller and Sharpe
(1998)]
7
3 CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHÁT GÂY RỒI LOẠN
NỘI TIẾT - EDCs
Hình 3-5 Cơ chế tác động của các chất gây rối loạn nội tiết

Cơ quan thụ cảm của các hormon estrogen, androgen, hormone tuyến giáp là
các protein thành viên của liên nhóm cơ quan thụ cảm nhân (nuclear receptors).
Chúng thực hiện được chức năng khi kết hợp được với hormon. Phức hợp
hormon+receptor thông qua các yếu tố đáp ứng trên DNA (hormone response
element) dẫn đến quá trình sao mã, giải mã của các gene đích và biểu hiện ở sự duy
trì, phát triển và thực hiện chức năng của các cơ quan. Thật không may, những thụ
quan này lại là những chiếc khóa có tính "chung chạ" nên có thể nhận những chiếc
"chìa khóa rởm". Các chất có khả năng trở thành nhừng chiếc "chìa khóa rởm" này
sau khi vào cơ thể người và động vật, theo máu đến kết hợp được với các cơ quan
thụ cảm của hormon sẽ dẫn đến các trường hợp sau:
 Bắt chước hoạt động của các hormone trong cơ thể như: estrogens hay
androgens gây nhầm lẫn cho hệ nội tiết cơ thể
 Làm mất tác dụng của hormone
 Thay đổi chu trình chuyển hóa và tổng hợp của hormone
 Mô phỏng vị trí các thụ thể của hormone (modifying hormone receptor
levels)
 Gây nhiễu các hệ thống xác định thông tin (interfering in other Signaling
systems) có mối liên hệ gián tiếp với hệ thống nội tiết như: hệ thống thần kinh hay
miễn dịch.
8
Như vậy, có thể nói các hợp chất này “đánh lừa” hệ thống nội tiết và các cơ
quan khác của cơ thể xem nó như một hormone, từ đó tương tác gây ra các biến đổi
không thể phục hồi trong cơ thể sinh vật.
Khi một hormon steroid được tổng hợp trong tuyến nội tiết và đi đến cơ quan
nội tạng đích, nó sẽ gắn với cơ quan thụ cảm và tạo ra DNA tổng hợp thành một
protein đặc thù. Loại hormon này xác định loại cơ quan thụ cảm mà nó gắn kết. Hoá
chất gây rối loạn nội tiết gắn kết với một cơ quan thụ cảm và dẫn đến gen sẽ thu
nhận tín hiệu sai. PCB, DDT nonylphenol và bisphenol A tác động giống hormon,
gắn kết với các cơ quan thụ cảm estrogen và làm sai lạc tính năng sinh sản của con
cái. DDE (một dẫn xuất của DDT) và vinclozin (hoá chất nông nghiệp) gắn kết với

cơ quan thụ cảm andrro gen (kích tố tính dục) và ngăn cản chức năng đó.
Các nhà khoa học đã báo cáo về sự tồn tại của các hoá chất gây sự sản sinh
các protein chức năng bằngcách kích hoạt các gen qua tác động lên đường truyền
tín hiệu trong tế bào mà không gắn trực tiếp với các cơ quan thụ cảm hormon. Ví dụ
dioxin không trực tiếp gắn với cơ quan thụ cảm estrogen hoặc với cơ quan nhận
cạm androgen mà chúng gây ảnh hưởng lên chức năng estrogen một cách gián tiếp
qua việc gắn với một protein trong tế bào và kích hoạt các gen.
4 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT GÂY RỐI LOẠN NỘI TIẾT
4.1 Ảnh hưởng đối với động vật
Đã có nhiều bằng chứng cho thấy EDCs tác động tiêu cực đến khả năng sinh
sản, tăng trưởng và phát triển của một số loài động vật hoang dã. EDCs có khả năng
gây ra những tác hại như:
 Suy giảm khả năng sinh sản, gia tăng các bệnh về đường sinh sản, dậy thì
sớm ở các cá thể cái;
 Giảm số lượng sinh các cá thể đực, dị dạng cơ quan sinh sản ở các cá thể
đực;
 Một số EDCs có thể kìm hãm sự phát triển của hệ thống thần kinh và
hệ thống miễn dịch.
Có thể nêu một vài thí dụ về tác động của các chất EDCs đối với hệ động vật
hoang dã như sau:
9
 Sự suy giảm về lượng của các sấu chúa trong khu bảo tồn hồ Apoka (Hồ lớn
nhất ở Florida-Mỹ) vào thập niên 80. Mặc dầu được bảo vệ nghiêm ngặt vì nằm
trong sách đỏ của Mỹ, lượng cá thể của cá sấu này ngày càng suy giảm, và chỉ duy
nhất ở khu vực này khiến người ta nghĩ đến vấn đề ô nhiễm môi trường và sự việc
được sáng tỏ khi phân tích được một lượng chất EDCs cao đột biến trong nước hồ
Apoka, chất này nhiễm vào hồ do hoạt động nông nghiệp của vùng và chảy vào hồ.
Nghiên cứu cá sấu trong hồ các nhà khoa học nhận thấy bộ phận sinh dục của cá sấu
cái (buồng trứng) và cá sấu đực (tinh hoàn) không bình thường, kết quả là từ 80
-95% trứng đã thụ tinh không thể nở thành công, một ảnh hưởng trực tiếp của EDCs

đến sự tồn tại sinh vật. Các loài chim ăn cá ở vùng này cũng gặp những biểu hiện
bệnh tương tự;
 Số lượng hải cẩu ở biển Baltic hoặc cá sấu sống trong hồ nước bị ô nhiễm
ngày càng sút giảm;
 Vỏ trứng các loài chim mồi bị mỏng dần;
 Cá thể cái của một số loài ốc biển xuất hiện các cơ quan sinh dục đực;
 Cá nuôi trong môi trường chứa vài phần triệu (mg/l) chất gây động dục tự
nhiên hoặc tổng hợp có triệu chứng chuyển giới tính .
Sở dĩ, sự có mặt của EDCs trong môi trường khiến chúng ta lo lắng vì những
lý do sau:
 EDCs hoặc các biến thể của chúng, có phạm vi di chuyển rất rộng. Một số
EDCs phân rã khá nhanh trong môi trường, nhưng nhiều chất khác lại khá bền vững
và chính chúng là những chất gây nhiều quan ngại nhất. Chẳng hạn, người ta đã tìm
thấy Chlor hữu cơ, được cho là có nguồn gốc từ một bãi chôn lấp rác thải độc hại ở
Hoa Kỳ, với hàm lượng đáng kể trong một số loài động vật như gấu ở Bắc cực;
 EDCs tích tụ dần theo con đường sinh học trong chuỗi thức ăn với nồng độ
đáng kể trong các sản phẩm động vật như mỡ, cá và sữa. Các loài động vật thủy
sinh dễ chịu tác động nhất, đặc biệt là các loài ăn thịt, vì chúng nằm ở trên cùng của
“chuỗi thức ăn”, nơi các hóa chất bền vững tích tụ lại theo thời gian;
4.2 Ảnh hưởng đối với con người
Trong cuộc sống hằng ngày lượng lớn bao nilon và chai nhựa được sử dụng
rộng rãi, các chất EDC trong nhựa, dễ tác dụng nhất với đồ ăn, thức uống có chất
béo và nhiệt độ cao. Do đó các vật đựng bằng nhựa, bao nylon sẽ “thôi” EDC ra nếu
đựng thực phẩm, nhất là thực phẩm có chất béo, chai dầu mỡ, nước mắm… Thực
10
phẩm không có chất béo như nước ngọt, nước tinh khiết… cũng bị “thôi” ra một ít
EDC.
Những sản phẩm dùng trực tiếp như các loại mỹ phẩm (làm chất hóa dẻo,
định hương, dung môi cho nước hoa, sơn móng tay, chất khử mùi, son môi, keo
dựng tóc, gel chải tóc, dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, xà bông, bột giặt, nước rửa

chén…) thì EDC lại thấm qua da rất nguy hiểm khi dùng dài ngày cho đàn ông, phụ
nữ, nhất là cho trẻ con
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy EDCs gây rối loạn nội tiết làm cho tỷ lệ
một số loại bệnh sinh sản và ung thư ở người gia tăng, chẳng hạn:
 Vào những năm 1950-1960, nhiều phụ nữ được kê thuốc diethylstilbestrol
(DES) để tránh sẩy thai, nhưng chẳng những nó không giúp cải thiện được tình
trạng này mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho con cái những người phụ nữ
này. Năm 1971, các bác sĩ bắt đầu báo động về tỷ lệ tăng cao ở các thiếu nữ một số
bệnh như ung thư tử cung, dị dạng các bộ phận bài tiết và sinh dục, cũng như rối
loạn hệ thống miễn dịch. Quá trình rà soát lại lịch sử nhiễm độc của các bệnh nhân
đã cho phép kết luận về việc sử dụng chất DES của những người mẹ;
 Ung thư vú, tiền liệt tuyến, buồng trứng, tinh hoàn, v.v. – những bệnh phụ
thuộc hocmon – là những bệnh phổ biến nhất ở các nước phát triển như châu Âu,
Bắc Mỹ, Nhật Bản, Australia. Kể từ khi các trường hợp mắc bệnh ung thư được
phát hiện (đầu những năm 1960), người ta nhận thấy, số ca bị ung thư vú, tiền liệt
tuyến hoặc tinh hoàn đã tăng lên đáng kể. Chẳng hạn ở Mỹ hoặc các nước châu Âu,
nguy cơ bị ung thư vú và tiền liệt tuyến ở nam và nữ thế hệ 10X cao gấp hai lần so
với thế hệ cha mẹ họ. Nhiều bằng chứng cho thấy các yếu tố môi trường có thể gây
ra những bệnh kể trên. Chẳng hạn những công nhân thường tiếp xúc với các chất
dẻo, dung môi hữu cơ, thuốc trừ sâu và các loại hóa chất độc hại khác có nguy cơ bị
ung thư cao. Các thức ăn như sữa hoặc protein động vật có thể trực tiếp tác động
đến quá trình chuyển hóa hocmon. Lindane, DDT và chlor hữu cơ trong sữa bị nghi
là có liên quan đến số ca ung thư vú gia tăng ở Israel. Ngoài ra, thức ăn cũng có thể
chứa các chất ô nhiễm khác như thức ăn tăng trọng, thuốc trừ sâu, vật liệu đóng gói,
v.v. là những chất có thể đóng vai trò như EDCs. Vì thế, cũng giống như đối với
EDCs tự nhiên, một số loại thực phẩm có thể là nguồn gốc của EDCs tổng hợp
trong môi trường.
11
 Đã có nhiều bằng chứng về mối liên quan giữa các hợp chất gây động dục
trong môi trường với các bệnh ung thư phụ thuộc hocmon. Theo Báo cáo của Hội

Hoàng gia Anh năm 2000, một trong số các hình thức nhiễm độc của con người đối
với các chất gây động dục tự nhiên trong nửa thế kỷ qua ở Anh là mức tiêu thụ gia
tăng các sản phẩm sữa bò kết hợp với những thay đổi trong thực tiễn sản xuất sữa
bò, trong đó chu kỳ vắt sữa được thực hiện liên tục ngay cả đối với những bò cái
đang trong thời kỳ mang thai (khi đó hàm lượng các chất gây động dục trong sữa
tăng cao). Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy sự có mặt của một chất kích
thích tăng trưởng giống như insulin (insuline-like growth factor-1, IGF-1) trong sữa
cũng có liên quan chặt chẽ với cả hai loại bệnh ung thư vú và tiền liệt tuyến. Chẳng
hạn một nghiên cứu cho thấy là phụ nữ bị nhiễm IGF-1 ở nồng độ cao từ một vài
năm trước có nguy cơ bị ung thư vú cao gấp 7 lần so với những người chịu nồng độ
IGF-1 thấp hơn. Đối với ung thư vú, mối quan ngại chủ yếu là các chất gây động
dục, có thể tác động đến quá trình chuyển hóa hocmon hoặc phá hủy DNA thông
qua những hình thức khác. Gần đây, một số thí nghiệm nuôi cấy tế bào ung thư vú
bị biến đổi gien (phụ thuộc vào chất gây động dục) (MCF-7) đã cho thấy một số hóa
chất như bisphenol-A, PCB, DDT và kể cả estradiol (hocmon buồng trứng) có thể
kích thích tế bào tăng trưởng tùy thuộc vào nồng độ của chúng.
 Nhiễm EDCs có thể gây hậu quả ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào các
giai đoạn của vòng đời hoặc thậm chí theo mùa. Chẳng hạn nhiễm EDCs trong giai
đoạn phát triển ban đầu (trong dạ con, khi mới đẻ v.v.) có thể gây ra những hậu quả
suốt đời. Trẻ sơ sinh, trẻ em đang phát triển cơ quan sinh dục dễ
bị nhiễm EDCs hơn cả vì những chất này tác động đến sự phát triển của những bộ
phận quan trọng nhất của cơ thể và hệ thống sản sinh hocmon. Và cũng tương tự
như đối với DES, sự nhiễm độc của bố mẹ có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc
đối với con cái họ, thậm chí hàng chục năm sau. Ngược lại, nhiễm EDCs trong giai
đoạn trưởng thành ít để lại hậu quả rõ rệt.
 Chất dietylstilbestrol dùng để ngừa sẩy thai trước đây, đã gây dị dạng thai
nhi, hoặc trẻ gái sau này bị ung thư âm đạo ở tuổi dậy thì… nên đã bị cấm sử dụng.
4.3 Ảnh hưởng của một số chất gây rối loạn nội tiết
DDT
12

Dichloro-diphenyl-trichloroethane (DDT) được dùng lần đầu làm thuốc trừ
sâu vào năm 1936. Ngay sau đó, DDT đã được xử dụng rộng rãi khắp thế giới
trong việc khử trùng và kiểm sóat mầm mống gây bịnh sốt rét. Nhưng chỉ hai thập
niên sau, một số chuyên gia thế giới đã khám phá ra tác hại của DDT lên môi
trường và sức khỏe của người dân. Do đó, tại Hoa Kỳ hoá chất nầy đã bị cấm xử
dụng hẳn DDT từ năm 1972 và hoá chất nầy chiếm vị trí thứ 10 trong danh sách 12
“hóa chất dơ bẩn” hay “hạt bụi ô nhiễm hữu cơ không bị hủy” (POP) đã được thông
qua qua hiệp ước Stockholm, Thụy Ðiển năm 2002. Lý do là sau khi được xử dụng,
DDT vẫn tiếp tục tồn tại trong nguồn nước, lòng đất và bụi DDT vẫn lơ lững trong
không khí. DDT không hoà tan trong nước nhưng hòa tan trong dung môi hữu cơ và
được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ xếp vào danh sách hóa chất cần phải
kiểm soát vì có nguy cơ tạo ra ung thư cho người và thú vật.
Con người tiếp nhiễm DDT qua nhiều cách khác nhau: trực tiếp và gián tiếp.
Về trực tiếp, trong thời gian phun xịt thuốc, con người có thể bị nhiễm qua phổi
hoặc qua da. Về gián tiếp, khi ăn các thực phẩm như ngũ cốc, rau đậu đã bị nhiễm
DDT, cũng như tôm cá sống trong vùng bị ô nhiễm, DDT sẽ đi vào cơ thể qua
đường tiêu hoa và tích tụ theo thời gian trong các mô mỡ và gan của con người. Tại
Hoa Kỳ, mặc dù đã bị cấm xử dụng từ năm 1972, nhưng hàm lượng DDT trung
bình trong cơ thể của mỗi người dân là 0,8 ug.
Trước hết, đứng về phương diện cấp tính, nếu ăn nhằm thực phẩm chứa vài
gram hóa chất trong một thời gian ngắn, có thể bị ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần
kinh. Người bị nhiễm độc sẽ bị run rẩy, co giựt mạnh kéo theo tình trạng ói mửa, đổ
mồ hôi, nhức đầu, và chóng mặt. Các hiện tượng trên có thể chấm dứt ngay sau việc
nhiễm độc được ngăn chặn và bịnh nhân được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, đã có
vài trường tử vong do nhiễm độc cấp tính được báo cáo trong lịch sử y học.
13
Về phương diện mãn tính, khi bị nhiễm độc với liều lượng nhỏ trong một thời gian
dài, nhiệm vụ của gan bị thay đổi, lượng diếu tố (enzyme) của gan trong máu có thể
bị tăng lên và sữa mẹ là nơi tích tụ hóa chất quan trọng nhất. Thí nghiệm lên chuột
cho thấy các hiện tượng sau đây xảy ra sau một thời gian dài bị nhiễm độc. Nếu bị

nhiễm độc vào khoảng 20-50 mg/ngày/kg cơ thể, điều nầy có thể ảnh hưởng đến
việc sinh sản, đến các tuyến nội tiết như tuyến giáp trạng, nang thượng thận. Nếu bị
nhiễm lâu hơn nữa có thể đứa đến ung thư.
Polychlorinated biphenyls
Các PCB trong tự nhiên có chu kỳ bán huỷ hàng trăm năm (rất bền, bền hơn
cả DDT). PCB là nhóm hợp chất mà trong phân tử của chúng chứa 2 nhóm phenyl
được clohoá, được phát hiện trong chuỗi thức ăn liên quan đến các thuỷ vực (sông,
hồ) như trong bùn lắng, cây cỏ, sinh vật phù du, cá, động vật thân mềm, các loài
chim sống quanh thuỷ vực và lẽ dĩ nhiên ở cả các mô mỡ của những người có sử
dụng tôm, cá làm thực phẩm trong bữa ăn.Các nhà khoa học cho biết, hàm lượng
clo (Cl) trong PCB càng cao thì hợp chất càng độc. PCB ảnh hưởng đến hệ thần
kinh, gan và có khả năng gây ung thư. Để phân huỷ các PCB người ta phải nung vật
liệu chứa PCB đến nhiệt độ cao, trên 1200oC. Tuy nhiên khi nung, PCB có thể bốc
theo khói, đồng thời có thể chuyển hóa thành các chất độc khác.
PCBs được tạo ra bằng cách nung nóng benzen, một sản phẩm phụ của tinh
luyện xăng dầu, với clo. Chúng được sản xuất thương mại đầu tiên bởi Công ty Hóa
chất Swann trong năm 1927. Năm 1933, các ảnh hưởng sức khỏe tiếp xúc trực tiếp
PCB đã được nhìn thấy ở những người làm việc với các hóa chất tại cơ sở sản xuất
ở Alabama. Năm 1935, Monsanto mua lại công ty, đảm nhận sản xuất ở Mỹ và cấp
giấy phép công nghệ sản xuất PCB quốc tế.
Những ảnh hưởng của phơi nhiễm cấp tính với PCBs được biết đến trong các
công ty đã sử dụng PCB của hãng Monsanto, họ đã thấy những tác động đến những
công nhân đã tiếp xúc với nó thường xuyên. Kết quả là việc tiếp xúc trực tiếp với da
làm cho da ở trong tình trạng giống như mụn trứng cá nặng được gọi là chloracne.
Việc tiếp xúc làm tăng nguy cơ ung thư da, ung thư gan và ung thư não. Monsanto
đã cố gắng trong nhiều năm để giảm nhẹ các vấn đề sức khỏe liên quan đến phơi
nhiễm PCB để tiếp tục bán hàng.
14
Ảnh hưởng sức khỏe bất lợi của PCB khi tiếp xúc với con người trở thành
không thể phủ nhận khi hai sự kiện dầu ăn bị nhiễm độc gây hại hàng ngàn cư dân ở

Nhật Bản và Đài Loan, dẫn đến một lệnh cấm trên toàn thế giới về sử dụng PCB
trong năm 1977. Các nghiên cứu gần đây cho thấy sự can thiệp nội tiết của một số
congeners PCB là độc hại đến gan và tuyến giáp, gia tăng béo phì ở trẻ em khi tiếp
xúc trong bụng mẹ và có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Khi trẻ em bị nhiễm độc chất, độc chất cản trở sự tiếp thu bài học của trẻ em,
cản trở sự phát triển năng lực đầy đủ, đó là kết quả của những tương tác giữa di
truyền học, nhân tố xã hội, và môi trường. Gần 12 triệu (17%) trẻ em ở Mỹ bị già đi
trước 18 tuổi, tiếp thu bài kém, kém phát triển về hành vi và ý thức, được đưa đến
những trung tâm điều khiển và ngăn ngừa bệnh ở Mỹ. Những đứa trẻ với chương
trình học đặc biệt tăng thêm 191% từ năm 1977 đến năm 1994. Khoảng 1% trẻ em
bị chứng chậm phát triển thần kinh tác động tính tự ái cao vào khoảng ÷ 21.000 trẻ.
Bisphenol A
Bisphenol A được tìm thấy trong một số chai nước bằng nhựa và bình sữa
em bé, hộp đựng thức ăn bằng nhựa, vật liệu nha khoa, các lớp lót thực phẩm bằng
kim loại và các lon sữa bột. Nó là một chất gây rối loạn nội tiết được biết đến nhiều,
hàng trăm nghiên cứu đã thấy rằng động vật trong phòng thí nghiệm tiếp xúc với
liều thấp đã tăng tỷ lệ bệnh tiểu đường, ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến, giảm
số lượng tinh trùng, các vấn đề sinh sản, dậy thì sớm, béo phì, và vấn đề thần kinh.
Một nhóm nghiên cứu của INRA, tại Toulouse, Pháp đã chứng minh rằng việc tiếp
xúc với Bisphénol A (BPA) có gây ra những hậu quả cho hoạt động của ruột. Phân
tử này nằm trong thành phần cấu tạo nên những vật dụng nhựa thường được tìm
thấy trong cơ thể của đa số dân chúng, ở mọi lưa tuổi…Thế mà BPA là một mồi nội
tiết tố có khả năng bắt chước tác động của oestrogen, những nội tiết tối tình dục nữ,
ngoài vai trò trong hoạt động sinh sản còn thiết yếu cho sự phát triển của nhiều bộ
phận như não hay hệ tim mạch. Các nhà nghiên cứu INRA cho thấy là bộ phận tiêu
hóa của chuột rất nhạy cảm với những liều BPA thấp, ảnh hưởng đến độ thấm của
15
ruột, sự đau sâu và phản hồi miễn dịch đối với trường hợp viêm tiêu hóa. Họ cũng
vạch trần ra ảnh hưởng của BPA đối với phôi thai và và thai nhi sẽ dẫn đến sự suy
yếu của hoạt động phòng vệ đường ruột ở tuổi trưởng thành. Những nghiên cứu này

mở ra nhiều phối cảnh cho việc đánh giá nguy cơ tiếp xúc với những rối loạn của
tuyến nội tiết. Kết quả này được đăng tải trên tạp chí online của PNAS ngày 14-15
tháng 12 năm 2009.
Phthalates
Phthalates là một nhóm các hoá chất thường xuyên sử dụng để làm chất dẻo linh
hoạt trở nên hơn. Có khoảng 25 loại hóa chất trong nhóm này. Trong những thập kỷ
gần đây, chúng đã có mặt trong rất nhiều loại sợi phục vụ đời sống xã hội, từ đôi
giày đi dưới chân đến sơn tường, sàn nhà, các loại thảm, rèm cửa, vòi hoa sen, cáp
điện…; rồi các khung chống rỉ sét, làm mềm dẻo cánh cửa, bảng điều khiển, vô-
lăng trong xe ô tô, Phthalate cũng được sử dụng để ổn định màu sắc và hương thơm
của một số loại mỹ phẩm .Thậm chí, một số nhà khoa học tin rằng các sợi này có cả
trong thực phẩm do quá trình chế biến.
Các ngành công nghiệp hóa chất toàn cầu sản xuất gần sáu triệu tấn phthalates mỗi
năm. Ngày càng nhiều nhà khoa học nghi ngờ rằng phthalates có thể liên quan với
khả năng sinh sản của nam giới trên toàn cầu (số lượng tinh trùng giảm khoảng
50% trong nửa thế kỷ qua) cũng như vấn đề giới tính của bé trai từ trong bụng mẹ.
Theo đó, sự phát tán các chất độc trong chất dẻo vào cơ thể sẽ gây gián đoạn việc
sản xuất testossterone.
Những nghiên cứu trước đây trên động vật đã xác định điều đó, điều mà các
nhà khoa học gọi là “hội chứng phthalate”. Mắc phải hội chứng này, động vật giống
đực sẽ bị “nữ hóa”, dẫn đến sự suy giảm về chất lượng tinh trùng cũng như khả
năng sinh sản, và có nguy cơ cao đối với bệnh ung thư tinh hoàn. Nhóm nghiên cứu
cũng cho biết rằng ngay cả khi phthalate ở mức độ trung bình trong nước tiểu người
mẹ cũng có thể có hại cho cơ quan sinh dục của trẻ sơ sinh nam.
5 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU EDCs TRONG NƯỚC THẢI
Để loại trừ EDCs trong nước thải người ta thường dùng phối hợp các biện
pháp hóa học, hóa lý cũng như sinh học. Việc sử dụng công nghệ xử lý nào còn tùy
16
thuộc vào loại EDCs, thành phần của nước thải, chi phí hóa chất, chi phí vận hành,
bảo dưỡng và xử lý các chất thải thứ cấp phát sinh.

5.1 Biện pháp hành chính và nâng cao ý thức cộng đồng
Cộng đồng Âu châu đã cấm sử dụng EDC trong các sản phẩm liên hệ đến sức
khỏe con người. Nước ta cũng có Quyết định số 3339/2001/QĐ-BYT ngày
30/7/2001 quy định hàm lượng chất “thôi” ra tối đa từ bao bì đựng thực phẩm là 10
mg/dm2 hoặc tối đa là 60 mg/kg thực phẩm đựng trong bình. Tuy nhiên quy định
này chỉ mới áp dụng cho chất DEP trong khi có rất nhiều chất EDC nêu trên trong
các sản phẩm tiêu dùng
Mặt khác để phổ biến tính độc và ảnh hưởng của EDC lên môi trường và con
người cần phổ cập thường xuyên và nâng cao nhận thức cho mọi người, hướng đến
việc sử dụng các loại túi an toàn và thân thiện môi trường, giảm thiểu các núi rác
chai nhựa, nilon đang ngày một nhiều khắp các đại dương.
5.2 Các kỹ thuật hóa lý
a. Phương pháp màng lọc
Màng lọc thường dùng để xử lý nước thải chứa EDCs, do bởi khả năng giảm
lượng nước thải, dễ lắp đặt vận hành. Tuy nhiên do cấu trúc màng (kích thước lỗ)
nhỏ, công nghệ này cần chia dòng nguồn thải.
Ưu điểm của kỹ thuật này là xử lý rất nhanh chóng, hệ thống xử lý nhỏ gọn và
màng có thể tái sử dụng. Nhược điểm dòng chứa càng nhiều chất thải giữ lại, màng
dễ bị tắc nghẽn áp lực nước tăng dòng chảy giảm dần, cần phải thường xuyên rửa
màng và thay thế các module định kỳ. Hơn nữa, nước thải thu được sau quá trình
rửa màng lọc phải xử lý lại và chi phí đầu tư ban đầu thường lớn.
b. Phương pháp hấp phụ và trao đổi ion
Phương pháp hấp phụ và trao đổi ion có thể sử dụng để “tách” EDC ra khỏi
dòng thải, với chất hấp phụ chủ yếu ở đây là than hoạt tính. Để tăng hiệu quả của
quá trình xử lý và giảm chi phí thường kết hợp thêm phương pháp keo tụ (Polimer),
hoặc phân hủy sinh học.
c. Phương pháp oxi hóa
17
Các quá trình oxid hóa nâng cao (AOPs-Các quá trình oxid hóa với thế oxid
hóa cao hơn oxigen)


cũng được dùng để xử lý nước thải chứa EDCs. Cơ sở của quá
trình là tạo ra các gốc tự do có thế oxid hóa cao có thể phản ứng với các hợp chất
khó phân hủy trong nước thải như màu. Các quá trình oxid hóa nâng cao bao gồm:
quá trình xử lý dùng Siêu âm, ozon hóa, fenton, điện và quang hóa…. Trong số đó
quá trình Ozon, UV/H
2
O
2
, fenton (Fe/H
2
O
2
) và UV/TiO
2
là những kỹ thuật oxid hóa
nâng cao được sử dụng nhiều nhất.
5.3 Kỹ thuật sinh học
EDCs rất khó phân hủy và khả năng phân hủy EDCs của vi sinh vật lại yếu
hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp người ta cũng sử dụng vi sinh vật để loại bỏ
EDCs trong nước thải như dùng bùn non để loại bỏ một phần chất EDCs ra khỏi
nước thải, nhưng trong bùn non không xảy ra quá trình phân hủy bản thân EDCs mà
chỉ tách chúng ra khỏi nước thải nhờ quá trình hấp phụ do đặc tính kém phân cực
của EDCs. Ngay cả trong cơ chế phân hủy ở trên ta cũng thấy hợp chất cuối cùng
AP hầu như không thể chuyển hóa sinh học tiếp tục.
Hình 5-6 Quá trình phân hủy sinh học Alkylphenol polyethoxylate
Các phân tử bùn hoạt tính không chỉ hoạt động như chất hấp phụ các
hormone mà còn đóng vai trò như màng động lực hoặc lớp cản các vi chất ô nhiễm.
Công nghệ màng sinh học là đại diện cho một sự kết hợp các cơ chế khác nhau để
loại bỏ các EDCs. Một mặt, các bông bùn có kích thước nhỏ hơn và hoạt tính cao

hơn có thể tăng cường khả năng phân hủy và các bông bùn có kích thước khác cho
phép lưu giữ các chất bị hấp phụ.
5.4 Phát triển công nghệ vật liệu thay thế an toàn thân thiện với môi trường
CHẤT PHỦ SINH THÁI MỚI SẼ THAY THẾ MÀNG BAO BÌ NHỰA Các nhà
nghiên cứu phát triển màng phủ sinh thái dùng sản xuất bao bì thân thiện từ tinh bột
18
và đất sét được dự kiến thay thế màng nhựa, họ đang tìm kiếm các đối tác để
chuyển từ việc nghiên cứu sang thành hàng hóa kinh doanh. CaiLar có thể dùng
thay thế màng nhựa có nguồn gốc từ dầu như dùng tráng phủ ngăn ẩm cho bao bì
giấy và giấy bìa, các nhà nghiên cứu từ dự án chung giữa trường đại học Sheffield
Hallam University (SHU) Anh Quốc và Karlstad University Thụy Điển. Sản phẩm
được nghiên cứu ban đầu nhằm dùng cho các loại thực thẩm chứa ít nước nhất, như
bánh quy và phó mát. Tráng phủ là một phần của chương trình bao bì bền vững
(Sustainpack) một chương trình nghiên cứu của Châu âu; nhằm khuyến khích việc
sử dụng các sản phẩm bao bì từ nguồn gốc tự nhiên truyền thống. Sản phẩm này
vừa đoạt giải 3 tại cuộc thi cho các nhà đổi mới tại Diễn đàn toàn cầu 2010 tổ chức
tại Stockholm, Thụy Điển. “Tiêu thụ đang gia tăng trong xã hội và đó là điều càng
quan trọng để tìm vật liệu. Nhóm nghiên cứu khám phá một số loại tinh bột và đất
sét để tìm loại vật tư kết hợp phù hợp. Một thách thức phải vượt qua là tính giòn của
tinh bột, mà nó càng dễ vỡ hơn khi cho thêm đất sét vào. "Do đó, với tất cả các chất
phủ bằng tinh bột, chúng tôi cũng đã xác định một chất hóa dẻo phù hợp, an toàn
khi tiếp xúc với thực phẩm," giáo sư Breen nói. "Đó là sự tương tác hiệp lực giữa
tinh bột, đất sét và chất hóa dẻo, nó cung cấp đặc tính ngăn ẩm một cách xuất sắc."
Ông giải thích rằng, với giấy bìa không có lớp tráng phủ bề mặt nào thì có tỷ lệ
thấm hơi nước (Water Vapour Transmission -WVTR) là 340g /m
2
/ngày. Nếu phủ
thêm hai lớp riêng biệt tinh bột và chất hóa dẻo độ thấm WVTR giảm còn
260g /m
2

/ngày. Một bước thay đổi rõ rệt là với sự kết hợp của đất sét vào hai lớp
phủ trên đã cho thấy tỷ lệ thấm hơi nước giảm mạnh còn 30g/m
2
/ngày. Việc thực
nghiệm đã được tiến hành ở nhiệt độ 23°C với độ ẩm tương đối 50%
19

×