Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phân tích mối liên hệ giữa phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TRIPs (1994) và Công ước BERNE (1886) về bảo hộ quyền tác giả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.7 KB, 5 trang )

Đề bài: Phân tích mối liên hệ giữa phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TRIPs (1994)
và Công ước BERNE (1886) về bảo hộ quyền tác giả.

Bài làm:
Hiệp định TRIPs(1994) và Công ước BERNE (1886) là hai trong số các điều ước
quốc tế đa phương có ghi nhận tổng thể nhất các điều khoản về vấn đề bảo hộ quyền
tác giả, trong đó Công ước BERNE là văn bản mang tính nền tảng nhất về các vấn đề
này còn Hiệp định TRIPs là một văn bản chuyên về nhóm quyền về những khía cạnh
liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, Hiệp định TRIPs bảo hộ tất cả các
đối tượng sở hữu trí tuệ, theo đó các nội dung liên quan tới bảo hộ quyền tác giả cũng
thuộc phạm vi của hiệp định.
Có thể thấy, hai văn bản đã tạo ra hành lang pháp lý trong việc bảo hộ quốc tế quyền
tác giả, Công ước Berne quy định các quyền tối thiểu trong bảo hộ quyền tác giả ở
các quốc gia thành viên và Hiệp định TRIPs trên cơ sở đó thừa nhận sự tuân thủ từ
Điều 1 đến Điều 21 và cả phụ lục trong Công ước Berne, bên cạnh đó Hiệp định chi
tiết đối với một số trường hợp nhất định. Điều này được thể hiện tại Điều 9 của Hiệp
định về mối quan hệ với Công ước Berne, và tiếp theo tại các Điều 10, 11, 12, 13, 14.
Theo đó, có thể thấy rõ mối liên hệ chặt chẽ và bổ trợ cho nhau giữa hai văn bản này
về phạm vi điều chỉnh đối với vấn đề bảo hộ quyền tác giả, bảo đảm cho các quốc gia
thành viên có cơ sở để tuân thủ khi tham gia một trong hai hoặc cả hai điều ước này.
Về phạm vi điều chỉnh đối với bảo hộ quyền tác giả trong hai điều ước này thể hiện ở
một số nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, về đối tượng được bảo hộ, theo ghi nhận tại Điều 9, Hiệp định TRIPs bảo
hộ tất cả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được vật chất hóa đã được liệt
kê tại Điều 2 của Công ước Berne ví dụ như: như sách các bài giảng, bài phát biểu,
bài thuyết giáo; các tác phẩm kịch, hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịch
câm, các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện ảnh trong đó có các tác
phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình tương tự quy trình điện ảnh, các
tác phẩm đồ họa, hội họa, kiến trúc, điêu khắc..., có thể bảo hộ một số tác phẩm là
1
công văn của Nhà nước về hành pháp, tư pháp, không bảo hộ đối với các tác phẩm


mang tính chất thời sự thuần túy, mang tính thông tin, báo chí và theo Điều 9.2 của
Hiệp định Trips, các ý tưởng, thủ tục và phương thức điều hành hoặc khái niệm toán
học không được bảo hộ quyền tác giả . Ngoài ra, Hiệp định còn ghi nhận việc bảo hộ
các chương trình máy tính dù dưới dạng mã nguồn hay mã máy đều phải được bảo hộ
theo như tác phẩm văn học theo Công ước Berne ( Điều 10).
Về các quyền được bảo hộ, Hiệp định bảo hộ tất cả các quyền của tác giả trừ các
quyền được cấp theo hoặc phát sinh trên cơ sở quy định tại Điều 6 bis của Công ước
Berne. Theo Điều 6bis, đó là các quyền tinh thần phát sinh trên cơ sở quyền đứng tên
tác giả độc lập với quyền kinh tế của tác giả như: quyền phản đối bất kì sự xuyên tạc,
cắt xén hay sửa đổi hoặc nhưng vi phạm khác đối với tác phẩm có thể làm phương hại
đến danh dự, tiếng tăm của tác giả sau khi quyền này được chuyển nhượng. Ngoài ra
còn có các quyền phát sinh sau khi tác giả chết theo quy định tại khoản 2 Điều 6 bis.
Thứ hai, về điều kiện bảo hộ, Điều 3 Công ước Berne ghi nhận bảo hộ : Tác phẩm
của các tác giả là công dân của một trong những nước thành viên của Liên hiệp hoặc
cư trú thường xuyên ở các quốc gia thành viên cho dù những tác phẩm đó đã công bố
hay chưa; Tác phẩm của các tác giả không phải là công dân của một trong những
nước thành viên của Liên hiệp được công bố lần đầu tiên ở một trong những nước
thành viên của Liên hiệp, hay đồng thời công bố ở một nước trong và một nước ngoài
Liên hiệp. Hiệp định Trips thừa nhận tuân thủ các điều kiện này theo Công ước Berne
về điều kiện bảo hộ cho các tác phẩm của các tác giả.
Thứ ba, về thời hạn bảo hộ, đây cũng là một trong những nội dung Hiệp định Trips
tuân thủ theo các quy định của Công ước Berne. Theo Điều 7 Công ước và Điều 12
Hiệp định thì sẽ bảo hộ suốt đời và ít nhất 50 năm sau khi tác giả qua đời trừ đối với
tác phẩm nhiếp ảnh và các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thời hạn bảo hộ ít nhất là 25
năm kể từ ngày tác phẩm được thực hiện, còn lại các tác phẩm khác không được tính
2
thời hạn bảo hộ theo đời người thì sẽ được bảo hộ ít nhất 50 năm tính từ ngày phổ cập
tác phẩm đến công chúng hoặc tính từ ngày tác phẩm được thực hiện. Ngoài ra các
quốc gia thành viên có thể ghi nhận thời hạn bảo hộ dài hơn thời hạn của hai điều ước
này.

Thứ tư, là về các quyền của tác giả đối với tác phẩm. Theo quy định của Công ước,
tác giả được bảo hộ sẽ có quyền đối với việc dịch, sao chép tác phẩm trừ một một số
trường hợp ngoại lệ đặc biệt các tác phẩm có thể được phép sao chép, miễn sao không
làm phương hại đến những quyền lợi hợp pháp của tác giả. Tác phẩm cũng có thể
được sử dụng tự do có mục đích một cách hợp pháp và phù hợp với thông lệ đúng
đắn như việc sử dụng tác phẩm để trích dẫn, minh họa phục vụ cho việc giảng dạy.
Các quy định này được ghi nhận cụ thể từ Điều 9 đến Điều 14 của Công ước Berne,
tại Điều 14 của Hiệp định Trips có cụ thể đối với việc bảo hộ những người biểu diễn,
người sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát thanh truyền hình với các bài biểu
diễn, bản ghi âm và chương trình phát sóng. Hiệp định TRIPs qui định người biểu
diễn có quyền ngăn chặn việc thu, tái bản, phát trên phương tiện vô tuyến chương
trình biểu diễn của mình mà không xin phép. Người sản xuất chương trình thu thanh
có quyền cho phép hoặc cấm tái bản trực tiếp hoặc gián tiếp chương trình thu thanh
của mình. Các tổ chức phát thanh truyền hình có quyền cấm thu, tái bản và phát lại
trên phương tiện vô tuyến chương trình truyền hình của mình mà không xin phép.
Như vậy có thể thấy rằng, Hiệp định Trips và Công ước Berne có mối liên hệ chặt
chẽ, bổ trợ cho nhau trong việc ghi nhận vấn đề bảo hộ quốc tế quyền tác giả. Công
ước Berne là nền tảng ghi nhận chung nhất mọi vấn đề về bảo hộ quyền tác giả còn
Hiệp định Trips trên cơ sở tuân thủ phần lớn các quy định được ghi nhận trong công
ước và cụ thể hóa một số trường hợp bảo hộ nhất định đúng với mục tiêu của các
thành viên khi tham gia xây dựng và kí kết hiệp định.
3



III. CÁC QUI ĐỊNH CƠ BẢN HIỆP ĐỊNH

III.1 Tiêu chuẩn bảo hộ

Hiệp định qui định các Thành viên phải áp dụng tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu đối với

từng đối tượng sở hữu trí tuệ phù hợp với các công ước liên quan của Tổ chức Sở hữu
trí tuệ Thế giới (WIPO), gồm Công ước Paris[1], Công ước Berne[2], Công ước
Rome[3], Hiệp ước IPIC[4].

III.1.1. Quyền tác giả và các quyền liên quan

Điều 9.1 của Hiệp định TRIPs qui định các Thành viên WTO phải tuân thủ Công ước
Berne từ Điều 1 đến Điều 21 và Phụ lục kèm theo. Tuy nhiên, Hiệp định không yêu
cầu các Thành viên tuân thủ Điều 6bis của Công ước Berne, nghĩa là tôn trọng quyền
về tinh thần của tác giả. Ngoài ra, theo Điều 9.2, các ý tưởng, thủ tục và phương thức
điều hành hoặc khái niệm toán học không được bảo hộ quyền tác giả. Quyền tác giả
được bảo hộ cho đến 50 năm sau khi tác giả qua đời.

Hiệp định TRIPs còn qui định chương trình máy tính và cơ sở dữ liệu cũng được bảo
hộ như tác phẩm văn học theo Công ước Berne (Điều 10).

Về các quyền liên quan (quyền sở hữu trí tuệ của người biểu diễn, người sản xuất
chương trình thu thanh và tổ chức phát thanh truyền hình), Hiệp định TRIPs qui định
người biểu diễn có quyền ngăn chặn việc thu, tái bản, phát trên phương tiện vô tuyến
chương trình biểu diễn của mình mà không xin phép. Người sản xuất chương trình
thu thanh có quyền cho phép hoặc cấm tái bản trực tiếp hoặc gián tiếp chương trình
thu thanh của mình. Các tổ chức phát thanh truyền hình có quyền cấm thu, tái bản và
phát lại trên phương tiện vô tuyến chương trình truyền hình của mình mà không xin
phép.

Thời hạn bảo hộ đối với người biểu diễn và người sản xuất chương trình thu thanh là
ít nhất 50 năm, đối với tổ chức phát thanh truyền hình là 20 năm tính từ ngày cuối của
năm diễn ra chương trình biểu diễn hoặc chương trình được thu thanh, truyền hình.
4
GIỚI THIỆU HIỆP ĐỊNH VỀ NHỮNG KHÍA CẠNH LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG

MẠi CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (TRIPs) Được đánh giá là một điều ước đa
phương tổng thể nhất về SHTT, Hiệp định TRIPS là một văn bản quan trọng để
làm cơ sở điều chỉnh pháp luật quốc gia về SHTT.
I. MỤC TIÊU CƠ BẢN CỦA HIỆP ĐỊNH TRIPs

Cho đến nay, Hiệp định TRIPs là hiệp định đa phương toàn diện nhất liên quan đến
quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định điều chỉnh các đối tượng sở hữu trí tuệ như: quyền
tác giả và các quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế (bao gồm cả bảo hộ
giống cây trồng mới), kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích
hợp, thông tin bí mật.



Mục tiêu của Hiệp định TRIPs, như được qui định ở Điều 7, là: “góp phần thúc đẩy
phát minh công nghệ và chuyển giao và phổ biến công nghệ, phục vụ lợi ích của người
sản xuất và người sử dụng tri thức công nghệ và theo hướng có lợi cho sự thịnh vượng
kinh tế và xã hội, và cân đối giữa quyền lợi và nghĩa vụ.”

II. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA HIỆP ĐỊNH TRIPs

Giống như các Hiệp định khác của WTO, Hiệp định TRIPs cũng qui định hai nguyên
tắc cơ bản:

II.1 Đối xử Tối huệ quốc

Điều 3 của Hiệp định qui định mỗi Thành viên của WTO phải dành cho công dân của
các Thành viên khác đối xử không kém thuận lợi hơn công dân của nước mình trong
lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

II.2 Đối xử quốc gia


Điều 4 của Hiệp định qui định bất kỳ thuận lợi, ưu tiên, đặc quyền hoặc miễn trừ nào
mà một Thành viên đã dành cho công dân của một Thành viên khác trong lĩnh vực
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì cũng đều phải được dành ngay lập tức và vô điều kiện
cho công dân của tất cả các Thành viên còn lại.
Xem tiếp trang 14

5

×