Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Văn hóa ứng xử của người quan họ thông qua lời ca dân ca quan họ cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 102 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRƢƠNG NGỌC TÙNG




VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƢỜI QUAN HỌ
THÔNG QUA LỜI CA DÂN CA QUAN HỌ CỔ



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian






HÀ NỘI – 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







TRƢƠNG NGỌC TÙNG




VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƢỜI QUAN HỌ
THÔNG QUA LỜI CA DÂN CA QUAN HỌ CỔ




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Dân gian
Mã số: 60220125





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VIỆT HƢƠNG





HÀ NỘI - 2014



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Mọi trích
dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các số liệu, tên đề tài và kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.
Hà Nội ngày 15.12.2014
Ngƣời cam đoan



Trƣơng Ngọc Tùng






















LỜI CẢM ƠN

Trƣớc tiên, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng
dạy lớp Cao học K57 Ngữ văn trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
– Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và các thầy cô giảng dạy chuyên ngành
Văn học dân gian của trƣờng nói riêng, những ngƣời đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức chuyên sâu về Văn học và Văn học Dân gian, làm cơ sở cho
tôi thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Việt Hƣơng đã tận tình hƣớng
dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù trong quá trình thực
hiện, có giai đoạn không đƣợc thuận lợi nhƣng những gì cô đã hƣớng dẫn, chỉ
bảo đã cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn Thƣ viện tỉnh Bắc Ninh, các câu lạc bộ Quan họ
trong tỉnh Bắc Ninh, Nhà hát Quan Họ Bắc Ninh, các Liền anh, Liền chị Quan
họ và các Nghệ nhân làng Xuân Ổ, Phú Lâm, Làng Diềm, Lộ Bao và hội
Quan họ ngƣời cao tuổi Tiên Du đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ
liệu và thông tin của luận văn.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy hiệu trƣởng và BGH
trƣờng THPT Minh Phú, nơi tôi công tác và gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng nhƣ thực hiện luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chƣa nhiều
nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc ý kiến
góp ý của Thầy/ Cô và các bạn học viên.
Hà Nội tháng 12. 2014
Học viên




Trƣơng Ngọc Tùng


3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 11
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 12
5. Cấu trúc luận văn 12
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 13
1.1. Văn hóa và văn hóa ứng xử 13
1.2. Không gian văn hóa Quan họ xứ Kinh Bắc 17
1.2.1. Môi trường tự nhiên 17
1.2.2. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 19
1.2.3. Môi trường kinh tế 20
1.2.4. Môi trường văn hoá 20
1.3. Khái niệm, nguồn gốc và lịch sử phát triển dân ca Quan họ 22
1.3.1. Khái niệm dân ca Quan họ 22
1.3.2. Khái niệm lời ca dân ca Quan họ cổ 24
1.3.3. Nguồn gốc 27
1.3.4. Lịch sử phát triển 22
CHƢƠNG 2. VĂN HOÁ ỨNG XỬ CỦA NGƢỜI QUAN HỌ TRONG
ĐỜI SỐNG 30
2.1. Ứng xử của ngƣời Quan họ với môi trƣờng tự nhiên 30
2.1.1. Các hình thái văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên nói chung 30
2.1.2. Ứng xử của người Quan họ với tự nhiên 32

2.2. Ứng xử của ngƣời Quan họ trong môi trƣờng xã hội 37
2.2.1. Ứng xử của người Quan họ trong gia đình 38
2.2.2. Ứng xử của người Quan họ với xã hội 42


4
CHƢƠNG 3. VĂN HOÁ ỨNG XỬ CỦA NGƢỜI QUAN HỌ TRONG
VĂN BẢN LỜI CA Error! Bookmark not defined.
3.1. Ứng xử của ngƣời Quan họ thể hiện qua nội dung lời ca 56
3.1.1. Ứng xử của người Quan họ với môi trường tự nhiên …….…………. 57
3.1.2. Ứng xử của người Quan họ trong gia đình ………………….……….….64
3.1.3. Ứng xử của người Quan họ ngoài xã hội ………………….…………….76
3.2. Phƣơng thức thể hiện lối ứng xử của ngƣời Quan họ qua lời ca 80
3.2.1. Thể thơ, vần nhịp 81
3.2.2. Ngôn ngữ lời ca Quan họ 83
3.2.3. Hình tượng trong lời ca 84
3.2.4. Một số thủ pháp nghệ thuật 88
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

















5
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nói đến dân ca Quan họ Bắc Ninh là nói đến một loại hình nghệ thuật
dân gian truyền thống thuần Việt độc đáo, có chiều dài lịch sử và không gian
văn hóa sâu rộng. Sức hút của loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này đã
vƣơn ra khỏi địa bàn nơi nó sinh ra, lan truyền trong và ngoài nƣớc. Ngày
nay, chúng ta dễ dàng chứng kiến tại các lễ hội, các hội nghị, các trung tâm
vui chơi giải trí và thậm chí trong các đám cƣới ở khắp mọi miền đất nƣớc
hình ảnh liền anh liền chị Quan họ xúng xính tà áo tứ thân, mớ ba mớ bảy e lệ
bên chiếc nón quai thao và ca lên những giai điệu, lời ca mƣợt mà lôi
cuốn…Vì sao dân ca Quan họ lại có sức sống, sự lan tỏa rộng khắp và mạnh
mẽ đến nhƣ vậy, nhất là hiện nay, trong đời sống xã hội hiện đại có rất nhiều
hình thức giải trí khác nhau?
Từ những năm đất nƣớc ta chìm dƣới bom đạn chiến tranh, mặc dầu
còn rất nhiều khó khăn gian khổ hy sinh, song Đảng và Nhà nƣớc ta đã rất
chú trọng công tác nghiên cứu và bảo tồn dân ca Quan họ. Trải qua hơn nửa
thế kỷ, có rất nhiều tác giả đã dày công sƣu tầm, nghiên cứu và để lại khối
lƣợng tác phẩm khá phong phú đa dạng, sâu sắc và nhiều chiều, đem đến cho
ngƣời đọc, ngƣời yêu mến Quan họ một trữ lƣợng kiến thức rất đầy đủ liên
quan tới vùng đất, con ngƣời Quan họ. Song chƣa đủ để chúng ta kết luận
rằng đó là sức hấp dẫn của dân ca Quan họ với công chúng.
Thiết nghĩ, bên cạnh lề lối sinh hoạt, những phép tắc, phong tục, những
giai điệu uyển chuyển hay sự trình diễn của các nghệ nhân Quan họ còn có một

sự đóng góp rất lớn cho sự tồn tại và phát triển, có sức lôi cuốn mạnh mẽ tới
công chúng bao đời của loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này, ấy chính là
lời ca, đặc biệt là lời ca cổ. Trong lời ca dân ca Quan họ cổ không chỉ chứa


6
đựng tình cảm, tình yêu, khát vọng của ông cha ta từ muôn đời trƣớc mà nó còn
mang trong mình một nét văn hóa đậm chất Kinh Bắc: Văn hóa ứng xử. Theo
tài liệu của các nhà nghiên cứu thì chúng ta dễ dàng nhận thấy, văn hóa ứng xử
của nhân dân Kinh Bắc nói chung và ngƣời Quan họ nói riêng đã đƣợc hình
thành và phát triển từ rất lâu đời, tạo ra không gian văn hóa đặc biệt, không thể
trộn lẫn. Nhƣng có thể nói, trong lời ca cổ của các bài dân ca Quan họ đã chứa
đựng nét văn hóa ứng xử của ngƣời Quan họ một các sâu sắc và phong phú đa
dạng, từ cá nhân, gia đình tới xã hội, từ phong tục tập quán lễ hội tới thiên
nhiên, đất nƣớc. Nói cách khác, trong lời ca dân ca Quan họ cổ, ngƣời Quan họ
đã thể hiện một nét văn hóa ứng xử đậm tính nhân văn, nhân bản - cội nguồn
của dân tộc Việt Nam nói chung và ngƣời Kinh Bắc nói riêng. Nghiên cứu dân
ca Quan họ dƣới góc độ văn học dân gian nhìn chung các tác giả trình bày
tƣơng đối phong phú, sâu sắc. Song, thực tế tìm hiểu chúng tôi nhận thấy việc
nghiên cứu lời ca dân ca Quan họ cổ vẫn chƣa thành hệ thống, đại đa số tập
trung vào việc tìm hiểu văn hoá, âm nhạc, không gian sinh hoạt Quan họ
Không nhiều ngƣời khai thác tìm hiểu Quan họ dƣới góc nhìn văn học dân
gian, đặc biệt là khai thác lời ca cổ khi lời ca tách khỏi âm nhạc.
Trên thực tế tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi cũng nhận thấy, hiện
nay mặc dầu các bài ca dân ca Quan họ cổ đƣợc sƣu tầm, ký âm tƣơng đối
đầy đủ, song để diễn giải nội dung các bài ca thành một hệ thống thống nhất
giúp ngƣời đọc ngƣời nghe dễ dàng tiếp nhận và cảm thụ đƣợc cái hay, sự sâu
sắc, ý tứ thâm trầm mà các lời bài ca cổ đem lại, đặc biệt từ đó bạn đọc cảm
nhận đƣợc nét văn hóa ứng xử mà tiền nhân gửi gắm trong lời ca cổ thì cho
đến nay chƣa có ai, chƣa có cuốn sách nào đề cập tới. Do đó, đôi khi ngƣời ta

nghe dân ca Quan họ thấy hay mà không hiểu tƣờng tận vì sao hay, chƣa thấy
hết đƣợc thú chơi Quan họ của ngƣời Quan họ. Và thời gian cứ trôi đi, cùng
với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học kỹ thuật và hàng ngàn hình thức


7
giải trí công nghệ hiện đại, con ngƣời sẽ không có nhiều thời gian để tìm hiểu,
nghiên cứu vốn văn hóa sâu sắc và độc đáo này. Dân ca Quan họ chắc chắn
vẫn tồn tại mãi mãi, nhƣng lời ca cổ với văn hóa ứng xử của ngƣời xƣa sẽ ra
sao khi Quan họ cải biên, Quan họ đài, Quan họ lời mới cứ ngày một lấn át.
Rồi ngày nào đó, thế hệ sau chúng ta có còn ai hiểu rõ tƣờng tận về ông cha
khi tiếp nhận lời ca cổ?
Từ những trăn trở muốn tìm hiểu kho tàng lời ca Quan họ cổ, một tài
sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vô cùng độc đáo và sâu sắc, để thấy
đƣợc văn hóa ứng xử của tiền nhân, chúng tôi mạnh dạn khai thác một khía
cạnh nhỏ trong vô vàn nội dung khác nhau chứa đựng trong lời ca: Văn hóa
ứng xử của ngƣời Quan họ qua lời ca dân ca Quan họ cổ.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Những công trình nghiên cứu, các hội thảo với số lƣợng bài viết về
Quan họ và vùng đất Kinh Bắc rất phong phú và đa dạng trải qua một thời
gian tƣơng đối dài, giúp chúng ta lý giải phần nào vấn đề ở trên. Điển hình là
những nhà nghiên cứu nhƣ: Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý
cùng viết trong cuốn “Quan họ - Nguồn gốc và quá trình phát triển” (Nhà xuất
bản Khoa học Xã hội, 1978). Trong cuốn sách này, cả ba tác giả đã căn cứ từ
những tƣ liệu, tài liệu có nguồn gốc thực tế qua quá trình tìm hiểu các hoạt
động nghệ thuật của Quan họ, kết hợp giữa lý thuyết và thực tế để đi đến việc
kết luận nguồn gốc ra đời và phát triển của nghệ thuật Quan họ. Nhạc sĩ Hồng
Thao với công trình nghiên cứu, sƣu tập bền bỉ “300 bài dân ca quan họ Bắc
Ninh” (Viện Nghiên cứu Âm nhạc, 2002) và “Dân ca Quan họ” (NXB Âm
nhạc 1997). Đây là công trình rất có ý nghĩa và chất lƣợng, là nguồn tài liệu

quý giá cho việc tìm hiểu về vùng đất, văn hoá và con ngƣời Kinh Bắc qua
các bài ca, làn điệu Quan họ cổ. Có thể nói công trình này của nhạc sĩ Hồng
Thao nhƣ là cuốn bách khoa toàn thƣ về lời Quan họ cổ, bởi ông đã dày công


8
sƣu tầm, ghi âm, ký âm gần nhƣ tất cả các làn điệu. Ngoài ra, bạn đọc còn
đƣợc cung cấp thêm hàng trăm dị bản khác nhau đƣợc tác giả kèm thêm vào
mỗi bài ca. Hai tác giả Lê Danh Khiêm, Hoắc Công Huynh viết trong cuốn
“Dân ca Quan họ - Lời ca và bình giải” (Trung tâm Văn hoá Quan họ Bắc
Ninh, 2001) với rất nhiều tƣ liệu, cách đánh giá, tìm tòi sâu rộng. Ngoài việc
cung cấp rất nhiều văn bản lời ca dân ca Quan họ cổ, nhóm tác giả còn cắt
nghĩa, giải thích một cách tƣờng tận, dễ hiểu cho bạn đọc các sự vật, hiện
tƣợng đƣợc sử dụng trong giao tiếp của ngƣời Quan họ cũng nhƣ trong lời ca
Dân ca Quan họ. Từ đó bạn đọc hiểu sâu hơn về ca từ đƣợc sử dụng trong bài
ca, thấy đƣợc sự đặc sắc trong văn hoá nghệ thuật Quan họ. Tiếp là nhóm các
tác giả Nguyễn Văn Phú, Lƣu Hữu Phƣớc, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc rất dày
công trong cuốn “Dân ca quan họ Bắc Ninh” (Nhà xuất bản Văn hoá ,1961)
và Dân ca Quan họ, (Nhà xuất bản Âm nhạc,1997). Đây là những công trình
nghiên cứu có quy mô tƣơng đối lớn, các tác giả đã thể hiện sự tâm huyết của
mình trong tình yêu Quan họ bằng sự dày công sƣu tầm, phân tích, đánh giá
đa dạng nhiều chiều. Từ nguồn gốc, quá trình phát triển của Quan họ tới phạm
vi ảnh hƣởng của nó trong đời sống xã hội xƣa và hiện tại. Ở đây chúng ta còn
đƣợc cung cấp thêm về sự khác biệt giữa Quan họ lời cổ và Quan họ hiện đại,
trong mối qua hệ mật thiết giữa văn hoá vùng miền của ngƣời Quan họ và lời
ca. Từ đó, ngƣời đọc sẽ cảm nhận về Quan họ sâu rộng hơn, cảm nhận sự sâu
sắc tinh tế trong lời ca hơn và thêm yêu loại hình nghệ thuật này hơn. Ngay
trong cuốn “Hà Bắc ngàn năm văn hiến”, tập 3 có tựa đề “Đất nƣớc con
ngƣời”, đây là kết quả của hội nghị tổng kết mƣời bảy năm công tác bảo tồn
và bảo tàng (1956-1973), nhiều tác giả trong hội nghị đã có bài phát biểu sâu

sắc, thể tình yêu và trách nhiệm của mình với quê hƣơng Hà Bắc, trong đó
đáng lƣu ý là hai bài viết của tác giả Trần Linh Quý “Làng gốc Quan họ và
bảo tồn, bảo tàng đối với Quan họ” và của tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết „Tục


9
kết nghĩa làng chạ cổ truyền và tƣ liệu kết nghĩa làng chạ ở Hà Bắc”. Ở hai
bài viết này, độc giả có thêm kiến thức về Quan họ cũng nhƣ cách thức sinh
hoạt, cách thức diễn xƣớng và ứng xử của ngƣời Quan họ. Cùng thời gian
này, Ty văn hóa Hà Bắc cũng cho ra đời cuốn sách “Một số vấn đề về dân ca
Quan họ”. Cuốn sách tổng hợp bài phát biểu, báo cáo và tham luận của các
nhà quản lí văn hóa ở địa phƣơng vùng Quan họ, các cán bộ nghiên cứu công
tác tại viện Văn học, viện Dân tộc học, viện Âm nhạc, viện Sân khấu, vv…
Nội dung các bài viết đều tập trung vào khai thác tìm hiểu tập tục, nguồn gốc,
lịch sử phát triển của dân ca Quan họ cũng nhƣ phƣơng án bảo tồn, phát triển
Quan họ. Cuốn sách này cũng là một tƣ liệu vô cùng quý báu cho thế hệ sau.
Trong website: www.spnttw.du.vn, tác giả Nguyễn Thế Khoa dành nhiều thời
gian, công sức để sƣu tập, tìm hiểu dân ca Quan họ qua bài viết “Hành trình
sƣu tầm nghiên cứu dân ca Quan họ”. Từ những năm 1972, khi đất nƣớc còn
chia cắt, miền Bắc chìm trong khói bom của giặc Mỹ nhƣng tác giả Trần Văn
Khê cùng nhóm nghiên cứu đã dành tình cảm và trách nhiệm của mình cho
nền nghệ thuật độc đáo của dân tộc và đã cho ra đời hai cuốn “Một số vấn đề
về dân ca Quan họ”, và “Âm nhạc truyền thống Việt Nam và Hát Quan họ”
(Ty Văn hoá Hà Bắc , 1972). Có thể nói đây là những tài liệu vô cùng quý
báu, thể hiện tinh thần yêu nƣớc, yêu văn hóa truyền thống của thế hệ đi
trƣớc. Đặc biệt trong Website tỉnh Bắc Ninh () và
trong từ điển “Bách khoa toàn thƣ mở” ( cung
cấp tƣơng đối đầy đủ cho bạn đọc các kiến thức liên quan tới loại hình nghệ
thuật này. Ngoài ra còn rất nhiều bài viết của các tác giả khác đăng trên các
tạp chí, các diễn đàn, các tờ báo của trung ƣơng và địa phƣơng. Nhìn chung

các tác giả đều cho bạn đọc một cái nhìn rất phong phú và đa dạng, nhiều
chiều về dân ca Quan họ và con ngƣời xứ Kinh Bắc. Từ việc sƣu tầm và tham
khảo khoảng trên dƣới 100 tài liệu là những cuốn sách, bài nhận xét, công


10
trình nghiên cứu trải dài từ những năm kháng chiến chống Mỹ đến nay, chúng
tôi nhận thấy và tạm chia thành 3 loại:
- Công trình sƣu tầm nghiên cứu các làn điệu Quan họ đặc biệt là Quan
họ cổ dƣới góc độ âm nhạc. Ở loại này chủ yếu là ký âm, ghi lời những bài ca
cổ, những dị bản và một số những lời bài Quan họ cải biên, đổi mới. Trong đó
điển hình là nhạc sĩ Hồng Thao (Phạm Hồng Thao 1932-1996), Lâm Minh
Đức, Nguyễn Trọng Ánh, Đức Miêng… Đặc biệt có giá trị là cuốn “300 bài
dân ca Quan họ Bắc Ninh” do nhạc sĩ Hồng Thao dày công sƣu tầm, ghi âm,
ký âm. Đây có thể nói là nguồn tài liệu vô cùng quý giá về lời ca cổ của Quan
họ. Ở phần này, những bài ca dân ca Quan họ cổ đƣợc sƣu tầm kí âm chính là
căn cứ để so sánh, tìm hiểu nguồn gốc, sự ra đời và phát triển của Quan họ.
Đây cũng là cơ sở đặc biệt về ngôn ngữ cho ngƣời nghiên cứu âm nhạc nói
riêng và nghiên cứu ngôn ngữ lời ca nói chung.
- Những công trình nghiên cứu chung về Quan họ bao gồm: Tìm hiểu
về Quan họ, nguồn gốc phát triển, đặc điểm… của dân ca Quan họ. Ở loại
này, tập trung khá đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình, nhà văn, nhà báo
có tâm huyết và tình yêu với loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc. Điển
hình là các tác giả: Hồng Thao, Trần Linh Quý, Đặng Văn Lung, Lê Danh
Khiêm, Trần Đình Luyện. Tìm hiểu qua các công trình của các nhà nghiên
cứu, phê bình này ngƣời đọc có thêm rất nhiều kiến thức và cách nhìn phong
phú đa dạng về dân ca Quan họ.
- Những công trình nghiên cứu, những bài viết về vùng văn hóa, vùng đất
và con ngƣời xứ Kinh Bắc. Những tác giả viết về mảng này đều tập trung tìm
hiểu và giới thiệu cho bạn đọc những nét đặc sắc trên quê hƣơng Quan họ nhƣ

phong tục, tập quán, lễ hội, phong cảnh, di tích văn hóa, con ngƣời … từ góc độ
nhân học, tức môi trƣờng nảy sinh dân ca Quan họ. Ở loại này, điển hình là các
tác giả: Trần Đình Luyện, Lê Việt Nga, Đặng Văn Lung, Tô Ngọc Thanh.


11
Trong tất cả những tài liệu đã đƣợc công bố rộng rãi trên các thông tin
đại chúng, mặc dầu đa dạng phong phú, có chất lƣợng và số lƣợng, song căn
cứ từ việc chia loại nhƣ ở trên thì số lƣợng tác giả có tác phẩm, công trình
nghiên cứu về lời ca dân ca Quan họ cổ chƣa nhiều, đặc biệt là tìm hiểu về
văn hóa ứng xử trong lời ca cổ.
Văn hóa ứng xử trong lời ca cổ là một đề tài tƣơng đối rộng, đƣợc hình
thành từ gốc rễ nhân bản và tính cách của ngƣời Quan họ bao đời. Trong quá
trình lao động, sản xuất và sinh hoạt, ngƣời Kinh Bắc đã để lại vốn văn hóa
dân gian vô cùng phong phú và độc đáo. Nhìn từ góc độ xã hội, hiếm thấy có
nơi nào chứa đựng đƣợc nền văn hóa đa dạng và sâu rộng nhƣ ở đây. Chính vì
thế, nghiên cứu tìm hiểu về vùng đất và con ngƣời Kinh Bắc nói chung và dân
ca Quan họ nói riêng, từ trong quá khứ tới hiện tại, rất nhiều tác giả dày công
nghiên cứu, sƣu tầm và để lại khối lƣợng tác phẩm rất có giá trị. Nói các khác,
khi chúng ta quan tâm yêu mến tìm hiểu, nghiên cứu loại hình văn hóa dân
gian đặc sắc này thì nguồn tài liệu liên quan tới nó là tƣơng đối đầy đủ cả về
chất lƣợng và số lƣợng.
Cũng từ sự nghiên cứu tìm hiểu đã trình bày, chúng tôi nhận thấy việc khai
thác khía cạnh văn hóa ứng xử trong lời ca cổ là có cơ sở lý luận và thực tiễn.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là văn hoá ứng xử của ngƣời Quan họ
trong không gian sinh hoạt văn hoá Kinh Bắc. Trọng tâm là văn hoá ứng xử
của ngƣời Quan họ thông qua lời ca dân ca Quan họ cổ
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu văn hoá ứng xử của ngƣời Quan họ trong phạm vi lời ca
dân ca Quan họ cổ


12
- Phạm vi khảo sát trong 500 bài dân ca Quan họ cổ do các nhà nghiên
cứu sƣu tầm, chỉnh lý hoặc do các nghệ nhân bản xứ lƣu giữ và diễn xƣớng.
3.3. Mục đích nghiên cứu
- Thông qua tìm hiểu nghiên cứu lời ca dân ca Quan họ cổ, thấy đƣợc văn
hóa ứng xử của ngƣời Quan họ, một trong khía cạnh vô cùng đặc sắc của ngƣời
Kinh Bắc, để từ đó giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn, đồng thời cũng đóng
góp vào việc gìn giữ, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
- Từ kết quả của việc nghiên cứu sẽ là một căn cứ để khẳng định thêm vị thế
của dân ca Quan họ nhƣ một loại hình nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc, độc đáo
đậm đà bản sắc dân tộc cả ở góc độ văn học và văn hóa dân gian.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu chính là
phân tích, so sánh cấu trúc, đặc trƣng thể loại và một số các thao tác nhƣ tổng
hợp, thống kê, khảo sát, điền dã.
3.5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan về đề tài
Chƣơng 2. Văn hóa ứng xử của ngƣời Quan họ trong đời sống
Chƣơng 3. Văn hóa ứng xử của ngƣời Quan họ qua lời ca Quan họ cổ










13
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Văn hoá là một phạm trù rất rộng liên quan tới quá trình hình thành và
phát triển nhận thức của con ngƣời. Văn hoá ứng xử chính là một trong những
biểu hiện của văn hoá trong cuộc sống của từng bộ tộc, dân tộc, quốc gia.
Trong phạm vi của chƣơng mở đầu, chúng tôi khái quát hai vấn đề này thành
hệ thống làm cơ sở lý luận cho việc lý giải sự hình thành và phát triển của văn
hoá ứng xử của ngƣời Quan họ nói chung và văn hoá ứng xử của ngƣời Quan
họ thông qua lời ca dân ca Quan họ cổ nói riêng.
1.1. Văn hóa và văn hóa ứng xử
Nói đến văn hóa là nói đến hàng nghìn định nghĩa khác nhau. Tùy quốc
gia, tùy dân tộc, tùy vùng miền… mà hình thành nên những nét đẹp văn hóa.
Theo từ điển “Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia” thì văn hóa là sản phẩm của
loài ngƣời, văn hóa đƣợc tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con
ngƣời và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con ngƣời,
và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa đƣợc truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa đƣợc tái tạo và phát
triển trong quá trình hành động và tƣơng tác xã hội của con ngƣời. Văn hóa là
trình độ phát triển của con ngƣời và của xã hội đƣợc biểu hiện trong các kiểu
và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con ngƣời cũng nhƣ trong giá
trị vật chất và tinh thần do con ngƣời tạo ra. Về khái niệm văn hóa: Từ “văn
hóa” có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt, văn hóa đƣợc dùng theo nghĩa
thông dụng để chỉ học thức, lối sống. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ
phát triển của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng, thì văn hóa bao gồm
tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngƣỡng, phong tục, lối
sống Cũng theo “Đại từ điển tiếng Việt” của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn

hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên, Nhà


14
xuất bản Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: "Văn hóa là những giá
trị vật chất, tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong lịch sử". Còn trong “Từ
điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học”, do Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung
tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đƣa ra một loạt quan niệm về văn hóa:
“Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con
ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các
giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình
hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự
nhiên xã hội”. [12, tr.32] “Văn hóa là những hoạt động của con ngƣời nhằm
thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát), văn hóa là tri thức, kiến
thức khoa học (nói khái quát); văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội,
biểu hiện của văn minh; văn hóa còn là cụm từ để chỉ một nền văn hóa của
một thời kỳ lịch sử cổ xƣa, đƣợc xác định trên cơ sở một tổng thể những di
vật có những đặc điểm giống nhau, ví dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông
Sơn” [12, tr.38]. Đồng ý kiến này, hai cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn
Chúc, Viện Văn hóa và NXB Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả
cho rằng: “Văn hóa - vô sở bất tại: Văn hóa - không nơi nào không có! Điều
này cho thấy tất cả những sáng tạo của con ngƣời trên nền của thế giới tự
nhiên là văn hóa; nơi nào có con ngƣời nơi đó có văn hóa” [12, tr. 56]. Và
trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm cho rằng:
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng
tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của mình” [49, tr.18].
Cuối cùng, nhận xét về văn hóa, tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp
Quốc UNESCO có viết: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc
này khác với dân tộc kia” [3]. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng văn hóa là tất cả



15
những giá trị vật thể và phi vật thể do con ngƣời sáng tạo ra trên nền của thế
giới tự nhiên. [3].
Nhƣ vậy, văn hoá là một phạm trù rất rộng có liên quan tới quá trình
nhận thức và phát triển của loài ngƣời. Một trong khía cạnh biểu hiện của văn
hoá đó là sự ứng xử. Sự ứng xử của mỗi xã hội, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia
đều khác nhau, do đó hình thành nét riêng, độc đáo mang đặc tính, đặc điểm
của xã hội, dân tộc, quốc gia đó, mà chúng ta thƣờng gọi là văn hoá ứng xử.
Bàn về văn hóa ứng xử, theo ý kiến của Tiến sĩ mỹ học Phạm Thế
Hùng thì “Văn hóa ứng xử là sự thể hiện triết lý sống, các lối sống, lối suy
nghĩ, lối hành động của một cộng đồng ngƣời trong việc ứng xử và giải quyết
mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên, với xã hội và từ vi mô đến vĩ mô”
[12, tr.314]. Văn hoá ứng xử của ngƣời Việt đã đƣợc hình thành trong quá
trình giao tiếp qua hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc. Cái đẹp trong văn
hoá ứng xử đƣợc cha ông ta lƣu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khac. Ngày
nay mặc dù xã hội đã có nhiều thay đổi nhƣng giao tiếp ứng xử vẫn có tầm
quan trọng đặc biệt. Nó tạo nên các mối quan hệ đẹp có văn hóa, có đạo đức
trong cộng đồng dân cƣ, trong tình bạn, tình yêu, trong gia đình, trong nhà
trƣờng, trong kinh doanh, đàm phán - thƣơng lƣợng khi có những bất đồng có
thể dẫn đến xung đột.
Giao tiếp ứng xử có văn hoá, có đạo đức là cơ sở để có những mối quan
hệ thân thiện trong cộng đồng, quan hệ tình nghĩa trong gia đình, quan hệ hợp
tác trong kinh doanh, là cơ sở để tạo ra mội trƣờng xã hội có lơi cho sức khoẻ
của con ngƣời. Trong cuộc sống hàng ngày ngƣời Việt Nam luôn quan tâm
đến vấn đề giao tiếp, ngƣời Việt Nam do thiên về tình hơn về lý nên khi giao
tiếp con ngƣời luôn đề cao vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ để đảm bảo cho
sự đoàn kết nhất trí, cho cuộc sống vui vẻ hài hoà. Đề cập tới vấn đề này,
trong ca dao Việt Nam có câu:



16
“Lời nói chăng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Ngƣời Việt Nam luôn nhắc nhở nhau khi giao tiếp, nói năng phải cân
nhắc lựa chọn, tránh kiểu hành xử khiếm nhã làm mất lòng ngƣời khác. Ông
cha ta luôn dạy con cháu: “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”
Hơn nữa ngƣời Việt luôn coi trọng nghĩa tình, những lúc khó khăn, có
công có việc ngƣời ta đến với nhau vì tình chứ không phải vì vật chất, nên
trong văn hoá ứng xử, ngƣời Việt rất coi trọng tinh thần, đặt cái tình, cái nghĩa
lên hàng đầu. Cái đẹp trong văn hoá ứng xử của con ngƣời Việt Nam là cái đẹp
mang tính nhân dân, phục vụ đại đa số nhân dân. Cái đẹp mang tính dân tộc, nó
phản ánh cái đẹp riêng của con ngƣời Việt Nam. Cái đẹp đó còn mang tính
nhân loại vì nó là tia sáng mà tất cả mọi ngƣời trên hành tinh này muốn hƣớng
tới. Cái đẹp đó đậm đà bản sắc dân tộc, bởi bản sắc đó là cái lõi, cái hồn đất,
hồn nƣớc, tinh hoa của dân tộc. Trong những đặc tính mang đậm nhất sắc thái
truyền thống của ứng xử xã hội thì thế ứng xử là nét hoa tinh tế nhất trong các
nét đặc sắc. Đặc biệt nét văn hóa này đƣợc biểu hiện rất rõ, đƣợc cô đọng và
đúc kết trong hai loại hình nổi bật của văn hoá dân gian Việt Nam, đó là ca dao
và tục ngữ. Thế ứng xử trƣớc hết là sự thể hiện triết lý sống của một cộng đồng
ngƣời và đã mặc nhiên trở thành một quan niệm sống, quan niệm lý giải cuộc
sống và mặc nhiên cũng trở thành lối sống, nếp sống, lối hành động của cả một
cộng đồng ngƣời. Văn hoá ứng xử cũng nhƣ cách ứng xử có văn hoá đƣợc hình
thành từ rất sớm và ngày càng phong phú. Nó bao gồm hàng loạt hệ thống: ứng
xử trong gia đình, trong họ mạc làng xã, giữa các dòng họ, giữa các thành viên
trong cộng đồng, giữa tình yêu đôi lứa… Đạo lý của nhân dân ta trong giao tiếp
ứng xử là quan hệ trên dƣới tôn kính.
Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con ngƣời
trƣớc sự tác động của ngƣời khác với mình trong một tình huống nhất định



17
đƣợc thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con ngƣời nhằm
đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con ngƣời với nhau. Xét trên bình diện
nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá
nhân đƣợc thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân
với những ngƣời chung quanh. Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện
hoạt động bên ngoài của con ngƣời, đƣợc thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy
nghĩ và cách ứng xử của con ngƣời đối với bản thân, với những ngƣời chung
quanh, trong công việc và môi trƣờng hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên hành
vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó đƣợc hình thành qua quá
trình học tập, rèn luyện và trƣởng thành của mỗi cá nhân trong xã hội. Hành
vi ứng xử văn hóa đƣợc coi là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi
cá nhân đƣợc thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của mỗi cá
nhân đó. Nó đƣợc biểu hiện trong mối quan hệ với những ngƣời chung quanh,
trong học tập, công tác, với bạn bè cùng trang lứa và thậm chí ngay cả với
chính bản thân họ.
Đối với ngƣời Quan họ xứ Kinh Bắc, văn hóa ứng xử là nét đẹp trong
cộng đồng mà ở họ đƣợc gìn giữ. Qua bao đời trong đời sống sinh hoạt thể
hiện rõ nhất qua hoạt động văn hóa Quan họ, trở thành yếu tố đặc sắc không
thể thiếu của dân ca Quan họ. Điều này đƣợc thể hiện không chỉ ở hoạt động
diễn xƣớng mà còn rất rõ nét trong lời ca của những bài ca dân ca Quan họ cổ
1.2. Không gian văn hóa Quan họ xứ Kinh Bắc
1.2.1. Môi trường tự nhiên
Vị trí địa lý
Tỉnh Bắc Ninh (Kinh Bắc) thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, tự
ngàn năm đã hình thành vùng dân cƣ đông đúc trù phú. Nơi đây sản sinh ra một
loại hình nghệ thuật đặc sắc đó là dân ca Quan họ. Ngƣời Kinh Bắc gắn bó với
cây lúa nƣớc, nhân dân thuần chất yêu lao động, hài hòa trong các mối quan hệ



18
với tự nhiên. Những phong tục tập quán còn lƣu truyền đến ngày nay vẫn giữ
nguyên phẩm chất ấy của họ. Hàng năm, nơi đây có nhiều lễ hội gắn liền với
tâm thức ngƣời Việt. Ngƣời Kinh Bắc yêu quê hƣơng, trân trọng giữ gìn bản
sắc văn hóa. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy điều này trong lễ hội nhƣ phiên
chợ Âm phủ, hội Lim (Thị trấn Lim), hội làng Diềm (Yên Phong), hội làng Phú
Lâm (Xã Phú Lâm)… Ngƣợc dòng lịch sử, quê hƣơng Quan họ có nhiều tên
gọi khác nhau và địa bàn rộng, hẹp khác nhau, vv… qua các triều đại. Từ xa
xƣa đã nổi tiếng một vùng Kinh Bắc, xứ sở của Quan họ. Dƣới thời Pháp
thuộc, cuối thế kỷ XIX, từ ngày 10/10/1895 bắt đầu tồn tại hai tỉnh Bắc Ninh
và Bắc Giang. Từ năm 1963, hai tỉnh đó đƣợc sát nhập lại thành một tỉnh Hà
Bắc rộng lớn với ngót hai triệu rƣởi dân và hơn bốn ngàn rƣởi cây số vuông,
và tỉnh Hà Bắc đó đƣợc xem nhƣ quê hƣơng của dân ca Quan họ. Gần đây tỉnh
Hà Bắc lại đƣợc tách ra thành hai tỉnh là Bắc Ninh và Bắc Giang. Do phần lớn
các làng Quan họ quần tụ trên mảnh đất Bắc Ninh, chỉ có vài làng nằm trên đất
Bắc Giang; nên ngƣời ta vẫn thƣờng nói Kinh Bắc; hay có khi nói Bắc Ninh là
quê hƣơng, là chiếc nôi sinh ra và nuôi dƣỡng các làng Quan họ. Nhƣng về
tổng quát, quê hƣơng ấy vẫn là một vùng đất rộng lớn ở phía Bắc sông Hồng,
nằm trong vùng văn hoá, văn minh châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình, giáp
ranh với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hải Hƣng, Quảng Ninh ngày
nay. Tính từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam đƣờng thẳng chừng 70 km; từ
điểm cực Ðông sang điểm cực Tây đƣờng thẳng chừng 120 km, chia làm 3
vùng rõ rệt: miền núi, trung du và đồng bằng. Nhƣng các làng Quan họ chủ yếu
nằm ở vùng đồng bằng. Từ rất lâu đời, cƣ dân Kinh Bắc là cƣ dân nông nghiệp
lúa nƣớc. Cùng với nông nghiệp, họ cũng sớm có những làng nghề thủ công
chuyên sản xuất một mặt hàng thủ công: nghề gốm ở Thổ Hà, Phù Lãng, nghề
đúc và gò đồng ở Ðại Bái, Lãng Ngâm, Quảng Phú, nghề rèn sắt ở Quế Nham,
Ða Hội, Nga Hoàng, nghề nhuộm ở Ðình Bảng, Phù Lƣu, nghề đóng đồ miếu ở



19
Ðình Cả, Làng Tiêu, nghề kim hoàn, chạm vàng, chạm bạc, khảm trai ở Thị
Cầu, nghề làm tranh dân gian và hàng mã ở Ðông Hồ.
Là cửa ngõ phía Đông Bắc và là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung
du miền núi phía Bắc và trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà
Nội - Hải Phòng - Hạ Long, Bắc Ninh có vị trí quan trọng về an ninh quốc
phòng. Vị trí địa kinh tế thuận lợi sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một
trong những tiềm lực to lớn cần đƣợc phát huy một cách triệt để nhằm phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc
Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cƣ của tỉnh,
Bắc Ninh có vị trí tƣơng tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
1.2.2. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
- Về khí hậu, Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa
đông lạnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh lân cận của đồng bằng
sông Hồng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng rau, hoa quả,
chăn nuôi, tạo ra giá trị lớn trên một đơn vị diện tích. Bên cạnh đó, điều kiện
khí hậu ôn hoà, thuận lợi cũng ảnh hƣởng tới tính cách ngƣời dân nơi đây, và
chúng ta cũng lý giải đƣợc phần nào vì sao ngƣời Kinh Bắc dịu dàng đằm
thắm, tình nghĩa sâu nặng.
- Về địa hình - địa chất. Địa hình của tỉnh tƣơng đối bằng phẳng, có
hƣớng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, đƣợc thể hiện qua
các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Diện tích đồi núi
chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố
chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. [57]. Ngoài ra còn một số khu vực thấp
trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lƣơng Tài, Quế Võ, Yên Phong. Đặc
điểm địa chất mang những nét đặc trƣng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng
sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hƣởng rõ rệt của cấu trúc mỏng.



20
Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội
và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công trình. Bên
cạnh đó, vùng Kinh Bắc còn có rất nhiều sông, ngoài việc thuận lợi cho giao
thông và thuỷ lợi thì đây cũng chính là điều kiện thuận lợi diễn ra các hoạt
động văn hoá nghệ thuật sông nƣớc nhƣ thi bơi thuyền, hát Quan họ thuyền
1.2.3. Môi trường kinh tế
Các làng nghề Bắc Ninh, nhờ có vị trí liền kề với thủ đô Hà Nội qua
nhiều thế kỷ - Bắc Ninh xƣa và nay vốn là vùng có nhiều nghề thủ công nổi
tiếng nhƣ: làng tranh dân gian Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, làng đúc đồng
Đại Bái, làng rèn Đa Hội, làng dệt Lũng Giang, Hồi Quan, sơn mài Đình
Bảng, chạm khắc Đồng Kỵ, làng nghề Tre trúc Xuân Lai. Bên cạnh đó, do
thuận lợi về địa lý nên vùng Kinh Bắc từ lâu đã trở thành trung tâm thƣơng
mại đƣợc liệt vào hàng sầm uất. Hàng hoá thông thƣơng, con ngƣời vì thế
cũng đƣợc tiếp xúc, va chạm với nhiều thành phần khác nhau từ nhiều nơi đổ
về, do có sự phát triển về kinh tế nên tác động mạnh mẽ tới đời sống văn hoá.
1.2.4. Môi trường văn hoá
Bắc Ninh có tiềm năng văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Là
vùng đất truyền thống văn hoá, có lịch sử từ vùng đất Luy Lâu xƣa, vùng đất
địa linh nhân kiệt, quê hƣơng của Kinh Dƣơng Vƣơng, Lý Bát Đế, nơi hội tụ
của kho tàng văn hóa nghệ thuật đặc sắc với những làn điệu Quan họ trữ tình
đằm thắm đã đƣợc UNESCO công nhân là Di sản phi vật thể đại diện của
Nhân loại, dòng nghệ thuật tạo hình, tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng. Con
ngƣời Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn hóa Kinh Bắc, mang đậm
nét dân gian của vùng trăm nghề nhƣ tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc,
khắc gỗ, vẽ tranh dân gian
Các di tích lịch sử văn hoá. Bắc Ninh có rất nhiều các di tích lịch sử,
văn hoá, mật độ phân bố các di tích chỉ đứng sau Thủ đô Hà Nội. Các địa



21
phƣơng tập trung nhiều di tích lịch sử xếp hạng quốc gia là Từ Sơn, Yên
Phong, thành phố Bắc Ninh, Tiên Du. Bắc Ninh có nhiều di tích có giá trị lịch
sử văn hoá quan trọng không chỉ trong phạm vi tỉnh mà có ý nghĩa quốc gia,
quốc tế nhƣ: Đền Đô, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, chùa Dạm,
Văn Miếu
Lễ hội truyền thống: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41
lễ hội đáng chú ý trong năm đƣợc duy trì. Trong đó có những lễ hội có ý
nghĩa đặc biệt và có tầm ảnh hƣởng lớn nhƣ: Hội chùa Dâu, hội Lim, hội đền
Đô, hội đền Bà Chúa Kho
Tất cả các lễ hội mang đậm nét đặc trƣng cho lễ hội cổ truyền của vùng
Kinh Bắc độc đáo, đặc sắc mang nhiều tín ngƣỡng về những đấng thần linh,
anh hùng dân tộc. Mỗi lễ hội giống nhƣ một viện bảo tàng sống về văn hóa,
truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc với những lễ nghi tôn giáo và những
trò chơi dân gian.
Tài nguyên du lịch nhân văn của Bắc Ninh khá đa dạng và phong phú
với nhiều loại hình khác nhau, nhƣng nổi bật nhất và đƣợc nhiều ngƣời biết
đến là các di tích lịch sử, văn hoá, tiêu biểu là đình, chùa và dân ca Quan Họ
Bắc Ninh.
Ca múa nhạc. Dân ca Quan họ là một đặc trƣng nổi bật và đặc sắc của Bắc
Ninh, sự nổi tiếng của dân ca Quan họ đã vƣợt ra ngoài biên giới quốc gia.
Từ những đặc điểm về địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị của vùng đất văn
hoá Luy Lâu xƣa, Bắc Ninh ngày nay giúp chúng ta cái nhìn toàn diện, sâu
sắc về con ngƣời Kinh Bắc và nghệ thuật Quan họ độc đáo. Đồng thời cùng
với việc tìm hiểu văn bản lời ca, đặc điểm của vùng đất con ngƣời nơi đây
cũng lý giải các vấn đề có liên quan tới con ngƣời, tập quán, lề lối sinh hoạt
của ngƣời Quan họ trong không gian văn hoá.



22
1.3. Khái niệm, nguồn gốc và lịch sử phát triển dân ca Quan họ
Căn cứ từ việc tìm hiểu và nghiên cứu văn bản lời ca dân ca Quan họ cổ
trong không gian diễn xƣớng và sinh hoạt của ngƣời Quan họ, chúng tôi nhận
thấy rằng, việc đƣa ra khái niệm, nguồn gốc và quá trình phát triển của loại
hình nghệ thuật này chỉ mang tính tƣơng đối. Phần do đặc điểm tính chất rất
riêng của Quan họ, phần cũng do hoàn cảnh lịch sử xã hội và nhu cầu thƣởng
thức nghệ thuật của quần chúng nhân dân mỗi giai đoạn khác nhau, hơn nữa,
tuy công trình nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc đã rất phong phú đa dạng
và có chiều sâu về Quan họ, nhƣng khi bàn về vấn đề khái niệm, nguồn gốc
và quá trình phát triển của dân ca Quan họ vẫn chƣa đƣa ra đƣợc sự chuẩn
mực tuyệt đối. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu này, ngoài những nhận định
trên cơ sở thực tế, chúng tôi vẫn tiếp tục tìm hiểu bổ sung.
1.3.1. Khái niệm dân ca Quan họ
Theo các tác giả Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý trình bày
trong cuốn “Quan họ - Nguồn gốc và phát triển” thì dân ca quan họ Bắc Ninh
(còn gọi là dân ca quan họ Kinh Bắc) là “những làn điệu dân ca của vùng
châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam; tập trung ở vùng văn hóa Kinh
Bắc. Tên gọi Quan họ Bắc Ninh không có nghĩa tỉnh Bắc Ninh là chủ thể
chính của thể loại dân ca này. Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi di sản này có
thể thay đổi theo thời gian do các chủ thể văn hóa tạo ra” [19, tr.11].
1.3.2. Khái niệm lời ca dân ca Quan họ cổ
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về Quan họ truyền thống (Quan họ
cổ) và Quan họ mới. Theo từ điển Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia thì Quan
họ truyền thống chỉ tồn tại ở 49 làng Quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc Quan họ
truyền thống là hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của ngƣời
dân Kinh Bắc, với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh,
liền chị phải am tƣờng tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Điều này giải thích lý do



23
ngƣời dân Kinh Bắc thích thú "chơi Quan họ", không phải là "hát Quan
họ". Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền
anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỳ ở các làng quê. Trong Quan họ
truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị đƣợc gọi là hát hội, hát
canh; hát cả bọn, cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị đƣợc gọi là
hát chúc, mừng, hát thờ. “Chơi Quan họ" truyền thống không có khán giả,
ngƣời trình diễn đồng thời là ngƣời thƣởng thức (thƣởng thức "cái tình" của
bạn hát). Nhiều bài Quan họ truyền thống vẫn đƣợc các liền anh, liền chị
"chơi Quan họ" ƣa thích đến tận ngày nay nhƣ: Hừ la, La rằng, Tình tang, Bạn
Kim Lan, Cái ả, Cây gạo. Còn Quan họ mới còn đƣợc gọi là "hát Quan họ", là
hình thức biểu diễn (hát) Quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh
hoạt cộng đồng Tết đầu Xuân, lễ hội, hoạt động du lịch, nhà hàng, [57]. Thực
tế, Quan họ mới đƣợc trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm. Các băng đĩa
CD, DVD về Quan họ ngày nay đều là hình thức Quan họ biểu diễn trên sân
khấu, tức Quan họ mới. Quan họ mới luôn có khán thính giả, ngƣời hát trao
đổi tình cảm với khán thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau.
Quan họ mới không còn nằm ở không gian làng xã mà đã vƣơn ra ở nhiều
nơi, đến với nhiều thính giả ở các quốc gia trên thế giới. Quan họ mới có hình
thức biểu diễn phong phú hơn Quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát
đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa Quan họ mới cải biên các bài truyền thống
theo hai cách: không có ý thức và có ý thức. Dù ít hay nhiều nhƣng hình thức
hát Quan họ có nhạc đệm đƣợc coi là cách cải biên không có ý thức. Đa số
các bài Quan họ mới thuộc dạng cải biên này. Cải biên có ý thức là những bài
đã cải biên cả nhạc và lời của bài Quan họ truyền thống. Loại cải biên này
không nhiều, ví dụ bài "Ngƣời ở đừng về" là cải biên từ làn điệu "Chuông
vàng gác cửa tam quan" (Xuân Tứ cải biên). Hát Quan họ với lời mới đƣợc
nhiều ngƣời yêu thích tới mức tƣởng nhầm là Quan họ truyền thống nhƣ bài

×