Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Triết lí tình yêu trong Những kẻ tủi nhục của F. Dostoevsky.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 93 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TRẦN THỊ MAI HƢƠNG


TRIẾT LÍ TÌNH YÊU TRONG
NHỮNG KẺ TỦI NHỤC CỦA F.DOSTOEVSKY


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài






HÀ NỘI - 2014
2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN THỊ MAI HƢƠNG


TRIẾT LÍ TÌNH YÊU TRONG
NHỮNG KẺ TỦI NHỤC CỦA F.DOSTOEVSKY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60 22 02 45


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Thủy

HÀ NỘI - 2014
3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong
Khoa Văn học và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã truyền
giảng cho tôi những kiến thức hữu ích trong quá trình học tập!
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm
ơn TS. Nguyễn Thị Thu Thủy – người đã tận tình, chu đáo hướng dẫn cho tôi
thực hiện và hoàn thành luận văn này!
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, người
thân – những người luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong
quá trình học tập và thực hiện luận văn!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn



Trần Thị Mai Hương
4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6
1. Lí do chọn đề tài 6
2. Lịch sử vấn đề 7
3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu 12
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 13
5. Bố cục luận văn 13
CHƢƠNG 1: KẾT CẤU TÁC PHẨM ĐA TUYẾN 14
1.1. Sự giao cắt các tuyến truyện và quan niệm tình yêu Cơ đốc giáo 14
1.2. Tình yêu và lòng khoan thứ qua tuyến truyện Natasa - Aliôsa 20
1.3. Tình yêu và sự thử thách qua tuyến truyện Natasa - Vanhia 25
1.4. Tình yêu và sự trả nghĩa qua tuyến truyện Nenli - Vanhia 29
1.5. Tình yêu và sự cứu vớt qua tuyến truyện Cachia - Aliôsa 34
Tiểu kết 37
CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT DƢỚI GÓC NHÌN THIỆN - ÁC 38
2.1. Hệ thống nhân vật trong Những kẻ tủi nhục 38
2.2. Vancôpxki - nơi tình yêu không hiện hữu 39
2.3. Natasa – bản tính thiện thuần nhất 46
2.4. Ông Ikhmênhep và ông Xmít - đấu tranh giữa sự tàn nhẫn và tình
yêu thƣơng 51
2.5. Aliôsa - mâu thuẫn giữa sự ích kỉ cá nhân và tình yêu 56
2.6. Nenli và các nhân vật nữ khác – giữ trọn yêu thƣơng bất chấp đau khổ 61
Tiểu kết 66
5


CHƢƠNG 3: NHÂN VẬT NGƢỜI KỂ CHUYỆN “XƢNG TÔI” 68
3.1. Chân dung ngƣời kể chuyện “xƣng tôi” 68
3.2. Vị trí và vai trò của ngƣời kể chuyện trong hệ thống nhân vật 77
3.3. Khoảng cách điểm nhìn - thay đổi trong quan niệm về tình yêu 85
Tiểu kết 89
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

6

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xuất phát từ tình yêu văn học Nga nói chung và sự yêu mến đặc biệt đối với
Dostoevsky nói riêng, chúng tôi mong muốn được khám phá di sản nghệ thuật của
ông như một nhà văn Nga tiêu biểu của thế kỉ XIX.
Dostoevsky (1821 – 1881) bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học vào giữa thế kỉ
XIX. Đây là lúc xã hội Nga đang đứng trước một cuộc chuyển mình vĩ đại với những
biến chuyển to lớn, mạnh mẽ sau cuộc Khởi nghĩa tháng Chạp (1825). Biểu hiện của
nó là sự phân chia ý thức hệ rõ rệt trong xã hội: một số người muốn học tập châu Âu
trong khi một số khác phản đối và kêu gọi sự quay trở về quá khứ cùng những truyền
thống của dân tộc. Đứng trước những mâu thuẫn không thể giải quyết ấy, trước xã hội
Nga đầy phức tạp và đau khổ, hàng loạt các cây bút xuất hiện bộc lộ suy ngẫm về dân
tộc, con người… Dostoevsky cũng cầm bút sáng tác trong giai đoạn này và đã để lại
cho nền văn học Nga nói riêng cũng như văn học thế giới nói chung nhiều tác phẩm nổi
tiếng với tư tưởng lớn lao và nghệ thuật thực sự điêu luyện.
Trong di sản để lại cho hậu thế của Dostoevsky, tiểu thuyết Những kẻ tủi
nhục dường như ít được quan tâm hơn cả. Tác phẩm được in lần đầu năm 1861 trên
tạp chí Thời đại, từ số 1 đến số 7, in riêng tại Peterburg cũng vào năm đó. Đây là tác
phẩm lớn đầu tiên của Dostoevsky sau thời gian lưu đày khổ sai ở Siberia. Trên một

phương diện nào đó, có thể coi đây là cuốn tiểu thuyết “thử nghiệm”, là bức phác
thảo cho các tiểu thuyết trong tương lai, tập trung nhiều motip, tình huống, các
nguyên tắc miêu tả… mà sau này sẽ được nhà văn sử dụng thành công. Những kẻ
tủi nhục là tác phẩm quan trọng thể hiện những tìm kiếm tư tưởng - đạo đức của
Dostoevsky giai đoạn cuối những năm 50 - đầu những năm 60 của thế kỉ XIX.
Đến với tác phẩm, chúng tôi nhận thấy vấn đề nổi bật lên là câu chuyện tình
yêu của những nhân vật chính mà nhà văn đã dành trọn yêu thương, đồng thời gửi
gắm vào đó những suy ngẫm về tình yêu, con người, cuộc sống Khám phá Những
kẻ tủi nhục, dần bóc tách những lớp vỏ ngôn từ nghệ thuật, những tình tiết hấp dẫn
7

và thế giới nhân vật sống động, chúng ta sẽ thấy được triết lí, tư tưởng lớn lao đậm
chất nhân văn, thấm nhuần đạo đức của nhà văn.
Trên đây là những lí do chính cho quyết định lựa chọn đề tài luận văn của
chúng tôi: “Triết lí tình yêu trong Những kẻ tủi nhục của F.Dostoevsky”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu về Dostoevsky
Trong phạm vi tư liệu thu thập được, chúng tôi bước đầu nhận thấy việc
nghiên cứu Dostoevsky chủ yếu tập trung ở những phương diện sau:
Trước hết là những nghiên cứu về con người, sự nghiệp sáng tác, tư tưởng
nghệ thuật khái quát về Dostoevsky. Ở phương diện này, chúng ta có thể kể đến các
bài viết và công trình tiêu biểu như: Ba diễn từ tưởng niệm Dostoievski của
Vladimir Soloviev; Số phận nước Nga và Thế giới quan Dostoievski của Berdiaev
Nikolai Aleksandrovich; Doxtoiepxki, cuộc đời và sự nghiệp của Gôxman; Ba bậc
thầy Đôxtôievxki - Balzăc - Đickenx của Stefan Zweig; Dostoievski - Sự nghiệp và
di sản của Phạm Vĩnh Cư; F.M.Đôxtôiepxki (1821 – 1881) // Lịch sử văn học Nga
của Nguyễn Kim Đính; Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX của Nguyễn Hải Hà; Một hồ
sơ nhỏ về Đốt của Vương Trí Nhàn… Trong những bài viết và công trình trên, các
tác giả đã cho ta thấy bức tranh khái quát nhưng cũng vô cùng sinh động về sự
nghiệp sáng tác cũng như tư tưởng nghệ thuật của Dostoevsky. Đây là những gợi ý,

định hướng quan trọng giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về tầm cỡ của một nhà
văn lớn cùng những tư tưởng đã xuyên suốt hay các vấn đề trăn trở suốt cuộc đời
sáng tác của ông.
Khi nghiên cứu về Dostoevsky, các tác giả đều nhận thấy tư tưởng xuyên
suốt và bao trùm chính là tư tưởng Kitô giáo. Các tác giả cũng đi đến thống nhất
rằng, tư tưởng Kitô giáo ấy không phải thuần túy của Giáo hội mà nó mang nét đặc
trưng riêng, màu sắc riêng của cá nhân Dostoevsky. Trong bài Ba diễn từ tưởng
niệm Dostoievski, Vladimir Soloviev đã viết: “Nếu chúng ta muốn bằng một từ ngữ
chỉ ra cái lý tưởng xã hội mà Dostoievski đã đi tới, thì từ ấy không phải là nhân dân
hay dân tộc Nga mà là Giáo hội” [15, tr. 761] và “… Thực tại của Chúa Trời và
8

Đức Kitô đã được ông khám phá trong sức mạnh nội tại của tình yêu và lòng bao
dung tha thứ tất cả, và ông đã truyền bá cái sức mạnh tha thứ tất cả ấy của thiên ân
như là cơ sở cho sự thực hiện trên thế gian cái vương quốc của chân lý và công lý
mà ông suốt đời khao khát hướng tới” [15, tr. 751]. Trong bài Số phận nước Nga,
Berdiaev cũng khẳng định: “Chủ nghĩa dân túy của Dostoievski - là chủ nghĩa dân
túy đặc biệt. Đó là chủ nghĩa dân túy tôn giáo” [9]. Đến công trình Ba bậc thầy
Đôxtôievxki - Balzăc - Đickenx, Stefan Zweig viết về Dostoevsky: “… Trái tim ông
đến với người đầy tớ của Thượng đế cũng như đến với người phủ nhận Ngài. Trong
các vấn đề giằng co không dứt về vấn đề tôn giáo của các nhân vật của ông, ông
không dứt khoát đứng về một phía, sự cảm thông của ông chia đều cho người sùng
tín cũng như người dị giáo. Đức tin của ông là một dòng điện xoay chiều giữa hai
cực của thế giới, giữa cái có và cái không. Trước Thượng đế, Đôxtôievxki vẫn giữ
là người bị loại trừ khỏi sự thống nhất” [17, tr. 101] và “… Ông chuyển vấn đề từ
bình diện tôn giáo sang bình diện dân tộc, mà ông bao bọc nó bằng sự cuồng tín.
Như người đầy tớ trung thành nhất, ông trả lời câu hỏi: “Anh có tin Thượng đế
không?” bằng một sự thú nhận chân thật nhất của đời ông: “Tôi tin ở nước Nga! ”
[17, tr. 102]. Còn Phạm Vĩnh Cư trong bài viết Dostoievski - Sự nghiệp và di sản
cũng không ngần ngại cho rằng: “Một hằng số khác trong nhân cách Dostoievski…

đó là lòng mộ đạo, đức tin tôn giáo” [5, tr. 179] và: “Trong thế giới tinh thần của
quần chúng nhân dân Nga có một thông số chung với Dostoievski, nó thu phục ngay
tâm hồn ông, đó là đức tin tôn giáo, tình yêu cuồng nhiệt đối với Chúa Giêsu Kitô
và đạo Kitô. Sự tiếp xúc với nhân dân lao động đã làm sống lại mãnh liệt trong
Dostoievski niềm tin và tình yêu ấy…” [5, tr. 191]. Phạm Vĩnh Cư còn chỉ ra nét đặc
trưng của tư tưởng Kitô giáo Dostoievsky, đó là: “… trong con mắt của Dostoiexski,
Kitô không phải là Chúa Trời xa vời vợi, mà là một con người chân chính, hoàn
hảo, lòng yêu Kitô thể hiện sự khao khát hoàn hảo thuộc về bản chất của con người,
tin vào Kitô tức là tin vào khả năng con người có thể trở nên hoàn hảo…” [5, tr.
192]. Như vậy, có thể thấy Kitô giáo đã trở thành một phần không thể thiếu trong tư
tưởng của Dostoevsky, chi phối toàn bộ sáng tác của ông.
9

Bên cạnh việc khẳng định tư tưởng Kitô giáo chi phối các sáng tác của
Dostoevsky, những công trình trên cũng phân tích nhiều về đặc điểm thi pháp các
tác phẩm cụ thể của nhà văn. Trên phương diện này, ta còn có thể kể đến nhiều
công trình khác nữa, như: Những vấn đề thi pháp Dostoesky của M.Bakhtin, Luận
văn Thạc sĩ “Kết cấu tiểu thuyết Anh em nhà Caramazov của F.M.Dostoevski” của
Nguyễn Quỳnh Giang… Ta nhận thấy có hai điểm nổi bật trong nghiên cứu về sáng
tác của Dostoevsky như sau:
Một là, các nghiên cứu về Dostoevsky chủ yếu đi sâu vào các tác phẩm nổi
tiếng giai đoạn sau - khi nhà văn đã thành danh. Các tác phẩm được khám phá bao
gồm: Anh em nhà Karamazov, Lũ người quỷ ám, Chàng thiếu niên, Giấc mơ của kẻ
nực cười, Tội ác và hình phạt, Chàng ngốc, Bút ký dưới hầm… Ngoài ra, một số ít
tác phẩm của Dostoevsky giai đoạn đầu cũng được quan tâm, gồm có: Những người
cơ cực, Những đêm trắng.
Hai là, nghiên cứu về các tác phẩm của Dostoevsky, các tác giả chủ yếu
tìm hiểu những vấn đề như sau: Hình tượng nhân vật (con người nhỏ bé, nhân
vật nữ), kết cấu tác phẩm, cốt truyện, không - thời gian nghệ thuật, nghệ thuật
phân tích tâm lý Có thể nói, đó đều là những phương diện nổi bật trong tiểu

thuyết Dostoevsky. Những phương diện này cũng là gợi ý quan trọng, là “công
cụ” hữu ích giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về sáng tác của Dostoevsky.
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy những vấn đề đã được phát hiện
sau có ý nghĩa đối với đề tài nghiên cứu.
Đầu tiên, đó là những nhận xét, khám phá về đặc điểm thế giới nhân vật
trong sáng tác của Dostoevsky. Stefan Zweig có những nhận xét xác đáng: “… Hãy
tìm trong tác phẩm của Đôxtôievxki một con người thở khoan thai, nghỉ ngơi, đạt
mục đích. Không có người nào! Tất cả lao lên đỉnh hay xuống vực trong một cuộc
chạy điên loạn, theo cách nói của Aliôsa, ai đã đặt chân lên bậc đầu tiên phải cố
đạt đến bậc cuối cùng… tất cả những nhân vật của Đôxtôievxki đều bị nỗi đau khổ
giằng xé; vẻ mặt họ co lại; họ sống trong những cơn sốt, những cơn co giật, những
cơn co thắt…” [17, tr. 52] và: “… những con người mà Đôxtôievxki sáng tạo biến
10

đổi các tình cảm của mình và cường điệu chúng từ mâu thuẫn này sang mâu thuẫn
khác; đau khổ của họ là hạnh phúc sâu sắc nhất của họ. Ở họ có một cái gì nó đối
lập với khoái lạc, với niềm vui của hạnh phúc: khoái lạc của nỗi đau khổ, niềm vui
tự đầy đọa mình” [17, tr. 53] hay: “Tâm lí học của Đôxtôievxki là không thể sai lầm,
nhưng các nhân vật của ông, thay vì được tạo hình, lại được thanh cao hóa. Họ có
duy nhất một tâm hồn; họ không có gì vật chất cả. Đó là những tình cảm đang tự
vận động và được người ta vận động, mà người ta sẵn lòng quên rằng họ có máu
trong các huyết quản… họ không nghỉ ngơi, họ lo lắng không yên, luôn suy nghĩ.
Không bao giờ họ sống cuộc sống cây cỏ, thú vật. Họ luôn xúc động, tràn đầy, căng
thẳng…” [17, tr. 72] Những nhận định mang tính khái quát như trên cho ta thấy
rất rõ đặc trưng thế giới nhân vật trong sáng tác của Dostoevsky. Đây cũng là những
đặc điểm ta nhận thấy trong Những kẻ tủi nhục - tác phẩm ngay trong giai đoạn đầu
khi nhà văn còn chưa thành danh. Điều này chứng tỏ Dostoevsky đã sớm khẳng
định được phong cách riêng ngay từ những tác phẩm đầu tay.
Một đặc điểm nữa trong sáng tác của Dostoevsky được Stefan Zweig phát
hiện có liên quan khá gần với đề tài nghiên cứu của luận văn, đó là phát hiện về đặc

điểm tình yêu, quan niệm về tình yêu của nhà văn: “… ở ông tình yêu không phải là
một trạng thái hạnh phúc, một sự hòa hợp, mà là một cuộc đấu tranh được thăng
hoa, một sự đau khổ cường độ lớn của vết thương muôn đời và do đó là một thời
điểm của đau khổ mạnh hơn những điểm thông thường của cuộc đời…” [17, tr. 93]
và: “… đối với ông tình yêu, sự giải hòa ấm áp các giới tính không biểu hiện ý
nghĩa và sự chiến thắng của cuộc đời. Nó nối lại truyền thống của thời cổ đại, khi
mà ý nghĩa và sự lớn lao của một số phận không hạn chế ở một người đàn bà mà ở
sự chiến đấu chống lại thế giới và các thần linh…” [17, tr. 95]. Tuy là những nhận
xét khái quát bước đầu, nhưng nó cũng cho chúng ta một định hướng tham khảo khi
bàn về triết lí tình yêu của Dostoevsky.
Như vậy, những nghiên cứu về Dostoevsky bao gồm tư tưởng, quan niệm, thi
pháp… mang tính khái quát như trên là những gợi ý cho chúng tôi thâm nhập vào
thế giới nghệ thuật của nhà văn, từ đó có những phát hiện mới mẻ và thú vị.
11

2.2. Nghiên cứu về “Những kẻ tủi nhục”
Trong các công trình nghiên cứu về Dostoevsky ở Việt Nam, dù quy mô lớn
hay nhỏ, chúng tôi thấy hầu như đều không nói đến tác phẩm Những kẻ tủi nhục.
Tác giả Phạm Vĩnh Cư trong bài giới thiệu về di sản của Dostoevsky nhắc đến
Những kẻ tủi nhục với đánh giá ngắn gọn: “… bênh vực đến lí tưởng hóa những
người cùng khổ và phê phán đến mức tô bằng một màn đen quỷ dữ hình tượng kẻ
quyền quý ngồi mát ăn bát vàng” [5, tr. 184]. Chỉ có trong bản dịch Những kẻ tủi
nhục, dịch giả Anh Ngọc có phân tích khái quát về tác phẩm, hệ thống nhân vật ở
mức độ giới thiệu đến độc giả. Đây có lẽ là bài viết phân tích cụ thể hơn cả về
Những kẻ tủi nhục. Trong đó, chúng tôi tìm thấy những nhận định có ý nghĩa quan
trọng như sau:
“… tiểu thuyết Những kẻ tủi nhục tuy không phải là tác phẩm tiêu biểu về
chiều sâu tư tưởng và độ chín muồi của bút pháp nhà văn, nhưng vẫn phản ánh rất
đúng Đôxt
1

về hai mặt: chủ đề và văn phong” [7, tr. 8].
“… đấy là một bức tranh đầy mâu thuẫn, phản ánh cái mâu thuẫn âm ỉ
nhưng quyết liệt của một chế độ thối nát tập trung trong một thành phố khổng lồ mà
nhân vật Ivan Pêtrôvits gọi là “Dở điên, dở khùng”” [7, tr. 9].
“… Xa rời tư tưởng thực tế của cuộc cách mạng xã hội, Đôxt đi tìm lối giải
thoát cho mọi mâu thuẫn xã hội bằng con đường duy tâm, tôn giáo. Ông kêu gọi sám
hối và tha thứ. Kết cục đoàn viên ở cuối truyện này là một dẫn chứng” [7, tr. 14].
Ngoài ra, trong cuốn Đôxtôépxki, cuộc đời và sự nghiệp, Gôxman cũng dành
một phần viết về Những kẻ tủi nhục với nhan đề “Tiểu thuyết đăng tải nhiều kỳ”.
Ông có lời giới thiệu về tác phẩm khá xác đáng: “… Ngay nhan đề của cuốn tiểu
thuyết cũng đã nói lên chủ đề chính, thể loại và văn phong của nó. Đây là bước
Đôxtôépxki trở lại với thể loại tiểu thuyết xã hội. Nhưng cuốn tiểu thuyết này khác
với Những kẻ bất hạnh về nhiều mặt và nó chỉ có gương mặt trung tâm của một
nhân vật quái đản có ảnh hưởng đến số phận của mọi người vô tội và đau khổ trong
tấn kịch thê lương của một thành phố lớn. Các tình tiết xây dựng trên sự tương


1
Là cách viết của dịch giả Anh Ngọc.
12

phản giữa kẻ xấu và người tốt, nên căng thẳng cao độ” [10, tr. 318]. Ở đây,
Gôxman còn giới thiệu một số nhận định của nhà phê bình khác. Đó là nhận định về
giá trị nội dung tư tưởng trong tương quan với nghệ thuật của Đôbrôliubốp và
Apônlôn Grigôriép: “Đôbrôliubốp công nhận cuốn sách là một hiện tượng văn học
tốt trong năm đó, xét về phương diện lý tưởng nhân văn cao cả của tác giả và nỗi
đau thấm đượm của ông đối với con người, nhưng về giá trị thẩm mĩ thì thấy
Apônlôn Grigôriép đánh giá theo một hướng khác hẳn… “Cuốn tiểu thuyết của
Đôxtôépxki là sự pha trộn giữa sức mạnh kì diệu của cảm xúc và sự ngớ ngẩn rất
ấu trĩ!” Cuộc trò chuyện với công tước ở khách sạn là giả tạo, “vị công tước đó chỉ

là một quyển sách biết nói”, Cachia và Aliôsa – “là bài luận trẻ con”, Natasa là lý
thuyết suông, thế nhưng nhân vật Nêli được xây dựng sâu sắc biết bao! ” [10, tr.
319]. Cuối cùng, Gôxman khẳng định giá trị của Những kẻ tủi nhục ở phương diện
là một tiểu thuyết đăng tải nhiều kì hấp dẫn: “Những kẻ tủi nhục được viết theo
cung cách một truyện kể nóng hổi, vội vã, chưa được gọt giũa kỹ nhưng gây ấn
tượng và hấp dẫn” [10, tr. 321].
Có thể nói, những nhận định của dịch giả Anh Ngọc và nhà phê bình
Gôxman trên đây đã cung cấp một cái nhìn ban đầu khi độc giả chưa thâm nhập vào
tác phẩm. Chúng được coi như những gợi ý quan trọng trước khi đến với Những kẻ
tủi nhục và khám phá chi tiết hơn thế giới nghệ thuật này.
Như vậy, tiểu thuyết Những kẻ tủi nhục cũng như phương diện triết lí tình
yêu chưa thực sự được chú ý phân tích trong các nghiên cứu về Dostoevsky.
3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là vấn đề triết lí tình yêu
trong tác phẩm Những kẻ tủi nhục của Dostoevsky. Nghiên cứu được làm trên bản
dịch Những kẻ tủi nhục của dịch giả Anh Ngọc, NXB Văn hóa Thông tin, 2003.
- Đối tượng tình yêu ở đây hiểu theo nghĩa rộng là tình yêu thương giữa con
người và con người nói chung, bao gồm tình yêu nam nữ, tình yêu cha con, mẹ con,
bạn bè…

13

3.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu vấn đề triết lí tình yêu trong tác phẩm Những kẻ tủi nhục của
Dostoevsky, luận văn hướng đến các mục đích chính như sau:
- Tìm hiểu một sáng tác thời kỳ đầu của Dostoevsky, từ đó khám phá tài
năng, tư tưởng - những nền móng đầu tiên cho cả chặng đường của nhà văn sau này.
- Thông qua một hiện tượng ở một tác phẩm của một nhà văn cụ thể, luận
văn hướng đến khám phá bản chất tư tưởng, quan điểm thẩm mĩ, quan niệm nhân

sinh của một giai đoạn văn học Nga. Bởi hơn ai hết, Dostoevsky được coi là một
người Nga thực thụ của thế kỉ ông sinh sống và tác phẩm Những kẻ tủi nhục cũng
thể hiện được khá rõ nét những tư tưởng, trăn trở của nhà văn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Luận văn tiếp cận vấn đề bằng phương pháp
hệ thống, tức là đặt các phương diện trong hệ thống của nó (hệ thống sáng tác của
Dostoevsky, hệ thống tư tưởng của Dostoevsky, hệ tư tưởng Kitô giáo trong văn hóa
Nga, hệ thống các đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm…). Phương pháp này cho phép
những nhận định, phân tích đưa ra có tính hệ thống xuyên suốt, đồng thời từ đó cũng
phát hiện ra nét mới mẻ, phá cách trong tương quan với chính hệ thống ấy.
- Tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu: Đây là những thao tác cụ thể giúp
mổ xẻ chi tiết vấn đề, từ đó đưa ra những đánh giá có cơ sở khoa học. Thao tác so
sánh, đối chiếu với các vấn đề tương tự trong nhiều tác phẩm khác hay so với tác
giả khác làm cho luận văn có cái nhìn đa chiều, thuyết phục hơn.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn triển khai nội dung gồm có ba
chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Kết cấu tác phẩm đa tuyến.
Chương 2: Nhân vật dưới góc nhìn thiện - ác.
Chương 3: Nhân vật người kể chuyện “xưng tôi”.
14

CHƢƠNG 1: KẾT CẤU TÁC PHẨM ĐA TUYẾN
1.1. Sự giao cắt các tuyến truyện và quan niệm tình yêu Cơ đốc giáo
Trong một tác phẩm văn học, đặc biệt là một tiểu thuyết cổ điển như Những
kẻ tủi nhục của Dostoevsky, kết cấu tác phẩm là một yếu tố đóng vai trò vô cùng
quan trọng.
Trước khi tìm hiểu kết cấu tác phẩm Những kẻ tủi nhục, chúng ta cùng nhìn
lại nội hàm khái niệm kết cấu tác phẩm.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả định nghĩa kết cấu là “toàn bộ

tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm”, trong đó: “tổ chức tác phẩm không
chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận,
chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung
cụ thể của tác phẩm. Bố cục là một phương diện của kết cấu. Ngoài bố cục, kết cấu
còn bao gồm: tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ
thuật của tác phẩm; nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần
cót truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố bên ngoài cốt truyện… sao cho
toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật” [12, tr. 156 - 157].
Vai trò, chức năng của kết cấu trong một tác phẩm văn học được thể hiện cụ thể như
sau: “… bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng tác phẩm: triển khai, trình bày hấp dẫn cốt
truyện; cấu trúc hợp lí hệ thống tính cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả:
tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ… Kết cấu bộc lộ
nhận thức, tài năng và phong cách của nhà văn” [12, tr. 157].
Còn trong Từ điển văn học, thuật ngữ kết cấu được định nghĩa như sau:
“Toàn bộ tổ chức phức tạp bao gồm mọi mối quan hệ giữa chỉnh thể và bộ phận,
giữa bộ phận và bộ phận, trong một tác phẩm văn học. Bất kỳ tác phẩm nào cũng
có kết cấu; kết cấu là một trong những nhân tố trọng yếu biểu hiện giá trị nghệ
thuật của tác phẩm” [16, tr. 345]. Ở đây, các tác giả còn lưu ý: “Kết cấu của tác
phẩm thể hiện tài năng, phương pháp tư tưởng của tác giả, và quy luật lô-gich của
cuộc sống. Khi phân tích đánh giá kết cấu, ta vừa phải chú ý đến các mối quan hệ
bên trong giữa các yếu tố của tác phẩm [đề tài và chủ đề, chủ đề và nhân vật, nhân
15

vật và sự kiện, nhân vật và nhân vật…], vừa phải chú ý đến mối quan hệ giữa nó và
chân lý cuộc sống” [16, tr. 345].
Có thể nói, bất kì tác phẩm văn học nào dù dung lượng lớn hay nhỏ cũng đều
là những chỉnh thể nghệ thuật, bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận được nhà văn sắp
xếp, tổ chức theo một trật tự, hệ thống nào đó nhằm biểu hiện một nội dung nghệ
thuật nhất định… được gọi là kết cấu. Kết cấu là yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm,
không chỉ là sự liên kết những sự kiện, hành động, biến cố trong tác phẩm mà là

một khái niệm rộng hơn nhiều. Kết cấu có nhiệm vụ góp phần thể hiện chủ đề và tư
tưởng của tác phẩm. Trong lao động sáng tạo văn học, có thể coi chủ đề tư tưởng là
mục tiêu hướng tới của nhà văn trong quá trình phát hiện và xây dựng kết cấu. Tiêu
chuẩn cao nhất để đánh giá kết cấu một tác phẩm chính là hiệu quả diễn đạt nội
dung của nó. Bên cạnh đó, kết cấu còn có nhiệm vụ tổ chức hệ thống các tính cách
nhân vật, sự kiện, các biến cố, hình ảnh, cảm xúc làm cho những yếu tố đó gắn bó
chặt chẽ, tác động qua lại ngay từ bên trong tác phẩm, làm cho nó trở thành một
chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn không thể chia cắt được.
Như vậy, kết cấu của tác phẩm bao giờ cũng tăng cường sức mạnh nghệ
thuật của tác phẩm văn học, tạo nên sức hấp dẫn đối với người đọc. Phân tích kết
cấu tác phẩm, người đọc có thể so sánh nó với các hình thức, thủ pháp kết cấu
chung. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xuất phát từ bản thân tác phẩm và xem nó
có thể hiện tốt nhất chủ đề tư tưởng của tác phẩm hay không.
Thông thường, các tác phẩm văn học gồm có những kiểu kết cấu như sau:
kết cấu theo trình tự thời gian, kết cấu theo hai tuyến nhân vật đối lập, kết cấu đa
tuyến, kết cấu tâm lí, kết cấu trữ tình hay sự pha trộn, kết hợp nhiều kiểu kết cấu
trong cùng một tác phẩm văn học…
Đi vào tiểu thuyết Những kẻ tủi nhục, ta thấy nổi bật lên là kiểu kết cấu đa
tuyến. Trong những bộ tiểu thuyết lớn, để khái quát về một bức tranh xã hội rộng
lớn gồm nhiều hạng người, nhiều mối quan hệ đan xen nhau, khai thác nhiều mặt
khác nhau của đời sống, các nhà văn thường sử dụng hình thức kết cấu theo tuyến
nhân vật tạo thành kết cấu đa tuyến. Trong những tác phẩm này, nhà văn tổ chức
16

các nhân vật theo các tuyến dựa trên những mối quan hệ về gia đình, nghề nghiệp,
giai cấp
Trước hết, dựa vào mối quan hệ gia đình và tình yêu, Những kẻ tủi nhục gồm
có hai tuyến truyện chính với sự lặp lại motip nhân vật nữ rời bỏ gia đình, đặc biệt
được nhấn mạnh trong quan hệ với người cha để chạy theo tiếng gọi của tình yêu.
Đó chính là hai nhân vật Natasa và mẹ của Nenli. Ta có thể gọi đây là tuyến trục

dọc của tác phẩm.
Tuyến truyện chính xoay quanh nhân vật Natasa. Natasa là cô con gái duy
nhất của gia đình ông bà Ikhmênhep, được cha mẹ hết sức cưng chiều, đặc biệt là
người cha. Thế nhưng, khi lớn lên, cô vướng vào chuyện tình cảm yêu đương với
Aliôsa, lại chính là con trai kẻ thù của cha cô. Bởi vậy, mối quan hệ này bị cả hai
phía gia đình phản đối kịch liệt. Kết quả là, cô gái đầy đam mê Natasa đã quyết định
rời bỏ gia đình cô yêu thương hết mực để chạy theo tiếng gọi của tình yêu đôi lứa.
Cô lập tức nhận được sự phản ứng từ gia đình, đặc biệt là từ người cha từng chiều
chuộng cô hết lòng. Ông già Ikhmênhep quay sang nguyền rủa con gái, không còn
chấp nhận sự có mặt của cô trong cuộc sống của mình.
Tuyến truyện thứ hai xoay quanh nhân vật người mẹ của Nenli. Nếu tuyến
truyện thứ nhất được kể liền mạch, xuyên suốt từ đầu đến cuối qua ngôi kể của duy
nhất nhân vật tôi thì tuyến truyện thứ hai này xuất hiện mờ nhạt hơn, được biết đến
thông qua lời kể lại của nhiều người (Nenli, người bạn của nhân vật tôi –
Maxlôbôep). Tuy nhiên, điểm đáng chú ý ở đây là sự trùng lặp tình tiết, motip. Mẹ
của Nenli cũng là cô con gái duy nhất trong gia đình, được người cha (là ông già
Xmít) nâng niu, giữ gìn. Nhưng bà cũng đã bỏ lại ông cụ để cùng người yêu chạy
trốn, từ đó phải đón chịu sự ghẻ lạnh, ghét bỏ của chính người cha ruột.
Có thể nói, hai tuyến truyện trên thể hiện rõ kết cấu cốt truyện đa tuyến, cụ
thể ở đây là song tuyến (gồm hai tuyến truyện). Hai tuyến truyện ấy là trục dọc của
tác phẩm, giống như hai đường thẳng song song, vai trò kết nối hai tuyến truyện này
thuộc về các nhân vật: người kể chuyện Vanhia, Nenli, Vancôpxki. Trong đó,
Vanhia đóng vai trò là người chứng kiến và kể lại toàn bộ câu chuyện về hai tuyến
17

truyện; Nenli xuất hiện với tư cách là nạn nhân trong tuyến truyện thứ hai và là
người “giác ngộ”, tìm ra hướng giải quyết cho tuyến truyện thứ nhất (nhờ có sự xuất
hiện của cô bé Nenli, ông già Ikhmênhép đã nhận ra và tha thứ cho cô con gái
Natasa – phần này được phân tích rõ hơn trong chương 2 của luận văn); còn
Vancôpxki chính là kẻ gây ra đau khổ cho những con người thuộc cả hai tuyến

truyện trên. Ở đây, thông qua cốt truyện song tuyến và sự giao cắt của chúng, ta có
thể thấy được sự hé lộ quan niệm, cái nhìn của Dostoevsky về tình yêu.
Thứ nhất, cốt truyện song tuyến trên thể hiện rõ bi kịch tình yêu bị phản bội.
Cả hai nhân vật mẹ của Nenli và Natasa khi chạy theo tiếng gọi tình yêu đều không
có được hạnh phúc, cuối cùng bị phản bội. Đó chính là bi kịch. Ở đây, ta thấy tác
giả đặt ra một vấn đề như sau: Phải chăng đây là kết thúc tất yếu của tình yêu “phi
chuẩn”, của tình cảm không được công nhận, của hành động đi ngược lại lễ giáo,
quy định? Trong xã hội phong kiến, ở bất cứ nơi đâu, người phụ nữ gần như đều
phải chịu sự bó buộc của mọi thứ lễ giáo. Ở xã hội Nga thế kỉ XIX cũng vậy. Người
phụ nữ Nga mẫu mực phải là con người của gia đình, biết nhẫn nhịn và phục tùng.
Đặc biệt, trong tình yêu đôi lứa, họ phải là người biết chờ đợi, thụ động, cần được
sự cho phép của gia đình và xã hội. Nhưng ở đây, Dostoevsky để cho người phụ nữ
chủ động trong tình yêu, thậm chí dám bất chấp tất cả vì tình yêu. Nhưng kết cục
của sự táo bạo ấy lại là bi kịch bị phản bội, bi kịch bất hạnh. Vậy, kết cục ấy, triết lí
ấy có phải điều Dostoevsky hướng đến khẳng định? Có lẽ là không đúng. Thay vào
đó, thông qua đây, dường như Dostoevsky phê phán cái nhìn thiên lệch của xã hội,
của những con người cổ hủ đã bóp nghẹt, thậm chí giết chết tình yêu. Điều này
chúng ta sẽ thấy rõ nét hơn khi đi sâu phân tích hệ thống nhân vật cũng như quan
điểm của tác giả thông qua hình tượng người kể chuyện ở phần sau.
Thứ hai, cốt truyện song tuyến ở đây lặp lại nhưng có sự khác biệt cơ bản.
Cụ thể, mẹ của Nenli cuối cùng chết trong đau khổ, còn Natasa được tha thứ, trở về
đoàn tụ với gia đình. Phải chăng đây là giải pháp cho bi kịch tình yêu phản bội? Đó
là lòng bao dung, vị tha của con người có thể cứu rỗi những lầm đường, lạc lối? Ta
có thể thấy rõ màu sắc này qua lời của ông già Ikhmênhep nói với con gái trong
18

giây phút đoàn tụ: “Xin cảm ơn vì tất cả giây phút này, ôi mặc cho chúng ta bị sỉ
nhục, mặc cho chúng ta bị thóa mạ, nhưng chúng ta lại bên nhau và mặc cho tất cả
những kẻ kiêu ngạo, hợm hĩnh, những kẻ đã sỉ nhục và thóa mạ chúng ta giờ này
đang hân hoan mừng chiến thắng! Mặc cho chúng ném chúng ta vào đá! Đừng sợ,

Natasa… chúng ta sẽ bước đi, tay cầm tay và bố sẽ nói với chúng: Đây là con gái
thân thiết của tôi, đứa con gái yêu dấu của tôi, đây là đứa con gái vô tội của tôi mà
các người đã lăng mạ và sỉ nhục, nhưng tôi vẫn yêu nó và nguyện cầu cho nó đời
đời, kiếp kiếp! ”. [7, tr. 629]. Phải chăng đây mới chính là triết lí Dostoevsky
muốn hướng đến? Tuy nhiên, nhìn nhận về kết thúc này, dịch giả Anh Ngọc cho
rằng đó là “một thắng lợi đầy chất A.Q” [7, tr. 15]. Vậy, đâu là ý nghĩa thực sự của
kết thúc trở về này?
Đầu tiên, xét từ kết cấu cốt truyện song tuyến, ta thấy rõ sự khác biệt trong
cách ứng xử của hai nhân vật người cha. Họ giống nhau ở tình yêu thương, chiều
chuộng con gái, từ đó cùng thất vọng và cảm thấy bị sỉ nhục khi con gái bỏ đi theo
người yêu và có những mâu thuẫn, giằng xé trong tâm hồn (phần này được phân
tích chi tiết trong chương 2 của luận văn). Nhưng kết quả cuối cùng là ông già
Ikhmênhep đã chiến thắng được mọi rào cản, chiến thắng được tư tưởng cổ hủ của
mình - đại diện tiêu biểu cho cả xã hội để tha thứ và được tha thứ. Còn ông già Xmít
nhận ra quá muộn, cho nên kết quả hoàn toàn ngược lại. Đặt hai tuyến truyện và hai
kết thúc khác biệt này cạnh nhau, có lẽ tác giả muốn khẳng định sự bao dung, tha
thứ là phương thuốc hữu hiệu nhất để mang đến một tình yêu trọn vẹn, hạnh phúc.
Không những thế, một điều ta dễ dàng nhận ra là kết thúc như trên hoàn toàn
phù hợp với quan điểm thống nhất của Dostoevsky trên lập trường tư tưởng, quan
niệm của dân tộc Nga. Đối với dân tộc Nga, kết thúc là đoàn tụ và trở về. Ở đây, kết
thúc Natasa trở về đoàn tụ với gia đình là hoàn toàn hợp tình hợp lí đối với người
Nga. Dostoevsky là một người Nga đặc tuyển, cho nên quan điểm của ông cũng
hoàn toàn thống nhất như vậy. Có thể nó có một chút màu sắc tự huyễn hoặc mang
“tính A.Q” trong bối cảnh xã hội bấy giờ, nhưng ta không thể phủ nhận một triết lí
đầy tính nhân văn khi tác giả hướng con người đến lòng bao dung, tha thứ và yêu
19

thương. Và triết lí ấy của Dostoevsky cũng được biểu hiện đầy tự nhiên, hợp tình
qua kết cấu cốt truyện song tuyến của tác phẩm.
Trong kết cấu song tuyến trên, sự lặp lại motip người con gái rời bỏ gia đình

đi theo tiếng gọi tình yêu có sự tương đồng với Dụ ngôn “Đứa con hoang đàng”
trong sách Phúc âm thánh Lu-ca. Đây là một tích truyện kể về đứa con trai từ bỏ gia
đình, từ bỏ người cha và sa ngã vào cuộc sống hoang đàng, trác táng rồi phải trải
qua những giây phút đau khổ, phải đói khổ, bần hàn. Cuối cùng, đứa con hối cải trở
về trong vòng tay bao dung, nhân ái của người cha. Ý nghĩa của dụ ngôn là ngợi ca
tình yêu thương ban phát vô điều kiện của người cha. Đó là tình yêu Cơ đốc giáo –
một tình yêu bao la vô điều kiện. Tình yêu và ân điển của Thiên Chúa được ban cho
con người không cần bất kì một điều kiện nào. Con người chỉ cần biết hối cải là
được tha thứ.
Motip đứa con hoang đàng trong Kinh thánh đã đi vào trong sáng tác của
một số nhà văn. Trước Dostoevsky, Puskin là người sáng tạo motip này. Trong
truyện ngắn Người coi trạm và Bão tuyết, Puskin đã xây dựng motip đứa con gái bị
quyến rũ đã từ bỏ gia đình đi theo tiếng gọi của tình yêu. Nhân vật Maria
Gavrilốpna trong Bão tuyết hay cô con gái xinh đẹp của người coi trạm trong Người
coi trạm đều là những cô gái trẻ đầy đam mê đã không ngần ngại chạy theo tình
yêu, rời bỏ gia đình.
Như vậy, motip người con gái chạy theo tiếng gọi tình yêu trong Những kẻ tủi
nhục là một motip không còn xa lạ. Sử dụng motip này xây dựng kết cấu chính cho
cuốn tiểu thuyết, Dostoevsky gián tiếp thể hiện quan niệm tình yêu Cơ đốc giáo. Đó là
quan niệm về tình yêu và ân điển của Thiên Chúa ban phát cho tất cả mọi người vô
điều kiện. Đó là một tình yêu thuần khiết, không một chút vụ lợi. Có thể nói, tình yêu
Cơ đốc giáo này trong quan niệm của nhà văn là một quan niệm mang bản chất tư
tưởng Nga – một tình yêu có cội nguồn từ bản tính thiện trong con người.
Bên cạnh kết cấu song tuyến dựa trên mối quan hệ giữa gia đình và tình yêu
như trên, trong tiểu thuyết Những kẻ tủi nhục, ta còn thấy có sự giao cắt các tuyến
truyện ở một hệ thống khác, tạo thành kết cấu đa tuyến khác nữa của tác phẩm. Kết
20

cấu đa tuyến ở đây được xâu chuỗi bởi các mối tình – có thể gọi là trục ngang của
tác phẩm. Nói cách khác, nếu coi tình yêu của các nhân vật là logic kết cấu, ta có

thể thấy tác phẩm là một tập hợp những câu chuyện tình yêu. Đó là tình yêu giữa
Natasa và Aliôsa, giữa Natasa và Vanhia (người kể chuyện), giữa Vanhia và Nenli,
giữa Aliôsa và Cachia… Đồng thời, qua mỗi mối tình ấy, tác giả lại gửi gắm những
triết lí, suy ngẫm nhất định về tình yêu. Các phần tiếp theo trong chương 1 của luận
văn sẽ phân tích cụ thể triết lí về tình yêu mà Dostoevsky gửi gắm thông qua mỗi
tuyến truyện là các mối tình cụ thể.
Một điều đáng lưu ý trong sáng tác của Dostoevsky là mặc dù viết về các
mối tình nhưng tư tưởng, quan điểm gửi gắm trong đó không chỉ dừng lại ở tình yêu
nam nữ thông thường. Đến với phần phân tích các mối tình cụ thể dưới đây, chúng
ta sẽ thấy rõ các mối tình ấy chính là một cách để bộc lộ mối quan hệ giữa con
người với con người nói chung, thể hiện những suy ngẫm của Dostoevsky về tình
yêu thương của con người.
Kết cấu tác phẩm đa tuyến trên có thể tổng kết lại thành sơ đồ như sau:










1.2. Tình yêu và lòng khoan thứ qua tuyến truyện Natasa - Aliôsa
Câu chuyện tình yêu Natasa - Aliôsa xuyên suốt tác phẩm, là tuyến truyện quan
trọng trong chỉnh thể kết cấu tiểu thuyết Những kẻ tủi nhục. Mối tình ấy được kể lại
Ông Xmít
Mẹ Nenli
Nenli
Vancôpxki

Natasa
Mẹ Aliôsa
Vanhia
Ông bà Ikhmênhép
Aliôsa
Cachia
21

qua sự chứng kiến tận mắt của nhân vật xưng tôi. Qua đó, ta thấy được một khía cạnh
trong triết lí về tình yêu của Dostoevsky – đó là tình yêu và lòng khoan thứ.
Trong câu chuyện tình yêu này, ta thấy nổi bật lên là hình ảnh Natasa – cô gái
luôn bao dung, giàu lòng vị tha. Ở đây, nhân vật Natasa là đại diện cho phái nữ -
thường được coi là cần phải kín đáo, ý nhị, nhất là trong tình yêu. Thế nhưng, Natasa
hiện lên là một cô gái dám bất chấp tất cả vì tình yêu, yêu thương mãnh liệt, hết lòng
Chính cô là người quyết định rời bỏ gia đình để đi theo Aliôsa. Ngay giây phút bước
chân ra khỏi nhà vào ngày hẹn với người yêu, cô đã quả quyết: “Vanhia, chẳng lẽ anh
lại không thấy rằng em đã ra đi hẳn, em đã rời bỏ mọi người và không bao giờ trở
lại?” [7, tr. 80]. Và sau này, dù không hạnh phúc, cô cũng không hề hối hận.
Tình yêu của Natasa dành cho Aliôsa trước hết là một tình yêu đời
thường, dễ hiểu. Tình yêu ấy cũng có sự ghen tuông: “Tất cả vì anh ấy! Cả cuộc
đời em là dành cho anh ấy! Nhưng anh Vanhia ạ, em không thể nào chịu nổi khi
nghĩ rằng lúc này đây, ở chỗ cô ta, anh ấy đã quên hẳn em, anh ấy ngồi bên
cạnh cô ta và trò chuyện, cười đùa, như anh ấy vẫn làm ở đây” [7, tr. 172]; sự
làm nũng người yêu: “Và sáng mai thì anh phải đến càng sớm càng tốt. Giờ thì
anh sẽ không bỏ mặc em đến năm ngày liền chứ? - Cô nũng nịu nói thêm, âu yếm
nhìn cậu ta” [7, tr. 219] hay những đau khổ rất con người khi bị người mình yêu
thương bỏ rơi: “Tại đây, trong căn phòng này, lúc tôi còn lại một mình… khi anh
ấy bỏ mặc tôi, anh ấy quên tôi… tôi đã nếm trải tất cả… tôi đã suy tính tất cả…”
[7, tr. 377]. Có thể nói, những trạng thái cảm xúc này của Natasa rất đỗi bình
thường. Nó làm cho nhân vật giống một người phụ nữ đang yêu một tình yêu

thực sự con người với đủ mọi cung bậc cảm xúc.
Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất của Natasa trong tình yêu với Aliôsa là sự vị
tha, hi sinh đến “không thể lí giải”. Và chính điều này làm cho nhân vật trở nên
khác biệt, thậm chí có thể nói là “dị biệt”. Natasa yêu Aliôsa với một thứ tình yêu
bao dung vô bờ bến, sẵn sàng khoan thứ những khuyết điểm, lỗi lầm của anh ta,
thậm chí cả sự phản bội.
22

Hơn ai hết, Natasa là người biết rõ sự dễ dàng thay lòng đổi dạ của người mình
yêu. Cô tâm sự với Vanhia: “Chỉ cần một ấn tượng khác, một ảnh hưởng mới của
người khác là lập tức có sức lôi kéo anh ấy xa rời ngay cái điều mà một phút trước đó
anh ta khăng khăng thề sống thề chết. Anh ấy không hề có cá tính gì hết. Anh ấy vừa
hứa hẹn với anh xong, thì ngay hôm ấy đã lại thề thốt với một người khác, cũng chân
thành và trung thực chẳng kém, rồi lại chính anh ấy lại kể hết mọi chuyện với anh…
Chỉ cần gặp một ấn tượng mới khác là anh ta lại quên tất cả. Anh ấy cũng sẽ quên em,
nếu như em, nếu như em không luôn luôn ở cạnh anh ấy. Anh ấy là như thế đấy!” [7, tr.
87 - 88] hay: “Chỉ có một tuần em và anh ấy không gặp nhau mà anh ấy đã say mê, đã
quên em và yêu người khác, thế mà sau đó, thoạt nhìn thấy em anh ấy đã quỳ xuống
chân em!” [7, tr. 88 - 89]. Và chính cô cũng khẳng định tình yêu của mình là mù
quáng: “Và chính em cũng biết rằng em đã mất trí và không còn biết yêu cho lẽ phải.
Em yêu anh ấy một cách không hay ho gì đâu…” [7, tr. 90 - 91]. Không những vậy,
Natasa còn cho thấy rằng, bản thân cô không hề tin tưởng vào những hứa hẹn của
Aliôsa: “Chính anh ấy đã thề thốt yêu em, đã hứa hẹn đủ điều và chính em chẳng tin gì
vào những lời hứa hẹn của anh ấy, chẳng hy vọng gì vào đấy, ngay cả trước đây cũng
chẳng hy vọng gì, mặc dù em biết rằng anh ấy không lừa dối em, thậm chí cũng không
thể lừa dối nổi” [7, tr. 91]. Nhưng cô vẫn yêu Aliôsa và tha thứ cho tất cả lỗi lầm, sự
phản bội ấy bằng một cử chỉ nhẹ nhàng thể hiện tấm lòng bao dung vô bờ bến: “Tốt
nhất là anh đưa tay đây cho em… thế là xong… Như mọi bận ấy mà…” [7, tr. 175].
Thậm chí, Natasa còn coi tha thứ và yêu thương Aliôsa là nghĩa vụ, lấy đó làm hạnh
phúc: “Tuy nhiên em sung sướng được làm nô lệ cho anh ấy, một kẻ nô lệ tự nguyện,

chịu đựng tất cả, tất cả vì anh ấy, chỉ có điều anh ấy phải ở bên em, và em được nhìn
thấy anh ấy! Thậm chí, cứ để cho anh ấy yêu người khác, chỉ có điều phải có mặt em,
để cho em được ở liền bên họ…” [7, tr. 91], “Anh ấy không thể cưới em được, anh ấy
không đủ sức chống lại ông bố. Em cũng chẳng trói buộc anh ấy. Vì thế nên em thậm
chí còn vui mừng khi anh ấy yêu cô vợ chưa cưới mà họ định hỏi cho anh ấy. Anh ấy sẽ
dễ dàng cắt đứt với em hơn. Mà em thì cần như vậy! Đấy là nghĩa vụ của em… Nếu em
yêu anh ấy thì em phải hy sinh tất cả cho anh ấy, em phải chứng minh cho anh ấy tình
23

yêu của mình, đó là nghĩa vụ của em!” [7, tr. 169], “Em vô cùng thích thú được tha thứ
cho anh ấy” [7, tr. 581]. Cô còn luôn cầu mong hạnh phúc đến với người mình yêu,
ngay cả khi điều đó làm cho cô đau khổ: “Những lúc còn lại một mình, em luôn luôn có
một khát vọng, thậm chí khắc khoải lo âu, muốn cho anh ấy được hết sức hạnh phúc”
[7, tr. 579], “Em cho rằng Cachia có thể mang lại cho anh ấy hạnh phúc… Cô ta có
bản lĩnh, và có thể nói, đầy cứng rắn, đối với anh ấy, cô ta là một người nghiêm nghị
và quan trọng, - cô ta nói toàn những điều hay ho, đúng như một người có tầm cỡ. Còn
em thì, đúng là một đứa trẻ con chính cống! Một cô gái thật đáng yêu! Ôi! Cầu mong
cho họ hạnh phúc! Cầu mong, cầu mong! ” [7, tr. 581].
Trong tình yêu, Natasa càng bao dung, vị tha bao nhiêu thì Aliôsa hiện lên
càng hèn nhát, tội lỗi bấy nhiêu. Nhân vật Aliôsa là đại diện cho nam giới - những
người vốn vẫn được coi là phái mạnh, là người dẫn dắt, làm chủ trong tình yêu.
Nhưng Aliôsa hoàn toàn ngược lại: không dám đối mặt, vô trách nhiệm, hèn nhát,
tội lỗi Trước tình yêu và tấm lòng bao dung của Natasa, Aliôsa càng làm nhiều
điều có lỗi với cô hơn. Điều này sẽ được phân tích cụ thể hơn trong phần viết về
nhân vật Aliôsa ở chương 2 của luận văn.
Như vậy, thông qua mối tình giữa Natasa và Aliôsa, ta nhận thấy triết lí về
tình yêu và lòng khoan thứ của nhà văn. Nó là một tình yêu mà ở đó người phụ nữ
sẵn sàng bao dung cho mọi lỗi lầm, trở thành nơi trở về cho những trái tim lầm lỗi.
Thế nhưng, cuối cùng tình yêu ấy vẫn không đến được bến bờ hạnh phúc. Kết thúc
mối tình này là sự chia tay nhẹ nhàng của hai nhân vật. Phải chăng sự “khoan thứ” ở

đây quá cao thượng đã trở thành “nhà tù” cho tình yêu? Hay chính những người
nam giới không đủ tỉnh ngộ để nhận ra sự hi sinh vĩ đại đó của người phụ nữ?
Văn hóa Nga là một nền văn hóa mang đậm chất nữ tính. Trong bài viết Tâm
hồn Nga, Berdiaev khẳng định: “Dân tộc Nga không muốn làm một nhà kiến tạo
dũng cảm, bản tính của nó được xác định như là nữ tính, thụ động và dễ bảo trong
các việc quốc gia đại sự, nó luôn chờ đợi một vị hôn phu, một người chồng, một vị
chủ nhân. Nước Nga là mảnh đất lệ thuộc, âm tính. Tính nữ thụ động, tiếp nhận
trong quan hệ đối với quyền lực nhà nước thật đặc trưng đối với cả dân tộc Nga lẫn
24

đối với lịch sử Nga. Sự chịu đựng nhẫn nhịn của dân tộc Nga nhiều thương đau là
không có giới hạn” [9] hay: “Đó không hẳn là tôn giáo của Đức Ki tô, mà đúng hơn
là tôn giáo của Đức Mẹ, tôn giáo của mẹ - đất, nữ thánh linh soi rọi đời sống xác
thịt. V.V.Rozanov về phương diện nào đó là người thể hiện thiên tài cái tôn giáo
máu mủ dòng tộc Nga này, thứ tôn giáo phồn sinh và ấm cúng. Mẹ - đất đối với dân
tộc Nga là nước Nga. Nước Nga trở thành Đức Mẹ” [9].
Nhân vật Natasa trong truyện mang nét đặc trưng của người phụ nữ Nga
truyền thống, thậm chí còn có ý nghĩa tượng trưng cho nước Nga nữ tính. Trong
Natasa, ta thấy có sự vĩ đại, bao dung nhưng cũng đầy nhẫn nhịn, chịu đựng, thậm
chí còn có nét thụ động truyền thống. Xét từ một khía cạnh nào đó, trong quan hệ
tình cảm với Aliôsa, Natasa phần nào đóng vai trò hết sức bị động. Ngay từ khi bắt
đầu mối tình này, Natasa đã là người nghe theo sai khiến của Aliôsa. Chính Aliôsa
là người ra lệnh cho cô đến bên cầu để đợi, cô cũng đến đó đợi, không biết làm thế
nào, thậm chí trong khi còn không dám chắc người cô yêu thương hết lòng kia có
xuất hiện hay không. Rồi tiếp theo đó, trong suốt những tháng ngày cùng chung
sống, Natasa luôn là người ở nhà chờ đợi Aliôsa trở về từ những cuộc vui nào đó.
Sự bao dung, sẵn sàng tha thứ cho Aliôsa xét từ khía cạnh khác lại trở thành sự
nhẫn nhịn, thụ động, cam chịu đến đáng thương ở người phụ nữ này.
Lòng khoan thứ của Natasa là lòng khoan thứ mang màu sắc Cơ đốc giáo –
tha thứ, bao dung chỉ cần có sự hối cải, thể hiện tình yêu và ân điển ban cho vô điều

kiện. Nhưng trong cái khoan thứ tưởng chừng như hoàn toàn là cao thượng, bao
dung, vị tha ấy, ta còn nhận ra thấp thoáng hình ảnh, ý nghĩa của nhẫn nhịn, chịu
đựng, thậm chí còn là sự thụ động.
Trong câu chuyện tình yêu của Natasa và Aliôsa ta nhận thấy có sự trùng lặp
lại tình yêu của mẹ Nenli và lão công tước Vancôpxki. Mẹ của Nenli cũng vì tình
yêu đã đi theo lão công tước, cuối cùng cũng bị phản bội. Nhưng khác với Natasa
tha thứ cho Aliôsa, mẹ của Nenli không tha thứ cho lão công tước. Lí do chính là
bởi lão công tước không hề có một chút hối cải. Tình yêu Thiên Chúa ban cho là vô
điều kiện nhưng phải có sự hối cải, phải có cái tâm thiện từ gốc rễ. Còn ở lão công
25

tước không hề có điều ấy nên dĩ nhiên không thể nhận được sự tha thứ. Có thể nói,
tình yêu Cơ đốc giáo rất bao la, mênh mông nhưng không dung thứ cho cái ác. Đây
là một quan niệm tình yêu thể hiện rõ tinh thần nhân văn, nhân đạo của Dostoevsky.
1.3. Tình yêu và sự thử thách qua tuyến truyện Natasa - Vanhia
Tuyến truyện Natasa - Vanhia cũng là một tuyến truyện được miêu tả khá
dụng công trong tác phẩm. Bởi nhân vật người kể chuyện từ vai trò người thuật lại
đã trực tiếp tham gia vào tuyến truyện. Thông qua mối tình này, ta cũng cảm nhận
được những suy ngẫm của nhà văn về tình yêu và hạnh phúc.
Diễn biến của tuyến truyện này khá cổ điển, có thể khái quát thành các mốc
chính như sau: nảy sinh cảm tình - chia tay - trải qua các thử thách - cuối cùng trở
về, đoàn tụ trong hạnh phúc. Xây dựng tuyến truyện Natasa - Vanhia theo mô hình
ấy, Dostoevsky khẳng định tình yêu vượt qua được mọi thử thách sẽ đơm hoa, kết
trái và có được hạnh phúc trọn vẹn.
Natasa và Vanhia sống cùng nhau từ nhỏ trong gia đình Natasa, hai người
lớn lên bên nhau đến khi Vanhia lên thành phố để học. Tình cảm nảy nở giữa hai
người bắt đầu khi họ gặp lại nhau lúc gia đình Natasa chuyển lên thành phố nơi
Vanhia ở. Lúc này, hai người đều đã lớn. Họ bắt đầu nảy sinh tình cảm đặc biệt:
“Tôi vẫn nhìn cô bé Natasa vô giá của bà bằng đôi mắt rực lửa tình yêu, rằng mỗi
khi ngồi bên cô tôi dường như nghẹt thở và đôi mắt trở nên sâu thẳm và chính

Natasa cũng bắt đầu nhìn tôi như có cái gì trong trẻo hơn trước” [7, tr. 61].
Tình yêu của Natasa và Vanhia bắt đầu giản dị và có phần “mơ hồ” như vậy.
Tình cảm là xuất phát từ hai phía, nhưng thái độ, hành động của mỗi người với tính
yêu ấy có sự khác biệt cơ bản.
Trong tuyến truyện này, nhân vật Vanhia hiện lên là người yêu thương
Natasa thật lòng, luôn quan tâm và lo lắng cho cô, ngay cả khi tình yêu của anh
không được chấp nhận. Trong suốt thời gian Natasa sống cùng Aliôsa, chính Vanhia
đã luôn ở bên lắng nghe tâm sự, lo lắng cho số phận của cô. Khi nghe tin lão công
tước (cha của Aliôsa) sẽ đến gặp Natasa và có thể cô sẽ phải chịu sỉ nhục, Vanhia
cảm thấy: “Tôi thật sự cảm thấy có ai giáng một đòn vào giữa tim mình” [7, tr.

×