Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Motip Kitô giáo trong anh em nhà Karamazov của F Dostoevsky

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 113 trang )

0

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***




TRẦN THỊ THANH THỦY




MOTIP KITÔ GIÁO TRONG
ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA F.DOSTOEVSKY





LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC







HÀ NỘI – 2009
1




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***



TRẦN THỊ THANH THỦY



MOTIP KITÔ GIÁO TRONG
ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA F.DOSTOEVSKY



CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
MÃ SỐ: 60 22 30



LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM GIA LÂM


HÀ NỘI – 200


0

MỤC LỤC
Mở đầu……………………………………………………………………
3
Chương 1: Chính thống giáo và chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ
XIX…………………………………………………………………………

10
1.1.1. Kitô giáo…………………………………………………………….
1.1.2. Chính thống giáo trong hệ thống giáo hội………………………….
10
16
1.1.3. Kinh thánh và văn học Nga……………………………………….
27
1.1.4. Chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ XIX – chủ nghĩa hiện thực Kitô
giáo?………………………………………………………………………

33
Chương 2. Hệ thống quan điểm triết-mỹ của F. Dostoevsky…………
44
2.1. Các quan điểm đạo đức-thẩm mỹ và tôn giáo của Dostoevsky về “bản
chất” con người, về Quỷ, Thượng Đế, sự bất tử…………………………

45
2.2. Vаi trò của Thánh kinh trong việc hình thành ý đồ tư tưởng và cấu
trúc nghệ thuật của “Anh em nhà Karamazov”……………………………….

59

Chương 3. Những thủ pháp đưa Kinh thánh vào cấu trúc nghệ thuật
của tiểu thuyết Anh em nhà Karamazov…………………………………

65
3.1. Tính chất hai bình diện không-thời gian và cốt truyện; ……………
65
3.2. Vay mượn trực tiếp cốt truyện và huyền thoại của Thánh kinh……
69
3.3. Những ám gợi và song chiếu của hình tượng nghệ thuật trong mối
liên hệ với Kinh Thánh…………………………………………………

77
3.4. Sử dụng trực tiếp hình tượng từ Kinh thánh……………………….
83
3.5. Những chi tiết chân dung nhân vật ………………………………
85
3.6. Biểu tượng và châm ngôn của Kinh thánh trong diễn ngôn của nhân
vật………………………………………………………………………….

91
Kết luận……………………………………………………………………
97
Tài liệu tham khảo………………………………………………………
99
Phụ lục……………………………………………………………………
104
1




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau hai thế kỷ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự bất ổn xã hội, văn học
Nga đã bước vào thời kỳ phát triển vượt trội ở thế kỷ XIX đem tới cho văn
học thế giới những tên tuổi nổi bật như A.Pushkin, M.Lermontov, N.Gogol,
L.Tolstoy, F.Dostoevsky, Ivan Turgenev… Chưa khi nào, trong lịch sử, văn
học Nga lại có sự nỗ lực cách tân sâu rộng và toàn diện trên tất cả các thể loại
như ở thời kỳ này. Gorky tự hào viết: “Trong lịch sử phát triển của nền văn
học châu Âu, nền văn học trẻ tuổi của chúng ta là một hiện tượng kì lạ;”
“không có nơi nào mà chỉ trong non một thế kỉ đã hiện lên cả một quầng sao
rực rỡ của những tên tuổi vĩ đại như ở Nga và cũng không nơi nào đông đảo
những nhà văn tuẫn đạo như ở nước ta” [23, 10]. Sau một thế kỷ vàng son,
văn học Nga đã góp vào kho tàng văn chương thế giới rất nhiều tác phẩm lớn
mang hơi thở thời đại như Những linh hồn chết, Chiến tranh và hòa bình, Tội
ác và trừng phạt… Văn học Nga thế kỷ XIX có sự gắn bó chặt chẽ với sự vận
động và tiến lên của xã hội Nga, phản ánh kịp thời và sâu sắc những biến
động lớn lao trong đời sống nhân dân Nga. Vì thế, hơn tất cả những thời kỳ
khác, nhà văn Nga được nhân dân tin yêu tuyên xưng với những tên gọi cao
quý như “người chiến sĩ”, “nhà lãnh tụ”, “người bảo vệ nhân dân” và là “nhà
tư tưởng” của dân tộc Nga.
Trong lĩnh vực tiểu thuyết, L.Tolstoy và F.Dostoevsky là hai nhà văn
lớn nhất và được nhiều học giả coi là hai tiểu thuyết gia vĩ đại nhất của mọi
thời đại. Tư tưởng của họ không những có ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống
văn học trong và ngoài nước Nga mà còn khơi nguồn sáng tạo cho những trào
2

lưu văn học mới xuất hiện ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tác phẩm của
F.Dostoevsky đặc biệt ghi dấu sự đấu tranh giữa các học thuyết xã hội chủ
nghĩa mới đang hình thành và phát triển trong lòng xã hội Nga cũng như châu
Âu với truyền thống văn hóa của một nước Nga cổ. Nếu L.Tolstoy là nhà văn

của nhân dân Nga thì Dostoevsky là nhà văn của tư tưởng Nga, luôn tuyên
xưng một nước Nga mới trong vị thế của một dân tộc được Chúa tuyển chọn.
Ở Dostoevsky, tinh thần Nga thể hiện đầy đủ và toàn vẹn nhất ngay cả ở
những khía cạnh dị thường nhất của nó. Dostoevsky không chỉ là nhà tư
tưởng mà còn là “người quy tụ trái tim Nga” [31, 295], là một người Nga
chính thống với truyền thống tinh thần và lý tưởng gắn liền với niềm tin yêu
vô tận đối với Chúa Jesus và Con người.
F.Dostoevsky tham gia văn đàn Nga với tác phẩm đầu tiên “Những kẻ
bất hạnh” (1845) mang bóng dáng của “con người nhỏ bé” trong các tác
phẩm của Pushkin và Gogol. Tác phẩm ngay lập tức thu hút sự chú ý của dư
luận xã hội. Nước Nga biết đến một chiều sâu tâm hồn bên trong của những
“con người nhỏ bé” mà trước đó, ở các tác phẩm Puskin hay Gogol, nó chưa
toàn vẹn. Tiếp đó, những năm 40 của thế kỷ này, Dostoevsky viết “Trường ca
Peterburg”, “Người hai mặt” khắc họa sâu thêm bi kịch cuộc đời của những
con người ở tầng đáy xã hội. Đến “Bút ký từ ngôi nhà chết” (1861-1862), thế
giới của những “con người biến chất” bắt đầu được khai mở, vấn đề Thiện –
Ác được miêu tả trong một diễn trình tâm lý phức tạp. Ghersen từng gọi “Bút
ký từ ngôi nhà chết” là “cuốn sách rợn người” chẳng khác tác phẩm “Địa
ngục” của Dante hay bức họa “Ngày phán xử cuối cùng” của Mikenlange. Ở
tác phẩm “Tội ác và trừng phạt” (1866), Dostoevsky đã miêu tả không chỉ sự
vận động và biến đổi của một nước Nga tư bản mà còn cả những trường tư
tưởng mới vừa xuất hiện trong lòng xã hội châu Âu. Bên cạnh hình tượng
“con người nhỏ bé” hay “con người biến chất”, đến tác phẩm này, Dostoevsky
3

đã khái quát trọn vẹn hình tượng “con người nổi loạn” với đầy đủ các góc
cạnh tâm lý cũng như động cơ của nó. Cái Ác và kẻ đồng lõa của nó là nỗi
thống khổ, một lần nữa, bị lên án gay gắt, bị kết tội rồi bị trừng phạt bằng sự
sám hối ăn năn trong chính bản thể chứa đựng nó.
Năm 1880, tác phẩm Anh em nhà Karamazov ra đời mang tới cho thế

giới chân dung toàn vẹn của kiểu “con người hoài nghi” nổi loạn chống lại
chính đức tin của mình. Đây là tác phẩm cuối cùng và là một kiệt tác xuất sắc
nhất của Dostoevsky. Tác phẩm thể hiện đỉnh cao tài năng của nhà văn trong
việc gắn kết những yếu tố nghệ thuật khác loại, nâng tầm khái quát hiện thực
lên tầm cao tư tưởng triết lý nhân loại. Đây cũng là cuốn tiểu thuyết có kết
cấu minh bạch nhất, giàu chi tiết nhất của ông, nói như Sigmund Freud “đây
cuốn tiểu thuyết tráng lệ nhất”, là cuốn tiểu thuyết “triết lí” của nhà văn dâng
hiến cho lý tưởng tôn vinh Con người. Bằng tiểu thuyết và thông qua tiểu
thuyết, Dostoevsky giải đáp những câu hỏi lớn về vấn đề Đức tin của con
người trước Đấng tối cao, số phận, bản thân con người, trước quan niệm về sự
sống, cái chết, cõi thiên đường hay địa ngục trong trường thuyết lý tôn giáo –
đạo đức sâu sắc. Vì thế chúng tôi lựa chọn và phân tích vấn đề “Motip Kitô
giáo trong “Anh em nhà Karamazov” của F.Dostoevsky mong góp thêm một
hướng tiếp cận hữu hiệu đối với kiệt tác này cũng như đối với phong cách
nghệ thuật tuyệt vời của Dostoevsky.
2. Ý nghĩa của đề tài
Việc chỉ ra những thủ pháp nghệ thuật đem Kinh Thánh vào tiểu thuyết
“Anh em nhà Karamazov”, không chỉ góp một cách tiếp cận đối với tác phẩm
cuối cùng của Dostoevsky mà còn góp phần xác lập phương pháp nghiên cứu
văn hóa học trong nghiên cứu văn học.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4

Dostoevsky đột ngột ra đi trong khi vẫn đang còn quá nhiều băn khoăn
day dứt chưa giải đáp hết với cuộc đời. Không lâu sau một ngành khoa học
nghiên cứu trước tác của nhà văn vĩ đại này bắt đầu hình thành và phát triển
không ngừng. Người ta tìm thấy trong tư tưởng của Dostoevsky những thuyết
lý có tính tiên báo về một thời đại xã hội vượt trước cả thời đại ông và có khi
còn xa hơn cả thời hiện đại. Dostoevsky khiến người ta say mê hơn là ngưỡng
mộ, khiến người ta cảm động hơn là thương cảm. Tìm đến tác phẩm của

Dostoevsky là tìm đến với chính tâm hồn mình, bởi hơn tất cả, lý tưởng vì con
người ở Dostoevsky luôn được đặt ở vị thế cao nhất, đẹp đẽ và vinh quang
nhất.
Khi Dostoevsky xuất hiện, thế giới ngỡ ngàng và thán phục tài năng
của ông. Belinsky - nhà phê bình văn học Nga lỗi lạc – đã từng mỉm cười
hạnh phúc thốt lên những lời ngợi khen sau lần đọc tiểu thuyết đầu tiên của
Dostoevsky. Rồi khi bình tĩnh lại, người ta hoài nghi Dostoevsky như một
người “đến để chia rẽ thế giới” bởi tầm vóc của Dostoevsky quá lớn. Người ta
bắt đầu nghiên cứu tư tưởng của Dostoevsky trong trường Đức tin của ông rồi
bàng hoàng nhận ra ông hiền lành như một thánh hài đến và đem theo lời tiên
cảm tốt đẹp cho loài người. Phương Đông nghiên cứu tư tưởng của ông để
nhận ra mình. Còn phương Tây nghiên cứu ông để nhận ra phần hữu cơ còn
lại của mình. Nhưng lạ kỳ thay ở Dostoevsky không chỉ có phần phương Tây
duy lý và thực tế mà còn có cả phần phương Tây duy cảm và hoài nghi không
ngừng về mọi giá trị của sự tồn tại. Người ta đi đến nhiều sự đồng thuận trong
việc khám phá tư tưởng của Dostoevsky để rồi từ đó tìm đến nhiều sự đồng
thuận trong quan điểm về Đức tin và về loài người.
Cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, một số quan niệm triết học –
lịch sử, tôn giáo – đạo đức và mỹ học về sáng tác của Dostoevsky được nêu
lên trong những công trình nghiên cứu của K.N.Leont’ev, N.A.Berdjaev,
5

Vjach.I.Ivanov, H.M.Zernovun và những đại diện khác của tư tưởng triết học
Nga. Những tìm tòi về mặt tôn giáo – đạo đức của Dostoevsky là cái trục mà
xung quanh nó đã hình thành nền triết lý đạo đức của nước Nga trên ranh giới
giữa hai thế kỷ góp phần tích cực trong sự phục hưng tinh thần Nga ở đầu thế
kỷ sau. Những vấn đề về một nước Nga mới và về giới trí thức Nga trong tư
tưởng của Dostoevsky cũng được phân tích thấu đáo trong trường so sánh đối
chiếu đối với truyền thống văn hóa Kitô giáo, đặc biệt là Chính thống giáo.
Cũng theo hướng tiếp cận văn hóa học như vậy, Ernest J. Simmons trong

cuốn Dostoeski: The making of a novelist và George Pattison, Diane Oenning
Thompson trong cuốn Dostoevsky and the Christian tradition đã chỉ ra những
điểm tương hợp về mặt motip trong các tác phẩm của Dostoevsky và Kinh
Thánh, từ đây khái quát và khẳng định một cách “giải mãi” tư tưởng của ông
trong chiều sâu tư tưởng của triết học tôn giáo. Vì thế, dù Dostoevsky là nhà
văn Nga, định cư và sáng tác trên đất Nga nhưng tư tưởng của ông đã gây ảnh
hưởng sâu rộng đối với một lớp không nhỏ trí thức phương Tây. Dostoevsky
được coi là nhà tiên tri, nhà tư tưởng vĩ đại không chỉ của nước Nga mà còn
của cả phương Tây.
Tuy vậy, lúc sinh thời, Dostoevsky không khi nào nhận mình là một
nhà tư tưởng hay một nhà xã hội chủ nghĩa. Ông chỉ nhận mình là một nhà
văn vì con người. Gắn mình vào dòng chảy bất tận của tín ngưỡng Chính
thống giáo Nga, Dostoevsky rao giảng những tín hiệu về thời đại công bình
mới nơi con người trưởng thành từ cuộc đấu tranh với chính mình chiêm
nghiệm và làm chủ những nguyên tắc đạo đức được gìn giữ trong văn hóa
truyền thống.
Ở Việt nam, tác phẩm Tội ác và trừng phạt là tác phẩm đầu tiên của
Dostoevsky được dịch sang tiếng Việt. Đó là những năm 80, sau khi rất nhiều
tác phẩm của các nhà văn Nga khác như Gogol, L.Tolstoy, Chekhov … được
6

dịch và đọc rộng rãi trong giới trí thức. Có lẽ thế giới trong văn Dostoevsky
đối với độc giả Việt nam lúc đó còn là quá xa lạ, con người trong văn
Dostoevsky còn quá kỳ dị mà độc giả thì lại đang quen với văn phong nhẹ
nhàng đậm chất lãng mạn ảnh hưởng từ phong cách Pháp. Tuy vậy, nhiều
người trong giới trí thức đã đọc Dostoevsky và say mê ông từ trước thời kỳ
đó. Nhờ có việc chuyển ngữ, đặc biệt từ hai ngôn ngữ tiếng Pháp và tiếng Nga
và một số các tác phẩm của Dostoevsky được giới thiệu rộng rãi hơn ở Việt
nam. Bên cạnh việc đọc và say mê Dostoevsky, người đọc Việt nam dần được
tiếp cận với những chuyên luận nghiên cứu về thi pháp nghệ thuật

Dostoevsky được dịch ra tiếng Việt như Những vấn đề thi pháp Dostoevsky
(Bakhtin) và Dostoevsky cuộc đời và sự nghiệp (L.Grossman) hay tổng tập
các bài viết, bài nghiên cứu về tư tưởng của Dostoevsky như Sáng tác của
Dostoevski – những tiếp cận từ nhiều phía và Ba bậc thầy Doxtoevxki,
Balzac, Đickenx (Stefan Zweig). Những bài viết về vai trò và tầm ảnh hưởng
sâu rộng của Dostoevsky đối với nước Nga và đối với phương Tây nói chung
cũng được dịch và đăng tải rộng rãi trên các tạp chí chuyên ngành, trong đó,
nổi bật nhất là bản dịch Ba diễn từ tưởng niệm Dostoevsky (Vladimir
Soloviev) của Phạm Vĩnh Cư đăng trên tạp chí Văn học nước ngoài số 6 năm
2001 và Tâm hồn Nga (N.A.Berdiaev) đăng trên tạp chí Văn học nước ngoài
số 6 năm 2003. Các tác phẩm của Dostoevsky bắt đầu được giới nghiên cứu
văn học Việt nam quan tâm và phân tích không chỉ bằng phương pháp tự sự
học hay thi pháp học mà gần đây, còn được soi chiếu dưới cái nhìn từ phía
văn hóa học. Tuy chưa có công trình nào được dịch hoặc được nghiên cứu đi
vào nghiên cứu một tác phẩm cụ thể của Dostoevsky bằng phương pháp văn
hóa học nói trên nhưng những tư tưởng của Dostoevsky về tôn giáo và văn
hóa truyền thống Nga luôn được các nhà nghiên cứu nói tới như một đặc điểm
7

không thể bỏ qua khi khái lược về phong cách nghệ thuật cũng như cuộc đời
và sự nghiệp của nhà văn vĩ đại này.
Vì thế, công trình nghiên cứu những ảnh hưởng của truyền thống Kitô
giáo trong tiểu thuyết Nghệ nhân và Magarita của Bulgacov của PGS. TS.
Phạm Gia Lâm đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 2 năm 2007 đã gợi ý
cho chúng tôi một cách thức nghiên cứu tiểu thuyết Anh em nhà Karamazov
trên cơ sở tổng hợp và phân tích những thủ pháp nghệ thuật đưa Thánh Kinh
vào tiểu thuyết như là một phương tiện hữu hiệu nhất để biểu đạt tư tưởng của
Dostoevsky.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ sẽ tập trung vào tổng hợp và phân tích những thủ pháp đưa

Thánh kinh vào cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm Anh em nhà Karamazov
như không – thời gian, cốt truyện huyền thoại, hình tượng nghệ thuật và cách
sử dụng biểu tượng và châm ngôn Kinh thánh trong diễn ngôn của nhân vật…
qua đó làm rõ hệ thống quan điểm triết học – mỹ của nhà văn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sẽ áp dụng tổng hợp các phương pháp tiếp cận văn bản như
tiếp cận liên văn bản, văn hóa học, thi pháp học, thi pháp học lịch sử… và
những thao tác cụ thể như so sánh, thống kê… để tìm ra những đặc điểm thi
pháp của Dostoevsky trên cơ sở phân tích những mối liên hệ và ảnh hưởng
của Kinh Thánh đối với cấu trúc của tác phẩm Anh em nhà Karamazov.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu
3 chương:
Chương 1: Chính thống giáo và chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ XIX
Chương 2: Hệ thống quan điểm triết – mỹ của F.Dostoevsky
8

Chương 3: Những thủ pháp đưa Kinh thánh vào cấu trúc nghệ thuật của
Anh em nhà Karamazov

Chương 1:
Chính thống giáo và chủ nghĩa hiện thực Nga
thế kỷ XIX
1.1. Chính thống giáo trong hệ thống giáo hội
1.1.1. Kitô giáo
Kitô giáo là một trong ba tôn giáo lớn nhất và lâu đời nhất khởi nguồn
từ Abraham, bên cạnh Do Thái giáo và Hồi giáo.
Abraham, theo truyền thuyết ghi lại trong sách Sáng thế ký của Thánh
Kinh, là tổ phụ của dân Do Thái và dân Ả rập, được chính Thiên Chúa gọi và
phán rằng: “Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ

cho ngươi” (18, 51). Và ông Abraham đã ra đi theo lời mà Đức Chúa đã phán
với ông, đến vùng đất Canaan – vùng đất mà ở đó Đức Chúa đã xác lập một
giao ước với ông về dòng dõi của ông và vùng đất của họ. Từ đây, dòng dõi
của ông Abraham cũng xác lập một giao ước tôn thờ duy nhất một Thiên
Chúa là Đức Chúa tại vùng Canaan thuộc Palestin thông qua nghi thức cắt bì
nơi bao quy đầu. Điều này có nghĩa rằng, Đức Chúa đã xác lập một tôn giáo
duy nhất lên dòng tộc xuất phát từ Abraham. Điều này cũng có nghĩa rằng các
dân tộc khởi nguồn từ Abraham đã xác quyết một niềm tin tuyệt đối vào Đức
Chúa là Thiên Chúa của mọi tạo vật.
Do Thái giáo là nền tảng cơ bản của Kitô giáo và Hồi giáo và là gốc
đạo của người Do Thái. Do Thái giáo thiết lập niềm tin dựa trên giao ước giữa
Thiên Chúa và ông Abraham trong kinh Cựu Ước và tuyệt đối tôn trọng việc
học hỏi các tín điều đã ghi trong Ngũ thư Kinh thánh hay còn gọi là sách
9

Torah gồm 5 quyển đầu của Cựu Ước là Sáng thế – Xuất hành – Lê vi – Dân
số – Đệ nhị luật. Ngoài ra, nó còn tiếp nhận một hệ thống văn bản khác làm
Sách Thánh giúp cho việc định chế các tín luật nghiêm khắc cho cộng đồng
Do Thái.
Vào khoảng năm 33 sau CN, cách Jerusalem – thủ phủ của đạo Do Thái
– không xa, có một người không rõ nguồn gốc, tên là Jesus Christ đã bị chính
quyền La Mã xử tội hành hình với hình thức cao nhất là đóng đinh câu rút lên
cây thập giá về tội truyền bá niềm tin rằng có một Vương quốc Thánh thần –
Vương quốc của Thiên Chúa và có một Đấng cứu tinh chính là Jesus Christ
xuất hiện để lãnh đạo dân tộc Do Thái đứng lên đoạt lại tự do và xây dựng
Vương quốc của Thiên Chúa trên quê hương của họ. Sau cái chết của Jesus,
những tông đồ của Jesus ngỡ ngàng nhận ra rằng Vương quốc mà Thiên Chúa
hứa cho dân tộc Do Thái và những dân tộc khác theo lời Jesus không hề tồn
tại. Tuy vậy, việc Đấng Jesus sống lại vào ngày thứ ba sau cuộc hành hình để
truyền giảng cho các tín đồ của Ngài về Nước Chúa lại củng cố niềm tin cho

họ và giúp họ vượt qua khỏi những bách hại tàn khốc của những người theo
Do Thái giáo khác. Cuộc hành hình và sự phục sinh của đấng Jesus Christ
được thuật lại trong sách Phúc Âm, còn gọi là sách Tân Ước, gồm 4 cuốn Tin
Mừng Mathew, Maco, Luca và Gioan. Từ Jesus Christ, một đạo giáo mới
hình thành gọi là Kitô giáo (Christiany) hay còn gọi là Cơ Đốc giáo.
Người khởi xướng và có công truyền bá đức tin Kitô ra các cộng đồng
khác ngoài Do Thái là Thánh Paul (Saul, Phao – lô, Sứ đồ Phao – lô). Paul là
người Israel thuộc chi phái Benjamin, có quốc tịch La Mã. Paul, cũng như
những tín đồ Do Thái khác đều thất tin ở học thuyết của Đức Jesus nên coi
Kitô giáo như một dị giáo ngoài Do thái giáo. Nhưng chính bản thân Paul,
trên đường đi bức hại những tín đồ Kitô giáo ở thành Damacus, đã trải qua
một cuộc cải hoàn kỳ diệu từ một người mắc chứng mù lòa trở nên sáng mắt
10

trở lại. Paul coi đây là ơn huệ đặc biệt mà đấng Messiah – Jesus tối cao đã
dành cho ông. Từ đây ông chấp nhận cải đạo Thiên Chúa, chấp nhận Jesus là
hiện thân xác thịt của Thiên Chúa và là con của Thiên Chúa. Trong Thư gửi
tín hữu Roma, Thánh Paul viết rằng: “Tôi là Phao-lô, tôi tớ của Đức Kitô
Jesus; tôi được gọi làm Tông đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của
Thiên Chúa. Tin Mừng ấy, xưa Người đã dùng các ngôn sứ của Người mà
hứa trước trong Kinh Thánh. Đó là Tin Mừng về con của Người là Đức Jesus
Kitô , Chúa của chúng ta.” Và “Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để
cứu độ bất cứ ai có lòng tin, trước là người Do Thái, sau là người Hy Lạp. Vì
trong Tin Mừng, sự công chính của Thiên Chúa được mặc khải, nhờ đức tin
để đưa đến đức tin, như có lời chép: Người công chính nhờ đức tin sẽ được
sống” [18, 1934] “Người (Thiên Chúa) cũng là Thiên Chúa của các dân ngoại
(ngoài dân Do Thái) nữa, vì chỉ có một Thiên Chúa, Đấng làm cho người
được cắt bì nên công chính vì họ tin, và làm cho người không được cắt bì nên
công chính cũng bởi họ tin” [18, 193]. Bởi người ngoại hay người Do Thái
đều phải chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa bất kể có Luật Mô-sê, phép cắt bì

hay có lời hứa của Thiên Chúa hay không. Như vậy là người được cắt bì – tín
hữu Do Thái giáo theo Cựu Ước, và người không được cắt bì – tín hữu Kitô
tin vào Chúa Jesus, cũng đều được hưởng đặc ân của Thiên Chúa như nhau
cũng như cùng được Người trao cho niềm tin để trở nên công chính giống như
Người như nhau.
Paul và mười hai sứ đồ đã lãnh nhận trách nhiệm truyền bá đức tin này
ra các cộng đồng ngoài Do Thái và cả đối với cộng đồng Do Thái để ai cũng
được trở nên công chính như Thiên Chúa.
Từ thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên, cùng với hành trình truyền giáo
của các tông đồ Kitô, Kitô giáo tách khỏi Do Thái giáo và nhanh chóng lan
truyền tới những vùng đất mới trong suốt thời kỳ đế chế La Mã, thông qua Ai
11

Cập đến Bắc Phi, Sudan; thông qua vùng Lưỡng Hà đến Ba Tư, Nội Á, và Ấn
Độ; thông qua Hy Lạp và La Mã đến Châu Âu. Hội thánh nguyên khởi được
xác lập bởi cộng đồng Do Thái và cộng đồng Hy Lạp. Cộng đồng Do Thái
quy tụ ở Jerusalem muốn duy trì một số tập tục và nghi lễ cổ như lễ cắt bì
nhằm bảo tồn tôn giáo của mình trong khi cộng đồng Hy Lạp lại chủ trương
truyền bá đức tin Jesus Kitô tới những vùng đất khác nhau theo những
phương cách phù hợp hơn. Vì thế mà Kitô giáo, vượt qua khoảng không hạn
hẹp của thành Jerusalem, vươn tới những vùng đất rộng lớn khác và nhanh
chóng trở thành quốc giáo của một quốc gia rộng lớn dưới thời Constantine.
Trong hơn 300 năm đầu đấu tranh để sinh tồn, Kitô giáo đã vấp phải
một làn sóng phản đối tàn bạo tại các nước phương Đông, đứng đầu là La Mã.
Đế quốc La Mã trực tiếp kế thừa đế quốc Hy Lạp do Alexander Đại đế gây
dựng lên từ thế kỷ thứ III trước CN nên văn minh La Mã thực chất vẫn là văn
minh Hy Lạp. Dân chúng La Mã, vì vậy, vẫn thờ cúng toàn thể các thần linh
trong hệ thống các thần Hy Lạp nhất là thần Mặt trời Apolon. Cùng với sự
bành trướng của đế chế La Mã là sự gia nhập của một số thần của người Ai
Cập, Hy Lạp hay Ba Tư khác vào hệ thống các thần được thờ cúng như thần

Mặt trời Mitra của người Ba Tư, Nữ thần phì nhiêu Kibela của Hy Lạp và Nữ
thần tình yêu Ixida của người Ai Cập. Vì thế việc giáo dân Kitô không tuân
theo những nghi lễ tôn kính các thần linh của người La Mã là việc không thể
chấp nhận được. Hoàng đế Neron, năm 60 sau CN, đã quy cho dân theo đạo
Kitô tội đốt thành La Mã, giam cầm giáo dân và giết chết Thánh Pier và Paul.
Cuộc tàn sát này ngầm xác quyết một bản án tử hình cho những người theo
đạo Kitô và mở đầu cho một giai đoạn thanh trừ tôn giáo đẫm máu kéo dài
cho đến thời hoàng đế Constantine I.
Với một Kitô hữu, những đau khổ mà họ nếm trải cũng chỉ giống như
là đấng Jesus tối cao của họ đã nếm trải. Họ tin vào sự phục sinh trở lại cũng
12

như đấng Jesus đã thực sự phục sinh trở lại. Và như thế, con đường đau khổ
mà cộng đồng Kitô hữu đã đi qua suốt chiều dài 300 năm cũng là con đường
mà đấng Jesus đã đi, trên đường đến với Nước Chúa, đến với sự Phục Sinh.
Điều đó có nghĩa rằng các cuộc bách hại chỉ là những đau khổ mà họ phải
chịu đựng trên đường tới Nước Chúa mà thôi, giống như dụ ngôn của Thiên
Chúa với ông Abraham: “Ngươi phải biết rằng: dòng dõi của ngươi sẽ trú
ngụ trong một đất không phải của chúng. Chúng sẽ làm tôi người ta và người
ta sẽ hành hạ chúng bốn trăm năm. Nhưng Ta sẽ xét xử dân tộc chúng phải
làm tôi, và sau đó chúng sẽ ra đi với nhiều tài sản” [18, 55]
Sự kiện hoàng đế Constantine I cùng với các hoàng đế phương Đông
ký kết chiếu chỉ Milan vào năm 313 đã chấm dứt thời kỳ bách hại khốc liệt
của các bậc đế vương đối với Kitô giáo, xác lập quyền tự do tôn giáo đối với
các tín hữu Kitô trên toàn thế giới. Kitô giáo đã giữ vững được sự đồng thuận
trong cộng đồng tín hữu của mình cũng như các giáo lý nền tảng đến thế kỷ
này không chỉ vì niềm tin duy nhất vào sự thống nhất các dân tộc trên toàn thế
giới dưới quyền năng Thiên Chúa mà còn vì niềm tin vào sự bất diệt của Đạo.
Mỗi cuộc bách hại khốc liệt giáng xuống một cộng đồng Kitô hữu đều cướp
đi sinh mạng của ít nhất là một người truyền giáo. Nhưng sau mỗi cuộc bách

hại, sức mạnh của niềm tin lại càng được gia tăng thêm, vững chắc hơn, bởi
những người tử vì đạo kia là hiện thân cho niềm hy vọng vào sự phục sinh trở
lại. Và bởi vì đấng Jesus Christ chính là minh chứng xác tín nhất cho sự phục
sinh thần thánh đó.
“Vào năm 324, sau khi hoàng đế Constantine I bình định xong phần
phía đông của La Mã và tự công nhận mình là người theo đạo Cơ Đốc (Kitô),
ông đã cho xây dựng trên vùng lãnh thổ Byzantine một thành phố và trong
thành phố này, ông cho xây dựng một nhà thờ thờ thánh Sophia. Bên cạnh đó,
hoàng đế Constantine I còn trao thành phố Constantinople trở thành thành
13

phố thủ phủ của đạo Cơ Đốc trong vòng 1000 năm. Constantine đã coi việc
thiết lập sự thống nhất trong hàng ngàn những thần dân theo đạo Cơ Đốc là
trách nhiệm cứu tinh của mình.” [34, 67]
Hoàng đế Constantine I và những đời hoàng đế nối dõi ngài đã dần loại
trừ những tôn giáo khác, đưa Kitô giáo lên vị trí quốc giáo (năm 380), kêu gọi
cộng đồng tín hữu liên kết lại dưới một mái nhà tôn giáo chung cho tất thảy
mọi người.
Đạo Kitô trở nên hấp dẫn như vậy là do ngay từ khi vươn ra khỏi Do
Thái giáo, Kitô giáo đã có xu hướng thu nạp vào nó những giá trị nhân đạo tốt
đẹp, thích ứng với đời sống tình cảm của con người. Người ta tìm thấy ở hình
ảnh Đức Chúa Jesus đau khổ hình ảnh của nỗi thống khổ và đồng thời cũng là
hình ảnh của sự cứu rỗi, rằng đấng Jesus sinh ra để gánh đỡ mọi tội lỗi cho
loài người và cũng là để cứu rỗi loài người. Hoàng đế Constantine I, tuy cải
đạo Kitô nhưng trong tâm trí ông vẫn xảy ra cuộc đấu tranh giữa Thần Mặt
Trời và Chúa su Jesus Christ. Cuối cùng thì ông cũng ra chiếu chỉ phán quyết
rằng ngày lễ Thần Mặt Trời cũng là ngày tháng thích hợp để tổ chức Lễ Giáng
Sinh của Jesus Christ. Trong hệ tư tưởng của đạo Kitô, người ta cũng tìm thấy
tinh thần tôn kính Người Mẹ và niềm hy vọng vào sự trường tồn bất diệt ở
đạo Kibela và Ixida trong hình ảnh của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria và đấng

Cứu Thế Jesus Christ.
Trên đỉnh cao của sự tôn vinh đó, một nền khoa học thần học Kitô dần
hình thành. Giáo dục trong hệ nhà thờ không chỉ dừng lại ở việc truyền dạy
giáo lý mà còn truyền dạy cả những khoa học khác như y học, triết học và luật
học. Các cuộc tranh biện thần học tuy có gây ra những cách hiểu khác nhau
về bản thể của Thiên Chúa trong các cộng đồng nhỏ nhưng về cơ bản Kitô
giáo vẫn phát triển theo hướng thống nhất, dựa vào Kinh thánh và giáo luật
được ghi trong Kinh thánh.
14


1.1.2. Chính thống giáo trong hệ thống giáo hội
Chính thống giáo tách ra khỏi Kitô giáo nguyên thủy từ thế kỷ thứ XI,
sau sự kiện rút phép thông công lẫn nhau giữa Giáo hội La Mã và Giáo hội
Constantine do bất đồng quan điểm về giáo lý Ba ngôi, về đời sống của giới
tăng lữ, các kỳ nghi lễ hay những hoạt động khác của Giáo hội. Sự kiện ly
giáo này chính thức đánh dấu sự tan rã của Đế chế La Mã, chia giáo hội Kitô
giáo nguyên thủy, lúc đó với tư cách là giáo hội thống nhất, thành Giáo hội
Công giáo phương Tây và Chính thống giáo phương Đông. Giáo hội Công
giáo phương Tây liên kết với La Mã, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ văn hóa
Latin trong khi giáo hội Chính thống giáo phương Đông ngày càng có xu
hướng hướng về Hy Lạp.
Tính chất Đông – Tây thật ra vừa là do sự định danh về mặt địa lý giữa
hai khu vực có sự phổ biến hơn của mỗi giáo phái vừa là do sự khác biệt văn
hóa du nhập từ văn hóa bản địa vào hệ tư tưởng của mỗi giáo phái. Trong khi
Công giáo phương Tây trở thành một giáo hội toàn năng, có tầm ảnh hưởng
quan trọng đến đời sống chính trị, kinh tế, tinh thần của toàn thế giới, chủ
trương liên kết các cộng đồng giáo phận riêng thành một khối chặt chẽ thì
Chính thống giáo phương Đông vẫn tồn tại với tư cách là các giáo phận gần
như độc lập. Giáo trưởng của giáo phận này không có quyền kiểm soát hay

can thiệp vào công việc của giáo phận khác. Công giáo phương Tây thiết lập
chế độ phân quyền mà đứng đầu là Giáo hoàng, coi Giáo hoàng như là người
được ban quyền cao nhất, là hiện thân của Chúa và là người kế thừa sự mặc
khải. Chính thống giáo phương Đông, ngược lại, coi sự Mặc khải từ Thiên
Chúa là đồng đều cho tất cả mọi người. Theo đó, Chúa mới là người đứng đầu
còn Giáo hội là bản thể của người, mọi giáo hữu đều phụng sự và tôn vinh
Thiên Chúa thông qua việc cầu nguyện và tuân theo giáo luật.
15

Sự khác biệt lớn nhất của giáo lý Chính thống giáo so với giáo lý Công
giáo là ở học thuyết về Chúa Ba ngôi , trong đó Đức Chúa Thánh Linh đứng ở
Ngôi thứ ba, được hiểu là khởi phát từ Đức Chúa Cha và ngang bằng Chúa
Cha và Chúa Con và cũng là Chúa Chân Thực. Trong Phúc Âm, Đức Thánh
Linh thường hiện ra cùng với Chúa Con là Đức Jesus và được xem như là
hiện thân của Chúa Cha là Thiên Chúa.
Sách Phúc Âm Mathew có kể về việc khi Đức Jesus chịu phép rửa
xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí
Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Lúc đó có tiếng
từ phán rằng: “Đây là con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người.” Điều này
ngụ ý rằng khi Đức Jesus chịu phép rửa nghĩa là Người đã đồng hóa mình với
dân của Người. Và lời của Đức Thánh Linh có nghĩa rằng Đức Chúa Cha trao
sứ mạng cho Chúa Jesus, Chúa Jesus sẽ là Con và là tôi tớ của Chúa Cha. Và
như vậy Đức Thánh Linh cũng đồng thời là Ngôn sứ của Chúa Cha đến với
Chúa Con, hiện thân bảo đảm tình yêu mà Thiên Chúa ban tặng cho loài
người.
Theo giáo lý Chính thống giáo, Đức Chúa Cha, Đức Chúa Thánh Linh
và Đức Chúa Con cùng tạo thành Ba ngôi thống nhất, không phân chia được
xét về bản chất của mình và ngang bằng nhau xét về phẩm cách thánh thần.
Đức Thiên Chúa là ngôi thứ nhất và là thần vĩnh hằng, nhân hậu, hiện diện ở
khắp nơi, toàn năng và toàn quyền quyết định mọi sự vận hành, vận động của

thế giới. Thiên Chúa là Chúa tối cao sáng tạo ra trời đất, tạo vật, con người và
như vậy Thiên Chúa sẽ bảo vệ cũng như dẫn dắt con người theo điều mà Chúa
muốn. Con người phải ngợi ca, tôn kính Chúa để được Chúa ban phúc và để
được hạnh phúc.
Chúa Jesus đứng ở Ngôi thứ hai, được Đức Mẹ Maria là người trần
sinh ra và được thụ hưởng sự mặc khải của Thiên Chúa, là hiện thân Người
16

của Thiên Chúa và cũng vĩnh hằng như cha của mình. Chúa Jesus được gửi
đến thế giới người để thay mặt Thiên Chúa dẫn dắt con người đi theo lẽ phải,
hướng dẫn con người sám hối để chuộc tội trước Thiên Chúa và cầu nguyện
để trở thành công chính như Thiên Chúa. Vì thế, với những tín hữu Chính
thống giáo, việc giữ gìn các giáo luật khởi phát từ hội thánh tiên khởi còn là
để giữ gìn thần khí lưu truyền từ Thiên Chúa và phân phát công bằng ân huệ
của Thiên Chúa cho tất cả mọi người.
Trong ý nghĩa về sự hiện thân của Đức Jesus và sự hóa thân của Thiên
Chúa nơi Chúa Jesus đã bao hàm ý nghĩa về sự chuộc tội và sự tồn tại vĩnh
hằng của con người. Chúa Jesus được một con người trần tục sinh ra nên
Người mang trong mình hai bản thể con người và thánh thần. Vì thế sự xuất
hiện và sự chết của Người trong cõi người được coi là một phương thức hợp
nhất giữa con người với thánh thần, hóa giải tội lỗi mà tổ tiên con người là
Adam và Eva đã phạm phải với Thiên Chúa. Sau khi bị đóng đinh trên cây
thập giá đến chết, ba ngày sau, lời sấm ngôn mà Chúa Jesus nói trước ngày bị
bắt ở bữa tiệc cuối cùng đã ứng nghiệm. Chúa Jesus đã sống lại và hiện diện
trước mắt mọi người trong thân xác người. Điều này đã trả lời cho mọi sự
hoài nghi của con người về cuộc đời sau khi chết và cũng khơi dậy niềm tin
vào sự sống vĩnh hằng. Ý nghĩa của sự chết và sự phục sinh, như vậy, không
nằm trong biên độ sống của một cuộc đời thật mà đã hướng con người tới một
niềm tin cao cả hơn, hóa giải những mối lo về nguồn gốc cũng như về giới
hạn của cuộc sống thực.

Chính thống giáo, như đã nói ở trên, có xu hướng bảo lưu các giáo lý
khởi phát từ giáo hội nguyên thủy, coi đây là một bằng chứng về lòng chung
thủy và ước nguyện hợp nhất giáo hội với Thiên Chúa. Vì thế Chính thống
giáo không tiếp nhận thêm giáo lý nào cũng như không chối bỏ giáo lý nào
trong hệ thống giáo lý được truyền dẫn từ giáo hội nguyên thủy. Thêm nữa
17

mọi tín điều đều được giải thích và cụ thể hóa bằng các bí tích và thông qua
sự tuân thủ nghiêm ngặt các ngày thánh lễ. Ngoài bẩy thánh lễ được xem như
gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của cộng đồng giáo dân cùng tuyên
xưng một đức tin với Chúa Jesus, Chính thống giáo không hạn chế việc tiến
hành các thánh lễ khác trong nhà thờ. Đối với giáo dân, các nghi lễ không chỉ
là để bày tỏ lòng thành kính với Đức tiên khởi mà còn là để tôn vinh niềm tin
của cộng đồng mình, nhắc nhở con người hướng thiện, hướng tới sự công
bằng.
Chính thống giáo đặc biệt có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống chính
trị văn hóa của nước Nga. Và hiện nay, Giáo hội Chính thống giáo Nga được
xem như là Giáo hội lớn nhất và có ảnh hưởng lớn nhất lên các giáo hội độc
lập khác ngoài cộng đồng giáo dân người Nga.
Kitô giáo du nhập vào nước Nga theo đường truyền đạo. Truyền thuyết
kể rằng, Thánh Andrew - người được gọi đầu tiên, trong khi đi rao giảng Tin
Mừng, đã dừng lại ở ngọn đồi Kievan để cầu nguyện cho tương lai của thành
phố Kiev. Lúc này nước Nga cổ đại đang nằm giữa những nước láng giềng có
truyền thống Kitô giáo rất mạnh thuộc Đế chế Byzantine. Cũng như những
nước khác, làn sóng bách hại những người theo Kitô giáo lan sang nước Nga
và Kitô giáo sẽ không được công nhận là một chính đạo nếu như không có sự
kiện hoàng hậu Olga của thành phố Kiev đã rửa tội, cải đạo Kitô vào năm
954. Sự kiện này dẫn đường cho hàng loạt sự kiện lớn trong lịch sử dân tộc
Nga. Lễ rửa tội của hoàng tử Vladimir cũng như Đại lễ rửa tội cho nước Nga
vào năm 988 đã ghi nhận Kitô giáo trở thành quốc giáo.

Trước khi bị người Tartar chiếm đóng, giáo hội Nga là một trong
những giáo khu thuộc quyền quản lý của Giáo trưởng Constantinople. Giáo
trưởng đứng đầu giáo hội Nga là người do Giáo trưởng Constantinople lựa
chọn từ những người Hy Lạp.
18

Những nhà thờ nguy nga tráng lệ bắt đầu được xây dựng vào thế kỷ thứ
X. Các tu viện cũng bắt đầu phát triển ở thế kỷ XI. Thánh Anthony đã mang
truyền thống tập tu đến nước Nga vào năm 1051 và chính ông đã sáng lập ra
một tu viện nổi tiếng ở thành phố Kiev mà sau này trở thành trung tâm tôn
giáo của nước Nga cổ đại. Tu viện đóng vai trò rất lớn ở nước Nga, không
những phục vụ với tư cách là một nơi thờ tự tinh thần mà còn là một trung
tâm giáo dục chính cho người Nga. Đặc biệt, tu viện đã ghi chép lại trong
biên niên sử của nhà thờ tất cả các sự kiện quan trọng trong đời sống dân tộc
Nga.
Ở thế kỷ XII, dưới chế độ phong kiến, Giáo hội Nga vẫn luôn nhắc nhớ
lý tưởng về sự hiệp thông hoàn toàn trong cộng đồng dân tộc Nga, chống lại
xu thế phân quyền và cuộc chiến tranh giành đất đai giữa các hoàng tử. Cuộc
xâm lược của người Tartar ở thế kỷ XIII cũng không phá vỡ được Giáo hội
Nga. Giáo hội hoạt động như là một lực lượng có thật và là nơi giải thoát cho
con người khỏi tình trạng tuyệt vọng. Nó trở thành một trợ lực tinh thần, vật
chất và đạo đức cho cuộc khôi phục sự thống nhất nước Nga như là một sự
đảm bảo về chiến thắng trong tương lai của nó trước quân xâm lược.
Các hoàng tử được chia quyền bắt đầu liên kết lại quanh Moscow vào
thế kỷ XIV. Giáo hội Chính thống giáo Nga tiếp tục đóng vai trò quan trọng
trong sự thống nhất nước Nga. Các giám mục người Nga đã đảm nhiệm công
việc như là người đỡ đầu về tinh thần và là trợ lý cho Hoàng tử của thành phố
Moscow. Giáo trưởng Alexis (1354-1378) đã dạy dỗ Hoàng tử Dimitry
Donskoy. Ông, cũng như Giáo trưởng Jonas (1448-1471) sau đó, bằng ảnh
hưởng của mình, đã giúp Hoàng tử kết thúc những cuộc tranh giành quyền lực

giữa các thế lực phong kiến và khôi phục một liên bang thống nhất.
Các tu viện tạo lên tầm ảnh hưởng lớn đối với việc gìn giữ tinh thần
dân tộc Nga trong suốt thời kỳ bị người Tartar đô hộ và trong thời kỳ chịu sự
19

ảnh hưởng của phương Tây. Tu viện Pochayev Laura được thành lập ở thế kỷ
XIII và giám mục đứng đầu tu viện này đã làm nhiều việc để phát triển chính
thống giáo ở vùng đất phía Tây nước Nga.
Giành độc lập từ quân xâm lược, liên bang Nga trở nên ngày càng vững
mạnh và càng củng cố Giáo hội Chính thống giáo Nga. Năm 1448, không lâu
trước thời kỳ Đế chế Byzantine sụp đổ, Giáo hội Nga đã tách khỏi tầm ảnh
hưởng của Giáo trưởng Constantinople. Giáo trưởng Jonas, được Hội đồng
giám mục Nga chỉ định trở thành Tổng giám mục của Moscow và toàn cõi
nước Nga vào năm 1448.
Sự vững mạnh của nước Nga góp phần vào sự lớn mạnh của Giáo hội
Nga độc lập. Năm 1589, tổng giám mục Job của thành phố Moscow trở thành
giáo trưởng đầu tiên của nước Nga. Các giáo trưởng khác ở phương Đông
công nhận giáo trưởng Nga đứng ở vị trí danh dự thứ 5.
Đầu thế kỷ XVII là thời kỳ khó khăn của nước Nga. Người Hà Lan và
Thụy Điển xâm lược nước Nga từ phía Tây. Ở thời kỳ khủng hoảng này, Giáo
hội Nga vẫn hoàn thành sứ mạng của mình đối với đất nước như nó đã làm
trước đây.
Sau khi đuổi được quân xâm lược ra khỏi nước Nga, Giáo hội Nga đã
tham gia vào một trong số những nhiệm vụ của nó là mở đầu việc sửa chữa
các sách thánh và nghi lễ. Đóng góp lớn nhất vào việc này là Giáo trưởng
Nikon. Một vài giáo sỹ và con chiên không hiểu và không chấp nhận cuộc cải
tiến nghi thức tế lễ do Giáo trưởng Nikon giới thiệu và từ chối tuân theo. Điều
này dẫn tới việc ra đời một nhóm mới gọi là Cựu giáo.
Thế kỷ XVIII mở đầu bằng sự cải cách triệt để của hoàng đế Peter I.
Cuộc cải cách đã không gây ảnh hưởng lớn tới Giáo hội Nga như sau cái chết

của Giáo trưởng Adrian vào năm 1700. Perter I đã trì hoãn cuộc bầu cử Tổng
giám mục mới của Giáo hội và vào năm 1721 đã thiết lập một Hội thánh và
20

Hội đồng giáo chức tối cao trong Giáo hội. Hội đồng tối cao này vẫn giữ
quyền tối cao trong Giáo hội Nga hơn hai thế kỷ nay.
Ở giai đoạn 1721-1917, Giáo hội Nga quan tâm đặc biệt tới sự phát
triển của giáo dục tôn giáo và nhiệm vụ truyền giáo ở các địa phương. Các
nhà thờ cũ được xây dựng lại và các nhà thờ mới tiếp tục được dựng lên. Các
nhà thần học Nga đã góp sức phát triển nhiều lĩnh vực khoa học khác như lịch
sử, ngôn ngữ và văn hóa phương Đông.
Những năm đầu thế kỷ XX, Giáo hội Nga bắt đầu chuẩn bị cho một hội
đồng toàn Nga. Nhưng nó chỉ được tổ chức sau Cách mạng 1917. Một trong
các hoạt động chính của nó là khôi phục trụ sở của giáo chủ trong Nhà thờ
Nga. Hội đồng tối cao đã bầu Giáo trưởng Tikhon của Moscow làm tổng giám
mục của Moscow và của toàn Nga (1917-1925).
Thánh Tikhon của Moscow nỗ lực kiềm chế các cuộc bạo động nổ ra
trong công cuộc cách mạng. Thông báo của Hội thánh ban hành ngày 11
tháng 11 năm 1917 nói rằng:
“Thay vì một trật tự xã hội mới do những người dẫn dắt hứa hẹn, chúng
tôi thấy các cuộc đình công đẫm máu giữa những người công nhân, thay vì
hòa bình và tình hữu nghị giữa mọi người là sự đánh tráo ngôn ngữ và sự hận
thù giữa những người anh em. Nhân dân đã quên Thiên Chúa và đang lao
vào nhau như những con sói dữ… Từ bỏ giấc mộng vô cảm và vô thần của
những người dẫn dắt sai lầm, những người kêu gọi tình hữu nghị phổ biến
thông qua chiến tranh phổ biến. Hãy quay lại con đường của Chúa”
Khi những người Bolshevik lên cầm quyền vào năm 1917, Giáo hội
Chính thống giáo Nga là một kẻ thù tư tưởng tiên nghiệm như một phần của
chế độ phong kiến Nga hoàng, hậu thuẫn cho chế độ cũ sau cách mạng tháng
10. Đây là lý do tại sao, nhiều giám mục, hàng nghìn giáo sĩ, thầy tu và nữ tu

cũng như những người theo đạo bị đàn áp tàn khốc.
21

Năm 1921-1922, khi chính quyền Xô Viết yêu cầu nhà thờ cống nạp
toàn bộ những gì có giá trị để hỗ trợ cho nạn đói do mất mùa năm 1921, một
cuộc va chạm quyết liệt giữa Giáo hội và chính quyền mới nổ ra, và chính
quyền mới đã sử dụng sự kiện này để phá hủy Giáo hội. Những năm đầu thế
chiến thứ II, hệ thống nhà thờ hầu như bị phá hủy ở khắp đất nước. Chỉ một
số ít giám mục vẫn tự do và vẫn thực hiện bổn phận của họ. Và chỉ vài trăm
nhà thờ được phép mở cửa trong suốt thời kỳ Xô Viết. Phần lớn tăng lữ bị
tống giam trong các trại cải huấn nơi rất nhiều người trong số họ bị chết hoặc
bỏ trốn trong các hầm mộ, trong khi hàng nghìn giáo dân khác từ bỏ Đạo.
Những thất bại trên chiến trường buộc Stalin phải huy động mọi nguồn
lực trong xã hội cho cuộc chiến, bao gồm cả Giáo hội Chính thống giáo Nga
với tư cách là người bảo trợ tinh thần. Chính phủ cho phép nhà thờ mở cửa
phục vụ giáo dân, và trả tự do cho các giám mục. Giáo hội Nga đã dốc toàn
lực bảo trợ tinh thần cho quê hương. Giai đoạn này được diễn tả như là một
sự hòa giải giữa Giáo hội và quốc gia trong một liên minh vì dân tộc và đỉnh
cao của sự hòa giải này là sự kiện Stalin tiếp đón người đại diện Giáo trưởng
Tenes, Tổng giám mục Segriy Stragorod và Tổng giám mục Alexy Simansky
và Nikolay Yarushevich vào ngày 4 tháng 12 năm 1943.
Từ đó bắt đầu thời kỳ tan băng trong mối quan hệ giữa Giáo hội và
quốc gia. Giáo hội tuy vậy vẫn luôn nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước và
bất cứ nỗ lực truyền bá hoạt động của nó ra ngoài phạm vi cho phép đều gặp
phải sự đàn áp mãnh liệt bao gồm cả việc xử phạt hành chính.
Lễ kỷ niệm 1000 năm lễ Baptism của nước Nga đã đem đến một không
khí tươi mới hơn cho mối quan hệ giữa Giáo hội và Nhà nước. Điều này buộc
giới cầm quyền phải bắt đầu cuộc đối thoại với Giáo hội, xây dựng mối quan
hệ dựa trên cơ sở công nhận vai trò lịch sử to lớn của Giáo hội đối với quê
22


hương và sự cống hiến của Giáo hội vào việc hình thành truyền thống đạo đức
của dân tộc.
Giáo hội Chính thống giáo Nga là một giáo hội có tính địa phương, độc
lập và đa sắc tộc duy trì mối liên hệ giữa các giáo dân và giáo luật với các
Giáo hội địa phương khác. Nó có quyền hạn đối với cộng đồng giáo dân theo
Chính thống giáo sinh sống trong địa hạt của Giáo hội Chính thống giáo Nga
bao gồm cả Nga, Ukraine, Belarus, Moldova, Azherbaijan, Kazakhstan,
Kirghizia, Latvia, Lithuania, Tazhikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Estonia,
cũng như giáo dân theo Chính thống giáo ở các nước khác. Vào năm 1988,
Giáo hội Chính thống giáo Nga tổ chức lễ kỷ niệm 1000 năm lễ Baptism cho
nước Nga. Đến thời điểm này, Chính thống giáo Nga đã có 67 giáo khu, 21 tu
viện, 6893 xứ đạo, 2 học viện thần học và 3 chủng viện thần học. Đến năm
2008, Giáo hội Chính thống giáo Nga có 156 giáo khu ở nhiều đất nước khác
nhau và 48 giáo trưởng; 14 giáo trưởng nghỉ hưu. Có 769 tu viện bao gồm
372 tu viện dành cho nam và 397 nữ tu viện. Số trung tâm giáo dục tôn giáo
không ngừng tăng lên. Đến nay có 5 học viện thần học, 38 chủng viện, 39 tiền
viện, 3 trường đại học Chính thống giáo, 6 trung tâm đào tạo mục sư, và 2
trường đào tạo giám mục dành cho phụ nữ.
Chính thống giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong số các tôn giáo
khác cùng tồn tại trên đất nước Nga, cũng là hệ quả tất yếu của lịch sử hình
thành và phát triển Giáo hội Chính thống với tư cách là người bảo trợ tinh
thần cho dân tộc Nga và là lực lượng hỗ trợ tích cực nhất cho các cuộc cách
mạng của người Nga chống quân xâm lược cũng như dàn xếp các cuộc nội
chiến. Bản thân nước Nga hay Chính thống giáo Nga không tồn tại với tư
cách là một cầu nối giữa phương Đông và phương Tây mặc dù trong đặc thù
văn hóa của nó vẫn tồn tại những yếu tố thuộc về cả hai phần của thế giới.

×