Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát hàng buôn lậu hàng giả trên địa bàn tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 116 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

……………………………………




TRẦN TÙNG LÂM




TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, KIỂM SOÁT
HÀNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HƯNG YÊN



Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02



Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN QUỐC CHỈNH





HÀ NỘI – 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực
và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


TRẦN TÙNG LÂM







Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh của mình, ngoài sự
nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều

cá nhân và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình của các thầy, cô giáo khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh; Học viện
Nông nghiệp Việt Nam; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của thầy
giáo TS. Nguyễn Quốc Chỉnh đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các phòng ban của Chi cục
Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tác giả luận văn



Trần Tùng Lâm


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục từ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục sơ đồ, hình, đồ thị viii

1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM TRA, KIỂM
SOÁT HÀNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Những lý luận cơ bản về hàng buôn lậu 4
2.1.2 Những lý luận cơ bản về hàng giả 8
2.1.3 Đặc điểm hàng lậu, hàng giả 10
2.1.4 Hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường 10
2.1.5 Cơ quan quản lý thị trường 23
2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng cường công tác kiểm tra, kiểm
soát hàng lậu, hàng giả của cơ quan quản lý thị trường 29
2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng cường công tác kiểm tra, kiểm
soát hàng lậu, hàng giả của cơ quan quản lý thị trường 29
2.2 Cơ sở thực tiễn 31
2.2.1 Tình hình chung về thị trường hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam 31
2.2.2 Hoạt động đấu tranh chống buôn bán hàng nhập lậu của ngành
quản lý thị trường Việt Nam 32
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

2.2.3 Kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hàng lậu,
hàng giả ở một số tỉnh trong cả nước 33
3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 39
3.1.1 Đặc điểm chung về Chi cục QLTT tỉnh Hưng Yên 39
3.1.2 Đặc điểm về tỉnh Hưng Yên có ảnh hưởng đến công tác phòng
chống buôn lậu, hàng giả 45

3.2 Phương pháp nghiên cứu 48
3.2.1 Khung nghiên cứu 48
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 49
3.2.3 Phương pháp phân tích 50
3.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm
soát hàng lậu, hàng giả 50
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52
4.1 Thực trạng kiểm tra, kiểm soát hàng buôn lậu, hàng giả trên địa bàn 52
4.1.1 Qúa trình kiểm tra, kiểm soát hàng buôn lậu, hàng giả 52
4.1.2 Kết quả công tác phối hợp liên ngành 71
4.1.3 Đánh giá chung về hoạt động tăng cường kiểm tra, kiểm soát
chống hàng buôn lậu, hàng giả của Chi cục 73
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tăng cường kiểm tra, kiểm
soát hàng buôn lậu, hàng giả tại Chi cục 81
4.2.1 Yếu tố khách quan 81
4.2.1 Yếu tố khách quan 81
4.2.2 Yếu tố chủ quan 83
4.3 Quan điểm, chủ trưởng và giải pháp tăng cường công tác kiểm
tra, kiểm soát hàng buôn lậu, hàng giả tại Chi cục Quản lý thị
trường tỉnh Hưng Yên 85
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

4.3.1 Quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước ta về công tác đấu
tranh chống hàng buôn lậu, hàng giả 85
4.3.2 Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chống hàng lậu,
hàng giả của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên 87
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
5.1 Kết luận 94
5.2 Kiến nghị 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHIẾU ĐIỀU TRA 98
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

QLTT Quản lý thị trường
HY Hưng Yên
KT Kiểm tra
KS Kiểm soát
UBND Ủy ban nhân dân
VPHC Vi phạm hành chính
NSNN Ngân sách Nhà nước
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
CSGT Cảnh sát giao thông
DN Doanh nghiệp
TW Trung Ương
XNK Xuất nhập khẩu
CP Chính Phủ
NĐ Nghị định
XHCN Xã hội chủ nghĩa
NQ Nghị quyết
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang
3.1 Tình hình lao động của Chi cục quản lý thị trường 40

3.2 Trang thiết bị của toàn chi cục QLTT năm 2013 44
3.3 Tiền thu trong kỳ và nộp NSNN của Chi cục 45
3.4 Dân số trung bình năm 2013 phân theo nhóm tuổi 46
3.5 Số mẫu điều tra 49
4.1 Số lượng tin cung cấp cho lực lượng QLTT tỉnh HY tổng hợp
được năm 2011 - 2013 53
4.2 Các đối tác cung cấp tin tiêu biểu 55
4.3 Một số tin điển hình cung cấp cho Chi cục QLTT năm 2013 56
4.4 Số lượng doanh nghiệp, phương tiện và người đã KT, KS năm
(2011 – 2013) 61
4.5 Giá trị hàng buôn lậu, hàng giả phạt tiền nộp NSNN 67
4.6 Số lượng hàng buôn lậu, hàng giả thu giữ năm 2011 - 2013 69
4.7 Số vụ tiếp nhận từ các cơ quan khác năm 2011 - 2013 71
4.8 Số vụ chuyển đến các cơ quan khác năm 2011- 2013 72
4.9 Kết quả điều tra cán bộ QLTT trong hoạt động KT, KS 74

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Chi cục QLTT tỉnh HY 41
Sơ đồ 3.2: Khung phân tích đề tài 48

Hình 4.1: Lực lượng QLTT tỉnh HY tiến hành KT, KS hàng hóa trên xe ô tô 60
Hình 4.2: Gas, mũ bảo hiểm không rõ nguồn gốc tràn trên thị trường 70

Đồ thị 4.1. Số vụ vi phạm hàng buôn lậu, hàng giả 64
Đồ thị 4.2: Số hàng hàng buôn lậu, hàng giả bị xử phạt hành chính 66


Biểu đồ 4.1. Nguyên nhân chủ yếu dấn tới buôn lậu hàng hóa 82
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi xã hội ngày càng phát triển thì người tiêu dùng ngày càng được
thỏa mãn các nhu cầu của mình. Ở Việt Nam, thành quả hơn 20 năm sự
nghiệp đổi mới của Đảng đã chứng minh điều đó. Với sự chung sức của toàn
thể nhân dân cả nước thì đất nước Việt Nam ngày càng thay đổi rõ rệt kinh tế
phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang, hành lang pháp luật thông
thoáng… tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu, vận chuyển hàng hóa từ đó
góp phần làm đa dạng, phong phú các mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của
mọi tầng lớp dân cư. Bên cạnh mặt tích cực, thì không ít những mặt trái của
nền kinh tế cũng được bộc lộ ra. Người tiêu dùng đã và đang phải đối mặt với
các thách thức của nạn hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng…với hình
thức lừa đảo tinh vi và thủ đoạn hung hăng bất chấp pháp luật, thậm chí liều
cả tính mạng để chống đối lại cơ quan thẩm quyền chức năng. Đề giải quyết
vấn nạn này cần phải có sự chung tay phối hợp của nhiều cơ quan ban ngành.
Với chức năng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường, lực
lượng Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên đã phối hợp với các cơ quan chức
năng liên ngành khác như: Công an tỉnh, Sở khoa học và công nghệ, Sở y tế…
nhằm chống tệ nạn buôn bán lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, chống gian
lận thương mại, vi phạm sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm … và các
hành vi khác trong hoạt động thương mại, dịch vụ nhằm bảo vệ quyền lợi của
người tiêu dùng, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của các nhà sản xuất kinh doanh chân chính.
Với sự làm việc tận tâm để làm tròn trách nhiệm với Đảng, Nhà nước
và toàn thể nhân dân, các cán bộ, kiểm soát viên Chi cục quản lý thị trường đã

không ngừng cố gắng chống lại các hành vi gian lận trên nhắm bảo vệ người
tiêu dùng là một nhiệm vụ cấp thiết. Tuy nhiên, công tác Quản lý thị trường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

tỉnh Hưng Yên chưa đạt được kết quả cao, hàng lậu vẫn còn được bầy bán
trên thị trường vào những dịp lễ tết, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh vẫn
được lưu hành…
Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tăng cường
công tác kiểm tra, kiểm soát hàng buôn lậu, hàng giả trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát hàng buôn lậu,
hàng giả trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và đưa ra các giải pháp tăng cường cho
công tác kiểm tra, kiểm soát hàng buôn lậu, hàng giả trên địa bàn tỉnh trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tăng cường công
tác kiểm tra, kiểm soát hàng buôn lậu, hàng giả.
- Phân tích thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát hàng buôn lậu, hàng
giả trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát
hàng buôn lậu, hàng giả trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kiểm tra, kiểm soát hàng
buôn lậu, hàng giả trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian

+ Số liệu thông tin thứ cấp được thu thập từ năm 2011 đến năm 2013
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2013 đến tháng 8/2014
+ Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2015 – 2020.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa toàn tỉnh HY
- Phạm vi về nội dung:
+ Các vấn đề lý luận và thực tiễn về tăng cường công tác kiểm tra, kiểm
soát hàng buôn lậu, hàng giả.
+ Thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát hàng buôn lậu, hàng giả trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên.
+ Các giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hàng
buôn lậu, hàng giả trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM TRA, KIỂM SOÁT
HÀNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Những lý luận cơ bản về hàng buôn lậu
2.1.1.1. Một số khái niệm
a. Hàng lậu: Là hàng hóa trốn thuế, khai không đúng giá trị, hay hàng
giả mạo hóa đơn chứng từ.
b. Buôn lậu: Là các hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép qua biên
giới những loại hàng hóa Nhà nước cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu như: Vũ
khí, chất nổ, ngoại tệ, cổ vật, đồ chơi kích thích bạo lực, văn hóa phẩm độc
hại xấu đến môi sinh, môi trường; đến người; động; thực vật; những vật phẩm

thuộc do tích lịch sử, văn hóa. Buôn lậu là các hành vi trốn tránh sự kiểm tra
(KT), kiểm soát (KS) của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Hải quan,
biên phòng) hoặc dùng các thủ đoạn gian dối để che mắt các cơ quan này để
vận chuyển hàng cấm; trốn; lậu thuế đối với việc buôn bán, vận chuyển hàng
hóa qua biên giới; dùng các thủ đoạn bí mật, bất hợp pháp trà trộn hàng lậu
với các hàng hóa khác vận chuyển qua cửa khẩu nhưng qua được mắt Hải
quan [21].

Buôn lậu hàng hóa nhập khẩu: Là hành vi vận chuyển, tàng trữ, chứa
chấp, buôn bán hàng lậu trên thị trường nội địa trốn tránh sự KT, KS các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền hoặc dùng các hành vi thủ đoạn gian dối để che mắt
các cơ quan này
[21].

2.1.1.2 Các hình thức buôn lậu hàng hóa
Hiện nay các đối tượng ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi hơn trong
sản xuất kinh doanh hàng lậu. Một số hình thức buôn lậu chủ yếu hiện nay là:
Nhập hàng hóa không qua con đường chính ngạch (nhập lậu), sản xuất hàng
lậu mua bán hàng nhập lậu trôi nổi trên thị trường kể cả hàng cấm. Song hành
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

với hoạt động buôn lậu này để hợp thức hóa hàng lậu thì gian lận hóa đơn
chứng từ, khai gian số lượng, xuất xứ sản phẩm…là những hành vi thường
được sử dụng.
Các hình thức buôn lậu thông qua hóa đơn chứng từ
+ Hóa đơn giả: Là hành vi mua hóa đơn không do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành để hợp thức hóa hàng nhập lậu.
+ Hóa đơn thật nhưng hành vi mua bán sử dụng bất hợp pháp: Mua
bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc có ghi nội dung nhưng không có hàng

hóa, dịch vụ kèm theo hoặc không đúng mặt hàng; có chênh lệch về giá trị
giữa các liên của hóa đơn, mua bán hóa đơn của doanh nghiệp đã bỏ trốn sau
ngày có thông báo…
+ Quay vòng hóa đơn: Dùng hóa đơn hợp pháp để hợp thức hóa việc
mua bán hàng lậu cho những lần mua hàng tiếp theo mà những mặt hàng này
có cùng chủng loại với những mặt hàng trước đó.
2.1.1.3. Tác hại của buôn lậu
Tác hại của buôn lậu nói chung là gây lũng đoạn nền kinh tế thị
trường không chỉ nhà nước bị thiệt hại gây thất thu cho ngân sách Nhà
nước (NSNN) mà quyền lợi của người tiêu dùng, các tổ chức kinh doanh
cũng bị xâm phạm, tạo ra sự không công bằng trong cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp, làm băng hoại môi trường kinh doanh lành mạnh của các
nhà đầu tư, gây khó khăn cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính, làm
hỗn loạn thị trường bởi các hàng gian, hàng giả, chất lượng sản phẩm
không đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, làm giảm tính cạnh tranh của
các sản phẩm Việt Nam, ảnh hưởng quá trình hội nhập quốc tế, làm ảnh
hưởng đến quá trình phát triển, sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Có thể nói việc hội nhập sẽ làm cho số lượng hàng hóa nhập khẩu vào
nước ta ngày càng nhiều và điều đó cũng đồng nghĩa với việc gian lận để
nhập lậu hàng hóa qua nhiều con đường khác nhau cũng sẽ trở nên phức tạp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

hơn. Vì vậy để nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các mặt tiêu cực của chúng,
các cơ quan quản lý nhà nước như Hải quan, công an kinh tế…trong đó có lực
lượng quản lý thị trường (QLTT) với tư cách là lực lượng chủ công trên thị
trường nội địa cũng được giao nhiệm vụ tổ chức KT, KS hoạt động này.
2.1.1.4. Một số mức xử phạt vi phạm hàng chính trong buôn bán hàng lậu của
Việt Nam
Theo Điều 17, Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính

phủ quy định xử phạt vi phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản
xuất buôn bán hàng giả hàng cấm và bảo vệ quyền lợi tiêu dùng đã thay thế
NĐ 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 và Nghị định 112/2010/NĐ-CP ngày
01/12/2010 về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu
Điều 17. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu
1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như
sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng
trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trong trường hợp hàng
hóa nhập lậu có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp
hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp
hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp
hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp
hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp
hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp
hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp
hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp
hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 Điều này đối
với một trong các trường hợp sau đây:
a) Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới
100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu
trách nhiệm hình sự;
b) Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng
nhập khẩu.
3. Các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng
xử phạt hành chính đối với:
a) Chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải
có hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu;
b) Chủ kho tàng, bến, bãi, nhà ở có hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa
nhập lậu;
c) Người có hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Tịch thu phương tiện vận tải đối hành vi vi phạm quy định tại Điều
này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên
hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người,
vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm độc hại đối với hành vi vi phạm quy định
tại Điều này.
2.1.2. Những lý luận cơ bản về hàng giả
2.1.2.1. Khái niệm
Trong bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

được Quốc hội khoá VII thông qua tại kỳ họp thứ 9 ngày 27/6/1985, có hiệu
lực từ ngày 1/1/1986 quy định tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả tại điều
167. "Hàng giả là loại hàng có giá trị và giá trị sử dụng không đúng với tên
gọi của nó, không đúng với tiêu chuẩn đã quy định của Nhà nước trong việc
sản xuất các loại hàng hoá hoặc sử dụng trái phép nhãn hiệu của một cơ sở
sản xuất khác".
2.1.2.2. Các loại hàng giả chủ yếu
- Giả chất lượng và công dụng: Hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc
giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công
dụng của hàng hóa.
- Giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa: Hàng hóa giả mạo tên, địa
chỉ của thương nhân khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hóa, hàng hóa
giả mạo chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp
trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa.
- Giả mạo về sở hữu trí tuệ theo luật sở hữu trí tuệ gồm hàng hóa có
gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ
sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, hàng hóa là bản sao
được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả .
- Các loại đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tem chất lượng, tem
chống giả, phiếu bảo hành, niêm màng có hàng hóa có nội dung giả mạo tên,
địa chỉ thương nhân, nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp (gọi
tắt là tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

- Đối với hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành nếu pháp luật có
quy định riêng thì áp dụng các quy định đó để xác định hàng giả.
* Gian lận thương mại: Một thuật ngữ nữa luôn gắn liền với buôn lậu
"gian lận thương mại". Gian lận thương mại theo Từ điển Việt là "dối trá, lừa

lọc" trong hoạt động thương mại. Người có hành vi gian lận thương mại gọi là
"gian thương" tức là "người có nhiều mưu mô lừa lọc"; "kẻ buôn bán gian lận
và trái phép".
- Hành vi gian lận thương mại trước hết phải là hành vi gian lận nói
chung, nhưng hành vi gian lận này phải được thể hiện trong lĩnh vực thương
mại thông qua đối tượng thể hiện hàng hoá, dịch vụ. Chủ thể của hành vi gian
lận thương mại là các chủ hàng, có thể là người mua, người bán cũng có khi
là cả người mua và người bán.
- Mục đích của hành vi gian lận thương mại là nhằm thu lợi bất chính
do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá.
* Vi phạm sở hữu trí tuệ (SHCN): Là việc người thứ ba sử dụng các
sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp … đang trong thời hạn bảo hộ và
trong lãnh thổ bảo hộ mà không được phép của người nắm giữ quyền nhằm
mục đích kinh doanh và không thuộc các trường hợp loại trừ.
* Vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm: Là những thực phẩm không
đáp ứng một hoặc là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất,
chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng làm cho thực
phẩm không sạch sẽ, không an toàn, gây hại cho sức khỏe, tính mạng người
tiêu dùng.
* Niêm yết giá: Theo quy định tại điều 29 của pháp lệnh về giá, tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại
cửa hàng, nơi giao dịch mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ; việc niêm yết
giá phải rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho khách hàng. Mặc dù luật về giá
không quy định cụ thể niêm yết tức là phải làm gì, như thế nào mới gọi là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

niêm yết, song theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Khoa học xã hội và
nhân văn quốc gia (NXB Văn Hóa Sài Gòn, năm 2005, trang 1.202), niêm yết
được định nghĩa là việc “dán công bố cho mọi người biết”.

Như vậy, để được xem là niêm yết giá thì vị trí bảng giá phải là cố định
bằng cách dán (hoặc treo) để mọi người vào cửa hàng phải nhìn thấy được dễ
dàng. Việc ông để bảng giá trên bàn mà không dán hoặc treo thì không được
xem là niêm yết. Do đó, trong trường hợp này, cơ quan QLTT xác định ông
đã vi phạm hành chính trong việc niêm yết giá là đúng.
2.1.3. Đặc điểm hàng lậu, hàng giả
- Chủng loại mẫu mã đa dạng, phong phú: Do hàng lậu, hàng giả
thường là hàng hóa nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới do đó tùy theo đặc
điểm của từng nước mà hàng hóa nhập khẩu sẽ có nhiều đặc trưng, công dụng
khác nhau nhằm để thỏa mãn nhu cầu của nhiều người tiêu dùng tại các nước
khác nhau.
- Chất lượng kém: Mặt hàng giả, hàng lậu là hàng làm nhái hàng thật,
làm giả về chất lượng, về mẫu mã…
- Giá cả thấp: Mục đích của việc làm hàng giả, hàng lậu là chạy theo lợi
nhuận. Mà thực tế trên thị trường có rất nhiều nhà sản xuất cùng sản xuất ra
một chủng loại hàng hóa, do đó hàng hóa phải cạnh tranh nhau, hàng hóa nào
giá càng thấp thì bán được càng nhiều.
2.1.4. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường
2.1.4.1. Khái niệm
Hoạt động KT, KS thị trường là quá trình xem xét, đo lường, đánh giá
và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo cho các mục tiêu, kế hoạch được
hoàn thành một cách có hiệu quả.

Như vậy, kiểm tra được thực hiện không
phải chỉ nhằm phát hiện các sai sót, ách tắc trong hoạt động của thị trường để
có giải pháp xử lý kịp thời, mà còn nhằm tìm kiếm các cơ hội, tiềm năng có
thể khai thác để tận dụng, thúc đẩt nhanh chóng đạt tới mục tiêu dự định.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11


2.1.4.2. Trình tự, thủ tục công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành
chính đối với hàng hóa nhập lậu
Trình tự, thủ tục KT, KS và xử lý vi phạm hành chính là cơ sở cho hoạt
động KT, KS, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng QLTT thống nhất
trong phạm vi cả nước, tránh tình trạng tùy tiện, đơn giản hóa hoặc phức tạp
hóa hoạt động KT - xử lý không đúng trình tự, thủ tục và quy định của pháp
luật. Vì vậy KT, KS theo đúng trình tự thủ tục để nâng cao hiệu quả công tác
là điều cần thiết.
Quy trình nghiệp vụ KT, KS và xử lý vi phạm hành chính của lực
lượng QLTT được hướng dẫn theo Thông tư số 09/2013/TT-BTC ngày
02/05/2012 quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính
của Quản lý thị trường như sau:
 Ban hành quyết định kiểm tra
+ Trừ trường hợp vi phạm pháp luật quả tang, mọi trường hợp kiểm tra
đều phải có quyết định bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị
trường có thẩm quyền.
+ Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền chỉ ban hành
quyết định kiểm tra khi:
- Có căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này;
- Đúng với thẩm quyền, địa bàn hoặc lĩnh vực kiểm tra được giao
nhiệm vụ.
+ Nội dung của quyết định kiểm tra theo mẫu quy định.
+ Nội dung kiểm tra của quyết định kiểm tra phải:
- Đúng đối tượng, nội dung kiểm tra quy định tại Điều 4 của Thông
tư này;
- Đúng đối tượng, nội dung, thời hạn kiểm tra ghi trong kế hoạch kiểm
tra được xây dựng, phê duyệt hoặc ban hành theo quy định tại Chương III của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12


Thông tư này và trong một năm không được tiến hành kiểm tra quá một lần về
cùng một nội dung đối với đối tượng kiểm tra;
- Đúng đối tượng, nội dung về hành vi vi phạm hành chính hoặc dấu
hiệu vi phạm hành chính đã tiếp nhận hoặc kết quả thẩm tra, xác minh trong
trường hợp kiểm tra đột xuất theo quy định tại Chương IV của Thông tư này;
+ Quyết định kiểm tra có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
 Thực hiện quyết định kiểm tra
+ Quyết định kiểm tra theo kế hoạch quy định tại Chương III của
Thông tư này phải được thực hiện trong thời hạn chậm nhất năm ngày làm
việc kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra.
+ Quyết định kiểm tra đột xuất theo quy định tại Chương IV của Thông
tư này phải tổ chức thực hiện ngay sau khi ban hành.
+ Khi tiến hành kiểm tra, Tổ trưởng Tổ kiểm tra phải:
- Xuất trình Thẻ kiểm tra thị trường và công bố quyết định kiểm tra với
đối tượng kiểm tra hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra;
- Thông báo cho đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được
kiểm tra về các công chức Quản lý thị trường của Tổ kiểm tra, những người
tham gia giúp việc của Tổ kiểm tra, cơ quan phối hợp và người chứng kiến
nếu có;
- Yêu cầu đối tượng được kiểm tra hoặc người có liên quan của đối
tượng được kiểm tra chấp hành quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền
và làm việc với Tổ kiểm tra.
+ Tổ trưởng Tổ kiểm tra tổ chức điều hành việc kiểm tra theo đúng nội
dung của quyết định kiểm tra đã công bố. Trường hợp có vấn đề phát sinh
trong quá trình kiểm tra vượt quá thẩm quyền của mình phải báo cáo ngay với
Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền đã ban hành quyết định
kiểm tra để kịp thời xử lý.
+ Khi tiến hành kiểm tra, Tổ trưởng Tổ kiểm tra được quyền:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13


- Yêu cầu đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm
tra cung cấp giấy tờ, tài liệu, sổ sách, chứng từ và giải trình những vấn đề có
liên quan đến nội dung kiểm tra;
- Kiểm tra hàng hóa, dụng cụ sản xuất, kinh doanh; kiểm tra hiện trường
nơi sản xuất, buôn bán, lưu giữ hàng hóa có liên quan đến nội dung kiểm tra.
Trường hợp đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra trốn
tránh hoặc cản trở việc kiểm tra hiện trường nơi sản xuất, buôn bán, lưu giữ hàng
hóa mà có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính cần phải kiểm tra, thu giữ thì đề xuất với người có thẩm quyền ban
hành quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Thu thập tài liệu, chứng cứ, giải trình của đối tượng hoặc người có
liên quan của đối tượng được kiểm tra tại nơi kiểm tra;
- Lấy mẫu hàng hóa để trưng cầu kiểm nghiệm, giám định khi cần thiết
theo quy định của pháp luật;
- Áp dụng theo thẩm quyền hoặc đề xuất với người có thẩm quyền áp
dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính khi cần
thiết theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Lập biên bản theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này khi kết thúc
việc kiểm tra.
+ Thời hạn kiểm tra trực tiếp:
- Thời hạn mỗi cuộc kiểm tra trực tiếp không quá 05 ngày làm việc và
được tính từ thời điểm công bố quyết định kiểm tra đến ngày kết thúc việc
kiểm tra trực tiếp tại nơi kiểm tra;
- Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn kiểm tra trực tiếp có thể kéo
dài nhưng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kiểm
tra. Việc kéo dài thời hạn kiểm tra trực tiếp do người đã ban hành quyết định
kiểm tra quyết định bằng văn bản;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14

- Thời gian đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm
tra trì hoãn hoặc trốn tránh việc kiểm tra không tính vào thời hạn kiểm tra trực
tiếp quy định tại khoản này.
 Xử lý nội dung kiểm tra phát sinh trong quá trình kiểm tra
+ Trường hợp kiểm tra phát hiện đối tượng kiểm tra có hành vi vi phạm
pháp luật ngoài nội dung ghi trong quyết định kiểm tra thì Tổ kiểm tra được
tiến hành kiểm tra ngay mà không phải đề nghị Thủ trưởng cơ quan Quản lý
thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra bổ sung nội dung
kiểm tra đối với hành vi vi phạm hành chính đã phát hiện.
+ Trường hợp kiểm tra phát hiện đối tượng kiểm tra có dấu hiệu vi
phạm pháp luật ngoài nội dung kiểm tra mà xét thấy cần phải tiến hành kiểm
tra làm rõ hành vi vi phạm thì Tổ kiểm tra phải có văn bản đề nghị Thủ
trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm
tra bổ sung nội dung có dấu hiệu vi phạm hành chính cần kiểm tra làm rõ. Chỉ
sau khi có quyết định kiểm tra bổ sung nội dung kiểm tra của Thủ trưởng cơ
quan Quản lý thị trường có thẩm quyền thì Tổ kiểm tra mới tiến hành kiểm tra
đối với nội dung kiểm tra được bổ sung.
 Lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính
+ Căn cứ kết quả kiểm tra, Tổ kiểm tra lập biên bản kiểm tra, biên bản
vi phạm hành chính ngay sau khi kết thúc kiểm tra tại nơi kiểm tra trong ngày
làm việc, như sau:
- Trường hợp kết quả các nội dung kiểm tra đều chấp hành đúng pháp
luật thì Tổ kiểm tra lập biên bản kiểm tra ghi nhận kết quả kiểm tra;
- Trường hợp kết quả các nội dung kiểm tra đều phát hiện có hành vi vi
phạm hành chính hoặc trong trường hợp vi phạm pháp luật quả tang thì Tổ
kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi
phạm hành chính;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 15

- Trường hợp kết quả có nội dung kiểm tra chấp hành đúng pháp luật,
có nội dung kiểm tra phát hiện có hành vi vi phạm hành chính thì Tổ kiểm tra
lập biên bản kiểm tra ghi nhận kết quả kiểm tra, đồng thời lập biên bản vi
phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đã phát hiện theo quy định của
pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
- Trường hợp kết quả có nội dung kiểm tra chấp hành đúng pháp luật,
có nội dung kiểm tra phát hiện có hành vi vi phạm hành chính, có nội dung
kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm hành chính cần phải thẩm tra, xác
minh làm rõ thì Tổ kiểm tra lập biên bản kiểm tra ghi nhận kết quả kiểm tra,
đồng thời báo cáo ngay bằng văn bản với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị
trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra để tổ chức thẩm tra, xác
minh theo quy định của Thông tư này hoặc áp dụng các biện pháp ngăn chặn
và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi
phạm hành chính.
+ Biên bản kiểm tra phải lập theo đúng mẫu quy định. Khi lập biên bản
kiểm tra phải có mặt đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được
kiểm tra. Trường hợp đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được
kiểm tra vắng mặt hoặc cố tình trốn tránh thì phải có người chứng kiến việc
lập biên bản và ghi rõ lý do vắng mặt hoặc trốn tránh vào biên bản; trường
hợp đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra từ chối
ký biên bản kiểm tra thì phải có người chứng kiến việc lập biên bản và ghi rõ
lý do từ chối vào biên bản.
+ Nội dung biên bản kiểm tra:
- Biên bản kiểm tra phải ghi đầy đủ, chính xác, trung thực kết quả nội
dung kiểm tra, ý kiến của đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng
được kiểm tra, cơ quan phối hợp kiểm tra, người chứng kiến nếu có theo quy
định tại khoản 2 Điều này và ý kiến nhận xét, đánh giá, kiến nghị đề xuất của
Tổ kiểm tra đối với vụ việc kiểm tra;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 16

- Có chữ ký của đại diện các bên liên quan đến việc kiểm tra, lập biên
bản. Trường hợp biên bản có nhiều trang, nhiều liên kể cả phụ lục biên bản,
bảng kê tang vật, phương tiện vi phạm thì phải có chữ ký của những người
này vào từng trang, từng liên của biên bản, phụ lục và bản kê kèm theo.
+ Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của
pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
+ Chậm nhất sau 01 ngày làm việc kể từ thời điểm lập xong biên bản
kiểm tra hoặc biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều này, Tổ
trưởng Tổ kiểm tra phải chuyển hồ sơ vụ việc đến Thủ trưởng cơ quan Quản
lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra để xử lý kết quả
kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
+ Trường hợp hành vi vi phạm hành chính phát hiện được theo quy
định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này thuộc trường hợp xử phạt không
lập biên bản vi phạm hành chính thì Tổ trưởng Tổ kiểm tra ban hành ngay
quyết định xử phạt theo thẩm quyền và báo cáo kết quả kèm theo hồ sơ vụ
việc kiểm tra, xử phạt hành chính với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường
có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.
 Xử lý kết quả kiểm tra
Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ việc kiểm tra của Tổ kiểm tra, Thủ
trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm
tra phải xem xét xử lý kết quả kiểm tra như sau:
+ Trường hợp đã lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại
Điều 24 của Thông tư này và trong thời hạn xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định, Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành
quyết định kiểm tra phải xem xét quyết định việc xử phạt đối với hành vi vi
phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của mình hoặc làm thủ tục trình
hoặc chuyển giao hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền

×