Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Vai trò của gia đình đối với đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.54 KB, 106 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




PHAN THỊ THU HÀ




VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Qua nghiên cứu trƣờng hợp tại Trƣờng Trung học phổ thông
Thƣờng Tín, huyện Thƣờng Tín và trƣờng Trung học phổ thông Yên Hòa,
Cầu Giấy, Hà Nội)




LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC






Hà Nội – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI



2
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




PHAN THỊ THU HÀ



VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Qua nghiên cứu trƣờng hợp tại Trƣờng Trung học phổ thông
Thƣờng Tín, huyện Thƣờng Tín và trƣờng Trung học phổ thông Yên Hòa,
quận Cầu Giấy, Hà Nội)


Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30


LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh


Hà Nội - 2014


3
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG 5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 6
MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 8
2.1. Ý nghĩa khoa học 8
2.2. Ý nghĩa thực tiễn 8
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 8
3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 13
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 15
4.1. Mục đích nghiên cứu 15
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 15
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 16
5.1. Đối tượng nghiên cứu 16
5.2. Khách thể nghiên cứu 16
5.3. Phạm vi nghiên cứu 16
6. Câu hỏi, giả thuyết, khung phân tích và phương pháp nghiên cứu 16
6.1. Câu hỏi nghiên cứu 16
6.2. Giả thuyết nghiên cứu 17
6.3. Khung phân tích 18
6.4. Phương pháp nghiên cứu 19
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 22
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 22
1.1.1 Các khái niệm công cụ 22

1.1.2 Các lý thuyết tiếp cận 30
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 34
1.2.1. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về vai trò của gia đình, mối quan hệ trong gia
đình 34
1.2.2. Chính sách, luật pháp của nhà nước về gia đình, vai trò của gia đình, mối
quan hệ trong gia đình 35
Chương 2: VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TÌNH CẢM 37
LIÊN QUAN VIỆC HỌC TẬP, BẠN BÈ VÀ TÌNH YÊU CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 37
2.1 Giới thiệu sơ lược về địa bàn nghiên cứu 37
2.1.1. Trường Trung học phổ thông Thường Tín, huyện Thường Tín, Hà Nội 37
2.1.2. Trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 38
2.2. Một vài nét nổi bật về đời sống tình cảm của học sinh Trung học phổ thông 39
2.3. Vai trò của gia đình đối với tình cảm liên quan việc học tập của học sinh Trung
học phổ thông 42

4
2.3.1. Sự quan tâm của gia đình đối với việc học tập của học sinh Trung học
phổ thông 42
2.3.2. Vai trò của gia đình đối với những tình cảm liên quan đến việc học tập 46
2.4. Vai trò của gia đình đối với tình cảm bạn bè của học sinh Trung học phổ thông
64
2.4.1. Sự quan tâm của gia đình đối với mối quan hệ bạn bè của học sinh Trung
học phổ thông 64
2.4.2. Vai trò của gia đình đối với tình cảm bạn bè của học sinh Trung học phổ
thông 67
2.5. Vai trò của gia đình đối với tình yêu của học sinh Trung học phổ thông 78
2.5.1. Sự quan tâm của gia đình đối với tình yêu của học sinh Trung học phổ
thông 78
2.5.2. Vai trò của gia đình đối với tình yêu của học sinh Trung học phổ thông82

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 90
1. Kết luận 90
2. Khuyến nghị 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 99

5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Mức độ “nắm rõ” các thông tin về học tập của con theo nghề nghiệp
của bố mẹ 44
Bảng 2.2: Mức độ bố mẹ quan tâm, hỗ trợ việc học của con 45
Bảng 2.3: Mức độ quan tâm đến việc học tập của con theo trình độ học vấn của
bố mẹ 46
Bảng 2.4: Hình thức khen ngợi khi con đạt kết quả học tập tốt theo mức sống
hộ gia đình 48
Bảng 2.5: Đối tượng được học sinh THPT tâm sự về lo lắng, khó khăn trong
học tập theo nghề nghiệp của bố mẹ 54
Bảng 2.6: Hình thức chia sẻ khó khăn về học tập của học sinh THPT với người
thân 55
Bảng 2.7: Vai trò hỗ trợ của người thân đối với những khó khăn trong học tập
của học sinh THPT 57
Bảng 2.8: Vai trò của gia đình đối với khó khăn trong học tập của học sinh
THPT 59
Bảng 2.9: Các lý do học sinh THPT không chia sẻ khó khăn trong học tập với
gia đình 60
Bảng 2.10: Lý do không chia sẻ khó khăn về học tập với gia đình theo địa bàn
sinh sống 62
Bảng 2.11: Đối tượng biết bạn thân của học sinh THPT theo địa bàn sinh sống
65
Bảng 2.12: Đối tượng được học sinh THPT tâm sự khi gặp khó khăn trong mối

quan hệ bạn bè 68
Bảng 2.13: Đối tượng được học sinh THPT tâm sự quan hệ bạn bè theo địa bàn
sinh sống, loại hình gia đình và mức sống gia đình 71
Bảng 2.14: Vai trò hỗ trợ của gia đình đối với những khó khăn trong quan hệ
tình bạn của học sinh THPT 72
Bảng 2.15: Vai trò hỗ trợ của gia đình đối với những khó khăn của học sinh
THPT theo trình độ học vấn của bố mẹ 75
Bảng 2.16. Phản ứng của bố mẹ khi học sinh THPT không chia sẻ khó khăn về
quan hệ bạn bè theo địa bàn sinh sống 77
Bảng 2.17. Thái độ của bố mẹ về chuyện yêu đương của học sinh THPT 78
Bảng 2.18: Đối tượng học sinh THPT tâm sự về chuyện yêu đương theo loại
hình gia đình 85
Bảng 2.19: Vai trò hỗ trợ của gia đình đối với quan hệ yêu đương của học sinh
THPT theo địa bàn sinh sống 86
Bảng 2.20. Phản ứng của bố mẹ khi học sinh THPT không chia sẻ về chuyện
yêu đương 88

6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu 2.1: Ứng xử của cha mẹ khi con đạt kết quả học tập tốt 47
Biểu 2.3: Đối tượng học sinh THPT thường tâm sự khi lo lắng về học tập 50
Biểu 2.5. Đối tượng được học sinh THPT tâm sự về chuyện học tập theo địa
bàn 53
Biểu 2.6 : Đối tượng được học sinh THPT tâm sự về khó khăn trong học tập
theo loại hình gia đình 55
Biểu 2.7: Lý do không chia sẻ khó khăn về học tập theo giới tính người trả lời
61
Biểu 2.8: Đối tượng biết bạn thân của học sinh THPT 64
Biểu 2.9: Các mức độ biết bạn thân của học sinh THPT theo địa bàn sinh sống

66
Biểu 2.10. Đối tượng được học sinh THPT hỏi ý kiến kết bạn theo địa bàn sinh
sống 67
Biểu 2.12. Vai trò hỗ trợ của gia đình đối với khó khăn trong quan hệ bạn bè
của học sinh THPT 74
Biểu 2.13. Đối tượng biết học sinh THPT đang có người yêu 80
Biểu 2.14: Đối tượng biết học sinh THPT đang có người yêu theo địa bàn sinh
sống 81
Biểu 2.15: Đối tượng được học sinh THPT chia sẻ mối quan hệ yêu đương 83
Biểu 2.16: Đối tượng được học sinh THPT tâm sự về chuyện yêu đương theo
địa bàn 84
Biểu 2.17: Vai trò hỗ trợ của gia đình đối với quan hệ yêu đương của học sinh
THPT 86
Biểu 2.18. Lý do học sinh THPT không chia sẻ chuyện yêu đương với gia đình
88

7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình và đặc biệt là các bậc cha mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng
đối với sự hình thành và phát triển toàn diện của con cái. Mặc dù vậy, không
phải lúc nào, ở đâu, gia đình và cha mẹ cũng nhận thức và thực hiện tốt được
các chức năng này. Trong bối cảnh hiện nay, việc thực hiện các chức năng của
gia đình đối với con cái chịu sự tác động khá lớn bởi nhiều yếu tố bên ngoài.
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đứng trước khá nhiều thách thức. Do bận
rộn với hoạt động kinh tế để mưu sinh, nhiều cha mẹ không có thời gian hoặc
dành rất ít thời gian để quan tâm đến những vấn đề của con. Một số người quá
chú trọng đến việc chu cấp đầy đủ vật chất cho con mà không để ý đến những
tâm tư, tình cảm của chúng. Giữa cha mẹ và con cái ngày càng tồn tại khoảng
cách vô hình. Nhiều đứa con cảm thấy cô đơn ngay giữa ngôi nhà của mình vì

không có người để giãi bày tâm sự, để định hướng. Đó cũng chính là một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến một số vấn đề tiêu cực xảy ra đối với con
cái, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên trong thời gian gần đây như: Quan hệ tình
dục sớm, nạo phá thai… Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình thì Việt
Nam là một trong ba nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới (1,2-1,6 triệu ca
mỗi năm), trong đó 20% thuộc lứa tuổi vị thành niên[56]. Ngoài ra, hiện tượng
nhiều vị thành niên tự tử vì những lý do vụn vặt trong thời gian trở lại đây cũng
rất đáng lo ngại. Tình trạng trên không chỉ gây ra sự tốn kém về kinh tế mà còn
đem lại những hậu quả nặng nề về mặt sức khỏe, tinh thần cho trẻ vị thành
niên. Nếu những lúc cảm thấy bế tắc, các em được người lớn lắng nghe và chỉ
dẫn chu đáo, sẽ hạn chế được hành động sai lầm. Có thể thấy, vị thành niên là
một lực lượng to lớn và nòng cốt của xã hội, là nguồn nhân lực chủ yếu của đất
nước trong tương lai. Trong mỗi gia đình, vị thành niên có vai trò quan trọng là
lực lượng lao động sẽ thay thế cha mẹ để bảo đảm đời sống cho các thành viên
trong gia đình và sự tồn tại, phát triển của mỗi gia đình, mỗi dòng tộc. Vì vậy,
nếu trẻ vị thành niên được bắt đầu cuộc sống một cách tốt đẹp, họ có thể có
được một sức sống và một ý chí để học tập, để lao động. Do đó, vai trò của gia
đình với tư cách là chỗ dựa, nâng đỡ con cái ở tuổi vị thành niên trong đời sống

8
tình cảm là rất quan trọng. Vì những lý do trên, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu
“Vai trò của gia đình đối với đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ
thông” (Nghiên cứu trường hợp tại trường Trung học phổ thông Thường
Tín, huyện Thường Tín và trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Cầu Giấy,
Hà Nội) nhằm góp phần giúp gia đình thực sự trở thành chỗ dựa tình cảm bền
vững cho con cái nói chung và tuổi vị thành niên nói riêng.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần bổ sung cho những nghiên cứu về các mối quan hệ
trong gia đình, đặc biệt là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Dựa trên kết quả nghiên cứu, ta có thể đánh giá được gia đình hiện nay
đang đóng vai trò như thế nào đối với đời sống tình cảm của học sinh trung học
phổ thông, sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái trong trường hợp này diễn ra như
thế nào. Kết quả nghiên cứu là tài liệu có giá trị tham khảo cho giảng dạy xã
hội học gia đình, xã hội học giáo dục, cũng như các bậc cha mẹ, các nhà giáo
dục đưa ra biện pháp cải thiện tình hình thực tế.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Các chức năng của gia đình là một trong những chủ đề thu hút được sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học. Trong đó, chức năng giáo dục
nhận được sự chú ý từ các nghiên cứu hơn cả. Tác giả Nguyễn Linh Khiếu đề
cập đến mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay[20]. Tác giả cho
rằng, quan niệm giáo dục của gia đình chưa thoát khỏi quan niệm truyền thống
là gia giáo nhưng trong giai đoạn hiện nay, việc giáo dục con cái nên hướng tới
xây dựng con người phát triển toàn diện, thống nhất giữa mặt tự nhiên và xã
hội trong bản thân mỗi con người. Ngoài ra, ông nhấn mạnh đến vấn đề giáo
dục giới tính và giáo dục tình dục cho thế hệ trẻ trong gia đình vẫn còn ít được
quan tâm [20]. Theo Nguyễn Linh Khiếu giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành
niên là một bộ phận của giáo dục gia đình nhưng ít được đề cập đến [20,
tr.443]. Bởi vì, nhiều người vẫn có quan niệm giáo dục sức khỏe sinh sản vị

9
thành niên là “vẽ đường cho hươu chạy”. Nghiên cứu của Nghiêm Sỹ Liêm
“Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay” đã đưa
ra thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục gia đình đối với thế hệ
trẻ hiện nay. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất những phương
hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của gia đình đối với trẻ em [23].
Nghiên cứu của Đoàn Thị Thanh Huyền tìm hiểu khía cạnh giáo dục đạo đức
cho con cái trong các gia đình nông thôn hiện nay. Tác giả đề cập đến thực

trạng đạo đức của trẻ em, việc giáo dục đạo đức cho con cái trong các gia đình
nông thôn thể hiện ở các nội dung, phương pháp, thời gian dành cho giáo dục,
những khó khăn trong việc giáo dục con cái [18].Tác giả Phạm Thanh Vân đã
phân tích quyền được chăm sóc, giáo dục của trẻ em ở Việt Nam và chỉ ra quan
điểm giáo dục không đúng đắn thường dẫn đến xung đột giữa phương pháp
giáo dục của gia đình với nhà trường, hoặc sự đối lập trong cách giáo dục giữa
cha và mẹ, hoặc sử dụng phương pháp giáo dục trẻ bằng việc đánh đập và hành
hạ [49]. Nguyễn Đức Mạnh cũng chỉ ra quy tắc đánh giá và cư xử theo những
chuẩn mực phổ quát trong giáo dục con cái. Cha mẹ cần chăm sóc và giáo dục
con cái không chỉ theo đặc thù gia đình mà cả những tiêu chuẩn phổ quát là
điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển các phẩm chất và nhân cách tốt [25]. Tác
giả Lê Ngọc Văn nhấn mạnh tới yếu tố tác động của bối cảnh toàn cầu hóa,
công nghiệp hóa và hiện đại hóa, việc chăm sóc, giáo dục trẻ em hoàn toàn
khác với trước đây. Môi trường và điều kiện sống cũng như những kỳ vọng đối
với trẻ em cũng thay đổi gắn liền với quyền trẻ em, đồng thời đòi hỏi thế hệ trẻ
cần có những phẩm chất, kỹ năng và năng lực khác với xã hội nông nghiệp
truyền thống [46]. Tác giả Lê Thi cũng đã bàn đến vai trò giáo dục con cái của
các bậc cha mẹ hiện nay. Phương pháp giáo dục con cái, trong đó có ứng xử
của cha mẹ khi con mắc lỗi đã có sự thay đổi theo hướng tích cực so với giai
đoạn trước đây. Tinh thần bình đẳng, dân chủ giữa cha mẹ và con cái đã được
chú trọng. Cha mẹ chú ý lắng nghe ý kiến của các con trình bày, dù có hợp lý
hay không cũng không gạt bỏ ngay từ đầu. Nếu con có điều gì sai, thì giảng
giải, thuyết phục để chúng nhận thức được cái phải, không dùng bạo lực áp đặt,
bắt con phải làm theo. Bên cạnh đó, tác giả cũng quan tâm đến những thuận lợi,

10
khó khăn và mong muốn của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các bậc cha mẹ hiện nay được sự hỗ trợ lớn từ
các dịch vụ xã hội trong việc chăm sóc con. Còn khó khăn lớn nhất là thiếu thời
gian, các dịch vụ đắt đỏ… Một số mong muốn của cha mẹ đối với con cái là có

nghề nghiệp ổn định, cuộc sống gia đình hạnh phúc, tư cách đạo đức tốt, sức
khỏe tốt, có địa vị xã hội… [31]. Tuy nhiên, ở một nghiên cứu khác do Viện
Nghiên cứu Gia đình và Giới thực hiện, ứng xử của cha mẹ khi con cái mắc lỗi
thường mang tính tiêu cực hơn là tích cực. Cha mẹ thường không kiềm chế
được cảm xúc cá nhân nên có những ứng xử không phù hợp như quát tháo và
đánh đòn, thậm chí là đuổi con ra khỏi nhà. Không có nhiều người ứng xử tích
cực như lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân, khuyên nhủ, động viên con bằng
những lời nói nhẹ nhàng, tình cảm hoặc sử dụng hình thức kỷ luật hợp lý với
những khuyết điểm của con cái [29]. Trần Thị Kim Anh đã làm rõ vị trí, vai trò
của cha mẹ trong việc giáo dục trẻ em trong các lĩnh vực giáo dục đạo đức, tri
thức, định hướng nghề nghiệp và giới tính [2]. Cũng cùng chủ đề vai trò của
gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em, nghiên cứu của Tăng Thị
Tuyết Trinh đã làm sáng tỏ nội dung giáo dục đạo đức, phương pháp giáo dục
đạo đức, những nhân tố tác động đến việc cha, mẹ giáo dục đạo đức cho con
cái cũng như đưa ra một số giải pháp khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục đạo đức cho trẻ em trong giai đoạn hiện nay [42]. Tác giả Trần Thị
Hồng Chuyên cũng tìm hiểu về vai trò giáo dục con cái của cha mẹ nhưng tập
trung vào khía cạnh phòng tránh tệ nạn ma túy. Nghiên cứu này đã mô tả thực
trạng giáo dục con cái phòng tránh tệ nạn ma túy của các bậc cha mẹ tại một xã
thuộc huyện Mộc Châu, Sơn La. Đồng thời, nghiên cứu quan tâm đến nội dung,
cách thức và thời điểm cha mẹ giáo dục con cái phòng tránh tệ nạn ma túy cũng
như các nhân tố tác động và thuận lợi, khó khăn của việc này [6].
Nói chung, chức năng giáo dục của gia đình đã thu hút được sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các nghiên cứu khác nhau đã khẳng định được
vai trò quan trọng của gia đình đối với việc hình thành và xây dựng nhân cách
thế hệ trẻ. Nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, những nhân tố ảnh
hưởng… được nhiều tác giả tập trung làm rõ. Tuy nhiên, chức năng tâm lý –

11
tình cảm của gia đình đối với các thành viên, đặc biệt là con cái vẫn chưa được

chú ý nhiều.
Bên cạnh vai trò giáo dục của gia đình, chủ đề quan hệ giữa cha mẹ và
con cái cũng được nhiều tác giả trong nước quan tâm. Trong những nghiên cứu
này, các tác giả tập trung vào một số nội dung như thực trạng mối quan hệ cha
mẹ - con cái, sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái, mô hình ứng xử cha mẹ và con
cái, xung đột và giải quyết xung đột trong mối quan hệ cha mẹ - con cái [36]
[14]. Các nghiên cứu đã chỉ ra, mối quan hệ cha mẹ - con cái với sự gắn kết cao
sẽ giúp cha mẹ và con cái hiểu được nhau, thúc đẩy mối quan hệ tích cực, bảo
vệ con cái khỏi các rủi ro và hành vi nguy cơ. Một số tác giả còn quan tâm đến
mối quan hệ cha mẹ - con cái và hành vi lệch chuẩn của trẻ [10]. Một số mô
hình ứng xử cha mẹ - con cái phổ biến được các nghiên cứu chỉ ra là Tôn ti, thứ
bậc trong quan hệ cha mẹ - con cái và những biểu hiện của mô hình cha mẹ độc
đoán; mô hình Dân chủ - cha mẹ là bạn của con và mô hình cha mẹ làm gương
[36]. Nghiên cứu của Lưu Song Hà nêu ra ba kiểu quan hệ cha mẹ - con cái
điển hình: Quan hệ tin tưởng – bình đẳng, Quan hệ bàng quan – xa cách và
Quan hệ nghiêm khắc – cứng nhắc [10]. Nhóm tác giả Lê Minh Thiện, Lê Thị
Thu Hiền đưa ra ba cách ứng xử của cha mẹ khi đề cập đến mối quan hệ giữa
cha mẹ và con cái: Lối ứng xử tin tưởng bình đẳng; Lối ứng xử bàng quan xa
cách và Lối ứng xử nghiêm khắc cứng nhắc. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra cách
ứng xử của cha mẹ và con cái trong gia đình ở những lĩnh vực khác nhau có sự
khác nhau. Trong vấn đề học hành của con cái, cha mẹ có lối ứng xử tin tưởng
và bình đẳng. Lối ứng xử theo kiểu bàng quan, xa cách hiện nay hầu như không
còn phù hợp [34].
Một số nghiên cứu đã đề cập đến vai trò của gia đình, đặc biệt là bố mẹ
đối với tình cảm của con cái nhưng còn chưa sâu sắc. Tác giả Đặng Bích Thủy
nhìn thấy thực trạng các bậc cha mẹ rất quan tâm và dành nhiều thời gian cho
con cái về vấn đề học tập, sức khỏe và đời sống tình cảm, tinh thần của con.
Tuy nhiên, giữa cha mẹ và con cái vẫn tồn tại những vấn đề cha mẹ không hiểu
và chia sẻ được những cảm xúc của con, không biết đến các mối quan tâm và lo
lắng của con mình [36]. Một nghiên cứu trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh


12
của Nguyễn Ánh Hồng chỉ ra, cha mẹ học sinh đã dành sự quan tâm nhiều đến
đạo đức, lối sống, kết quả học tập, sức khỏe và định hướng nghề nghiệp tương
lai của các em. Tuy nhiên, những mối quan hệ trong đời sống tình cảm của học
sinh, sự tham gia của các em vào các hoạt động xã hội thì chưa được cha mẹ
quan tâm đúng mức [14]. Cũng tương tự như nghiên cứu của Đặng Bích Thủy,
nhóm tác giả Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Hữu Minh và Hà Thị Minh Khương
xem xét sự quan tâm của bố mẹ đối với con cái ở hai khía cạnh: việc học tập và
quan hệ bạn bè của con. Việc quan tâm đến học tập của con được xem xét từ
các chỉ báo: cha mẹ tham gia quyết định chọn trường lớp, thời gian học ở nhà,
và việc học thêm của trẻ; mức độ cha mẹ biết thời gian học ở trường, thời gian
học tập ở nhà và kết quả học tập của trẻ. Về quan hệ bạn bè của con, nghiên
cứu chú ý đến hiểu biết các quan hệ bạn bè của con như: biết bạn thân, biết nơi
con thường đến. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng tìm hiểu quan hệ cha mẹ với
con cái trong đời sống tình cảm, công việc gia đình, xử lý khi con cái mắc lỗi
và suy nghĩ của con về mối quan hệ với cha mẹ [2]. Trong đời sống tình cảm
của con cái, nghiên cứu tập trung làm rõ người được con cái lựa chọn để tâm sự
khi có chuyện buồn. Có thể thấy, chỉ báo này chưa đủ để nói lên toàn bộ đời
sống tình cảm của con cái. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, khá nhiều người
được con cái để tâm sự khi có chuyện buồn, trong đó cha mẹ ở vị trí khác nhau.
Tuy nhiên, đối tượng đầu tiên mà con cái tìm đến để tâm sự khi buồn là bạn bè,
rồi đến mẹ và đến những người thân khác trong gia đình, cuối cùng mới là
người cha [2]. Các tác giả cũng đã tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến mối
quan hệ cha mẹ - con cái. Đó là trình độ học vấn, nghề nghiệp của cha mẹ; địa
bàn sinh sống, mức sống, quy mô hộ gia đình [2]. Các kết quả nghiên cứu cho
thấy, cha mẹ càng học vấn cao thì tỷ lệ con cái tâm sự với cả cha lẫn mẹ cao
hơn. Mức sống gia đình càng cao, cha mẹ càng có xu hướng tham gia nhiều
hơn vào việc quyết định bạn bè của con. Bên cạnh việc học tập và mối quan hệ
bạn bè, quan hệ yêu đương đóng vai trò khá quan trọng trong đời sống tình cảm

của con cái, đặc biệt trong lứa tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, ít nghiên cứu đề
cập đến vai trò hỗ trợ của gia đình trong lĩnh vực này. Tác giả Trần Thị Vân
Anh, Hà Thị Minh Khương đã từng nói đến chủ đề này nhưng chưa phân tích

13
sâu. Con cái tâm sự về chuyện yêu đương với mẹ ở các gia đình thành thị cao
hơn hẳn so với nông thôn. Trong khi đó, người cha ở thành thị và nông thôn
không được tin tưởng trong vấn đề này [2]. Một nghiên cứu khác của Nguyễn
Hữu Minh phân tích phân tích mối quan hệ giữa các đặc điểm gia đình và một
số mặt trong đời sống tinh thần của thanh niên và vị thành niên để làm nổi bật
vai trò hỗ trợ tình cảm của gia đình với đối tượng này [27]. Trong đó, tác giả đã
chỉ ra một số yếu tố tác động đến đời sống tình cảm của vị thành niên và thanh
niên thông qua nơi ở, điều kiện kinh tế gia đình, cha mẹ còn sống/đã mất vào
thời điểm các em 14 tuổi, cha mẹ li dị/không li dị, Sự gắn kết gia đình, học vấn
của người cha… Trạng thái sức khỏe tinh thần của vị thành niên và thanh niên
được xác định thông qua một số chỉ báo: Cảm giác bản thân có giá trị đối với
gia đình; Kỳ vọng về cuộc sống gia đình trong tương lai; Trải nghiệm trầm
cảm; đã từng bị thương do người trong gia đình; Có ý định tự tử… [27].
Nhìn chung, nghiên cứu về vai trò giáo dục của gia đình và mối quan hệ
giữa cha mẹ và con cái khá phong phú. Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn
chưa đề cập, hoặc đề cập tương đối ít về đời sống tình cảm của con cái cũng
như vai trò hỗ trợ của gia đình đối với lĩnh vực này. Do đó, nghiên cứu này
được thực hiện nhằm khai thác những khía cạnh còn chưa được bàn đến trong
các nghiên cứu trước đây.
3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Mối quan hệ cha mẹ - con cái, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên cũng là
một trong những chủ đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
nước ngoài. Một số nhà nghiên cứu tập trung vào kiểu quan hệ và tương tác
hàng ngày giữa cha mẹ và vị thành niên (Amal Gamal Shehata, Fatma Hussein
Ramadan, 2010), vai trò của gia đình trong đó có bố mẹ đối với đời sống tinh

thần của vị thành niên (Jami F. Young, Kathuy Berenson, Patricia Cohen và
Jesenia Garcia, 2005). Quan hệ cha mẹ và con cái vị thành niên mang tính gắn
kết cao là một yếu tố ảnh hưởng tích cực tới thành tích học tập của vị thành
niên (Hair et all, 2002). Sự tham gia, quan tâm của cha mẹ đối với việc học tập
của con cái khiến cho kết quả học tập của vị thành niên (14 – 18 tuổi) cũng cao
hơn (Herman, Dornbusch, Herron và Herting, 1997. Dẫn theo Moore et al,

14
2002). Tỷ lệ bỏ học ở trẻ bước vào giai đoạn đầu của lứa tuổi vị thành niên
giảm đáng kể khi cha mẹ quan tâm tới việc học tập của chúng (Garnier và
Stein, 1998. Dẫn theo Hair et al). Một trong những hành vi lệch chuẩn như bỏ
học, phạm pháp, bạo lực hay tội phạm của vị thành niên bắt nguồn từ sự lệch
lạc của mối quan hệ gia đình, đặc biệt mối quan hệ giữa người bố và vị thành
niên (Hair et al, 2002). Sự quan tâm của người cha khiến vị thành niên ít tham
gia vào các hành vi bạo lực (Blum và Rinehart, 1997; Resnick et al, 1997. Dẫn
theo Hair et al, 2002), sự gần gũi của người mẹ giảm tỷ lệ vị thành niên có
những hành vi lệch chuẩn hơn (Bahr, Marcos, và Li, 1998. Dẫn theo Moor et
al, 2004). Cha mẹ và con cái có mức độ gắn kết cao, hoặc cha mẹ hiểu biết và
thường xuyên chia sẻ các mối quan tâm, lo lắng và biết về tình hình của con cái
tuổi vị thành niên sẽ làm giảm nguy cơ con cái có các hành vi lệch chuẩn, các
hành vi bạo lực, bỏ học sớm, sử dụng các chất gây nghiện (Moore K.A & Zaff
J. 2002, Garcia DC, & Hasson DJ. 2004. Dẫn theo Ikramullah E.et al, 2009).
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự khác nhau trong cách thực hành
vai trò cha mẹ có ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của sự phát triển về nhận
thức, xã hội, thể chất và tình cảm. Sự khác biệt trong các phong cách cha mẹ sẽ
dẫn tới các kết quả khác nhau như thành tựu về học thuật, lòng tự trọng, hành
vi lệch chuẩn, tự chủ, sự trưởng thành về tình cảm và khả năng lãnh đạo…
Những người có thực hành cha mẹ hạn chế có thể làm cho vị thành niên trải
nghiệm các vấn đề phức tạp, thực hành cha mẹ tốt dẫn đến vị thành niên điều
chỉnh tốt và thành công. Theo Diana Baumrind, các kiểu thực hành cha mẹ

khác nhau gồm có 4 kiểu chung khác nhau ở 2 chiều cạnh: cha mẹ đáp ứng
(parental responsiveness) và cha mẹ yêu cầu (parental demandingness). Cha mẹ
đáp ứng có khả năng đáp ứng những nhu cầu đang thay đổi của một đứa trẻ
một cách ấm áp và linh hoạt. Cha mẹ yêu cầu có khả năng thiết lập những quy
tắc và chuẩn mức một đứa trẻ phải tôn trọng và làm theo. Cha mẹ vừa yêu cầu
và đáp ứng được nhận diện là cha mẹ quyền uy (authoritative). Những người
đòi hỏi và chi phối/hướng dẫn nhưng không đáp ứng được nhận diện là cha mẹ
độc đoán (authoritarian). Những người yêu đáp ứng nhưng không yêu cầu là
cha mẹ dễ dãi (permissive). Những cha mẹ không đáp ứng cũng không yêu cầu

15
là kiểu cha mẹ thờ ơ (rejectingneglecting). Những đứa trẻ có cha mẹ có thẩm
quyền thường có hành động tích cực, tự chủ cao, tự tin, trưởng thành, học vấn
cao. Những đứa trẻ có cha mẹ độc đoán trở nên rụt rè, ít khả năng xã hội, và
phụ thuộc khi chúng lớn lên. Những đứa trẻ trong gia đình có bố mẹ dễ dãi
thiếu sự trưởng thành, tự giác kỷ luật, kỹ năng lãnh đạo và thiếu khả năng
đương đầu với những ảnh hưởng từ nhóm bạn xấu. Cuối cùng, nếu sống với
cha mẹ kiểu thờ ơ đứa trẻ sẽ chịu hầu hết các vấn đề nghiêm trọng, kỹ năng học
thuật hạn chế, hành vi lệch chuẩn, gồm lạm dụng rượu và cồn. Phong cách làm
cha mẹ khác nhau sẽ tạo nên các môi trường gia đình khác nhau. Gia đình có sự
đối thoại, giải quyết xung đột tốt, tôn trọng lẫn nhau, con cái sẽ có những thành
tích tốt hơn. Mô hình hành vi của cha mẹ bên trong và bên ngoài gia đình và
các kiểu quan hệ giữa cha mẹ là nhân tố khác có thể ảnh hưởng đến sự phát
triển của vị thành niên.
Như vậy, các nghiên cứu nước ngoài liên quan đến gia đình, cha mẹ, con
cái cũng thường tìm hiểu mô hình, cách thức tương tác giữa cha mẹ và con cái
mà chưa khai thác chủ đề vai trò của gia đình đối với đời sống tình cảm của
con cái.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu

 Đưa ra các biện pháp cụ thể nâng cao vai trò của gia đình đối với đời
sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Hệ thống hóa và thao tác hóa các khái niệm, lý thuyết sử dụng trong
nghiên cứu
 Tìm hiểu vai trò của gia đình đối với đời sống tình cảm của học sinh
trung học phổ thông
 Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của gia đình trong đời
sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông.
 Đề xuất một số giải pháp tăng cường vai trò của gia đình đối với đời
sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông

16
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của gia đình đối với đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ
thông
5.2. Khách thể nghiên cứu
 Học sinh Trung học phổ thông được chọn là khách thể trung tâm của
nghiên cứu này do học sinh trung học phổ thông nằm trong giai đoạn
muộn của tuổi vị thành niên, có đầy đủ những đặc trưng tâm sinh lý của
lứa tuổi
 Bố/mẹ có con học Trung học phổ thông
 Ông/ bà có cháu học Trung học phổ thông
 Anh/chị/em của học sinh Trung học phổ thông
5.3. Phạm vi nghiên cứu
5.3.1 Phạm vi nội dung
Do điều kiện thời gian và khả năng tiếp cận, đề tài chỉ đi sâu tìm hiểu một
số vấn đề trong đời sống tình cảm của học sinh Trung học phổ thông xoay
quanh: việc học hành, mối quan hệ tình bạn, tình yêu.

5.3.2 Phạm vi không gian
 Trường Trung học Phổ thông Thường Tín, huyện Thường Tín, Hà Nội
 Trường Trung học Phổ thông Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
5.3.3 Phạm vi thời gian
Nghiên cứu được tiến hành từ 1/6/2010 đến 1/11/2013
6. Câu hỏi, giả thuyết, khung phân tích và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
 Mức độ quan tâm của gia đình đối với việc học tập, mối quan hệ bạn bè
và yêu đương của con cái như thế nào?
 Sự hỗ trợ của người thân đối với học sinh THPT trong vấn đề học tập,
quan hệ bạn bè và yêu đương?
 Trong các nhóm học sinh, nhóm gia đình khác nhau, mức độ quan tâm,
đối tượng chia sẻ và sự hỗ trợ tình cảm đối với học sinh THPT về các
vấn đề trên có khác nhau không?

17
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
 Các gia đình hiện nay mới quan tâm đến việc học tập của con cái, chưa
quan tâm đến mối quan hệ bạn bè, người yêu.
 Phần lớn sự hỗ trợ của người thân đối với học sinh THPT dừng lại ở
việc lắng nghe, chia sẻ các vấn đề mà các em gặp phải.
 Các nhóm gia đình khác nhau; nghề nghiệp, học vấn của bố mẹ ảnh
hưởng đến sự khác biệt trong quan tâm đến tình cảm của con cái

18
6.3. Khung phân tích

















Đặc điểm của gia đình
(địa bàn sinh sống, loại
hình, mức sống)
Đặc điểm của bố mẹ
(trình độ học vấn, nghề
nghiệp)


Vai trò của gia đình đối với tình cảm liên quan việc học
tập, bạn bè và tình yêu của học sinh trung học phổ thông
Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội

19

6.4. Phương pháp nghiên cứu
6.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
6.4.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp bao gồm các

công trình nghiên cứu, bài tạp chí, sách, bài viết… về một số chủ đề như: học
sinh trung học phổ thông, vị thành niên, gia đình, các mối quan hệ trong gia
đình, đặc biệt là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái Phương pháp phân tích
nghiên cứu tài liệu thứ cấp được tiến hành nhằm các mục đích sau: Có những
kiến thức cơ bản và khái quát về các chủ đề nghiên cứu; Hình dung ban đầu về
lịch sử nghiên cứu vấn đề và có cơ sở lý luận để so sánh, diễn giải và làm sâu
sắc thêm kết quả nghiên cứu
6.4.1.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân được sử dụng nhằm mục đích có
được những thông tin sâu hơn về vai trò của gia đình đối với đời sống tình cảm
của con cái hiện nay, đồng thời lý giải được một số yếu tố ảnh hưởng đến vai
trò này, những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện vai trò. Đối tượng thu thập
thông tin của phương pháp phỏng vấn sâu bao gồm: 04 học sinh, 02 bố/mẹ, 02
ông/bà, 02 anh/chị/em. Thông tin của phương pháp này góp phần giải thích,
làm phong phú thêm các số liệu định lượng.
6. 4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Phiếu trưng cầu ý kiến sẽ được sử dụng nhằm mục đích thu thập những
thông tin định lượng cho đề tài nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn
theo phương pháp ngẫu nhiên, có cân nhắc đến một số yếu tố như yếu tố địa
bàn, thành phần gia đình Đề tài sử dụng các thông tin định lượng thu được từ
bảng hỏi đã xử lý bằng chương trình SPSS 13.0.
Chúng tôi đã tiến hành phát 300 phiếu trưng cầu ý kiến cho học sinh 3
khối lớp 10, lớp 11 và lớp 12 của 2 trường Trung học phổ thông Thường Tín và
trường Trung học phổ thông Yên Hòa. Sau đó, chúng tôi hướng dẫn các em
cách điền vào từng câu hỏi trong phiếu đã được phát. Nếu có bất cứ thắc mắc
nào về nội dung, hình thức của câu hỏi, chúng tôi giải đáp ngay tại chỗ. Học

20
sinh điền phiếu xong nộp lại cho điều tra viên để kiểm tra lại tính hợp lý của
các câu trả lời.

Cơ cấu mẫu của đề tài cụ thể như sau:
 Trường học: (đơn vị: %)
- Đại diện cho địa bàn nông thôn: Trường Trung học phổ thông Thường
Tín, huyện Thường Tín: 150 (chiếm 50%)
- Đại diện cho địa bàn thành thị: Trường Trung học phổ thông Yên Hòa,
quận Cầu Giấy: 150 (chiếm 50%)
- Trong đề tài này, chúng tôi tìm hiểu sự khác biệt của những nội dung
nghiên cứu giữa địa bàn nông thôn và thành thị thông qua sự so sánh giữa hai
trường THPT nói trên.
 Giới tính: (đơn vị: %)
- Học sinh nam: 139 (chiếm 46,3%)
- Học sinh nữ: 161 (chiếm 53,7%)
 Khối lớp: (đơn vị: %)
- Học sinh lớp 10: 100 (chiếm 33,3%)
- Học sinh lớp 11: 100 (chiếm 33,3%)
- Học sinh lớp 12: 100 (chiếm 33,3%)

21





22
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1 Các khái niệm công cụ
1.1.1.1 Khái niệm gia đình
Có thể thấy, “gia đình” là một trong những phạm trù xuất hiện sớm nhất
trong lịch sử nhân loại. Từ “gia đình” có lẽ được sử dụng nhiều nhất trong ngôn ngữ

hàng ngày và trong nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội cũng như trong nhiều nghiên
cứu về gia đình, song hiếm khi nó có một định nghĩa rõ ràng. Trong thực tế, không
có một loại hình gia đình đồng nhất cũng như không có một hình thức gia đình
giống nhau ở mọi nơi và ở mọi thời điểm. Gia đình không chỉ khác nhau giữa các
quốc gia và nền văn hóa mà thậm chí còn không giống nhau từ gia đình này đến gia
đình khác ngay trong một nền văn hóa (Lê Ngọc Văn, 2011, tr.31). Cho dù gia đình
được được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, song tựu chung lại, các định
nghĩa gia đình thường được xác định theo một trong hai cách tiếp cận, đó là cách
tiếp cận vi mô hoặc vĩ mô.
Theo cách tiếp cận vĩ mô, gia đình được định nghĩa với tư cách là một thiết
chế xã hội, một đơn vị cơ sở của xã hội, thực hiện những chức năng xã hội nhất
định, trước hết là chức năng tái sản xuất ra con người. Trong cuốn Từ điển xã hội
học của G. Endrweit và G. Trommsdorff (Nhà xuất bản Thế giới, 2002), gia đình là
một nhóm thuộc loại đặc biệt vì nó biểu hiện một cấu trúc vai trò nhất định (bố, mẹ,
con gái, con trai, cháu, em…), với nó thì sự tách biệt về giới tính và thế hệ là tiêu
chí của cơ cấu gia đình (một hay đa thế hệ; nam/nữ) và qua đó chuyển hóa một quan
hệ hợp tác và đoàn kết rất đặc biệt mà ở tất cả các xã hội đều tổ chức theo nghi lễ sự
thành lập của nó. Ngoài ra, xã hội cũng trao cho nhóm đặc biệt này những chức
năng rất đặc biệt (G.Endrweit và G.Trommsdorff, 2002: 640). Như vậy, gia đình là
một nhóm có cấu trúc và đảm nhận những chức năng nhất định trong xã hội.
Theo cách tiếp cận vi mô, gia đình được định nghĩa với tư cách là một nhóm
xã hội với những tiêu chí cụ thể để nhận diện nó. Nguyễn Đình Tấn, Lê Tiêu La
(1999) đã đưa ra định nghĩa tương đối ngắn gọn: “Gia đình là một nhóm xã hội nhỏ

23
đặc thù, có đặc trưng cơ bản là được thiết lập trên cơ sở của hôn nhân mà từ đó
hình thành các quan hệ huyết thống ruột thịt giữa các thành viên” (Nguyễn Đình
Tấn, Lê Tiêu La, 1999, dẫn theo Lê Ngọc Văn, 2011…). Tuy nhiên, định nghĩa này
tương đối hẹp vì chỉ hướng vào khía cạnh sinh học của gia đình. Tổ chức UNESCO
của Liên hiệp quốc năm 1994 đưa ra định nghĩa: “Gia đình là một nhóm người có

quan hệ họ hàng, cùng sống chung và có ngân sách chung” (dẫn theo Nguyễn Linh
Khiếu, 2003:33). Cục Điều tra dân số Mỹ cung cấp khái niệm gia đình là “hai hoặc
hơn hai người, bao gồm chủ hộ, có quan hệ với nhau bởi huyết thống, hôn nhân
hoặc quan hệ với nhau bởi huyết thống, hôn nhân hoặc quan hệ con nuôi (nghĩa
dưỡng) và những người sống cùng với nhau như một hộ gia đình”
( Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2000, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết
thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ
với nhau theo quy định của Luật này. Như vậy, có thể rút ra một số tiêu chí xác định
gia đình: là một nhóm người (có từ hai người trở lên), có quan hệ với nhau bởi hôn
nhân, huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn
nhân, cùng chung sống và có ngân sách chung. Luận văn này sử dụng định nghĩa
gia đình: “Gia đình là một nhóm người, có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết
thống hoặc quan hệ nghĩa dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn nhân,
cùng chung sống, có ngân sách chung”.[48]. Trong đó, luận văn chú ý đến các khía
cạnh của gia đình như: mối quan hệ huyết thống hoặc nghĩa dưỡng, cùng chung
sống.
Xét theo số thế hệ trong gia đình, chúng ta có thể phân loại các gia đình
thành: Gia đình hạt nhân, gia đình mở rộng và gia đình gốc. Gia đình hạt nhân chỉ
bao gồm 2 thế hệ: Cha mẹ và thế hệ con cái. Trong hình thái này, gia đình bao gồm
ít nhất 3 trục quan hệ cơ bản: Quan hệ vợ chồng; Quan hệ cha mẹ - con cái. Nếu gia
đình có từ 2 con trở lên, thì thêm trục quan hệ giữa con cái với nhau tức là quan hệ
anh chị em (dẫn theo Mai Huy Bích, 2010). Trong gia đình hạt nhân có hai biến thể,
một là gia đình đầy đủ, trong đó có đủ cả hai vợ chồng với con cái chưa kết hôn của

24
họ. Một biến thể khác là gia đình không đầy đủ, cũng bao gồm hai thế hệ (cha mẹ
và con cái chưa kết hôn) nhưng trong thế hệ thứ nhất (tức thế hệ cha mẹ) không đủ
hai người của cặp vợ chồng, mà chỉ có một người (hoặc mẹ hoặc cha) do nhiều
nguyên nhân khác nhau (ly hôn, góa, không hoặc chưa kết hôn mà có con…). Trong

gia đình mở rộng, có thể là sự mở rộng hạt nhân cơ bản theo chiều dọc, ví dụ bao
gồm các thành viên của thế hệ thứ ba (như bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ) hay theo
chiều ngang gồm cả thành viên của thế hệ ngang hàng với người vợ hoặc người
chồng (cụ thể là anh chị em chồng hay vợ hai vợ ba). Gia đình mở rộng có ưu thế
trong việc tập trung nhân lực cho sản xuất gia đình, và các thế hệ có thể giúp đỡ lẫn
nhau vượt qua những khó khăn trong đường đời, khắc phục sức tái sinh sản. Tuy
nhiên, loại hình gia đình này dễ dẫn đến khác biệt và mâu thuẫn thế hệ. Loại gia
đình thứ ba là gia đình gốc, bao gồm cha mẹ già sống với một trong nhiều con trai
của họ, cùng với vợ con của anh ta. Nhưng đây không phải là gia đình mở rộng vì
hình thái này có tối đa 2 cặp hôn nhân (bố mẹ già và vợ chồng anh con trai) và
không phức tạp như hình thái mở rộng trong đó bố mẹ già sống với vài ba cặp vợ
chồng các con trai [3].
Theo Điều tra quốc gia định kỳ về hộ gia đình 2006, phần lớn hộ gia đình
Việt Nam hiện tại là gia đình hạt nhân gồm hai thế hệ (chiếm 73%). Gia đình 3 thế
hệ trở lên – gia đình mở rộng chiếm khoảng 19%. Loại gia đình thiếu khuyết (cha,
mẹ đơn thân, hộ độc thân khác) chiếm khoảng 8%. Theo số liệu Điều tra Gia đình
Việt Nam 2006, tỷ lệ gia đình hạt nhân ở thành thị thấp hơn ở nông thôn và tỷ lệ gia
đình có từ 3 thế hệ trở lên ở thành thị cao hơn nông thôn. Qui mô gia đình ở đô thị
nhỏ hơn so với nông thôn. Trung bình qui mô hộ gia đình là 3,7 người, trong đó ở
thành thị là 3,6 và nông thôn là 3,8 người [28].
1.1.1.2 Khái niệm học sinh trung học phổ thông
Xét theo bậc học trong quy định của nhà nước ta thì học sinh trung học phổ
thông là học sinh lớp 10, lớp 11 và lớp 12.

25
Xét theo góc độ của khoa học tâm lý, học sinh trung học phổ thông là học
sinh thuộc giai đoạn tiền thanh niên. Đó là giai đoạn con người vừa chuyển từ tuổi
vị thành niên sang giai đoạn của thanh niên (giai đoạn của người trưởng thành) [22].
1.1.1.3 Khái niệm vai trò
Theo từ điển xã hội học Oxford (nhóm dịch giả: Bùi Thế Cường, Đặng Thị

Việt Phương, Trịnh Huy Hoá) nói đến vai trò tức là nhấn mạnh vào những kì vọng
xã hội gắn với những vị thế hay vị trí nhất định trong xã hội và nó phân tích sự vận
hành của những kì vọng ấy. Có hai cách tiếp cận khác nhau trong lí thuyết vai trò:
Theo cách tiếp cận thứ nhất là phát triển nhân học xã hội, Ralph Linton giải
thích cấu trúc về các vai trò trong hệ thống xã hội. Ở đây, vai trò trở thành các
nhóm quyền lợi và nghĩa vụ quy chuẩn được thiết chế hoá nghiêm ngặt.
 Nội dung cách tiếp cận thứ nhất bao gồm:
Cách giải thích cấu trúc về vai trò, xác định một vị thế trong xã hội, ví dụ :
Vai trò của một giáo viên và sau đó cố gắng mô tả một quyền lợi và trách nhiệm
chuẩn mực gắn với một kiểu loại lí tưởng của vị trí này.
Những kì vọng xã hội ấy cấu thành vai trò. Bất cứ ai cũng giữ một vị thế
(như làm cha mẹ, làm giáo viên). Nó tạo nên một hệ các vị thế, mỗi một vị thế chứa
đựng một vai trò riêng của nó.
Mỗi một vai trò lại gắn với một nhóm đối tác khác nhau và mỗi nhóm đó lại
có một hệ các kỳ vọng riêng của họ. Ví dụ: Một giáo viên có thể có các đối tác vai
trò là sinh viên, đồng nghiệp, trưởng khoa, người quản lí và phụ huynh, mỗi người
trong số họ sẽ có những kỳ vọng tương đối khác nhau về hành xử của giáo viên.
Tổng những kỳ vọng của những đối tác này gọi là hệ vai trò.
Theo cách tiếp cận thứ hai là tiếp cận tâm lí học xã hội, các tác giả tập trung
vào các quy trình chủ động tạo dựng, tiếp nhận và đóng vai trò. Đây là một phần
của truyền thống tương tác biểu trưng và kịch trường trong đó truyền thống kịch
trường phân tích đời sống xã hội thông qua phép ẩn dụ nghệ thuật sân khấu.

×