ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHÙNG ANH KIÊN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI KHU RAMSAR MŨI CÀ MAU,
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyênngành: Du lịch
(Chươngtrìnhđàotạothíđiểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM XUÂN HẬU
Hà Nội, 2015
1
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt 5
Danh mục các bảng biểu 8
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài 9
2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 10
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 11
4.Đối tƣợng nghiên cứu 11
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 11
6. Những đóng góp khoa học của đề tài luận văn 13
7. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 13
7.1. Các quan điểm nghiên cứu 13
7.1.1. Quan điểm tổng hợp hệ thống 13
7.1.2. Quan điểm hệ thốnglãnh thổ 13
7.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh 14
7.1.4. Quan điểmsinh thái phát triển bền vững 14
7.2.Các phƣơng pháp nghiên cứu 14
7.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu 14
7.2.2. Phương pháp thực địa 14
7.2.3. Phương pháp phân tích hệ thống tổng hợp 15
7.2.4. Phương pháp so sánh 15
7.2.5. Phương pháp chuyên gia 15
8. Cấu trúc của đề tài 15
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH
1.1. Một số khái niệm 17
1.1.1.Khái niệm về du lịch 17
1.1.2.Tài nguyên du lịch 18
1.1.3.Loại hình du lịch 18
1.1.4.Phân loại loại hình du lịch 19
1.1.5.Môi trường du lịch 21
1.1.6.Phát triển bền vữngvà phát triển du lịch bền vững 22
1.2. Các điều kiện phát triển du lịch 26
1.3. Các tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch 30
1.4. Phát triển du lịch tại khu Ramsar ở một số nƣớc và Việt Nam 32
1.4.1. Khu Ramsar Kakadu (Australia) 32
1.4.2. Khu Ramsar Krabi River Estuary (Thái Lan) 35
1.4.3. Khu Ramsar Xuân Thủy (Tỉnh Nam Định) 38
1.4.4. Khu Ramsar Tràm Chim (Tỉnh Đồng Tháp) 44
Tiểu kết chƣơng 1 49
2
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI KHU RAMSAR
MŨI CÀ MAU
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 51
2.1.1. Vị trí địa lý 51
2.1.2. Lịch sử hình thành 51
2.2.Các điều kiện phát triển du lịch tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau 52
2.2.1.Điều kiện về tự nhiên 52
2.2.2. Các điều kiện kinh tế - xã hội 63
2.2.3. Điều kiện về cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật du lịch 66
2.2.4. Điều kiện về đường lối, chính sách đầu tư phát triển 71
2.2.5. Điều kiện về vốn đầu tư 72
2.3. Thực trạng phát triển du lịch tại khu Ramsar Mũi Cà Mau 73
2.3.1. Phát triển các điểm du lịch 73
2.3.2. Phát triển các tuyến du lịch 76
2.3.3.Phát triển một số loại hình du lịch 79
2.3.4.Sử dụng lao động trong du lịch 80
2.3.5.Phát triển lãnh thổ du lịch 81
2.4.Khách du lịch 82
2.5.Doanh thu du lịch 84
2.6. Vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trƣờng và phát triển bền vững 84
2.7. Đánh giá chung tiềm tăng và thực trạng phát triển du lịch tại Khu Ramsar
Mũi Cà Mau 86
2.8.Những vấn đề đặt ra với việc phát triển du lịch tại Khu Ramsar Mũi Cà
Mau 95
Tiểu kết chƣơng 2 97
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI
KHU RAMSAR MŨI CÀ MAU
3.1. Những căn cứ để xây dựng định hƣớng 98
3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch quốc gia 98
3.1.2. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 98
3.1.3. Chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Cà Mau, huyện Ngọc Hiển và huyện
Năm Căn 100
3.1.4. Nhu cầu 102
3.1.5. Thực trạng phát triển du lịch tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau 103
3.2. Định hƣớng phát triển 104
3.2.1. Phát triển theo lãnh thổ 104
3.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch 105
3.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch 106
3
3.2.4. Nâng cao trình độ, chất lượng và chuyên môn hóa nguồn nhân lực 108
3.2.5. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 109
3.2.6. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch 111
3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch tại khu Ramsar Mũi Cà Mau 111
3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển 111
3.3.2. Phát triển loại hình du lịch ưu thế tại Khu Ramsar 113
3.3.3. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 113
3.3.4. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch . 115
3.3.5. Hoàn thiện chính sách, biện pháp tuyên truyền giáo dục về vấn đề bảo vệ
tài nguyên môi trường 118
3.3.6. Kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước 120
3.3.7. Tăng cường quản lý, xúc tiến, quảng bá du lịch cho Khu Ramsar 120
3.4. Kiến nghị 122
Tiểu kết chƣơng 3 124
KẾT LUẬN 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO 126
PHỤ LỤC 129
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL
Ban quản lý
BVNN
Bảo vệ nghiêm ngặt
CP
Chính phủ
DL
Du lịch
DLBV
Du lịch bền vững
DLST
Du lịch sinh thái
DRC
Danish Red Cross
Hội chữ thập đỏ Đan Mạch
DV
Dịch vụ
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
ĐDSH
Đa dạng sinh học
ĐNN
Đất ngập nước
EU
European Union
Liên minh châu Âu
GDP
Gross domestic product
Tổng thu nhập quốc nội
GTVT
Giao thông vận tải
HST
Hệ sinh thái
ITE
International Tourism Export
Hội chợ du lịch quốc tế
KDL
Khu du lịch
KL
Kiểm lâm
KT - XH
Kinh tế - Xã hội
MCD
Marinelife Conservation & Community Development
Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng
MERC
Mangrove Ecosystems Research Centre
Trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn
5
MT
Môi trường
MTV
Một thành viên
NĐ
Nghị định
PES
Payment for coastal wetland ecosystem services
Chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển
PHST
Phục hồi sinh thái
PTBV
Phát triển bền vững
RAMSAR
Hiệp hội đất ngập nước thế giới
RĐD
Rừng đặc dụng
RNM
Rừng ngập mặn
SIDA
Swedish International Development Cooperation
Agency
Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển
Sở VHTT & DL
Sở văn hóa thể thao và du lịch
SX – TM
Sản xuất – thương mại
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
UBND
Ủy ban nhân dân
UICN
International Union for Conservation of Nature and
Natural Resources
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
Thiên nhiên
UNESSCO
United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp
Quốc
UNWTO
World Tourism Organization
Tổ chức du lịch thế giới
WCED
World Commission on Environment and Development
6
Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới
WTTC
World Tourism anh Travel Council
Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới
7
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1
Đánh giá tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch tự nhiên
30
Bảng 2.1
Dân số lao động các xã thuộc Khu Ramsar Mũi Cà Mau
năm 2010
64
Bảng 2.2
Một số chỉ tiêu về sản xuất theo xã năm 2010
65
Bảng 2.3
Số trường học trong phạm vi Khu Ramsar Mũi Cà Mau năm
2010
66
Bảng 2.4
Số lượng khách du lịch toàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2009 –
2013
82
Bảng 2.5
Số lượng khách du lịch tới Khu Ramsar Mũi Cà Mau giai
đoạn 2009 - 2013
83
Bảng 2.6
Doanh thu du lịch tỉnh Cà Mau giai đoạn 2009 - 2013
84
8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trên thế giới đã có trên 2000 khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia
được công nhận là Khu Ramsar, góp phần rất lớn vào công tác bảo tồn các loài sinh
vật quý hiếm trên toàn cầu, giảm đi nguy cơ tuyệt chủng của những loài này. Ngoài
công tác bảo tồn, chính những loài sinh vật quý hiếm này cùng với sự đa dạng sinh
học và những nét đặc trưng của cộng đồng người dân nơi đây cũng chính là điều
kiện phù hợp cho phát triển du lịch, góp phần vào việc phát triển kinh tế của từng
quốc gia.
Việt Nam có 30 Vườn quốc gia, trong đó có 6Vườn quốc gia được công nhận
là Khu Ramsar của thế giới. Những khu dự trữ, vườn quốc gia được công nhận là
Khu Ramsar đó là vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), khu Bàu Sấu (thuộc
vườn quốc gia Cát Tiên – Đồng Nai), Hồ Ba Bể (Bắc Cạn), vườn quốc gia Tràm
Chim (Đồng Tháp), vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) và vườn quốc gia
Mũi Cà Mau (Cà Mau). Hầu hết tại các vườn quốc gia và khu Ramsar đều có hoạt
động khai thác du lịch song song với công tác bảo tồn. Hơn nữa, tại Việt Nam, du
lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn có đóng góp to lớn vào sự phát triển chung
của nền kinh tế cả nước. Du lịch phát triển sẽ trở thành cầu nối để giao lưu, trao đổi
thông tin giữa các vùng với nhau và thông qua đó con người trên mỗi quốc gia khác
nhau có thể hiểu thêm những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa khác nhau. Để
làm được điều này, đòi hỏi phải có nhiều công trình nghiên cứu, phát triển hoàn
thiện hơn nữa các loại hình du lịch nhằm thỏa mãn được nhu cầu ngày càng cao của
con người. Chính vì những lý do trên mà các tại các Khu Ramsar trên cả nước hiện
nay, ngoài công tác bảo tồn sự đa dạng về sinh học thì du lịch cũng cần được quan
tâm phát triển song song.
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là một trong sáu khu bảo tồn của Việt Nam
được công nhận là khu Ramsar vào ngày 13 tháng 4 năm 2013, là khu Ramsar thứ
2088 của thế giới. Khu Ramsar Mũi Cà Mau nằm trên địa bàn các xã Đất Mũi, Viên
9
An(thuộc huyện Ngọc Hiển) và các xã Đất Mới, Lâm Hải (thuộc huyện Năm Căn)
có diện tích hơn 41.800ha. Đây là vùng đất ngập mặn ven biển, tuy không đa dạng
về chủng loài nhưng có những đặc thù riêng về hệ động, thực vật. Vườn có 93 loài
chim, 26 loài thú, 43 loài bò sát, 9 loài lưỡng cư, 233 loài thủy sản. Trong đó có
nhiều loài quý hiếm như bồ nông chân xám, cò trắng Trung Quốc, giang sen, rái cá,
rùa hộp lưng đen, cầy giông đốm lớn, rùa răng, rùa ba gờ, rùa cổ bự, ba ba Nam
Bộ… Đây chính là tiềm năng để phát triển du lịch, thu hút khách du lịch đến tham
quan, học tập, nghiên cứu ngày càng lớn và mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ góp
phần vào công tác bảo tồn tài nguyên hiện có của khu Ramsar Mũi Cà Mau và phát
triển kinh tế địa phương. Để du lịch phát triển trở thành thế mạnh của khu Ramsar
Mũi Cà Mau đòi hỏi phải có những nghiên cứu phát triển du lịch cho khu Ramsar
này. Vì vậy,tôi chọn đề tài “Phát triển du lịch tại khu Ramsar Mũi Cà Mau, thực
trạng và giải pháp” nhằm tìm ra được những tồn tại trong phát triển du lịch, đưa ra
được những giải pháp phát triển du lịch cho khu Ramsar nhằm đem lại hiệu quả
kinh tế - xã hội và môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững và góp phần phát
triển du lịch cho cả tỉnh Cà Mau.
2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
Mục đích
‒ Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về nghiên cứu phát triển du lịch.
‒ Phân tích các điều kiện và thực trạng phát triển du lịch tại Khu Ramsar
Mũi Cà Mau.
‒ Đưa ra các định hướng, giải pháp để phát triển du lịch tại khu Ramsar Mũi
Cà Mau, vừa đem lại hiệu quả kinh tế caovừa đảm bảo bảo tồn đa dạng sinh học và
PTBV.
Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển du lịch
tại khu Ramsarcủa một số nướcvà Việt Nam.
- Thực hiện các điều tra, khảo sát và thu thập tài liệu, thông tin phục vụ cho
các mục tiêu đề ra.
10
- Xác định những căn cứ và xây dựng những định hướng phù hợp.
- Đề xuất những giải pháp khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch
phù hợp với điều kiện của địa phương.
Giới hạn của đề tài
- Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi của các nhân tố hình thành nên du
lịch bao gồm tài nguyên du lịch và các ngành, các lĩnh vực có liên quan đến mối
quan hệ, thực trạng và đưa ra các phương hướng cho sự phát triển trong tương lai
của du lịch nhằm thu hút hơn nữa khách du lịch tới với khu Ramsar Mũi Cà Mau.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học: đề tài góp phần củng cố cơ sở lý luận và xây dựng mô
hình đảm bảo phát triển các loại hình du lịch và phát triển du lịch theo hướng bền
vững.
Về mặt thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu giúp cơ quan quản lý ngành và quản lý Khu Ramsar
Mũi Cà mau xây dựng kế hoạch phát triển du lịch của địa phương.
- Làm tư liệu cho các cơ quan quản lý hành chính các cấp, các ngành sử dụng
để lập kế hoạch tổ chức quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế
nói chung.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý
vùng đất ngập nước và tình hình khai thác và phát triển du lịch nhằm bảo tồn sự đa
dạng sinh học song song với việc phát triển kinh tế trên địa bàn của khu Ramsar
Mũi Cà Mau, trên địa bàn 4 xã bao gồm xã Đất Mũi, xã Viên An (thuộchuyện
Ngọc Hiển), xã Lâm Hải và xã Đất Mới (thuộc huyện Năm Căn),tỉnh Cà Mau.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tính đến thời điểm tác giả nghiên cứu đề tài này thì đã có rất nhiều tác giả
nghiên cứu về hệ sinh thái đất ngập nước (khu Ramsar) trên cả nước nhằm phát
triển du lịch. Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến một cách khái quát, toàn diên
11
hoặc đi sâu vào phân tích các giá trị của hệ sinh thái đất ngập nước trong vấn đề bào
vệ môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học và phát triển kinh tế trong cộng đồng
địa phương. Ở những phương diện khác nhau cũng đã có những đề tài nghiên cứu
về du lịch tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau.
Dưới đây là một số đề tài về nghiên cứu về sự phát triển du lịch, bảo vệ môi
trường được tác giả quan tâm và nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Trong diễn
đàn Bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức tại Cà
Mau năm 2013 đã có một số đề tài đề cập đến vần đề bảo tồn tài nguyên tự nhiên,
bảo tồn hệ sinh thái cùng tính đa dạng sinh học, cùng với đó là phát triển kinh tế của
cộng đồng địa phương. Một số đê tài như:
‒ Lê Anh Tuấn, Duy trì dịch vụ hệ sinh thái cho Mũi Cà Mau trong bối
cảnh biến đổi khí hậu.
‒ Phạm Hạnh Nguyên, Trương Quang Hải, Đánh giá độ nhạy cảm đa
dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau.
‒ Huỳnh Thị Mai cùng cộng sự, Nghiên cứu thí điểm xây dựng mô hình
và cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển ở Vườn quốc gia Mũi
Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
‒ Trần thị Kim Tĩnh, Huỳnh Thị Mai, Trần Ngọc Cường, Sử dụng khôn
khéo đất ngập nước tại các khu Ramsar.
‒ Trần thị Thu Hà, Lượng giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn:
nghiên cứu điểm tại tỉnh Cà Mau.
‒ Đỗ Nam Thắng, Jeff Bennett, Ước tính giá trị sử dụng trực tiếp của
các vùng đất ngập nước tại đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên cứu điển hình tại
tỉnh Cà Mau.
Hầu hết các công trình nghiên cứu trên đây đều nêu lên những vấn đề về tầm
quan trọng của vùng đất ngập nước, cách thức sử dụng tài nguyên đất ngập nước,
bảo tồn hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học và phát triển đời sống kinh tế cho cộng
đồng địa phương. Rất ít đề tài đề cập đến việc quy hoạch và phát triển du lịch cho
12
Khu Ramsar Mũi Cà Mau.Vì vậy, luận văn “Phát triển du lịch tại Khu Ramsar Mũi
Cà Mau, thực trạng và giải pháp” là đề tài cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
6. Những đóng góp khoa học của luận văn
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển các khu ddu
lịch trong các vườn quốc gia và các khu Rmasar vào nghiên cứu phát triển du lịch
tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau.
- Phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại Khu
Ramsar Mũi Cà Mau.
- Đưa ra những định hướng và giải pháp hợp lý nhằm phát triển du lịch cho
Khu Ramsar Mũi Cà Mau, phù hợp với điều kiện cụ thể, đáp ứng nhu cầu thời kỳ
hội nhập.
7. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Các quan điểm nghiên cứu
7.1.1. Quan điểm tổng hợp, hệ thống
Hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành bởi nhiều phân hệ khác nhau về
bản chất, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan điểm hệ thống giu
́
p chúng
ta nắm bắt và điều khiển được hoạt động của mỗi phân hệ nói riêng và toàn bộ hệ
thống du lịch nói chung. Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống mở phức tạp
gồm nhiều thành phần có mối liên hệ chă
̣
t chẽ với nhau. Đây là một dạng đặc biệt
của địa hệ mang tính chất hỗn hợp, có đủ các thành phần: tự nhiên, kinh tế, xã hội
và chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản.
7.1.2. Quan điểm hệ thống lãnh thổ
Phát triển du lịch ở bất kỳ cấp vùng hoặc trung tâm nào cũng phải là một
phần cấu thành không thể tách rời trong hệ thống du lịch chung của cả nước. Các hệ
thống lãnh thổ du lịch thường tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua lại nội tại
của từng phân hệ, giữa các phân hệ du lịch trong một hệ thống với nhau và các môi
trường xung quanh, giữa các hệ thống lãnh thổ du lịch cùng cấp và khác cấp, giữa
hệ thống lãnh tổ du lịch và hệ thống kinh tế- xã hội. Quan điểm hệ thống còn đặc
13
biệt có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu các hệ sinh thái đặc thù với sự phân hoá
theo lãnh thổ từ cấp quốc gia đến cấp vùng và điểm. Mặc khác, các đối tượng
nghiên cứu của sinh thái cần được xác định trên một lãnh thổ để phân tích, nghiên
cứu tìm ra những sự khác biệt và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.
7.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mọi sự việc, hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi hay phát triển theo thời
gian và phân hóa trong không gian. Nghiên cứu lịch sử trước đó để có được những
đánh giá đúng đắn hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển và có cơ sở để
đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển trong tương lai. Quan điểm này được vận
dụng trong quá trình phân tích quá trình hình thành, phát triển khu du lịch, mối quan
hệ cũng như xu hướng phát triển chung.
7.1.4. Quan điểm sinh thái phát triển bền vững
Phát triển du lịch đi đôi với môi trường là một bộ phận không thể thiếu của
chính sách sinh thái toàn vẹn. Mục tiêu của pha
́
t triê
̉
n bền vững là bảo vệ tài nguyên
và môi trường, tăng cường công tác bảo tồn và đóng góp lợi ích cho cộng đồng, bảo
đảm sự phát triển kinh tế.
Vận dụng quan điểm này, tính toàn vẹn lãnh thổ của hệ sinh thái phải được
coi trọng, trong đó các tác động của du lịch đến khả năng chịu đựng của hệ sinh thái
cần được tính đến, đảm bảo sự phát triển của du lịch trên cơ sở môi trường được
bảo tồn một cách có hiệu quả và bền vững.
7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành thu thập các số liệu, tư
liệu từ nhiều nguồn khác nhau: sách, báo, các báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao và
Du lịch, Sở Kế hoạch đầu tư, báo cáo của các khu du lịch, các Website về du lịch…
14
7.2.2. Phương pháp thực địa
Phương pháp thực địa là phương pháp truyền thống của địa lý học, được sử
dụng rộng rãi trong địa lý du lịch nhằm khảo sát, thu thập tư liệu, tài liệu thực tế
đồng thời kiểm tra trực tiếp các đối tượng nghiên cứu về sự hình thành, phát triển và
đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch. Phương pháp này giúp người nghiên cứu có
được cái nhìn thực tế về đặc trưng lãnh thổ nghiên cứu. Phương pháp này còn được
thực hiện kết hợp với phương pháp điều tra xã hội học.
7.2.3. Phương pháp phân tích hệ thống tổng hợp
Các tài liệu thống kê được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: tài liệu lưu
trữ, các báo cáo của các cơ quan quản lý, nguồn tài liệu từ ngành du lịch, các tài liệu
khác có liên quan. Sử dụng phương pháp này để tổng hợp, phân tích mối tương
quan, ảnh hưởng hai chiều của các yếu tố để tìm ra những kết quả tác động và xác
định nguyên nhân, hậu quả của các mối liên hệ tạo ra.
7.2.4. Phương pháp so sánh
Phương pháp này nhằm so sánh sự phát triển về du lịch tại các khu Ramsar
trong và ngoài nước. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch có hiệu
quả tại khu Ramsar Mũi Cà Mau.
7.2.5. Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực khoa
học về định hướng phát triển và các quyết định mang tính khả thi.
Đặc thù của của DLST là lĩnh vực nghiên cứu mới, hiện tượng mới mà
chúng ta thiếu hẳn thông tin đáng tin cậy về quá khứ và hiện tại của nó. Mặt khác,
DLST chịu ảnh hưởng của một số lớn các nhân tố chồng chéo, thậm chí một số
nhân tố trùng nhau về kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường do đó chúng ta cần
phải sử dụng phương pháp này.
8. Cấu trúc của đề tài
15
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính
của công trình này gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch
Chương II: Thực trạng phát triển du lịch tại khu Ramsar Mũi Cà Mau
Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tại khu Ramsar Mũi
Cà Mau
16
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Ngày nay, du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế
giới.Hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và ngày nay phát triển
với tốc độ rất nhanh, tuy vậy khái niệm về du lịch lại được hiểu khác nhau tại các
quốc gia khác nhau và ở các góc độ khác nhau. Năm 1925, Hiệp hội Quốc tế các tổ
chức Du lịch được thành lập tại Hà Lan, đánh dấu bước ngoặt trong việc thay đổi,
phát triển các khái niệm về Du lịch. Ban đầu, Du lịch được hiểu là việc đi lại từng
cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong một thời gian ngắn
đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Cho đến nay, người
ta cho rằng về cơ bản, tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay
ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm đều mang ý nghĩa Du lịch.
Năm 1985, I.I Pirogionic cho rằng: du lịch là một dạng hoạt động của dân cư
trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư
trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng
cao trình độ nhận thức về văn hóa - thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự
nhiên, kinh thế và văn hóa …
Với UNWTO: Du lịch theo nghĩa hành động được định nghĩa là một hoạt
động di chuyển vì mục đích giải trí, tiêu khiển và tổchức các dịch vụxung quanh
hoạt động này. Người đi Du lịch là người đi ra khỏi nơi mình cư trú một quãng
đường tối thiểu là 80 km trong khoảng thời gian 24 giờvới mục đích giải trí tiêu
khiển.
Tháng 6/2005, Tổng cục Du lịch Việt Nam ban hành luật Du lịch (có hiệu
lực từ1.1.2006) thì khẳng định: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
17
Tuy còn rất nhiều những khái niệm Du lịch khác, song bản thân tôi cho rằng
khái niệm về Du lịch của Tổng cục Du lịch du lịch Việt Nam đưa ra là ngắn gọn,
súc tích và đầy đủ nhất.
1.1.2. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nhiên liệu, năng
lượng và thông tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể
sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và phát triển của mình.
Tài nguyên được phân thành 2 loại: tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân
văn, gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội.
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm
về tài nguyên du lịch luôn gắn với khái niệm du lịch.
Trong luật du lịch Việt Nam (2005) tại chương I, điều 4, mục 4 quy định:
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tư nhiên, di tích lịch sử - văn
hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể
sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố để hình thành các khu du lịch,
điểm du lịch , tuyến du lịch, đô thị du lịch.”
1.1.3. Loại hình du lịch
Để đưa ra được định hướng và chính sách phát triển đúng đắn về du lịch, các
nhà quản lý vĩ mô về du lịch cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp du lịch cần
phân du lịch thành các loại hình du lịch khác nhau. Việc phân loại sẽ đảm bảo tính
hệ thống khi có quan điểm thống nhất về khái niệm loại hình du lịch.
Theo tác giả Trương Sỹ Quý thì loại hình du lịch có thể được định nghĩa như
sau: “Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có đặc điểm
giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc
dđược bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc chúng có cùng một cách phân
phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá nào đó.”
18
1.1.4. Phân loại loại hình du lịch
Hoạt động du lịch diễn ra rất phong phú và đa dạng nên tuỳ thuộc vào cách
phân chia mà có các loại hình du lịch khác nhau.Trong giáo trình “Kinh tế du lịch”
của Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa đã được xuất bản năm 2009 của
trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, khi phân loại các loại hình du lịch các tiêu
thức phân loại thường được sử dụng như sau:
1.1.4.1. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch. Theo tiêu
thức này, du lịch được phân thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa.
Du lịch quốc tế : là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến
của khách nằm ở lãnh thổ của quốc gia khác nhau. Ở hình thức du lịch này khách
phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở điểm đến du lịch.
Du lịch nội địa : là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của
khách nằm trong lãnh thổ của một quốc gia.
1.1.4.2. Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch. Theo tiêu
thức này, du lịch được phân thành những loại hình sau:
Du lịch chữa bệnh: ở thể loại này khách đi du lịch do nhu cầu điều trị các
bệnh tật về thể xác và tinh thần của họ.
Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: nhu cầu chính làm nảy sinh hình thức du lịch này
là sự cần thiết phải nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Đây là
loại hình du lịch có tác dụng giải trí, làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con
người ra khỏi công việc hàng ngày.
Du lịch thể thao: loại hình du lịch này được chia thành:
Du lịch thể thao chủ động: khách đi du lịch để tham giatrực tiếp vào các hoạt
động thể thao.
Du lịch thể thao bị động: khách đi du lịch đến để xem các cuộc thi đấu thể
tha quốc tế, các thế vận hội…
19
Du lịch văn hóa: là loại hình du lịch nhằm nâng cáo hiểu biết cho cá nhân về
mọi lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sống của
người dân cùng các phong tục, tập quán của đất nước du lịch.
Du lịch công vụ: là loại hình du lịch nhằm thực hiện thêm nhiệm vụ công tác
hoặc nghề nghiệp nào đó.
Du lịch thương gia: loại hình này mục đích chính của du khách là đi tìm hiểu
thị trường, nghiên cứu dự án đầu tư, ký kết hợp đồng…
Du lịch tôn giáo: loại hình này nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt
của những người theo các đạo giáo khác nhau.
Du lịch than hỏi, du lịch quê hương: là loại hình du lịch nảy sinh du nhu cầu
của những người xa quê hương đi thăm hỏi bà con họ hàng, bạn bè thân, dụ đám
cưới…
Du lịch quá cảnh: nảy sinh do nhu cầu đi qua lãnh thổ của một nước nào đó
trong thời gian ngắn để đến nước khác.
1.1.4.3. Căn cứ vào đối tượng khách du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch
được phân thành:
‒ Du lịch thanh, thiếu niên
‒ Du lịch dành cho những người cao tuổi
‒ Du lịch phụ nữ, du lịch gia đình
1.1.4.4. Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi. Theo tiêu thức này, du
lịch được phân thành:
Du lịch theo đoàn: là loại hình du lịch mà khách du lịch đi theo đoàn và
chương trình được chuẩn bị từ trước. Có thể tổ chức chuyến đi du lịch thông qua
các tổ chức du lịch hoặc tự tổ chức chuyến đi đó.
Du lịch cá nhân: du lịch cá nhân có thông qua các tổ chức du lịch: cá nhân đi
du lịch theo kế hoạch định trước của tổ chức du lịch, tổ chức công đoàn hay tổ chức
xã hội khác. Khách du lịch không phải đi cùng đoàn mà chỉ tuân theo những điều
kiện đã được thông báo và chuẩn bị trước.
20
1.1.4.5. Căn cứ vào phương tiện giao thông. Theo tiêu thức này, du lịch
được phân thành:
‒ Du lịch bằng xe đạp
‒ Du lịch bằng xe máy
‒ Du lịch bằng ô tô
‒ Du lịch bằng tàu hỏa
‒ Du lịch bằng tàu thủy
‒ Du lịch bằng máy bay
1.1.4.6. Căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng. Theo tiêu thức
này, du lịch được phân thành:
‒ Du lịch ở khách sạn (hotel)
‒ Du lịch ở khách sạn ven đường (motel)
‒ Du lịch ở lều, trại (camping)
‒ Du lịch ở làng du lịch (tourism village)
1.1.4.7. Căn cứ vào thời gian du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được
phân thành:
‒ Du lịch dài ngày
‒ Du lịch ngắn ngày (thường gọi là du lịch cuối tuần)
1.1.4.8. Căn cứ vào vị trí địc lý của nơi đến du lịch. Theo tiêu thức này,
du lịch được phân thành:
‒ Du lịch nghỉ núi
‒ Du lịch nghỉ biển, sông, hồ
‒ Du lịch thành phố
‒ Du lịch đồng quê
1.1.5. Môi trường du lịch
Môi trường được hiểu theo nghĩa rộng là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có
ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện nào đấy và cũng chịu tác động ngược
lại của vật thể đó. Môi trường chung bao gồm môi trường tự nhiên, dù bị con người
tác động ở các mức độ khác nhau nhưng vẫn phát triển theo các quy luật đặc thù
riêng, và môi trường nhân tạo được tạo ra bởi lao động và ý thức của con người từ
21
nguồn vật liệu tự nhiên nhưng khác nhiều hoặc khác hẳn các vật thể tương tự trong
thiên nhiên.
Khái niệm môi trường du lịch theo nghĩa rộng bao gồm các nhân tố về tự
nhiên, kinh tế- xã hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tổn tại và phát triển.
Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác đặc tính của
môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại góp phần làm thay
đổi các đặc tính của môi trường. Hoạt động phát triển du lịch luôn gắn liên với việc
khai thác các tiềm năng tài nguyên môi trường tự nhiên như cảnh đẹp hùng vĩ của
núi, sông, biển và các giá trị văn hóa, nhân văn. Trong nhiều trường hợp, hoạt
động du lịch tạo nên những môi trường nhân tạo như công viên vui chơi giải trí, nhà
bảo tàng, làng văn hóa . trên cơ sở của một hoặc tập hợp các đặc tính của môi
trường tự nhiên như một hang động, một quả đồi, một khúc sông, một khu rừng .
hay một đền thờ, một quần thể di tích. . .
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005) khẳng định: “Môi trường du lịch là môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch.”
1.1.6. Phát triển bền vữngvà phát triển du lịch bền vững
1.1.6.1. Phát triển bền vững
Phát triển được hiểu là quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành
khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học - kỹ thuật, văn hóa… Phát triển là
xu hướng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung và của xã hội loài người
nói riêng. Phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống về
vật chất và tinh thần của con người dựa trên phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ
sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
cộng đồng. Sự thay thế của các hình thái xã hội từ thấp lên cao đó là sự thay thế từ
xã hội công xã nguyên thủy lên chiếm hữu nô lệ lên phong kiến rồi lên xã hội tư
bản… được coi là quá trình phát triển.
Cùng với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng dân cư,
hoạt động phát triển đã và đang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, tạo nên những tác
22
động tiêu cực gây suy thoái môi trường, sinh thái. Một thực tế là tài nguyên thiên
nhiên không phải là vô hạn trên trái đất, nếu việc khai thác bừa bãi, không có kiểm
soát không những làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn gây ra hậu quả
nghiêm trọng cho môi trường, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của
loài người trong tương lai. Chính từ sự nhận thức về sự phát triển như vậy, nên khái
niệm về “phát triển bền vững” được nhiều quốc gia quan tâm.
Khái niệm bền vững ở đây được hiểu là tỷ lệ sử dụng một tài nguyên không
vượt quá tỷ lệ bổ sung tài nguyên đó. Sử dụng bền vững tồn tại khi nhu cầu về một
tài nguyên thấp hơn cung cấp mới hay nói cách khác đi sự phân phối và tiêu dùng
một tài nguyên được giữ thấp hơn sản lượng bền vững tối đa.
Cụm từ "phát triển bền vững" có nguồn gốc từ thực tiễn quản lý rừng ở Đức
vào thế kỷ XIX, nhưng khái niệm này chỉ được phổ biến rộng rãi ở thập niên 80 của
thế kỷ XX.
Năm 1980, Theo quan điểm của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới
(IUCN) cho rằng: "phát triển bền vững phải cân nhắc đến việc khai thác các nguồn
tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn
trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau”.
Năm 1987, Uỷ ban Môi trường và phát triển thế giới (WCED) do bà
Groharlem Brundtland thành lập đã công bố thuật ngữ "phát triển bền vững" trong
báo cáo "tương lai của chúng ta" như sau: “phát triển bền vững được hiểu là sự phát
triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến
những khả năng đáp ứng nhu cầu của những thế hệ mai sau”. Đây chính là khái
niệm được sử dụng rộng rãi hơn cả cho tới thời điểm hiện tại.
Tại hội nghị về Môi trường toàn cầu RIO - 92 và RIO - 92 + 5, quan niệm về
phát triển bền vững được các nhà khoa học bổ sung, theo đó “Phát triển bền vững
được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa hiệp của 3 hệ thống tương tác là
hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội”.
23
Ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia đều đề cập đến "phát triển bền vững"
trong quá trình hoạch định chính sách và quản lý phát triển kinh tế với ý muốn nhấn
mạnh phương thức và việc sử dụng có trách nhiệm các nguồn lực của sự phát triển.
Tại Việt Nam, "phát triển bền vững" đựơc đề cập đến trong chỉ thị 36/CT của
Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 25/6/1998, đó là: mục tiêu và
các quan điểm cơ bản của phát triển bền vững chủ yếu dựa vào hoạt động bảo vệ
môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên như một cấu
thành không thể tách rời của phát triển bền vững.
Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm PTBV nhưng hiện
nay tại các Hội thảo quốc tế, các nhà khoa học, các chính trị gia đều thống nhất ở
các nội dung sau: PTBV là sự phát triển hài hòa cả về 3 mặt: KT – XH - MT để đáp
ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của thế hệ hiện tại
nhưng không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát
triển KT-XH mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ trong
tương lai.
Tóm lại, để PTBV thì phải thực hiện song hành 3 mục tiêu: thứ nhất làphát
triển có hiệu quả về kinh tế; thứ 2 là phát triển hài hòa các mặt xã hội; nâng cao
mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư; thứ ba là cải thiện môi trường môi
sinh, đảm bảo phát triển lâu dài, vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Mô hình phát triển bền vững của
Ngân hàng thế Giới (World Bank)
Phát triển bền vững
Mục tiêu kinh tế
Mục tiêu xã hội
Mục tiêu môi trường
24
1.1.6.2. Phát triển du lịch bền vững
Khái niệm du lịch bền vững (Sustainable tourism) được xuất hiện vào năm
1996, trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm về du lịch mềm của những năm 90
và thật sự gây được sự chú ý rộng rãi.
Mặc dù chưa đạt đến giai đoạn chín muồi, nhưng nó cũng thể hiện được
điểm đặc trưng cơ bản của DLBV, đó là : DLBV không chỉ cổ vũ cho hoạt động du
lịch ít gây tổn hại cho môi trường mà còn thu hút và đòi hỏi sự tham gia của tất cả
các thành tố của ngành công nghiệp du lịch: các tổ hợp khách sạn toàn cầu, các tổ
chức du lịch lữ hành, các khách sạn nhỏ bé biệt lập, với mục tiêu: sử dụng tiết kiệm
và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ văn hoá và phúc lợi cộng đồng địa
phương; tạo lập sự công bằng trong nội bộ và giữa các thế hệ.
"Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một
cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên, các đặc
điểm văn hoá kèm theo (có thể là cả trong quá khứ và hiện tại) theo cách khuyến
cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham
gia chủ động về kinh tế- xã hội của cộng đồng địa phương" - (World Conservation
Union, 1996).
Cũng trong thời gian này, Hội đồng Du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC) khái
niệm: "Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng
Du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương
lai".
Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách
nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi
vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học
và các hệ đảm bảo sự sống (Hens L.1998).
Theo quan điểm của Tổng cục Du lịch Việt Nam, phát triển Du lịch phải
được định hướng và quản lí theo phương châm: kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại
và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng Du lịch; khai thác, sử dụng hợp