Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.62 KB, 124 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o






LÊ MINH TUYÊN





PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG BÌNH
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU











Hà Nội - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o





LÊ MINH TUYÊN





PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG BÌNH
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG

Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU




NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ DANH TỐN



Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dân khoa học của Phó Giáo sƣ – Tiến sỹ Lê Danh Tốn.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.


















TÓM TẮT LUẬN VĂN

Tên đề tài: Phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững
Số trang: trang
Trƣờng: Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Khoa: Kinh tế Chính trị
Thời gian: 2014/10 Bằng cấp: Thạc sỹ
Ngƣời nghiên cứu: Lê Minh Tuyên
Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Lê Danh Tốn

Quảng Bình là một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, có tài nguyên du lịch
phong phú về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, tâm linh. Đặc biệt Quảng Bình đƣợc
thiên nhiên ban tặng di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng với
nhiều kỳ tích về địa chất, địa mạo, về đa dạng sinh học, trong đó có nhiều
hang động đẹp nhất thế giới, là điều kiện cho dịch vụ, du lịch phát triển, trở
thành điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách trong nƣớc và quốc tế. Với tiềm
năng, lợi thế và quyết tâm cao, trong thời gian qua Quảng Bình đã tập trung
phát triển mạnh ngành du lịch, tạo đƣợc sự phát triển vƣợt bậc và từng bƣớc
đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Đây là lần đầu tiên ở Quảng Bình có một đề tài nghiên cứu một cách
toàn diện và tổng thể về phát triển du lịch theo hƣớng bền vững trong phạm vi
toàn tỉnh và trong giai đoạn 2014-2020. Đề tài đóng góp cụ thể:
- Hệ thống hóa một cách khái quát nhất những vấn đề lý luận và thực
tiễn để phát triển du lịch bền vững. Hoàn thiện khung lý thuyết về phát triển
du lịch bền vững: Nội dung, những tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch bền
vững ở tỉnh Quảng Bình.


- Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những ƣu điểm, thành tựu và
những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm phát triển
du lịch ở Quảng Bình trên quan điểm phát triển bền vững.
- Trên cơ sở đó, đề xuất phƣơng hƣớng nhiệm vụ và hệ thống giải pháp
mang tính đặc thù, phù hợp với điều kiện địa phƣơng để góp phần đƣa ngành
du lịch Quảng Bình phát triển nhanh, hiệu quả bền vững, trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn của tỉnh.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo, là cơ sở cho
các cơ quan chức năng của tỉnh trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển
ngành du lịch trong giai đoạn 2014-2020 và những năm tiếp theo.

MỤC LỤC


Danh mục các chữ viết tắt i
Danh mục các bảng ii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung 6
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch ở địa phương 7
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về du lịch ở tỉnh Quảng Bình 8
1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền vững 10
1.2.1 Du lịch 10
1.2.2 Phát triển bền vững 18
1.2.3. Khái niệm và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 21
1.2.4. Nội dung và tiêu chí phát triển du lịch bền vững 22
1.2.5. Các yếu tố tác động đến du lịch bền vững 25
1.2.6. Vai trò của phát triển du lịch bền vững 31

1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hƣớng bền vững của một số địa
phƣơng trong nƣớc và bài học kinh nghiệm rút ra cho Quảng Bình 34
1.3.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương 34
1.3.2. Bài học rút ra đối với phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng
Bình 41
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1. Phƣơng pháp luận 44
2.2. Phƣơng pháp tiếp cận 44
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể 45

2.3.1. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học 45
2.3.2. Phương pháp kết hợp logic với lịch sử 45
2.3.3. Phương pháp kế thừa 45
2.3.4. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu 46
2.3.5. Phương pháp thống kê, mô tả 47
2.3.6. Phương pháp phân tích và tổng hợp 47
2.3.7. Phương pháp so sánh 48
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG
BỀN VỮNG Ở TỈNH QUẢNG BÌNH 50
3.1. Điều kiện phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Quảng Bình 50
3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 50
3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 53
3.1.3. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế 56
3.1.4. Điều kiện xã hội 56
3.1.5. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội 58
3.2. Tình hình phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Quảng Bình 66
3.2.1. Về kinh tế 66
3.2.2. Doanh thu du lịch và nộp ngân sách nhà nước. 74
3.2.3. Về giải quyết các vấn đề xã hội 75
3.2.4. Bảo vệ môi trường 78

3.3. Đánh giá chung về phát triển du lịch Quảng Bình theo hƣớng bền vững 79
3.3.1. Những kết quả chủ yếu 79
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 81
CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
QUẢNG BÌNH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRONG THỜI GIAN TỚI 88
4.1. Bối cảnh mới và ảnh hƣởng của nó đến phát triển du lịch theo hƣớng
bền vững ở Quảng Bình 88

4.1.1. Bối cảnh quốc tế 88
4.1.2. Bối cảnh trong nước 88
4.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình 89
4.2.1. Quan điểm 89
4.2.2. Mục tiêu 89
4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Bình
theo hƣớng bền vững trong thời gian tới 91
4.3.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch 91
4.3.2 Hoàn thiện chính sách phát triển du lịch 93
4.3.3 Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch 96
4.3.4. Tổ chức không gian du lịch và phát triển sản phẩm du lịch 97
4.3.5. Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch 103
4.3.6. Xã hội hóa du lịch và phát triển du lịch cộng đồng 104
4.3.7. Tăng cường hợp tác, liên kết phát triển du lịch bền vững 104
4.3.8. Quan tâm bảo vệ, giữ gìn, cải thiện môi trường du lịch 105
4.3.9 Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch theo
hướng bền vững 106
KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110




i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
3
DLST
Du lịch sinh thái
4
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
5
IUCN
Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế
6
KDL
Khu du lịch
7
KT-XH
Kinh tế - Xã hội
8
Nƣớc CHXHCN

Việt Nam
Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
9
NXB
Nhà xuất bản
10
QPAN
Quốc phòng an ninh
11
Sở VH,TT và DL
Sở Văn hóa, thể thao và du lịch
12
TOUR
Chuyến du lịch
13
UBND
Ủy ban nhân dân
14
UCED
Hội đồng thế giới về môi trƣờng và phát
triển của Liên Hợp Quốc
15
UNEP
Chƣơng trình môi trƣờng Liên Hợp Quốc
16
UNESCO
Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa
của Liên Hợp Quốc
17

UNWTO
Tổ chức Du lịch thế giới
18
VH-XH
Văn hóa – Xã hội
19
WTTC
Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế
20
WTO
Tổ chức thƣơng mại thế giới

ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
Bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 3.1
Tổng số cơ sở lƣu trú.
66
2
Bảng 3.2
Đầu tƣ vào các công trình phát triển du lịch
67
3
Bảng 3.3

Đầu tƣ cho các hoạt động hỗ trợ
69
4
Bảng 3.4
Số lƣợt khách du lịch giai đoạn 2008 – 2013
71
5
Bảng 3.5
Số ngày lƣu trú của khách giai đoạn 2008 -2013
73
6
Bảng 3.6
Doanh thu du lịch và nộp ngân sách nhà nƣớc
giai đoạn 2008- 2013.
74
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hiện nay, trên thế giới du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, phát triển
với tốc độ nhanh, chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế và thu nhập
quốc dân, góp phần quan trọng vào tăng thu ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh
toán, phát triển kinh tế - xã hội. Du lịch thực sự đã trở thành ngành kinh tế
góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành kinh tế khác, cải
thiện kết cấu hạ tầng, tạo việc làm và nâng cao mức sống của nhân dân.
Vai trò của du lịch còn thể hiện ở việc tận dụng đƣợc những điều kiện,
lợi thế mà tự nhiên sẵn có, thu hút nhiều lực lƣợng lao động và hầu nhƣ
không phải sử dụng nhiều tài nguyên nhƣ những ngành sản xuất khác.
Ở phạm vi rộng hơn, du lịch đã, đang và sẽ góp phần quảng bá hình ảnh
đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam, là cầu nối quan trọng, đóng vai trò sứ giả

của hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển giữa các quốc gia, dân tộc. Phát
triển du lịch là một biện pháp hữu hiệu để “đem Việt Nam ra thế giới, mang
thế giới về Việt Nam”.
Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng
hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng
và xã hội hóa cao”, từ đó đề ra mục tiêu: “phát triển du lịch trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn”, “phát triển du lịch là một hƣớng chiến lƣợc quan
trọng trong đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”.
Quảng Bình là một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, có tài nguyên du lịch
phong phú về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, tâm linh. Đặc biệt Quảng Bình đƣợc
thiên nhiên ban tặng di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng với
nhiều kỳ tích về địa chất, địa mạo, về đa dạng sinh học, trong đó có nhiều
2

hang động đẹp nhất thế giới, là điều kiện cho dịch vụ, du lịch phát triển, trở
thành điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách trong nƣớc và quốc tế.
Với tiềm năng, lợi thế và quyết tâm cao, trong thời gian qua Quảng
Bình đã tập trung phát triển mạnh ngành du lịch, tạo đƣợc sự phát triển vƣợt
bậc và từng bƣớc đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành du lịch Quảng Bình trong thời gian
qua gặp nhiều khó khăn, bất cập và nhiều tồn tại, hạn chế. Công tác quy
hoạch và quản lý quy hoạch phát triển du lịch chƣa thể hiện tầm nhìn dài hạn.
Đầu tƣ kết cấu hạ tầng còn dàn trải, thiếu đồng bộ, thiếu các điểm nhấn, đột
phá. Hoạt động du lịch đang theo mùa vụ và phần lớn còn khai thác tự nhiên,
sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. Công tác tuyên truyền và quảng bá du lịch
còn yếu, chƣa thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ có kinh nghiệm, tiềm lực ở ngoài
nƣớc và trong nƣớc phát triển du lịch. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý,
hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên và nhân viên phục vụ và kinh doanh du lịch
còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Sự tăng trƣởng của ngành du lịch

thiếu ổn định, nhiều vấn đề xã hội và môi trƣờng phát sinh trong quá trình
phát triển du lịch ngày càng bức xúc.
Thực tiễn đòi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống
nhằm tìm ra những giải pháp phù hợp để phát triển du lịch Quảng Bình theo
hƣớng bền vững. Vì vậy đề tài: “Phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng
bền vững” đƣợc lựa chọn để thực hiện luận văn Thạc sỹ.
Đề tài phù hợp với chuyên ngành đào tạo kinh tế chính trị.
Việc thực hiện đề tài sẽ trả lời câu hỏi: Trong những năm qua Quảng Bình
đã phát triển du lịch của địa phƣơng theo hƣớng bền vững nhƣ thế nào? Những
hạn chế và nguyên nhân của chúng trong phát triển du lịch Quảng Bình trong
thời gian qua là gì? Cần có những giải pháp gì mang tính đặc thù để thúc đẩy
phát triển du lịch Quảng Bình theo hƣớng bền vững trong thời gian tới?
3

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững
trong thời gian qua ở tỉnh Quảng Bình, đề xuất hệ thống giải pháp mang tính
đặc thù để thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Bình theo hƣớng bền vững trong
thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền vững.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững
ở Quảng Bình.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu, mang tính đặc thù nhằm thúc đẩy phát
triển du lịch tỉnh Quảng Bình theo hƣớng bền vững trong bối cảnh mới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là phát triển du lịch theo hƣớng bền
vững ở tỉnh Quảng Bình

3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Về nội dung
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến việc phát triển du lịch theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
3.2.2. Về mặt không gian
Luận văn nghiên cứu phát triển du lịch bền vững trên địa bàn hành
chính của tỉnh Quảng Bình.
3.2.3. Về mặt thời gian
Luận văn nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch Quảng Bình từ năm
2008 (là năm ngành du lịch chuyển từ Sở Thƣơng mại sang Sở Văn hóa – Thể
thao và Du lịch) đến năm 2013 và các giải pháp đƣợc đề xuất cho giai đoạn
2014-2020.
4

4. Những kết quả nghiên cứu của luận văn
Đây là lần đầu tiên ở Quảng Bình có một đề tài nghiên cứu một cách
toàn diện, tổng thể về phát triển du lịch theo hƣớng bền vững trong phạm vi
toàn tỉnh và trong giai đoạn 2008 -2013, tầm nhìn đến năm 2020.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững.
Trên cơ sở đó hình thành khung phân tích về phát triển du lịch theo hƣớng
bền vững ở tỉnh Quảng Bình.
- Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành tựu và những hạn
chế, nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển du lịch ở Quảng Bình
trên quan điểm phát triển bền vững.
- Đƣa ra quan điểm, đề xuất hệ thống giải pháp mang tính đặc thù, phù
hợp với điều kiện địa phƣơng để góp phần đƣa ngành du lịch Quảng Bình
phát triển theo hƣớng bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo, là cơ sở cho
các cơ quan chức năng của tỉnh trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển
ngành du lịch trong giai đoạn 2014 – 2020 và những năm tiếp theo.

5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cơ bản về
phát triển du lịch bền vững.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh
Quảng Bình.
Chƣơng 4: Quan điểm và giải pháp phát triển du lịch Quảng Bình theo
hƣớng bền vững trong thời gian tới.

5

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Du lịch là hiện tƣợng kinh tế - xã hội tồn tại khách quan trong lịch sử
loài ngƣời và nằm trong nội tại phát triển của con ngƣời do nhu cầu tự nhiên,
khách quan về vật chất, văn hóa, tinh thần và tâm linh. Ngày nay, du lịch trở
thành một ngành quan trọng đem lại lợi ích to lớn trên nhiều lĩnh vực cho hầu
hết các quốc gia, dân tộc. Phát triển du lịch không chỉ thu hút sự quan tâm của
các nhà khoa học, nhà kinh tế mà còn cả những nhà quản lý, những ngƣời
hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiển, các doanh nghiệp, tổ chức và các cá
nhân liên quan đến hoạt động du lịch. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
khoa học, các đề tài, luận văn, bài viết về hoạt động du lịch, phát triển du lịch.
Tuy nhiên, cho đến những năm 80 của thế kỷ XX, xuất hiện khái niệm
“Phát triển bền vững”, thì khi đó cũng xuất hiện các nghiên cứu khoa học liên
quan đến các khía cạnh phát triển du lịch theo hƣớng bền vững. Và cũng từ

đó, vấn đề phát triển du lịch bền vững đƣợc nhiều quốc gia, nhà nghiên cứu
đề cập với cách tiếp cận và tổ chức thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, điểm
chung các nghiên cứu về phát triển du lịch theo hƣớng bền vững cho thấy
phát triển du lịch không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích to lớn về kinh tế lâu
dài, mà còn mang lại lợi ích về mặt chính trị, văn hóa – xã hội, ngoại giao,
quốc phòng an ninh, đảm bảo công bằng, phát triển, tiến bộ xã hội, bảo vệ
môi trƣờng sinh thái
Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát
triển du lịch và phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở Việt Nam nói chung,
cũng nhƣ ở nhiều địa phƣơng nói riêng. Đây là nguồn tài liệu quý giá và hữu
6

ích để tác giả kế thừa, học tập kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu, thực
hiện luận văn của mình.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung
- Cuốn sách “Thị trƣờng du lịch” của Nguyễn Văn Lƣu, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 1998. Tác phẩm trình bày những vấn đề khái quát, tổng quan
về thị trƣờng du lịch nhƣ: Khái niệm, đặc trƣng của thị trƣờng du lịch, phân loại
thị trƣờng du lịch, phân tích một số yếu tố cơ bản trên thị trƣờng du lịch
- Cuốn sách “Du lịch và kinh doanh du lịch” của Nguyễn Hồng Giáp,
NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội 1996. Tác phẩm đã phân tích hiện tƣợng, bản
chất, khái niệm du lịch, các nguồn lực để phát triển du lịch, các thể loại du
lịch và kinh doanh du lịch.
- Cuốn sách “Kinh tế du lịch” của Nguyễn Hồng Giá, NXB Trẻ, 2002.
Công trình này đã đƣa ra những khái niệm chung về du lịch, sản phầm du
lịch, kinh tế du lịch từ nhiều gốc độ khác nhau của nhiều học giả, nhiều nhà
nghiên cứu. Từ đó tác giả đã phân tích vị trí của ngành du lịch, các thành phần
chủ yếu cho sản phẩm du lịch và các đơn vị hoạt động du lịch theo quan điểm
của tác giả.
- Luận án Tiến sỹ: “Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển

du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn” của tác giả Nguyễn Đức
Lợi, Hà Nội, 1996. Tác giả đã tập trung phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn,
tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch Việt Nam, từ đó Luận án nêu định
hƣớng và đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam
thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Luận văn Thạc sỹ: “Phát triển du lịch Việt Nam trong nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Lê Mai
Khanh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2005. Tác giả đã nghiên
cứu tổng quan về toàn ngành du lịch Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm quốc
7

tế, khái quát những thành tựu, hạn chế và khuyết điểm của du lịch Việt Nam
thời gian qua, đánh giá khái quát tiềm năng, thế mạnh và triển vọng. Từ đó đề
xuất hệ thống các giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trong hiện tại và
tƣơng lai.
- Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2001): “Du lịch bền vững”, NXB
ĐHQGHN. Cuốn sách giới thiệu những vấn đề về mối quan hệ giữa du lịch và
môi trƣờng, khái niệm, nguyên tắc, chính sách của du lịch bền vững, du lịch bền
vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm nhƣ du lịch miền núi, du lịch ven biển…
- Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu khác.
Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu và đƣa ra quan điểm về
phát triển du lịch bền vững, bƣớc đầu xây dựng khung lý luận về phát triển du
lịch theo hƣớng bền vững ở Việt Nam đây là tài liệu quý giá giúp tác giả tiếp
cận, kế thừa về mặt lý luận và thực tiến để nghiên cứu và hoàn thành mục tiêu
của đề tài đã chọn.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch ở địa phương
- Luận văn Thạc sỹ kinh tế chính trị của Vƣơng Minh Hoài: “Phát triển
du lịch theo hƣớng bền vững ở Quảng Ninh”, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc
gia Hà Nội, Năm 2011. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển
du lịch bền vững; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hƣớng

bền vững ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2001 – 2010; đề xuất một số giải pháp
chủ yếu nhằm phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Quảng Ninh.
Hạn chế của luận văn này là chƣa là rõ về mặt lý luận nội dung của
phát triển du lịch theo hƣớng bền vững. Vì vậy sự phân tích thực trạng phát
triển du lịch ở Quảng Ninh chƣa gắn chặt với quan điểm phát triển bền vững.
- Luận văn Thạc sỹ kinh tế chính trị của Lâm Thị Hồng Loan: “Phát
triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Ninh Bình”, Đại học Quốc gia Hà
Nội, năm 2012.
8

Luận văn đã nghiên cứu về mặt lý luận, khái niệm, nguyên tắc phát triển du
lịch bền vững; các tiêu chuẩn phát triển du lịch toàn cầu. Phân tích, đánh giá thực
trạng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2000 –
2011; đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Ninh
Bình. Tuy nhiên, luận văn chƣa nghiên cứu về mặt lý luận, nội dung của phát triển
du lịch bền vững, chƣa phân tích thực trạng cơ chế chính sách của tỉnh Ninh Bình
liên quan đến phát triển du lịch của Ninh Bình theo hƣớng bền vững.
Ngoài ra còn có nhiều luận văn Thạc sỹ, đề tài nghiên cứu về phát triển
du lịch nói chung, phát triển du lịch bền vững nói riêng ở các địa phƣơng.
Nhìn chung, các luận văn Thạc sỹ, đề tài nói trên với những cách tiếp
cận theo các chuyên ngành khác nhau nhƣng đều đã hệ thống hóa những vấn
đề lý luận chung về phát triển du lịch theo hƣớng bền vững; phân tích, đánh
giá thực trạng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững tại địa bàn nghiên cứu;
đề xuất các giải pháp phát triển du lịch theo hƣớng bền vững phù hợp với điều
kiện cụ thể của từng địa phƣơng đƣợc nghiên cứu
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về du lịch ở tỉnh Quảng Bình
- Luận văn Thạc sỹ kinh tế chính trị của Nguyễn Thị Lài: “Tăng cƣờng
dự án đầu tƣ phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Quảng Bình”. Học viện Chính
trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Năm 2007.
- Luận văn đã đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển

du lịch bền vững ở Quảng Bình. Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc đầu
tƣ các chƣơng trình, dự án để phát triển du lịch bền vững ở Quảng Bình. Qua
đó đề ra một số giải pháp để tăng cƣờng đầu tƣ các dự án nhằm phát triển du
lịch bền vững ở Quảng Bình trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Luận văn chỉ tiếp cận ở mức độ là tăng cƣờng các dự án đầu
tƣ để phát triển du lịch bền vững mà chƣa đề cập đến toàn diện, tổng thể các
giải pháp để phát triển du lịch Quảng Bình thật sự theo hƣớng bền vững.
9

- Luận văn Thạc sỹ quản lý văn hóa của Lê Hùng Phi: “Quản lý di
tích danh thắng gắn với phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Bình”, Đại học
Huế, Năm 2009.
- Tác giả Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển
du lịch, mối quan hệ giữa di thắng với phát triển du lịch và mối quan hệ
giữa công tác quản lý nhà nƣớc các di thắng và phát triển du lịch, từ đó đề
ra các giải pháp để tăng cƣờng quản lý các di thắng gắn với phát triển du
lịch ở Quảng Bình.
Tuy nhiên, Luận văn đang tiếp cận ở góc độ hẹp là mối quan hệ giữa
quản lý di thắng với phát triển du lịch và mới ở góc độ phát triển du lịch,
chƣa đề cập sâu đến việc phát triển du lịch theo hƣớng bền vững.
- Luận văn Thạc sỹ lịch sử Đảng của Lê Diệu Linh: “Đảng bộ tỉnh
Quảng Bình lãnh đạo phát triển ngành kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm
2009”. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Năm 2011.
- Luận văn đã làm rõ vai trò của phát triển kinh tế du lịch trong sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của sự
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với việc phát triển ngành
kinh tế du lịch giai đoạn 2001 – 2009 và đề xuất các giải pháp để tăng cƣờng
sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và các cấp ủy Đảng đối với việc phát triển kinh tế du
lịch Quảng Bình trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Luận văn mới đề cập đến phạm vi hẹp là vai trò lãnh đạo

của tổ chức Đảng đối với ngành kinh tế du lịch, chƣa đi sâu và làm rõ toàn
diện các giải pháp để phát triển du lịch Quảng Bình theo hƣớng bền vững.
- Đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu các loại hình du lịch để
hình thành các Tour du lịch dài ngày, nội tỉnh, thúc đẩy dịch vụ - du lịch
Quảng Bình phát triển”. Cơ quan chủ trì: Trung tâm Tin học và Thông tin
Khoa học Công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình. Chủ nhiệm
đề tài: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Thái. Đồng Hới, Năm 2009.
10

- Đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ các giá trị tài nguyên du lịch ở
Quảng Bình, từ đó đề xuất hình thành các vùng, khu, điểm du lịch trọng điểm
và đề xuất xây dựng các Tour, tuyến du lịch dài ngày góp phần thúc đẩy dịch
vụ - du lịch Quảng Bình phát triển.
Đề tài chƣa làm rõ khái niệm, vai trò, nội dung, tiêu chí, thực trạng của
việc phát triển du lịch Quảng Bình theo hƣớng bền vững, từ đó chƣa nghiên
cứu, đề xuất một cách toàn diện, có hệ thống để phát triển du lịch Quảng Bình
theo hƣớng bền vững trong thời gian tới.
Ngoài ra còn một số công trình khác nghiên cứu về phát triển du lịch
Quảng Bình, nhƣng nhìn chung, các công trình nghiên cứu về du lịch ở tỉnh
Quảng Bình chƣa nhiều. Các công trình trên mới cung cấp một phần cơ sở lý luận
và thực tiễn, thực trạng của ngành du lịch, tiềm năng, thế mạnh và định hƣớng
phát triển du lịch của tỉnh trong một giai đoạn nhất định. Các công trình nghiên
cứu này đã cho thấy một cái nhìn cận cảnh về vai trò, vị trí quan trọng của kinh tế
du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
ở tỉnh Quảng Bình. Đề cập sự cấp thiết phải xây dựng một chiến lƣợc phát triển du
lịch đồng bộ theo hƣớng bền vững. Các công trình nghiên cứu này là nguồn tƣ
liệu quý giá để tác giả tham khảo, phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.
Có thể khẳng định rằng cho đến nay chƣa có một công trình nghiên cứu
chuyên biệt, hệ thống và toàn diện về phát triển du lịch Quảng Bình theo
hƣớng bền vững.

1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền vững
1.2.1 Du lịch
1.2.1.1 Khái niệm
Thuật ngữ “du lịch” trong tiếng Pháp là “Le Tour” – đƣợc hiểu là đi
một vòng và quay về nơi xuất phát. Thuật ngữ du lịch trong tiếng Việt có
nguồn gốc từ tiếng Hán là sự ghép nối giữa: “Du – đi chơi, tham quan và lịch
– ngắm nhìn, xem xét”.
11

Michael Coltman (Mỹ) cho rằng: “Du lịch là sự kết hợp và tƣơng tác
giữa 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: Du khách,
nhà cung cấp dịch vụ du lịch, cƣ dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du
lịch”. (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004, trang 18)
Các học giả Trung Quốc cho rằng: “Du lịch là một hiện tƣợng kinh tế - xã
hội nảy sinh trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, là sự tổng hòa của tất cả
các quan hệ và hiện tƣợng do việc lữ hành để thỏa mãn mục đích chủ yếu là nghỉ
ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn hóa nhƣng lƣu động chứ không định cƣ mà tạm
thời lƣu trú ” (Đồng Minh Ngọc và Vƣơng Đình Lợi, 2001, trang 12).
Điều 4, chƣơng I, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, giải thích: Du lịch
là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú
thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dƣỡng trong khoảng một thời gian nhất định. (Quốc hội nƣớc Cộng hòa
XHCN Việt Nam, 2005, trang 6).
Từ góc độ kinh tế và quản trị doanh nghiệp, Khoa du lịch và khách sạn
– Trƣờng Đại học kinh tế Quốc dân quan niệm: “Du lịch là một ngành kinh tế
bao gồm các hoạt động tổ chức, hƣớng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng
hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại,
lƣu trú ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu các nhu cầu khác của khách du
lịch”. (Lý Minh Khải, 2006, trang 20).
Tổ chức du lịch thế giới (World Tourist Organizatinon) định nghĩa:

“Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những ngƣời du hành, tạm trú,
trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục
đích nghỉ ngơi, giải trí thƣ giãn, cũng nhƣ mục đích hành nghề và những mục
đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhƣng không quá một năm, ở bên
ngoài môi trƣờng sống định cƣ, nhƣng loại trừ các du hành mà có mục đích
chính là kiếm tiền”
12

Nhƣ vậy, du lịch vừa là hoạt động xã hội, vừa là hoạt động kinh tế, du
lịch không chỉ liên quan đến khách du lịch mà còn đề cập đến các hoạt động
sản xuất - kinh doanh của các cơ sở và cá nhân phục vụ cho các nhu cầu tại
nơi mà khách đi qua và ở lại.
Từ góc độ kinh tế, du lịch là tổng hợp các mối quan hệ giữa các bên
tham gia vào hoạt động du lịch đem lại lợi ích nhất định cho từng chủ thể.
Xét một cách cụ thể hơn, du lịch là tổng thể của những mối quan hệ
kinh tế phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch và những
ngƣời kinh doanh du lịch, chính quyền nơi nhận khách du lịch và dân cƣ địa
phƣơng trong suốt quá trình thu hút và lƣu giữ khách.
Các chủ thể này tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ của họ
đối với hoạt động du lịch. Trong đó:
- Đối với khách du lịch: Du lịch mang lại cho khách một sự hài lòng vì
đƣợc hƣởng một khoảng thời gian thú vị, đƣợc cung cấp nhu cầu giải trí, nghỉ
ngơi, thăm viếng Các du khách khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau, vì
vậy họ sẽ lựa chọn các điểm, tour du lịch khác nhau với những hoạt động du
lịch khác nhau.
- Đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch: Du lịch là cơ
hội kinh doanh nhằm thu lợi nhuận thông qua việc cung cấp hàng hóa và dịch
vụ du lịch.
- Đối với chính quyền địa phƣơng: Du lịch là nhân tố thuận lợi đối với
nền kinh tế, nhất là số việc làm do du lịch tạo ra, thu nhập mà dân cƣ kiếm

đƣợc, số lƣợng ngoại tệ mà khách quốc tế mang vào, các khoản thuế thu đƣợc
từ hoạt động kinh doanh du lịch.
- Đối với dân cƣ địa phƣơng: Du lịch là cơ hội tìm việc làm, tạo thu
nhập, đồng thời họ là nhân tố hấp dẫn du khách bởi lòng hiếu khách và trình
độ văn hóa của họ. Ở các điểm du lịch giữa khách du lịch và dân cƣ địa
13

phƣơng luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau, sự tác động có thể có lợi, có thể
có hại hoặc có thể vừa có lợi, vừa có hại.
1.2.1.2 Tài nguyên du lịch
Muốn phát triển du lịch bền vững trƣớc hết cần phải có tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch cấu thành yếu tố nguồn lực của phát triển du lịch bền vững.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): Tài nguyên du lịch là cảnh quan
thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động,
sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác có thể đƣợc sử dụng để
đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm
du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
Tài nguyên du lịch hết sức phong phú và đa dạng, song về cấu trúc thì
tài nguyên du lịch có thể phân chia thành 2 hệ thống sau:
- Tài nguyên tự nhiên: bao gồm các thành phần của tự nhiên, các thể
tổng hợp tự nhiên và các hiện tƣợng đặc sắc của tự nhiên. Tài nguyên du lịch
tự nhiên bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên chứa đựng những cảnh quan đặc
sắc và đa dạng sinh thái, đa dạng sinh học, các cấu trúc vật chất vốn có của tự
nhiên, chứa đựng những yếu tố kích thích hiểu biết, sự hiếu kỳ và tâm lý
chinh phục tự nhiên của du khách. Tài nguyên thiên nhiên là tiềm năng phát
triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, thám hiểm, nghiên cứu khoa học, thể
thao, nghỉ dƣỡng
- Tài nguyên nhân văn (hay tài nguyên du lịch văn hóa): Bao gồm các
di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, làng nghề, phong tục tập quán, ẩm thực, nghệ
thuật, các công trình đƣơng đại, các sự kiện là những cái do con ngƣời tạo

nên phục vụ cho các loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng và các hoạt
động văn hóa khác
Ngoài ra, tài nguyên du lịch còn có các cơ sở giải trí, mua sắm Tài
nguyên du lịch bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành tạo nên sự hấp dẫn và lôi
14

cuốn du khách nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Chúng là nguyên
liệu cho một chuyến du lịch, là yếu tố quan trọng, điều kiện để phát triển du
lịch của một địa phƣơng, một quốc gia.
1.2.1.3 Các loại hình du lịch
- Dựa vào phƣơng pháp phân loại tổng quát và mục đích chuyến du lịch
có thể phân chia các loại hình du lịch sau:
+ Du lịch văn hóa
+ Du lịch tôn giáo, tín ngƣỡng
+ Du lịch công vụ
+ Du lịch thăm viếng
+ Du lịch thƣơng mại
+ Du lịch nghỉ ngơi, du ngoạn, tham quan:
+ Du lịch sinh thái
+ Du lịch chữa bệnh
- Dựa vào phân loại cụ thể thì có các loại hình du lịch sau:
+ Phân loại theo phƣơng tiện lƣu trú có: Du lịch ở khách sạn, du lịch ở
khu cắm trại, các làng du lịch, nhà vƣờn
+ Phân loại theo phạm vi lãnh thổ có: Du lịch nội địa và du lịch quốc tế.
+ Phân loại theo đặc điểm địa lý có: Du lịch biển, rừng núi, hang động,
thành phố, nông thôn
+ Phân loại theo nhu cầu có: Du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch
thể thao, du lịch nghỉ ngơi, chữa bệnh, du lịch công vụ, du lịch thăm viếng
+ Phân loại theo phƣơng tiện vận chuyển có: Du lịch bằng đƣờng hàng
không, du lịch bằng đƣờng bộ, du lịch đƣờng thủy, du lịch đƣờng sắt, du lịch

mô tô, du lịch ô tô
+ Phân loại theo thời gian có: Du lịch dài ngày, du lịch mùa vụ, du lịch
ngắn ngày.
15

+ Phân loại theo hình thức tổ chức có: Du lịch tổ chức, du lịch cá nhân.
+ Phân loại theo phƣơng thức ký hợp đồng có: Du lịch trọn gói và du
lịch không trọn gói.
+ Phân loại theo mục đích có: Du lịch mua sắm, du lịch văn hóa, du lịch
nghỉ dƣỡng, chữa bệnh, du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm
+ Phân loại theo thành phần khách du lịch có: Du khách thƣợng lƣu, du
khách bình dân, du khách nghiên cứu
1.2.1.4. Đặc trưng của sản phẩm du lịch
- Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản phẩm du lịch.
- Sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời. Khác với
hàng hóa thông thƣờng, việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một thời
điểm và thời gian sản xuất, do đó khách hàng phải di chuyển đến địa điểm du
lịch thay vì chuyển sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng.
- Sản phẩm du lịch là tổng hợp các yếu tố hữu hình và vô hình. Nhiều yếu
tố có thể nhìn thấy nhƣng cũng có yếu tố mà du khách chỉ có thể cảm nhận trong
quá trình tiêu dùng nhƣ: Mức độ thân thiện, mến khách, cảm giác thú vị Sản
phẩm du lịch tổng hợp có thể thỏa mãn tối đa nhất mọi nhu cầu của khách tùy
theo khả năng nhận thức, trình độ hiểu biết, khả năng tài chính, thời gian mua
sản phẩm Đó là hình ảnh hay đặc tính riêng của sản phẩm du lịch.
- Sản phẩm du lịch mang tính trừu tƣợng, không nhất định tồn tại dƣới
dạng vật thể nên du khách không thể kiểm tra chất lƣợng sản phẩm. Thành
phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ. Sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn
nhu cầu đặc biệt của du khách.
- Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm đặc thù do nhiều yếu tố sau hợp thành:
+ Các loại hình dịch vụ: Vận chuyển, lƣu trú, vui chơi giải trí, mua sắm

và các dịch vụ trung gian, bổ sung.

×