Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 115 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



NGUYỄN THỊ ĐĂNG THU


NHỮNG TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ






Hà Nội – 2014




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


NGUYỄN THỊ ĐĂNG THU



NHỮNG TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM


Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. ĐỖ THẾ TÙNG



Hà Nội – 2014







LỜI CAM ĐOAN




Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của GS. TS. Đỗ Thế Tùng. Các số liệu trong luận văn là trung
thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ
rõ ràng.


Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả


Nguyễn Thị Đăng Thu








MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt ………………………………………………… i
Danh mục hình …………………………………………………………… ii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN
THIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LÀNH MẠNH 12
1.1. Khái niệm, đặc trƣng cơ bản và các hình thức giao dịch chủ yếu của
TMĐT 12
1.1.1. Khái niệm 12
1.1.2. Những đặc trưng của Thương mại điện tử 15
1.1.3. Các hình thức giao dịch chủ yếu của TMĐT 16
1.1.4. Vai trò của Thương mại điện tử trong phát triển KT-XH 23
1.2. Những điều kiện cơ bản để phát triển Thƣơng mại điện tử lành mạnh 27
1.2.1. Nguồn nhân lực 28
1.2.2. Kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, công nghệ điện tử 28
1.2.3. Môi trường pháp lý 29

1.2.4. Sự quản lý của Nhà nước về thương mại điện tử 30
1.2.5. Các vấn đề khác phải quan tâm 31
CHƢƠNG 2: NHỮNG TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 33
2.1. Những trở ngại đối với phát triển Thƣơng mại điện tử 33
2.1.1. Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện 34
2.1.2. Dịch vụ vận chuyển và giao nhận còn yếu 37
2.1.3. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu 38
2.1.4. Hệ thống thanh toán điện tử chưa phát triển 40
2.1.5. Nhận thức của người dân về Thương mại điện tử thấp 47
2.1.6. An ninh mạng chưa đảm bảo 48



2.1.7. Môi trường xã hội và tập quán kinh doanh chưa phù hợp 52
2.2. Một số mô hình kinh doanh mang danh nghĩa TMĐT còn tiềm ẩn nhiều
rủi ro 54
2.2.1. Mô hình kinh doanh Groupon 55
2.2.2. Lợi dụng Thương mại điện tử để bán hàng đa cấp và những vụ lừa
đảo như MB24 58
2.2.3. Bán hàng giả, kém chất lượng 62
2.2.4. Rao bán bằng cấp, chứng chỉ giả trên mạng 63
2.3. Ảnh hƣởng của những trở ngại trên đối với phát triển TMĐT và phát triển
KT-XH nói chung 65
2.3.1. Thiệt hại về mặt kinh tế 65
2.3.2. Làm mất lòng tin vào TMĐT và cản trở sự phát triển TMĐT 66
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TRỞ NGẠI ĐỂ PHÁT TRIỂN
THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LÀNH MẠNH 69
3.1. Phƣơng hƣớng phát triển TMĐT của Việt Nam đến năm 2020 69
3.1.1. Mục tiêu phát triển TMĐT quốc gia đến năm 2020 69

3.1.2. Định hướng phát triển 70
3.1.3. Phương hướng triển khai 71
3.2. Nhóm giải pháp chủ yếu hỗ trợ cho TMĐT 72
3.2.1. Tuyên truyền, phổ biến và đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT 72
3.2.2. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng 75
3.2.3. Chương trình xây dựng & hoàn thiện hệ thống pháp luật cho TMĐT
78
3.2.4. Chương trình cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ TMĐT và ứng dụng
TMĐT trong mua sắm Chính phủ 81
3.2.5. Phát triển công nghệ hỗ trợ TMĐT 81
3.3. Nhóm giải pháp về đảm bảo an toàn cho các giao dịch thƣơng mại 82



3.3.1. Bảo vệ thông tin cá nhân 82
3.3.2. Quy định về chữ ký điện tử 84
3.3.3. Thừa nhận giá trị pháp lý đối với thông điệp dữ liệu trong TMĐT . 85
3.3.4. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong TMĐT 86
3.3.5. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong TMĐT 88
3.3.6. Giải quyết tranh chấp trong giao dịch mua bán hàng trực tuyến 90
3.3.7. Phòng ngừa và nghiêm trị tội phạm công nghệ cao trong TMĐT 90
3.3.8. Hợp tác quốc tế trong việc nghiêm trị tội phạm trong TMĐT 92
KẾT LUẬN 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 102


















i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
CNH
Công nghiệp hóa
2
CNTT-TT
Công nghệ thông tin truyền thông
3
B2B (Business – to – Business)
TM ĐT giữa DN và DN
4
B2G (Business – to –
Government)

TM ĐT giữa DN và Chính phủ
5
C2C (Consumer – to –
Consumer)
TM ĐT giữa các cá nhân
6
G2C (Government – to –
Consumer)
TM ĐT giữa Chính phủ và ngƣời
tiêu dùng
7
GD TMĐT
Giao dịch Thƣơng mại điện tử
8
HĐH
Hiện đại hóa
9
TMĐT
Thƣơng mại điện tử
10
APEC (Asia Pacific Economic
Cooperation)
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á
– Thái Bình Dƣơng
11
ASEAN (Association of
Southeast Asia Nations)
ASEAN (Association of
Southeast Asia Nations)
12

ATM (Automatic Teller
Machine)
Máy giao dịch tự động
13
OECD (Organization for
Economic Cooperation and
Development)
Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế
14
POS (Point of sale)
Thiết bị bán hàng
POS (Point of sale)
Thiết bị bán hàng
15
UNCITRAL (United Nations
Commission on International
Trade Law)
Ủy ban Liên hợp quốc về luật
thƣơng mại quốc tế
16
WTO (World Trade
Organization)
Tổ chức Thƣơng mại thế giới


ii

DANH MỤC HÌNH
STT

Hình
Nội dung
Trang
1
Hình 1.1
Mô hình B2B
16
2
Hình 1.2
Giao dịch theo mô hình B2C
18
3
Hình 2.1
Đánh giá các trở ngại của ứng dụng TMĐT của
doanh nghiệp năm 2010
33
4
Hình 2.2
Khung pháp lý TMĐT
35
5
Hình 2.3
Tỷ lệ cán bộ chuyên trách về TMĐT qua các
năm
39
6
Hình 2.4
Các hình thức thanh toán trong giao dịch
TMĐT
41

7
Hình 2.5
Tỷ lệ website cung cấp dịch vụ TMĐT có khả
năng thanh toán trực tuyến
46
8
Hình 2.6
Tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng các biện pháp
an toàn thông tin
51
9
Hình 2.7
Số lƣợng ngƣời bán hàng đa cấp tăng mạnh
59
10
Hình 2.8
Những trở ngại khi mua sắm trực tuyến
62
11
Hình 2.9
Quảng cáo bằng giả công khai trên mạng
64











1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong một vài thập kỷ trở lại đây, sự phát triển nhƣ vũ bão của
công nghệ thông tin, vi điện tử đã dẫn đến mở rộng mạng Internet, và tạo
điều kiện phát triển Thương mại điện tử (E. Commerce), một phƣơng
thức kinh doanh hoàn toàn mới. Thƣơng mại điện tử (TMĐT), theo nghĩa
rộng, bao gồm mọi giao dịch tài chính và thƣơng mại bằng các phƣơng
tiện điện tử. Theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ gồm các hoạt động thƣơng mại,
đƣợc thực hiện thông qua mạng Internet và các mạng viễn thông khác.
Luận văn này sử dụng thƣơng mại điện tử theo nghĩa hẹp.
TMĐT ngày càng tỏ rõ tính ƣu việt nhƣ: Ít tốn thời gian, công sức,
tiền bạc cho những giao dịch. Nó mang lại lợi ích không chỉ cho doanh
nghiệp, ngƣời sản xuất mà còn có lợi cho ngƣời tiêu dùng.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sự phát triển TMĐT ở Việt Nam
gặp khá nhiều trở ngại nhƣ : môi trƣờng pháp lý chƣa hoàn thiện, nguồn
nhân lực chƣa đáp ứng yêu cầu, dịch vụ vận chuyển và giao nhận còn yếu,
hệ thống thanh toán điện tử chƣa phát triển, nhận thức của ngƣời dân về
thƣơng mại điện tử thấp, an ninh mạng chƣa đảm bảo, môi trƣờng xã hội và
tập quán kinh doanh chƣa phù hợp. Bên cạnh đó, việc xuất hiện nhiều hành
vi lừa đảo qua mạng và tình trạng tội phạm an ninh mạng đang ngày càng
gia tăng với nhiều chiêu thức khác nhau. Mới đây nhất là vụ án lừa đảo qua
mạng của Công ty cổ phần đào tạo mua bán trực tuyến MB24 đã trở thành
một trong những rào cản cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam. Để phát
triển TMĐT lành mạnh cần phải khắc phục những trở ngại nói trên.

2
Vì vậy, “Những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử

lành mạnh ở Việt Nam” đƣợc chọn làm đề tài luận văn này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phát triển Thƣơng mại điện tử ở Việt Nam là một vấn đề đang thu
hút nhiều sự quan tâm không chỉ của các nhà hoạch định chính sách, các
nhà quản lý doanh nghiệp, Chính phủ mà của cả nhiều nhà nghiên cứu và
hoạt động thực tiễn. Đã có nhiều công trình, bài báo, sách chuyên khảo,
luận án, luận văn và đề tài khoa học viết về TMĐT. Trong đó có:
Về khía cạnh kỹ thuật
Hồ Đức Thắng, “Hạ Tầng internet trong việc phát triển Thương
mại điện tử”, Mai Anh, “Thương mại điện tử, việc triển khai ở Việt Nam
và sự tham gia của Hội tin học Việt Nam”, đƣợc đăng trong kỷ yếu tuần lễ
tin học X, Hà Nội tháng 09/2001; Lê Hoài An “Bức tranh toàn cảnh về
Thương mại điện tử thế giới 2001” trên tạp chí Internet và TMĐT số 11
tháng 12/2001. Lê Đức Minh có bài “Các khái niệm cơ bản trong Thƣơng
mại điện tử”. Cũng trong năm 2001, Ban Thƣơng mại điện tử - Bộ Thƣơng
mại có báo cáo dự án quốc gia “Kỹ thuật Thương mại điện tử”;Phòng
Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam cũng tổ chức hội thảo “Ứng dụng
và phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam”. Nhà xuất bản Khoa học kỹ
thuật, Hà Nội xuất bản cuốn “Thương mại điện tử cho doanh nghiệp” của
Trịnh Lê Nam và Nguyễn Phúc Trƣờng Sinh; Nhà xuất bản Thống kê
(2001) có “Hỏi đáp về Thương mại điện tử”. Nhìn chung những công trình
trên đã có những tiếp cận rất mới trên phƣơng diện kỹ thuật về vấn đề này.
Năm 2002 cũng xuất hiện hàng loạt những tài liệu chuyên khảo, bài
viết đƣợc đăng trên các kỷ yếu, giáo trình, tạp chí đề cập đến khía cạnh kỹ

3
thuật của TMĐT. Nguyễn Việt Hồng: “Mức độ sẵn sàng ứng dụng
Thương mại điện tử ở các nước” trên tạp chí Internet và Thƣơng mại điện
tử số 09 tháng 12/2002; Nhà xuất bản Bƣu điện Hà Nội cho xuất bản
cuốn “Giao dịch thương mại điện tử - một số vấn đề cơ bản” của nhóm

tác giả Nguyễn Văn Minh – Trần Hoài Nam; Xuân Hiền với “Hệ thống
thanh toán điện tử” đăng trên Internet và Thƣơng mại điện tử các số 20,
21, 22 và 23 năm 2002; Nhà xuất bản Thế giới cũng cho ra đời cuốn “Bí
quyết Thương mại điện tử hướng dẫn xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ”; Luận văn thạc sĩ Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng “Cơ sở pháp lý
của Thương mại điện tử - Thực trạng và khả năng thực hiện ở Việt Nam”
của Hoàng Mai Hạnh.
Trong các năm 2003, 2004 Vụ Thƣơng mại – Bộ Thƣơng mại
cũng đƣa ra báo cáo (2003) “Hiện trạng ứng dụng Thương mại điện tử ở
Việt Nam” và “Kiến nghị về thực trạng ứng dụng thương mại điện tử ở một
số tổ chức, đơn vị”. Đặc biệt trong hai năm này có khá nhiều luận văn
nghiên cứu Thƣơng mại điện tử dƣới khía cạnh kỹ thuật nhƣ: Trƣờng Đại
học Kinh tế Quốc dân có hai luận văn thạc sĩ: Vũ Thị Minh Hiền với
“Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp thủ công
mỹ nghệ ở Hà Nội” và “Những giải pháp Marketting nhằm phát triển
quảng cáo trên mạng trong hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam” của
Nguyễn Đình Toàn. “Kinh doanh điê
̣
n tư
̉
va
̀
thương ma
̣
i điê
̣
n tư
̉
” ,
Zorayda Ruth Andam, Tháng 5/2003, Nhóm công tác e-ASEAN UNDP-

APDIP, sinh viên luật năm thứ 5 tại trƣờng đại học Philippin. Tiếp đó là
“Phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới” của
Nguyễn Văn Thụ - Học viện Chính trị quốc Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
2004. Luận văn nghiên cứu các vấn đề hiện trạng và xu hƣớng phát triển
của các hình thức giao dịch TMĐT trên thế giới (B2B & B2C), hiện trạng

4
TMĐT tại Việt Nam và đƣa ra một số giải pháp phát triển TMĐT giúp Việt
Nam nhanh chóng hội nhập với TMĐT trên thế giới. Luận văn thạc sĩ “Tìm
hiểu về kỹ thuật đàm phán quốc tế trong Thương mại điện tử và khả năng
áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam” của Đỗ Thị Hạnh Dung, Trƣờng
Đại học Ngoại thƣơng (2006); Lê Hà Vũ “Xây dựng khung pháp luật nhằm
phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam”, luận văn thạc sĩ Khoa Luật –
Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội (2006).
Về tình hình phát triển Thương mại điện tử
Năm 2001, xuất hiện nhiều bài báo, tài liệu chuyên khảo nghiên cứu
về tình hình phát triển TMĐT, có thể kể tới: TS. Lê Danh Vĩnh “Tình hình
triển khai chương trình quốc gia về thương mại điện tử” đƣợc đăng trong
kỷ yếu tuần lễ tin học X, Hà Nội tháng 09/2001”; Lê Hoài An “Bức tranh
toàn cảnh về Thương mại điện tử thế giới 2001” trên tạp chí Internet và
TMĐT số 11 tháng 12/2001; Phan Minh Hoa “Thương mại điện tử Việt
nam – Bây giờ hoặc không bao giờ” Thị trƣờng Tài chính tiền tệ số 17
tháng 09/2001; Trƣơng Minh Hoàng “Báo cáo của Liên hiệp quốc về
Thương mại điện tử” trên tạp chí Internet và TMĐT số 8 tháng 12/2001.
Cũng trong năm này, Bộ Thƣơng mại đã công bố “Dự thảo đề án phát
triển Thương mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005”.
Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng có hai luận văn thạc sĩ là: “Giao dịch
Thương mại điện tử trong hoạt động ngoại thương Việt Nam – Thực trạng
và giải pháp” của Lê Hữu Cƣờng (2003) và “Thương mại điện tử ở các
nước đang phát triển và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” của

Nguyễn Ngọc Lân (2004); Th.S Nguyễn Văn Thảo (Phó tổng thƣ ký
Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, Trƣởng ban quản lý sàn
giao dịch TMĐT) có bài viết “Thực trạng và định hướng phát triển Thương
mại điện tử ở Việt Nam” đƣợc đăng trên tạp chí Thƣơng mại số 06/2004, đã

5
xác định những cơ hội, thuận lợi và thách thức cho quá trình phát triển
TMĐT ở Việt Nam, bằng việc tổng kết kinh nghiệm phát triển TMĐT của
các nƣớc trên thế giới, ông đã đƣa ra những kiến giải nhằm tạo điều kiện
cho TMĐT phát triển ở nƣớc ta nhƣ: cần hình thành một hệ thống các
nguyên tắc chỉ đạo và quan điểm thiết lập kết cấu hạ tầng công nghệ, kết
hợp với xây dựng một chƣơng trình tổng thể về TMĐT để từng bƣớc triển
khai một cách đồng bộ và có hệ thống.
Cùng năm 2004, Tạp chí Thƣơng mại số 14 có bài “Tạo lập đồng
bộ các yếu tố thị trường mua bán theo phương thức thương mại điện tử ở
Việt Nam” của Đinh Thị Nga, cũng đƣa ra một số giải pháp tạo điều kiện
phát triển Thƣơng mại điện tử trong những năm tiếp đó nhƣ: Nâng cao
nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ cho doanh nghiệp triển khai
TMĐT, phát triển hạ tầng công nghệ, phát triển kết cấu hạ tầng thanh toán
điện tử Trên tạp chí Internet và TMĐT 06/2004 cũng có bài “Các
nguyên tắc chỉ đạo về Thương mại điện tử ở các nước ASEAN”.
Năm 2005 cũng xuất hiện hàng loạt các bài viết: Lan Anh trong
mục Vấn đề quan tâm đã tổng kết tình hình ứng dụng TMĐT ở các doanh
nghiệp qua các năm 2003 và 2004, đƣa ra những yêu cầu về mặt pháp lý
nhằm cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp phát triển loại hình thƣơng
mại mới này qua bài “Cởi trói cho Thương mại điện tử” đƣợc đăng trên tạp
chí Thƣơng mại số 18/2005; bài “Những gã khổng lồ trong Thương mại
điện tử nhắm đến Trung Quốc” của Cao Anh Đức trên tạp chí Thƣơng mại
số 11/2005, với những dẫn chứng xác thực về thị trƣờng TMĐT, đã nhấn
mạnh TMĐT Trung Quốc ngày càng có sức hút lớn đối với những ông

trùm về TMĐT trên thế giới.
Cũng trong năm này, luận văn thạc sĩ Trƣờng Đại học Ngoại
thƣơng Hà Nội “Mô hình phát triển Thương mại điện tử ở một số nước

6
Châu Á và một số giải pháp cho mô hình phát triển thương mại điện tử ở
Việt Nam” của Phạm Trung Đà đã đƣa ra một số giải pháp nhằm phát
triển TMĐT nƣớc ta sau khi tổng kết kinh nghiệm mô hình của một số
nƣớc trong khu vực Châu Á. Tới năm 2006, luận văn thạc sĩ của Phạm Văn
Vũ “Giải pháp đẩy mạnh thương mại điện tử trong doanh nghiệp xuất khẩu
tại Việt Nam” tại Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng một lần nữa lại đề cập tới
vấn đề nêu trên.
Nguyê
̃
n Ba
́
Thƣơng (2008), “Phát triển thương mại điện tử trong
các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Trƣờng Đại
học Ngoại thƣơng.
Nguyễn Thị Hương (2011), Phát triển Thương mại điện tử ở Việt
Nam trong nền kinh tế thị trường, Luận văn thạc sĩ Trƣờng Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Gần đây nhất là một loạt các bài viết đăng trong kỷ yếu hội thảo
“Thương mại điện tử trong quá trình hội nhập và phát triển” do Ủy ban
Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, Cục Thƣơng mại – Bộ Công thƣơng
và Hiệp hội Thƣơng mại điện tử Việt Nam tổ chức tại Hà Nội tháng
12/2011 nhƣ: PGS. TS. Lê Danh Vĩnh “Thương mại điện tử trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế”; GS. TS. Đỗ Thế Tùng “Những giải pháp
chủ yếu đẩy mạnh sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam”; Trịnh
Minh Anh “Thương mại điện tử trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở

Việt Nam”. TS. Nguyễn Văn Thoan “Phân tích tình hình phát triển
Thương mại điện tử tại Hoa Kỳ, EU và một số định hướng phát triển
Thương mại điện tử tại Việt Nam.
Ngày 29/3/2012 tại Phim trƣờng Đài Truyền hình Bình Dƣơng, đã
diễn ra cuộc tọa đàm về chủ đề “Lợi ích của Thương mại điện tử trong giao
thương hiện đại” trong chƣơng trình “ Hội nhập kinh tế thế giới”.

7
Đặc biệt, “Báo cáo Thương mại điện tử” của Bộ Công thƣơng từ
năm 2003 đến năm 2013” và “Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử năm
2012”, “Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử 2013” của Bộ Công thƣơng đã
phản ánh khá đầy đủ những bƣớc tiến của TMĐT Việt Nam so với các năm
trƣớc đó. Dựa trên kết quả điều tra, nghiên cứu, đánh giá chính sách về
TMĐT trong các doanh nghiệp trên toàn quốc, báo cáo Thƣơng mại điện tử
của từng năm đã đƣa ra một cái nhìn toàn cảnh về môi trƣờng vĩ mô cho
TMĐT cũng nhƣ tình hình ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp. Báo cáo
đƣa ra những cơ hội và thách thức trong bối cảnh Việt Nam là thành viên
của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO, những kết quả sau khi triển khai
luật giao dịch điện tử, sự phát triển vƣợt bậc của hạ tầng thanh toán và các
mô hình ứng dụng TMĐT điển hình trong cộng đồng doanh nghiệp.
Về mặt pháp lý
- Chỉ thị số 58 – CT/TW ngày 17/10/2000 của Ban chấp hành Trung
ƣơng Đảng về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT đƣợc xem là văn
kiện quan trọng nhất phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH ở nƣớc ta.
- Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/09/2005 của Thủ tƣớng
Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn
2006 – 2010.
- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ về
giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định gồm 11 chƣơng và
73 điều; Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007/NĐ-CP về giao

dịch điện tử trong hoạt động tài chính gồm 5 chƣơng 22 điều; Nghị định số
35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động
ngân hàng gồm 5 chƣơng 30 điều; Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày
10/04/2007 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực

8
CNTT gồm 5 chƣơng 36 điều; Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng
CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc gồm 5 chƣơng 56 điều.
- Thông tƣ 09/2008 TT-BCT ngày 21/07/2008 của Bộ Công thƣơng
hƣớng dẫn Nghị định TMĐT về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng
trên Website TMĐT gồm 5 phần.
- Quyết định số 48/2009 QĐ-TTg ngày 31/03/2009 của Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ
quan Nhà nƣớc giai đoạn 2009 – 2010; Quyết định số 50/2009/QĐ-TTg
ngày 03/04/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành “Quy chế
quản lý Chƣơng trình phát triển công nghiệp phần mềm và Chƣơng trình
phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam”; Quyết định số 698/QĐ-TTg
ngày 01/06/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch
tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hƣớng đến
năm 2020.
Nhìn chung, Đảng và Chính phủ ta đã sớm thấy đƣợc vai trò quan
trọng của CNTT và TMĐT đối với quá trình phát triển đất nƣớc. Tuy
nhiên, hệ thống các văn bản pháp lý trong lĩnh vực này còn chƣa đồng bộ
và thiếu tính chặt chẽ.
Về vấn đề khó khăn, bất cập trong phát triển TMĐT
Lan Anh “Phát triển Thương mại điện tử tại Việt Nam – Rào cản
từ chính doanh nghiệp” Thời báo kinh tế Sài Gòn số 28 tháng 7/2001; Đào
Trọng Nghĩa (2002), “Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với
Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Trƣờng Đại học Quốc Gia Hà Nội – Khoa
Kinh tế .

Hai bài “Thương mại điện tử - Cơ hội và rủi ro” và “Để Thương
mại điện tử thành hiện thực” trên Tạp chí Thƣơng mại số 18/2005 đã chỉ
một thách thức lớn đối với sự phát triển TMĐT ở Việt Nam. Đó là tình

9
trạng thiếu nhân lực và hiện tƣợng các doanh nghiệp, cá nhân tạo lập
website tràn lan, sử dụng không có hiệu quả đã gây lãng phí lớn.
Vũ Anh Tuấn (2008), “Bảo mật và àn toàn thông tin trong Thương
mại điện tử”, Luận văn thạc sĩ Trƣờng Đại học Thái Nguyên.
Th.s. Nguyễn Thị Hương “Những cản trở của thương mại điện tử ở
Việt Nam hiện nay và giải pháp”đăng trong kỷ yếu hội thảo “Thương mại
điện tử trong quá trình hội nhập và phát triển”(2011).
Gần đây nhất là một loạt bài đăng trong Kỷ yếu hội thảo “Phát triển
Thương mại điện tử trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế” đƣợc tổ chức tại
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 11/2012: Nguyễn Ngọc Sơn “Những hạn
chế và rào cản trong quá trình ứng dụng Thương mại điện tử của các
doanh nghiệp Việt Nam”; Triệu Việt Cƣờng “Vấn đề an toàn trong thanh
toán điện tử tại Việt Nam”.
Nhƣ vậy, phát triển TMĐT là một đề tài thu hút đƣợc sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình nêu trên chủ yếu tập
trung vào nghiên cứu lý luận về TMĐT hoặc một vài khía cạnh kỹ thuật về
phát triển TMĐT, còn ít đề cập một cách toàn diện đến những trở ngại
trong phát triển TMĐT và đề xuất giải pháp khả thi để khắc phục. Mặt
khác, trong giai đoạn hiện nay, tình hình tội phạm công nghệ cao lợi dụng
TMĐT để kiếm lợi cá nhân gây thiệt hại lớn cho xã hội đang là một vấn đề
bức xúc trên báo đài và các trang báo mạng. Do đó, việc đi vào nghiên cứu
những trở ngại trong phát triển TMĐT trở nên rất cấp thiết.
Luận văn này thừa kế những kết quả đã đƣợc công bố ở trên nhƣng
không đi sâu vào lý luận hay các nghiệp vụ trong TMĐT mà chủ yếu phát
hiện những trở ngại đối với sự phát triển TMĐT ở nƣớc ta hiện nay để từ

đó tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.


10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Luận văn phân tích những trở ngại đối với sự phát triển TMĐT ở
nƣớc ta thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu để khắc phục.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, kế thừa lý luận về TMĐT, làm rõ những điều kiện cần
thiết để phát triển TMĐT lành mạnh.
Thứ hai, phân tích những trở ngại đối với phát triển TMĐT ở Việt
Nam thời gian qua.
Thứ ba, đề xuất giải pháp khắc phục những trở ngại đó.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những trở
ngại đối với phát triển TMĐT.
* Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu những trở ngại đối với phát
triển TMĐT ở Việt Nam.
+ Về thời gian: Từ năm 2000 đặc biệt là trong những năm (2005 –
2012).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của khoa học Kinh
tế chính trị, đặc biệt coi trọng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, kết hợp
logic với lịch sử, phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, khái quát hóa và hệ
thống hóa tài liệu.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã phân tích rõ những hạn chế gây trở ngại cho phát triển
TMĐT ở Việt Nam, nhƣ môi trƣờng pháp lý chƣa hoàn thiện; dịch vụ vận

chuyển và giao nhận còn yếu; nguồn nhân lực chƣa đáp ứng yêu cầu phát

11
triển TMĐT; hệ thống thanh toán điện tử chƣa phát triển; nhận thức của
ngƣời dân về TMĐT còn thấp; an ninh mạng chƣa đảm bảo; môi trƣờng xã
hội và tập quán kinh doanh chƣa phù hợp. Có những mô hình kinh doanh
mang danh nghĩa TMĐT tiềm ẩn nhiều rủi ro; hay lừa đảo; bán hàng giả,
hàng kém chất lƣợng gây thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng và làm mất lòng
tin của họ vào TMĐT. Từ đó, luận văn đã đề xuất những giải pháp để khắc
phục những hạn chế nêu trên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn đƣợc trình bày trong ba chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1:Thƣơng mại điện tử và những điều kiện cần thiết để phát triển
Thƣơng mại điện tử lành mạnh
Chƣơng 2: Những trở ngại đối với phát triển Thƣơng mại điện tử ở Việt
Nam thời gian qua
Chƣơng 3: Giải pháp khắc phục trở ngại để phát triển Thƣơng mại điện tử
lành mạnh.












12
CHƢƠNG 1: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN
THIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LÀNH MẠNH
1.1. Khái niệm, đặc trƣng cơ bản và các hình thức giao dịch chủ yếu của
TMĐT
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm TMĐT
Có nhiều khái niệm về “Thƣơng mại điện tử” (TMĐT), nhƣng hiểu một
cách tổng quát, TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động
thƣơng mại truyền thống thông qua các phƣơng tiện điện tử mới, các hoạt
động thƣơng mại đƣợc thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi
phí và mở rộng không gian kinh doanh.
Định nghĩa đƣợc đƣa ra trong Luật mẫu về TMĐT của Ủy ban Liên
hợp quốc UNCITRAL : Thuật ngữ Thƣơng mại cần đƣợc diễn đạt theo nghĩa
rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thƣơng
mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thƣơng mại bao
gồm các giao dịch sau đây: Bất cứ giao dịch thƣơng mại nào về cung cấp hoặc
trao đổi hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thƣơng
mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tƣ vấn; kỹ
thuật công trình; đầu tƣ; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác
hoặc tô nhƣợng; liên doanh các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh
doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đƣờng biển, đƣờng không,
đƣờng sắt hoặc đƣờng bộ.
Định nghĩa của Liên minh Châu Âu: Thƣơng mại điện tử bao gồm các
giao dịch thƣơng mại thông qua các mạng viễn thông và sử dụng các phƣơng
tiện điện tử. Nó bao gồm TMĐT gián tiếp (trao đổi hàng hóa hữu hình) và
TMĐT trực tiếp (Trao đổi hàng hóa vô hình).

13
Định nghĩa của WTO: TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán

hàng và phân phối sản phẩm đƣợc mua bán và thanh toán trên mạng Internet,
nhƣng đƣợc giao nhận một cách hữu hình hoặc giao nhận qua Internet dƣới
dạng số hóa.
Định nghĩa của OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới):
TMĐT là việc kinh doanh thông qua mạng Internet, bán những hàng hóa và
dịch vụ có thể đƣợc phân phối thông qua mạng hoặc không thông qua mạng.
Nhƣ vậy, hiểu một cách tổng quát theo nghĩa rộng: TMĐT là việc ứng
dụng các thành tựu của CNTT và truyền thông vào các hoạt động quản lý và
kinh doanh thƣơng mại (hay là việc tiến hành các giao dịch thƣơng mại thông
qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các phƣơng tiện điện tử khác).
Theo nghĩa hẹp, TMĐT là việc mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua các
phƣơng tiện điện tử và các mạng viễn thông. Luận văn này sử dụng khái niệm
TMĐT theo nghĩa hẹp.
Các phƣơng tiện kỹ thuật của TMĐT bao gồm: điện thoại, máy điện
báo (Telex) và máy fax, truyền hình, thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử,
mạng nội bộ và liên mạng nội bộ, internet. Các hình thái hoạt động của
TMĐT gồm thƣ điện tử (Electronic mail, gọi tắt là Email), thanh toán điện tử,
trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange – EDI); giao gửi số hóa
các dung liệu (content), dung liệu là các hàng hóa và cái con ngƣời ta cần đến
là các nội dung của nó (hay nói cách khác chính nội dung là hàng hóa) chứ
không phải bản thân vật mang nội dung, ví dụ nhƣ tin tức, sách báo, nhạc,
phim, các ý kiến tƣ vấn, vé máy bay, vé xem phim, xem hát, các chƣơng trình
bán lẻ, hàng hóa hữu hình, tức là ngƣời bán xây dựng các “cửa hàng ảo” trên
mạng, ngƣời mua sử dụng mạng internet/web tìm trang web của cửa hàng
xem hàng hóa hiển thị trên màn hình, xác nhận mua, trả tiền bằng hình thức
thanh toán điện tử sau đó cửa hàng giao hàng tới tận nhà.

14
Giao dịch TMĐT (Electronic commerce transaction) bao gồm 4 kiểu:
giữa Ngƣời với Ngƣời: qua điện thoại, máy fax và email; Ngƣời với Máy tính

điện tử: một cách tực tiếp hoặc qua các mẫu biểu điện tử (Electronic Form) và
qua mạng internet; máy tính điện tử với máy tính điện tử: qua trao đổi EDI,
thẻ thông minh (smart card), các dữ liệu mà gọi là dữ liệu mã vạch; máy tính
điện tử với ngƣời: qua thƣ tín do máy tự động sinh ra, máy fax và thƣ điện tử.
Ở Việt Nam, TMĐT là thuật ngữ mới xuất hiện trong những năm gần
đây và cũng chƣa có văn bản pháp lý chính thức đƣa ra định nghĩa chính xác
về TMĐT. Phần lớn đều cho TMĐT là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ
thông qua các phƣơng tiện điện tử và các mạng viễn thông, chủ yếu là máy
tính và internet. Tuy nhiên, căn cứ vào định nghĩa đã có trên thế giới và Việt
Nam, xét thực tế và tƣơng lai phát triển của TMĐT theo hƣớng “thƣơng mại”
theo nghĩa rộng (tức là thƣơng mại hiện đại) còn “điện tử” theo nghĩa hẹp. Có
nghĩa là “TMĐT là mọi hoạt động thƣơng mại đƣợc thực hiện thông qua
mạng Internet và các mạng viễn thông khác”. Luận văn cũng dùng khái niệm
này để nghiên cứu.
1.1.1.2. Khái niệm và tiêu chí đánh giá TMĐT lành mạnh
Khái niệm Thƣơng mại điện tử lành mạnh (tác giả đƣa ra) là việc các
doanh nghiệp thực hiện mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua các phƣơng tiện
điện tử và các mạng viễn thông tuân thủ và cạnh tranh theo đúng Hiến pháp
và pháp luật.
Hệ thống tiêu chí đánh giá TMĐT lành mạnh đƣợc đƣa ra dựa trên
những yếu tố nhƣ sau:
Thứ nhất, các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT cần phải tạo lập sự tin
tƣởng của khách hàng thông qua chính sách bảo vệ thông tin cá nhân. Đồng
thời phải tuân thủ nghiêm ngặt mọi cam kết đã đƣa ra đối với khách hàng.
Đảm bảo mọi giao dịch đều diễn ra thành công.

15
Thứ hai, các sản phẩm mà doanh nghiệp đƣa ra phải đảm bảo uy tín,
chất lƣợng. Quy trình giao nhận đơn giản, rõ ràng và đúng hẹn.
Thứ ba, thể hiện sự công bằng trong chính sách giải quyết khiếu nại.

Đƣa ra chế tài xử phạt rõ ràng, nghiêm minh, đủ sức răn đe đối với những
hành vi vi phạm.
1.1.2. Những đặc trưng của Thương mại điện tử
So với các hoạt động thƣơng mại truyền thống TMĐT có một số điểm
khác biệt cơ bản sau:
1.1.2.1. Không cần tiếp xúc trực tiếp trong giao dịch thương mại
Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với
nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trƣớc.
Trong Thƣơng mại truyền thống, các bên thƣờng gặp nhau trực tiếp để
tiến hành giao dịch, chủ yếu là chuyển tiền, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo
cáo. Các phƣơng tiện viễn thông nhƣ fax, telex, … chỉ đƣợc sử dụng để trao
đổi số liệu kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng các phƣơng tiện điện tử trong
thƣơng mại truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa
hai đối tác của cùng một giao dịch.
TMĐT cho phép mọi ngƣời từ nhiều vùng miền khác nhau có cơ hội
ngang nhau tham gia vào thị trƣờng giao dịch toàn cầu mà không đòi hỏi phải
có mối liên hệ từ trƣớc. Các giao dịch cũng đƣợc thực hiện một cách nhanh
chóng và linh hoạt hơn so với giao dịch thƣơng mại truyền thống.
1.1.2.2. Được thực hiện trong một thị trường thống nhất toàn cầu
Các giao dịch thƣơng mại truyền thống đƣợc thực hiện với sự tồn tại
của khái niệm biên giới quốc gia, còn thƣơng mại điện tử đƣợc thực hiện
trong một thị trƣờng không có biên giới. TMĐT trực tiếp tác động tới môi
trƣờng cạnh tranh toàn cầu. Với TMĐT thì bất kỳ một doanh nghiệp nào dù

16
mới thành lập cũng có thể tham gia giao dịch trong một thị trƣờng rộng lớn,
xuyên quốc gia mà không cần thiết phải bƣớc ra khỏi nhà.
1.1.2.3. Số lượng chủ thể giao dịch tối thiểu là 3 bên
Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất 3 chủ
thể; ngoài ngƣời bán và ngƣời mua còn có bên thứ ba là ngƣời cung cấp dịch

vụ mạng và cơ quan chứng thực. Ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao
dịch giống nhƣ giao dịch thƣơng mại truyền thống, trong giao dịch TMĐT đã
xuất hiện một bên thứ ba đóng vai trò là những ngƣời tạo môi trƣờng cho các
giao dịch TMĐT. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có
nhiệm vụ chuyển đi, lƣu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch
thƣơng mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin
trong giao dịch thƣơng mại điện tử.
1.1.2.4. Mạng thông tin đóng vai trò quyết định trong hoạt động TMĐT
Đối với thƣơng mại truyền thống mạng lƣới thông tin chỉ là phƣơng
tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lƣới thông tin là thị
trƣờng, đóng vai trò quyết định tới thành bại của hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Thông qua TMĐT, nhiều loại hình kinh doanh mới đƣợc hình thành. Ví
dụ các siêu thị ảo, các trang web cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy
tính… ngày càng phát triển nhanh chóng khiến nhiều doanh nghiệp, cửa hàng
ngày nay đua nhau đƣa thông tin lên mạng nhằm khai thác mảng thị trƣờng vô
cùng rộng lớn này.
1.1.3. Các hình thức giao dịch chủ yếu của TMĐT
Ngƣời ta thƣờng phân chia các hình thức giao dịch của TMĐT theo đối
tƣợng tham gia, cụ thể hơn là các hình thức giao dịch giữa các chủ thể của
TMĐT là: Doanh nghiệp (B – Business), ngƣời tiêu dùng (C - Consumer) và

17
chính phủ (G - Government). Dựa vào chủ thể của TMĐT, có thể phân chia
TMĐT ra các loại hình phổ biến nhƣ sau:
Giao dịch giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B): TMĐT B2B
đƣợc định nghĩa đơn giản là TMĐT giữa các công ty với nhau hay là loại hình
giao dịch qua các phƣơng tiện điện tử giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
đƣợc thực hiện trên các sàn giao dịch điện tử. Cụ thể, sau khi đăng kí trên các
sàn giao dịch B2B, các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng,

đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua hệ thống này.

Hình 1.1: Mô hình B2B
Nguồn: Thư viện Học liệu Mở Việt Nam ()
Đây là mô hình chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số TMĐT của một quốc
gia, cũng là mô hình chiếm tỷ trọng chủ yếu trong doanh thu TMĐT toàn cầu.
Doanh số TMĐT B2B chiếm 92% - 95% doanh thu TMĐT toàn cầu trong 3
năm 2003-2005. Điển hình nhất và cũng là biểu hiện của mức độ phát triển
cao nhất của mô hình TMĐT B2B phải kể đến là website www.alibaba.com.
Trang Web hiện có hơn 4.830.000 thành viên đăng kí đến từ 240 nƣớc khác
nhau và là một trong những sàn giao dịch thƣơng mại Thế giới lớn nhất cung
cấp các dịch vụ Marketing trên mạng hàng đầu cho những nhà xuất khẩu và
nhập khẩu.
Mô hình TMĐT B2B ở Việt Nam thƣờng ít xuất hiện và còn gặp nhiều
khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tƣ. Có thể kể đến một vài

×