Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Xây dựng quy trình sản xuất mẫu ngoại kiểm đánh giá chất lượng phòng thí nghiệm huyết thanh học HIV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 83 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI




Hoàng Thị Thanh Hà




XÂY DỰNG QUY TRÌNH
SẢN XUẤT MẪU NGOẠI KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
PHÒNG THÍ NGHIỆM HUYẾT THANH HỌC HIV



Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60 420114



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM HỒNG THẮNG
TS. HOÀNG THỊ MỸ NHUNG






Hà nội - Năm 2014




LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Hồng Thắng
và TS. Hoàng Thị Mỹ Nhung, những người đã luôn tận tình hướng dẫn, nâng đỡ
và truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm và luôn đồng hành cùng tôi suốt quá
trình học tập. Thầy và Cô đã luôn tận tâ ý, sửa chữa, và động viên
tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ths. Bùi Thị Vân Khánh, người bạn đã luôn nhiệt
tình giúp đỡ, động viên tôi trong những lúc khó khăn để tôi có thể vững tâm hoàn
thành khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô và cán bộ trong khoa
Sinh học, đặc biệt các Thầy, Cô bộ môn Sinh học tế bào đã luôn tận tình dạy dỗ,
truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên ngành và những kinh nghiệm quý giá.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc và lãnh đạo Khoa
HIV/AIDS,Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã giúp đã và luôn tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi tham gia khóa học và triển khai thực hiện nghiên cứu tại Viện.

Xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp trong khoa, đặc biệt các bạn đồng nghiệp tại
Phòng thí nghiệm huyết thanh học HIV đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời
gian thực hiện nghiên cứu không kể ngày đêm.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, đến Bố Mẹ hai bên
cùng chồng và các con, những người thân yêu trong gia đình. Gia đình luôn là
điểm tựa và là nguồn động viên không thể thiếu đối với tôi trong suốt cuộc đời này.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự ủng hộ về tài chính từ dự án
“Nâng cao năng lực giám sát và xét nghiệm HIV tại Việt Nam, giai đoạn 2010-
2015” do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ tài trợ.
Hà nội, ngày 4 tháng 12 năm 2014




Hoàng Thị Thanh Hà




i
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH v
BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1- TỔNG QUAN 3
1.1 THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS 3
1.1.1 Cấu trúc của Virut HIV 3
1.1.2 Vòng đời của vi rút HIV 4

1.1.3 Dịch tễ học nhiễm HIV trên thế giới và tại Việt Nam 6
1.1.3.1 Dịch tễ học nhiễm HIV trên thế giới 6
1.1.3.2 Dịch tễ học nhiễm HIV tại Việt Nam 6
1.2 XÉT NGHIỆM HIV TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 7
1.2.1 Các phương pháp xét nghiệm HIV 8
1.2.2 Chiến lược và phương cách xét nghiệm HIV 9
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM 10
1.3.1 Một số khái niệm về chất lượng 10
1.3.2 Giới thiệu về hệ thống đảm bảo chất lượng 11
1.3.3 Sơ đồ hoạt động của phòng thí nghiệm 13
1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xét nghiệm: 13
1.3.4.1 Giai đoạn trước xét nghiệm 14
1.3.4.2 Giai đoạn xét nghiệm 15
1.3.4.3 Giai đoạn sau xét nghiệm 15
1.3.4.4 Các sai số trong phòng thí nghiệm: 15
1.4 CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KIỂM 16
1.4.1 Khái quát chung về chương trình ngoại kiểm 16
1.4.2 Các hình thức ngoại kiểm tra 18
1.4.3 Mô hình chương trình ngoại kiểm 19




ii
1.4.4 Mục đích và ý nghĩa của chương trình 19
1.4.5 Các chương trình ngoại kiểm HIV trên thế giới và tại Việt Nam. 20
1.4.6 Mẫu ngoại kiểm và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng mẫu chuẩn 21
1.4.6.1 Định nghĩa chung về các loại mẫu chuẩn 21
1.4.6.2 Phân loại mẫu chuẩn 22
1.4.6.3 Yêu cầu về chất lượng đối với mẫu ngoại kiểm HIV 23

1.4.6.4 Các phương pháp sản xuất mẫu ngoại kiểm HIV 24
1.4.6.5 Phương pháp đánh giá chất lượng mẫu ngoại kiểm 24
1.5 HỆ THỐNG CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM HIV TẠI VIỆT NAM 25
Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 27
2.1 ĐỐI TƯỢNG 27
2.2 THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT 27
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.3.1 Xây dựng bộ mẫu chuẩn EQAS 30
2.3.2 Xác định đặc tính của mẫu chuẩn 30
2.3.3 Kỹ thuật chuyển đổi huyết tương thành huyết thanh 33
2.3.4. Đánh giá chất lượng mẫu sản xuất 35
2.3.4.1 Đánh giá độ đồng nhất 35
2.3.4.2 Đánh giá độ ổn định 36
2.3.4.3 Kiểm tra vô khuẩn 37
2.4. Áp dụng bộ mẫu với các phòng thí nghiệm tại Việt Nam. 38
Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 39
3.1 KẾT QUẢ XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT BỘ MẪU NGOẠI KIỂM . 39
3.1.1. Kết quả phân tích đặc điểm bộ mẫu chuẩn 39
3.1.2 Kết quả chuyển đổi huyết tương thành huyết thanh 42
3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỘ MẪU 48
3.2.1. Đánh giá độ đồng nhất 48
3.2.2. Đánh giá độ ổn định mẫu 50
3.2.3. Đánh giá tính vô khuẩn của bộ mẫu 53




iii
3.2.4. Đánh giá chất lượng mẫu thông qua phiếu khảo sát 54
3.3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT MẪU NGOẠI KIỂM 54

3.4. KẾT QUẢ SẢN XUẤT MẪU NGOẠI KIỂM ÁP DỤNG TRONG ĐIỀU
KIỆN VIỆT NAM 56
3.4.1. Các đơn vị tham gia chương trình ngoại kiểm 56
3.4.2. Thời gian trả kết quả của các đơn vị 57
3.4.3. Độ ổn định của bộ mẫu ngoại kiểm 57
3.4.4. Sinh phẩm các đơn vị thực hiện 58
3.4.5. Kết quả thực hiện của đơn vị tham gia 59
3.5. BÀN LUẬN 60
KẾT LUẬN 65
KIẾN NGHỊ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC




iv
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Máy móc và thiết bị sử dụng 28
Bảng 2: Dụng cụ và vật tư tiêu hao 28
Bảng 3: Hóa chất sử dụng 29
Bảng 4: Kết quả xác định đặc tính mẫu bằng kỹ thuật Elisa 39
Bảng 5: Kết quả xác định đặc tính mẫu bằng kỹ thuật nhanh/đơn giản 40
Bảng 6: Kết quả pha loãng mẫu SB-HIV 15 41
Bảng 7: Kết quả mẫu sau pha loãng tại nồng độ lựa chọn 42
Bảng 8: Kết quả xác định đặc tính mẫu sau khi Thrombin hóa 45
Bảng 9: Kết quả xác định đặc tính mẫu sau khi phục hồi bằng Canxi 46
Bảng 10: Kết quả xét nghiệm sau khi cho Proclin 300 46
Bảng 11: Kết quả đánh giá độ đồng nhất của mẫu sản xuất 49

Bảng 12: Kết quả đánh giá độ ổn định của mẫu chuẩn 52
Bảng 13: Kết quả độ vô trùng của mẫu chuẩn 53
Bảng 14: Độ ổn định của bộ mẫu gửi đến 398 đơn vị 58
Bảng 15: Kết luận của các phòng thí nghiệm về kết quả của bộ mẫu chuẩn 59















v
DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Cấu trúc vi rút HIV [15] 4
Hình 2: Vòng đời của vi rút HIV[15] 5
Hình 3: Biến đổi các thông số sinh học trên bệnh nhân HIV chưa điều trị 7
Hình 4: Mô hình quản lý chất lượng[70] 12
Hình 5: Sơ đồ hoạt động của phòng thí nghiệm [70] 13
Hình 6: Vai trò của các đơn vị tham gia ngoại kiểm 18
Hình 7: Cách tính T test thông qua phần mềm Exel 37
Hình 8: Thử nghiệm phục hồi Caxi với các nồng độ khác nhau 43

Hình 9: Hình ảnh mẫu chuyển từ huyết tương thành huyết thanh qua 43
2 phương pháp Thrombin và phục hồi Canxi 43
Hình 10: Chai mẫu khuấy từ qua đêm tại nhiệt độ 2-8
o
C 45
Hình 11: Kết quả xét nghiệm mẫu dương tính với kỹ thuật Western Blot 47
Hình 12: Hình ảnh bộ mẫu sau khi đã được chia ra ống và đóng gói. 49
Hình 13: Kết quả xét nghiệm mẫu bảo quản tại 4
o
C và nhiệt độ phòng sau 50
ngày. 50
Hình 14: Thời gian bộ mẫu vận chuyển tại nhiệt độ thường đến các đơn vị và
quay trở lại Viện VSDTTƯ. 51
Hình 15: Kết quả xét nghiệm với sinh phẩm Determine HIV1/2 52
Hình 16: Kết quả xét nghiệm với sinh phẩm SD bioline HIV 1/2 53
Hình 17: Đánh giá sơ bộ của người sử dụng về bộ mẫu 54
Hình 18: Tỷ lệ phần trăm các đơn vị tham gia chạy mẫu 56
Hình 19: Tỷ lệ phần trăm các đơn vị theo vùng địa lý 57
Hình 20: Thời gian các đơn vị gửi kết quả bộ mẫu chuẩn 57
Hình 21 : Tỷ lệ sử dụng sinh phẩm để thực hiện bộ mẫu 58
Hình 22: Độ chính xác trên mẫu lặp lại 59






vi

BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT


Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Anh
Nghĩa tiếng Việt
AIDS

Acquired Immune Deficiency
Syndrome
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải
ADN

Acid Desoxyribonucleic
ARN

Acid Ribonucleic
CDC
Centers for Disease Control
and Prevention
Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống
bệnh tật Hoa Kỳ
CLSI
Clinical and Laboratory
Standards Institute
Viện tiêu chuẩn phòng thí nghiệm và
lâm sàng
CRM
Certified Reference
Materials
Vật liệu so sánh chuẩn

EIA
Enzym immuno Assay
Kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch men
ELISA
Enzyme-Linked
Immunosorbent Assay
Kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch enzym
EQA
External Quality Assessment
Đánh giá chất lượng từ bên ngoài hay
Ngoại kiểm
EQAS
External Quality Assessment
Scheme
Chương trình đánh giá chất lượng từ
bên ngoài hay Chương trình ngoại
kiểm
FDA
Food and Drug
Administration
Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm
Hoa Kỳ
FHI
Family Health International
Tổ chức Sức khoẻ gia đình quốc tế
GAP
Global AIDS Program
Chương trình AIDS toàn cầu
HIV
Human Immunodeficiency

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người




vii
Virus
HTQLCL
Quality Management System
Hệ thống quản lý chất lượng
ISO
International Organization
for Standardization
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
IQC
Internal Quality Control
Nội kiểm chứng
IUPAC
International Union of Pure
and Applied Chemistry
Quy dịnh quốc tế hài hòa dối với thử
nghiệm thành thạo
trong linh vực hóa phân tích
OD
Optical Density
Mật độ quang học
OIML
International Organization
of Legal Metrology
Cơ quan đo lường hợp pháp quốc tế

PA
Particle Agglutination
Sinh phẩm ngưng kết hạt
PEPFAR
The President's Emergency
Plan For AIDS Relief
Quỹ khẩn cấp phòng chống AIDS của
Tổng thống
PT
Proficiency testing
Thử nghiệm thành thạo
PTN

Phòng thí nghiệm
QA
Quality Assurance
Đảm bảo chất lượng
QC
Quality Control
Kiểm soát chất lượng
QM
Quality management
Quản lý chất lượng
SOP
Standard Operating
Procedure
Quy trình thực hành chuẩn

SSG
Between-group sums of

squares
Tổng biến thiên giữa các nhóm
SST
Total sum of squares
Tổng biến thiên trong nhóm và giữa
các nhóm
SSW
Within-group sums of
squares
Tổng biến thiên trong nội bộ nhóm




viii
TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam
TTYTDP
Center for preventive
medicine
Trung tâm Y tế dự phòng
TTAIDS
Provincial AIDS Center
Trung tâm Phòng chống AIDS
UNAIDS


USAID
The United States Agency for

International Development
Cơ quan phát triển quốc tế của Hoa
Kỳ
USG
The U.S Government
Chính phủ Hoa Kỳ
VCT
Voluntary Counseling and
Testing
Tư vấn và xét nghiệm tự nguyện

VSDTTƯ
National Institute of Hygiene
and Epidemiology
Vệ sinh Dịch Tễ Trung ương
WB
Western Blot
Western Blot
WHO
World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới












1
MỞ ĐẦU
Kể từ khi được phát hiện vào năm 1981, dịch HIV/AIDS đã nhanh chóng lây
lan trên phạm vi toàn thế giới và trở thành một trong những đại dịch nguy hiểm nhất
cho đến hiện nay. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, tính đến cuối năm 2009,
toàn thế giới có khoảng 33,3 triệu người lớn và trẻ em nhiễm HIV/AIDS còn sống
và hàng năm có khoảng 2,6 triệu người mới nhiễm và 1,8 triệu người tử vong do
AIDS [12]. Do nên
(WHO) khu như

- 9/2014 24.223
9.617 70.734
Những trường hợp chẩn đoán mới
Trong công tác phòng chống HIV/AIDS từ trước cho đến nay, c
thí
và mở rộng ra tuyến xã
Độ chính xác và đáng tin cậy của kết quả xét nghiệm nói
chung và đặc biệt là xét nghiệm HIV là vấn đề quan trọng của bất kỳ phòng thí
nghiệm nào trong công tác chẩn đoán, chăm sóc y tế và nghiên cứu khoa học. Kết
quả xét nghiệm HIV sai sẽ mang đến những hậu quả nặng nề đối với người bệnh,
gia đình và cả xã hội đồng thời sẽ ảnh hưởng đến uy tín của phòng thí nghiệm. Để
có được độ chính xác và đáng tin cậy về kết quả xét nghiệm phòng thí nghiệm cần
phải có một chương trình đảm bảo chất lượng xét nghiệm tổng thể, chương trình
này phải được tiến hành thường xuyên liên tục và có độ tin cậy.
Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sinh phẩm khác nhau,
mặc dù có các loại sinh phẩm chẩn đoán HIV chất lượng tốt, sẵn có tuy nhiên chưa
đủ đảm bảo các kết quả của phòng thí nghiệm là đáng tin cậy. Mẫu bệnh phẩm từ
khi thu thập đến khi trả kết quả cho khách hàng phải trải qua nhiều bước, nhiều qui





2
trình, và trong mỗi bước đều có thể bị nhầm lẫn hoặc sai sót. Như vậy phòng thí
nghiệm cần phải triển khai một chương trình đảm bảo chất lượng xét nghiệm nhằm
hạn chế những sai sót trong xét nghiệm. Chương trình đảm bảo chất lượng của mỗi
phòng thí nghiệm cần được theo dõi và kiểm soát hỗ trợ bằng chương trình đánh giá
chất lượng xét nghiệm từ bên ngoài.
Chương trình đánh giá chất lượng phòng thí nghiệm từ bên ngoài giúp cho
các phòng thí nghiệm theo dõi chất lượng một cách có hệ thống ở mức độ Quốc gia.
Giúp cho nhà quản lý biết thực trạng của hệ thống và có các biện pháp hỗ trợ kịp
thời. Ngoài ra tham gia chương trình giúp cho các phòng thí nghiệm phát hiện các
lỗi thông thường, hạn chế sai sót trong các khâu của quá trình xét nghiệm, nâng cao
chất lượng xét nghiệm. Thông qua chương trình, các phòng thí nghiệm tham gia tạo
thành mạng lưới để trao đổi thông tin và cập nhật các thông tin mới nhất về các vấn
đề liên quan đến công tác xét nghiệm HIV (cập nhật các sinh phẩm, các hướng dẫn,
quy định mới ). Chương trình ngoại kiểm sẽ khuyến khích thực hành xét nghiệm
tốt, sử dụng các quy trình xét nghiệm đã được chuẩn hóa, sử dụng các sinh phẩm
tốt. Bên cạnh đó thông qua các báo cáo tổng kết cho từng vòng của chương trình
cũng giúp Bộ y tế xác định được mức độ tin cậy trong công tác xét nghiệm của các
phòng thí nghiệm từ đó có các chính sách phát triển phù hợp.
Hiện nay các bộ mẫu chuẩn để đánh giá chất lượng các phòng thí nghiệm
được mua từ nước ngoài về phân phối với giá thành cao. Chính vì vậy, đề tài “ Xây
dựng quy trình sản xuất mẫu ngoại kiểm đánh giá chất lượng phòng thí nghiệm
huyết thanh học HIV” được thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng
xét nghiệm HIV ở Việt Nam. Mục tiêu chính của đề tài là:
- Xây dựng quy trình sản xuất bộ mẫu ngoại kiểm đánh giá chất lượng phòng
thí nghiệm huyết thanh học HIV.

- Đánh giá chất lượng mẫu sau khi sản xuất
- Sản xuất mẫu ngoại kiểm trong điều kiện ở Việt Nam .






3
Chương 1- TỔNG QUAN

1.1 THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS
Tháng 6 năm 1981, lần đầu tiên loài người biết đến một căn bệnh lạ trên thế
giới, đó là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS). Đó là những ca
bệnh được mô tả tại Los Angeles với biểu hiện viêm phổi do Pneumocystis carinii ở
5 thanh niên có quan hệ tình dục đồng giới [38]. Do đó tên gọi ban đầu của hội
chứng này là suy giảm miễn dịch có liên quan với tình dục đồng giới. HIV lần đầu
tiên được các nhà khoa học Pháp ở Viện Pasteur Paris phân lập vào năm 1983 [23].
Kể từ đó đến nay, nhiễm HIV/AIDS được coi là đại dịch và là thảm họa của nhân
loại bởi tốc độ lây truyền rất nhanh và rộng khắp. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị
chữa khỏi và tỷ lệ tử vong rất cao.
HIV (Human Immunodeficiency Virus) là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở
người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome) là Hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải ở người do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các
nhiễm trùng cơ hội, bệnh ung thư và có thể dẫn đến tử vong. Đây là giai đoạn cuối
cùng của nhiễm HIV.
Một người khi bị nhiễm HIV sẽ trở thành nguồn lây nhiễm suốt đời cho
người khác. Hầu hết những người nhiễm HIV đều không có các dấu hiệu và triệu
chứng của bệnh trong thời gian dài và có thể không biết rằng mình đã bị nhiễm

bệnh, tuy nhiên họ vẫn có thể làm lây truyền vi rút cho những người khác [11-13,
15].
1.1 .1 Cấu trúc của Virut HIV
HIV được xếp vào phân nhóm Lenti vi rút thuộc họ Retro vi rút. Người ta đã
phân lập được hai thể khác nhau về di truyền nhưng có liên quan với nhau là HIV-1
và HIV-2.
HIV có dạng hình cầu, kích thước 100-120 nm gồm 3 lớp (Hình 1):




4
- Lớp vỏ ngoài: Là một màng lipid kép, gắn trên màng này là các gai nhú,
bản chất các gai nhú là các phân tử glycoprotein, có trọng lượng phân tử là 160
kilodalton (gp160). Phân tử này có hai phần là gp120 và gp4, đối với HIV- 2 là gp
125 và gp 36, các phân tử này có ái tính gắn rất cao với các phân tử CD4. Qua đó,
vi rút có thể bám và xâm nhập vào tế bào đích có thụ thể CD4 (lympho T hỗ trợ,
bạch cầu đơn nhân, các đại thực bào…).
- Lớp vỏ trong: Gồm 2 lớp protein: Lớp ngoài hình cầu có trọng lượng phân
tử là 17 kilodalton (p17) với HIV- 1 và 18 kilodalton với HIV-2. Lớp trong có hình
trụ có trọng lượng phân tử 24 kilodalton (p24).
- Lớp lõi: Gồm bộ gen có 2 chuỗi ARN gắn enzym phiên mã ngược RT
(reverse transcriptase), enzym này đảm nhiệm việc sao mã bộ gen vi rút từ ARN
thành ADN bổ sung. Enzym intergrase (men tích hợp) giúp cho ADN của HIV được
gắn vào trong ADN của tế bào bị nhiễm. Ngoài ra còn có enzym protease (men thủy
phân protein) có tác dụng cắt các polyprotein được mã hóa thành các protein cấu
trúc hoặc chức năng, tổng hợp thành một vi rút đầy đủ [11, 13, 15].

Hình 1. Cấu trúc vi rút HIV [15]
1.1.2 Vòng đời của vi rút HIV

Hệ miễn dịch của cơ thể mà chủ yếu là các tế bào Lympho giúp chống lại các
tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào. Trong đó tế bào lympho T4 đóng vai




5
trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi vào cơ thê, HIV tấn công
có lựa chọn vào các tế bào lympho T4 (Hình 2). Về vòng đời của HIV khi xâm
nhậm vào cơ thể người diễn ra như sau:
- Vi rút gắn lên bề mặt tế bào: Nhờ phân tử CD4 và các đồng thụ thể CCR5,
CXCR4 với tế bào lympho T, vi rút gắn vào bề mặt tế bào đích.
- Vi rút xâm nhập tế bào: Sau khi bám vào tế bào đích, phân tử protein gp41
của vi rút cắm vào màng tế bào tạo nên hiện tượng hòa màng. Do đó, bộ gen và
enzym của HIV giải phóng vào trong tế bào.
- Vi rút nhân lên trong tế bào: Nhờ men sao chép ngược, ADN bổ sung của
HIV được tạo thành từ khuôn mẫu ARN của nó. Đầu tiên là phân tử lai ARN-ADN,
sau đó ARN được tách ra khỏi ADN nhờ ADN-ase và sợi ADN bổ cứu mới được
tổng hợp tạo thành ADN chuỗi kép. Sau khi được tổng hợp, ADN chuỗi kép chui
vào nhân tế bào đích, quá trình tích hợp vào ADN tế bào nhờ men integrase. Vì vậy,
HIV đã tránh được sự phát hiện của hệ thống bảo vệ (hệ thống miễn dịch) của cơ
thể cũng như tránh được tác dụng trực tiếp của thuốc.
- Vi rút nảy chồi: Từ các thành phần được tổng hợp, các hạt HIV mới được
lắp ráp tại bào tương tế bào. Các hạt vi rút tiến gần khu vực màng sinh chất và nảy
chồi ở màng tế bào.

Hình 2: Vòng đời của vi rút HIV[15]
Khi vi rút xâm nhập tế bào, có hai khả năng xảy ra:





6
- Vi rút “ngủ ” trong tế bào nhiễm, đây là giai đoạn không triệu chứng. Các
tế bào T-CD4 bị nhiễm vi rút vẫn có thể lây cho người khác. Vi rút gây nhiễm các
hạch bạch huyết và các đại thực bào.
- Vi rút HIV dạng hoạt động: vi rút kết hợp được với tế bào T-CD4, nó gắn
ADN của nó vào bên trong ADN của tế bào và vi rút được hoạt hóa ngay. Khi đó tế
bào T-CD4 tình trở thành một nhà máy sản xuất HIV. Các vi rút mới được tạo ra sẽ
phá vỡ tế bào (đây là cơ chế chính gây giảm tế bào lympho T-CD4 ở người nhiễm
HIV), đồng thời khi ra khỏi tế bào sẽ làm nhiễm các tế bào lành khác [11, 12, 15].
1.1.3 Dịch tễ học nhiễm HIV trên thế giới và tại Việt Nam
1.1.3.1 Dịch tễ học nhiễm HIV trên thế giới
Dịch HIV/AIDS toàn cầu đã có dấu hiệu ổn định. Số lượng nhiễm mới HIV
đã giảm mạnh qua từng năm kể từ cuối những năm 1990 và số tử vong liên quan
đến AIDS cũng đã giảm. Năm 2009, ước tính đã có 2,6 triệu người bị nhiễm mới
HIV chỉ bằng một phần năm (19%) năm 1999. Tại 33 quốc gia, tỷ lệ mắc HIV đã
giảm hơn 25% giữa năm 2001 và 2009; 22 trong số các nước này nằm ở vùng cận
Sahara châu Phi. Xu hướng này phản ánh kết quả của nhiều tác động, bao gồm
những nỗ lựa phòng chống và quá trình diễn biến tự nhiên của dịch bệnh HIV.
Trong nỗ lực phòng chống HIV/AIDS thể hiện qua việc tiếp cận các dịch vụ phòng
lây truyền HIV từ mẹ sang con đã dễ dãng hơn, lượng trẻ em được sinh ra mới
nhiễm HIV đã giảm. Số tử vong hằng năm liên quan đến AIDS trên toàn thế giới
giảm dần từ đỉnh điểm là 2,1 triệu vào năm 2004 xuống còn 1,8 triệu vào năm 2009
[12].
1.1.3.2 Dịch tễ học nhiễm HIV tại Việt Nam
Ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm
1990, đến năm 1992 cả nước phát hiện thêm 11 ca thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Bình
Thuận, Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng và
Cà Mau. Phần lớn người nhiễm HIV thuộc khu vực phía Nam, các trường hợp này

do lây truyền qua đường tình dục [12]. Từ năm 1994 dịch bắt đầu lan ra các thành
phố lớn và đến 1998 dịch đã lan ra 100% các tỉnh, thành phố. Trong giai đoạn 2001-




7
2005, dịch lan rộng và tăng nhanh. Trong số những ca nhiễm HIV được phát hiện
giai đoạn này, nam giới chiếm 85%, nữ giới chiếm 15%, nhóm tuổi nhiễm HIV tập
trung từ 20-39 tuổi (chiếm 8%). Trong giai đoạn này dịch HIV không chỉ tập trung
chủ yếu trong nhóm nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm như trước mà còn xuất
hiện ở tất cả các ngành nghề, địa vị trong xã hội. Dịch cũng không tập trung tại
thành thị mà lan rộng đến khu vực nông thôn, miền núi.
Tính đến 30/9/2014, cả nước có 224.223 người nhiễm HIV hiện đang còn
sống được báo cáo, trong đó có 69.617 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS và
số người tử vong do HIV/AIDS là 70.734 trường hợp [7, 12].
1.2 XÉT NGHIỆM HIV TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Khi cơ thể nhiễm HIV, phản ứng của cơ thể đáp ứng lại với tác nhân gây
bệnh sẽ có những biến đổi thông số sinh học (hình 3)
thông số sinh học trong quá trình nhiễm vi rút, các kỹ thuật xét nghiệm có thể phát
hiện kháng thể kháng HIV, kháng nguyên vi rút hoặc các chất liệu di truyền ARN
hoặc tiền ADN.



Hinh 3: Biến đổi các thông số sinh học trên người nhiễm HIV chưa điều trị





8

Những ngày đầu sau khi nhiễm HIV, vi rút nhân lên rất nhanh trong cơ thể,
lúc này các kháng thể kháng HIV chưa được hình thành hoặc ở mức độ quá thấp
chưa phát hiện được bằng các kỹ thuật huyết thanh học thông thường. Giai đoạn này
được gọi là cửa sổ huyết thanh học, người bệnh đã nhiễm vi rút, có thể lây truyền
cho những người khác nhưng vẫn có kết quả xét nghiệm phát hiện kháng thể âm
tính. Thời gian để cơ thể sinh ra kháng thể kháng HIV thông thường từ 4-6 tuần sau
nhiễm và tồn tại lâu dài trong máu.
Các xét nghiệm vi rút học tìm kháng nguyên vi rút (KN P24), các chất liệu di
truyền ARN/ADN của vi rút có thể phát hiện tình trạng nhiễm HIV sớm đặc biệt là
trường hợp trẻ dưới 18 tháng tuổi sinh ra từ mẹ nhiễm HIV. Tuy nhiên các xét
nghiệm tìm kháng nguyên và vật liệu di truyền đòi hỏi kỹ thuật trang thiết bị đắt
tiền, cán bộ xét nghiệm phải được đào tạo kỹ, thêm vào đó HIV là vi rút có tính
biến dị di truyền cao, có nhiều chủng và thứ nhóm khác nhau nên việc chẩn đoán
bằng kỹ thuật phân tử gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cho đến nay, WHO và nhiều
nước trên thế giới không áp dụng phương pháp phát hiện trực tiếp HIV bằng kỹ
thuật sinh học phân tử và XN kháng nguyên P24 là phương pháp tiêu chuẩn để chẩn
đoán HIV.
Xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng HIV là phương pháp đơn giản hơn và
hiệu quả trong chẩn đoán tình trạng nhiễm HIV vì vậy WHO và các nước sử dụng là
phương pháp tiêu chuẩn để xác định tình trạng nhiễm HIV ở những người trên 18
tháng tuổi [5, 11, 64, 67, 68].
1.2.1 Các phương pháp xét nghiệm HIV
Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật sử dụng để phát hiện vi rút HIV. Tuy nhiên
các xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV được chia thành 2 nhóm phương pháp chính
đó là:
Phương pháp gián tiếp: Là phương pháp phát hiện sự hiện diện của kháng
thể kháng HIV trong máu hoặc các dịch tiết để xác định tình trạng nhiễm HIV.
Phương pháp này áp dụng cho việc xác định tình trạng nhiễm HIV ở người trên 18





9
tháng tuổi. Bao gồm các kỹ thuật như: Kỹ thuật Elisa, kỹ thuật xét nghiệm đơn
giản/nhanh, kỹ thuật hóa phát quang, điện hóa phát quang, Western Blot.
Phương pháp trực tiếp: Là phương pháp tìm trực tiếp các thành phần của
vi rút như : ADN tiền virút, ARN, p24 hoặc phân lập virút. Các phương pháp xét
nghiệm trực tiếp được dùng trong chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ em dưới 18
tháng tuổi. Bao gồm các kỹ thuật như: Phát hiện kháng nguyên p24 bằng kỹ thuật
elisa, kỹ thuật sinh học phân tử phát hiện ARN, ADN provirus, kỹ thuật Real time
PCR phát hiện nhiễm HIV (Kỹ thuật PCR theo thời gian thực), kỹ thuật PCR – lai
phân tử phát hiện HIV - ADN tiền virut [5, 11].
1.2.2 Chiến lược và phương cách xét nghiệm HIV
ELISA cho kết quả dương tính và được xét nghiệm khẳng định bằng Western Blot
được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán trường hợp HIV dương tính. Các mẫu
sàng lọc ELISA có kết quả âm tính thì mẫu đó được coi là âm tính [64, 67, 68].
Tuy nhiên để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán dương tính HIV theo tiêu
chuẩn vàng thường có giá thành rất cao mà nhiều nước không thể áp dụng được do
nguồn lực tài chính hạn chế. Chính vì lý do đó, để đảm bảo chất lượng xét nghiệm
cũng như đảm bảo nguồn lực tài chính, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nghiên cứu
và đưa ra các chiến lược xét nghiệm bằng cách phối hợp các loại sinh phẩm thông
thường theo các phương cách nhất định nhưng có thể đưa ra kết quả xét nghiệm có
độ tin cậy cao tương tự như xét nghiệm bằng tiêu chuẩn vàng [64, 68, 69].
Bộ Y tế Việt Nam theo hướng dẫn của WHO cũng đã ban hành các hướng
dẫn về xét nghiệm HIV dựa vào chiến lược và phương cách xét nghiệm.
Chiến lược xét nghiệm HIV:
Xét nghiệm HIV được tiến hành theo những chiến lược khác nhau tùy thuộc
vào mục đích xét nghiệm, tỷ lệ hiện nhiễm HIV của quần thể xét nghiệm.

Chiến lược I (áp dụng cho an toàn truyền máu): mẫu được coi là dương tính
với kháng thể HIV khi mẫu đó có phản ứng với một xét nghiệm bằng sinh phẩm có
độ nhạy ca




10

Chiến lược II (áp dụng cho giám sát dịch tễ): mẫu được coi là dương tính với
chiến lược II khi mẫu đó có phản ứng với cả hai loại sinh phẩm có nguyên lý hoặc
chuẩn bị kháng nguyên khác nhau, sinh phẩm thứ nhất phải có độ nhạy cao, sinh
phẩm thứ hai có độ đặc hiệu cao.
Chiến lược III (áp dụng cho xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV): mẫu được
coi là dương tính với chiến lược III khi mẫu đó có phản ứng với cả ba loại sinh
phẩm có nguyên lý hoặc chuẩn bị kháng nguyên khác nhau. Sinh phẩm thứ nhất
dùng để sàng lọc có độ nhạy cao, các sinh phẩm tiếp theo để khẳng định có độ đặc
hiệu cao.
Phương cách xét nghiệm HIV
Phương cách xét nghiệm: là thứ tự thực hiện các xét nghiệm bằng các sinh
phẩm cụ thể đã được lựa chọn.
Thứ tự thực hiện xét nghiệm bằng các sinh phẩm được lựa chọn trong một
phương cách xét nghiệm cần bảo đảm nguyên tắc: sinh phẩm sàng lọc đầu tiên phải
có độ nhạy cao, các sinh phẩm bổ sung phải có độ đặc hiệu cao ưu tiên các sinh
phẩm có độ nhậy cao.
Việc xây dựng các phương cách xét nghiệm cần lựa chọn từ các sinh phẩm
không hoặc ít có cùng nhược điểm như cùng âm tính giả hoặc cùng dương tính giả.
Lựa chọn một phương cách xét nghiệm tùy thuộc vào: mục đích xét nghiệm;
số lượng mẫu; yêu cầu thời gian trả lời kết quả; tỷ lệ nhiễm; điều kiện cụ thể và
năng lực thực tế của cơ sở xét nghiệm [5, 53, 56, 58].

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM
1.3.1 Một số khái niệm về chất lượng
- Chất lượng (Quality): Là mức độ của tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng
các yêu cầu.
- Quản lý chất lượng (Quality Management-QM): Là một loạt các hoạt động
có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Việc định




11
hướng và kiểm soát về chất lượng một tổ chức nói chung bao gồm: chính sách chất
lượng; mục tiêu chất lượng; hoạch định chất lượng; kiểm soát chất lượng; đảm bảo
chất lượng và cải tiến chất lượng.
- Kiểm soát chất lượng (Quality Control-QC): Các hoạt động và kỹ thuật
được sử dụng nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chất lượng.
- Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance-QA): Tất cả các hoạt động hệ
thống được lập kế hoạch thiết yếu nhằm cung cấp độ tin cậy chắc chắn rằng sản
phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu chất lượng.
- Đánh giá chất lượng bên ngoài (External Quality Assessment-EQA), còn
được gọi ngoại kiểm hay thử nghiệm thành thạo phòng thí nghiệm: Việc xác định
hoạt động thử nghiệm của phòng thí nghiệm bằng so sánh liên phòng.
- So sánh liên phòng: Việc tổ chức, thực hiện và đánh giá các thử nghiệm
trên cùng một mẫu thử nghiệm hoặc mẫu thử nghiệm tương tự được thực hiện bởi
hai hay nhiều phòng thí nghiệm theo các điều kiện xác định trước [9-11].
1.3.2 Giới thiệu về hệ thống đảm bảo chất lượng
Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) do Viện tiêu chuẩn phòng thí
nghiệm và lâm sàng CLSI Hoa Kỳ đề xuất , hệ thống này bao hồm 12 thành tố cơ
bản bao trùm tất cả các hoạt động của phòng thí nghiệm [29, 30]. Mô hình của
HTQLCL hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế (International Organization

for Standardization -ISO) ISO 90001/ISO 15189/ISO 17025. Chính vì vậy, Tổ chức
Y tế thế giới đã phối hợp với CLSI và CDC Hoa Kỳ ban hành cuốn cẩm nang Quản
lý hệ thống phòng thí nghiệm để các phòng thí nghiệm của các nước trên thế giới có
thể và áp dụng nhằm nâng cao chất lượng (Hình 4) [70].
Để duy trì và cải tiến chất lượng, phòng thí nghiệm cần thực hiện tất cả các
thành tố trong hệ thống này. Việc áp dụng một HTQLCL như vậy sẽ không đảm
bảo phòng thí nghiệm không có sai sót nhưng nó giúp phòng thí nghiệm có thể phát
hiện và ngăn ngừa các sai sót tái diễn.






12
Hình 4: Mô hình quản lý chất lượng[70]
Tổ chức: Để có hệ thống quản lý chất lượng có chức năng tốt, phòng thí
nghiệm phải có cơ cấu tổ chức, quản lý nhằm thực hiện được các chính sách về chất
lượng.
Nhân sự: Nguồn lực của phòng thí nghiệm là vấn đề quan trọng nhất, đó là
những nhân viên đủ năng lực, năng động, có tầm nhìn và điều quan trọng phải có
sự khích lệ thúc đẩy các cán bộ tận tâm với công việc và tuân thủ các quy định.
Thiết bị: Thiết bị phải phù hợp với kỹ thuật xét nghiệm, các thiết bị đảm bảo
hoạt đọng tốt và có bảo dưỡng định kỳ.
Mua sắm và kiểm kê: Quản lý về cung ứng sinh phẩm và vật tư phòng thí
nghiệm nhằm đảm bảo các sinh phẩm và vật tư có chất lượng tốt, sử dụng đúng mục
đích.
Kiểm soát quá trình: Bao gồm nhiều yếu tố để đảm bảo chất lượng của
phòng thí nghiệm trong quá trình thực hiện xét nghiệm. Những yếu tố này bao gồm
kiểm soát chất lượng, thẩm định và công nhận.

Quản lý thông tin: Các thông tin phòng thí nghiệm cần được quản lý cẩn thận
đảm bảo sự chính xác và bí mật.
Tài liệu và hồ sơ: Tài liệu và hồ sơ luôn được lưu giữ cẩn thận để đảm bảo sự
chính xác và có thể đánh giá được.




13
Quản lý sự cố: Phòng thí nghiệm luôn cần một hệ thống để phát hiện những
vấn đề và sự cố, hành động khắc phục, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những hành
động để không tái diễn các sự cố.
Đánh giá: Quá trình đánh giá chính là công cụ để kiểm soát việc thực hiện
của phòng thí nghiệm và so sánh với các chuẩn mực để đánh giá.
Cải tiến quá trình: Mục đích đầu tiên của HTQLCL là sự cải tiến liên tục các
quá trình trong phòng thí nghiệm và sự cải tiến được thực hiện một cách hệ thống.
Dịch vụ khách hàng: Đảm bảo khách hàng nhận được các dịch vụ cần thiết cho họ.
Cơ sở vật chất và an toàn: Cơ sở vật chất và an toàn bao gồm nhiều vấn đề
như: An ninh, An toàn, sức khỏe người lao động, môi trường làm việc [20, 25, 44].
1.3.3 Sơ đồ hoạt động của phòng thí nghiệm
Hoạt động của một phòng thí nghiệm được chia thành 3 giai đoạn: Giai
đoạn trước xét nghiệm, giai đoạn trong xét nghiệm và giai đoạn sau xét nghiệm
(Hình 5).

Hình 5: Sơ đồ hoạt động của phòng thí nghiệm [70]
1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xét nghiệm:
Với sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt khoa học y học
nhiều kỹ thuật xét nghiệm, phân tích các thành phần các chất trong cơ thể (liên quan
đến xét nghiệm huyết học, sinh hóa và vi sinh cả máu, dịch sinh học và nước tiểu,





14
dịch não tủy,…) cho kết quả rất nhanh, chính xác và đặc biệt sẽ là cơ sở dữ liệu
cùng với các dấu chứng và triệu chứng lâm sàng qua thăm khám của bác sĩ giúp cho
các thầy thuốc lâm sàng chẩn đoán khá chính xác và điều trị cũng như theo dõi điều
trị hiệu quả. Tuy nhiên, không phải lúc nào kết quả xét nghiệm cũng phù hợp với
tình trạng bệnh (có nghĩa là có thể dương tính giả, âm tính giả,…hoặc sai lệch rất
nhiều). Điều đó có thể do nhiều yếu tố tác động và làm ảnh hưởng lên kết quả xét
nghiệm từ nhiều phía: bệnh nhân - thầy thuốc - thủ thuật cận lâm sàng.
Từ sơ đồ hoạt động của các phòng thí nghiệm như hình 4 chúng ta nhận thấy
rằng kết quả xét nghiệm của khách hàng khi kể từ khi lấy mẫu cho đến khi ra kết
quả có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả. Quá trình này được chia thành 3 giai
đoạn như sau:
-Giai đoạn trước xét nghiệm
-Giai đoạn trong xét nghiệm
-Giai đoạn sau xét nghiệm
1.3.4.1 Giai đoạn trước xét nghiệm
Đây là giai đoạn chuẩn bị cho việc làm xét nghiệm, chuẩn bị bệnh nhân, lấy
mẫu bệnh phẩm, chuẩn bị thuốc thử, chuẩn hóa thiết bị xét nghiệm. Trong giai đoạn
này các cán bộ cần đảm bảo lấy và bảo quản bệnh phẩm đúng quy cách ( dụng cụ
khô, sạch, dùng chất chống đông thích hợp, ghi đúng tên bệnh nhân trên ống máu,
gửi kịp thời đến phòng thí nghiệm …). Những sai sót trong quá trình lấy và bảo
quản bệnh phẩm sẽ dẫn đến sai sót trong kết quả xét nghiệm như lấy máu vỡ hồng
cầu, hoặc việc tách huyết thanh/huyết tương chậm dẫn đến vỡ hồng cầu hoặc với
một số xét nghiệm việc đưa chậm máu đến phòng thí nghiệm sẽ làm nồng độ
glucose trong máu giảm ( mỗi giờ bị giảm 17 % do hồng cầu tiêu thụ glucose).
Ngoài ra đối với một số xét nghiệm việc biến động sinh lý, biến động giữa các cá
thể như di truyền, tuổi tác, giới tính hay biến động trong bản thân cá thể như chế

độ ăn uống, vận động, nhịp độ sinh học hay tư thế bệnh nhận , biến động do tình
trạng bệnh, biến động do lấy mẫu như vị trí lấy mẫu, thời gian lấy, điều kiện bảo
quản, vận chuyển cũng đều ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm [9, 10, 21].




15
1.3.4.2 Giai đoạn xét nghiệm
Trong giai đoạn này việc biến động đối với kỹ thuật phân tích ảnh hưởng
nhiều đến kết quả xét nghiệm. Đó là việc biến động tại các cơ sở xét nghiệm do sai
so của các thiết bị và kỹ thuật. Ngoài ra các biến động trong cơ sở xét nghiệm cũng
ảnh hưởng nhiều đến kết quả. Đó là những sai số trong phòng thí nghiệm hoặc trình
độ tay nghề của cán bộ. Những sai sót trong giai đoạn xét nghiệm thường xảy ra khi
các đơn vị không có quy trình chuẩn hoặc có nhưng không tuân thủ cũng như các
trang thiết bị không được hiệu chỉnh định kỳ. Vì vậy, giai đoạn này phòng thí
nghiệm cần đảm bảo thực hiện xét nghiệm theo quy trình chuẩn thức phù hợp, nhằm
đạt được kết quả với độ chính xác cao, đáp ứng yêu cầu xét nghiệm. Quy trình thực
hiện xét nghiệm phải có tính chuẩn thức, được công nhận và được cập nhật. Các
quy trình phải được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu đối với nhân viên, theo mẫu quy
định và luôn được để sẵn trên bàn làm việc để tiện tham khảo. Bên cạnh đó việc
đảm bảo chất lượng xét nghiệm cần được thực hiện thông qua việc sử dụng các mẫu
nội kiểm tra và tham gia các chương trình ngoại kiểm tra và định kỳ hiệu chỉnh các
trang thiết bị [9, 10, 21].
1.3.4.3. Giai đoạn sau xét nghiệm
Sau khi đã hoàn thành xét nghiệm, việc đánh giá và ghi nhận kết quả, gửi trả
kết quả đến nơi yêu cầu xét nghiệm là rất quan trọng. Việc vào hồ sơ xét nghiệm và
trả kết quả cần tránh sai sót và chậm trễ, gây tổn hại đến uy tín của phòng thí
nghiệm. Trả lời kết quả xét nghiệm cần đảm bảo đủ thông tin và được lưu trữ ở
phòng thí nghiệm để tiện tham khảo hoặc tra cứu khi cần thiết [9, 10, 21].

1.3.4.4 Các sai số trong phòng thí nghiệm:
Trong quá trình tiến hành xét nghiệm không tránh khỏi những sai số ảnh
hưởng đến kết quả xét nghiệm. có thể chia thành các loại sai số sau:
a) Sai số thô bạo: thường do lỗi của nhân viên làm xét nghiệm trong quá
trình xử lý mẫu, sử dụng pipet, pha hoá chất thuốc thử, không tuân thủ đúng qui
trình thao tác, nhầm lẫn dung dịch thuốc thử, tính toán sai…

×