Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Phân tích và đề xuất các giải pháp giảm chi phí điện năng trong sản xuất đối với tổng công ty cổ phần may nhà bè, chi nhánh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 132 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI













PHẠM THỊ MẠNH


PHÂN TÍCH VÀ ðỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ
ðIỆN NĂNG TRONG SẢN XUẤT ðỐI VỚI TỔNG CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ - CHI NHÁNH BÌNH ðỊNH


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT


Chuyên ngành : ðiện khí hoá sản xuất nông nghiệp và nông thôn
Mã số : 60.52.54



Người hướng dẫn khoa học: NGƯT.PGS.TS. NGUYỄN MINH DUỆ





Hà Nội - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật …………………………

i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả trình bày trong bản luận văn này là trung thực và chưa được
công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào trước đó.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong bản luận văn của
tôi đều được chỉ rõ nguồn gốc.




Tác giả


Phạm Thị Mạnh












Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật …………………………

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới
NGUT-PGS-TS Nguyễn Minh Duệ, giảng viên trường ðại học
Bách Khoa Hà Nội, thầy là người ñã tận tình hướng dẫn chỉ bảo,
ñộng viên và giúp ñỡ tôi trong suất thời gian làm luận văn.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn:
Tr
ường ñại học Nông nghiệp Hà Nội,Viện ñào tạo Sau ñại học,
khoa Cơ- ðiện nhất là các thầy cô trong bộ môn ðiện trường ñại học
Nông nghiệp Hà Nội, các thầy cô giáo bộ môn ñiện trường ðại học Bách
Khoa Hà Nội.
Ban giám ñốc công ty Cổ phần may Nhà Bè ñã giúp ñỡ và tạo ñiều
kiện tốt cho tôi trong thời gian khảo sát và lấy số liệu.
Trường Cao ñảng nghề Cơ ñiện, Xây dựng và Nông lâm Trung Bộ,
khoa Kỹ thuật ñiện nơi tôi ñang công tác ñã tạo mọi ñiều kiện tốt nhất
giúp tôi hoàn thành khoá học này.
Cuối cùng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn ñến gia ñình, người

thân, ñồng nghiệp, bạn bè trong lớp ñã ñộng viên giúp ñỡ tạo ñiều kiện
thuận lợi giúp tôi hoàn thành khoá học và luận văn này.
Trong quá trình thực hiện luận văn chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận ñược ý kiến của các thầy, cô giáo và bạn
bè ñồng nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả


Phạm Thị Mạnh


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật …………………………

iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng v
Danh mục hình vi
Danh mục viết tắt vii
MỞ ðẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài: 1

2. Mục tiêu của đề tài: 2


3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu: 2

4. Đóng góp của đề tài: 3

5. Kết cấu của đề tài: 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ ðIỆN NĂNG TRONG
SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 4

1.1.Khái niệm về chi phí trong sản xuất công nghiệp 4

1.1.1.Chi phí nhân công(tiền lương) 4

1.1.2.Chi phí khấu hao tài sản cố định 5

1.1.3.Chi phí nguyên liệu 5

1.1.4.Chi phí quản lý doanh nghiệp 6

1.1.5.Chi phí nhiên liệu, năng lượng 6

1.1.6.Chi phí khác 7

1.2. Cơ sở tính toán chi phí đện năng trong giá thành sản phẩm 7

1.2.1.Giá thành sản phẩm Error! Bookmark not defined.

1.3. Định mức tiêu thụ điện năng 16

1.3.1. Định nghĩa 16


1.3.2. Mục đích 17

1.3.3. Ý nghĩa 18

1.3.4. Đặc điểm 18

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật …………………………

iv
1.3.5. Phương pháp tính toán trực tiếp 18

1.4. Cân bằng điện năng 27

1.4.1. Xác định điện năng tiêu thụ 27

1.4.2. Cân bằng điện năng trong xí nghiệp 28

1.5. Tóm tắt chương 1 33

CHƯƠNG 2 CHI PHÍ ðIỆN NĂNG TRONG SẢN XUẤT ðỐI VỚI
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ 34

2.1.Giới thiệu về tổng công ty cổ phần may Nhà Bè 34

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 34

2.1.2. Phân tích hiện trạng hệ thống cung cấp điện và tiêu thụ điện của
công ty 37


2.2.Chi phí điện năng trong sản xuất đối với tổng CTCP may Nhà Bè 45

2.2.1. Giá cả 45

2.2.2. Chi phí điện năng của công ty 46

2.2.3. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty 50
2.3. Tóm tắt chương 2
CHƯƠNG 3: ðỀ XUẤT VÀ TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ THỰC
HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ðIỆN NĂNG CHO TỔNG CTCP
MAY NHÀ BÈ- CHI NHÁNH BÌNH ðỊNH 54

3.1. Định hướng các giải pháp tiết kiệm điện năng cho công ty 54

3.1.1. Giải pháp TKĐN chung cho công ty 54

3.1.2. Giải pháp TKĐN cụ thể cho công ty 62

3.2. Tổng hợp các giải pháp bù, biến tần, đèn hiệu suất cao 112
3.3. Tóm tắt chương 3……………………………………………… 113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 115



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật …………………………

v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nội dung chính của bảng cân bằng báo cáo và cân bằng kế hoạch 32

Bảng 2.1. Danh mục thiết bị động cơ KĐB và thông số kỹ thuật 41
Bảng 2. 2. Danh mục thiết bị chiếu sáng 41
Bảng 2.3. Điện năng tiêu thụ năm 2010 42
Bảng 2.4. Điện năng tiêu thụ năm 2011: 42
Bảng 2.5. Giá điện bán lẻ sản xuất kinh doanh như sau: 46
Bảng 2-6. Biểu giá bán điện sản xuất: 47
Bảng 2.8.Chi phí điện năng năm 2011: 49
Bảng 2.9. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty 50
Bảng 3.1- Suất tổn hao công suất tác dụng của thiết bị bù k

67
Bảng 3. 3. Danh mục thiết bị áp dụng giải pháp bù công suất phản kháng 71
Bảng 3. 4. Tổng hợp tính toán lắp đặt bộ tụ cho động cơ máy ép keo 74
Bảng 3.5. Danh mục thiết bị áp dụng giải pháp dùng biến tần 84
Bảng 3.6. Tổng hợp tính toán lắp đặt bộ biến tần cho động cơ bơm. 86
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả tính toán cho động cơ khí nén 89
Bảng 3.8. Tổng hợp tính toán lắp đặt biến tần cho động cơ nồi hơi 92
Bảng 3. 9.Tổng hợp kết quả tính toán giải pháp biến tần cho 17 động cơ 94
Bảng 3. 10. Bảng tổng hợp tính toán bù cho các động cơ 96
Bảng 3.11. Danh mục thiết bị chiếu sáng áp dụng để thay thế đèn tiết
kiệm 106
Bảng 3. 13. Tổng hợp kết quả tính toán cho nhà kho lông vịt và nguyên,
phụ liệu 109
Bảng 3. 14. Tổng hợp kết quả tính toán cho khu văn phòng ,các phân
xưởng sản xuất và nhà điều hành 110
Bảng 3.15. Tổng hợp giải pháp thay thế đèn hiệu suất cao cho hệ thống
chiếu sáng 111
Bảng 3.16. Tổng hợp các giải pháp bù, biến tần và đèn hiệu suất cao 113
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật …………………………


vi
DANH MỤC HÌNH


Hình 2. 1 : Sơ đồ khối bộ máy quản lý của Công ty cổ phần may Nhà Bè-
chi nhánh Bình Định 36
Hình 2. 4 .Biểu đồ điện năng tiêu thụ của công ty qua các năm 44
Hình 2. 5 .Biểu đồ suất tiêu hao điện năng qua các năm 44
Hình 2.6. Biểu đồ chi phí điện năng năm 2010 48
Hình 2.7. Biểu đồ chi phí điện năng năm 2011 49
Hình 2.9. Biểu đồ tổng chi phí sản xuất năm 2009 51
Hình 3. 1. So sánh giữa động cơ hiệu suất cao và động cơ tiêu chuẩn 54
Hình 3. 2. Cơ sở nguyên lý của biến tần van 75
Hình 3. 3. Sơ đồ cấu trúc biến tần gián tiếp 76
Hình 3. 4. Sơ đồ biến tần ba pha hình tia dùng thyristor 77
Hình 3. 5. Sơ đồ nguyên lý biến tần trực tiếp 78
Hình 3. 6. Sơ đồ biến tần ba pha hình cầu dùng thyristor. 79
Hình 3. 7. Sơ đồ biến tần 3 pha có khâu trung gian một chiều 80
Hình 3. 8. Một số hình thức bố trí đèn chiếu sáng thông dụng 98
Hình 3. 9. Kết cấu bên trong của đèn led đơn giản 100
Hình 3. 10 Bố trí đèn trên mặt bằng và mặt đứng 102
Hình 3. 11. Biểu đồ quan hệ giữa tốc độ và công suất 84
Hình 3. 12. Biểu đồ phụ tải động cơ bơm nước 18,5 kW 85
Hình 3.13. Biểu đồ phụ tải động cơ khí nén. 88
Hình 3. 14. Biểu đồ phụ tải động cơ nồi hơi 91






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật …………………………

vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

CTCP Công ty cổ phần
TT Thứ tự
KĐB Không đồng bộ
HSCS Hệ số công suất
CSPK Công suất phản kháng.
TBCS Thiết bị chiếu sáng
GP Giải pháp
PLC Thiết bị điều khiển lập trình
ĐNTT Điện năng tiêu thụ
ĐNTK Điện năng tiết kiệm
EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam
TKĐN Tiết kiệm điện năng
GTSP Giá thành sản phẩm
SP Sản phẩm
DN Doanh nghiệp
SX Sản xuất
ĐVSP Đơn vị sản phẩm

CPSX Chi phí sản xuất
CP Chi phí
MBA Máy biến áp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật …………………………

1


MỞ ðẦU

1.Tính cấp thiết của ñề tài:
Điện năng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống và đặc
biệt là sự phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. Chính vì vậy mà trên toàn
thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, điện năng luôn là một vấn đề
quan trọng được đặt lên hàng đầu.

Các nguồn năng lượng để sản xuất điện được sử dụng phổ biến hiện nay
trên thế giới là nguồn năng lượng hóa thạch như than, dầu… Tuy nhiên, tất cả
các nguồn năng lượng này lại đang đứng trước vấn đề cạn kiệt. Các nguồn năng
lượng khác, như năng lượng mặt trời, gió… có khả năng tái tạo, thì việc khai
thác và sử dụng chúng hiện tại còn gặp nhiều khó khăn về mặt công nghệ và
chưa hoàn toàn hiệu quả về mặt kinh tế. Do đó sự thiếu hụt điện năng cho sản
xuất và đời sống ngày càng tăng.
Theo Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), trong 5 năm qua, sản xuất
điện năng của Việt Nam tăng trung bình 13%/năm trong khi nhu cầu tiêu thụ
lại tăng đến 15%/năm. Những con số đó cho thấy Việt Nam đang đứng trước
thách thức về sự thiếu hụt điện năng. Các chuyên gia cũng dự báo trong 10
năm tới, nhu cầu điện năng trong nước sẽ tiếp tục tăng từ 15-20%/ năm, thiếu
hụt điện chắc chắn sẽ xảy ra nếu không có các giải pháp tiết kiệm điện năng
kịp thời.
Thời gian gần đây sự biến động của giá nhiên liệu thúc đẩy yêu cầu tiết
kiệm điện lên mức cao đối với các ngành sản xuất. Giá bán điện ở Việt Nam
ngày càng tăng, thúc đẩy yêu cầu tiết kiệm điện đến mức cao hơn trên tất cả
các lĩnh vực đời sống. Đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp chi phí điện
năng chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản xuất, chi phí điện tăng thì giá thành
sản xuất tăng. Rất nhiều cuộc hội thảo, nhiều giải pháp đã được thực nghiệm,
đồng thời rất nhiều thiết bị mới, công nghệ mới được áp dụng với tiêu chí tiết

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật …………………………

2

kiệm điện nhằm giảm áp lực thiếu điện cho EVN và mục tiêu cuối cùng là
giảm giá thành sản phẩm. Việc phân tích và tìm giải pháp để giảm chi phí về
điện năng trong các doanh nghiệp là rất cần thiết
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

Phân tích và ñề xuất các giải pháp giảm chi phí ñiện năng trong sản xuất
ñối với Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè - chi nhánh Bình ðịnh
”.
2. Mục tiêu của ñề tài:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về chi phí điện năng trong sản xuất
- Phân tích thực trạng chi phí điện năng đối với Tổng CTCP may Nhà
Bè chi nhánh tại Bình Định
- Đánh giá việc quản lý, sử dụng và tiết kiệm điện của Tổng CTCP
may Nhà Bè tìm ra những yếu tố tích cực, những hạn chế bất cập còn tồn tại.
- Nghiên cứu biểu giá điện
- Đề xuất các giải pháp để thực hiện có hiệu quả việc giảm chi phí điện
năng trong sản xuất, đảm bảo hài hoà giữa mục đích ngắn hạn và dài hạn, phù
hợp với chiến lược phát triển kinh tế của công ty và của điện lực Bình Định.
3. ðối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
ðối tượng nghiên cứu:
Chi phí điện năng trong sản xuất đối với Tổng
CTCP may Nhà Bè – chi nhánh Bình Định
Phạm vi nghiên cứu:

Tình hình cung cấp, sử dụng điện và chi phí cho
điện năng trong sản xuất tại

Tổng CTCP may Nhà Bè – chi nhánh tại Bình Định
Phương pháp nghiên cứu:

- Lấy số liệu, thu thập xử lý và tổng hợp thông tin liên quan đến đề tài nghiên
cứu, qua đó tiến hành tra cứu, ghi chép lại những kết quả, thông tin, lí luận.
- Bám sát chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng tiết kiệm điện
năng và hiệu quả để làm cơ sở nghiên cứu đề tài.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật …………………………

3

4. ðóng góp của ñề tài:
- Hệ thống hóa lý thuyết về chi phí điện trong GTSP ở xí nghiệp, công
ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp.
- Thu thập và xử lý thông tin về hệ thống quản lý cung cấp điện của
tổng CTCP may Nhà Bè –chi nhánh tại Bình Định.
- Phân tích thực trạng về chi phí điện cho sản xuất của Tổng CTCP may
Nhà Bè –chi nhánh tại Bình Định.
- Đề xuất và tính toán các giải pháp giảm chi phí điện năng trong sản
xuất của công ty
5. Kết cấu của ñề tài:
Luận văn được kết cấu thành 3 chương:


















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật …………………………

4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ ðIỆN NĂNG TRONG
SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

1.1.Khái niệm về chi phí trong sản xuất công nghiệp
Giá của một sản phẩm hay dịch vụ thường liên quan chặt chẽ đến chi phí
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện quá trình sản xuất sản
phẩm doanh nghiệp cần phải bỏ ra các loại chi phí biểu hiện bằng tiền để tái
đầu tài sản cố định và tài sản lưu động, đảm bảo phúc lợi cho người lao động,
để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuy vậy, sản phẩm năng lượng và đặc biệt
là điện năng không phải là một hàng hoá thông thường mà là một mặt hàng
đặc biệt mang tính chất xã hội.
* Chi phí
- CP hoạt động của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị các nguồn lực mà
doanh nghiệp đã tiêu hao trong thời kỳ nhất định cho các hoạt động trong thời
kỳ đó. Tuỳ theo mục tiêu quản lý mà thời kỳ xem xét sẽ thay đổi nhưng
thông lệ chung thì CP hoạt động của doanh nghiệp thường được đánh giá
hàng năm.

- Trong mỗi thời kỳ xem xét, CP phát sinh tương ứng hoạt động của doanh
nghiệp là một giá trị cụ thể.
Vậy CP là toàn bộ hao phí (nhân lực, vật lực, tài lực) bỏ ra trong
khoảng thời gian nhất định để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh. Các
khoản CP của doanh nghiệp bao gồm:
1.1.1.Chi phí nhân công(tiền lương)
- Là các CP liên quan đến nguồn lực lao động mà doanh nghiệp sử dụng
trong kỳ xem xét bao gồm lương và các khoản kèm theo lương (thưởng, bảo
hiểm ).
+ Tiền lương của công nhân sản xuất: gồm lương chính, lương phụ của
công nhân sản xuất.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật …………………………

5

-Chi phí tiền lương:

. .
tl bq j j
C N L N l
= =

(1.1)
Trong ñó:
+N số lượng cán bộ công nhân viên(ñịnh biên lao ñộng)
+L
bq
Lương bình quân
N= P
tb

. n
(1.2)
+P
tb
công suất trang bị
+n hệ số biên chế cho một ñơn vị công suất trang bị
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là CP cho lao động tham gia trực tiếp
vào quá trình tạo ra sản phẩm.
1.1.2.Chi phí khấu hao tài sản cố ñịnh
- Là khoản CP liên quan đến việc sử dụng các tài sản cố định của doanh
nghiệp trong kỳ xem xét . Khoản này được khấu trừ khỏi thu nhập trước khi
tính thuế thu nhập nhưng là khoản CP “ảo”. Lý do là khoản này không phải
khoản thực chi của doanh nghiệp và được xem như một thành phần tạo ra tích
luỹ cho doanh nghiệp.
- Chi phí khấu hao:

kh kh i khi
C Gx G x
α α
= =

(1.3)
Trong ñó:
+G tổng giá trị tài sản cố ñịnh

kh
hệ số khấu hao
+i loại tài sản thứ i
1.1.3.Chi phí nguyên liệu
- Là toàn bộ các CP phát sinh để mua sắm các đối tượng lao động cần

thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ xem xét,
CP nguyên vật liệu bao gồm:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật …………………………

6

+ Nguyên vật liệu chính: là giá trị của những nguyên vật liệu chính
dùng vào sản xuất sản phẩm không bao gồm giá trị vật liệu hỏng và phế liệu
do sản xuất loại ra được thu hồi.
+ Vật liệu phụ: là giá trị của vật liệu phụ, công cụ lao động nhỏ dùng
trực tiếp cho SX sản phẩm
1.1.4.Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Gồm lương của cán bộ nhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu hao tài
sản cố định dùng trong quản lý (nhà văn phòng, máy tính ) và các yếu tố
mua ngoài liên quan.
1.1.5.Chi phí nhiên liệu, năng lượng
- Chi phí nhiên liệu: là giá trị các CP về nhiên liệu (than, củi, dầu đốt )
dùng trong quá trình sản xuất.
- Chi phí năng lượng (điện năng)
Là toàn bộ những CP điện dùng để sản xuất ra sản phẩm trong một thời
kỳ (năm, quý , tháng )

.
dn bq
C g A
=
(1.4)
Trong ñó:
+C
ñn

Tổng chi phí ñiện năng
+g
bq
giá bán bình quân cho 1kWh của nhà máy phụ thuộc vào biểu giá ñiện
+A Lượng ñiện năng tiêu hao (kWh)
A = ∑ A
i
+ ∆A (1.5)
+∑ A
i
ñiện năng tiêu thụ tại các phân xưởng bao gồm thiết bị ñộng lực,
chiếu sáng, làm mát, văn phòng
+∆A Tổn thất ñiện năng lưới ñiện DN bao gồm tổn thất trong máy biến
áp, ñường dây
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật …………………………

7

1.1.6.Chi phí khác
- Chi phí bán hàng: Gồm lương của nhân viên bán hàng, CP maketing,
khấu hao TSCĐ dùng trong bán hàng (cửa hàng, phương tiện vận tải ) và các
yếu tố mua ngoài liên quan,
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản thanh toán cho các
yếu tố mua ngoài mà doanh nghiệp thực hiện như CP nhiên liệu- năng lượng,
thuê ngoài sửa chữa, kiểm toán
- Chi phí khác:

kh ql sc vlf
C C C C
= + +

(1.5)
- Tổng chi phí sản xuất:

sx nvl kh tl dn ql khac
C C C C C C C
= + + + + +
(1.6)
1.2. Cơ sở tính toán chi phí ñện năng trong giá thành sản phẩm
1.2.1. Giá thành sản phẩm
1.2.1.1.Khái niệm giá thành sản phẩm
- GTSP là toàn bộ những CP tính bằng tiền để sản xuất và tiêu thụ một
khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. Đây là một chỉ tiêu phản ánh
toàn diện chất công tác của doanh nghiệp bao gồm các mặt: trình độ công
nghệ, trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý
- Đối tượng tính giá thành có thể là SP, dịch vụ hoàn thành cũng có thể là
bán thành phẩm, là chi tiết, cụm chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt
hàng Nói tóm lại đó là loại sản phẩm sản xuất cụ thể mà yêu cầu quản lý cần xác
định được giá thành và giá thành đơn vị để định giá bán và tính toán ra kết quả
kinh doanh hoặc đánh giá được kết quả hoạt động của bộ phận sản xuất.
- Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian kế toán hệ thống số liệu về chi
phí sản xuất và khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành và tiến hành tính
toán giá thành cho khối lượng sản phẩm, dịch vụ đó. Kỳ tính giá thành có thể
định kỳ: hàng tháng, hàng quý, nửa năm một lần hoặc hàng năm (đối với
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật …………………………

8

doanh nghiệp sản xuất liên tục, mặt hàng ổn định) mà cũng có thể không định
kỳ (khi nào chu kỳ sản xuất kết thúc thì kế toán tiến hành tính giá thành như
trường hợp sản xuất theo đơn đặt hàng, sản xuất đơn chiếc, hàng loạt ít, sản

xuất không liên tục, mặt hàng hay thay đổi).
1.2.1.2.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
- Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 khái niệm riêng biệt có
những mặt khác nhau :
+ CPSX luôn gắn liền với từng thời kỳ đã phát sinh ra chúng, còn
GTSP lại gắn với một khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành.
+ Chi phí phát sinh trong doanh nghiệp được phân thành các yếu tố CP,
có cùng một nội dung kinh tế. Chúng không nói rõ địa điểm và mục đích bỏ ra
CP. Còn những CP nào phát sinh, nói rõ địa điểm và mục đích bỏ ra CP đó thì
chúng được tập hợp lại thành các khoản mục để tính toán GTSP, dịch vụ.
+ CPSX trong kỳ bao gồm cả những chi phí đã trả trước của kỳ nhưng
chưa phân bố cho kỳ này và những chi phí phải trả kỳ trước, nhưng kỳ này
mới phát sinh thực tế, nhưng không bao gồm chi phí trả trước của kỳ phân bổ
cho kỳ này và những CP phải trả kỳ này nhưng thực tế chưa phát sinh. Ngược
lại, GTSP lại chỉ liên quan đến CP phải trả trong kỳ và CP trả trước được
phân bố trong kỳ.
+CPSX tính trong một thời kỳ. CPSX trong kỳ không chỉ liên quan đến
những SP đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả SP còn đang dở dang cuối
kỳ và SP hỏng nhưng lại liên quan đến CPSX của SP dở dang kỳ trước
chuyển sang.
- Tuy nhiên CPSX và GTSP có mối quan hệ rất mật thiết với nhau vì
nội dung cơ bản của chúng đề là biểu diễn những CP doanh nghiệp đã bỏ ra
cho hoạt động sản xuất kinh doanh. CPSX trong kỳ là căn cứ là cơ sở để lãng
phí của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến GTSP. Vì vậy, quản lý giá
thành phải gắn liền với quản lý CP của sản xuất kinh doanh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật …………………………

9

- Ta có sơ đồ biểu hiện mối quan hệ:

Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí
sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
1.2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng ñến giá thành sản xuất
- Để phục vụ công tác quản lý giá thành, đáp ứng các yêu cầu về công
tác kế hoạch và xây dựng giá cả sản phẩm và hạch toán kinh tế, trong các cơ
sở sản xuất đã hình thành các loại GTSP khác nhau.
+ Giá thành sản xuất
: bao gồm

Chi phí nguyên liệu trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp

CPSX chung tính cho những SP, công việc đã hoàn thành. GTSX được
sử dụng ghi sổ cho SP đã hoàn thành, nhập kho hoặc giao cho khách
hàng. Giá thành sản xuất của SP cũng là căn cứ để tính toán giá trị hàng
tồn kho, giá vốn hàng bán và lãi gộp ở doanh nghiệp sản xuất.
+ Giá thành phân xưởng, giá thành công xưởng và giá thành toàn bộ

Giá thành phân xưởng là tập hợp CP nguyên vật liệu trực tiếp, nhân
công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Đó cũng chính là GTSX.

Giá thành công xưởng là giá thành phân xưởng cộng với CP quản lý

Giá thành toàn bộ bao gồm giá thành công xưởng và CP tiêu thụ sản
phẩm.
+ Giá thành kế hoạch và giá thành thực tế

Giá thành kế hoạch là GTSP được tính trên cơ sở CPSX kế hoạch và
sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch doanh

nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế
tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch của SP là mục tiêu phấn đấu của doanh
nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
gía thành và kế hoạch hạ giá thành của sản phẩm so sánh được.

Giá thành thực tế là GTSP được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật …………………………

10
thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế
đã sản xuất ra trong kỳ. GTSP thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết
thúc quá trình SX, chế tạo sản phẩm.
+ Giá thành ñịnh mức
Giá thành định mức là GTSP được tính trên cơ sở định mức các chi phí
hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức
cũng được thực hiện trước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm.
Giá thành định mức được xem là công cụ quản lý các định mức của doanh
nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao
động trong sản xuất, giúp đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế- kỹ thuật
mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng
cao hiệu quả kinh doanh của DN.
- Vậy ta có :
Giá thành toàn bộ sản phẩm = Giá thành sản xuất + Chi phí quản lý DN
+ Chi phí bán hàng
+ Giá thành ñơn vị và tổng giá thành sản lượng hàng hoá
- Giá thành đơn vị là gía thành tính cho một loại sản phẩm nhất định,
theo một đơn vị nhất định. Giá thành đơn vị sản phẩm dùng để so sánh, đối
chiếu giữa giá thành kế hoạch và giá thành thực tế hoặc đối chiếu giữa giá
thành của DN với giá thành cùng loại sản phẩm của các DN khác, hoặc đối
chiếu giữa kỳ kế hoạch với kỳ báo cáo. Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích,

tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc hạ giá thành sản phẩm.
- Tổng giá thành sản lượng hàng hoá là toàn bộ chi phí bỏ ra để tiến
hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho toàn bộ sản lượng, hàng hoá sản xuất
trong kỳ. Tổng giá thành cho biết toàn bộ chi phí bỏ ra trong kỳ và tỷ trọng
của từng loại chi phí có căn cứ để phân tích, tìm ra các biện pháp hạ giá thành
sản phẩm.
+ Kết cấu giá thành
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật …………………………

11
Kết cấu giá thành SP là tỷ trọng giữa các yếu tố hoặc khoản mục trong
tổng yếu tố chi phí hoặc tổng số khoản mục giá thành SP. Thông qua kết cấu
giá thành giúp người quản lý thấy được tình hình chi phí của DN sự biến động
của các khoản CP đó qua từng thời kỳ. Điều đó là căn cứ để xác định trọng
điểm quản lý và tìm biện pháp phấn đấu khai thác mọi khả năng tiềm tàng để
hạ giá thành sản phẩm.
Những nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu giá thành:
+ Đặc điểm SX kinh doanh của từng loại DN sản xuất và dịch vụ sản xuất:
ở DN khai thác thì chi phí về tiền lương và vật liệu phụ chiếm tỷ trọng lớn.
+ Trong cùng một nghành sản xuất kinh doanh nhưng ở vào các giai
đoạn sản xuất khác nhau thì kết cấu giá thành cũng khác nhau: ở giai đoạn
càng về cuối tỷ trọng nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng càng cao, tỷ trọng các
khoản chi phí khác tương ứng giảm bớt.
+ Trình độ kỹ thuật sử dụng trong SX càng cao thì chi phí về khấu hao
và nguyên liệu chiếm tỷ trọng càng lớn, chi phí về tiền lương chiếm tỷ trọng
càng nhỏ.
+ Loại hình và quy mô SX: ở những DN sản xuất nhiều, SX hàng loạt
thì tỷ trọng chi phí về tiền lương và chi phí chung sẽ thấp hơn ở những DN
sản xuất nhỏ .
+ Công tác quản lý sản xuất và tổ chức cung tiêu: những DN làm tốt

công tác cải tiến quản lý SX và tổ chức cung tiêu tỷ trọng các khoản chi phí
về quản lý sản xuất kinh doanh sẽ giảm bớt rõ rệt.
Kết cấu giá thành có xu hướng thay đổi như sau:tỷ trọng chi phí nguyên
vật liệu và khấu hao tăng lên, tỷ trọng chi phí tiền lương tương ứng giảm bớt
đồng thời giá thành đơn vị sản phẩm sẽ hạ thấp. Điều này do việc ứng dụng
những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới, kỹ thuật sản xuất
được cải tiến, trình độ chuyên môn của người lao động được nâng cao, chất
lượng chủng lại nguyên vật liệu ngày càng được cải tiến và hoàn thiện hơn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật …………………………

12
* Ý nghĩa và phương hướng hạ giá thành sản phẩm
+ Ý nghĩa: Hạ thấp giá thành SP là một trong những nhiệm vụ chủ yếu
để DN có thể đứng vững trong cạnh tranh trên thị trường. Ý nghĩa của việc hạ
giá thành SP:
- Hạ thấp giá thành trong phạm vi từng DN làm cho lợi nhuận của DN
tăng lên, quỹ DN ngày càng mở rộng, đời sống vật chất và tinh thần của công
nhân viên chức được nâng cao, điều kiện lao động ngày càng được cải thiện.
- Hạ thấp giá thành trong phạm vi cả nước là một nguồn vốn quan trọng
để mở rộng tái sản xuất xã hội. Trong điều kiện giá cả được ổn định, GTSP
ngày càng thấp thì tích luỹ tiền tệ càng tăng và dẫn đến nguồn để mở rộng tái
SX càng nhiều.
- Hạ thấp giá thành còn có thể giảm bớt được lượng vốn lưu động
chiếm dùng và tiết kiệm vốn cố định, vốn lưu động chiếm dụng nhiều hay ít
phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu sau: quy mô sản xuất của DN lớn hay nhỏ,
quá trình cung cấp, sản xuất tiêu thụ dài hay ngắn, GTSP cao hay thấp. Nếu
các nhân tố trên không thay đổi thì giá thành càng hạ, vốn lưu động chiếm
dùng càng ít.
- Hạ thấp giá thành còn có nghĩa là DN tận dụng được công suất máy
móc thiết bị, tăng khối lượng sản xuất, giảm bớt chi phí khấu hao trên mỗi

ĐVSP. Do đó hạ thấp giá thành còn tạo điều kiện cho DN tiết kiệm vốn cố
định khiến cho DN có thể sản xuất nhiều sản phẩm hơn mà không cần tăng
thêm vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Hạ thấp giá thành còn tạo điều kiện quan trọng cho việc hạ thấp giá
bán sản phẩm tạo lợi thế cho DN trong cạnh tranh.
+ Phương hướng hạ thấp giá thành sản phẩm:
- Nâng cao năng suất lao động: làm cho số giờ công tiêu hao để sản
xuất mỗi đơn vị sản phẩm giảm bớt hoặc làm cho số lượng sản phẩm sản xuất
trong một đơn vị thời gian tăng thêm. Kết quả việc nâng cao năng suất lao
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật …………………………

13
động làm cho chi phí về tiền lương của công nhân sản xuất và một số khoản
chi phí cố định khác trong giá thành sản phẩm được hạ thấp. Nâng cao năng
suất lao động bằng cách:

Tổ chức lao động khoa học và hợp lý, nâng cao trình độ kỹ thuật cho
công nhân viên.
Thường xuyên cải tiến máy móc thiết bị, đổi mới đầu tư kỹ thuật, áp dụng các
thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Tổ chức lao động khoa học và hợp lý, nâng cao trình độ kỹ thuật cho
công nhân viên

Thường xuyên cải tiến máy móc thiết bị, đổi mới đầu tư kỹ thuật, áp
dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Tổ chức chế độ về tiền lương, tiền thưởng phù hợp với năng suất lao
động của công nhân viên.
- Tiết kiệm tiêu hao nguyên vật liệu bằng cách:


Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu tiên tiến và hiện thực

Cải tiến kỹ thuật sản xuất nhằm giảm bớt số lượng tiêu hao cho mỗi
ĐVSP

Sử dụng vật liệu thay thế, tận dụng phế liệu phế phẩm, cải tiến công tác
thu mua, bảo quản để vừa giảm hư hỏng kém phẩm chất, vừa giảm
được chi phí thu mua.

Tận dụng công suất máy móc thiết bị: phải làm cho các thiết bị sản xuất
phát hết khả năng hiện có của chúng để sản xuất được nhiều sản phẩm
hơn, để chi phí khấu hao và chi phí cố định khác giảm bớt trong một
đơn vị sản phẩm. Tận dụng công suất của thiết bị bằng cách:

Chấp hành đúng đắn định mức sử dụng thiết bị

Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, kiểm tra, sửa chữa
thường xuyên.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật …………………………

14

Cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất cảu máy móc
thiết bị.

Giảm bớt những tổn thất trong sản xuất

Giảm bớt sản phẩm hỏng:


Đảm bảo nguyên vật liệu dùng trong sản xuất đúng yêu
cầu kỹ thuật

Nâng cao kỹ thuật sản xuất, tay nghề của công nhân

Nâng cao ý thức trách nhiệm trong sản xuất và chế độ
trách nhiệm khi sản xuất ra sản phẩm hỏng
* Giảm bớt sản phẩm hỏng bằng cách:

Đảm bảo nguyên vật liệu cung cấp đều đặn, khắc phục tính
thời vụ trong sản xuất

Nâng cao hiệu quả của công tác sửa chữa máy móc đúng kế
hoạch.
Các khoản chi phí về sản phẩm hỏng và chi phí về ngừng sản xuất
không tạo thành giá trị của sản phẩm nhưng nếu phát sinh trong sản xuất đều
dẫn đến lãng phí nhân lực, vật lực và gí thành sản phẩm tăng cao. Vì vậy DN
phải cố gắng giảm bớt những tồn thất về mặt này
- Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính:
+ Chấp hành đúng dự toán về chi phí quản lý hành chính
+ Cải tiến phương pháp làm việc để nâng cao hiệu suất của công tác
quản lý
Nâng cao trình độ của nhân viên quản lý, giảm bớt số nhân viên quản lý
thiếu năng lực.
+ Tăng năng suất lao động để tăng thêm sản lượng cũng là biện pháp để
giảm bớt chi phí quản lý DN
1.2.2. Phương pháp tính giá thành
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật …………………………

15

Việc tính giá thành trong từng DN cụ thể tuỳ thuộc vào từng đối tượng
hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành, ta có thể áp dụng một trong các
phương pháp sau:
a. Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản ñơn)
Giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất sản phẩm trong một chu
kỳ cộng (+) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
so với cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành.
Phương pháp này thường áp dụng cho DN sản xuất mặt hàng ít, khối
lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn (các nhà máy nhiệt điện, nước )
b. Phương pháp tổng cộng chi phí
GTSP được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận,
chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản
xuất. Phương pháp này hay áp dụng cho các DN khai thác, có khí chế tạo,
may mặc.
c. Phương pháp hệ số
Căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm
gốc từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm để
tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản xuất các loại sản phẩm
của sản phẩm gốc =

Số lượng sản phẩm quy đổi (sản phẩm gốc)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật …………………………

16
1.3. ðịnh mức tiêu thụ ñiện năng
1.3.1. ðịnh nghĩa
- Định mức tiêu thụ điện năng là lượng điện năng cần và đủ để SX ra
một đơn vị sản phẩm hoặc một đơn vị công việc thực hiện với mức độ trang
thiết bị thích hợp.

- Việc xác định định mức điện năng thường dựa trên cơ sở điện năng
tiêu hao trong một khoảng thời gian và lượng sản phẩm tương ứng với khoảng
thời gian đó.

( / )
A
d kwh dvsp
N
=
(1.7)
Trong ñó:
+d ðịnh mức tiêu hao ñiện năng cho một ñơn vị sản phẩm (kWh/ñvsp)
+A Lượng ñiện năng tiêu thụ trong khoảng thời gian khảo sát (kWh)
+N Số lượng sản phẩm trong khoảng thời gian khảo sát (ñvsp)
- Chỉ tiêu định mức điện năng gồm 2 loại:
+ Định mức công nghệ hoặc định mức nguyên công:
Định mức công nghệ (định mức nguyên công) là tỷ số giữa lượng điện năng
tiêu thụ hữu ích trong một quá trình công nghệ (hoặc một nguyên công ) với
lượng sản phẩm trong quá trình công nghệ hoặc nguyên công đó.

h
A A
d
N
+ ∆
=
(kWh/đvsp) (1.8)
Trong ñó:
+A
h

ðiện năng hữu ích tiêu thụ trong quá trình công nghệ, hoặc một
nguyên công (kWh).
Điện năng tiêu thụ hữu ích gồm 2 thành phần:

Điện năng tiêu thụ trong thời gian hiệu quả của thiết bị thực hiện
quá trình công nghệ hoặc nguyên công, thành phần này có quan hệ trực tiếp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật …………………………

17
với SP tương ứng. Có thể xác định được thành phần này dựa vào cân bằng
năng lượng chuẩn

Điện năng tiêu hao phụ trong quá trình thực hiện công nghệ hoặc
nguyên công, thành phần này có thể xác định bằng cách tính giá trị tuyệt đối
của chúng sau khi đã tách cho từng loại SP đã được SX ra.
+∆A Hao tổn ñiện năng trong quá trình công nghệ hoặc nguyên công
ñó,(kWh)
+N Tổng sản lượng sản phẩm trong quá trình công nghệ ñó
- Định mức tổng hợp:
Định mức điện năng tổng hợp là tỷ số giữa tổng lượng điện điện năng
tiêu thụ trong nhiều quá trình để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh trong
quá trình đó:

1
n
i f
i
A A
d
N

=

+
=

(kWh/đvsp) (1.9)
Trong ñó:
+
1
n
i
i
A
=

(kWh) Tổng ñiện năng tiêu thụ của quá trình thứ i ñể trực tiếp sản
xuất ra sản phẩm.
+n Số lượng quá trình
+A
f
(kWh) Tổng ñiện năng tiêu thụ của quá trình phụ trợ ñể sản xuất ra
sản phẩm.
1.3.2. Mục ñích
- Tính toán kinh tế - kỹ thuật một cách chính xác và khoa học.
- Kế hoạch hoá việc sử dụng điện năng, cung cấp điện năng và dự báo
nhu cầu điện năng.
- Hạch toán giá thành trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Kiểm tra phân tích bảng cân bằng điện năng .

×