Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước tại Tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.13 KB, 25 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG




NGUYỄN KHOA TÂN




HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN
ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƢỚC
Ở TỈNH QUẢNG BÌNH



Chuyên ngành : Kinh tế phát
tri

n

Mã số : 60.31.05


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH T






Đà Nẵng - Năm 2014


Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Hữu Hoà


Phản biện 1: TS. Nguyễn Thanh Liêm


Phản biện 2: TS. Trần Tiến Dũng




Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 23
tháng 02 năm 2014



Có thể tìm hiểu luận văn tại :
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học kinh tế , Đại học Đà Nẵng



1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Bình là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, hàng
năm phải được trung ương trợ cấp. Thực hiện Nghị quyết của Đảng
bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV: "đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng
kinh tế và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, sớm đưa tỉnh nhà ra khỏi tình trạng một tỉnh
nghèo, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản đạt trình độ phát triển ngang
mức trung bình của cả nước". Muốn làm được điều này, Quảng Bình
cần phải tiếp tục đẩy mạnh đầu tư các cơ sở hạ tầng kinh tế, nhất là
trong các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn có lợi thế so sánh cao.
Để tăng cường hơn nữa vai trò của vốn đầu tư XDCB từ
NSNN, nhằm phát huy lợi thế và khắc phục những tồn tại, thì: các
cấp, ban, ngành quản lý vốn đầu tư XDCB ở Quảng Bình phải tìm
nhiều giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
vốn này trong giai đoạn hiện nay; với những kiến thức đã học,
nghiên cứu và tìm hiểu về thực tế công tác quản lý vốn đầu tư XDCB
từ NSNN của tỉnh Quảng Bình, tác giả chọn đề tài: "Hoàn thiện
công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước ở tỉnh
Quảng Bình" .
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư và quản lý vốn đầu tư
XDCB từ nguồn NSNN, kinh nghiệm một số địa phương trong và
ngoài nước.
- Làm rõ thực trạng về đầu tư và quản lý đầu tư XDCB bằng
nguồn NSNN ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua, làm rõ những

2

kết quả đạt được, chỉ rõ những hạn chế và tìm ra những nguyên nhân
chủ yếu.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn
đầu tư XDCB của NSNN ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian đến.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và
thực tiễn về vốn đầu tư và công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của
NSNN ở tỉnh Quảng Bình; các chủ đầu tư sử dụng vốn NSNN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Vốn đầu tư XDCB của NSNN ở tỉnh Quảng Bình (nghiên
cứu vốn đầu tư XDCB tập trung, vốn TPCP).
+ Thời gian đánh giá thực trạng từ năm 2008-2012.
+ Các giải pháp đề xuất đến năm 2020
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp
luận lịch sử với phương pháp logic. Ngoài ra luận văn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu trực tiếp thông qua thu thập số liệu; phương
pháp so sánh, hệ thống hóa và khảo cứu các công trình tài liệu sẵn có
kết hợp với phương pháp chuyên gia.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội
dung của đề tài bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản bằng nguồn vốn NSNN.

3
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản bằng nguồn vốn NSNN trên dịa bàn tỉnh Quảng Bình giai

đoạn 2008-2012.
- Chương 3: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
6. Tổng quan tài liệu
Có công trình trên đã đề cập khá toàn diện, khái quát hoặc đi
vào phân tích từng mặt, từng lĩnh vực của vấn đề công tác quản lý
vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, chưa có một công trình, một
tác giả nào nghiên cứu cụ thể vấn đề hoàn thiện công tác quản lý vốn
đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN ở tỉnh Quảng Bình, nơi có
những đặc thù riêng về lịch sử, văn hóa, điều kiện tự nhiên cũng như
những tiềm năng, thế mạnh và cả những tồn tại thực tế riêng vốn có
của tỉnh Quảng Bình, như tác giả sẽ thực hiện trong luận văn này

4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB BẰNG
NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA NSNN VÀ QUẢN LÝ VỐN
ĐẦU TƢ XDCB BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
1.1.1. Khái niệm nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc
a. Khái niệm ngân sách nhà nước
"Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi đã đươc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong
một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà
nước" [3]
b. Chi ngân sách nhà nước
"Chi ngân sách nhà nước là một bộ phận trong cơ cấu NSNN.
theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì chi NSNN là hoạt động
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân phối và sử dụng quỹ

NSNN" [3]
c. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
- Vốn đầu tư từ ngân sách là một bộ phận cấu thành quan
trọng của hoạt động chi ngân sách. Nó chính là nguồn tài chính do
NSNN chi ra để thực hiện nhiệm vụ đầu tư phát triển trong xã hội.
1.1.2. Khái niệm, vai trò của vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn
vốn NSNN
a. Khái niệm vốn đầu tư XDCB từ NSNN
b. Vai trò của vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách
1.1.3. Quản lý nhà nƣớc đối với các dự án vốn đầu tƣ
XDCB bằng nguồn vốn NSNN
a. Khái niệm:

5
b. Nguyên tắc về quản lý vốn đầu tư XDCB bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước
c. Tầm quan trọng của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB
bằng nguồn vốn NSNN
- Là khoản chi gắn liền với định hướng phát triển KT-XH của
đất nước, của địa phương theo từng thời kỳ.
- Việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN gắn với quyền lực
của Nhà nước.
- Các tiêu chí đánh giá của vốn đầu tư XDCB từ NSNN được
xem xét trên tầm vĩ mô các kết quả về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc
phòng dựa trên cơ sở hoàn thành các mục tiêu ĐTPT từ NSNN.
- Vốn đầu tư XDCB từ NSNN chủ yếu ĐTXD các công trình
kết cấu hạ tầng KT-XH không có khả năng thu hồi vốn.
- Vốn đầu tư XDCB từ NSNN gắn với hoạt động đầu tư và
xây dựng
1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB

BẰNG NGUỒN VỐN NSNN
1.2.1. Công tác lập và kế hoạch vốn đầu tƣ
Việc lập các dự án đầu tư XDCB phù hợp với từng giai đoạn;
đồng thời để định hướng cho hoạt động đầu tư của mọi thành phần
kinh tế trong xã hội trên cơ sở hiểu rõ được tiềm năng, thế mạnh, cơ
hội đầu tư, khả năng hợp tác liên doanh, liên kết phát triển KT-XH
trên địa bàn.
1.2.2. Về công tác lập, thẩm định các dự án đầu tƣ
Quá trình thẩm định TMĐT, không chỉ xem xét sự phù hợp của
dự án đối với quy hoạch, sử dụng tài nguyên quốc gia, phương án
công nghệ, đặc điểm tính chất kỹ thuật mà còn thẩm định các điều
kiện về tài chính, giá cả

6
1.2.3. Công tác lập và quản lý dự toán xây dựng công trình
Dự toán xây dựng công trình là cơ sở để xác định giá gói thầu,
giá thành xây dựng và là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh
toán khi chỉ định thầu.
1.2.4. Về công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu
Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng phải đáp ứng được các yêu
cầu đó là: Đảm bảo được hiệu quả của dự án ĐTXD công trình; Chọn
được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động hành nghề xây
dựng phù hợp với yêu cầu của gói thầu, có phương án kỹ thuật, công
nghệ tối ưu, có giá dự thầu hợp lý.
1.2.5. Công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng
cơ bản
Căn cứ vào quy định hiện hành, các cơ quan chức năng tiến
hành hướng dẫn công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB. Quy định về
căn cứ để thanh toán vốn đầu tư, về đối tượng được tạm ứng và mức
vốn tạm ứng, về hồ sơ tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng.

Trên cơ sở hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ, đúng định mức và
đơn giá quy định đảm bảo điều kiện cấp phát thanh toán.
1.2.6. Về công tác quyết toán vốn đầu tƣ dự án hoàn thành
Công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB một công trình dự án
phải được tổng hợp đánh giá phân tích từ các khoản chi lập dự án,
vốn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn thực hiện đầu tư, kết thúc đưa dự
án vào sử dụng nó có tác dụng phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ
giá trị thực của một tài sản hữu hình thuộc sở hữu nhà nước;
1.2.7. Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tƣ
XDCB
Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư XDCB là một
lĩnh vực vô cùng khó khăn và phức tạp; phải kiểm tra, kiểm soát tất

7
cả các giai đoạn của quá trình đầu tư một dự án; phát hiện và xử lý
kịp thời các hiện tượng gây thất thoát lãng phí trong tất cả các khâu
của quá trình đầu tư
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB BẰNG NGUỒN VỐN NSNN
1.4. KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB
BẰNG NGUỒN VỐN NSNN Ở TRONG NƢỚC
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tƣ XDCB của Thành
phố Đà Nẵng
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tƣ XDCB tỉnh Thanh
Hóa
1.4.3 Những bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý của các
địa phƣơng trong nƣớc
- Tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về
rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả
năng cân đối VĐT; Hoàn thiện thể chế phải đảm bảo tính đồng bộ và

có tầm chiến lược lâu dài; Xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt
bằng ở các địa phương theo quan điểm “ Nhà nước và nhân dân cùng
làm”; Chi tiết và công khai hóa các quy trình xử lý các công đoạn
của quá trình đầu tư; Nâng cao vai trò tiên phong của cán bộ chủ
chốt với tinh thần “ dám làm dám chịu trách nhiệm” và sẵn sàng đối
thoại trực tiếp với công dân.

8
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB
BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG BÌNH

2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH
VÀ HOẠT ĐỘNG VỐN ĐẦU TƢ XDCB TRÊN ĐỊA BÀN
THỜI GIAN QUA
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Bình
2.1.2. Đặc điểm đầu tƣ XDCB bằng nguồn vốn ngân sách
nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008 – 2012
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ
XDCB BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc
a. Công tác kế hoạch vốn, lập dự án đầu tư XDCB
* Công tác kế hoạch vốn đầu tƣ, lập dự án
Công tác kế hoạch vốn đầu tư XDCB, lập dự án và duyệt dự án
đầu tư luôn được tỉnh quan tâm chú trọng đúng mức vì nó có vai trò
rất quan trọng trong việc xác định chủ trương đầu tư, họach định quy
hoạch, kế hoạch đầu tư trung và dài hạn, quyết định trực tiếp đến
phát triển kinh tế. và khai thác khả năng tiềm tàng ở từng địa phương

như nguồn vốn, lao động, tài nguyên.

9
Bảng 2.5: Kết quả thực hiện công tác ĐT XDCB
giai đoạn 2008 – 2012 ĐVT: dự án
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2011
2012
Dự án thực hiện
trong năm
635
695
575
845
555
Dự án nhóm B
50
45
47
40
37
Dự án nhóm C
585
655
528
805
518

Dự án chuyển tiếp
280
295
580
760
355
Dự án đầu tư mới
355
400
175
85
200
Dự án đưa vào hoạt
động
315
340
288
195
140
Số dự án phải điều
chỉnh
127
208
80
115
60
Nguồn: Báo cáo của Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Bình 2008 -2012
Số lượng công trình hoàn thành đưa vào sử dụng trong 3 năm
2008, 2009, 2010 đạt tương ứng 49,6%, 48,92%, 50% trong tổng số
công trình được thực hiện trong năm. Đến năm 2011 và 2012 tỷ lệ

này đã giảm đi rất nhiều, tương ứng 23% và 25%. Vẫn còn tình trạng
các dự án phải điều chỉnh, năm 2009 số dự án phải điều chỉnh khá
lớn (208 dự án), các dự án chủ yếu điều chỉnh về nội dung đầu tư,
vốn đầu tư và tiến độ đầu tư.
Các dự án khởi công mới hàng năm còn nhiều so với tổng dự
án triển khai trong năm, ví dụ năm 2008 chiếm 55,9%, năm 2009
chiếm 57.55%, năm 2010 là 50%. Riêng năm 2011 số dự án khởi
công mới chiếm tới 23% và năm 2012 con số này là 25,22%, do thực
hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg của Chính phủ về kiềm chế lạm phát và
Nghị quyết 11/NQ-CP về việc tạm dừng thi công các dự án khởi
công mới, do đó các dự án khởi công mới trong 2 năm giảm so với

10
các năm trước đây, chỉ ưu tiên trả nợ các công trình đã có khối lượng
hoàn thành.
b. Công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
Công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình luôn
được các cấp chính quyền ở Quảng Bình coi trọng; cụ thể đó là: Luôn
xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án; các yếu tố đảm
bảo tính khả thi của dự án.
Bảng 2.7. Nguồn vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN
giai đoạn 2008-2012
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Bình )
c. Công tác đấu thầu và lựa chon nhà thầu
Công tác đấu thầu được thực hiện đảm bảo tuân thủ theo quy
định của Luật Đấu thầu, trong các năm qua đã tạo được sự cạnh tranh
cho các nhà thầu, nâng cao trách nhiệm của nhà thầu, hạn chế những
phát sinh chủ quan của chủ đầu tư.
d. Công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB

Do cơ chế kiểm soát thanh toán, chính sách quản lý vốn đầu tư
được sửa đổi, bổ sung theo hướng tích cực, hệ thống pháp luật trong
Nội dung
2008
2009
2010
2011
2012
1. Tổng vốn đầu
tư NSNN
931,62
993,89
1.128,23
1.169,83
1.320,94
Tr đó: Vốn đầu
tư XDCB
399,65
588,95
781,14
563,45
3.561,00
2. Tổng chi
ngân sách
3.008,23
3.723,29
4.613,97
5.179,38
8.941,94
3. Vốn đầu

tư XDCB/tổng
chi NS (%)
13,28
15,82
16,93
10,87
39,82

11
lĩnh vực đầu tư XDCB được tiếp tục hoàn thiện và khắc phục được
những tồn tại, vướng mắc.
Trong giai đoạn từ năm 2008-2012, tỷ lệ vốn giải ngân của dự
án XDCB từ NSNN đến 31/01 năm sau, trung bình đạt 92,23%;. Do
áp dụng những biện pháp linh hoạt trong kiểm soát thanh toán VĐT
XDCB bằng nguồn vốn NSNN nên tình hình giải ngân so với kế
hoạch vốn của tỉnh Quảng Bình đã được cải thiện một bước, hạn chế
bớt tình trạng vốn chờ công trình.
Bảng 2.9. Tình hình giải ngân thanh toán VĐT XDCB
( 2008-2012)
( bao gồm vốn NS tỉnh và TPCP)
ĐVT: triệu đồng
Năm

Kế hoạch vốn

Vốn giải ngân
(đến 31/01 năm sau)

Tỷ lệ giải ngân so
với kế hoạch vốn

(%)
2008
801.310
718.426
89,65
2009
1.213.789
1.038.383
85,55
2010
1.466.639
1.408.511
96,03
2011
1.808.707
1.652.585
91,36
2012
1.862.478
1.786.954
95,94
Tổng
7.152.923
6.604.859
92,33
(Nguồn: Báo cáo quyết toán vốn, Kho bạc Nhà nước Quảng Bình )
đ. Công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư
Công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán công trình đang từng
bước nâng cao. Sở Tài chính và KBNN Quảng Bình đã có sự phối
hợp tốt công tác kiểm tra đối chiếu tình hình thanh toán và công nợ

của dự án, đã phát hiện và tiến hành giảm trừ thanh toán các khoản
chi không đúng quy định.

12
Trong 5 năm từ năm 2008 đến năm 2012 Sở Tài chính Quảng
Bình đã thẩm tra, trình phê duyệt quyết toán 2.755 dự án hoàn
thành với tổng giá trị quyết toán là: 1.777.710 triệu đồng. Quá
trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư đã cắt giảm, loại bỏ
những giá trị khối lượng không đúng của chủ đầu tư và đơn vị thi
công góp phần giảm trừ thanh toán và tiết kiệm cho NSNN là: 23.040
triệu đồng.
e. Công tác thanh tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư
XDCB
Hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá đầu tư đi vào nề nếp,
qua thanh tra, giám sát, phát hiện những việc làm gây lãng phí, thất
thoát vốn, tài sản thuộc dự án;.
2.2.2. Những hạn chế
a. Vế công tác kế hoạch vốn, lập dự án đầu tư XDCB
* Công tác kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB
Việc phân bổ vốn vẫn còn dàn trải, thiếu tính tập trung cho
các mục tiêu quan trọng; chưa gắn công tác quy hoạch với kế
hoạch ĐTXD, ghi vốn cho một số dự án chưa sát với thực tế dẫn đến
điều chỉnh kế hoạch nhiều lần.
* Công tác lập dự án đầu tƣ xây dựng
Do sự biến động tăng giá vật liệu xây dựng đã làm tăng giá trị
dự toán xây dựng công trình dẫn đến đã làm ảnh hưởng đến tiến độ
thực hiện, gây khó khăn cho nhà thầu xây dựng.
b. Công tác thẩm định và phê duyệt dự án
Công tác thẩm định, phê duyệt dự án của các sở chuyên ngành
chưa tốt; chưa tính toán kỷ khối lượng dự toán; phải thay đổi,

bổ sung, điều chỉnh dẫn đến kết quả đầu tư dự án không đạt được
mục tiêu lúc phê duyệt, thậm chí còn gây nên lãng phí, thiệt hại

13
NSNN.
c. Công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu
- Công tác phê duyệt kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu còn
lúng túng, chất lượng chưa cao; Đánh giá hồ sơ dự thầu không tuân
thủ theo hồ sơ mời thầu được duyệt; Vẫn còn có hiện tượng thông
thầu, dàn xếp trong đấu thầu để được trúng thầu; Nhà thầu thi công
nhiều công trình cùng một thời điểm nên nguồn vốn của nhà thầu
không đáp ứng nhu cầu;
- Việc áp dụng những qui định cụ thể trong Luật Đấu thầu và
các văn bản hướng dẫn thi hành cũng còn nhiều bất cập.
d. Về công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB
Trên địa bàn tỉnh, trong giai đoạn này, tình trạng tập trung giải
ngân thanh toán vốn vào những tháng cuối vì vậy gây nên tình trạng
quá tải và ảnh hưởng dẫn đến chất lượng kiểm soát thanh toán không
cao.
Bảng 2.14. Cấp phát vốn qua kho bạc nhà nƣớc các tháng trong
năm



Năm

Kế hoạch
vốn
Vốn cấp phát thanh
toán

Vốn cấp phát
12 tháng
Vốn cấp phát tháng
tháng 01 năm sau
Tổng số
so với
KHV
(%)
Tổng số
so với
vốn cấp
phát TT
(%)
Tổng số
so với
vốn cấp
phát TT
(%)
2008
801.310
718.426
89,65
534.222
74,36
184.204
25,64
2009
1.213.789
1.038.383
85,55

703.297
67,73
335.086
32,27
2010
1.466.639
1.408.511
96,03
1.019.903
72,41
388.608
27,59
2011
1.808.707
1.652.585
91,36
1.148.547
69,50
504.038
30,50

14
2012
1.862.478
1.786.954
95,94
1.185.823
66,36
601.131
33,64

T.số
7.152.923
6.604.859
92,33
4.591.792
69,52
2.013.067
30,48
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Kho bạc Nhà nước Quảng Bình)
đ. Về công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
Trong 5 năm (từ 2008 – 2012) số dự án hoàn thành được thẩm
tra quyết toán nêu ở Bảng 2.13 có tổng số 2.755 dự án, bình quân
mỗi năm 551 dự án và mỗi cán bộ phải thẩm tra 138 dự án/năm. Nếu
trừ ngày lễ, tết, thứ 7, chủ nhật; thì thời gian thẩm tra mỗi dự án dưới
5 ngày. Với thời gian quá ít, chắc chắn không thể thẩm tra hết các hồ
sơ chi tiết như: văn bản pháp lý, hợp đồng kinh tế, biên bản
nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành, hồ sơ hoàn công, nhật
ký thi công, hồ sơ đấu thầu, dự toán thiết kế và các hồ sơ chứng từ
thanh toán. Dẫn đến chất lượng công tác thẩm tra quyết toán không
cao, số chênh lệch giảm 23.040 triệu so với số đề nghị quyết toán
1.800.750 triệu chỉ chiếm 1,29% là quá thấp. Phần lớn là chấp nhận
giá trị khối lượng xây lắp, thiết bị và chỉ cắt giảm các khoản ở chi
phí XDCB khác.
Bảng 2.15. Dự án hoàn thành chƣa đƣợc quyết toán qua các năm
2008-2012
ĐVT: dự án

Năm
Số dự án được

quyết toán
Số dự án chưa
được quyết
toán
Tỉ lệ chưa
quyết toán so với
quyết toán (%)
2008
525
160
30,47
2009
500
160
32,00

15
2010
400
115
28,75
2011
570
125
21,93
2012
760
200
26,32
(Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình )

e. Về kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư XDCB
Các ngành kiểm tra, giám sát chưa có kế hoạch tổng thể trong
việc kiểm tra, mạnh ngành nào thì ngành đó thực hiện, chủ đầu tư
phải tiếp nhiều đoàn kiểm tra, thanh tra, trong một thời điểm gây khó
khăn cho hoạt động xây dựng của chủ đầu tư, nhưng hiệu quả giám
sát kiểm tra lại thấp. Ngược lại nhiều dự án không có đơn vị thanh
tra, kiểm tra đến kiểm tra.
2.2.3 Những nguyên nhân hạn chế
a. Quy định của pháp luật về đầu tư và quản lý vốn đầu tư
chưa thống nhất
Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa xác định rõ
yêu cầu quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ NSNN, đối tượng
và nội dung quản lý trong các khâu quy hoạch, kế hoạch, chuẩn bị
đầu tư, triển khai thực hiện dự án, quản lý sử dụng vốn, quản lý khai
thác dự án và một số vấn đề khác.
b. Các biện pháp chế tài chưa đủ mạnh
Mặc dù những năm gần đây Nhà nước đã quan tâm thay đổi bổ
sung cơ chế chính sách quản lý đầu tư XDCB tương đối đầy đủ. Tuy
nhiên, vẫn chưa quy định chi tiết về mức độ vi phạm và hình thức xử
lý cụ thể trong một số trường hợp.
c. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý
Công tác kế hoạch vốn đầu tư chưa gắn với quy hoạch xây
dựng: bố trí ngân sách hàng năm cho quy hoạch còn thấp, chất lượng

16
quy hoạch chưa cao, thiếu công khai các loại quy hoạch; Còn biểu
hiện cơ chế "xin - cho" trong bố trí kế hoạch vốn đầu tư; Công tác
bồi thường giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn; Kế hoạch
vốn đầu tư hàng năm thường hay điều chỉnh
d. Nguồn vốn NSNN hạn hẹp và tiến độ giải ngân vốn chậm

Nguồn vốn đầu tư từ NSNN hàng năm của tỉnh Quảng Bình
bình quân chỉ chiếm 8,91%, chủ yếu trông chờ vào nguồn vốn đầu tư
từ NSTW, nên tình trạng phân bổ vốn bình quân vẫn đang là phổ
biến. Dẫn đến tình trạng rất nhiều dự án thực hiện cùng lúc nhưng
không đủ vốn để thanh toán khối lượng hoàn thành hoặc tình trạng
các công trình dở dang, thiếu vốn gây lãng phí nghiêm trọng.
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến công
tác quản lý vốn đầu tư XDCB.
e. Nguyên nhân về nguồn lực con ngƣời
Tinh thần trách nhiệm yếu kém của người lãnh đạo, của công
chức, của các ban quản lý dự án và nhà thầu tư vấn, xây dựng; năng
lực quản lý của các chủ đầu tư, ban quan lý dự án còn hạn chế, thiếu
kinh nghiệm.

17
CHƢƠNG 3
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB
BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Cơ sở pháp lý
3.1.2. Quy hoạch đầu tƣ phát triển tỉnh Quảng Bình đến
năm 2020
Phấn đấu đưa Quảng Bình ra khỏi tình trạng tỉnh nghèo vào
năm 2015 và cơ bản trở thành Tỉnh phát triển trong vùng vào năm
2020; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; phát
triển hệ thống giáo dục, đào tạo, đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân
lực trong từng giai đoạn;
3.1.3. Quan điểm, phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác quản
lý vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn vốn ngân sách

a.Quan điểm:
Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn để nâng cao hiệu quả KT-XH;
đáp ứng thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng
cao năng lực quản lý vĩ mô của bộ máy Nhà nước; Lành mạnh hoá
được các quan hệ kinh tế trong đấu thầu.
b. Phương hướng
Nhằm phấn đấu đưa Quảng Bình phát triển KT-XH nhanh và
bền vững thì cần thực hiện tốt các phương hướng sau:
- Hoàn thiện công tác lập dự án, lập kế hoạch vốn đầu tư
- Nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư
- Tăng cường công tác quản lý lựa chọn nhà thầu

18
- Nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB
- Nâng cao công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
- Nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN
ĐẦU TƢ XDCB BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH
3.2.1. Hoàn thiện công tác lập dự án, lập kế hoạch vốn đầu

Quảng Bình sớm nhận thức được quy hoạch phát triển kinh tế
– xã hội cho toàn tỉnh là việc làm cần thiết, đặc biệt là trong công tác
đầu tư xây dựng cơ bản, đó là định hướng để đầu tư đúng đắn, tránh
dàn trải và lãng phí vốn NSNN.
- Quy hoạch từng ngành như giao thông, thuỷ lợi, điện, cấp
thoát nước…đến năm 2020 của tỉnh Quảng Bình.
- Nhu cầu vốn đầu tư và danh mục các dự án hạ tầng kinh tế-xã
hội ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015

3.2.2. Nâng cao chất lƣợng thẩm định và phê duyệt dự án
đầu tƣ
Để nâng cao chất lượng công tác tư vấn trong việc lập báo cáo
đầu tư, lập dự án đầu tư và thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư cần
thực hiện các giải pháp sau:
- Hoàn thiện quy trình thẩm định:
Tăng cường công tác thẩm định thiết kế, kết cấu công trình
đặc biệt là việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với từng
loại, từng cấp công trình, có như vậy mới tránh được lãng phí vốn
đầu tư XDCB trong khâu thiết kế.

19
- Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tƣ gắn với cơ sở khoa
học và phù hợp với thực tiễn
Phê duyệt dự án, khi dự án được duyệt phải nằm trong quy
hoạch được duyệt, nhằm tránh được việc đầu tư manh mún, kém hiệu
quả trong đầu tư; Phê duyệt dự án đầu tư trong việc phê duyệt quy
mô của dự án phải phù hợp với nhu cầu thực tế sử dụng; Khi phê
duyệt dự án phải xác định được rõ nguồn vốn đảm bảo cho việc thi
công hoàn thành dự án, tránh tình trạng nợ đọng ngân sách kéo dài;
3.2.3. Tăng cƣờng công tác quản lý lựa chọn nhà thầu
Để tăng cường quản lý vốn đầu tư thông qua công tác lựa chọn
nhà thầu cần làm tốt các công tác sau:
- Quy trình thủ tục lựa chọn nhà thầu:
+ Thực hiện việc đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các gói thầu,
hạn chế tối đa hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế.
+ Áp dụng cơ chế giảm giá ngay trong quá trình xác định giá
gói thầu.
- Cơ chế kiểm soát:
+ Ngăn chặn thông tin rò rỉ và thông thầu trong quá trình đấu

thầu.
+ Thực hiện tốt các giải pháp nêu trên sẽ lựa chọn được nhà
thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện dự án với đảm bảo kỹ
thuật, chất lượng, tiến độ và tiết kiệm chi phí.
3.2.4. Nâng cao chất lƣợng kiểm soát thanh toán vốn đầu
tƣ XDCB
- Quy trình kiểm soát thanh toán:
+ Niêm yết công khai các Quy trình kiểm soát thanh toán VĐT
và vốn có tính chất đầu tư theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; cơ chế
điều hành kế hoạch vốn và dự toán NSNN của UBND tỉnh; quyết

20
định giao chỉ tiêu kế hoạch vốn hàng năm của TW và của UBND
tỉnh, KBNN chủ động hướng dẫn các chủ đầu tư khẩn trương hoàn
tất các hồ sơ pháp lý để làm cơ sở tạm ứng và kiểm soát thanh toán.
- Thủ tục thanh toán:
Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng công khai
quy trình, giảm bớt các thủ tục, hồ sơ tài liệu không cần thiết (bản vẽ
thiết kế, bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu ), tăng cường kỹ
năng giao tiếp và thái độ phục vụ của công chức KBNN, hướng tới
mục tiêu “giao dịch thuận lợi, thủ tục đơn giản, kiểm soát chặt chẽ”.
- Cơ chế kiểm soát:
+ Tăng cường hướng dẫn thực hiện tạm ứng cho các dự án đấu
thầu. Để hạn chế dư nợ tạm ứng kéo dài, cần có những chế tài cụ thể
gắn liền với từng giai đoạn đầu tư, đặc biệt là nâng cao nhận thức của
chủ đầu tư trong việc thực hiện hoàn ứng vốn đầu tư.
- Thời điểm cuối năm tiến hành rà soát phối hợp với Sở Kế
hoạch và đầu tư, Sở Tài chính tham mưu, đề xuất UBND tỉnh điều
chuyển kịp thời kế hoạch vốn từ các công trình thừa vốn sang các
công trình đã có khối lượng hoàn thành nhưng thiếu vốn.

- Công tác cán bộ:
+ Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và bộ máy kiểm soát
thanh toán VĐT tại KBNN các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý
thanh toán vốn đầu tư với quy mô ngày càng tăng.
3.2.5. Đẩy nhanh công tác quyết toán VĐT
Để khắc phục những tồn tại đó cần thực hiện các giải pháp:
- Quy trình, thủ tục:
+ Tiếp tục thực hiện tốt các quy định, hướng dẫn về công tác
quyết toán vốn đầu tư XDCB hiện hành ( theo TT 19/2011/TT-

21
BTC).
+ Trong thẩm tra quyết toán phải chú ý đến đơn giá, khối
lượng, chất lượng, chủng loại vật liệu, đối chiếu với dự toán được
duyệt. Không thẩm định quyết toán khi chưa đủ thủ tục theo quy
định.
- Cơ chế kiểm soát:
Tuỳ theo quy mô và tính chất phức tạp của từng dự án, phòng
Đầu tư, Sở Tài chính trực tiếp thẩm tra báo cáo quyết toán. Song,
trách nhiệm chính vẫn là cơ quan chủ trì thuộc Sở Tài chính và do cá
nhân cán bộ thẩm tra quyết toán đảm nhận.
- Kỷ luật:
+ Áp dụng nghiêm các hình thức xử phạt chủ đầu tư, nhà thầu
xây dựng, nhà thầu tư vấn có hành vi vi phạm các quy định về thời
gian quyết toán chậm, nghiệm thu, thanh toán sai khối lượng và làm
sai lệch giá trị quyết toán vốn đầu tư
- Công tác cán bộ:
+ Bố trí cán bộ làm công tác thẩm tra quyết toán phải có đủ
năng lực để phát hiện ra những sai phạm, như khối lượng khai

khống, áp dụng định mức, đơn giá cao hơn quy định, phải đảm bảo
thời gian thẩm tra đúng quy định.
3.2.6. Tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát
UBND tỉnh cần có kế hoạch cụ thể về thanh tra, kiểm tra công
trình được đầu tư từ NSNN ( bao gồm: vốn NSTW, ngân sách tỉnh,
vốn TPCP); Phát huy quyền làm chủ của nhân dân thực hiện quyền
kiểm tra giám sát đầu tư cộng đồng và công khai tài chính trong việc
quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước và các khoản đóng góp của
dân theo quy định của pháp luật.

22
3.2.7. Một số giải pháp khác
- Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán
bộ, công chức và nhân dân, đặc biệt là người đứng đầu đơn vị, địa
phương trong thực hiện công tác phòng, chống thất thoát, lãng phí
nguồn vốn NSNN trong đầu tư XDCB; Công khai, minh bạch trong
hoạt động đầu tư XDCB; Nâng cao trình độ cán bộ quản lý các dự án
đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN


23
KẾT LUẬN
Đầu tư XDCB là một hoạt động đầu tư vô cùng quan trọng tạo
ra hệ thống CSHT phục vụ cho sự phát triển KT -XH, là tiền
đề cơ bản để thực hiện CNH, HĐH đất nước. Quản lý vốn đầu tư
XDCB là một hoạt động quản lý kinh tế đặc thù, rất phức tạp và luôn
biến động trong điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách
quản lý đầu tư còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và luôn thay đổi
hiện nay.
Vấn đề đặt ra là phải biết quản lý tốt mọi nguồn vốn dành cho

đầu tư XDCB từ NSNN, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đầu tư
XDCB cho sự nghiệp phát triển KT-XH, hạn chế và ngăn chặn nạn
tham nhũng, lãng phí, thất thoát vốn Nhà nước, góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao
đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
Với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản của ngân sách nhà nước ở tỉnh Quảng Bình”. Trên cơ cở tìm
hiểu một số nội dung cơ bản về đầu tư và quản lý vốn đầu tư XDCB
từ NSNN. Đề tài đã tập trung phân tích đánh giá kết quả đầu tư và
thực trạng quản lý vốn đầu tư giai đoạn 2008-2012 của tỉnh Quảng
Bình, tìm ra những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại
hạn chế đó. Đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Quảng Bình một
cách hợp lý.
Hy vọng những giải pháp chủ yếu đưa ra sẽ góp phần vào công
tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại địa phương, góp phần đẩy mạnh
phát triển KT-XH và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn
đấu đến năm 2015 đưa Quảng Bình ra khỏi tỉnh nghèo và đến năm
2020 trở thành một tỉnh phát triển trong vùng.

×