UBND HUYỆN NGỌC HỒI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9
NĂM HỌC 2011-2012
Môn: Ngữ Văn
Ngày thi: 14/02/2012
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI:
(Đề thi này có 01 trang)
Câu 1: (2,0 điểm)
Nêu và phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau bằng một đoạn
văn (từ 10 đến 15 dòng):
“Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.
(Trích Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận, Ngữ văn 9 tập 1)
Câu 2: (3,0 điểm)
Cảm nhận về hình ảnh người lính qua 2 bài thơ: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm
Tiến Duật) và “Đồng Chí” (Chính Hữu) bằng một đoạn văn (từ 10 đến 15 dòng)
Câu 3: (5,0 điểm)
“Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện thật cảm động tình cha
con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Truyện đã thành công trong việc
miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu”.
Qua việc phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn
Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên và trình bày những suy nghĩ của riêng em về tình
cha con trong chiến tranh.
- - - - - - - - Hết - - - - - - - - -
ĐỀ CHÍNH THỨC
UBND HUYỆN NGỌC HỒI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN
HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9
NĂM HỌC 2011-2012
Môn: Ngữ Văn
(Bản hướng dẫn gồm 02 trang)
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
CÂU 1 2,0
Tùy cách diễn đạt của HS, song phải bảo đảm hình thức một đoạn văn (tối đa 15
dòng, tối thiểu 10 dòng), nêu được nghệ thuật, ý nghĩa cơ bản sau:
- Sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá, hình ảnh ẩn dụ.
(Có thể HS sẽ đề cập đến bút pháp tả thực kết hợp lãng mạn và sự liên tưởng tưởng
tượng độc đáo).
- Chuyến ra khơi với thành quả lao động mĩ mãn; gợi lên một cuộc sống no đủ,
đầm ấm của một làng chài, kết quả của một công cuộc XD CNXH ở miền Bắc
thành công…
1,0
1,0
CÂU 2 Yêu cầu: HS cảm nhận dưới dạng một đoạn văn khoảng 15 dòng, nêu được những
nét cơ bản sau:
3,0
- Giống:
+ Cùng viết về hình ảnh người lính trong cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc.
+ Họ đều có tinh thần yêu nước, tình đồng đội gắn bó; vượt lên trên những khó
khăn gian khổ quyết tâm tiêu diệt giặc để hoàn thành nhiệm vụ…
+ Lạc quan, tin tưởng, có ý chí…
- Khác:
+ Đồng chí: Viết về người lính trong kháng chiến chống Pháp, họ là những người
xuất thân từ nông thôn, là những người nông dân…là những con người chân chất,
mộc mạc, giản dị mà sâu sắc.
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Viết về ngưòi lính trong Kháng chiến chống
Mĩ ở Trường Sơn, với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng, dí dỏm. Đây là thế hệ những
người lính trẻ, có tâm hồn nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất lính…
1,0
2,0
CÂU 3 HS có thể có nhiều cách cảm nhận khác nhau nhưng cơ bản có các ý sau: 5,0
1. Mở bài:
- Giới thiệu được nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của
Nguyễn Quang Sáng, một con bé ương bướng, ngang ngạnh, cá tính mạnh mẽ
nhưng yêu cha sâu sắc trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
- Trích dẫn yêu cầu của đề.
2. Thân bài: Làm rõ tính cách của bé Thu qua các thời điểm:
a. Trước khi Khi nhận cha.
- Thái độ
- Hành động
b. Khi nhận cha.
- Thái độ
- Hành động
c. Cảm nhận của mình về tình cảm cha con trong hoàn cảnh éo le ấy.
* Kết hợp chỉ ra nghệ thuât: Xây dựng tình huống truyện, cách chọn ngôi kể, ngôn
ngữ nhân vật, đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật bé Thu…
(Phải có dẫn chứng, phân tích làm sáng tỏ những ý trên)
3. Kết bài:
- Khẳng định Bé Thu, một con bé đáng yêu, hồn nhiên vô tư, yêu cha sâu nặng.
1,0đ
3,0đ
1,0đ
Liên hệ tình cảm cha con, phận làm con…
- Điểm 5: Bài làm rõ yêu cầu ; bố cục chặt chẽ, luận điểm rõ ràng; văn viết mạch lạc, kĩ năng nghị luận
tốt, phân tích dẫn chứng sâu sắc, có cảm xúc; không có sai sót về diễn đạt, chính tả.
- Điểm 4: Bài làm rõ yêu cầu ; bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết tương đối mạch lạc; kĩ năng nghị luận
tương đối tốt, phân tích, dẫn chứng hợp lý, một vài ý nhỏ chưa phân tích làm rõ; có sai sót lỗi chính tả,
diễn đạt nhưng không trầm trọng.
- Điểm 3: Bài làm rõ yêu cầu về nội dung; bố cục đầy đủ; kĩ năng nghị luận còn hạn chế , còn sai sót diễn
đạt, lỗi chính tả.
- Điểm 2: Bài làm thiếu ý, bố cục chưa chặt chẽ, văn viết lủng củng.
- Điểm 1: Sa vào kể, chưa biết làm bài nghị luận.