Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu đánh giá mức độ thiệt hại do ngập lụt ở thượng lưu sông sê san tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.07 MB, 98 trang )


i
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2
1.1. Đặc điểm tự nhiên 2
1.1.1. Vị trí địa lí 2
1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo 3
1.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật 4
1.2. Đặc điểm khí tượng khí hậu 5
1.3. Đặc điểm thủy văn 6
1.4. Tiềm năng thủy điện và tài nguyên đất 9
1.4.1. Tiềm năng thủy điện 9
1.4.2. Tài nguyên đất 10
1.5. Kinh tế - Xã hội 11
1.5.1. Tổ chức hành chính 11
1.5.2. Dân cư 11
1.5.3. Nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản 11
1.5.4. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng 15
1.5.5. Giao thông vận tải 16
1.6. Khái quát tình hình thiệt hại do mưa bão, lũ lụt trên địa bàn tỉnh Kon Tum 16
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ SỐ LIỆU 19
2.1. Một số khái niệm và định nghĩa cơ bản liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu 19
2.1.1. Lũ (riverine flood) 19
2.1.2. Ngập Lụt (inundation) 19
2.1.3. Lũ lụt cục bộ (local flood) 19


2.1.4. Vùng có nguy cơ ngập lụt (flood-prone area) 19
2.1.5. Lũ lịch sử (historical flood) 19
2.1.6. Khái niệm lũ tần suất 5%, 10% 20
2.1.7. Khoanh vùng nguy cơ ngập lụt 20
2.1.8. Đối tượng dễ bị tổn thương 21
2.1.9. Thiệt hại do thiên tai 21
2.1.10. Đánh giá thiệt hại 21
2.1.11. Bản đồ ngập lụt 21
2.2. Phương pháp luận 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu 23

ii
2.3.1. Phương pháp thống kê thiệt hại 23
2.3.2. Phương pháp chuyên gia 23
2.3.3. Phương pháp xây dựng bản đồ ngập lụt 24
2.3.4. Phương pháp đánh đánh giá mức độ thiệt hại do ngập lụt 35
2.4. Số liệu 40
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU 42
3.1. Thiết lập mô hình thủy lực một chiều 42
3.1.1. Thiết lập mô hình 42
3.1.2. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình mùa lũ 49
3.2. Tính toán thủy lực các phương án 54
3.2.1. Lựa chọn kịch bản tính toán mô phỏng ngập lũ 54
3.2.2. Kết quả tính toán mô phỏng các kịch bản lũ 56
3.3. Xây dựng bản đồ ngập lụt 61
3.3.1. Tài liệu sử dụng 61
3.3.2. Kết quả xây dựng bản đồ ngập lụt 63
3.3.3. Tính toán diện tích ngập lụt 65
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THIỆT HẠI DO NGẬP LỤT KHU VỰC NGHIÊN
CỨU 67

4.1. Dự báo về dân số, tăng trưởng kinh tế và phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh
Kon Tum 67
4.1.1. Dự báo dân số 67
4.1.2. Dự báo các phương án tăng trưởng kinh tế 68
4.1.3. Dự báo phát triển của ngành nông nghiệp 72
4.2. Đánh giá mức độ thiệt hại giá trị sản xuất nông nghiệp 73
4.2.1. Thiệt hại theo kịch bản lũ thực đo tháng 9 năm 2009 73
4.2.2. Thiệt hại theo kịch bản lũ tần suất 5% và 10% dạng lũ tháng 9/2009 75
4.3. Dân số bị tác động 77
4.3.1. Theo kịch bản lũ thực đo tháng 9 năm 2009 77
4.3.2. Theo kịch bản lũ tần suất 5% và 10% dạng lũ tháng 9 năm 2009 79
KẾT LUẬN CHUNG 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANUFLOOD
Mô hình đánh giá thiệt hại do lũ lụt phát triển tại Đại học Quốc gia Úc
CHDCND
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
CRES
Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường
DEM
Mô hình số độ cao
DHI
Viện thủy lực Đan Mạch
EM-DAT
Cơ sở dữ liệu các sự kiện khẩn cấp
FDAP
Phân tích trọn gói thiệt hại do lũ lụt

GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GIS
Hệ thống thông tin địa lý
HD
Thủy động lực
HEC
Trung tâm Kỹ thuật thủy văn
MIKE
Bộ mô hình thủy lực và thủy văn của Viện Thủy lực Đan Mạch
MIKE 11 GIS
Mô hình tính toán ngập lụt
MSS
Máy quét đa phổ
NAM
Mô hình mưa - dòng chảy
UBND
Uỷ ban nhân dân











iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-1. Thông tin về các loại đất chính của tỉnh Kon Tum 4
Bảng 1-2. Số liệu về độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng tại Kom Tum qua một số năm 6
Bảng 1-3. Đặc trưng hình thái sông ngòi tỉnh Kon Tum 7
Bảng 1-4. Đặc trưng dòng chảy năm 9
Bảng 1-5. Phân phối dòng chảy năm (m
3
/s) 9
Bảng 1-6. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Kon Tum các năm 10
Bảng 1-7. Diện tích và sản lượng cây cây lương thực có hạt tỉnh Kon Tum 11
Bảng 1-8. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế 13
Bảng 1-9. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động của tỉnh
Kon Tum 15
Bảng 1-10. Tổng hợp thiệt hại do thiên tai giai đoạn 2006 - 2010 17
Bảng 3-1. Thống kê các mặt cắt ngang sông sử dụng trong tính toán 43
Bảng 3-2. Cao độ vết lũ điều tra trận lũ tháng 11/1996 và trận lũ tháng 9/2009 45
Bảng 3-3. Các biên gia nhập trong mạng sông tính toán 48
Bảng 3-4. Kết quả so sánh đỉnh lũ giữa thực đo và tính toán, trận lũ tháng 9/2009 tại trạm thủy
văn Kon Tum 49
Bảng 3-5. So sánh mực nước tính toán và thực đo tại các vị trí vết lũ, trận lũ tháng 9/2009 51
Bảng 3-6. Kết quả so sánh đỉnh lũ giữa thực đo và tính toán trận lũ tháng 11/1996 tại trạm
thủy văn Kon tum 52
Bảng 3-7. So sánh mực nước tính toán và thực đo tại các vị trí vết lũ, trận lũ tháng 11/1996 54
Bảng 3-8. Mực nước, lưu lượng lớn nhất tính toán dọc sông Đăk Bla trận lũ tháng 9/2009 56
Bảng 3-9. Mực nước, lưu lượng dọc sông Đăk Bla lũ 5% dạng lũ tháng 9/2009 58
Bảng 3-10. Mực nước, lưu lượng dọc sông Đăk Bla lũ 10% dạng lũ tháng 9 năm 2009 60
Bảng 3-11. Diện tích ngập kịch bản lũ thực đo tháng 9 năm 2009 theo độ sâu ngập 65
Bảng 3-12. Diện tích ngập kịch bản lũ tần suất 5% dạng lũ tháng 9 năm 2009 65
Bảng 3-13. Diện tích ngập kịch bản lũ tần suất 10% dạng lũ tháng 9 năm 2009 66

Bảng 4-1. Dự báo dân số và lao động tỉnh Kon Tum 68
Bảng 4-2 Các phương án tăng trưởng GDP của tỉnh Kon Tum 69
Bảng 4-3. Dự kiến chỉ tiêu phát triển một số cây trồng chủ yếu 72
Bảng 4-4. Dự kiến phát triển một số con vật nuôi chủ yếu 73
Bảng 4-5. Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất thủy sản 73
Bảng 4-6. Thiệt hại về nông nghiệp theo kịch bản lũ thực đo tháng 9/2009 74
Bảng 4-7. Thiệt hại về nông nghiệp theo kịch bản lũ tần suất 5% 75
Bảng 4-8. Thiệt hại về nông nghiệp theo kịch bản lũ tần suất 10% 76
Bảng 4-9. Số dân bị tác động theo kịch bản lũ thực đo tháng 9/2009 78
Bảng 4-10. Số dân bị tác động theo kịch bản lũ tần suất 5% dạng lũ tháng 9/2009 79
Bảng 4-11. Số dân bị tác động theo kịch bản lũ tần suất 10% 81


v

DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1. Khu vực nghiên cứu trong pham vi bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum 2
Hình 1-2. Mô hình không gian 3 chiều độ cao tỉnh Kon Tum 3
Hình 1-3. (a) Bản đồ hệ thống sông trên địa bàn tỉnh Kon Tum; (b) Các lưu vực sông chính
trên địa bàn tỉnh Kon Tum 7
Hình 1-4. Mực nước lũ trên sông Đăk Bla tháng 9/2009 do bão số 9 gây ra [2, 12] 8
Hình 1-5. Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo các ngành kinh tế 14
Hình 2-1. Mô hình đánh giá mức độ thiệt hại do lũ lụt cho lưu vực sông theo diện và theo
tuyến 23
Hình 2-2. Sơ đồ các bước khoanh vùng nguy cơ ngập lụt bằng phương
pháp
sử dụng bản đồ
địa hình, địa
mạo
25

Hình 2-3. Khoanh vùng nguy cơ ngập lụt sử dụng mô hình dòng chảy một chiều 26
Hình 2-4. Khoanh vùng nguy cơ ngập lụt sử dụng mô hình hồ 26
Hình 2-5. Khoanh vùng nguy cơ ngập lụt sử dụng mô hình dòng chảy hai chiều 26
Hình 2-6. (a) Sơ đồ sai phân hữu hạn 6 điểm ẩn Abbott; (b) Sơ đồ sai phân 6
điểm
ẩn Abbott
trong mặt phẳng
x~t.
32
Hình 2-7. Nhánh sông với các điểm lưới xen kẽ 33
Hình 2-8. a) Cấu trúc các điểm lưới xung quanh điểm nhập lưu; b) Cấu trúc các điểm lưới
trong mạng vòng 33
Hình 2-9. Đầu vào và kết quả của mô hình MIKE 11 GIS [37] 35
Hình 2-10. Sơ đồ ứng dụng MIKE 11 GIS xây dựng bản đồ ngập lụt [7] 35
Hình 2-11. Phân loại các thiệt hại do lũ lụt 36
Hình 2-12. Học viên đi thực địa tại tỉnh Kon Tum (tháng 04/2013) 40
Hình 3-1. Sơ đồ mạng sông tính toán 42
Hình 3-2. Sơ đồ vị trí các mặt cắt địa hình khảo sát năm 2011 44
Hình 3-3. Hình ảnh điều tra vết lũ tại hiện trường 47
Hình 3-4. Sơ đồ các tiểu lưu vực trong tính toán nhập lưu khu giữa 48
Hình 3-5. Quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm thủy văn Kon Tum, trận lũ tháng
9/2009 50
Hình 3-6. Quá trình lưu lượng thực đo và tính toán tại trạm thủy văn Kon Tum, trận lũ tháng
9/2009 50
Hình 3-7. So sánh kết quả mực nước tính toán và kết quả điều tra vết lũ, trận lũ tháng 9/2009
51

vi
Hình 3-8. Kết quả kiểm định mực nước tại trạm thủy văn Kon tum, trận lũ năm 1996 53
Hình 3-9. Kết quả kiểm định lưu lượng tại trạm thủy văn Kon Tum, trận lũ năm 1996 53

Hình 3-10. So sánh kết quả mực nước tính toán và điều tra trận lũ tháng 11/1996 53
Hình 3-11. Quá trình lũ tần suất 5% dạng lũ 9/2009 tại các trạm 55
Hình 3-12. Quá trình lũ tần suất 10% dạng lũ 9/2009 tại các trạm 56
Hình 3-13. Đường mực nước dọc sông Đăk Bla trường hợp lũ tháng 9/2009 58
Hình 3-14. Đường mực nước dọc sông Đăk Bla trường hợp lũ 5% dạng lũ tháng 9/2009 59
Hình 3-15. Đường mực nước dọc sông Đăk Bla trường hợp lũ 10% dạng lũ 2009 61
Hình 3-16. Sơ đồ DEM tỉnh Kon Tum 62
Hình 3-17. Sơ đồ hệ thống sông, suối khu vực nghiên cứu 62
Hình 3-18. Bản đồ ngập lụt lũ tháng 9 năm 2009 63
Hình 3-19. Bản đồ ngập lụt lũ tần suất 5% dạng lũ tháng 9 năm 2009 64
Hình 3-20. Bản đồ ngập lụt lũ tần suất 10% dạng lũ tháng 9 năm 2009 64
Hình 4-1. Bản đồ thiệt hại cho lĩnh vực nông nghiệp do lũ thực đo tháng 9/2009 75
Hình 4-2. Bản đồ thiệt hại cho lĩnh vực nông nghiệp kịch bản lũ 5% 76
Hình 4-3. Bản đồ thiệt hại về nông nghiệp kịch bản lũ 10% 77
Hình 4-4. Bản đồ tỉ lệ số dân bị tác động theo kịch bản lũ thực đo tháng 9/2009 79
Hình 4-5. Bản đồ tỉ lệ số dân bị tác động theo kịch bản lũ tần suất 5% 80
Hình 4-6. Bản đồ tỉ lệ số dân bị tác động theo kịch bản lũ tần suất 5% và 10% 81



1
MỞ ĐẦU
Theo tính toán của EM-DAT (năm 2013) trong 10 thảm họa do thiên tai tác động
đến Việt Nam khoảng 100 năm trở lạ i đây, có trên 43 triệu người bị tác động, gây thiệt
hại về kinh tế ước tính trên 4,5 tỉ USD. Một trong những thảm họ a trên có cơn bão số 9
năm 2009, ước tính nó đã gây thiệt hại gần 1 tỷ USD và tác động tới khoảng 2,5 triệu
người Việt Nam [57]. Theo đánh giá của World Bank (năm 2007), Việt Nam nằm
trong số những nước chịu ả nh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Thực tế Việt
Nam đang ngày càng chịu ảnh hưởng lớn của hiện tượng khí hậ u cực đoan, trong đó có
lũ lụt. Ảnh hưởng này sẽ ngày một lớn do hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt

liên quan đến các lưu vực sông, nơi có tập trung nhiều hoạt đ ộ ng phát triển kinh tế
quan trọng như: các khu dân cư tập trung mới, các đập thủy điện, các khu công nghiệp
hay các công trình hồ thủy lợi quy mô lớn.
Khu vực Tây Nguyên nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng đã và đang bị tác động
mạnh bởi biến đổi khí hậu, như hạn hán xảy ra ở mức cao hơn, lũ lụt cũng xảy ra ở
cường độ lớn hơn. Nhiều sự kiện thời tiết cực đoan đã được các nhà khoa học, báo chí
và chính quyền kêu cứu. Hằng năm tỉnh Kon Tum vẫn phải chịu thiệt hại do lũ tàn phá,
hầu hết các thiệt hại do lũ gây ra chưa có một nghiên cứu chuyên sâu về khu vực này.
Để có cái nhìn tổng quan về nguy cơ thiệt hại trong đó có kinh tế - xã hội và con người
khi đối mặt với với thảm họa tự nhiên gắn với các sự kiện thời tiết cực đoan xảy ra ở
khu vực kinh tế trọng điểm của Tây Nguyên, để làm cơ sở cho việc thích ứng và phòng
tránh thiệt hại thì rất cần có nghiên cứu đánh giá mang tính dự báo về thiệt hại tới
người và của trên cơ sở các dự báo về các trận lũ lịch sử đã xảy ra. Chính vì vậy đề tài
“Nghiên cứu đánh giá mức độ thiệt hại do ngập lụt ở thượng lưu sông Sê San tỉnh
Kon Tum” đã được học viên lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp của mình với mục tiêu,
nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Xác định vùng ngập lụt theo mô hình, kịch bản lũ thực đo và thời gian xảy ra.
- Xác định mức độ thiệt hại đối với lĩnh vực nông nghiệ p và ước tính số người bị
tác động trong phạm vi khu vực nghiên cứu theo từng kịch bản cụ thể.
Các kết quả ban đầu được trình bày theo các nội dung ở các chương sau đây.

2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm tự nhiên
Trong nghiên cứu, xác lập vùng ngập lụt, dự báo nguy cơ lũ lụt và đánh giá
thiệt hại thì một số điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu đóng vai trò quan
trọng. Đ ể có sự luận giải các kết quả nghiên cứu, một số thông số liên quan được
trình bày ngắn gọn như sau:
1.1.1. Vị trí địa lí
Khu vực nghiên cứu, vùng thượng lưu Sông Sê San (Hình 1-1), là chi lưu lớn

của sông Mêkong bắt nguồn từ Bắc và Trung Tây Nguyên của Việt Nam, sông chảy
sang lãnh thổ Campuchia và nhập vào hệ thống sông Sêrêpok. Sông Sê San có lưu
vực rộng 17.000 km
2
, tổng chiều dài sông chính là 237 km, diện tích lưu vực là
11.450 km² [26].

Hình 1-1. Khu vực nghiên cứu trong pham vi bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum

3
Trên lãnh thổ Việt Nam, phầ n thượng lưu của sông Sê San gồm chi lưu Pô Kô
(phía hữu ngạn) và Đăk Bla (phía tả ngạn) nằm hầu hết trên địa phậ n tỉnh Kon Tum.
Diện tích tự nhiên của tỉnh Kon Tum là 9.676,5 km
2
(chiếm 17,13% diện tích vùng
Tây Nguyên và 3,1% diện tích cả nước) [6].
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng lãnh thổ của tỉ nh Kon Tum có giới hạn
lãnh thổ là 107
o
20’15’’ đến 108
o
32’30’’ kinh độ Đông, 130
o
55’15’’ đến 15°27’15” vĩ
độ Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp
tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp hai nước CHDCND Lào và Campuchia, độ cao
trung bình của toàn tỉnh so với mặt nước biển là 500 m.
1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường sơn, địa hình dốc, thấp dần từ Bắc xuống
Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực phía Bắc của tỉnh có độ cao trung bình là 1.800 ÷

1.200 m, nơi đây có đỉnh Ngọc Linh cao nhất Miền Nam (2.596 m) và là nơi bắt nguồn
của hầu hết sông suối trong vùng như sông Tranh, sông Cái, sông Sê San, sông Ba. Địa
hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng gồm vùng đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen
kẽ nhau. Trên cơ sở phân tích mô hình không gian 3 chiều (Hình 1-2) [26], theo đó:
- Địa hình đồi, núi: Chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, bao gồm nhữ ng ngọn
núi lớn như ngọn Bon San (cao 1.939 m), ngọn Ngọc Kring (cao 2.066 m) và những
núi liền dải có độ dốc lớn. Địa hình núi cao liền dải phân bố chủ yếu ở phía Bắc - Tây
Bắc, mặt địa hình bị phân cắt hiểm trở, tạo thành các thung lũng hẹp, khe, suối. Địa
hình đồi tập trung chủ yếu ở huyện Sa Thầy có dạng nghiêng về phía Tây và thấp dần
về phía Tây Nam, xen giữa vùng đồi là dãy núi Chưmomray;


Chú dẫn

651 - 900 m
900 – 1.100 m
1.100 – 1.300 m
1.300 – 1.500 m
1.500 – 1.700 m
1.700 – 1.900 m
1.900 – 2.598 m
Hình 1-2. Mô hình không gian 3 chiều độ cao tỉnh Kon Tum

4
- Địa hình cao nguyên: Kon Tum có cao nguyên Kon Plong nằm giữa dãy An
Khê và dãy Ngọc Linh có độ cao 1.100 - 1.300 m, đây là cao nguyên nhỏ, chạy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam;
- Địa hình thung lũng: Nằm dọc theo sông Pô Kô đi về phía Nam của tỉnh là
dạng thung lũng lòng máng thuộc huyện Sa Thầy, dọc theo thung lũng có những đồi
lượn sóng như Đăk Uy, Đăk Hà và có nhiều chỗ bề mặt bằng phẳng như vùng thành

phố Kon Tum, các thung lũng này được hình thành giữa những dãy núi kéo dài về phía
Đông chạy dọc biên giới Việt Nam – Campuchia;
Đặc điểm phức tạp của địa hình Kon Tum đã tạo ra những cảnh quan phong
phú, đa dạng mang tính đặc thù của tiểu vùng vừa mang tính đan xen và hòa nhập. Đặc
điểm đó ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành các tiểu vùng khí hậu, phân bố mạng
lưới giao thông (nhiều đường nhánh, đường cụt), phân bố các điểm dân cư, ảnh hưởng
rất lớn đến chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
1.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật
1.1.3.1. Địa chất
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng có hoạt động địa chất trẻ. Do vậy, địa hình
và mạ ng lưới sông suối có cấu tạo dạng tuyến liên quan trực tiếp đến các cấu trúc của
các đới đứt gãy trẻ. Do đó khu vực này thường liên quan tới lũ quét, lũ ống… và là nơi
có động lực dòng chảy lớn [15].
1.1.3.2. Thổ nhưỡng
Theo số liệu điều tra và phân tích thổ nhưỡng của Viện Quy hoạch thiết kế nông
nghiệp, đất ở Kon Tum có tầng dầy mỏng, độ dốc lớn, hàm lượng dinh dưỡng trung
bình, độ chua và độ kiềm thấp. Đất có khả năng nông nghiệp của vùng là các loại đất
màu đỏ vàng trên phù sa cổ (diện tích 494.918 ha, chiếm 51,2% diện tích tự nhiên), đất
xám trên mắc ma a xít, đất phù sa bồi (diện tích 15.167 ha, chiếm 1,57% diện tích tự
nhiên), phù hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày và tập trung ở các khu vực
huyện Đăk Tô, Ngọc Hồi, Sa Thầy và Tp. Kon Tum [18].
Bảng 1-1. Thông tin về các loại đất chính của tỉnh Kon Tum
STT
Loại đất
Diện tích (ha)
Ghi chú
1
Đất phù sa ngòi sông
11.252


2
Đất phù sa được bồi
1.335


5
STT
Loại đất
Diện tích (ha)
Ghi chú
3
Đất phù sa tầng loang lổ đỏ vàng
2.460

4
Đất Glei
120

5
Đất nâu đỏ trên bazan
10.311

6
Đất đỏ vàng trên đá sét
190.972

7
Đất đỏ vàng trên mac ma axit
238.914


8
Đất nâu vàng trên phù sa cổ
29.041

9
Đất vàng nhạt trên đá cát
25.545

10
Đất nâu tím trên đá bazan
40

11
Đất bazan
95

12
Đất xám trên phù sa cổ
985

13
Đất xám trên đá mac ma
9.669

14
Đất mùn vàng đỏ trên mac ma axit
130.369

15
Đất mùn vàng đỏ trên đất sét

287.630

16
Đất mùn nâu vàng trên đá bazan
9.993

17
Đất thung lũng dốc tụ
3.870

18
Đất xói mòn trơ sỏi đá
980

19
Ao, hồ, sông suối và đất khác
12.620

1.1.3.3. Lớp phủ thực vật
Qua nghiên cứ u tổng quan các tài liệu về lớp phủ thực vật trong khu vực [18],
qua đó cho thấy rằng trong khu vực nghiên cứu có sự phân tầng rõ rệt về dạng lớp phủ
thực vật. Lớp phủ thực vật ở tầng cao, nơi có địa hình phân dị thì chủ yếu là cây bụ i,
các rừng bị chặt phá nhiều, trong khi ở tầng thấp hơn thì chủ yếu là các cây công
nghiệp. Tại phần thấp, lớp phủ thực vật chủ yếu là cây nông, công nghiệp như cây hoa
màu, cây cà phê, hồ tiêu, bời lời …. qua phân tích các lớp phủ này cho thấy:
- Trong xây dựng mô hình ngập lụt, thảm thực vật đóng vai trò vật cản là không
đáng kể mỗi khi có mưa lớn, vì rừng nguyên sinh không còn. Do đó tác động của lũ
cũng sẽ lớn hơn với vùng có lớp phủ dày đặc.
- Mặt khác đối với phần thấp, với lớp phủ chủ yếu là cây trồng nông nghiệp
phục vụ sinh hoạt đời sống hằng ngày của người dân (lúa nước, lúa nương, ngô, khoai,

sắn); nhóm cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè, đậu ). Đây sẽ là các yếu tố bị tác
động của lũ lụt và cần được xem xét kỹ trong phần đánh giá tác động.
1.2. Đặc điểm khí tượng khí hậu

6
Theo niên giám thống kê 2000 – 2011 của Cục Thống kê tỉnh Kon Tum, Kon
Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, nhiệt độ trung bình năm dao
động từ 22
0
C đến 23
0
C, biên độ nhiệt độ dao động trong ngày từ 8
0
C đến 9
0
C. Kon
Tum có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Hằng năm, lượng mưa trung bình toàn tỉnh khoảng
2.121 mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234 mm, tháng có
lượng mưa cao nhất là tháng 8, hướng gió chủ yếu của mùa khô là Đông Bắc, hướ ng
gió chủ yếu của mùa mưa là Tây Nam, độ ẩm trung bình hằng năm của tỉnh Kon Tum
dao động trong khoảng 78 - 87%, độ ẩm không khí tháng cao nhất vào tháng 8 và
tháng 9 (khoảng 90%), thấp nhất vào tháng 3 (khoảng 66%).
Bảng 1-2. Số liệu về độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng tại Kom Tum qua một số năm
TT
Yếu tố
Đơn
vị
2000
2005

2006
2007
2008
2009
2010
2011
1
Nhiệt độ
o
C
22,9
23,4
23,6
23,6
23,3
23,6
24,9
23,9
2
Độ ẩm
%
82,4
79,0
79,3
77,0
78,7
79,8
75,3
75,5
3

Lượng mưa
mm
2.311
1.925
2.156
1.781
1.648
2.173
1.528
2.520
4
Số giờ nắng
giờ
2.043
2.257
2.520
2.288
2.290
2.370
2.560
2.285
Nguồn: [6]
Từ tháng 7 đến tháng 11 hằng năm lượng mưa tập trung với cườ ng độ cao nên
thường xảy ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, sản xuấ t và đời sống dân sinh
khu vực nghiên cứu.
1.3. Đặc điểm thủy văn
Mạng lưới sông suối ở Kon Tum (Hình 1-3) bao gồm hệ thống sông Sê San và
phần còn lại, hầu hết bắt nguồn từ vùng núi cao phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh, lòng
sông hẹp, có độ dốc lớn, nước chảy xiết.


7

(a)



(b)
Hình 1-3. (a) Bản đồ hệ thống sông trên địa bàn tỉnh Kon Tum; (b) Các lưu vực sông
chính trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Hệ thống sông Sê San do 2 nhánh chính là sông Pô Kô và Đăk Bla hợp thành:
- Nhánh Pô Kô dài 121 km, bắt nguồn từ phía nam của khối núi Ngọc Linh,
chảy theo hướng Bắc - Nam. Nhánh này có thêm các phụ lưu chính là suố i Đăk Psi
(dài 73 km, diện tích lưu vực 620 km
2
) và suố i Đ ă k Tơ Kan (diện tích lưu vực 300
km
2
), cả hai suối này đều bắt nguồn phía nam núi Ngọc Linh. Trên đị a phận huyện
Đắk Glei, sông còn có tên Đăk Pô Kô, và đoạn gần chỗ hợp lưu với sông Đăk Bla,
sông còn có tên Krông Pô Kô, bề rộng lòng sông 20-30 m vào mùa kiệt và khoảng 50-
70 m vào mùa mưa, đoạn này có độ dốc 1,8%.
Bảng 1-3. Đặc trưng hình thái sông ngòi tỉnh Kon Tum
TT
Tên sông
Flv
(km
2
)
L (km)
Mật độ

sông
km/km
2

Hệ số
uốn
khúc
Độ dẻo
(%)
Độ cao
bình quân
lưu vực
(m)
1
Sông Pô Kô
3.530
121
-
-
-
-
2
Sông Đăk Bla
3.507
144
0,49
2,03
4,0
963
3

Sông Sa Thầy
1.552
104
0,27
1,24
2,3
673
4
Sông Đăk Psi
869
80.5
0,42
1,71

1.216
5
Sông Sê San
11.450
230
0,38
1,45
2,9
737
Nguồn: [19, 26]
- Nhánh Đăk Bla bắt nguồn từ vùng Đông Bắc của tỉnh, diện tích lưu vực tính
đến vị trí nhập lưu với sông Pô Kô là 3.075 km
2
, chiều dài sông là 144 km. Nếu như

8

hầu hết các dòng sông khác ở Việt Nam bắt nguồn từ Trường Sơn chảy về biển Đông
thì sông Đăk Bla lại theo hướng Tây Trường Sơn, sông chảy dài 100 km từ đ ị a phận
huyện Kon Plong về Tp. Kon Tum rồi chảy sang hướng Tây – Tây Nam, sau đó sông
hợp với sông Krông Pô Kô từ hướng Bắc đổ xuống tạo thành sông Sê San hùng vĩ ở
khu vực sát biên giới Việt Nam – Campuchia. Sông có độ dốc 1,7%, tốc độ chảy trung
bình khoảng 0,2-0,5 m/s vào mùa kiệt và 1,5-2 m/s vào mùa lũ. Độ rộng lòng sông ở
khoảng này thay đổi lớn vào mùa kiệt, khoảng 40-50 m vào mùa kiệt, nhưng vào mùa
lũ lòng sông rộng 400-500 m [26, 29, 30].


Hình 1-4. Mực nước lũ trên sông Đăk Bla tháng 9/2009 do bão số 9 gây ra [2, 12]
Giống như chế độ khí hậu, chế độ thủy văn ở Kon Tum cũng chia là hai mùa rõ
rệt: Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc trong tháng 11 hằng năm, mùa cạn
kéo dài từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Mặc dù thời gian mùa lũ thường ngắn hơn
mùa cạn nhưng lượ ng dòng chảy mùa lũ lại chiếm đa số (khoảng 70% - 75% trong hơn
10 tỷ m
3
mà các sông chuyên chảy hằng năm). Trung bình mỗi năm trên các sông suối
ở Kon Tum có khoảng từ 4 đến 6 trận lũ, một phần ba trong đó là lũ trung bình đến lũ
lớn (có mực nước đỉnh lũ đạt từ mức báo động cấp 2 trở lên). Mùa cạn, lượng dòng
chảy trong 3 tháng kiệt nhất chỉ chiếm từ 3% – 5% lượng dòng chảy năm gây ra tình
trạng thiếu nước trong mùa khô, cạn hằng năm.
Các đặc trưng về dòng chảy năm của hệ thống sông Sê San được trình bày trong
Bảng 1-4 như sau:



9
Bảng 1-4. Đặc trưng dòng chảy năm
Stt

Tuyến sông
Diện tích lưu
vực (km
2
)
Mo (l/s/km
2
)
Qo (m
3
/s)
Wo (10
9
m
3
)
1
Sông Đăk Bla
3.050
32.3
98.5
3.1
2
Sông Pô Kô
3.530
35.7
126
3.97
3
Sông Sê San

11.450
35.6
408
12.9
4
Sa Bình
6.732
35.6
240
7.56
5
YaLy
7.659
35.6
273
8.61
6
Sông Đăk Cấm
154
23.2
3.58
0.11
Nguồn: [29]
Trong năm dòng chảy phân làm 2 mùa rõ rệt. Trên lưu vực sông Pô Kô, mùa lũ
bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 11, còn trên lư u vực sông Đă k Bla mùa lũ
muộn hơn, thường bắt đầu vào tháng 8 và có thể kéo dài đ ến tháng 12. Dòng chảy
trong 5 tháng mùa lũ thường chiếm trên 70% tổng lượng dòng chảy năm, dòng chảy
trong 7 tháng còn lại chỉ chiếm gần 30% tổng dòng chảy năm.
Bảng 1-5 trình bày phân phối dòng chảy trong năm ở một số trạm quan trắc trên
hệ thống sông Sê San [29].

Bảng 1-5. Phân phối dòng chảy năm (m
3
/s)
TT
Trạm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1
Kon Tum
58.8
41.7
35.7
31.7
51.2
85.1
92.3
155
165
192

159
95.6
2
Sa Bình
131
103
88
88
133
224
268
437
440
441
283
179
3
Đăk Cấm
1.76
1.16
0.93
0.96
1.38
3.29
5.26
7.49
8.43
5.93
3.82
2.53

1.4. Tiềm năng thủy điện và tài nguyên đất
1.4.1. Tiềm năng thủy điện
Thủy điện trên sông Sê San đứng thứ 3 trong hệ thống sông của Việ t Nam (sau
sông Đà và sông Đồng Nai). Tổng công suất 1.740MW, tổng sản lượng điện trung bình
đạt 10.450 tỷ KWh/năm. Đây cũng là sông có chỉ tiêu kinh tế năng lượng hợp lý nhất
(khoảng 780-1.999 USD/1KW công suất lắp đặt). Trên hệ thống sông Sê San đã hoàn
thành, đưa vào phát điện các công trình thủy điện: Ya Ly (công suất 720 MW); Sê San
3 (công suấ t 260 MW); Sê San 3A (công suất 100 MW), Plei Krông (công suất 110
MW). Một số công trình thủy điện khác đang thi công như Sê San 4 (công suất 330
MW); đang xây dựng công trình Thượng Kon Tum (220 MW). Ngoài ra, Kon Tum

10
còn có tiềm năng rất lớn về thủy điện vừa và nhỏ trên các phụ lưu sông, suối, có khả
năng xây dựng 120 công trình, trong đó 49 công trình có công suất từ 1 MW đến 70
MW. Đây là mộ t thuận lợi lớn để khai thác tiềm năng về thủy điện vừa và nhỏ trên địa
bàn tỉnh [11, 29].
1.4.2. Tài nguyên đất
Tổng quỹ đất hiện có trên địa bàn tỉnh Kon Tum tính đến năm 2011 là
968.960,64 ha. Trong đó có 856.292,64 ha đất nông nghiệp chiếm 88.37% tổng diện
tích đất tự nhiên, 43.548,79 ha đất phi nông nghiệp chiếm 4.49% tổng diện tích đất tự
nhiên, còn lại là 69.119,21 ha đất chưa sử dụng chiếm 7.14 % tổng diện tích đất tự
nhiên [6].
Bảng 1-6. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Kon Tum các năm
Đơn vị: ha
TT

Các loại
Năm 2005
Năm 2008
Biến

động
05-08
Năm 2011
ha
%
Ha
%
ha
%
Tổng diện tích tự nhiên
969.046,3
100
969.046,3
100

968960.64
100
1
Đất nông nghiệp
791.651,4
81,7
827.043,3
85,35
35.391,9
856292.64
88.37
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
128.404,6
13,3

144.051,7
14,87
15.647,1
205901.16
21.25

Trong đó:








Đất trồng cây lâu năm
40.262,1
4,2
46.537,7
4,8
6.275,6
90871.56
69,3
1.2
Đất lâm nghiệp
662.872,2
68,4
682.574,9
70,44
19.702,7

649603.23
67.04

Trong đó:







-
Đất rừng phòng hộ
219.286,4
22,6
200.755,1
20,72
-18.531
171775.85
17.73
-
Đất rừng đặc dụng
88.875,0
9,2
87.221,7
9,00
-1.653,3
90775.64
9.36
1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản
245,5
0,0
298,3
0,03
52,8
703.18
0.07
1.4
Đất nông nghiệp khác
129,2
0,0
118,4
0,01
-10,8
85.07
0.01
2
Đất phi nông nghiệp
27.666,2
2,9
35.074,8
3,62
7.408,6
43548.79
4.49
2.1
Đất ở
4.682,7
0,5

5.274,6
0,54
591,9
8458.66
0.87
2.2
Đất chuyên dùng
8.813,8
0,9
16.047,1
1,66
7.233,3
26719.87
2.76
2.3
Đất tôn giáo, tín ngư ỡng
39,7
0,0
43,95
0,00
4,3
56.62
0.01
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
388,2
0,0
435,5
0,04
47,3

499.22
0.05
2.5
Đất sông, suối và
mặt nư ớc chuyên dùng
13.679,5
1,4
13.121,9
1,35
-557,6
7694.01
0.79
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
62,4
0,0
151,8
0,02
89,4
120.41
0.01
3
Đất chưa sử dụng
149.728,7
15,5
106.928,1
11,03
-42.800
69119.219
7.14

3.1
Đất bằng chưa sử dụng
739,1
0,1
389,2
0,04
-349,9
819.87
0.08
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
148.986,9
15,4
106.536,3
10,99
-42.450
66966.69
6.9

11
3.3
Núi đá không có rừng cây
2,7
0,0
2,6
0,00
-0,1
1332.65
0.16
1.5. Kinh tế - Xã hội

1.5.1. Tổ chức hành chính
Tỉnh Kon có 8 huyện, 01 thành phố, với 97 xã, phường, thị trấn [25]. Trên cơ sở
khảo sát thực địa khu vực nghiên cứu, có 02 đơn vị bị tác động ngập lụt là huyện Sa
Thầy và Tp. Kon Tum với 16 xã, phường, thị trấn bị ngập lụt do trận lũ lịch sử xảy ra
vào tháng 9/2009.
1.5.2. Dân cư
Để có cơ sở dự báo thiệt hại tới người dân khu vực nghiên cứu, thì đặc điểm dân
số toàn tỉnh là yế u tố quan trọng và là cơ sở để ước tính mức độ tác động. Trong đó,
dân số toàn tỉnh đến năm 2011 là 453.206 người, mật độ dân số trung bình 47
người/km
2
thấp nhất vùng Tây Nguyên. Dân số đô thị là 150.385 người. Lao động
đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2011 là 247.615 người (54,6%). Trong đó
lao động nông lâm, thuỷ sản 169.674 người (68,5%), lao động công nghiệp - xây dựng
25.443 người (10,3%), lao động trong các ngành kinh tế khác 52.525 người (21,2%)
[6]. Tuy nhiên tại khu vực nghiên cứu tỷ lệ dân số và cơ cấu có sự khác biệt vì nơi đây
có mật độ dân cư cao nhất, cơ cấu lao động và độ tuổi cao nhất, ư ớc tính 125.261
người (chiếm 27.64% toàn tỉnh).
1.5.3. Nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản
Tính đến năm 2011 tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang sử dụng trên
địa bàn tỉnh Kon Tum là 856292.64 ha. Trong đó: Đất trồng cây hằng năm là:
115.029,60 ha (đ ất trồng lúa: 17.730,93 ha; đất trồng cây hằng năm khác: 96.950,33
ha); Đất trồng cây lâu năm: 90.871,56 ha; đất có mặt nước dùng để nuôi trồng thủy sả n
là: 703,18 ha.
Bảng 1-7. Diện tích và sản lượng cây cây lương thực có hạt tỉnh Kon Tum
Đơn vị: Diện tích (ha), sản lượng (tấn)
Huyện/ TP
Diện tích (ha) thuộc các năm
Sản lượng (tấn) thuộc các năm
2007

2008
2009
2010
2011
2007
2008
2009
2010
2011
Tp. Kon Tum
4.537
4.223
4.163
4.435
4.313
18.042
17.763
17.888
19.749
18.426
Huyện Đắk Glei
4.913
4.964
5.083
4.866
4.908
15.277
15.47
14.973
15.631

15.98

12
Huyện Đắk Tô
2.348
2.103
1.995
1.813
1.877
8.703
8.439
7.622
7.018
7.442
Huyện Tu Mơ Rông
3.109
3.346
3.576
2.713
2.779
6.479
7.452
7.417
6.357
6.423
Huyện Đắk Hà
3.798
3.723
3.769
3.583

3.634
16.454
15.709
16.662
16.806
16.742
Huyện Kon Rẫy
2.732
2.638
2.761
2.676
2.454
8.404
8.662
9.019
9.24
8.468
Huyện Kon Plông
4.139
4.178
4.383
4.543
4.831
10.447
10.524
11.173
12.037
12.926
Huyện Ngọc Hồi
3.438

3.237
3.497
3.042
2.889
11.202
10.664
11.279
9.686
9.151
Huyện Sa Thầy
2.919
2.955
2.734
2.705
2.272
10.072
11.051
9.771
8.588
7.69
Tổng số
31.933
31.367
31.961
30.376
29.957
105.08
105.734
105.804
105.112

103.248
Nguồn: [6]
a) Trồng trọt: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá thực tế) đạt 4.526.082
triệu đồng năm 2011 chiếm 82.83%. Sản xuất trồng trọt tập trung vào 3 loại cây chính:
cây lương thực (lúa, ngô, sắn), cây công nghiệp (sắn, mía, cao su, cà phê) và các loại
cây khác (cây thực phẩm, cây dược liệu, đặc sản rừng) với quy mô, diện tích, năng suất
sản lượng các cây trồng chủ yếu giai đoạn 1996 - 2011 như sau:
!
Cây lương thực: Diện tích cây lương thực có hạt tăng từ 22.300 ha năm 1996
lên 31.367 ha năm 2008 vớ i tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 - 2008: 2,9%/năm;
sản lượng tăng từ 48.257 tấn năm 1996 lên 105.734 tấn năm 2008. Đến năm 2011, diện
tích cây lương thực có hạt đạt 29.957 ha, sả n lượng đạt 103.248 tấn. Trong sản xuất
lương thực, sản xuất lúa tăng nhanh cả về diện tích, năng suất, góp phần đảm bảo an
ninh lương thực trên địa bàn tỉnh. Diện tích gieo trồng lúa tăng từ 19.052 ha (năm
1996) lên 23.345 ha (năm 2008); sản lượng thóc tăng từ 41.231 tấn (năm 1996) lên
77.368 tấn (năm 2008). Năm 2011 diện tích lúa đạt 22.614 ha, sả n lượng giảm xuống
còn 76.999 tấn, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết xấu.
!
Cây công nghiệp hằng năm:
- Cây sắn: Sắn là cây dễ trồng, dễ chăm sóc, vốn đầu tư ít hơn so với các cây
trồng khác, phù hợp với trình độ, điều kiện sản xuất của đa số hộ gia đình nghèo, giá
sắn tiêu thụ cao nên diện tích sắn toàn tỉnh tăng mạnh, đến nay có 41.709 ha, tăng
4.021 ha so với năm 2010, trong đó sắn cao sản chiếm 90% tổng diện tích sắn. Các
giống sắn cao sản như KM 94; Hoa Nam đã được nhân rộng chiếm 86,7% diện tích sắn
toàn tỉnh. Diện tích sắn tăng mạnh qua các năm, cụ thể năm 2008 diện tích sắn chỉ có
37.786 ha đến năm 2011 diện tích sắn đã đạt đến 41.709 ha (tăng 3.923 ha). Năng suất

13
sắn tươi tăng từ 149,5 tạ/ha năm 2010 lên 150,8 tạ/ha năm 2011. Tổng sản lượng sắn
tươi đến năm 2011 là 628.981 tấn tăng 1.1 lần so với năm 2010.

- Cây mía: Phát triển mạnh từ những năm 1997, 1998 cùng vớ i sự hình thành và
đi vào hoạt động của Nhà máy đường Kon Tum. Nhiều vùng chuyên canh mía đã hình
thành như Tp. Kon Tum, huyện Sa Thầy, Đăk Hà Trong những năm gần đây do giá
cả không ổn định làm người dân chưa an tâm sản xuất, diện tích mía không tăng. Diện
tích mía cao nhất năm 1999 là 3.903 ha, đến năm 2011 diện tích mía giảm còn 1.770
ha (giảm 2.133 ha). Tuy diện tích giảm song nhiều giống mía mới có năng suất, chữ
đường cao, có khả năng rãi vụ thu hoạch, phù hợp với các chân bãi, ô nà đã được đưa
vào sản xuất đã góp phần tăng sản lượng mía.
!
Cây công nghiệp lâu năm: Chủ yếu là cây cao su, cà phê đang được phát
triển với nhiều loại hình kinh tế: kinh tế nông lâm trường, kinh tế hộ gia đình, kinh tế
vườn đồi, kinh tế trang trại hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp có
giá trị kinh tế cao như vùng chuyên canh sản xuất cà phê thuộc huyện Đăk Hà, vùng
chuyên canh cao su tập trung ở Tp. Kon Tum, huyện Đăk Hà, Ngọc Hồi,
- Cây cà phê: Diện tích đến năm 2011 đạt 11870 ha, so vớ i năm 2008 tăng 1510
ha ,sản lượng cà phê đạt 26.281 tấn năm 2011. Năng suất cà phê có sự biến động theo
chu kỳ qua các năm, nhưng nhìn chung vẫn duy trì ổn định ở mức 18 - 20 tạ/ha.
- Cây cao su: Từ năm 2002 đến nay do giá thị trường thuận lợi, cây cao su phát
triển nhanh, với diện tích 6.090 ha năm 1996 tăng lên 56.888 ha năm 2011, tốc độ tăng
bình quân 15,3%/năm, năng suấ t mủ khô trung bình toàn tỉnh trong cả giai đoạn đạt
9,75 tạ/ha, sản lượng đến năm 2011 đạt 26.728 tấn, tăng 2.998 tấn so với năm 2010.
!
Các loại cây khác:
- Cây thực phẩm: Mặc dù trong thời gian qua, tuy tốc độ tă ng chậm về quy mô
với việc duy trì diện tích ở mức khoảng 2.000 ha nhưng bước đầu đã hình thành vùng
chuyên canh rau, quả thực phẩm cung cấp cho các thị trường ở các thị trấn và thành
phố Kon Tum.
- Cây dược liệu, đặc sả n rừng: Như cây Dó bầu, sâm khu 5, các loại cây đặc
sản dưới tán rừng như Sa nhân, Mã tiền, Vàng đắng, Ngũ gia bì, Hà thủ ô, nhìn
chung chưa phát triển ở quy mô lớn.

Bảng 1-8. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế

14
Năm
Tổng số
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
Triệu đồng
2000
498.821
383.227
88.935
26.659
2001
518.120
387.153
94.962
36.005
2002
595.931
472.573
89.128
34.230
2003
713.252
576.623
101.229
35.400
2004

891.561
709.719
142.322
39.520
2005
1.025.971
805.310
170.651
50.010
2006
1.432.404
1.188.393
192.312
51.699
2007
1.934.054
1.544.967
330.388
58.699
2008
2.894.014
2.407.594
373.220
113.200
2009
3.052.886
2.484.547
435.639
132.700
2010

3.681.089
2.885.759
661.330
134.000
2011
54.644.205
4.526.082
840.123
98.000
Nguồn: [6]
0
100000
200000
300000
400000
500000
600000
700000
800000
900000
2000 2002 2004 2006 2008 2010
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ

Hình 1-5. Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo các ngành kinh tế
b) Chăn nuôi: Là tỉnh có tiềm năng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc phát
triển chăn nuôi nhưng chăn nuôi chiếm tỷ trọng không lớn trong ngành nông nghiệp.
Chăn nuôi chưa phát triển ở quy mô tập trung. Giá trị sản suất ngành chăn nuôi tăng
dần qua các năm. Theo số liệu thống kê từ năm 2008 đến năm 2011 giá trị sản suất

ngành chăn nuôi đã tăng từ 373.220 triệu đồng lên 840.123 triệu đồng, trong đó nhóm
tăng nhiều nhất là gia súc đã tăng từ 531.276 triệu đồng năm 2010 lên 739.540 triệu
đồng năm 2011, nhóm tăng ít nhất là gia cầm từ 27.725 triệu đồng năm 2011 lên đến
92.188 triệu đồng.

15
c) Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2011 đạt 521 ha, chủ yếu là
diện tích nuôi cá nước ngọt chiếm 518 ha. Sản lượng thuỷ sản năm 2011 đạt 2.127 tấn,
trong đó nuôi trồng thuỷ sản là 1.336 tấn, khai thác thuỷ sản tự nhiên là 791 tấn (trong
đó sản lượng thuỷ sản tăng chính do tăng về diện tích nuôi, năng suấ t nuôi và một phần
từ khai thác thuỷ sản tự nhiên từ hồ chứa Yaly và PleiKrong hằng năm ước đạt 750
tấn). So với các ngành kinh tế khác, cơ cấu của ngành thuỷ sản chiếm tỷ trọng tương
đối nhỏ. Hình thức nuôi thuỷ sản chủ yếu được thực hiện trên diện tích ao hồ nhỏ tập
trung ở các huyện Đăk Hà, Ngọc Hồi và Tp. Kon Tum. Hiện nay đang nghiên cứu,
phát triển nghề nuôi trồng, khai thác thuỷ sản trên lòng hồ thủy điện Yaly và
Pleikrong.
d) Lâm nghiệp: Diện tích rừ ng trên toàn tỉnh đến năm 2011 là 650.297 ha trong
đó rừng tự nhiên là 610.625 ha, rừng trồng là 39.672 ha. Rừng là nguồn tài nguyên
mang lại nguồn giá trị kinh tế rất lớn đối với nền kinh tế toàn tỉnh Kon Tum, năm 2009
giá trị kinh tế do rừng mang lại là 308.237 triệu đồng trong đó khai thác lâm sản chiếm
251.015 triệu đồng.
Bảng 1-9. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động của
tỉnh Kon Tum
Năm
Tổng số
Chia ra (triệu đồng)
Trồng và
chăm sóc rừng
Khai thác lâm sản
Dịch vụ và các hoạt

động lâm nghiệp khác
2000
67.809
14.234
49.898
3.677
2001
113.173
59.874
46.101
7.198
2002
157.798
77.290
72.810
7.698
2003
131.027
43.569
72.058
15.400
2004
138.228
44.092
78.070
16.066
2005
120.081
20.676
83.125

16.280
2006
103.931
13.460
74.569
15.902
2007
159.960
28.273
110.497
21.190
2008
218.591
25.878
180.180
12.533
2009
308.237
38.081
251.015
19.141
Nguồn: [6]
1.5.4. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 (theo giá cố định 1994) đạt 2.467.512
triệu đồng. Trong cơ cấu ngành, công nghiệp chế biến vẫn đóng vai trò chủ đạo, chiếm
khoảng 91%. Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có trên 3.050 cơ sở công ngiệp và tiểu thủ

16
công nghiệp tăng 674 cơ sở so với năm 2005. Thủy điện thượng Kon Tum, nhà máy
chế biến bột giấy và giấy Tân Mai, nhiều công trình thủy điện vừa và nhỏ đang được

triển khai thi công. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quy mô lớn sử dụng lao động
tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005. Đã quy hoạch, hình thành và đang đầu tư xây dựng
03 khu công nghiệp với tổng diện tích là 360 ha; 03 cụm công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp với tổng diện tích khoảng 136 ha; 03 điểm sản xuất tập trung với 140 ha; các
làng nghề đang được quy hoạch và đầu tư.
Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2006 –
2011 đạt 28,2%/năm (trong đó công nghiệp chế biến tăng 37%/năm). Sản phẩm xuất
khẩu chiếm 60% tổ ng giá trị sản xuất. Công nghiệp khai thác và chế biến vật liệu xây
dựng phát triển tương đối nhanh, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã có sự khôi
phục và phát triển. Một số sản phẩm chủ yếu có mức tăng trưởng cao so với năm trước
như: đường kết tinh, bột sắn,…
1.5.5. Giao thông vận tải
Hoạt động giao thông vận tải liên quan mật thiết đến tai biến lũ lụt. Trong khu
vực nghiên cứu giao thông ít phát triển. Mỗi khi lũ lụt xảy ra thường gây tắc nghẽn,
chia cắt hoạt động giao thông như đã từng xảy ra ở quốc lộ 14C và các tuyến tỉnh lộ
673, 672, 675… [5]
1.6. Khái quát tình hình thiệt hại do mưa bão, lũ lụt trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Để làm cơ sở cho việc dự báo thiệt hại liên quan đến tai biến lũ lụt do mưa bão
gây ra thì những số liệu thống kê do một số cơn bão đã xảy ra trong các năm gần đây
là cần thiết:
- Năm 2006: tỉnh Kon Tum đã chịu ảnh hưởng nặng từ cơn bão số 6 (cuối tháng
9 đầu tháng 10/2006). Đặc biệt là các xã phía Bắc và phía Đông của tỉnh, do ảnh
hưởng của cơn bão số 6 gây gián đoạn đường giao thông đi lại từ trung tâm huyện đến
các xã, giữ a các xã trong vùng gặp khó khăn, học sinh ở các xã vùng này phải nghỉ
học, hoa màu, các công trình bị thiệt hại nặng, ước tính thiệt hại khoảng 21,8 tỷ đồng;
- Năm 2007: Chịu ảnh hưởng trực tiếp cơn bão số 5 và các đợt áp thấp nhiệt đớ i
kèm theo mưa, lũ làm hư hỏng nhiều công trình giao thông, thủy lợi, ước thiệt hại
khoảng 31,248 tỷ đồng;

17

- Năm 2008: Mưa, lũ lụt làm hư hỏng nhiều công trình giao thông, thủy lợi; nhà ở
của dân; ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi gây thiệt hại đáng kể ước thiệt hại khoảng
36,881 tỷ đồng;
- Năm 2009: Có 2 cơn bão (số 09 và số 11) ảnh hưởng trực tiếp đế n tỉnh Kon
Tum. Đặc biệt cơn bão số 9 với cường độ rất mạnh kèm theo mưa lớn gây lũ lụt
nghiêm trọng. Bão, lũ lớn gây thiệt hại rất nặng nề về người, tài sản, công trình hạ tầng
và sản xuất, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Ư ớc thiệt hại
khoảng 3.415,161 tỷ đồng;
- Năm 2010: Trong các tháng VIII và tháng X, tháng XI có xuất hiện các trận lũ
nhỏ và các đợt áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa, gió lốc làm hư hỏng nhiều công trình
giao thông, thủy lợi, ước thiệt hại khoảng 21,771 tỷ đồng.
Số liệu tổng hợp cho các năm gần đây được thống kê và tổng hợp như sau [5]:
Bảng 1-10. Tổng hợp thiệt hại do thiên tai giai đoạn 2006 - 2010
Stt
Hạng mục thiệt hại
ĐVT
2006
2007
2008
2009
2010
I
Người






1

Chết
Người
5
3
1
51
1
2
Bị thương
Người



38

II
Nhà cửa






1
Nhà bị sập, cuốn trôi, hư hỏng nặng
Cái
59
33
1
722

7
2
Nhà công trình phụ bị sập
Cái



349
3
3
Trụ điện bê tông bị gãy
Trụ
5
33

235

4
Số phòng học, nhà ở giáo viên bị hư hỏng
Phòng
44
39

343

5
Kho chứa lúa bị hư hỏng
Cái




16

6
Số phòng học bị sập
Phòng



56

7
Thiệt hại về tài sản
Triệu đồng



5.516

8
Nhà có nguy cơ sập đổ
Cái




9
III
Nông nghiệp







1
Lúa bị ngập úng, hư hại
Ha
298,9
63,8
156,6
2.527,1
52,6
2
Lúa bị bồi lắp, cuốn trôi, thiệt hại
Ha
364,7
4.447,2
121,5
3.583,2
74,4
3
Bắp bị ngập, hư hại
Ha
56
5,5
0,4
885,7

4

Mía bị thiệt hại
Ha
2
4,6
0,1
864,9

5
Mì bị thiệt hại
Ha
68,9
36,6
6,4
4.439,3

6
Cao su bị gãy thiệt hại năng suất
Ha



897,2

7
Cây tiêu bị hư hại
Ha



7,8


8
Cà phê, bời lời bị thiệt hại
Ha



1.170,7

9
Ao cá, thủy sản bị vỡ
Ha
7,8
4,2
11,9
145,9
0,35
10
Rau, đậu
Ha
7,2
585
35
789,5
18,6
11
Gia súc bị chết
Con
59
170

4
1.986
15
12
Ba ba bị trôi
Con



15.000


18
Stt
Hạng mục thiệt hại
ĐVT
2006
2007
2008
2009
2010
13
Gia cầm bị chết
Con



17.222

14

Đất nông nghiệp bị sạt lở
Ha


1
1.077
60
IV
Công trình thủy lợi, nước sinh hoạt






1
Đập, kè bị sạt lở
km
0,001

4,621
19,3

2
Công trình tạm bị trôi
CT
59
65
57
429

5
3
Công trình bị ngập, hư hại
CT
44
54
7
306
1
4
Công trình kiên cố bị vỡ hoàn toàn
CT


2
22

5
Kênh mương bị vỡ
km
2,5
0,6



6
Kênh mương bị bồi lắp
km
11,5


0,8
103

7
Kênh bị hư hỏng
km


0,036
13,1
0,3
8
Khối lượng đất cuốn trôi, bồi lắp
m
3
1.500

205
42.723

9
Công trình nước sinh hoạt bị hư hại
CT
14
4

192
1
10
Công trình bán kiên cố bị hư hỏng

CT




3
11
Công trình trên kênh bị hư hỏng
CT




5
V
Công trình giao thông






1
Khối lượng đất sụt, xói lở, cuốn trôi
100 m
3
723,7
936,4
153,5
6.781,5

101,6
2
Ngầm rọ đá bị trôi
Cái



39
3
3
Cầu treo gỗ, cống bị trôi
Cái
32
11
1

3
4
Cầu, cống bị hư hỏng
Cái
4
10
19
275
10
5
Khối lượng đất cuốn trôi
100 m
3


65
3
34
7.936

6
Cầu kiên cố bị gãy
Cái



4,0

7
Đường cấp phối bị hỏng
km
9,2
24,7
36,5


8
Đường nhựa bị hỏng
km



184,2
0,1
9

Mố cầu bị xói lở
Cái




4
10
Cầu treo bị hư hỏng
Cái




1
11
Đường đất bị hư hỏng, lầy lội
km




12,9
12
Rãnh thoát nước bị hư hỏng
km





0,2
Tóm lại: Điều kiện tự nhiên, hoạ t động kinh tế - xã hội và các thiệt hại do lũ lụt
gây ra được trình bày khái lược ở trên là cơ sở cho việc luận giải các kết quả nghiên
cứu, dự báo cho khu vực. Đồng thời là cơ sở dự báo nguy cơ và tần suất lũ lụt có thể
xảy ra ở những năm tiếp theo. Để có thể dự báo chính xác các thiệ t hại cũng như ngập
lụt tương ứng, rất cần hệ phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu sẽ được trình
bày ở chương sau.





19
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ SỐ LIỆU
2.1. Một số khái niệm và định nghĩa cơ bản liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu
Do chương trình đào tạo và hướng nghiên cứu mang tính liên ngành cao. Vì vậy
để thống nhất trong việc luận giải mối tương quan giữa các lĩnh vực khác nhau rất cần
có các khái niệm sẽ được trình bày dưới đây:
2.1.1. Lũ (riverine flood)
Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong mùa mưa trong mộ t khoảng thời gian
nhất định, sau đó giảm dần. Số lượng nước dâng cao xảy ra trên một con sông ở mứ c
tạo thành lũ có thể xảy ra một lần hoặc nhiều lần trong năm. Khi lũ lớn trên các sông
suối, nước lũ tràn qua bờ sông, đê, chảy vào những chỗ trũng và gây ngập lụt trên một
diện rộng [14].
2.1.2. Ngập Lụt (inundation)
Ngập lụt là kết quả củ a việc có khối lượng nước đến do mưa lớn tại chỗ (hoặc
nước từ nơi khác đến), vượt quá khả năng thẩm thấu của đất và khả năng tiêu thoát
nước củ a các con sông và các vùng ven biển. Nguồn cung cấp nước cho các trận lụt có
thể do lũ, mưa lớn, bão, triều cường, nước dâng. Địa hình, hệ thống thủy văn và tính

chất bề mặt sẽ liên quan tới khả năng thoát lũ. Thiệt hại các trận ngập lụt phụ thuộc độ
sâu ngập và thời gian ngập [14].
2.1.3. Lũ lụt cục bộ (local flood)
Lũ lụt cục bộ xảy ra do mưa vượt chỉ tiêu thiết kế của kênh mương, cống, trạm
bơm,…dẫn đến úng, lụt cục bộ hoặc trên diện rộng. Mức độ ngập úng, lụt tùy thuộc
vào lượng mưa, khả năng tiêu thoát nước (công suất trạm bơm tiêu và hệ thống kênh
tiêu) [14].
2.1.4. Vùng có nguy cơ ngập lụt (flood-prone area)
Vùng có nguy cơ ngập lụt cao là những vùng đất nằm dưới mực khi lũ có chu kỳ
lặp lại 100 năm (lũ trong sông) hoặc mưa có chu kỳ lập lại 100 năm (lũ cục bộ) xảy ra
[14].
2.1.5. Lũ lịch sử (historical flood)

×