Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vườn quốc gia xuân thủy và đề xuất các định hướng ứng phó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 120 trang )



ii
MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu: 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2
4.1. Cách tiếp cận: 2
4.1.1. Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái (Ecosystem based approach): 2
4.1.2. Tiếp cận dựa vào cộng đồng (community based approach): 3
4.2. Phương pháp nghiên cứu 4
4.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu (số liệu thứ cấp) 4
4.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa (thu thập số liệu sơ cấp) 4
4.2.3. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) 4
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
1.1. Cơ sở lý luận 6
1.1.1. Một số khái niệm 6
1.1.2. Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và nước biển dâng 8
1.2. Tổng quan tài liệu 10
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới 10
1.2.2. Nghiên cứu trong nước 12


1.2.3. Các nghiên cứu tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy 15


iii
CHƯƠNG II. KHÁI QUÁT VỀ VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY 18
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 18
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 18
2.1.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn 20
2.2. Hiện trạng về đa dạng sinh học và kinh tế - xã hội khu vực Vườn
Quốc gia Xuân Thủy 22
2.2.1. Hiện trạng đa dạng sinh học ở VQG Xuân Thủy 22
2.2.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội 5 xã vùng đệm 33
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY 37
3.1. Lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu 37
3.1.1. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam 37
3.1.2. Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho tỉnh Nam Định 39
3.1.3. Xu thế biến đổi của các thông số khí hậu chính của tỉnh Nam Định
trong 20 năm qua 43
3.2. Đánh giá tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến
Vườn Quốc gia Xuân Thủy 47
3.2.1. Tác động sinh địa lý đến hệ sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thủy 47
3.2.2. Đánh giá mức độ xói lở - bồi tụ tại vùng cửa sông Ba Lạt 54
3.2.3. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với
đa dạng sinh học vùng lõi 60
3.2.4. Đề xuất chỉ thị đa dạng sinh học cho VQG Xuân Thủy trong bối cảnh
của Biến đổi khí hậu 62
3.3. Tác động và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộng
đồng vùng đệm 65
3.3.1. Các biểu hiện của tác động biến đổi khí hậu tới sinh kế cộng đồng 65

3.3.2. Nhận thức của cộng đồng về tình trạng gia tăng các hiện tượng thời
tiết, thiên tai và biến đổi khí hậu ở khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy 68
3.4. Đánh giá năng lực ứng phó với Biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư
vùng đệm 74


iv
CHƯƠNG IV. ĐỀ XUẤT CÁC ĐỊNH HƯỚNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG CHO VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY 83
4.1. Tăng bể hấp thụ khí nhà kính 83
4.2. Giảm phát thải khí nhà kính 84
4.3. Các biện pháp thích ứng 85
4.4. Cần quan tâm đến hệ thống quản lý và sử dụng bền vững nguồn lợi
thuỷ sản 86
4.4.1. Quản lý và sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản 86
4.4.2. Quản lý khu du lịch bền vững 87
4.4.3. Chính sách sử dụng không khéo và bền vững tài nguyên đất ngập
nước ở khu vực vùng lõi của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ 88
4.4.4. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng dân vùng đệm
của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ 88
4.4.5. Chính sách về bảo vệ an ninh quốc phòng 89
4.4.6. Chính sách về quản lý khu dân cư 89
4.4.7. Các công nghệ sản xuất ở các xã vùng đệm đã và đang trực tiếp tạo ra
nạn ô nhiễm môi trường và làm suy giảm các chức năng quan trọng
của hệ sinh thái đất ngập nước ở Vườn Quốc gia. 90
4.4.8. Biện pháp thích ứng đối với từng lĩnh vực 90
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC



v
DANH MỤC CÁC CHỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
BĐKH

Biến đổi khí hậu
Bộ NN & PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
CBA
Community Based Approach
Tiếp cận dựa vào cộng
đồng
CDM
Clean Development
Mechanism
Cơ chế phát triển sạch
COP
Conference of the Parties
Hội nghị cấp cao Liên hợp
quốc về Biến đổi khí hậu
CN – TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ
công nghiệp
DLST


Du lịch sinh thái
ĐDSH

Đa dạng sinh học
ĐBBB

Đồng bằng Bắc Bộ
ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu
Long
ĐBSH

Đồng bằng Sông Hồng
ĐNN

Đất ngập nước
GIS
Geograpic Information
System
Hệ thống thông tin địa lý
HST

Hệ sinh thái
IPCC
Intergovernmental Panel on
Climate Change
Ủy ban Liên chính phủ về
Biến đổi khí hậu

IUCN
International Union for
Conservation of Nature
Tổ chức Bảo tồn Thiên
nhiên Quốc tế
JICA
Japan International
Cooperation Agency
Cơ quan hợp tác quốc tế
Nhật Bản
KNK

Khí nhà kính
KXS

Không xương sống
KT-XH

Kinh tế - xã hội
KTTS

Khai thác thủy sản
LHQ

Liên Hợp quốc


vi
MONRE
Ministry of Natural Resources

and Environment
Bộ Tài nguyên và Môi
trường
MCD
Center for Marinelife
Conservation and Community
Development
Trung tâm Bảo tồn sinh
vật biển và Phát triển cộng
đồng
SĐVN

Sách Đỏ Việt Nam
TNMT

Tài nguyên và Môi trường
THCS

Trung học cơ sở
THPT

Trung học phổ thông
UBND

Ủy ban nhân dân
UNDP
United Nations Development
Programme
Chương trình phát triển
Liên hợp quốc

UNEP
United Nations Environment
Programme
Chương trình Môi trường
Liên Hợp quốc
UNESCO
United Nations Educational,
Scientific and Cultural
Oganization
Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa của Liên
hiệp quốc
UNFCCC
United Nations Framework
Convention on Climate
Change
Công ước khung của Liên
hợp quốc về Biến đổi khí
hậu
VQG

Vườn Quốc gia
WMO
World Meteorological
Organization
Tổ chức Khí tượng Thế
giới
XTNP

Vườn Quốc gia Xuân

Thủy
NLTS

Nguồn lực thủy sản
NTTS

Nuôi trồng thủy sản
PRA
Participatory Rural Appraisal
Bộ công cụ đánh giá nông
thôn có sự tham gia
RAMSAR

Công ước quốc tế về bảo
tồn và sử dụng một cách
hợp lý và thích đáng các
vùng đất ngập nước
RNM

Rừng ngập mặn
WB
World Bank
Ngân hàng Thế giới


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên Bảng
Trang

1.1 Các biểu hiện chính của BĐKH và tác động tới tự nhiên và đời sống
xã hội 9
2.1 Các kiểu quần hợp thực vật chủ yếu tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy 27
2.2 Các kiểu quần hợp rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy 28
2.3 Các loài chim có giá trị bảo tồn ở VQG Xuân Thuỷ 32
2.4 Diện tích, dân số và mật độ dân số các xã vùng đệm 33
3.1 Mực nước biển dâng so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát
thải trung bình (B2) 42
3.2 Ma trận tác động của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ 48
3.3 Biến động đất đai khu vực VQG Xuân Thuỷ giai đoạn 1989-2003 55
3.4 Biến động đất đai VQG Xuân Thuỷ giai đoạn 2003 - 2007 57
3.5 Diện tích đất đai bồi xói cửa Ba Lạt trong giai đoạn 1989 - 2007 58
3.6 Các loài chim sử dụng làm chỉ thị sinh học 64
3.7 Các biểu hiện của biến đổi khí hậu xảy ra ở khu vực vùng đệm Vườn
Quốc gia Xuân Thủy trong 5 năm trở lại đây 66
3.8 Nhận thức của cộng đồng về một số giả thuyết nguyên nhân gây gia
tăng các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan ở khu vực trong 5
năm gần đây 69
3.9 Hồ sơ thiên tai thống kê tại 5 xã vùng đệm 70
3.10 Mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống cộng đồng dân
cư vùng đệm 71
3.11 Tổng hợp ý kiến của cộng đồng, các bên liên quan về các tác động và
xu hướng do BĐKH gây ra tại 05 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy 72
3.12 Tổng hợp nhận thức của cộng đồngvề các giải pháp thích ứng với tác
động của BĐKH 76
3.13 Các giải pháp chủ động thích ứng với BĐKH của cộng đồng địa
phương tại 05 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy 78
3.14 Tổng hợp nhận thức của cộng đồng về các giải pháp mà chính quyền
địa phương có thể làm được để thích ứng với BĐKH 80
3.15 Tổng hợp nhận thức của các bên liên quan về các giải pháp mà chính

quyền địa phương có thể làm được để thích ứng với BĐKH 81
4.1 Công nghệ thích nghi của vùng ven biển 85


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

STT
Tên Hình
Trang
2.1 Vườn Quốc gia Xuân Thủy – Huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định 18
2.2 Các hệ sinh thái ĐNN ở VQG Xuân Thủy 24
3.1 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999
theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ở tỉnh Nam Định 39
3.2 Nhiệt độ trung bình của tỉnh Nam Định từ năm 2020 – 2100 (0C) so
với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 40
3.3 Mức thay đổi (%) lượng mưa so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch
bản phát thải trung bình (B2) địa bàn tỉnh Nam Định 40
3.4 Lượng mưa trung bình của tỉnh Nam Định từ năm 2020 – 2100 so với
thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 41
3.5 Kết quả tính toán xác định vùng ngập của tỉnh Nam Định với Kịch bản
nước biển dâng (B2) 42
3.6 Nhiệt độ trung bình khu vực Nam Định giai đoạn 1990 – 2009 43
3.7 Tổng lượng mưa trung bình năm khu vực Nam Định giai đoạn
1990-2009 45
3.8 Độ ẩm trung bình khu vực Nam Định giai đoạn 1990-2009 46
3.9 Tổng số giờ nắng trung bình năm khu vực Nam Định giai đoạn
1990-2009 47
3.10 Bằng chứng về tác động của nước biển dâng tại khu vực nhà
Môi trường 50

3.11 Thay đổi độ cao đê Vành Lược do tác động của mực nước biển dâng 51
3.12 Sự thay đổi đường bờ biển tại tỉnh Nam Địnhgiai đoạn 1905 - 1992 52
3.13 Rừng Phi lao cồn Lu chết do ngập nước và nhiễm mặn 53
3.14 Đê Ngự Hàn – Công trình quốc gia phòng chống biến đổi khí hậu và
nước biển dâng tỉnh Nam Định 54
3.15 Bản đồ bồi tụ- xói lở cửa Ba Lạt giai đoạn 1989 - 2003 56
3.16 Bản đồ bồi tụ - xói lở cửa Ba Lạt giai đoạn 1989-2007 59
3.17 Bần Myanma trồng thử nghiệm xen lẫn bần chua 61



ix
DANH MỤC HỘP

STT
Tên Hộp
Trang
4.1 Ý kiến của cộng đồng, các bên liên quan về biểu hiện của BĐKH 67
4.2 Ý kiến của cộng đồng về nhóm đối tượng dễ bị tổn thương dưới tác
động của BĐKH 74


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Biến đổi khí hậu đang là mối đe dọa và thách thức lớn lao đối với loài
người chúng ta. Là một Quốc gia có chiều dài đường bờ biển khoảng 3.260 km,
với hơn 75% dân số sống tập trung ở các vùng ven biển, Việt Nam được dự đoán
là một trong những quốc gia chịu hậu quả nặng nề nhất của Biến đổi khí hậu.

Vùng ảnh hưởng nhiều nhất sẽ tập trung ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng
sông Cửu Long nơi có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng do đó dễ bị tổn
thương do mực nước biển dâng, sự xâm nhập mặn và các hiện tượng thời tiết cực
đoan như dông, bão, áp thấp nhiệt đới. Ở đồng bằng Bắc Bộ, vùng chịu tác động
rõ rệt nhất là các vùng đất ngập nước ven biển, bao gồm cả Vườn Quốc gia Xuân
Thủy thuộc tỉnh Nam Định.
Vườn Quốc gia Xuân Thủy cách Hà Nội khoảng 150 km về hướng Đông
Nam, diện tích tự nhiên 7.100 ha với nhiều sinh cảnh và các loài động thực vật
hoang dã phong phú và độc đáo. Đây cũng là khu RAMSAR đầu tiên của Việt
Nam cũng như của Đông Nam Á (theo Công ước bảo tồn những vùng đất ngập
nước có tầm quan trọng Quốc tế đặc biệt là nơi cư trú của những loài chim nước -
Ramsar, Iran, 1971). VQG Xuân Thủy cũng còn là Khu Dự trữ sinh quyển Châu
thổ sông Hồng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bên cạnh những tác động
tiêu cực của con người, Vườn Quốc gia Xuân Thủy còn chịu những tác động của
biến đổi khí hậu.
Hiện nay trên phạm vi cả nước, các Bộ, ngành và các địa phương đang
xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động thực hiện Chương trình mục tiêu
Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (phê duyệt năm 2008) và Chiến lược
Quốc gia về biến đổi khí hậu (phê duyệt năm 2011). Trong bối cảnh đó, chúng
tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến Vườn
Quốc gia Xuân Thủy và đề xuất các định hướng ứng phó” cho luận văn tốt
nghiệp với hy vọng góp phần nhỏ vào việc triển khai kế hoạch ứng phó với
BĐKH tại khu vực VQG nói riêng cũng như của tỉnh Nam Định nói chung.


2
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Đánh giá được diễn biến của thời tiết khí hậu trong vòng 15 năm qua
tại khu vực nghiên cứu.
 Đánh giá được những tác động của biến đổi khí hậu đối với đa dạng

sinh học của Vườn và cuộc sống của cộng đồng địa phương trong vùng đệm.
 Đề xuất được những định hướng/giải pháp thích ứng và giảm nhẹ,
nâng cao tính chống chịu của các HST và tận dụng được những ảnh hưởng tích
cực của BĐKH tại khu vực nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hợp phần của ĐDSH, KT-XH và
các yếu tố khí hậu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại vùng lõi VQG Xuân
Thuỷ và 5 xã vùng đệm là Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải.
- Phạm vi thời gian: Luận văn dự kiến tiến hành từ tháng 12 năm 2012
đến tháng 7 năm 2013, số liệu được hồi cứu trong thời gian 15 năm trở lại đây.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận:
4.1.1. Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái (Ecosystem based approach):
Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái - hệ thống và liên ngành là cách tiếp cận đặc
trưng cho những nghiên cứu về BĐKH và phát triển bền vững hiện nay.
Biến đổi khí hậu mang tính hệ thống vùng, quốc gia, khu vực và toàn cầu.
những nghiên cứu về phát triển bền vững và BĐKH hiện nay. Mối quan hệ giữa
các yếu tố BĐKH với các lĩnh vực khác nhau, các thành phần môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội mà nó tác động và khả năng thích ứng của hệ thống
này trong một vùng địa lý cụ thể là một thể thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau trong từng hệ thống: hệ thống tự nhiên, hệ thống xã hội và tổng hòa là
hệ thống sinh thái – xã hội.


3
Theo quan niệm hiện đại, con người đã trở thành trung tâm của HST (hệ
sinh thái - xã hội), với hai nghĩa: 1) Con người là nhân tố tác động vào HST một

cách mạnh mẽ nhất, và 2) Các hoạt động bảo tồn HST cuối cùng vẫn phải hướng
tới và đem lại phúc lợi cho con người (MEA, 2005). Vì vậy, cách tiếp cận hệ sinh
thái (do Công ước Đa dạng sinh học đề xuất năm 1998) là một chiến lược quản lý
tổng hợp tài nguyên thiên nhiên (đất, nước và sinh vật); và gần đây, đã được áp
dụng rộng rãi trong phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu (WB,
2010). Cách tiếp cận dựa vào HST trong giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH nhằm
mang đến những giải pháp ứng phó có tính bền vững và thích hợp cho từng khu
vực, từng quốc gia, từng địa phương cụ thể (Trương Quang Học, 2012). Đồng
thời, tính chống chịu của hệ xã hội cũng được tăng cường thông qua các hoạt
động như hoàn thiên thể chế, xây dựng nguồn lực (con người, cơ sở hạ tầng, tài
chính), nâng cao nhận thức. Tất cả các hoạt động này nhằm chủ động tăng cường
tính chống chịu (tăng cường khả năng thích ứng, giảm tính dễ bị tổn thương để
giảm rủi ro khi hậu, giảm thiệt hại do BĐKH gây ra cho cộng đồng/hệ sinh thái -
xã hội.
4.1.2. Tiếp cận dựa vào cộng đồng (community based approach):
BĐKH vừa mang tính toàn cầu lại vừa mang tính đặc thù cho từng vùng,
miền, địa phương mà cộng đồng dân cư là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp
và gián tiếp của BĐKH tại đó. Theo các chuyên gia, cộng đồng có vai trò chủ
chốt trong thích ứng và ứng phó với BKH. Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng
(CBA) là phương pháp bền vững. CBA dựa trên nguyên tắc “Thực hiện từ cộng
đồng, dựa vào cộng đồng và làm lợi cho cộng đồng” nhằm nâng cao tính chủ
động, tích cực của người dân vào các giải pháp ứng phó với thiên tai và BĐKH.
CBA tạo ra sự linh hoạt, nhạy bén trong thích ứng với BĐKH, tận dụng lực
lượng đông đảo cũng như huy động phương tiện sẵn có trong cộng đồng. Thích
ứng với BĐKH là việc làm cấp bách và có ý nghĩa, nhưng không dễ dàng, đòi hỏi
sự tham gia của cộng đồng để có thành công nhanh và hiệu quả hơn. Chính vì
vậy, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng và các biện pháp ứng phó với
BĐKH cần được thực hiện rộng rãi hơn, thường xuyên hơn Có như vậy, người



4
dân mới hiểu và có những phản ứng chủ động, có khoa học trước BĐKH (tiếp
cận từ dưới lên kết hợp với tiếp cận từ trên xuống).
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu (số liệu thứ cấp)
Thu thập các số liệu thứ cấp: bao gồm các tài liệu đã công bố, các tài liệu,
dữ liệu cơ bản về khí hậu, các kịch bản về BĐKH, các chính sách và chương
trình của Nhà nước liên quan đến BĐKH như Chương trình mục tiêu quốc gia về
ứng phó với BĐKH, Chiến lược quốc gia về Phòng tránh Thiên tai, các hiện
tượng thời tiết cực đoan đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện, Kịch bản về nước
biển dâng và BĐKH của Việt Nam, Sách, báo, các báo cáo Hội nghị khoa học
v.v… Các báo cáo hàng năm về kinh tế - xã hội của chính quyền các cấp, số liệu
thủy văn, điều kiện tự nhiên của địa phương.
Đây là phương pháp khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong quá
trình nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, thông qua việc tiếp xúc, làm việc với
các cơ quan chức năng để thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung của
luận văn. Tất cả các số liệu, tài liệu sau khi thu thập được thống kê và tổng hợp
để đưa ra bức tranh tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như
những tác động của BĐKH lên khu vực nghiên cứu.
4.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa (thu thập số liệu sơ cấp)
Thực hiện các chuyến đi thực địa xuống VQG Xuân Thuỷ nhằm khảo sát
khu vực nghiên cứu, thu thập thông tin và tư liệu ảnh, phỏng vấn một số cán bộ
làm việc tại Ban Quản lý VQG Xuân Thuỷ cũng như đối chiếu những số liệu sẵn
có với thực tế khu vực nghiên cứu.
4.2.3. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)
Nghiên cứu tại thực địa áp dụng phương pháp Đánh giá Nông thôn có sự
tham gia (PRA) nhằm thu thập các thông tin định tính cũng như định lượng để qua
đó có thể hiểu rõ hơn những tổn thất và thiệt hại do BĐKH gây ra mà cộng đồng
người dân đã phải hứng chịu, cũng như hiểu được các hành động của dân địa
phương nhằm đối phó với hoàn cảnh. Một loạt các công cụ của phương pháp PRA

đã được sử dụng như phỏng vấn qua bảng hỏi, lịch mùa vụ, ma trận xếp thứ hạng,
quan sát, thảo luận nhóm


5
Trước khi tiến hành điều tra, phỏng vấn và thảo luận nhóm tại các thôn
nhóm nghiên cứu đã có một buổi làm việc với lãnh đạo và đại diện các ban ngành
của xã. Trong các buổi làm việc, các thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội và một số biểu hiện của sự tác động BĐKH, khả năng của địa phương đã
được tìm hiểu và thu thập. Chúng tôi tiến hành thảo luận với lãnh đạo xã về các
vấn đề liên quan đến hoạt động ứng phó với BĐKH. Tại các buổi thảo luận với
lãnh đạo các xã và các ban ngành liên quan, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn ra các
hộ đại diện để tiến hành điều tra, phỏng vấn tại 5 xã vùng đệm: Giao Thiện, Giao
Hải, Giao Xuân, Giao Lạc, Giao An. Phương pháp phỏng vấn bán định hướng
được sử dụng trong quá trình trao đổi và thu thập thông tin. Nhóm nghiên cứu
cũng đã cùng với cộng tác viên tiến hành điều tra, khảo sát. Hộ gia đình được
phỏng vấn đã kể những câu chuyện về việc thiên tai, các hiện tượng thời tiết
cực đoan đã xảy ra như thế nào, các hiện tượng khí hậu cực đoan đã ảnh hưởng
ra sao đến sản xuất và đời sống của họ cũng như họ đã làm thế nào để ứng phó
và phục hồi. Các hộ dân được chính quyền xã lựa chọn sao cho đảm bảo có đại
diện của các loại hộ dân với điều kiện kinh tế khác nhau. Đồng thời nhóm thảo
luận cũng đưa ra những đánh giá về vai trò của chính quyền và các đơn vị địa
phương trong quá trình phòng tránh, phục hồi và thích ứng với thiên tai, các
hiện tượng thời tiết cực đoan. Các cuộc họp cũng như phỏng vấn sâu cũng được
tổ chức tại tỉnh và huyện với sự tham gia của các sở và phòng ban có liên quan
nhằm có được bức tranh tổng thể về tình hình BĐKH tại địa phương. Quan sát
hiện trường để phân tích, tìm hiểu và đánh giá vấn đề nghiên cứu.


6

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
a. Thời tiết (Weather)
Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một thời điểm và một địa điểm nhất
định được xác định bằng một hay tổ hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc
độ gió, mưa, mây, v.v.
b. Khí hậu (Climate)
Theo nghĩa hẹp khí hậu thường được định nghĩa như là thời tiết trung
bình, hoặc nghiêm ngặt hơn, như là mô tả thống kê về trung bình và sự biến động
của các đại lượng có liên quan trên chu kỳ thời gian từ hàng tháng đến hàng
nghìn hoặc hàng triệu năm. Chu kỳ dùng để lấy trung bình các biến này thường là
30 năm như Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) định nghĩa. Các đại lượng có
liên quan thông thường nhất là các nhiệt độ bề mặt, giáng thủy và gió. Theo
nghĩa rộng khí hậu được hiểu là trạng thái của hệ thống khí hậu bao gồm cả mô
tả thống kê. Trong báo cáo của IPCC chu kỳ lấy trung bình có thể bằng 20 năm.
Nói một cách đơn gian hơn, khí hậu là trung bình theo thời gian của thời tiết.
c. Biến đổi khí hậu (Climate Change)
Biến đổi khí hậu, mà biểu hiện là sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng
đang là một trong những thách thức lớn đối với toàn nhân loại trong thế kỷ XXI.
Biến đổi khí hậu đã thực sự tác động đến mọi lĩnh vực, bao gồm tài nguyên thiên
nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội và sức khỏe con người. Thiên tai, các hiện
tượng thời tiết - khí hậu cực đoan như là hệ quả của BĐKH hiện đang hoành
hành ngày càng nhiều và khốc liệt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Biến đổi khí hậu
tác động trực tiếp tới các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và được coi là thách
thức lớn cho phát triển bền vững.
Theo IPCC, biến đổi khí hậu là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí
hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các
thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ



7
hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ
thống khí hậu hoặc do tác động thường xuyên của con người, đặc biệt tăng hiệu
ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển [IPCC, 2007].
d. Tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (Vulnerability)
Khái niệm tính dễ bị tổn thương được hiểu theo nhiều cách khác nhau do
đó cũng được ứng dụng theo các hướng khác nhau. Trong biến đổi khí hậu, IPCC
đã nhiều năm nghiên cứu và phát triển nhằm có được định nghĩa về tính dễ bị tổn
thương đối với BĐKH và NBD một cách chính xác nhất. Ban đầu tính dễ bị tổn
thương được xác định là mức độ không có khả năng đối phó với những hậu quả
của BĐKH và NBD [IPCC, 1992]. Tiếp theo, Báo cáo đánh giá lần thứ 2 [IPCC,
1996] đã xác định tính dễ bị tổn thương là mức độ mà BĐKH có thể gây tổn hại
hay bất lợi cho hệ thống; khi đó tính dễ bị tổn thương không chỉ phụ thuộc vào
độ nhạy cảm của hệ thống mà còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của cộng
đồng với điều kiện khí hậu mới. Khái niệm được ứng dụng rộng rãi nhất là khái
niệm do IPCC (2007) xây dựng: “Tình trạng dễ bị tổn thương là mức độ mà ở đó
một hệ thống dễ bị ảnh hưởng và không thể ứng phó với các tác động tiêu cực
của biến đổi khí hậu, gồm các dao động theo quy luật và các thay đổi cực đoan
của khí hậu. Tình trạng dễ bị tổn thương là hàm số của tính chất, cường độ và
mức độ (phạm vi) của các biến đổi và dao động khí hậu, mức độ nhạy cảm và
khả năng thích ứng của hệ thống (IPCC, 2001)”.
Có thể tóm tắt lại rằng, tính dễ bị tổn thương là mức độ mà một hệ thống
(tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc không có khả
năng thích ứng với những tác động bất lợi của BĐKH.
e. Ứng phó với biến đổi khí hậu (Response)
Ứng phó với BĐKH là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và
giảm nhẹ BĐKH. Như vậy ứng phó với BĐKH gồm hai hợp phần chính là thích
ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH.

Thích ứng (Adaptation) với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên
hoặc KT-XH đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm
khả năng bị tổn thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận
dụng các cơ hội do nó mang lại.


8
Giảm nhẹ (Mitigation) BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc
cường độ phát thải KNK (Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi
khí hậu, 2008).
1.1.2. Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Khí hậu Trái đất đã trải qua nhiều lần biến đổi trong quá khứ. Những biến
động khí hậu xảy ra trong thời kỳ địa chất đều do các nguyên nhân tự nhiên,
trong đó chủ yếu là sự chuyển động của Trái đất, các vụ phun trào của núi lửa và
hoạt động của mặt trời. Nhưng BĐKH hiện nay chủ yếu là do nguyên nhân con
người gây ra. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu là do sự gia tăng các hoạt
động phát thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí
nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Kể
từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng càng
ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu là nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt),
do đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất gây hiệu ứng nhà kính, làm
tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến nhiệt độ Trái Đất tăng lên. Theo
IPCC, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản
xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng đóng góp khoảng
một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng
18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9%, các ngành hóa chất (CFC, HCFC)
khoảng 24%, còn lại là từ các hoạt động khác.
Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong
đó không bao gồm triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào
đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về

nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác. Mực nước biển tăng phù hợp với xu
thế nóng lên do sự đóng góp của các thành phần chứa nước trên toàn cầu được
ước tính gồm: giãn nở nhiệt của các đại dương, các sông băng trên núi, băng
Greenland, băng Nam cực và các nguồn chứa nước trên đất liền. Các kết quả
nghiên cứu gần đây đưa ra dự báo mực nước biển sẽ cao hơn từ 0,5 – 1,4m vào
cuối thế kỉ XXI.



9
1.1.3. Biểu hiện chính của biến đổi khí hậu
Biểu hiện của BĐKH rất phức tạp, bao gồm các dấu hiệu chính như sau:
- Nhiệt độ trung bình năm tăng, tính biến động và dị thường của thời tiết và
khí hậu tăng lên;
- Mực nước biển dâng lên do sự tan băng ở các Cực và các đỉnh núi cao;
- Các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt,
hạn hán, v.v.) xảy ra với độ bất thường, cường độ, tần suất tăng lên.
Bảng 1.1. Các biểu hiện chính của BĐKH và tác động tới tự nhiên và đời
sống xã hội
Yếu tố Biến đổi khí hậu
Tác động
Nước biển dâng
 Gây ngập lụt ở các vùng thấp;
 Thay đổi dòng chảy của sông
ngòi và hệ thống thủy lợi;
 Tăng xâm nhập mặn.
Thiên tai và các cực đoan của khí hậu,
thời tiết (áp thấp, bão, lũ lụt, hạn hán,
năng nóng, rét hại) gia tăng
 Tăng thiệt hại về người và của;

 Tài sản, nhà cửa, có sở hạ tầng
các lọai, sản xuất nông lâm
nghiệp, thủy sản các hệ sinh thái
bị ảnh hưởng;
Nhiệt độ và sự bất thường của khí hậu,
thời tiết tăng
 Gia tăng dịch bệnh (nhất là sau
lũ lụt).
 Ảnh hưởng tới sức khỏe, dịch
bệnh;
 Ảnh hưởng tới tài nguyên nước;
 Ảnh hưởng tới sản xuất nông
nghiệp;
 Tăng nguy cơ cháy/ cháy rừng;
 Ảnh hưởng tới các hệ sinh thái
tự nhiên, nhất là các HST nhạy
cảm (ví dụ như: san hô)…

(Theo Trương Quang Học, 2010)


10
1.2. Tổng quan tài liệu
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Năm 1988, khi tổ chức IPCC được ra đời do Tổ chức Khí tượng Thế giới
(WMO) cùng với Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) đồng thành
lập nhằm đánh giá các thông tin khoa học, kỹ thuật và KT - XH nhằm tìm hiểu các
nguy cơ của BĐKH gây ra bởi con người. Từ đó đến nay nhiều tổ chức quốc tế và
các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung vào đánh giá tác động của BĐKH tại
các khu vực, vùng lãnh thổ và đặc biệt tại các quốc gia được dự báo là sẽ chịu

nhiều rủi ro nhất do tác động của BĐKH gây ra trong đó có Việt Nam (WB).
Sự ra đời của IPCC đã đánh dấu bước quan trọng về nhận thức và hành
động của toàn thế giới trước thảm họa BĐKH toàn cầu. IPCC đã tổng hợp hàng
loạt các nghiên cứu từ nguyên nhân đến hệ quả (sự tăng nhiệt độ bề mặt trái đất,
sự dâng lên của mực nước biển, cùng với những biến đổi về thời tiết, thủy văn,
hải dương, …), từ tác động của nó đối với tự nhiên, môi trường, các đối tượng
KT-XH đến việc xây dựng giải pháp thích ứng và chiến lược ứng phó toàn cầu.
Các báo cáo của IPCC là cơ sở cho các hội nghị toàn cầu về BĐKH như Hội nghị
Thượng đỉnh của LHQ về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro, 1992; Hội
nghị các bên nước tham gia UNFCCC (từ COP1 đến COP19), v.v. Qua các báo
cáo của IPCC, từ cuối thế kỷ XIX đến nay có thể nhận thấy được xu thế chung là
nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên đáng kể. Nhiệt độ không khí trung bình
toàn cầu trong thế kỷ XX đã tăng lên 0,6
o
C (+/- 0,2
o
C); trên đất liền, nhiệt độ
tăng nhiều hơn trên biển; thập kỷ 90 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa
qua (IPCC, 2001).
Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc nhận định, BĐKH được xem
như là một trong những thách thức lớn nhất đối với “an ninh môi trường – phát
triển toàn cầu”. Đến năm 2025, khoảng 5 tỷ người có thể sẽ sống trong những
khu vực có nguy cơ căng thẳng, xung đột liên quan đến nước và lương thực. Đến
năm 2050, khoảng150 triệu người có thể phải rời khỏi khu vực duyên hải do
NBD, bão, lụt hoặc nước ngọt bị nhiễm mặn. Chất lượng sống kém, dân cư quá


11
đông đúc và tình trạng thiếu nước, mất vệ sinh cũng như không hiệu quả trong
việc quản lý và xử lý rác thải là nguyên nhân gây ra tỉ lệ mắc bệnh ngày một cao.

Ở quy mô địa phương và khu vực, hầu hết các công trình nghiên cứu tập
trung phân tích xu thế biến đổi của các đặc trưng yếu tố và hiện tượng khí hậu
trong phạm vi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong mối quan hệ với BĐKH toàn
cầu. Nguồn số liệu được sử dụng cũng rất đa dạng, chẳng hạn số liệu quan trắc
hàng ngày hoặc từng 6 giờ một được phân tích về lưới điều hòa kinh – vĩ, hoặc
số liệu quan trắc trên mạng lưới khí tượng. Nói chung, khi nghiên cứu BĐKH,
ngoài các nguồn số liệu địa phương được khai thác từ mạng lưới trạm quan trắc,
các tập số liệu phân tích và tái phân tích về nhiệt độ mặt nước biển (SST) và các
trường khí quyển thường được sử dụng.
Đánh giá tác động và những tổn thương của BĐKH đến khu vực đô thị,
Satterthwaite (2009) nêu ra các tác động chính là: lũ lụt, bão tố, áp lực của việc cấp
nước và các tài nguyên khác; nhiệt độ cao và các sóng nhiệt; các sự cố về sức khỏe
liên quan đến BĐKH và NBD. Trong báo cáo của Shaw (2008) lại quan tâm đến
những tác động tới sinh thái đô thị, việc cung cấp và giá cả lương thực; tăng tần số
và cường độ các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, bão tố (thiên tai nhìn
thấy); tăng tần số những ngày khô gây áp lực đến hệ thống cấp thoát nước gây ra
hạn dô thị (thiên tai không nhìn thấy); những tác động đến sức khỏe (do các đợt
nóng, các dịch bệnh,…) và tác động tới kinh tế đô thị là hệ quả cuối cùng.
Laboyrie (2010) trong công trình “Những biện pháp thích ứng với biến đổi
khí hậu ở Hà Lan” để ứng phó với BĐKH đã đề xuất xây dựng hệ thống công
trình chống lũ Delta Work dọc bờ biển và cải tạo hệ thống đê nhằm: chống lũ,
tăng cường cấp nước cho nông nghiệp; cải thiện cân bằng nước; hỗ trợ giao
thông thủy nội địa. Nếu chỉ nâng đê là không khả thi, cần phải thay đổi phương
thức quản lý nước truyền thống. Tháng 9/2007, sau 57 năm thành lập Ủy ban
Châu thổ lần 1, Chính phủ Hà Lan quyết định thành lập Ủy ban Châu thổ lần 2
nhằm đưa ra những kiến nghị bảo vệ Hà Lan khỏi biến đổi khí hậu. Ủy ban đưa
ra 12 kiến nghị cho các lĩnh vực và cho từng vùng của Hà Lan trong giai đoạn
ngắn hạn và trung hạn nhằm chuẩn bị ứng phó với biến đổi khí hậu. Chính phủ



12
đề ra các chính sách mới ưu tiên tạo các vùng chứa lũ tạm thời và quyết định
thực hiện chương trình quốc gia về chứa tạm thời “Room for water program”.
Như vậy có thể nói hiện nay việc nghiên cứu, đánh giá BĐKH, tác động của
BĐKh cũng như đề xuất các giải pháp, chiến lược và kế hoạch ứng phó với BĐKH
đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. BĐKH đang là một vấn đề được quan tâm
hàng đầu trên các diễn đàn khoa học quốc tế và thu hút được rất nhiều các nhà
nghiên cứu tham gia. Tuy vậy, vẫn còn nhiều vấn đề cần được thảo luận để có được
sự đồng thuận chẳng hạn như trong việc xây dựng được một bộ chỉ số tốt trong lĩnh
vực thích ứng với BĐKH.
1.2.2. Nghiên cứu trong nước
Tháng 6 năm 1992, để chuẩn bị tham gia Hội nghị Môi trường và Phát
triển bền vững của Liên Hiệp Quốc tại Rio de Janeiro, Brazin, 1992, các nhà
khoa học Việt Nam thực hiện và công bố báo cáo “Biến đổi khí hậu và tác động
của chúng ở Việt Nam”. Năm 1994 các nhà khoa học Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn
Trọng Hiệu, …tham gia thực hiện dự án “Biến đổi khí hậu ở Châu Á” do ADB
tài trợ, Bộ Thủy lợi chủ trì đã hoàn thành một số báo cáo về: 1) Biến đổi khí hậu
ở Việt Nam trong 100 năm qua; 2) Tác động của BĐKH đến NBD và một số
ngành kinh tế quốc dân; 3) Kiểm kê quốc gia KNK năm 1990 ở Việt Nam.
Liên quan đến vấn đề thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực tài nguyên nước
và phòng chống thiên tai lũ lụt trong các công bố của Trần Thục (2001), Trần
Hồng Thái (2009), Nguyễn Thanh Sơn (2011), …Từ năm 1994 đến 1998,
Nguyễn Đức Ngữ và nnk., đã hoàn thành kiểm kê quốc gia KNK đến năm 1993,
xây dựng các phương án giảm KNK ở Việt Nam, đánh giá tác động của BĐKH
đến các lĩnh vực KT-XH, xây dựng kịch bản BĐKH ở Việt Nam cho các năm
2020, 2050, 2070 và 2100.
Từ năm 1998 đến năm 2003, Bộ TNMT đã hoàn thành thông báo đầu tiên
của Việt Nam cho UNFCCC trong đó tổng kết BĐKH của Việt Nam trong 100
năm gần đây, kiểm kê quốc gia KNK 1993 và ước lượng KNK các năm 2020,
2050, đánh giá tác động của nó đến các lĩnh vực KT-XH chủ yếu, xây dựng kịch

bản BĐKH, kiến nghị các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH ở Việt
Nam (Bộ TNMT, 2003).


13
Ngày 02/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
158/2008/QĐ – TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến
đổi khí hậu (NTP-RCC) với mục tiêu chiến lược của Chương trình là nhằm nâng
cao khả năng ứng phó với BĐKH của Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể; bảo
đảm sự phát triển bền vững của đất nước, ổn định cuộc sống của nhân dân. Kể từ
đó, nhiều hoạt động nghiên cứu, ứng dụng đã được triển khai. Một số cơ quan,
ban ngành chuyên phụ trách về vấn đề BĐKH cũng đã được thành lập nhằm nâng
cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH và tác động của nó. Nhiều dự án do nước
ngoài tài trợ được triển khai nhằm đánh giá tác động của BĐKH và tăng cường
năng lực, tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng trước những tác động
của BĐKH. Đặc biệt, trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó
với BĐKH, nhiều đề tài, dự án cũng đã và đang được triển khai. Những hoạt
động trên đã đem lại những hiệu quả nhất định trong vấn đề nâng cao nhận thức
của cộng đồng về BĐKH ở Việt Nam.
Kể từ khi ký kết UNFCCC năm 1994, Chính phủ Việt Nam đã có rất
nhiều nỗ lực, thông qua công tác xây dựng chính sách và luật pháp và đã có một
số sáng kiến thích ứng và giảm nhẹ để ứng phó với những mối đe dọa từ BĐKH.
Một đánh giá quan trọng về môi trường chính sách hiện hành liên quan đến thích
ứng với BĐKH được đưa bao gồm:
Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH (NTP-RCC) (2008),
Định hướng Chiến lược Phát triển Bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự
21) (2004);
Thông báo Quốc gia lần thứ nhất cho UNFCCC (2003) đã đưa ra đánh
giá tính dễ bị tổn thương và thích ứng đối với những tác động của BĐKH dựa
trên những mô hình đang sử dụng tại thời điểm đó và đưa ra những phương án

giảm nhẹ KNK. Thông báo Quốc gia lần thứ hai cho UNFCCC được hoàn
thành năm 2010, bao gồm các phát hiện của các đánh giá sâu hơn về tính dễ bị
tổn thương và thích ứng cũng như đưa ra một số khung chính sách thực hiện
những ứng phó mang tính chiến lược (Bộ TNMT, 2010).


14
Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường (IMHEN) đã thực
hiện rất nhiều các công trình, dự án liên quan đến BĐKH, như: Dự án
“UNDP/UNITAR/GEF – CC: TRAIN (giai đoạn 1)” (1994 – 1996) với mục tiêu
là giúp các nước xây dựng chính sách về BĐKH để thực hiện UNFCCC; Dự án
“Chiến lược giảm nhẹ khí nhà kính với chi phí thấp nhất ở châu Á” (ALGAS)
(1995-1997); Dự án “Kinh tế trong hạn chế phát thải khí nhà kính, Pha 1: Xây
dựng phương pháp luận cho việc đánh giá giảm nhẹ biến đổi khí hậu” (1999), …
Đồng thời, Viện được Bộ TNMT giao nhiệm vụ xây dựng kịch bản BĐKH cho
Việt Nam (2009) và kịch bản cập nhật (2012).
Đồng bằng Sông Cửu Long được đánh giá là một trong ba đồng bằng trên
thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi nước biển dâng (WB, 2007; Bộ TNMT, 2008,
2009, 2011). Do vậy, đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về BĐKH
cho khu vực này. Chẳng hạn như dự án “Đánh giá sơ bộ tác động của nước biển
dâng tại khu vực Đồng bằng sông Hồng, khu vực duyên hải miền Trung, đồng
bằng sông Cửu Long” do Viện Quy hoạch Thủy lợi và Viện Khoa học Thủy lợi
Việt Nam thực hiện năm 2008. Năm 1009, Trung tâm START vùng Đông Nam
Á (Đại học Chulalongkorn, Thái Lan) và Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu –
Đại học Cần Thơ đã phối hợp chạy mô hình khí hậu vùng PRECIS với kịch bản
A2 và B2, dựa vào chuỗi số liệu khí hậu giai đoạn 1980 – 2000 để phỏng đoán
giai đoạn 2030 – 2040.
Ngoài ra cũng phải kể đến những nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Trí,
(2010) trong tham luận “Vai trò của các khu dự trữ sinh quyển trong bối cảnh
BĐKH” – Tuyển tập Hội thảo Quốc gia “Phục hồi và quản lý HST rừng ngập

mặn trong bối cảnh BĐKH”, Cần Giờ - Tp. Hồ Chí Minh, 23-25/11/2010; Bùi
Đình Cam (2010) với công trình “Phục hồi và quản lý HST rừng ngập mặn trong
bối cảnh BĐKH ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa”; Nguyễn Minh Khắc (2010)
có bài viết “Rừng ngập mặn với công tác phòng ngừa thảm họa”; Nguyễn Quang
Hồng (2010) với “Phân tích kinh tế BĐKH” tại Hội thảo “Giải pháp thích nghi
với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long” Kiên Giang, 2010, v.v.


15
Đáng chú ý trong thời gian này phải kể đến những nghiên cứu của Trương
Quang Học theo hướng tiếp cận xuyên ngành trong ứng phó với BĐKH và phát
triển bền vững - một vấn đề mang tính liên ngành trong bối cảnh hội nhập toàn
cầu hóa hiện nay (Trương Quang Học, 2010, 2012, 2013).
Năm 2011, Tổng cục Môi trường đã hoàn thành báo cáo “Điều tra, đánh
giá và cảnh báo biến động của các yếu tố khí tượng thủy văn và sự dâng cao
mực nước biển do BĐKH có nguy cơ gây tổn thương tài nguyên – thiên nhiên
vùng biển và dải ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp phòng tránh và ứng
phó”. Trong báo cáo đã phân tích, đánh giá biến động, xu thế và quy luật hoạt
động của các yếu tố khí tượng, thủy văn gây tổn thất trong mối liên hệ với dự
BĐKH, trong đó khẳng định bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa, thủy triều là các
nhân tố chính tạo ra sự dâng rút của mực nước biển.
Thực hiện Chương trình NTP-RCC, Bộ TNMT đã hoàn thành việc cập
nhật Kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam và chính thức công bố vào tháng 6
năm 2012.
Qua kết quả tổng hợp nêu trên cho thấy, ở Việt Nam bước đầu đã có những
nghiên cứu về vấn đề BĐKH. Trong đó, đáng lưu ý là chúng ra đã xây dựng được
kịch bản BĐKH và NBD của quốc gia (cụ thể đến cấp khu vực) và có một số nghiên
cứu bước đầu về đánh giá khả năng tác động do BĐKH tại một số địa phương.
Tuy nhiên, nhìn chung hiện nay, các nghiên cứu về BĐKH của Việt Nam
còn chưa nhiều và chưa đồng bộ. Chúng ta chưa có những nghiên cứu chuyên sâu

đánh giá toàn diện tác động của BĐKH đến tất cả các lĩnh vực tự nhiên và KT –
XH của Việt Nam. Trong đó, nghiên cứu đánh giá tổn thương do tác động của
BĐKH đến Việt Nam nói chung và những khu vực, địa phương cụ thể cũng chưa
được thực hiện đầy đủ. Vì vậy, hướng nghiên cứu này trong thời gian tới cần
phải được tiếp tục triển khai.
1.2.3. Các nghiên cứu tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy
Ngay từ ngày bắt đầu tham gia các Công ước quốc tế Ramsar, cộng đồng
quốc tế đã có sự quan tâm đặc biệt nhằm trợ giúp cho sự nghiệp bảo tồn và phát
triển tài nguyên môi trường ở khu vực. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Khu


16
Ramsar Xuân Thủy đã nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế, các dự
án cụ thể bao gồm:
Năm 1989, IUCN đã tài trợ các phương tiện giúp cho Ban quản lý Khu
Ramsar hoạt động để bảo tồn chim và rừng ngập mặn.
Năm 1995-1997, Vườn hợp tác với Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi
nguyên và môi trường (CRES) và Hội bảo tồn chim Nhật Bản thực hiện Dự án
nghiên cứu chim di cư thông qua hoạt động đóng vòng chim hàng năm. Dự án đã
xác định được khá nhiều loài chim di cư từ Nhật Bản đến Xuân Thủy hàng năm
vào mùa di trú.
Năm 1999-2000, Vườn Quốc gia Xuân Thủy hợp tác với Hội Nông dân
huyện Giao Thủy thực hiện dự án Nâng cao nhận thức và hỗ trợ cộng đồng địa
phương để góp phần bảo tồn tài nguyên môi trường ở Khu Ramsar Xuân Thủy,
do Chương trình tài trợ các dự án nhỏ (GEF/SGP) thuộc Quỹ môi trường
(UNDP) tài trợ. Dự án đã triển khai nhiều hoạt động nâng cao nhận thức và hỗ
trợ Hội nông dân các xã thuộc vùng đệm của Khu Ramsar.
Năm 2002, Vườn hợp tác với Birdlife Việt Nam để triển khai Dự án
giám sát sinh thái do Quỹ bảo tồn thiên nhiên Nhật Bản tài trợ. Dự án đã tập
huấn cho các cán bộ kỹ thuật công nghệ và triển khai hoạt động giám sát sinh

thái ở Khu vực bảo tồn chim nước.
Năm 2002-2003, Vườn hợp tác với Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV)
thực hiện Dự án giáo dục môi trường cho các Trường trung học cơ sở thuộc vùng
đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy do Đại sứ Anh tài trợ, Dự án đã đào tạo kỹ năng
cơ bản về giáo dục môi trường cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở ở các xã
vùng đệm.
Năm 2005, Vườn hợp tác với văn phòng dự án VN-ICZM (Quản lý tổng
hợp dải ven bờ tỉnh Nam định) để thực hiện Chương trình hợp tác vùng bờ (CCP)
do Hà Lan tài trợ.
Năm 2006 - 2007, Vườn hợp tác với Trung tâm Bảo tồn biển và Phát triển
cộng đồng (MCD) để thực hiện dự án du lịch sinh thái cho cộng đồng dân vùng
đệm của Vườn quốc gia Xuân Thủy. Mô hình cộng đồng tham gia du lịch sinh


17
thái ở Khu Ramsar đã và đang từng bước được hình thành và hứa hẹn nhiều tiềm
năng phát triển to lớn trong tương lai của mô hình phát triển sinh kế bền vững này.
Đặc biệt phải kể đến các dự án đang được Trung tâm bảo tồn sinh vật biển
và Phát triển cộng đồng (MCD) đang triển khai thực hiện tại khu vực này như:
- Dự án “Tăng cường sức đề kháng và khả năng phục hồi của các khu dự
trữ sinh quyển ven biển Việt Nam trước BĐKH và tai biến môi trường thông qua
quản lý tài nguyên và phát triển sinh kế bền vững” (2011 – 2013) do Cơ quan
Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy điển (Sida), Đại sứ quán Thụy Điển Dự án với
mục tiêu tổng quan là nâng cao sức đề kháng và hồi phục trước biến đổi khí hậu
và tai biến môi trường của khu dự trữ sinh quyển, góp phần đảm bảo hài hòa giữa
bảo tồn và phát triển thông qua tăng cường quản lý tài nguyên biển và phát triển
sinh kế bền vững cho cộng đồng.
- Dự án "Xây dựng quan hệ đối tác nhằm tăng cường khả năng thích ứng
với Biến Đổi Khí Hậu của các Cộng đồng ven biển Việt Nam" (2012 – 2014) do
Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) tài trợ. Dự án với mục tiêu tổng

quan là tăng cường khả năng phục hồi của người dân vùng ven biển bị tổn
thương nhiều nhất trước tác động của thay đổi khí hậu, biến đổi khí hậu và thiên
tai, đặc biệt là phụ nữ. Khái niệm về khả năng phục hồi được nói đến trong dự án
này là khả năng của các cộng đồng và hệ sinh thái dễ bị tổn thương chống chịu,
hấp thụ, thích ứng và khôi phục từ những tác động của thay đổi khí hậu, biến đổi
khí hậu và thiên tai.

×