Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống tưới bắc thái bình và đề xuất các giải pháp ứng phó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 106 trang )



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN LĨNH VỰC THỦY LỢI 3
1.1.TỔNG QUAN VỀ BĐKH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 3
1.1.1.Tổng quan về BĐKH trên thế giới 3
1.2. Tổng quan về các hệ thống thủy lợi ở Đồng Bằng Sông Hồng 9
1.2.1. Hệ thống tưới vùng đồng bằng sông Hồng 9
1.2.2. Hệ thố
ng tiêu đồng bằng sông Hồng 11
1.3.Tổng quan các nghiên cứu về tác động của BĐKH đến các hệ thống thủy lợi ở
vùng Đồng Bằng Bắc Bộ 13
1.3.1.Tác động của ngập lụt 13
1.3.2.Tác động của biến đổi lượng mưa và nhiệt độ đến nhu cầu nước 13
1.3.3.Tác động của BĐKH đến xâm nhập mặn và cấp nước 15
1.3.4.Tác động của BĐKH và khả năng khai thác n
ước dưới đất 15
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG BẮC THÁI BÌNH 17
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên 17
2.1.1. Vị trí địa lý. 17
2.1.2. Đặc điểm địa hình 17
2.1.3. Đặc điểm cấu tạo địa chất 18
2.1.4 Đặc điểm thổ nhưỡng 18
2.1.5 Đặc điểm khí tượng,khí hậu 20
2.1.6 Đặc điểm sông ngòi, thủy- hải văn 22
2.1.7 Nhận xét và đánh giá chung 26
2.2. Hiệ
n trạng kinh tế, xã hội và định hướng phát triển kinh tế 27
2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất 27


2.2.2. Hiện trạng và quy hoạch phát triển nông nghiệp 29


2.2.3. Hiện trạng và quy hoạch phát triển thủy sản 31
2.2.4. Hiện trạng và quy hoạch phát triển công nghiệp và tiểu công nghiệp 32
2.2.5. Hiện trạng và quy hoạch phát triển đô thị 32
2.2.6. Hiện trạng và quy hoạch phát triển các cơ sở hạ tầng 33
2.2.7. Những mâu thuẫn và xu hướng dịch chuyển cơ cấu SDĐ trong sự nghiệp
CNH và nền kinh tế thị trường 35
2.3. Hiện trạng công trình tưới 37
2.3.1. Hiện trạng công trình tướ
i nước 37
2.3.2. Hiện trạng han hán và nguyên nhân 43
2.4.Nhận xét và đánh giá chung 47
2.4.1.Vai trò của hệ thống đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực 47
2.4.2 Những thế mạnh và tồn tại của hệ thống 48
2.4.3 Những vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết trong luận văn 50
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN HỆ THỐNG BẮC
THÁI BÌNH 51
3.1. Tác động của BĐKH đến nhu c
ầu dùng nước 51
3.1.1. Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến nhu cầu nước của hệ thống 51
3.1.2. Tính toán nhu cầu nước của hệ thống 52
3.1.3. Kết quả đánh giá tác động của BĐKH đến nhu cầu dùng nước của hệ thống72
3.2. Đánh giá khả năng cấp nước của hệ thống tưới Bắc Thái Bình dưới tác động
của BĐKH 77
3.3. Tác động của BĐKH đế
n hệ thống công trình 92
3.3.1. Hạn chế năng lực các cống lấy nước từ dòng chảy của sông Hồng: 92
3.3.2. Hạn chế năng lực hoạt động của các trạm bơm: 92

3.3.3. Xâm nhập mặn 92
3.4.Tác động của BĐKH đến giải pháp quản lý vận hành 93
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 94


4.1. Giải pháp công trình 94
4.1.1. Bổ sung, nâng cấp các công trình thủy lợi 94
4.1.2. Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương 95
4.1.3. Xây dựng hệ thống quan trắc hiện đại 95
4.2. Giải pháp phi công trình 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI 97
I.KẾT LUẬN 97
II.KIẾN NGHỊ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99














MỤC LỤC BẢNG


Bảng 1. 1: Thay đổi nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển 5
Bảng 1. 2: Tổng hợp hiện trạng tưới toàn vùng Đồng Bằng Sông Hồng 9
Bảng 1. 3: Tổng hợp hiện trạng tiêu vùng Đồng Bằng Sông Hồng 12
Bảng 2. 1. Phân bố cao độ theo diện tích ruộng đất 17
Bảng 2. 2. Phân loại đất theo thành phần một số chất dinh dưỡng chủ yếu 19
Bảng 2. 3.Lượng mưa trung bình tháng và năm tại trạm Thái Bình 20
B
ảng 2. 4. Tốc độ gió trung bình hàng tháng 21
Bảng 2. 5: Sông trục nội đồng chính vùng Bắc Thái Bình 24
Bảng 2. 6: Mực nước bình quân tháng mùa kiệt tại cống Nhâm Lang trên sông
Luộc- Huyện Hưng Hà- Tỉnh Thái Bình trong một số năm điển hình 25
Bảng 2. 7: Mực nước bình quân tháng 1 và 3 tại một số trạm đo trên sông Hồng và
sông Trà Lý 25
Bảng 2. 8: Mực nước bình quân 1,3,5,7 ngày đỉnh và chân triều trong mùa lũ ứng
với tần suất 5%, 10%, 20% 25
Bảng 2. 9. Mực n
ước báo động và thời gian duy trì tại một số trạm đo 26
Bảng 2. 10. Chu kỳ triều thiết kế P =10% (18÷28/09/1983) 26
Bảng 2. 11. Hiện trạng sử dụng đất Bắc Thái Bình năm 2009 27
Bảng 2. 12: Thống kê các công trình khai thác nước phục vụ sản xuất nông nghiệp
trên sông Luộc 38
Bảng 2. 13: Thống kê các công trình khai thác nước phục vụ sản xuất nông nghiệp
trên sông Hoá 39
Bảng 2. 14. Thống kê các công trình khai thác nước phục vụ sản xuất nông nghiệp
trên sông Trà Lý thuộc khu vực Bắc Thái Bình 40
Bảng 2. 15: Hiện trạng công trình tưới khu vực Bắc Thái Bình 40
Bảng 2. 16. Diện tích thường khó khăn về nguồn nước của hệ thống Bắc Thái Bình 44
Bảng 3.1:Kết quả tính toán các thông số thống kê
X
, C

v
,C
s
52
Bảng 3.2: Bảng thống kê chọn mô hình mưa đại diện ứng với từng thời vụ 52


Bảng 3. 3: Nhiệt độ bình quân tháng trung bình nhiều năm trạm Thái Bình (1961-2003)
53
Bảng 3. 4: Độ ẩm bình quân tháng trung bình nhiều năm trạm Thái Bình (1961-2003)
53
Bảng 3. 5: Tốc độ gió bình quân tháng trung bình nhiêu năm tại trạm Thái Bình 53
Bảng 3. 6: Số giờ nắng bình quân tháng trung bình nhiều năm của trạm Thái Bình53
Bảng 3. 7: Tổng lượng bốc hơi bình quân tháng trung bình nhiều năm tại trạm Thái Bình
54
Bảng 3. 8: Tổng lượng mưa bình quân tháng trung bình nhiều nă
m tại trạm Thái Bình
54
Bảng 3. 9: Thời vụ các loại cây trồng trong hệ thống Bắc Thái Bình 56
Bảng 3.10: Độ ẩm trong lớp đất canh tác cho cây trồng cạn 56
Bảng 3.11: Thời kỳ sinh trưởng và hệ số cây trồng Kc của lúa 56
Bảng 3.12: Thời kỳ sinh trưởng và hệ số cây trồng Kc của các loại cây trồng 57
Bảng 3.13: Các chỉ tiêu cơ lý của đất 57
Bảng 3.14: Thống kê kết quả yêu cầu nước của lúa vụ chiêm 58
Bảng 3.15: Thống kê kết quả yêu cầu nước của lúa vụ mùa 59
Bảng 3.16: Thống kê kết quả yêu cầu nước của cây ngô 62
Bảng 3.17: Thống kê kết quả yêu cầu nước của cây trồng thời kỳ nền 62
Bảng 3. 18: Mức tăng nhiệt độ trung bình (°C) so với thời kỳ 1980-1999 ở các vùng
khí hậu của Việt Nam theo các kịch bản phát thải trung bình B2 62


Bảng 3. 19: Nhiệt độ ở trạm Thái Bình các năm trong tương lai theo kịch bản phát
thải trung bình (°C) 63
Bảng 3. 20: Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 ở các vùng khí
hậu của Việt Nam theo các kịch bản phát thải trung bình (B2) 63
Bảng 3. 21: Lượng mưa ở trạm Thái Bình các năm trong tương lai theo kịch bản
phát thải trung bình 64
Bảng 3. 22:Thống kê kết quả yêu cầu nước của lúa vụ chiêm 66
Bảng 3. 23:Th
ống kê kết quả yêu cầu nước của lúa vụ mùa 67


Bảng 3. 24:Thống kê kết quả yêu cầu nước của cây ngô 68
Bảng 3. 25: Thống kê kết quả yêu cầu nước của cây trồng mốc thời gian 2020 68
Bảng 3. 26:Thống kê kết quả yêu cầu nước của lúa vụ Chiêm Xuân 69
Bảng 3. 27:Thống kê kết quả yêu cầu nước của lúa vụ mùa 70
Bảng 3. 28:Thống kê kết quả yêu cầu nước của cây ngô 71
Bảng 3. 29:Thống kê kết quả yêu cầu n
ước của cây trồng mốc thời gian 2050 72
Bảng 3. 30: Bảng tính toán nhu cầu nước của cây trồng và toàn hệ thống ở thời
điểm năm 2020 so với thời kỳ hiện tại 72
Bảng 3. 31: Bảng tính toán nhu cầu nước của cây trồng và toàn hệ thốngở thời điểm
năm 2050 so với thời kỳ nền 73
Bảng 3. 32 : Bảng tổng hợp các nhu cầu dùng nước của h
ệ thống (10
3
m
3
) 77
Bảng 3. 33 : Bảng tổng hợp các yêu cầu nước của cây trồng mốc thời gian 78
Bảng 3. 34 : Bảng tổng hợp các yêu cầu nước của cây trồng mốc thời gian 2020

(10
3
m
3
) 78
Bảng 3.35: Kết quả khả năng cung cấp nước vụ chiêm của trạm bơm Cao Nội trong
thời kỳ nền 81
Bảng 3.36: Kết quả khả năng cung cấp nước vụ mùa của trạm bơm Cao Nội trong
thời kỳ nền 83
Bảng 3.37: Kết quả khả năng cung cấp nước vụ đông của trạm bơm Cao Nội trong
thời kỳ nề
n 84
Bảng 3.38: Kết quả khả năng cung cấp nước vụ chiêm của trạm bơm Cao Nội trong
thời kỳ 2020 85
Bảng 3.39: Kết quả khả năng cung cấp nước vụ mùa của trạm bơm Cao Nội trong
thời kỳ 2020 86
Bảng 3.40: Kết quả khả năng cung cấp nước vụ đông của trạm bơm Cao Nội trong
thời kỳ 2020 87
Bảng 3.41: Kế
t quả khả năng cung cấp nước vụ chiêm của trạm bơm Cao Nội trong
thời kỳ 2050 88


Bảng 3.42: Kết quả khả năng cung cấp nước vụ mùa của trạm bơm Cao Nội trong
thời kỳ 2050 89
Bảng 3.43: Kết quả khả năng cung cấp nước vụ đông của trạm bơm Cao Nội trong
thời kỳ 2050 90





MỤC LỤC HÌNH
Hình 3. 1: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu nước của lúa chiêm ở thời điểm
năm 2020 so với thời kỳ nền 73
Hình 3. 2: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu nước của lúa mùa ở thời điểm năm
2020 so với thời kỳ nền 73
Hình 3. 3: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu nước c
ủa cây ngô ở thời điểm năm
2020 so với thời kỳ nền 74
Hình 3. 4: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu nước của toàn hệ thống ở thời điểm
năm 2020 so với thời kỳ nền 74
Hình 3. 5: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu nước của lúa chiêm ở thời điểm
năm 2050 so với thời kỳ n
ền 74
Hình 3. 6: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu nước của lúa mùa ở thời điểm năm
2050 so với thời kỳ nền 75
Hình 3. 7: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu nước của cây ngô ở thời điểm năm
2050 so với thời kỳ nền 75
Hình 3. 8: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhu cầu nước của toàn hệ
thống ở thời điểm
năm 2050 so với thời kỳ nền 75










1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
- Khí hậu của trái đất luôn luôn thay đổi. Trước đây, sự thay đổi này mang tính tự
nhiên. Kể từ đầu thế kỷ 19 thuật ngữ biến đổi khí hậu bắt đầu được sử dụng khi nói đến
những sự thay đổi khí hậu được so sánh tại thời điểm nói đến và những dự báo trong
vòng khoảng 80 năm sau đó mà nguyên nhân thay
đổi chủ yếu là do những hoạt động
của con người gây ra hơn là những thay đổi tự nhiên trong bầu khí quyển.
- Sự biến động của thời tiết nước ta không thể tách rời những thay đổi lớn của
khí hậu thời tiết toàn cầu. Chính sự biến đổi phức tạp của hệ thống khí hậu thời tiết
toàn cầu đã và đang làm tăng thêm tính cực đoan của khí hậu thời tiết nước ta. Việt
Nam là nơi bị ảnh hưởng của hiện tượng ElNinô. Mối quan hệ giữa ElNinô và khí
hậu thời tiết ở Việt Nam đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, một số biểu hiện của
mối quan hệ này có thể thấy rõ qua những lần thiên tai xảy ra gần đây trên diện rộng
ở Việt Nam.
- Trong khoảng 50 năm qua, BĐKH làm nhiệt độ trung bình năm đã t
ăng
khoảng 0,7
o
C và mực nước biển đã dâng khoảng 0,20m. BĐKH thực sự đã làm cho
các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng mãnh liệt không còn theo quy
luật tự nhiên
- Hệ thống thủy nông (HTTN) Bắc Thái Bình có tổng diện tích tự nhiên 67.200 ha,
diện tích yêu cầu tưới 54.628 ha (trong đồng 52.529 ha, đất bãi 2.099 ha).
- Vùng trong đồng: Diện tích có công trình tưới là 52.529 ha, hiện có 24 cống
dưới đê lấy trữ nước vào các sông trục như Tiên Hưng, Sa Lung và các sông trục
cấp I, II để tưới trực ti
ếp một phần, còn chủ yếu là bơm với 754 trạm bơm, các loại

máy bơm từ 540 m
3
/h đến 800 m
3
/h diện tính tưới thiết kế 19.460 ha.
- Vùng bãi: Diện tích tưới yêu cầu tưới là 2.099 ha, diện tích có công trình
tưới theo thiết kế 1.259 ha, phần diện tích còn lại 840 ha chủ yếu tưới theo hình
thức thủ công.
- Hệ thống Bắc Thái Bình là một trong những vùng tác động rất mạnh của
BĐKH toàn cầu và cả nước biển dâng. Liên tiếp trong các năm 2003, 2004 và 2008
2

BĐKH làm tăng hạn hạn, tăng nhu cầu dùng nước của hệ thống gây ảnh hưởng rất
nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Do vậy, nghiên cứu đánh giá tá động của BĐKH, nước biển dâng đến hệ thống
tưới Bắc Thái Bình nhằm đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu nước
biển dâng cho HTTN Bắc Thái Bình là rất cần thiết.
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá được tác động của BĐKH đến hệ thống tưới Bắc Thái Bình trên cơ sở đó
đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH trên địa bàn hệ thống Bắc Thái Bình
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu là trên địa bàn hệ thống Bắc Thái Bình
3. Cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu
Cách tiếp cận:
- Tiếp cận thực tế: đi khảo sát, nghiên cứu, thu thập các số liệu quy hoạch,
thiết kế của hệ thống tiêu;
- Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận, tìm hiểu, phân tích hệ thống từ tổng thể đến chi
tiết, đầy đủ và hệ thống.
- Tiếp cận các phương pháp nghiên cứu mới về tiêu nước trên thế giới.

Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp
điều tra, khảo sát thực địa
- Phương pháp kế thừa
- Phương pháp phân tích, thống kê
- Phương pháp mô hình toán
4. Kết quả dự kiến đạt được
- Đánh giá được tác động của BĐKH đến các công trình tưới và khả năng đáp
ứng tưới của các công trình trong HTTN Bắc Thái Bình.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp ứng phó nhằm thích ứng với BĐKH cho hệ
thống tưới Bắc Thái Bình

3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN LĨNH VỰC THỦY LỢI
1.1. TỔNG QUAN VỀ BĐKH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1. Tổng quan về BĐKH trên thế giới
• Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu. Tính toàn cầu thể hiện ở phạm vi
ảnh hưởng xuyên quố
c gia, hệ quả của vấn đề là vô cùng nghiêm trọng liên quan
đến sự tồn vong của toàn nhân loại và để giải quyết vấn đề này cần sự hợp tác
trên toàn thế giới. Theo tính toán của tổ chức Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
(viết tắt là IPCC), trong những thập niên gần đây, nhiệt độ trái đất tăng trung bình
0,3
o
C mỗi thập niên. Mưa trở nên thất thường hơn, cường độ mưa thay đổi. Những
vùng mưa nhiều, lượng mưa trở nên nhiều hơn, cường độ mưa lớn hơn. Các vùng
hạn trở nên hạn hơn. Toàn bộ mặt đệm, cả mặt đất và đại dương đều nóng lên đặc

biệt là ở các vĩ độ cao dẫn đến hiện tượng tan băng các vùng cực, gây nên hiệ
n
tượng rất đáng quan tâm là nước biển dâng. Tần suất và cường độ hiện tượng El-
Nino tăng, gây lũ lụt và hạn hán ở các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới.
Đồng thời với sự nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, sự thay đổi về mưa và bốc
hơi là suy thoái của tầng ozôn bình lưu làm tăng bức xạ cực tím mặt trời trên trái đất,
gây ra những ảnh hưởng lớn cho loài người, h
ệ thống tự nhiên, tác hại trực tiếp đến
kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Ngược lại, bản thân sự tồn tại và phát triển
của các ngành kinh tế - xã hội cũng làm biến đổi môi trường xung quanh, tác động
đến hệ thống khí hậu. Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành vấn đề nóng bỏng,
đang được cả thế giới đặc biệt quan tâm.
Do ảnh hưởng của BĐKH, thiên tai trên ph
ạm vi toàn cầu đã, đang và sẽ xảy
ra với tần suất nhiều hơn, phức tạp hơn, cường độ tăng mạnh hơn. Khoảng chục
năm gần đây nhiều thảm hoạ thiên tai lịch sử đã diễn ra: Trận cuồng phong Mitch
tháng 10/1998, đã tạo nên một con đường tàn phá ngang qua các nước ở Trung Mỹ:
Honduras, Nicaragua, El Salvador, Guatemala và Belize; hơn 18.000 người chết khi
mưa gây lở đất và cuốn trôi các ngôi làng. Tháng 10/1999, tr
ận siêu bão có sức gió
4

250km/h quét qua bang Orissa phía đông Ấn Độ, giết hại trên 10.000 người và đẩy
1,5 triệu người khác vào cảnh “màn trời chiếu đất”. Tháng 12/2004, trận động đất
dữ dội nhất trong vòng 40 năm qua đã tạo nên những đợt sóng thần tại Ấn Độ
Dương, ngay trong ngày đầu đã có hơn 50.000 người thiệt mạng ở 8 nước Nam Á,
Đông Nam Á và 4 nước Đông Phi. Cơn bão Katrina tháng 8 năm 2005 với sức gió
225km/h đã tàn phá miền đông nam Hoa Kỳ
, trở thành thiên tai kinh hoàng và tốn
kém nhất trong lịch sử nước này kể từ trận động đất tại San Francisco năm 1906 đến

nay. Gần đây nhất, ngày 4/5/2008 bão Nagis tàn phá Myanma làm 22.000 người
thiệt mạng, 41.000 người bị mất tích. Động đất ở Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày
12/5/2008 đã làm thiệt mạng và mất tích hơn 90.000 người.
Khí hậu trái đất được giữ ổn định nhờ sự cân bằng và ổn định cán cân bức
xạ m
ặt trời. Sự ổn định đó có được là nhờ cân bằng của các thành phần quan
trọng trong khí quyển, đặc biệt là các loại khí có khả năng bức xạ và phản xạ bức
xạ mặt trời với các bước sóng khác nhau. Thành phần quan trọng trong khí
quyển có khả năng đó là khí nhà kính. Là các loại khí trong suốt đối với các bức
xạ sóng ngắn nhưng có khả năng phản xạ và ngăn cản bức xạ sóng dài. Các khí
này hầu hết tồn tại trong tự nhiên. Nhờ có chúng mà khí hậu trái đất ấm áp với
muôn loài sinh sống hiện nay.
Tuy nhiên, do tăng dân số, phát triển khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế của
con người đã bổ sung thêm vào khí quyển một khối lượng lớn các loại khí nhà kính
khác hoàn toàn do con người tạo ra, gây tác động xấu đến sự bền vững của các tầng
khí. Sự thay đổi nồng độ khí nhà kính trong khí quyển thể hi
ện trong bảng 1.1
5


Bảng 1.1: Thay đổi nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển
Các loại khí CO
2
CH
4
N
2
O CFC-11 HCFC22 CF4
Thời kỳ tiền CN 280 ppmv 700 ppbv 275 ppbv 0 0 0
Nồng độ năm 1994 358 ppmv 1720 ppbv 312 ppmv 268 pptv 110 pptv 72 pptv

Tốc độ thay đổi 1,5 ppmv/n 10 ppbv/n 0,8 ppbtvn 0 5 pptv/n 1,2 pptv/n
0,4 %/ năm 0,6 %/ năm 0,25%/ n 0 %/năm 5 %/ năm 2 %/ năm
Thời gian tồn tại
trong khí quyển
(năm)
50 - 200 12 120 50 12 50.000
Nguồn: IPCC 2001 Synthetics Reports
Chính sự mất cân bằng của các thành phần quan trọng trong khí quyển dẫn đến sự
thay đổi của khí hậu toàn cầu. Thực tế đã xác định được khí hậu toàn cầu đã có những
biến đổi tiêu cực trong những năm vừa qua với tốc độ ngày càng nhanh. Nếu không có
những giải pháp tích cực và hữu hiệu thì tình hình sẽ rất xấu trong tương lai.
• Sự thay đổi khí hậu trong t
ương lai.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước
biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21.
Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi
trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh
chưa từng có và đang là mối lo ng
ại của các quốc gia trên thế giới.
Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi
trường trên phạm vi toàn thế giới: đến năm 2080 sản lượng ngũ cốc có thể giảm 2-
4%, giá sẽ tăng 13-45%, số người bị ảnh hưởng của nạn đói 36-50%; mực nước
biển dâng cao gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông
nghiệp, và gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế-xã hội trong
tương lai. Các công trình hạ tầng được thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện tại sẽ khó
an toàn và cung cấp đầy đủ các dịch vụ trong tương lai.
6

Theo các nghiên cứu và tính toán mới nhất của IPCC về biến đổi khí hậu
trong tương lai cho thấy đến năm 2100 nhiệt độ bề mặt trái đất có thể tăng từ

1,5
o
đến 4,5
o
C. Nhiệt độ mặt đất tăng nhanh hơn mặt biển. Nhiệt độ bắc bán cầu
tăng nhiều hơn nam bán cầu.
Lượng mưa tăng không đều, nhiều vùng mưa quá nhiều nhưng nhiều vùng
trở nên khô hạn hơn. Mưa nhiều hơn ở các vùng cực. Mực nước biển có thể dâng
lên từ 30 đến 100 cm.
Các chuyên gia khí tượng hàng đầu thế giới vừa lên tiếng cảnh báo mực nước
biển toàn cầu có thể dâng cao gấp hai lần so với dự báo của Liên Hiệp Quốc hai
năm trước đây, đe dọa cuộc sống của 1/6 cư dân Trái đất. Năm 2007, Ủy ban liên
chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) dự báo mực nước biển sẽ dâng cao nhiều nhất
là 59cm vào cuối thế kỷ 21. Tuy nhiên, các nhà khoa học tại hội nghị khoa học về
biến đổi khí hậu tại Copenhagen (Đan Mạch) hôm 10-3 lại khẳng định vào năm
2100, mực nước biển sẽ tăng tới 1m, thậm chí cao hơn.
Băng tan tại hai cực Trái đất do hiện tượng Trái đất ấm dần lên là yếu tố ảnh
hưởng lớn đến mực nước biển tăng cao. “Các tảng băng lớn tại Greenland và Nam
Cực đang góp phần nhiều hơn và nhanh hơn vào hiện tượng mực nước biển tăng so
với những dự báo trước đó” - BBC dẫn lời giáo sư Eric Rignot thuộc Cơ quan Hàng
không - vũ trụ Mỹ (NASA). Kịch bản này, nếu xảy ra, sẽ trở thành thảm họa đối với
600 triệu người dân thế giới sống tại các vùng ven biển và hải đảo. Giới chuyên gia
dự báo một phần diện tích lớn của các quốc gia như Bangladesh, Myanmar hay Ai
Cập sẽ chìm trong nước biển, các đảo tại Thái Bình Dương như Tuvalu hay
Maldives sẽ biến mất hoàn toàn. Việt Nam sẽ là 1 trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng lớn
của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đặc biệt là ở đồng bàng sông Cửu Long và
đồng bằng sông Hồng.




7

1.1.2. Tổng quan về biến đổi khí hậu ở Việt Nam
• Thực trạng biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) trên phạm vi toàn cầu đã có những biểu hiện rõ nét
ở Việt Nam, kết quả phân tích các số liệu khí hậu cho thấy biến đổi của các yếu tố
khí hậu và mực nước biển như sau:
- Nhiệt độ: Trong 50 năm qua (1958 - 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt
Nam tăng lên khoảng từ 0,5
o
C đến 0,7
o
C. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt
độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các vùng khí
hậu phía Nam.
- Bão: Những năm gần đây, bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. Quỹ
đạo bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn,
nhiều cơn bão có đường đi dị thường hơn.
- Lượng mưa: Trên từng
địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình
năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911 - 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các
vùng khác nhau: có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. Lượng mưa năm
giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính trung bình
trong cả nước, lượng mưa năm trong 50 năm qua (1958 - 2007) đã giảm khoảng 2%.
- Mực nước biển: Số liệu quan trắ
c tại các trạm hải văn dọc ven biển Việt Nam
cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là
khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993-2008), tương đương với tốc độ tăng trung bình
trên thế giới. Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển tại Trạm hải văn Hòn Dấu
dâng lên khoảng 20cm.

• Diễn biến biến đổi khí hâu - nước biển dâng
Các k
ịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam trong thế kỷ 21
đã được Chính phủ giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng dựa theo các
kịch bản phát thải khí nhà kính thấp, trung bình và cao.
Kịch bản phát thải thấp mô tả một thế giới phát triển tương đối hoàn hảo theo
hướng ít phát thải khí nhà kính nhất, tốc độ tăng dân số rất thấp, cơ cấu kinh tế thay
8

đổi nhanh theo hướng dịch vụ và thông tin, các thỏa thuận quốc tế nhằm giảm thiểu
phát thải khí nhà kính được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc trên phạm vi toàn cầu.
Kịch bản phát thải cao mô tả một thế giới không đồng nhất ở quy mô toàn cầu,
có tốc độ tăng dân số rất cao, chậm đổi mới công nghệ hoặc sử dụng tối đa năng lượng
hóa thạch. Đây là kịch bản xấu nhất mà nhân loại cần phải nghĩ đến.
Do tính phức tạp của biến đổi khí hậu và những hiểu biết chưa thật đầy đủ về
biến đổi khí hậu của Việt Nam cũng như trên thế giới cùng với yếu tố tâm lý, kinh
tế, xã hội, tính chưa chắc chắn về các kịch bản phát thải khí nhà kính, tính chưa
chắc chắn của kết quả mô hình tính toán xây dựng kịch bản v.v , nên Chính phủ
đồng ý với đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Bộ Chính trị kịch bản
biến đổi khí hậu ứng với kịch bản phát thải khí nhà kính trung bình, là cơ sở khuyến
nghị cho các Bộ, ngành và địa phương làm định hướng ban đầu để xây dựng kế
hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, với các nội dung chính như sau:
- Nhiệt độ
: Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ ở nước ta có thể tăng 2,3
o
C so với
trung bình thời kỳ 1980-1999. Mức tăng nhiệt độ dao động từ 1,6 đến 2,8
o
C ở các
vùng khí hậu khác nhau. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc và Bắc Trung Bộ

tăng nhanh hơn so với nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Nam. Tại mỗi vùng thì
nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè.
- Mưa: Tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa ở tất cả các vùng khí
hậu của nước ta đều tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm, đặc
bi
ệt là ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính chung cho cả nước, lượng mưa năm vào
cuối thế kỷ 21 tăng khoảng 5% so với thời kỳ 1980-1999. Ở các vùng khí hậu phía
Bắc mức tăng lượng mưa nhiều hơn so với các vùng khí hậu phía Nam.
- Nước biển dâng: Kịch bản nước biển dâng của Việt Nam là vào giữa thế kỷ
21 mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 30cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nướ
c
biển có thể dâng thêm khoảng 75cm so với thời kỳ 1980 - 1999. Kịch bản xấu nhất
là nước biển có thể dâng lên khoảng 1 mét vào năm 2100 (ứng với kịch bản phát
thải khí nhà kính cao).

9

1.2. Tổng quan về các hệ thống thủy lợi ở Đồng Bằng Sông Hồng
Vùng đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải
Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Nam
Định, Ninh Bình. Tính đến ngày 31/12/2008 toàn vùng có 2.416 xã, phường, thị trấn.
Dân số tính đến năm 2008: 19.841.799 người.
Với tổng diện tích đất tự nhiên: 21.067,62 km
2
.
Diện tích đất nông, lâm nghiệp toàn vùng (1.300.656 ha) chiếm 61,7% tổng
diện tích đất tự nhiên (2.106.762 ha) của vùng. Trong đất nông lâm nghiệp, diện
tích cây hàng năm (704.624 ha) chiếm 54%.
Trong đó: Đất nông nghiệp 1.300.656ha chiếm 61,7% diện tích tự nhiên của
vùng. Diện tích đất canh tác là 704.624ha chiếm 54%.

1.2.1. Hệ thống tưới vùng đồng bằng sông Hồng.
Tổng số có 5.261 công trình:
Trong đó: có 3.445 trạm bơm, 898 cống, 749 hồ, đập, 169 công trình tạm.
Tổng diện tích yêu cầu tưới toàn vùng 883.578 ha, diện tích tưới thi
ết kế 857.735 ha,
diện tích chủ động tưới: 609.877 ha, so với diện tích yêu cầu tưới đạt 69% (chủ yếu là diện
tích lúa màu còn cây lâu năm hầu như chưa tưới được).
Bảng 1.2: Tổng hợp hiện trạng tưới toàn vùng Đồng Bằng Sông Hồng
TT Vùng thủy lợi Số CT
DT yc tưới
(ha)
DT tưới TK
(ha)
DT tưới thực tế
(ha)
I Lô - Phó Đáy 164 15.846 11.427 8.093
Hồ, đập 141 7.189 4.753
TB 23 4.238 3.340
II Cầu – Thương 704 97.396 125.852 95.841
Hồ đập 83 40.833 37.087
TB 486 83.448 57.346
CT Tiểu thủy nông 135 1.571 1.408
III Hữu Hồng 1.479 350.504 332.089 222.775
Hồ, đập 72 17.653 15.468
10

TT Vùng thủy lợi Số CT
DT yc tưới
(ha)
DT tưới TK

(ha)
DT tưới thực tế
(ha)
TB 996 191.726 142.510
Cống 377 117.664 60.263
CT Tiểu thủy nông 34 5.046 4.534
IV Tả sông Hồng 1.029 245.265 258.922 189.853
Cống 114 88.715 63.110
TB 915 170.207 126.743
V Hạ du Thái Bình 1.528 135.239 100.003 77.361
Hồ, đập 100 22.688 13.796
TB 1.021 73.873 60.124
Cống 407 3.442 3.442
VI Vùng Quảng Ninh 357 39.328 29.443 15.954
Hồ, đập 353 28.130 15.904
TB 4 1.313 50
Toàn vùng 5.261 883.578 857.735 609.877
Hồ, đập 749 116.492 87.008
Trạm bơm 3.445 524.805 390.113
Cống 898 209.821 126.815
CT Tiểu thủy nông 169 6.617 5.942
• Đánh giá chung về hiện trạng tưới:
Tổng diện tích tưới toàn vùng đồng bằng sông Hồng tưới chắc đạt 69%, diện
tích còn lại tưới bấp bênh và chưa có công trình tưới là 273.701 ha (trong đó diện tích
chưa có công trình tưới là 25.843 ha). Diện tích chưa có công trình tưới tồn tại ở các
vùng hữu sông Hồng là do khu thủy lợi sông Tích và khu đầu nguồn sông Đáy từ Ba
Thá đến Hát Môn là thiếu nguồn, vùng tả sông Hồng có khu Bắc Hưng Hải, khu Nam
- Bắ
c Thái Bình, vùng hạ du sông Thái Bình, hàng năm vẫn thiếu nguồn nước, các
công trình tưới vẫn nằm trong tình trạng chung công trình bị xuống cấp, hệ thống

kênh mương bị bồi lấp Còn lại các vùng miền núi như vùng Sông Lô-Phó Đáy, vùng
Quảng Ninh hầu hết là dùng công trình nhỏ lấy nước tại chỗ nên nhiều khu chưa có
11

công trình tưới, diện tích tưới bấp bênh, diện tích được tưới chỉ mới giải quyết tưới
lúa còn lại màu và cây lâu năm chưa được tưới và chủ yếu nhờ vào nước trời.
Các trạm bơm tưới, tiêu một số mới được xây dựng nên chất lượng còn tốt các
trạm còn lại đa số đã được xây dựng từ lâu nên thiết bị và nhà trạm đã bị hư hỏng cầ
n
được sửa chữa và nâng cấp.
Hệ thống kênh mương chủ yếu có kết cấu bằng đất, kinh phí cho nạo vét hàng
năm hạn chế, hơn nữa tình trạng lấn chiếm lòng kênh và xả thải bừa bãi dẫn đến ách
tắc làm hạn chế năng lực dẫn nước.
Đối với vùng hạ du sông Thái Bình trong vụ Đông xuân, nguồn nước ngọt chủ
yếu lấy từ các nhánh sông thuộc hạ
lưu hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Tuy
nhiên trong thời gian này, nguồn nước từ thượng lưu về giảm làm cho nước mặn từ
biển thường xâm nhập sâu vào các vùng cửa sông từ 20 đến 40 km cho nên việc lấy
nước cũng trở nên khó khăn như hệ thống Tiên Lãng, An Kim Hải, Thuỷ Nguyên.
Chất lượng nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp đang bị suy giảm
do bị ô nhiễm từ các nguồn nướ
c xả thải từ các làng nghề và các khu công nghiệp
trong khu vực như nguồn nước sông Nhuệ, sông Ngũ Huyện Khê, sông trục Bắc
Hưng Hải, sông Rế
1.2.2. Hệ thống tiêu đồng bằng sông Hồng.
Tổng số có 2.136 công trình tiêu trong đó tiêu tự chảy là 935 cống, tiêu bơm là
1.201 công trình trạm bơm.
Tổng diện tích cần tiêu vùng đồng bằng sông Hồng 1.182.737 ha, tổng diện
tích tiêu thiết kế 1.105.376 ha, diện tích tiêu chủ động là 879.955 ha so với diện tích
yêu c

ầu tiêu đạt 74%, diện tích tiêu bấp bênh và chưa có công trình là 302.782 ha.
12


Bảng 1.3: Tổng hợp hiện trạng tiêu vùng Đồng Bằng Sông Hồng
TT Vùng thuỷ lợi Loại công trình Số CT
F yêu cầu
tiêu
F thiết kế F thực tế
I Hữu Hồng 436.135 429.870 293.362
1 Tiêu bơm Trạm bơm 455 290.549 208.031
2 Cống Cống 268 125.364 72.255
3 Tự chảy 13.957 13.076
II Tả sông Hồng 329.593 269.746 224.022
1 Tiêu bơm Trạm bơm 182 170.855 144.275
2 Cống Cống 115 65.435 46.128
3 Tự chảy 33.456 33.619
III Hạ du Thái Bình 243.529 247.087 227.984
1 Tiêu bơm Trạm bơm 279 57.332 43.771
2 Cống Cống 552 163.341 163.341
Tự chảy 26.414 20.872
IV Cầu - Thương 173.480 158.673 134.587
1 Tiêu bơm Trạm bơm 285 81.542 57.753
2 Cống 2.974 2.677
Tự chảy 74.157 74.157
* Tổng 1.182.737 1.105.376 879.955
1 Tiêu bơm Trạm bơm 1.201 600.278 453.830
2 Cống Cống 935 357.114 284.400
3 Tự chảy 147.984 141.724
* Đánh giá chung về tiêu:

Tổng diện tích chưa có công trình tiêu toàn đồng bằng sông Hồng chủ yếu tập
trung vào vùng hữu sông Hồng 142.773 ha nằm ở các khu thủy lợi Bắc Ninh Bình,
Nam Ninh Bình do tồn tại thiếu công trình trạm bơm và công trình tiêu tự chảy.
13

Vùng sông Cầu - sông Thương còn 38.893 ha tập trung ở khu Vĩnh Tường - Yên
Lạc (thuộc sông Phan - sông Cà Lồ) và vùng Bắc Đuống. Vùng Tả sông Hồng còn
105.571 ha tập trung ở vùng Bắc Hưng Hải. Vùng hạ du sông Thái Bình còn 15.545
ha do công trình tiêu đã bố trí đầy đủ nhưng công trình bị hỏng hóc, hệ thống kênh
mương bị bồi lấp.
Hiện nay tần suất tiêu mới đảm bảo ở nội đồng tiêu 10%, mực nước ngoài
sông tiêu 10%, hệ số tiêu củ
a hệ thống đạt 3,5÷4,5l/s/ha, một số hệ thống tiêu độc
lập đã đạt 5÷6 l/s/ha, các trạm bơm tiêu cho đô thị như ở Hà Nội, Hải Dương đã
thiết kế từ 10÷15 l/s/ha.
Với vùng hạ du trong vụ mùa việc tiêu thoát nước của các hệ thống thuỷ lợi về
cơ bản là khá thuận lợi. Tuy nhiên khi gặp tổ hợp bất lợi mưa to đến 200 mm/ngày,
chân triều cao kế
t hợp xuất hiện lũ từ thượng lưu thì việc tiêu nước cho hệ thống
cực kỳ khó khăn. Trường hợp mưa đến 300 mm/ngày vào thời điểm chân triều cao
kết hợp xuất hiện lũ từ thượng lưu thì diện tích các vùng úng tập trung có thể đến
gần 10.000 ha, chủ yếu tập trung ở khu vực 8 xã huyện vĩnh Bảo, các xã giữa huyện
Thuỷ Nguyên, khu vực đầu nguồn hệ thống Đa Độ, khu vực Bắc sông Mới Tiên Lãng.
1.3.Tổng quan các nghiên cứu về tác động của BĐKH đến các hệ thống thủy lợi
ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ.
1.3.1. Tác động của ngập lụt
Ảnh hưởng của nước biển dâng kết hợp lượng mưa lớn nhất tăng thêm 25% do
BĐKH, diện tích úng của đồng bằng Bắc Bộ có th
ể sẽ là 550.000ha với trường hợp
tăng 0,69m (gần 1/4 diện tích thấp hơn mực nước Biển) và 650.000ha đối với trường

hợp tăng 1,0m (gần 1/3 diện tích thấp hơn mực nước Biển); Mực nước trong các con
sông sẽ tăng cao so với bình thường khoảng (0,5 - 1,0)m và hầu hết vượt quá báo
động 3 mực nước dâng xấp xỉ cao trình đỉnh đê.
1.3.2. Tác động của biến đổi lượng mư
a và nhiệt độ đến nhu cầu nước
Các vùng thuộc lưu vực sông Hồng-Thái Bình mưa về mùa khô không có sự
chênh lệch nhiều giữa các vùng. Lượng mưa từ tháng XI đến tháng III dao động
trong khoảng 25-50 mm. Như vậy dòng chảy trên các sông đến vùng ĐBSH về mùa
14

kiệt là kết quả của sự điều tiết lưu vực, điều tiết của các hồ chứa thượng lưu và các
hoạt động lấy nước thượng nguồn.
Hạn hán vùng ĐBSH chủ yếu là do mùa mưa kết thúc sớm, lượng mưa suy
giảm so với trung bình nhiều năm nên giảm lượng cấp cho nước ngầm và nước về
các hồ chứa. Năm 2003, mùa mưa trong lưu vực kết thúc sớm, lượng mưa hụt từ
10% - 30%, có những điểm lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm rất lớn như
Phú Thọ hụt (-610mm), Yên Bái (-526mm), Tiên Yên (-433mm). Mực nước, lưu
lượng đến tại các hồ trên lưu vực trong mùa cạn cần cung cấp cho thời kì đổ ải của
sản xuất nông nghiệp đều thấp hơn nhiều hơn so với trung bình nhiều năm cùng kì
của các năm trước. Lưu lượng đến trung bình trong tháng I/2004 của hồ Hòa Bình
chỉ đạt 405 m
3
/s bằng 35% mức tháng I năm 2003 và bằng 72% mức trung bình
nhiều năm. Ngày 13/01/2004 đạt mức thấp nhất so với cùng kì kể từ khi có hồ đến
nay là 109,35m. Trong khi đó, lưu lượng đến trong tháng I năm 2003 và bằng 89%
so với trung bình nhiều năm. Mực nước trung bình tháng trên sông Hồng tại Hà Nội
01/2004 thấp hơn trung bình nhiều năm là 1.96m, là mực nước thấp nhất so với
cùng kỳ trong chuỗi số liệu quan trắc được từ trước đế
n nay. Trên sông Thái Bình
tại trạm Phả Lại mực nước thấp nhất tháng 01/2004 đã xuống mức 0.22 m. Mực

nước trên các sông nhánh thuộc lưu vực sông Hồng – Thái Bình cũng xuống thấp
chỉ xuất hiện dao động nhỏ trong vài ngày; lượng dòng chảy trên sông giảm nhanh,
lượng dòng chảy trung bình tháng trên các sông ở trên lưu vực đều ở mức thiếu hụt
với mức trung bình nhiều năm từ 20 – 30%, có nơi thiếu hụt nhiều hơ
n. Lượng nước
trong mùa cạn chiếm 15 – 20% tổng lượng nước cả năm.
Theo kịch bản về biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng lên sẽ làm tăng lượng bốc
hơi, dẫn đến tăng nhu cầu sử dụng nước. Lượng mưa vào mùa khô có xu hướng
giảm; lượng mưa vào mùa mưa và cuối mùa mưa có xu hướng tăng lên do đó nếu
chủ động tích trữ nước và xây dự
ng các công trình hồ chứa đa mục tiêu để cấp nước
cho mùa khô sẽ giảm thiểu được hạn hán.


15

1.3.3. Tác động của BĐKH đến xâm nhập mặn và cấp nước
Theo kết quả tính toán của Viện Quy hoạch Thủy lợi, trong trường hợp lượng
mưa giảm 5%, lượng dòng chảy giảm 14.5%, và mực nước triều tăng lên 1.0 m thì
ranh giới mặn 4% cách các cửa sông khoảng 25-40 km, mặc dù đã sử dụng các hồ
chứa thượng nguồn để cấp nước cho hạ du về mùa kiệt. Một s
ố cống bị ảnh hưởng
mặn vượt quá 4%0
:
như: Ngô Đồng, Nguyệt Lâm, Lịch Bài, Thái Học trên sông
Hồng, Thuyền Quang, Dục Dương, Sa Lung, Ngữ trên sông Trà Lý, Hệ trên sông
Hóa, Đồng Câu, Mới, Rỗ trên sông Văn Úc, Hệ, Ba Đồng, Lý Xã, Cao Nội trên
sông Thái Bình, Cống Thóp trên sông Ninh Cơ. Các hệ thống ven biển như hệ thống
Thủy Nguyên, Đa Độ, An Kim Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Bắc - Nam Thái Bình,
Trung- Nam Nam Định và Nam Ninh Bình sẽ thiếu nước do bị mặn (khoảng 70%

diện tích). Đối với thành phố Hải Phòng, hầu hết các c
ống lớn cung cấp nước tưới
và sinh hoạt cho toàn thành phố đều bị nhiễm mặn như các cống: An Sơn, Mới, Rỗ,
Bằng Lai, Quảng Đạt. Vì vậy gần như 53,000ha diện tích sản xuất nông nghiệp toàn
thành phố sẽ bị hạn và nước cấp cho đô thị Hải Phòng, Đồ Sơn và khu vực nông
thôn sẽ rất khó khăn.
1.3.4. Tác động của BĐKH và khả năng khai thác nước d
ưới đất
Đến nay, trên toàn vùng có 17 nhà máy nước khai thác tập trung Riêng khu
vực Hà Nội có 12 nhà máy nước lớn là Yên Phụ, Đồn Thuỷ, Ngọc Hà, Ngô Sỹ
Liên, Lương Yên, Phương Mai, Hạ Đình, Mai Dịch, Pháp Vân, Gia Lâm - Sài
Đồng, Cáo Đỉnh; với khoảng 150 giếng khoan đường kính lớn đang khai thác với
tổng lưu lượng khoảng 481,000 m
3
/ng. Ngoài ra, nhiều nhà máy mới đang xây
dựng như Nam Dư Thượng, Bắc Thăng Long - Vân Trì, Cẩm Giàng, Khả Do, Tiền
Châu, với công suất 120,000 m
3
/ng. Cùng với sự khai thác tập trung quy mô làm
cho động thái của nước dưới đất bị phá huỷ, dẫn đến sự hình thành các phễu hạ thấp
mực nước trong tầng khai thác với mức độ lan rộng và hạ sâu không ngừng. Diện
tích phễu từ 190km
2
vào năm 1991 đến năm 1994 tăng lên 245.5km
2
, với tốc độ
trung bình 14km
2
/năm. Tốc độ hạ thấp mực nước 0.25m/năm. Rốn phễu sâu nhất ở
Hạ Đình và Tương Mai. Đối với hệ thống khai thác lẻ phục vụ các cơ quan và hệ

16

thống giếng đào, giếng khoan hộ gia đình do không chịu sự quản lý của nhà nước
nên khai thác tùy tiện không theo quy hoạch nên nguồn nước và chất lượng ngày
càng suy giảm. Ngoài ra việc lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp,
nước thải không được xử lý cũng làm chất lượng nước ngầm ngày càng xấu đi.

Theo các kịch bản BĐKH, sự suy giảm lượng mưa vào cuối mùa khô, dòng
chảy trên sông suối giảm nhỏ và kết hợp với mực nước biển dâng sẽ làm mặn xâm
nhập sâu vào các sông. Do nước ngầm và nước mặt có sự tương tác nên nước ngầm
các vùng ven sông bị xâm mặn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm mặn. Việc khai thác
nước ngầm không theo quy hoạch làm hạ thấp mực nước ngầm sẽ làm tăng diện tich
nước dưới đất bị nhiễm mặn. Đối với các vùng ven biển, mức độ nhiễm mặn sẽ trầm
trọng hơn nếu việc khai thác nước ngầm phục vụ nuôi trồng thủy sản không theo
quy hoạch và không được quản lý tốt.





17

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG BẮC THÁI BÌNH
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý.
Hệ thống thủy nông Bắc Thái Bình là vùng đồng bằng ven biển thuộc hạ du
sông Hồng bao gồm các huyện Đông Hưng, huyện Hưng Hà, huyện Quỳnh Phụ,
huyện Thái Thụy và một phần thành phố Thái Bình. Vị trí địa lý của hệ thống được
giới hạn bởi:
- Phía Tây Bắc giáp sông Luộc và tỉnh Hưng Yên.

- Phía Đông Bắc giáp sông Hóa và thành phố Hải Phòng.
- Phía Tây và Tây Nam giáp sông Hồng và sông Trà Lý.
- Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
- Phía Nam là sông Trà Lý và hệ thống Nam Thái Bình.
2.1.2. Đặc điểm địa hình
Hệ thống thủy nông Bắc Thái Bình do phù sa sông Hồng bồi tụ tạo thành nên
địa hình tương đối bằng phẳng so với các vùng đồng bằng khác, cao độ biến đổi từ
0,5÷3m. Nhưng chủ y
ếu tập trung ở cốt đất 0,75÷2,0m.
Trong hệ thống hướng dốc chính là hướng Tây Bắc – Đông Nam cao từ huyện
Hưng Hà thấp xuống huyện Đông Hưng, nhưng lại có xu thế cao lên ở vùng ven
biển Thái Thụy. Đặc biệt các giải đất trũng phần lớn chạy dài theo các triền sông
như: Ven sông Hồng là vùng Minh Tân, Văn Lang, Độc Lập; Ven sông Trà Lý là
vùng Tịnh Xuyên, Hoa Hồng Bạch, Sa Lung; ven sông Luộc là vùng Ba Trai, ven
sông Sành là vùng Họ An và vùng sông Sinh.
Cao độ đị
a hình: -Thấp nhất: + 0,50m.
-Trung bình: +1,00 ÷ +2,00m.
-Cao nhất: +3,00m.
Bảng 2. 1. Phân bố cao độ theo diện tích ruộng đất
Cao độ(m) < 0.75
0.75 ÷ 1 1 ÷ 1.25 1.25 ÷ 1.5
> 1.5 ∑F
ct

Diện tíc(ha) 8.763 14.398 10.576 9.947 14.264 57.897
Tỉ lệ(%) 15,14 24,78 18,27 17,18 24,64 100

×