Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

u1035

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.4 KB, 13 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Khép lại năm 2007, cả nước hồ hởi đón xuân mới với những thành tích phát triển
kinh tế xã hội vượt bậc: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,48%, mức cao nhất trong vòng 10
năm trở lại đây, xuất khẩu đạt mức 43,64 tỷ USD – tăng 21,5%, 1.283 dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép với tổng vốn đăng ký 13,4 tỷ USD, đó là chưa kể số
dự án đang chờ phê duyệt lên tới 50 tỷ USD. Bên cạnh những thành tựu về kinh tế chúng ta
cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và hội
nhập kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, bước vào những tháng đầu năm 2008, tình hình kinh tế đã xuất hiện
nhiều vấn đề đáng lo ngại. Số liệu thống kê quí I – 2008 cho thấy: tăng trưởng GDp chỉ đạt
mức 7,4%, kim ngạch nhập khẩu tăng 62,4%, gấp 3 lần mức tăng tổng kim ngạch xuất
khẩu (22,7%); trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng quý I – 2008 so với cùng kỳ năm 2007 đã
vượt ngưỡng 2 con số - 16,37%, gấp 2,21 lần mức tăng GDP. Thị trường chứng khoán, sau
một năm sôi động đã liên tục sụt giảm, VN - Index đã đâm thủng đáy 500 điểm vào trung
tuần tháng 3. Nhưng đáng lo ngại nhát là tâm lý bất an của người dân trước cơn bão giá,
hiện đang thực sự ảnh hưởng đến bữa cơm hàng ngày của chính họ.
Nếu xét trên bình diện quốc tế thì trong năm 2007 vừa qua Việt Nam không phải là
nước duy nhất phải đối mặt với tình trạng lạm phát, nhưng tỷ lệ này là cao hơn hẳn mặt
bằng chung ở các nền kinh tế mới nổi khác ở châu Á cũng như các nước trong khu vực.
Lạm phát ở Trung Quốc ở mức 6,5%, Indonesia là 7,4%, Thái Lan là 2,9%.
Tác động của lạm phát tới đời sống thì hẳn ai cũng đã thấy rõ. Để hiểu kỹ hơn về
lạm phát, mà tác động của nó đang diễn ra từng ngày và không loại trừ bất cứ ai, và làm tốt
bài tập nhóm môn Phân tích chính sách phát triển kinh tế xã hội là mục đích của chúng tôi.
Nhóm chúng tôi xem xét lạm phát với những khía cạnh cụ thể sau:
- Vấn đề chính sách
- Các biểu hiên của vấn đề
- Nguyên nhân của vấn đề
- Các giải pháp chính sách hiện hành
Do thời gian có hạn nên bài làm còn nhiều thiếu xót mong thầy cô và các bạn thong
cảm và góp ý thêm.


1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
NỘI DUNG CHÍNH
1. Vấn đề chính sách
Kiểm soát tăng giá, bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát.
2. Biểu hiện của lạm phát
Chỉ số tiêu dùng tăng nhanh là tâm điểm của báo chí trong suốt một năm qua.
Giá tiêu dùng năm 2007 diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng cao ở các tháng
cuối năm. Giá tiêu dùng tháng 12/2007 tăng 2,91% so với tháng trước và tăng 12,63% so
với tháng 12/2006. Trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 18,92%; nhà ở và vật
liệu xây dựng tăng 17,12%; các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng từ 1,69 – 7,27%.
Mức lạm phát qua các năm tính theo chỉ số giá tiêu dung tháng 12 mỗi năm:
Giá tiêu dùng bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng 8,3%, trong đó nhóm hàng
ăn uống và dịch vụ tăng 11,16%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 11,01%; các nhóm hàng
hoá và dịch vụ khác tăng từ 3,18 – 6,15%.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng 2/2008:
Các mặt hàng Mức tăng CPI
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống 6,18%
- Giá thực phẩm 7,53%
- Chi phí ăn uống ngoài gia đình 5,7%
- Lương thực 3,25%
Nhóm đồ dùng và các dịch vụ khác 3,4%
Nhóm dịch vụ liên quan đến vui chơi VH-TT-Giải trí 2,34%
Nhóm đồ uống và thuốc lá 1,89%
Nhóm phương tiện đi lại, bưu điện 1,51%
Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép 1,36%
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng 1,39%
3. Nguyên nhân gây ra lạm phát

3.1. Lạm phát do cầu kéo:
Tăng trưởng kinh tế cao đòi hỏi một lượng vốn đầu tư cao. Tỷ lệ giữa vốn đầu tư so
với GDP năm trước đã lên đến 40,4%, mục tiêu năm nay còn đưa lên đến 42% để nhằm đạt
tốc độ tăng trưởng cao hơn (9% so với 8,48%). Khi vốn đầu tư đưa ra nhiều hơn thì sức ép
lạm phát cũng tăng lên. Nhu cầu cao lên cộng hưởng với lượng tiền ra lớn sẽ làm cho cầu
tăng kép.
Nhu cầu tiêu dùng năm 2007 tăng mạnh do nhiều tác động. Mức tiêu dùng thông
qua mua bán trên thị trường (thể hiện ở tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng) năm trước tăng 23,3%, đây là tốc độ tăng rất cao (cao gấp 1,64 lần tốc độ tăng
GDP theo giá so sánh), một phần do mức tiêu dùng tăng cao và tỷ lệ tiêu dùng thông qua
mua bán trên thị trường tăng nhanh.
Ngoài ra, năm 2007 là năm Việt Nam chịu rất nhiều thiên tai, dich bệnh. Những trận
lũ lụt ở 7 tỉnh miền trung, hay đợt rét đậm vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008 ở Bắc Bộ
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
và Bắc Trung Bộ đã cướp đi gân như toàn bộ vụ lúa đông xuân vừa gieo cấy, khiến tất cả
nông dân lâm và tình trạng khốn cùng khi phải đầu tư để gieo cấy lại. Bên cạnh đó, trong
chăn nuôi chúng ta cũng gặp không ít khó khăn từ dịch cúm gà H5N1 trên gia cầm, hay
dịch dịch bệnh tai xanh ở lợn. Mới đây, cả nước đang phải đối mặt với tình trạng vệ sinh
an toàn thực phẩm khi đang bùng phát dịch tiên chảy cấp…. Tất cả những nguyên nhân
này đã làm cho sức sản xuất của chúng ta kém đi, tình trạng khan hiếm hàng hóa đang diễn
ra nhất là những hàng hóa nông sản và nông nghiệp. Sự khan hiếm, kết hợp với nhu cầu
ngày càng tăng lên của dân cư ( do thu nhập tăng, lương tăng..) đã kéo giá tiêu dùng tăng
cao.
3.2. Lạm phát do chi phí đẩy.
Chi phí là yếu tố quan tâm hàng đầu của các nhà sản suất. Chi phí đầu vào tăng lên
khiến cho các doanh nghiệp phải tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ. Điều này làm giá cả
chung cả thị trường tăng lên. Lạm phát do chi phí đẩy, tức là do giá cả trên thị trường thế
giới tăng cao, tác động đến chi phí đầu vào và tạo sức ép tăng giá cả sản phẩm đầu ra.
Trong các mặt hàng nhập khẩu mà giá cả tăng cao so với cùng kỳ, đáng lưu ý có giá sắt

thép, đặc biệt là phôi thép, phân bón, hóa chất và sản phẩm hóa chất, chất dẻo, nguyên
phụ liệu thức ăn gia súc, bột mỳ, bông, sợi…
Còn trong nước, năm 2007, sự tăng giá mạnh nhất ở hai yếu tố đầu vào quan
trọng, đó là: điện và xăng dầu. Đầu năm chính phủ đã cho phép ngành điện được tăng giá,
và đồng thời với đó là cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng có thêm quyền chủ động
trong việc định giá để giảm tình trạng chính phủ phải bù lỗ quá nhiều cho nhập khẩu
xăng. Bên cạnh việc tăng giá của hai yếu tố đầu vào quan trọng này là sự tăng lên của
mức lương tối thiểu. Chính những động thái tăng lương đã làm cho giá cả các mặt hàng
tăng lên một cách đáng kể ngay cả khi lương còn chưa tăng.
Lạm phát do chi phí đẩy là một nhân tố được đánh giá khá lớn trong các nhân tố
làm tăng chỉ số lạm phát.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
3.3. Lạm phát do tiền tệ.
Lượng tiền từ ngân hàng ra lưu thông lớn thời gian qua có hai vấn đề đáng lưu ý.
Một, lượng tiền đưa ra trong các năm trước quá lớn và hiện còn nằm ở lưu thông. Tốc độ
tăng cung tiền M2 (bao gồm tổng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng), tính chung ba năm qua
đã lên đến 122,44% (năm 2005 tăng 23,34%, năm 2006 tăng 33,59%, năm 2007 ước tăng
35%), cao gấp gần 4,5 lần tốc độ tăng 27,25% của GDP tính theo giá so sánh trong thời
gian tương ứng và các hệ số này cũng cao gấp đôi các nước trong khu vực. Cung tiền tăng
cao gấp tới 4,5 lần sản xuất thì lạm phát cao là khó tránh khỏi. Hai, một lượng tiền lớn lên
đến hàng trăm ngàn tỉ đồng đã được dồn dập đưa ra trong vòng 6-7 tháng đầu năm để mua
đô la nhằm tăng dự trữ quốc tế và tránh cho đồng Việt Nam lên giá so với đô la nhưng việc
hút tiền chậm chạp, đã tạo sức ép cho lạm phát về hai mặt. Một mặt, do tình trạng đô la hóa
ở Việt Nam vốn khá cao, việc khắc phục lại rất chậm, nên một phần của lượng ngoại tệ có
từ trước và mới vào trong năm có tác dụng thanh toán trực tiếp. Mặt khác, để tránh cho tiền
đồng khỏi lên giá, tác động không tốt đến xuất nhập khẩu và nhập siêu, Nhà nước sẽ lại
đưa một lượng tiền lớn ra mua ngoại tệ, trong khi các biện pháp “trung hòa” sẽ chậm hơn
và đạt hiệu quả thấp hơn do sự hấp dẫn của lãi suất phát hành trái phiếu yếu, sẽ lặp lại tình
trạng có phiên đấu thầu trái phiếu không có người tham dự…

Trong năm 2007 và đầu năm 2008, với nhiều bước thăng trầm của thị trường chứng
khoán, ban đầu với các chính sách để tạo cho thị trường này phát triển một cách quá nóng,
một lượng tiền rất lớn từ các ngân hàng thương mại được đổ vào đây, sau đó là ra thị
trường bất động sản và các thị trường khác nữa. Tiêu dùng tăng làm giá tăng lên nhanh
chóng. Hơn nữa khi thị trường chứng khoán suy giảm một lần nửa các chính sách liên quan
đến cung tiền lại được đưa ra để cứu lấy thị trường này.
Đó là những lí do khi các nhà phân tích cho rằng chính tiền tệ là nguyên nhân lớn
nhất và chủ yếu nhất làm lạm phát tăng cao. Và muốn kìm chế được lạm phát thì biện pháp
đầu tiên và cơ bản nhất là phải có các chính sách tác động làm điều tiết lại lượng cung tiền
trong thời gian tới.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×