Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Luận văn thạc sĩ Phát triển hoạt động kinh doanh công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Tài (full)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
  



NGUYỄN THỊ NGỌC ANH


PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH PHÚ TÀI





LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH






Đà Nẵng, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
  




NGUYỄN THỊ NGỌC ANH


PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH PHÚ TÀI

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.34.20


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Võ Thị Thúy Anh




Đà Nẵng, 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2014.
Tác giả




Nguyễn Thị Ngọc Anh
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
6. Kết cấu của luận văn 4
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH PHÁI SINH TIỀN TỆ CỦA NHTM 8
1.1. CÁC SẢN PHẨM PHÁI SINH TIỀN TỆ 8
1.1.1. Lịch sử phát triển của sản phẩm phái sinh 8
1.1.2. Định nghĩa, đặc điểm và vai trò của sản phẩm phái sinh 10
1.1.3. Phân loại sản phẩm phái sinh 12
1.1.4. Đối tượng tham gia PSTT 14
1.2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PSTT CỦA NHTM 15
1.2.1. Vai trò của hoạt động kinh doanh PSTT đối với NHTM 15
1.2.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh PSTT tại các NHTM 18
1.3. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PSTT CỦA NHTM 19
1.3.1. Quan điểm và nội dung về phát triển hoạt động kinh doanh PSTT
của NHTM 19
1.3.2. Tiêu chí đánh giá phát triển hoạt động kinh doanh PSTT của
NHTM 23
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động kinh doanh
PSTT của các NHTM 25


CHƯƠNG 2. 28THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH PHÁI SINH TIỀN TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐT&PT
VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ TÀI 28
2.1. TỔNG QUAN VỀ NH TMCP ĐT&PT VIỆT NAM – CN PHÚ TÀI 28
2.1.1. Lịch sử hình thành 28
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh Giai đoạn 2010 – 2012 29
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PSTT
TẠI NH TMCP ĐT&PT VIỆT NAM – CN PHÚ TÀI 30
2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh phái sinh tiên tệ tại các
NHTM Việt Nam 30
2.2.2. Đặc điểm của khách hàng 33
2.2.3. Đặc điểm của thị trường 33
2.2.4. Các sản phẩm PSTT của BIDV 34
2.2.5. Các giải pháp đang được chi nhánh áp dụng 38
2.2.6. Kết quả phát triển hoạt động kinh doanh PSTT tại BIDV Phú Tài
39
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
PSTT CỦA NH TMCP ĐT&PT VIỆT NAM – CN PHÚ TÀI 44
2.3.1. Nhân tố khách quan 44
2.3.2. Nhân tố chủ quan 50
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PSTT CỦA NH
TMCP ĐT&PT VIỆT NAM – CN PHÚ TÀI 51
2.4.1. Kết quả đạt được 51
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại 52
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
PHÁI SINH TIỀN TỆ TẠI NH TMCP ĐT&PT VIỆT NAM CHI
NHÁNH PHÚ TÀI 54
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 54
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 55
3.2.1. Phát triển quy mô 55

3.2.2. Tăng thị phần 61
3.2.3. Phát triển trong công tác triển khai sản phẩm 63
3.2.4. Tăng chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ 66
3.2.5. Kiểm soát rủi ro 69
3.2.6. Gia tăng thu nhập 70
3.3. KIẾN NGHỊ 72
3.3.1. Đối với NHNN Việt Nam, Hiệp hội NH và Bộ Tài chính 72
3.3.2. Đối với NH ĐT&PT Việt Nam 73
3.3.3. Đối với khách hàng 77
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NHTM: Ngân hàng thương mại
TTTM: Tài trợ thương mại
KDTT: Kinh doanh tiền tệ
KHNV: Kế hoach nguồn vốn
XHTD: Xếp hạng tín dụng
BIDV: Ngân Hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển
Việt Nam
WTO: World Trade Organnization – Tổ chức thương mại thế
giới
PSTT: Phái sinh tiền tệ
TTQT: Thanh toán quốc tế
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NH: Ngân hàng
BCTC: Báo cáo tài chính

CCPS: Công cụ phái sinh
TNHH: Trách nhiện hữu hạn
CTY: Công ty
CTY CP: Công ty cổ phần
TCTD: Tổ chức tín dụng
DN: Doanh nghiệp
HSC: Hội sở chính

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
Tên bảng
Trang
2.1.
Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Phú Tài giai
đoạn 2010 – 2012
29
2.2.
Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại
hối trên tổng lợi nhuận tại một số NHTM
32
2.3.
Tăng trưởng về số khách hàng tại BIDV Phú Tài
qua các năm 2010 – 2012
39
2.4.
Tăng trưởng về doanh số thực hiện PSTT tại BIDV
Phú Tài qua các năm 2010 – 2012
40
2.5.

Tăng trưởng về số lượng hợp đồng thực hiện PSTT
tại BIDV Phú Tài qua các năm 2010 – 2012
40
2.6.
Dư nợ bình quân/khách hàng qua các năm 2010 –
2012
41
2.7.
Thống kê thu nhập từ hoạt động kinh doanh PSTT
tại BIDV Phú Tài giai đoạn 2010 – 2012
44

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu
Tên biểu đồ
Trang
2.1.
Biểu đồ lãi suất cơ bản VND 2008 – 2012 do
NHNN công bố.
46
2.2.
Biểu đồ lãi suất ISR tại thị trường châu Ân 2007 –
2012.
48

1

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Xuất hiện từ thế kỷ XVII, các công cụ phái sinh đã trải qua một thời
gian dài phát triển và hoàn thiện. Tốc độ phát triển của các công cụ này tăng
đột biến sau cuộc khủng hoảng năm 1973, đạt 24%/năm trong 5 năm gần đây,
tạo nên một thị trường phái sinh liên kết toàn cầu. Năm 2009, tổng giá trị giao
dịch phái sinh trên thế giới đạt hơn 600.000 tỷ USD. Công cụ phái sinh đã
giúp các doanh nghiệp trên thế giới phòng vệ hiệu quả trước nhiều cuộc
khủng hoảng lớn. Cùng lúc đó, những nhà đầu cơ và kinh doanh chênh lệch
giá cũng thu được khoảng lời khổng lồ từ việc kết hợp linh hoạt các giao dịch
phái sinh với các công cụ tài chính khác. Chính vì vai trò to lớn như vậy nên
thị trường phái sinh không chỉ bùng nổ tại các nước phát triển như Anh, Mỹ,
Nhật Bản mà ngay tại những nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ
các doanh nghiệp và nhà đầu cơ cũng thường xuyên sử dụng công cụ tài chính
phức tạp này. Với một nền kinh tế đang trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ
như Việt Nam, các hợp đồng phái sinh sẽ là một công cụ hữu ích giúp doanh
nghiệp xuất nhập khẩu phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, dù đã bắt đầu hình
thành từ cuối những năm 90, thị trường phái sinh Việt Nam cho tới hiện tại
vẫn chưa phát triển mạnh. Mới chỉ có các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi được
các chủ thể chào đón. Hợp đồng quyền chọn và tương lai mới chỉ được sử
dụng rất ít. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những rủi
ro rất lớn mỗi khi thị trường biến động mà không có biện pháp phòng ngừa
nào. Tại Việt Nam, các nhà đầu cơ và kinh doanh chênh lệch giá rất hiếm khi
sử dụng các công cụ phái sinh. Bên cạnh việc sử dụng các công cụ phái sinh
với mục đích phòng vệ, các NHTM đóng vai trò trung tâm trong chiến lược
phát triển thị trường phái sinh Việt Nam. Là những đơn vị đi tiên phong trong
việc sử dụng và phát triển các hợp đồng phái sinh, NHTM là chìa khóa giúp

2

công cụ tài chính này trở nên phổ biến trên thị trường tài chính, thúc đẩy thị

trường phái sinh Việt Nam phát triển. Thực tế, số lượng giao dịch phái sinh
tại các NHTM Việt Nam vẫn ở mức rất hạn chế. Trong thời gian tới, xu
hướng phát triển của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, giảm thiểu sự
kiểm soát của Nhà nước đặt ra yêu cầu cấp thiết phát triển các nghiệp vụ phái
sinh tại các NHTM Việt Nam.
Theo một nghiên cứu khá toàn diện của Wharton School được thực
hiện năm 2003, đối tượng điều tra là các công ty phi tài chính của Mỹ, thì có
khoảng 40% doanh nghiệp sử dụng các giao dịch tài chính phái sinh, 76%
trong số đó có sử dụng các giao dịch phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro
hối đoái. Mục đích chính của các công ty khi sử dụng các giao dịch này là
quản lý luồng tiền, tiếp đó là quản lý sự biến động trong thu nhập của chính
họ. Với mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các hợp đồng xuất nhập khẩu
hoặc các giao dịch tài trợ quốc tế, 86% các doanh nghiệp cho rằng họ sẽ sử
dụng hợp đồng kì hạn và tương lai và cho đó là công cụ phòng ngừa rất hữu
hiệu. Trong khi đó, nếu phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho giá trị thị trường của các
doanh nghiệp thì nghiệp vụ “option” lại được xem là một công cụ quan trọng,
khi có tới 67% doanh nghiệp lựa chọn. Một lý do rất đơn giản khi giải thích
tại sao giao dịch kì hạn lại được sử dụng nhiều hơn giao dịch quyền chọn vì
giao dịch kì hạn tỏ ra thích hợp hơn khi phòng ngừa rủi ro tỷ giá, hơn nữa, chi
phí phòng ngừa lại rẻ hơn nhiều so với các giao dịch phái sinh khác.
Tuy vậy, một thực tế không thể phủ nhận rằng, bên cạnh mục đích
phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, các giao dịch phái sinh tiền tệ ngày càng được sử
dụng với mục đích đầu cơ nhằm tìm kiếm lợi nhuận khổng lồ, đặc biệt là hợp
đồng tiền tệ tương lai và quyền chọn. Chính vì lẽ đó mà doanh số của các giao
dịch này đã có sự gia tăng đáng kể qua các năm.
NHTM cung cấp dịch vụ phái sinh tiền tệ cho khách hàng doanh nghiệp

3

với mục đích tăng nguồn thu phí dịch vụ và tăng lợi nhuận trong các hợp

đồng mua bán ngoại tệ, trong khi đó doanh nghiệp được lợi ích phòng ngừa
rủi ro tỷ giá và được hưởng lãi suất vay thấp khi hoán đổi lãi suất giữa các
đồng tiền.
Là một ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn là khu công nghiệp Phú
Tài, BIDV Phú Tài có nền khách hàng là doanh nghiệp xuất – nhập khẩu lớn,
có nguồn thu ngoại tệ lớn, đây là cơ hội tốt nhất để phát triển dịch vụ phái
sinh tiền tệ cụ thể thể là nghiệp vụ hoán đổi lãi suất (CCS).
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa nền tảng lý luận về phát triển hoạt động kinh doanh
PSTT tại NHTM.
- Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh PSTT tại NH
TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Tài.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh
doanh PSTT tại NH TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú
Tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến sự phát triển hoạt động kinh doanh công cụ phái sinh tiền tệ tại
BIDV Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài.
- Phương pháp nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các nội dung phát triển hoạt động
kinh doanh công cụ phái sinh tiền tệ trong kinh doanh tiền tệ tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Tài.
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại Tỉnh Bình Định.
Phạm vi về thời gian: Số liệu về hoạt động kinh doanh phái sinh tiền tệ
tại BIDV Phú Tài giai đoạn 2010 – 2012.

4

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như:
Phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê; thu thập các số liệu quá khứ để
phân tích sự vận động của hiện tượng nghiên cứu.
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu đạt được cuả các đề tài nghiên cứu
trước về lĩnh vực phát triển hoạt động kinh doanh PSTT tại NHTM, kết hợp
nền tảng lý luận về nghiệp vụ phái sinh và vận dụng kiến thức thực tiễn của
bản thân để phân tích thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh PSTT tại
BIDV Phú Tài từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp.
Số liệu nghiên cứu được thu thập qua Internet, sách báo, tạp chí, báo
cáo NHNN, các báo cáo của BIDV Việt Nam và chi nhánh BIDV Phú Tài.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh
phái sinh tiền tệ của ngân hàng thương mại. Phân tích những rủi ro, lợi ích đạt
được của NHTM trong kinh doanh phái sinh tiền tệ.
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở phân tích về mặt lý thuyết, đề tài đánh giá
thực trạng phát triển của hoạt động kinh doanh công cụ phái sinh tiền tệ tại
BIDV chi nhánh Phú tài; nghiên cứu đề xuất giải pháp khắc phục những hạn
chế, giúp BIDV chi nhánh Phú Tài phát triển ngày càng mạnh hơn, bền vững
hơn trong hoạt động kinh doanh công cụ phái sinh, đặc biệt phái sinh tiền tệ.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, mục lục, danh mục các bảng biểu, tài liệu
tham khảo, kết luận, đề tài được trình bày trong ba chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động kinh doanh phái sinh
tiền tệ của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh phái sinh tiền tệ
tại NH TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Tài.

5

Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh phái sinh tiền tệ

tại NH TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu về đề tài “Phát triển hoạt động
kinh doanh công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển
Phú Tài”, ngoài việc nghiên cứu kỹ về cơ sở lý thuyết được học, tôi đã tìm
đọc một số đề tài, sưu tầm các tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực nghiệp vụ này
với mục đích đúc kết được nhiều kinh nghiệm đồng thời rút ra những thành
công, hạn chế; những ưu và nhược điểm của những công trình nghiên cứu
trước, vận dụng kiến thức của bản thân cùng với sự giúp đỡ của giáo viên
hướng dẫn để từ đó có được một công trình nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn.
Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu về nghiệp vụ phái sinh đến nay còn khá ít do
đó việc tìm nguồn tư liệu còn gặp nhiều khó khăn. Một số đề tài tôi đã tìm
được và nghiên cứu tìm hiểu trong quá trình thực hiện đề tài của mình:
- Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, tác giả Lê Thị Minh Hưởng với
đề tài “Phát triển hoạt động kinh doanh phái sinh tiền tệ tại ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Đà Nẵng”, thực hiện năm 2012.
- “Phát triển công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam”, Thứ năm 11/07/2013 10:56, TS. Nguyễn Thị Loan -
Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh – Tạp chí tài chính.
- Luận văn cao học – Đại học Đà nẵng, tác giả Ngô Thị Hoài Thu với
đề tài “Nghiên cứu các điều kiện vận dụng các công cụ phái sinh tại Ngân
hàng TMCP Dầu khí toàn cầu”, thực hiện năm 2011.
Qua nghiên cứu, phân tích những thành công và hạn chế nhằm kế thừa
và rút kinh nghiệm cho công tác nghiên cứu đề tài của mình, tôi có một số
nhận định như sau:

6

Đối với luận văn cao học – Đại học Đà nẵng của tác giả Ngô Thị Hoài
Thu, đề tài “Nghiên cứu các điều kiện vận dụng các công cụ phái sinh tại

Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu”, ưu điểm của đề tài là tác giả đã làm rõ
được các điều kiện để vận dụng công cụ phái sinh, bao gồm cả những công cụ
phái sinh đối với loại tài sản cơ sở là hàng hóa, tiền tệ, chứng khoán … và các
điều kiện để vận dụng công cụ phái sinh tại thị trường tài chính Việt nam nói
chung. Tuy nhiên, điểm tồn tại của đề tài đó là các viết vẫn mang tính tổng
quát, chưa đi sâu và cụ thể hóa việc vận dụng thực tiễn trong ngân hàng hay
các công ty chứng khoán cụ thể nào. Chưa thu thập được số liệu liên quan đến
tài sản cơ sở là chứng khoán và hàng hóa nên phân tích còn hạn chế.
Đề tài “Phát triển hoạt động kinh doanh phái sinh tiền tệ tại ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn
Thị Minh Hưởng trong việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển
hoạt động kinh doanh PSTT đã có những phân tích về các nhân tố thuộc về
khách hàng, nhân tố thuộc về ngân hàng và nhân tố thuộc về nhà nước. Tuy
nhiên tại chương 3 của đề tài, các giải pháp chưa bám sát các nhân tố đã được
phân tích và vẫn mang tính chung chung, một số giải pháp khó thực hiện vì
mang tính vĩ mô.
Đề tài “Phát triển công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam”, TS. Nguyễn Thị Loan là một nghiên cứu giúp bổ sung
một số cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu của tôi và tôi xem như một tài liệu hỗ
trợ bổ túc kinh nghiệm và những nhìn nhận sâu hơn về ứng dụng phái sinh
tiền tệ trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
Một số nghiên cứu khác nghiên cứu về ứng dụng của kinh doanh phái
sinh tiền tệ cũng giúp tôi mở rộng hiểu biết về nghiệp vụ này.
Tuy nhiên, phái sinh tiền tệ vẫn là nghiệp vụ còn mới mẻ và chưa được
ứng dụng phổ biến trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, chủ yếu tập trung

7

ở các ngân hàng lớn do đó số đề tài nghiên cứu vẫn còn khiêm tốn. Việc thu
thập các công trình nghiên cứu tương tự để có thêm kinh nghiệm cũng là một

khó khăn lớn trong quá trình nghiên cứu của tôi.

8

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
PHÁI SINH TIỀN TỆ CỦA NHTM

1.1. CÁC SẢN PHẨM PHÁI SINH TIỀN TỆ
1.1.1. Lịch sử phát triển của sản phẩm phái sinh
Sản phẩm phái sinh được ra đời từ sự khởi đầu đơn giản với các hợp
đồng tương lai và kỳ hạn… Thị trường tương lai có thể được xem như đã xuất
hiện từ thời trung cổ. Lúc đầu đối tượng của các hợp đồng tương lai trên thị
trường là các mặt hàng đơn giản như lúa mì hay cà phê. Các nhà đầu tư mua
và bán các hợp đồng tương lai với mục đích làm giảm bớt sự lo ngại xảy ra
những biến động giá cả trong vài tháng sau. Vào thập niên 80 của thế kỷ XX,
các hợp đồng future bắt đầu nở rộ và phổ biến trong các giao dịch thương
mại.
Hầu hết các thị trường kỳ hạn phát triển sớm là thị trường ngoại hối,
còn được gọi là thị trường liên ngân hàng (interbank market). Thị trường này
phát triển nhanh chóng nhờ vào sự thả nỗi của các đồng tiền mạnh vào đầu
thập niên 1970. Thị trường liên ngân hàng bao gồm hàng trăm ngân hàng
khắp thế giới, họ là những người đại diện cho chính họ hoặc cho các khách
hàng thực hiện các cam kết giao sau và kỳ hạn với nhau.
Những công cụ hiệu quả hơn cũng dần được ra đời đó là hợp đồng
quyền chọn và hoán đổi. Hoán đổi được xem là một nghiệp vụ phái sinh dựa
trên sự trao đổi và thực hiện hợp đồng. Các giao dịch hoán đổi là động lực
chính của những phát triển trên hợp đồng kỳ hạn.
Giao dịch đầu tiên của thị trường quyền chọn bắt đầu ở châu Âu và Mỹ
từ đầu thế kỷ XVIII. Những năm đầu thị trường hoạt động thất bại vì nạn

tham nhũng. Một trong những người liên quan là nhà môi giới có quyền chọn
về một loại cổ phiếu đã nhận hối lộ để giới thiệu cổ phiếu cho khách hàng của

9

họ. Vào đầu thế kỷ XX - những năm 1900, một nhóm công ty đã thành lập
hiệp hội những nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn. Mục đích của hiệp
hội này là cũng cấp kỹ thuật nhằm đưa những người mua và những người bán
gặp nhau. Tháng 4 năm 1973 Chicago Board of Trade lập thị trường mới –
Chicago Board Options Exchange, đặc biệt dành cho trao đổi quyền chọn về
cổ phiếu. Từ đó thị trường quyền chọn trở nên phổ biến với nhà đầu tư. Đến
thập niên 80 của thế kỷ XX, thị trường quyền chọn đối với ngoại tệ, chứng
khoán và hợp đồng tương lai phát triển ở Mỹ. Thị trường chứng khoán
Philadelphia là nơi giao dịch quyền chọn ngoại tệ đầu tiên.
1630s – Tulipomania: Quyền chọn và kỳ hạn đối với hoa tulíp.
1650s – Mua bán hoá đơn lưu kho gạo (future) – Osaka, Nhật Bản.
1865 – Thị trường hàng hoá tập trung Chicago (CBOT), hợp đồng
tương lai tiêu chuẩn hoá đầu tiên.
1970s – Hợp đồng future tài chính đầu tiên được giao dịch tại Thị
trường Tiền tệ quốc tế (IMM - Một phân nhánh của CBOT), sau đó là sự ra
đời của CBOE (option).
1980s – Sự phát triển của thị trường phái sinh phi tập trung (OTC –
over the counter).
Đối với Việt Nam, giao dịch kỳ hạn xuất hiện từ 1999 theo quyết định
số 65/1999/QĐ - NHNN ngày 25/02/1999. Các giao dịch kỳ hạn được thực
hiện trong hợp đồng mua bán USD và VND giữa NHTM với doanh nghiệp
xuất nhập khẩu hoặc với các NHTM khác được cho phép của NHNN.
Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo quyết định số
430/QĐ-NHNN ngày 24/12/1997 và sau này là quyết định số 893/2001/QĐ-
NHNN ngày 17/07/2001 do thống đốc NHNN ra quyết định.

Các sản phẩm phái sinh tiếp tục xuất hiện và được các ngân hàng sử
dụng do nhu cầu nội tại của các ngân hàng nhằm theo kịp chuẩn mực hoạt

10

động ngân hàng quốc tế. Ngân hàng nhà nước đã cho phép các ngân hàng
thực hiện một số nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất và tỷ giá.
Quyết định số 1133/QĐ-NHNN ngày 03/09/2003 về quy chế thực hiện giao
dịch hoán đổi lãi suất cho phép mở rộng danh mục các ngân hàng, doanh
nghiệp được sử dụng công cụ hoán đổi lãi suất.
1.1.2. Định nghĩa, đặc điểm và vai trò của sản phẩm phái sinh
a. Định nghĩa sản phẩm phái sinh(SPPS)
Sản phẩm phái sinh là một công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào
giá trị của một tài sản cơ bản (underlying asset).
b. Đặc điểm
- Giá trị thay đổi theo sự thay đổi giá trị của tài sản cơ bản.
- Không đòi hỏi đầu tư ban đầu hoặc đầu tư ban đầu nhỏ hơn các giao
dịch thông thường.
- Được thanh toán trong tương lai.
c. Vai trò của các sản phẩm phái sinh
- Vai trò quản trị rủi ro:
Chức năng nỗi bật của sản phẩm phái sinh đó là quản trị rủi ro. Sản
phẩm phái sinh mở ra cơ hội để người ngại rủi ro có thể chuyển giao rủi ro
cho người sẳn sàng chấp nhận rủi ro, đó là những nhà đầu cơ. Thị trường phái
sinh giúp phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, để mỗi người có thể chấp
nhận những rủi ro phù hợp với năng lực của mình.
Hợp đồng tương lai là công cụ hữu hiệu cho việc phòng nhừa rủi ro.
Khi sử dụng hợp đồng tương lai để bảo hiểm rủi ro, mục tiêu chính là giữ một
vị thế hợp đồng nhằm tạo sự trung hòa rủi ro.
- Công cụ phục vụ cho nhu cầu đầu cơ:

Bên cạnh việc làm công cụ cho quản trị rủi ro, sản phẩm phái sinh còn
là một công cụ hiểu quả cho đầu cơ, khi người muốn phòng ngừa rủi ro phải

11

tìm được một người khác có nhu cầu đối lập để làm đối tác , khi đó rủi ro của
người này sẽ chuyển thành cơ hội cho người khác và đó chính là cơ hội đầu
cơ cho các nhà đầu cơ.
- Kích thích phát triển cho nền kinh tế:
Khi có thể quản trị rủi ro tốt, có nghĩa là nhà đầu tư cảm thấy an toàn
hơn trong kinh doanh, sinh nhà đầu tư sẽ mạnh dạn hơn trong việc đầu tư
lượng vốn lớn hơn cho kinh doanh. Điều này tạo nên điều kiện thúc đẩy nền
kinh tế phát triền mạnh hơn, phát huy khả năng huy động vốn và giảm chi phí
sử dụng vốn.
- Thông tin hiệu quả cho việc hình thành giá
Các thị trường kỳ hạn và tương lai là nguồn thông tin quan trọng đối
với giá cả. Đặc biệt, thị trường tương lai được xem là một công cụ chủ yếu để
xác định giá giao ngay của tài sản. Điều này không phải bất thường, bởi
nhiều hàng hóa được giao dịch trên thị trường tương lai nhưng thị trường giao
ngay của nó quá rộng lớn và phân tán nên rất khó có thể xác định được giá
giao ngay của nó.
Thông thường giá tương lai của những giao dịch sớm nhất sẽ được xác
định là giá giao ngay. Và thị trường giao sau trên thế giới thường nhộn nhịp
hơn nên thông tin do nó cung cấp có độ tin cậy cao hơn. Những thông tin
được cũng cấp trên thị trường phái sinh dù là trực tiếp hay gián tiếp đều góp
phần hình thành giá giao ngay trong tương lai một cách hiệu quả mà người
tham gia thị trường có thể chốt lại trong giới hạn chấp nhận của mình.
- Các lợi thế về hoạt động và thị trường hiệu quả
Kinh doanh trên thị trường phái sinh, các nhà đầu tư chỉ thực hiện giao
dịch với những hợp đồng rất lớn mà không cần thực hiện việc giao ngay do

đó có sức hấp dẫn lớn và tạo ra cơ hội cho nhà đầu tư.
- Công cụ đắc lực cho sử dụng đòn bẫy tài chính

12

Phái sinh tài chính còn có một ý nghĩa lớn trong việc kích thích và mở
ra cơ hội đối với các nhà đầu tư muốn sử dụng đòn bầy tài chính. Với số tiền
vốn đầu tư trong giới hạn hco phép đủ ký quỹ theo quy định của ngân hàng,
nhà đầu tư có thể đầu tư kinh doanh khối lượng hàng hóa lớn hơn nhiều lần so
với nguồn vốn có được.
1.1.3. Phân loại sản phẩm phái sinh
Sản phẩm phái sinh được phân làm 4 loại cơ bản:
- Giao dịch kỳ hạn (forward).
- Giao dịch tương lai (future).
- Giao dịch quyền chọn (option).
- Giao dịch hoán đổi (swap).
a. Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là một công cụ tài chính để mua hoặc để bán một số
lượng tiền nhất định, tại một tỷ giá nhất định, tại một thời điểm xác định
trong tương lai.
Các hợp đồng kỳ hạn được ký kết và giao dịch giữa các ngân hàng và
khách hàng, hay giữa hai ngân hàng với nhau. Giao dịch kỳ hạn không diễn ra
trên sở giao dịch, mà được tiến hành thông qua điện thoại, telex, vi tính và hệ
thống SWIFT.
Tỷ giá áp dụng trong giao dịch kỳ hạn được gọi là tỷ giá kỳ hạn. Chúng
ta định nghĩa “Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá được thỏa thuận ngay từ ngày hôm nay
để làm cơ sở cho việc trao đổi tiền tệ tại một ngày xác định xa hơn ngày giá
trị giao ngay”. Như vậy, tỷ giá kỳ hạn bao gồm hai thành phần là tỷ giá giao
ngay và điểm kỳ hạn.
b. Hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai là một dạng hợp đồng kỳ hạn đã được chuẩn hóa và
được thực hiện tại Sở giao dịch, tuy nhiên có những điểm khác biệt sau:

13

- Đối tượng của hợp đồng là các hàng hoá được tiêu chuẩn hoá như:
kim loại (sắt, nhôm, đồng ), cà phê, bông,…, và tiền tệ.
- Thời gian giao hàng được chuẩn hoá (theo tuần, tháng)
- Giao dịch tương lại được thực hiện tại các thị trường tập trung như:
London Commodities Exchange, CBOT …
c. Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một công cụ tài chính, cho phép người
mua hợp đồng có quyền (chứ không phải có nghĩa vụ) mua hoặc bán một
đồng tiền nhất định, tại mức tỷ giá đã được thỏa thuận trước, trong một
khoảng thời gian nhất định
1
.
Khác với hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền
chọn cho phép người mua quyền chọn có sự lựa chọn.
Hoặc là tiến hành giao dịch (thanh toán) theo tỷ giá đã thỏa thuận từ
trước nếu tỷ giá đó là có lợi cho họ.
Hoặc là để cho hợp đồng tự hết hạn mà không tiến hành bất cứ một
giao dịch nào nếu họ thấy rằng làm như vậy thì ít tốn kém hơn.
Mặt khác, người bán hợp đồng quyền chọn không có bất cứ sự lựa chọn
nào khác ngoài việc luôn sẵn sàng tiến hành giao dịch khi người mua mong
muốn.
Để có được quyền này, người mua phải trả cho người bán hợp đồng
quyền chọn một khoản tiền nhất định gọi là phí quyền chọn.
Trong thực tế, có hai loại quyền chọn khác nhau căn cứ vào tập quán
giao dịch. Quyền chọn kiểu Mỹ cho phép thực hiện quyền chọn vào bất cứ

ngày làm việc nào trong thời gian hiệu lực của hợp đồng. Quyền chọn kiểu
châu Âu chỉ cho phép thực hiện quyền chọn tại thời điểm hợp đồng đến hạn.
Để đơn giản, khóa luận chỉ đề cập đến hợp đồng quyền cọn kiểu châu Âu.


1
Peter S.Rose, Commercial bank management, 2005

14

d. Hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng hoán đổi ngoại hối là hợp đồng diễn ra việc đồng thời và bán
ra một tiền tệ nhất định đối với mỗi bên, trong đó ngày giá trị mua vào và
ngày giá trị bán ra là khác nhau
2
.
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là loại hợp đồng hoán đổi ngoại hối có thời
gian dài (thường từ vài năm trở lên) và lãi suất phát sinh được thanh toán định
kỳ trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, khoản gốc chỉ được hoán đổi khi
hợp đồng đáo hạn.
Sự khác nhau:
Trong hợp đồng hoán đổi ngoại hối, gốc và lãi được thanh toán một lần
tại thời điểm hợp đồng đến hạn, còn trong hợp đồng hoán đổi tiền tệ, lãi được
thanh toán định kỳ trong khi gốc được thanh toán một lần tại thời điểm hợp
đồng đến hạn.
Hợp đồng hoán đổi ngoại hối được giao dịch trên FOREX, còn hợp
đồng hoán đổi tiền tệ được giao dịch trên thị trường hoán đổi.
Giao dịch swap tương đương với :
 1 Giao dịch giao ngay + 1 Giao dịch kỳ hạn.
 1 Giao dịch kỳ hạn + 1 Giao dịch kỳ hạn.

1.1.4. Đối tượng tham gia PSTT
Tham gia vào thị trường phái sinh gồm các chủ thể:
Người sử dụng cuối cùng là các doanh nghiệp với các mục đích:
- Bảo hiểm rủi ro.
- Kinh doanh kiếm lời.
Nhà trung gian tài chính là các NHTM:
- Đóng vai trò trung gian thực hiện giao dịch gối lưng và hưởng chênh
lệch.


2
David A. Dubofsky & Thomas W.Miller, Derivatives-valuation and risk management, NXB Oxford, 2006,
tr 208-215

15

Nhà làm thị trường:
- Ngân hàng có trạng thái mở đối với giao dịch phái sinh, chấp nhận rủi
ro để kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
1.2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PSTT CỦA NHTM
Bên cạnh các nghiệp vụ mang tính truyền thống, các ngân hàng đã
không ngừng phát triển các nghiệp vụ mới, hiện đại, trong đó, phải kể đến các
các công cụ phái sinh tiền tệ (Currency Derivaties) như các giao dịch, hợp
đồng ngoại hối kì hạn, hợp đồng ngoại hối hoán đổi, hợp đồng ngoại hối
quyền chọn và hợp đồng ngoại hối tương lai.
Ngân hàng thương mại thực hiện giao dịch phái sinh, chấp nhận rủi ro
để kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu khách hàng. PSTT là
những công cụ tài chính có thể đem lại lợi nhuận rất cao cho ngân hàng
thương mại, nhưng nó cũng chứa đầy những rủi ro, vì khi tham gia hoạt động
kinh doanh tiền tệ này, ngân hàng sẽ tạo ra trạng thái ngoại tệ mở và dẫn đến

rủi ro tỷ giá cho ngân hàng. Vì vậy, mặc dù trên các thị trường ngoại hối quốc
tế, các công cụ này đã được triển khai và phát triển, nhưng tại Việt Nam, số
lượng NHTM thực hiện công cụ tài chính phái sinh tiền tệ còn khiêm tốn, với
tỷ trọng còn rất thấp.
1.2.1. Vai trò của hoạt động kinh doanh PSTT đối với NHTM
PSTT là một bộ phận của hệ thống tài chính quốc gia, việc hoàn thiện
và phát triển thị trường này hiệu quả thể hiện chiều sâu và độ cao của phát
triển. Hệ thống tài chính là điều kiện cần để phát triển kinh tế ở tốc độ cao
hơn. Ngoài việc tạo ra lợi nhuận như bất kỳ việc kinh doanh một sản phẩm
dịch vụ khác, NHTM còn sử dụng PSTT với các mục đích: bảo hiểm rủi ro
trong kinh doanh ngoại hối; thiết kế những sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách
hàng trong bảo hiểm rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất; phục vụ cho mục đích đầu
cơ của chính ngân hàng cũng như khách hàng của mình; kiểm soát nguồn vốn

16

khả dụng; tạo liên kết với khách hàng; giúp gia tăng thu nhập và nâng cao
năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
a. PSTT với vai trò phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối
Rủi ro ngoại hối là rủi ro thường thấy trong hoạt động của ngân hàng.
Loại rủi ro này có thể làm tăng chi chí vay nợ của ngân hàng (trường hợp tỷ
giá tăng) hoặc có thể làm giảm kế hoạch kinh doanh của ngân hàng (trường
hợp tỷ giá giảm). Các sản phẩm phái sinh tiền tệ là những công cụ hữu hiệu
để cho ngân hàng xác định được trước và chính xác chi phí vay nợ, từ đó có
thể xác định được trước kết quả kinh doanh để lên kế hoạch phù hợp.
Các ngân hàng thường kết hợp sử dụng các hợp đồng phái sinh tiền tệ
với nhau để phòng ngừa rủi ro tỷ giá bất lợi cho mình và kiếm lời từ chênh
lệch tỷ giá. Ngoài ra, các sản phẩm phái sinh tiền tệ còn đảm bảo số lượng
ngoại tệ bất thường cho ngân hàng, giúp ngân hàng đảm bảo thanh khoản.
b. PSTT – dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất cho khách

hàng
Xét ở góc độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, PSTT giúp
phòng ngừa rủi ro tài chính về tỷ giá, lãi suất. Trong kinh doanh, doanh
nghiệp luôn đối mặt với nhiều rủi ro. Các biến động trên thị trường có thể làm
cho một khoản lỗ thương mại trở thành lợi nhuận và ngược lại. Chính vì vậy
phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh là biện pháp tốt nhất để bảo toàn thu nhập
và chi phí. Các giao dịch phái sinh với chi phí nhất định có thể giúp doanh
nghiệp có thể xác định chi phí và bảo toàn lợi nhuận, tránh ảnh hưởng bởi sự
biến động bất thường của tỷ giá và lãi suất. Sản phẩm phái sinh là một trong
những phương tiện rất hiệu quả giúp doanh nghiệp phòng chống các loại rủi
ro. Tuy nhiên, do đối tượng của doanh nghiệp nhắm tới khi sử dụng các sản
phẩm phái sinh không chỉ đơn thuần là tiền tệ, mà còn là hàng hóa; và quan
hệ trao đổi giữa các doanh nghiệp (trong nước với nhau, trong nước và ngoài

17

nước) cũng phức tạp hơn cho nên cách nhìn nhận vai trò của công cụ phái
sinh để phòng ngừa rủi ro, đầu cơ ở doanh nghiệp cũng phong phú hơn. Đứng
trước nhu cầu lớn về sử dụng các sản phẩm phái sinh để phòng vệ cũng như
đầu cơ của các doanh nghiệp, ngân hàng có thể thu được lợi nhuận khi cung
cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ phái sinh tiền tệ, lãi suất, tỷ giá.
c. PSTT – hỗ trợ cho hệ thống thanh khoản thông suốt
Xét ở gốc độ tổng thể của nền kinh tế, PSTT đóng góp tăng trưởng
kinh tế thông qua việc phát huy tốt cho các chức năng của hệ thống tài chính,
PSTT được xem là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư; sàng lọc, chuyển hóa và
phân tán rủi ro; Giám sát doanh nghiệp; tăng tính thanh khoản của các công
cụ tài chính giúp vận hành hệ thống thanh khoản thông suốt. Doanh nghiệp
nhập khẩu có thể chủ động nguồn ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán trong
tương lai. Việc thiếu sự chuẩn bị nguồn ngoại tệ có thể đẩy doanh nghiệp vào
tình trạng thiếu hụt ngoại tệ hoặc không có ngoại tệ khi đến hạn thanh toán

gây ra sự thụ động trong hoạt động kinh doanh.
d. PSTT - Những công cụ quan trọng cho mục đích đầu cơ của các
NHTM
Đầu cơ vào các sản phẩm phái sinh là tham gia vào một vị thế trong
hợp đồng phái sinh nhằm hưởng lợi trên sự biến đổi về giá trị của tài sản cơ
sở. Các sản phẩm phái sinh nhằm mục đích đầu cơ của NHTM chủ yếu là hợp
đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn:
Đầu cơ hợp đồng tương lai: NHTM có thể dùng hợp đồng tương lai lãi
suất, tương lai chỉ số chứng khoán, tương lai tiền tệ để tiến hành hoạt động
đầu cơ sinh lợi của mình. Trong đó tương lai lãi suất khá tương đồng với
tương lai tiền tệ, đều dựa trên suy đoán của ngân hàng về độ tăng giảm lãi
suất cung như tỉ giá trong tương lai. Còn các giao dịch tương lai chỉ số chứng
khoán lại dựa trên dự đoán về động thái thị trường chứng khoán nói chung

×