Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

quản lý thiên tai thảm họa và quản lý rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 19 trang )




PHẦN 1






QUẢN LÝ THIÊN TAI
THẢM HỌA VÀ QUẢN
LÝ RỦI RO THIÊN TAI
THẢM HOẠ DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG







Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng

1. ĐỊNH NGHĨA VÀ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1. Các từ liên quan đến thảm họa

1.1.1 Hiểm họa (Hazard-H)
Một sự kiện,
hiện tượng tự nhiên hoặc do con người có nguy cơ


gây ra thiệt hại về tính mạng, bị thương, thiệt hại về tài sản, gián
đoạn về xã hội, kinh tế hoặc suy thoái về môi trường.

Hiểm họa có thể bao gồm những điều kiện tiềm ẩn mà có thể gây
ra những mối đe dọa trong tương lai và có thể có nguồn gốc khác
nhau: từ tự nhiên (địa chất, khí tượng thuỷ văn và sinh học) và các quá trình do con
người gây ra (suy thoái môi trường và hiểm hoạ công nghệ). Hiểm họa có thể đơn lẻ,
liên tục hoặc kết hợp trong nguồn gốc và tác động. Mỗi hiểm họa có đặc điểm được xác
định thông qua vị trí, cường độ, số lần xảy ra và khả năng xảy ra.
Hiểm họa
Sự kiện vật lý hay
nhân tạo có tiềm năng
gây ra thảm họa.

Các loại hiểm hoạ:
 Hiểm họa tự nhiên: Bão, Lũ lụt, Sạt lỡ đất, động đất, sóng thần, dịch bệnh...
 Hiểm họa do con người gây ra: chặt phá rừng, đốt rừng để sản xuất, xây dựng
các công trình không phù hợp, chiến tranh, khủng bố...
 Hiểm họa do môi trường: Ô nhiễm không khí, nước, đất đai cháy rừng, dầu
tràn…
 Hiểm họa do công nghệ: tai nạn hạt nhân, tai nạn kỹ
nghệ.
Thảm họa
Hậu quả do hiểm họa
xảy ra tác động vào
cộng đồng dân cư dễ
bị tổn thương không
đủ khả năng đối phó
và làm giảm nhẹ
những ảnh hưởng tác

hại của nó.

1.1.2. Thảm họa (Disaster - D)
Thảm họa là khi hiểm họa xảy ra làm ảnh hưởng đến cộng
đồng dân cư dễ bị tổn thương không đủ khả năng chống đỡ với
những tác hại của nó.
Ví dụ:
Lũ lụt: xảy ra gây chết người, hư hỏng công trình, nhà cửa,
mất mát tài sản gia súc, mùa màng...













Hiểm hoạ Thảm hoạ

Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2)

Trang

2
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng


1.1.3. Khả năng (Capacity-C)
Khả năng là các nguồn lực, kỹ năng, kiến thức, phương tiện và sức mạnh có sẵn họăc
tiềm năng trong các hộ gia đình và cộng đồng giúp họ có thể đối phó, chống chị, phòng
ngừa, giảm nhẹ hoặc nhanh chóng khắc phục một thảm họa. Khả năng ngược lại với tình
trạng dể bị tổn thương.

Khả năng
Sự kết hợp tất cả
những điểm mạnh và
nguồn lực sẵn có tại
một cộng đồng, xã hội
hoặc tổ chức nhằm
giảm thiểu mức độ rủi
ro hoặc tác động của
một thảm họa.
1.1.4. Tình trạng dễ bị tổn thương (VulnerabilityV)
Tình trạng dễ bị tổn thương là một loạt các điều kiện tác động
bất lợi tới khả năng của một cá nhân, hộ gia đình hoặc một
cộng đồng trong việc ngăn chặn, giảm nhẹ, phòng ngừa và ứng
phó với các sự kiện hiểm họa.

1.1.5. Rủi ro (Risk-R)
Rủi ro là khả năng rất có thể gặp nguy hiểm hoặc chịu thiệt hại
và mất mát (khi thảm họa xảy ra).

1.1.6. Rủi ro trong Thảm họa và mối quan hệ (H-V-C)
 Rủi ro trong thảm họa: là khả năng hiểm họa có thể gây
hại đối với một cộng đồng dễ bị tổn thương không đủ khả
năng đối phó với những hậu quả (chết người, thiệt hại tài

sản và ảnh hưởng môi trường).
Tình trạng dễ bị tổn
thương
Những nhân tố hay
khó khăn hạn chế có
tính chất kinh tế, xã
hội, vật chất hay địa lý
làm giảm thiểu khả
năng phòng chống và
ứng phó của một cộng
đồng đối với tác hại
của các hiểm họa.

 Mối quan hệ giữa Rủi ro (R) với Hiểm họa (H), Tình
trạng dễ bị tổn thương (V) và Khả năng (C)


C
H V x
= R (Rủi ro)




¼ Rủi ro trong thảm họa sẽ tăng lên nếu hiểm họa tác
động đến một cộng đồng dễ bị tổn thương có khả năng
hạn chế.
Rủi ro
Khả năng rất có thể có
thảm họa xảy ra.

¼ Thảm họa là sự hiện thực hóa của một rủi ro.


1.1.7. Các biện pháp giảm nhẹ rủi ro

Các biện pháp giảm nhẹ rủi ro là những hoạt động, dự án và chương trình khác nhau mà
các cộng đồng có thể nhận ra sau khi phân tích và lượng giá những rủi ro họ phải đối mặt.
Những biện pháp này được dự định cụ thể để giảm nhẹ rủi ro hiện tại và ngăn ngừa rủi ro
trong tương lai cho cộng đồng.






Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2)

Trang

3
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng



Hình 1.1: Minh họa bằng hình ảnh các khái niệm liên quan đến thiên tai, thảm họa



Hiểm họa
Khả năng

Cộng đồng dễ bị tổn thương

Thảm họa
Rủi ro
Biện pháp giảm
nh
ẹ rủi ro









































1.2. Các khái niệm về quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2)

Trang

4
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng


1.2.1 Cộng đồng
Trong bối cảnh của Quản lý rủi ro thảm họa, Cộng đồng được
hiểu là nhóm người sống trong cùng một khu vực địa lý, cùng
chịu một tình thế hiểm họa chung do vị trí cư trú của họ và có

thể có chung kinh nghiệm ứng phó với hiểm họa và thảm họa.
Tuy nhiên, họ có thể có những nhận thức và cách nhìn đối với
rủi ro khác nhau.

1.2.2 Đánh giá rủi ro thảm họa có sự tham gia
Đánh giá rủi ro thảm họa có sự tham gia là một quá trình nhờ đó
tất cả các bên quan tâm thu thập và phân tích thông tin về các rủi
ro trong thảm họa, mục đích để lập các kế hoạch thích hợp và triển khai những hoạt động
cụ thể làm giảm nhẹ các rủi ro trong thảm họa có thể sẽ tác hại đến cuộc sống của họ.
Quá trình này vừa mang tính đối thoại cũng vừa là cơ hội tham gia thương lượng dàn xếp
giữa những người đang đối mặt với rủi ro, các cấp chính quyền và các bên có liên quan
khác.

1.2.3 Quản lý rủi ro thảm hoạ
Quá trình có hệ thống của việc sử dụng các quyết định hành chính, tổ chức, kỹ năng vận
hành và năng lực để thực thi chính sách, chiến lược và khả năng đối phó của xã hội và
cộng đồng nhằm giảm thiểu những tác động của các hiểm họa tự nhiên và những thảm
họa có liên quan đến môi trường và công nghệ.

1.2.4 Quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng
Quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng là một quá trình trong đó các cộng đồng đang
đối mặt với rủi ro tham dự tích cực vào việc nhận diện, phân tích, xử lý, giám sát và đánh
giá về các rủi ro thảm họa nhằm mục đích giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương và tăng
cường khả năng của họ. Như vậy có nghĩa rằng người dân là trung tâm của việc ra quyết
định và triển khai thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro thảm họa. Sự tham dự của những
người dễ bị tổn thương nhất là rất quan trọng và sự hỗ trợ của những người ít bị tổn
thương hơn là cần thiết.


2. QUẢN LÝ RỦI RO THẢM HỌA (QLRRTH) DỰA VÀO CỘNG

ĐỒNG (CĐ)
Cộng Đồng
Một nhóm người có
tổ chức, có mối
quan tâm chung,
cùng chia sẻ mục
tiêu chung, có mối
quan hệ chặt chẽ
tương tác lẫn nhau.
Quản lý rủi ro
Thảm họa dựa vào
cộng đồng
Phương pháp hướng
mọi thành viên trong
cộng đồng bao gồm
cả những người dễ bị
tổn thương nhất, tham
gia vào quản lý thảm
họa.

1.2 Mục đích của QLRRTH dựa vào CĐ

Mục đích của phương pháp tiếp cận này nhằm:
 Giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương.
 Nâng cao khả năng của cộng đồng trong việc lập kế
hoạch phòng ngừa và ứng phó với thảm họa.
 Giảm nhẹ những rủi ro mà thảm hoạ có thể gây ra.

Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2)


Trang

5
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng

2.2 Những điểm cốt lõi trong phương pháp QLRRTH dựa vào CĐ
1

 Cộng đồng đóng vai trò trung tâm trong QLRRTH. Trọng tâm chú ý trong quản
lý rủi ro thảm họa là cộng đồng địa phương. Phương pháp QLRRTH dựa vào CĐ
thừa nhận khả năng khởi xướng và duy trì sự phát triển của chính người dân địa
phương. Trách nhiệm thay đổi tùy thuộc vào những người sống trong cộng đồng
địa phương.
 Giảm thiểu rủi ro thảm họa là mục đích. Chiến lược chủ yếu là để tăng cường
khả năng và nguồn lực đồng thời giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương của các
nhóm dễ bị tổn thương nhất nhằm mục đích tránh việc xảy ra các thảm họa trong
tương lai.
 Thừa nhận mối gắn kết giữa quản lý rủi ro thảm họa và quá trình phát triển.
Phương pháp này thừa nhận việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của thảm họa,
nghĩa là nghèo đói, phân biệt đối xử và tình trạng chịu thiệt thòi, quản lý kinh tế,
chính trị và xã hội yếu kém, sẽ đóng góp cho sự cải tiến toàn diện trong chất
lượng cuộc sống và môi trường.
 Cộng đồng là nguồn lực chủ yếu trong quản lý rủi ro thảm họa. Cộng đồng là
người hành động chính cũng là người hưởng lợi trước tiên của quá trình quản lý
rủi ro thảm họa.
 Áp dụng các phương pháp tiếp cận đa ngành và đa lãnh vực. Phương pháp
QLRRTH dựa vào CĐ nhóm họp lại rất nhiều các bên liên quan ở cộng đồng địa
phương và kể cả cấp quốc gia để mở rộng cơ sở nguồn lực cho việc quản lý rủi ro
thảm họa .
 QLRRTH dựa vào CĐ được xem như một khung triển khai hoạt động năng

động và đang tiếp tục phát triển. Các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn tiếp tục
xây dựng nên lý thuyết của QLRRTH dựa vào CĐ. Các cộng đồng và người thực
hành QLRRTH dựa vào CĐ chia sẻ các kinh nghiệm, phương pháp và công cụ
tiếp tục làm phong phú thêm việc thực hành.
 QLRRTH dựa vào CĐ công nhận những người khác nhau có nhận thức khác
nhau về rủi ro. Cụ thể đàn ông và phụ nữ có thể có hiểu biết và kinh nghiệm khác
nhau trong ứng phó với rủi ro, cũng có thể có nhận thức khác nhau về rủi ro và do
đó có những nhìn nhận khác nhau về cách làm giảm nhẹ rủi ro.
 Những thành viên và nhóm khác nhau trong cộng đồng có tình trạng dễ bị tổn
thương và khả năng khác nhau. Các cá nhân, gia đình và nhóm khác nhau trong
cộng đồng có những tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng khác nhau. Sự khác
nhau được xác định do tuổi, giới, tầng lớp xã hội, nghề nghiệp sinh kế, sắc tộc,
ngôn ngữ, tôn giáo và hoàn cảnh tự nhiên nơi sinh sống.







Sự tham gia của cộng đồng là cần thiết.
Không ai có thể hiểu hoàn cảnh địa
phương bằng chính các thành viên
trong cộng đồng địa phương.
1
Abarquez, Imelda và Zubair Murshed. 2004. “CBDRM Field Practitioners’ Handbook” (Hướng dẫn cho
người làm công tác địa bàn về QLRRTH dựa cào CĐ), trg. 13, 14. ADPC, Thailand.
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2)

Trang


6
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng

2.3 Tầm quan trọng của cộng đồng trong tham gia việc QLRRTH dựa
vào CĐ

Cộng đồng tham gia vào quản lý rủi ro thảm hoạ là rất quan trọng vì:
 Thông tin thu được sẽ đầy đủ và chính xác hơn nhờ vào những ý kiến và phản
ánh thực tế của người dân sống trong cộng đồng.
 Quá trình tham gia sẽ giúp cho cộng đồng nâng cao được khả năng.
 Giúp cho các chuyên gia bên ngoài hiểu rõ hơn về cộng đồng.
 Thực hiện các chương trình đạt kết quả cao hơn khi có được những thông tin
chính xác từ phía cộng đồng.
 Thực hiện nhanh chóng hơn các dự án nhờ vào sự tham gia đầy đủ và tích cực của
cộng đồng.
 Phân chia ngân sách chính xác hơn và đúng đối tượng cần giúp đỡ.
 Quy trình đưa ra quyết định sẽ hiệu quả hơn do có sự tham gia đông đủ của các
thành viên trong cộng đồng.
 Đảm bảo ổn định đời sống lâu dài cho người dân.

2.4 Những yêu cầu và kết quả mong đợi của phương pháp QLRRTH
dựa vào CĐ

 Tăng cường sự tham gia của người dân.
 Nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nói lên được nguyện vọng, ý kiến của mình và
được ưu tiên giải quyết.
 Chấp nhận những quan điểm về nhận thức và những chiến lược thích ứng khác
nhau của cộng đồng.
 Cộng đồng tự xác định được những yếu tố dẫn đến tình trạng dễ bị tổn thương và

rủi ro cần được ưu tiên giải quyết.
 Kết hợp chiến lược giảm thiểu rủi ro vào các chương trình phát triển của cộng
đồng.
 Các tổ chức và cá nhân bên ngoài cộng đồng tham gia hỗ trợ cho việc quản lý
thảm họa dựa vào cộng đồng.


3. TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO THẢM HỌA (QLRRTH) DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG (CĐ)

3.1 Các bước thực hiện trong tiến trình quản lí rủi ro thiên tai thảm họa
dựa vào cộng đồng
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2)

Trang

7

×